Lời cam đoan . i
Lời cảm ơn.ii
Mục lục .iii
Danh mục chữ viết tắt. vi
Danh mục bảng .vii
Danh mục hình. ix
Danh mục hộp. xi
Trích yếu luận án .xii
Thesis abstract. xiv
Phần 1. Mở đầu . 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. 3
1.2.1. Mục tiêu chung . 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể . 3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu . 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu . 3
1.4. Những đóng góp mới của đề tài. 4
1.5. Ý nghĩa khoa học và thỰc tiễn của đề tài . 5
1.5.1. Ý nghĩa khoa học . 5
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn. 5
Phần 2. Tổng quan tài liệu . 6
2.1. Cơ sở lý luận về chiến lược sinh kế của hộ dân ven biển trong bối cảnh
biến đổi khí hậu. 6
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản. 6
2.1.2. Đặc điểm và vai trò của chiến lược sinh kế vùng ven biển trong bối cảnh
biến đổi khí hậu và khung sinh kế bền vững . 15
2.1.3. Nội dung nghiên cứu chiến lược sinh kế vùng ven biển trong bối cảnh biến
đổi khí hậu . 21
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược sinh kế vùng ven biển trong bối cảnh
biến đổi khí hậu. 25
224 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 368 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu chiến lược sinh kế của các hộ dân ven biển tỉnh Thái Bình trong bối cảnh biến đổi khí hậu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iết ảnh hưởng đến sinh kế ven biển theo những cách
khác nhau. Nếu như bão lũ ảnh hưởng trực tiếp, gây thiệt hại lớn tới sản lượng, thậm
chí mất trắng, hư hại phương tiện đánh bắt thì các hiện tượng như nắng nóng cực
đoan, mưa kéo dài ảnh hưởng đến sức đề kháng, khả năng nhiễm bệnh, do đó gián
tiếp ảnh hưởng đến năng suất của vật nuôi.
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của bão đến nuôi trồng thuỷ sản tại điểm nghiên cứu
Chỉ tiêu ĐVT Tổng Thái Thuỵ Tiền Hải
- DT nuôi trồng thiệt hại Ha 1.995 413,8 287,2
DT tôm Ha 2.232 920 1.200
Mất trắng (> 70%) Ha 1.255,4 413,8 245
- SL cá mất Tấn 3.069,3 99 1.200
- SL giống mất trắng Tấn 6.529,2 1.320 2.120
- Thiệt hại phương tiện đánh bắt Cái 76 21 31
Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát hộ dân ven biển (2018)
84
Liên quan đến bão lũ, số liệu minh chứng thiệt hại qua trận bão số 8 năm
2012, thông qua tổng hợp tài liệu thứ cấp từ các điểm nghiên cứu năm 2017, cho
thấy sản lượng mất trắng lên tới 62% tổng diện tích thiệt hại cùng với nhiều
phương tiện đánh bắt bị phá huỷ. Điều đặc biệt là phần lớn thiệt hại trên quy mô
toàn huyện xảy ra ở các xã được chọn làm điểm nghiên cứu. Những diện tích bị
thiệt hại nặng nhất ở điểm nghiên cứu chiếm hơn 50% tổng số thiệt hại của toàn
vùng. Bên cạnh đó, nhiều phương tiện đánh bắt bị hư hỏng nặng. Mặc dù tàu
thuyền đã cập bến theo thông báo của ban phòng chống lụt bão nhưng gió to kết
hợp sóng lớn vẫn khiến nhiều phương tiện và dụng cụ trên tàu bị hư hại.
Bên cạnh bão lũ, các biểu hiện bất thường khác của thời tiết cũng ảnh hưởng
đến NTTS qua kết quả thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu đối với cán bộ và người
dân ở điểm nghiên cứu thể hiện qua bảng 15, phụ lục 2.
Như vậy, thông qua ảnh hưởng đến sức đề kháng, khả năng nhiễm bệnh cuả
vật nuôi, biểu hiện của dao động thời tiết bất thường ảnh hưởng đến năng suất, sản
lượng và thu nhập từ hoạt động NTTS của người dân ven biển.
d. Hoạt động đánh bắt và khai thác tự nhiên
* Hoạt động khai thác
Khai thác thủy hải sản là sinh kế truyền thống của người dân ven biển với
tư duy bám biển, biển nuôi sống con người suốt bao đời nay. Hoạt động đánh bắt
diễn ra phổ biến ở cả hai huyện ven biển Tiền Hải và Thái Thuỵ. Đặc biệt, 100%
người dân ở thôn Đông Tiến – Thái Đô – Thái Thuỵ và thôn Đồng Lạc – Nam
Thịnh – Tiền Hải coi đánh bắt là hoạt động sinh kế chính do không có đất canh
tác và diện tích mặt nước NTTS. Phân công lao động theo giới trong các hộ cũng
rất rõ ràng: chồng chuyên đi đánh bắt, vợ ở nhà đem tôm cá đi bán. Tuy nhiên,
do sản lượng đánh bắt có xu hướng suy giảm bởi tác động của ô nhiễm môi trường
và BĐKH nên trong những năm gần đây các hộ có xu hướng: (i) Đầu tư thêm chi
phí cho đánh bắt (xăng, dầu, nhân lực, tài chính) do phải đi xa hơn; (ii) Đa dạng
hoá thu nhập: vợ đi làm thuê và phi nông nghiệp thời vụ trong lúc chồng con đi
đánh bắt dài ngày (3-4 lên 4-5 ngày); (iii) Kết hợp chăn nuôi phục vụ nhu cầu
tiêu dùng gia đình.
Kết quả thảo luận nhóm tại điểm nghiên cứu qua 2 năm 2017 và 2018 cho thấy
các hộ tham hoạt động đánh bắt dưới nhiều hình thức, sử dụng nhiều phương tiện
khác nhau. Phân theo khoảng cách và phương tiện khai thác, có ba hình thức đánh
bắt ở địa bàn nghiên cứu: gần bờ, trung bờ, và xa bờ. Mặc dù khác nhau về tần suất,
85
phương tiện, địa điểm khai thác cũng như mức độ suy giảm của nguồn tài nguyên
nhưng có một điểm chung là các hộ đều coi hoạt động đánh bắt có vai trò rất quan
trọng trong việc tạo thu nhập và công ăn việc làm cho các thành viên trong gia đình.
Bảng 4.7. Các hình thức khai thác thủy hải sản tại địa bàn nghiên cứu
TT Chỉ tiêu
Đánh bắt
Khai thác tự
nhiên
Đánh bắt
ven bờ3
Đánh bắt gần
bờ
Đánh bắt
xa bờ
1 Phương tiện/dụng cụ Đơn giản (đèn
pin, giỏ)
Thuyền
mủng, lưới...
Thuyền mủng có
động cơ, lưới...
Thuyền lớn
có động cơ
2 Đối tượng tham gia
chính
Phụ nữ Nam giới Nam giới Nam giới
3 Thời gian/tần suất
khai thác
15-25
buổi/tháng
Tối đêm
Sáng sớm Sáng sớm đến
trưa
1-2 ngày
4 Địa điểm khai thác Trong rừng
ngập mặn
Ven bờ biển Ven biển (10-
30m)
Xa bờ
(10km)
5 Mức độ quan trọng
trong thu thập
Quan trọng
Tương đối
quan trọng
Rất quan
trọng
Rất quan trọng Rất quan
trọng
6 Mức độ quan trọng về
tạo công ăn việc làm
Rất quan trọng Rất quan
trọng
Rất quan trọng Rất quan
trọng
7 Mức độ suy Giảm
của nguồn tài nguyên
Tương đối
giảm
Giảm rất
nhiều
Giảm rất nhiều Vẫn đảm bảo
Nguồn: Tổng hợp kết quả thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu (2018)
Theo báo cáo của uỷ ban nhân dân các xã nghiên cứu, có khoảng hơn 2.000
hộ tham gia hoạt động khai thác hải sản, chủ yếu là đánh bắt gần và trung bờ. Đánh
bắt xa bờ ít hơn do đầu tư vốn lớn, yêu cầu nhân lực nhiều, có kinh nghiệm và sức
khỏe đi biển dài ngày. Tính riêng ở quy mô xã, Nam Thịnh và Thái Đô chỉ có 6
tàu được công nhận theo Nghị định 67/CP, tức được hỗ trợ vay vốn để mua tàu
công suất lớn phục vụ đánh bắt xa bờ. Trên quy mô toàn tỉnh, tổng số tàu khai thác
là 1.069 tàu với tổng công suất trên 91 nghìn CV; giảm 4,98% về tổng số, song
chủ yếu giảm ở số lượng tàu có công suất nhỏ từ 20 CV trở xuống và từ 20CV-
50CV; các tàu có công suất lớn từ 50CV-90CV tăng 153,85% và tàu 90CV-250CV
tăng 113,16% (Cục Thống kê tỉnh thái Bình, 2019).
Về tần suất, thông thường hoạt động đánh bắt diễn ra quanh năm, trung bình
20 chuyến/tháng đối với đánh bắt gần bờ, 12 chuyến/tháng đối với đánh bắt trung
bờ, 4-5 chuyến/tháng với đánh bắt xa bờ. Từ năm 2013 lại đây, tần suất đánh bắt
sụt giảm rõ rệt, các hộ đánh bắt gần bờ ở Thái Thuỵ từ Tết đến hết tháng tháng 2
3 Khai thác ven bờ không dùng động cơ
86
âm lịch mới đi 5-10 chuyến. Trước năm 2012 chưa có quy hoạch bãi triều để nuôi
ngao nên các hộ đánh bắt tự do, hoạt động đánh bắt đa dạng. Từ năm 2013 quy
hoạch bãi triều nuôi ngao nên sản lượng đánh bắt sụt giảm nghiêm trọng, chi phí
đánh bắt gia tăng. Sở dĩ như vậy là do: (i) Quy hoạch nuôi ngao ngoài bãi triều đã
lấn hết diện tích mặt nước/lối ra để khai thác; (ii) Thuỷ triều lên không theo quy
luật (trước tháng 3 nước nhỏ vẫn đi khai thác được, hiện nay tháng 3 nước lớn nên
tần suất khai thác giảm). (iii) Do phải khai thác xa hơn, tốn nhiều lưới đánh bắt và
dầu máy hơn; (iv) Do có cọc nuôi ngao (bình quân 5m/cái) nên lưới đánh bắt vướng
vào cọc nuôi ngao nhanh bị hỏng hơn, chi phí cao hơn. Ngoài sinh kế chính là đánh
bắt thủy hải sản, trên địa bàn xã Nam Thịnh huyện Tiền Hải còn có những tàu
thuyền dịch vụ thường hoạt động vào ngoài mùa đánh bắt hoặc chuyên làm dịch
vụ như các nghề: Hút cát phục vụ nuôi trồng, thu hoạch thủy hải sản, tàu trông coi
các bãi thủy hải sản ngoài biển.
Nhìn chung, đánh bắt là hoạt động sinh kế truyền thống của người dân ven
biển và phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên. Đời sống của ngư dân khá hơn
so với trồng trọt do dòng tiền thu từ hoạt động đánh bắt đều đặn theo
ngày/tuần/tháng. Tuy nhiên, BĐKH với các biểu hiện trực tiếp như bão lũ, ảnh
hưởng trực tiếp đến hoạt động đánh bắt thông qua ảnh hưởng đến thiệt hại phương
tiện đánh bắt (bảng 4.8), suy giảm sản lượng đánh bắt, gián tiếp ảnh hưởng đến
thu nhập của ngư dân địa phương.
* Khai thác tự nhiên
Khai thác tự nhiên hay còn gọi là khai thác trong rừng ngập mặn là sinh kế
truyền thống của các hộ dân ven biển trong điều kiện các hoạt động sinh kế thay thế
khác chưa phát triển, nguồn lực sinh kế bị hạn chế. Tuy nhiên, hoạt động khai thác
tự nhiên trong những năm gần đây có xu hướng giảm. Sỡ dĩ như vậy là do người
dân ven biển coi đó không phải là “nghề sinh kế” mà chỉ là “hoạt động sinh kế” thời
vụ, lúc nông nhàn. Hoạt động khai thác trong rừng ngập mặn yêu cầu phải có sức
khoẻ, đi vào ban đêm, vì vậy những phụ nữ lớn tuổi và trẻ em thường không tham
gia. Đặc biệt, ở một số địa phương như xã Thái Đô huyện Thái Thuỵ, nơi có nhiều
hoạt động sinh kế thay thế lúc nông nhàn (móc sợi, làm công nhân trong nhà máy
nên đối tượng trẻ tuổi thường có xu hướng làm việc trong lĩnh vực này), thì việc
tham gia vào sinh kế khai thác tự nhiên có xu hướng giảm mạnh. Hơn nữa, trữ lượng
khai thác những năm gần đây giảm nhiều, đặc biệt là cua, còng, cáy. Nguyên nhân
chủ yếu do ô nhiễm môi trường bởi nước thải của nhà máy bột cá làm trữ lượng thuỷ
87
hải sản giảm. Song song với đó là hoạt động NTTS ngoài bãi triều lấn chiếm, ảnh
hưởng đến diện tích rừng ngập mặn dẫn đến giảm diện tích cư trú của loài.
f. Hoạt động làm thuê trong nông nghiệp
Do đặc thù bởi tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp nên ngoài thời gian
tham gia hoạt động sản xuất chính, các thành viên lớn tuổi trong các hộ trồng trọt
và NTTS quy mô nhỏ sẽ tham gia làm thuê mùa vụ trong nông nghiệp cho các hộ
NTTS quy mô lớn và các hộ nuôi ngao. Công việc làm thuê trong nông nghiệp khá
đa dạng: gieo trồng và thu hoạch cho các hộ trồng trọt khác, khiêng ngao, thu hoạch
ngao, thu hoạch tôm, trông ao đầm, thuyền viên trên tàu cá. Thu nhập tuỳ theo tính
chất công việc: làm thuê cho người nuôi ngao 200 – 300 nghìn/công, trông coi đầm
ngao (5-6 triệu/tháng), cào và thu hoạch ngao: 200 - 250 nghìn/công; cấy và thu
hoạch trong trồng trọt 200 – 250 nghìn/công.
Trong bối cảnh BĐKH, các nguồn lực và hoạt động sinh kế dựa vào tự
nhiên (nông nghiệp, NTTS, đánh bắt) bị ảnh hưởng nên hoạt động làm thuê trong
nông nghiệp cũng bị ảnh hưởng theo hướng giảm về tần suất và thu nhập.
g. Hoạt động phi nông nghiệp
Lao động trẻ trong các hộ trồng trọt và hộ không có đất sản xuất thường có
xu hướng làm phi nông nghiệp trong các nhà máy tại địa phương thay vì làm thuê
trong nông nghiệp bởi thời gian và thu nhập ổn định hơn, công việc nhẹ nhàng
hơn. Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh và kinh tế ven biển, ngày
càng có nhiều nhà máy, xí nghiệp, được xây dựng mới như nhà máy đóng tàu, nhà
máy chế biến thuỷ hải sản, nhà máy may và cơ khí.
Bảng 4.8 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động phi nông nghiệp
Việc làm phi NN Mức độ ảnh hưởng
1. Tiểu thủ công nghiệp tại địa
phương (móc sợi, mây tre đan)
Ảnh hưởng ít
Khối lượng công việc có thể tăng lên hoặc giảm đi
2. Xây dựng, nghề mộc Ảnh hưởng ít
Khối lượng công việc giảm đi trong bối cảnh bão lũ
3. Buôn bán nhỏ (tạp hoá) Ảnh hưởng ít
Khối lượng công việc giảm đi trong bối cảnh bão lũ
4. Sửa chữa máy móc, đóng
mới/sửa chữa tàu thuyền
Ảnh hưởng nhiều
Khối lượng công việc tăng lên
5. Chế biến ngao và sứa Ảnh hưởng nhiều
Khối lượng công việc giảm đi do nguồn nguyên liệu giảm
6. Thương mại, dịch vụ (buôn
bán tôm, cua, cá xuất khẩu)
Ảnh hưởng nhiều
Khối lượng công việc giảm đi do nguồn nguyên liệu giảm
Nguồn: Tổng hợp kết quả thảo luận nhóm và khảo sát hộ dân ven biển (2018)
88
Có sự phân công lao động theo giới trong việc lựa chọn công việc phi nông
nghiệp bên cạnh các hoạt động sinh kế nông nghiệp khác. Hoạt động móc sợi ở
một số xã trên địa bàn huyện Thái Thuỵ là minh chứng điển hình cho trường hợp
này. Do thời gian làm linh hoạt, tiền công lĩnh theo sản phẩm nên lao động nữ có
thể nhận việc làm ở nhà kết hợp với trông coi nhà cửa, con cái vào lúc nông nhàn.
Đối với nam giới, lĩnh vực phi nông nghiệp chủ yếu làm xây dựng, nghề mộc, cơ
khí sửa chữa máy móc, đóng mới, sửa chữa tàu thuyền, chế biến ngao và sứa. Việc làm
phi nông nghiệp trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ như buôn bán tôm, cua, cá
các loại xuất khẩu; dịch vụ tre, cọc, lưới phục vụ khai thác hải sản; các cửa hàng
tạp hóa buôn bán các mặt hàng phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày được mở
rộng, thu hút nhiều lao động tham gia hơn.
Trong bối cảnh BĐKH, hoạt động sinh kế phi nông nghiệp ít bị ảnh hưởng
hơn so với các hoạt động sinh kế phụ thuộc trực tiếp vào TNTN. Ảnh hưởng của
BĐKH đến việc làm phi NN xảy ra theo cả hướng tích cực và tiêu cực thể hiện
qua kết quả thảo luận, ở bảng 4.8.
Như vậy, các hoạt động phi nông nghiệp liên quan đến nguồn nguyên liệu
nhạy cảm với dao động thời tiết bất thường chịu ảnh hưởng của BĐKH một cách
trực tiếp và nhiều hơn so với các các động phi nông nghiệp không hoặc ít liên
quan đến nguồn nguyên liệu nhạy cảm với thời tiết như tiểu thủ công nghiệp, xây
dựng, nghề mộc, buôn bán nhỏ.
4.1.4. Chiến lược sinh kế của các hộ dân ven biển trong bối cảnh biến đổi khí hậu
4.1.4.1. Thực trạng chiến lược sinh kế của các hộ dân ven biển
Như đã tổng quan trong phần lý luận, CLSK được hiểu là sự kết hợp các
hoạt động và chọn lựa của con người để đạt được mục tiêu sinh kế. Tùy thuộc vào
mức độ sẵn có của các nguồn lực mà các hộ gia đình ở điều kiện hoàn cảnh khác
nhau theo đuổi các CLSK khác nhau.
a. Chiến lược sinh kế phân theo thu nhập
Theo cách phân chia phổ biến nhất của Alemu (2012), Ellis và cộng sự
(2003), Soltani và cộng sự (2012) dựa trên tiêu chí thu nhập thì chiến lược sinh kế
dựa hoàn toàn vào tài nguyên thiên nhiên ở vùng ven biển Thái Bình chiếm tới
76,67%, bao gồm chiến lược sinh kế dựa vào trồng trọt và chăn nuôi, NTTS, đánh
bắt, khai thác tự nhiên. Sinh kế không hoặc ít dựa vào tài nguyên thiên nhiên như
làm thuê trong nông nghiệp, phi nông nghiệp chiếm 23,33%. Cơ cấu chiến lược
89
sinh kế như hiện nay phù hợp với điều kiện nguồn lợi tự nhiên ven biển khá đa
dạng, tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro trong bối cảnh biến đổi khí hậu, ô nhiễm
môi trường, và khai thác quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Hình 4.11. Chiến lược sinh kế phân theo mức độ phụ thuộc vào tài nguyên
thiên nhiên
Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát hộ dân ven biển (2018)
Trong nhóm chiến lược sinh kế phụ thuộc hoàn toàn vào tài nguyên thiên
nhiên, sinh kế dựa vào NTTS chiếm tới hơn 50% trong số các sinh kế khảo sá t
ở vùng ven biển, tiếp đến là sinh kế dựa vào nông nghiệp (trồng trọt và chăn
nuôi) và đánh bắt.
Một cách cụ thể hơn, CLSK dựa vào tài nguyên và sinh kế không/ít dựa vào
tài nguyên được cụ thể hoá thành năm nhóm căn cứ theo cách phân chia trong lý
luận như sau:
Bảng 4.9. Chiến lược sinh kế dựa trên tiêu chí thu nhập và mức độ phụ
thuộc vào tài nguyên thiên nhiên
Sinh kế
Thái Thuỵ Tiền Hải Chung
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
I. CLSK dựa vào TNTN
1. Trồng trọt và chăn nuôi 21 20,2 10 7,4 31 12,9
3. NTTS 50 48,1 77 56,6 127 52,9
4. Đánh bắt 16 15,4 10 7,4 26 10,8
II. CLSK ít/không dựa vào TNTN
1. Làm thuê trong NN 3 2,9 6 4,4 9 3,8
2. Phi NN 14 13,5 33 24,3 47 19,6
Tổng 104 100,0 136 100,0 240 100,0
Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát hộ dân ven biển (2018)
76.67%
23.33%
Sinh kế dựa vào tài nguyên
Sinh kế không/ít dựa vào tài nguyên
90
Mặc dù có tới 19,2% số hộ tham gia vào hoạt động làm thuê trong nông
nghiệp nhưng số hộ lựa chọn đây là chiến lược sinh kế (phân theo tiêu chí thu
nhập) lại ở mức thấp (3,8%). Sở dĩ như vậy là do các hộ coi làm thuê mùa vụ là
hoạt động tạo thu nhập tăng thêm vào lúc nông nhàn chứ không phải là CLSK
chính của mình.
b) Chiến lược sinh kế lựa chọn trong thực tế
Trong thực tế, việc phân chia/lựa chọn chiến lược sinh kế không chỉ dựa
vào thu nhập, mà các chiến lược còn được xác định bởi số lượng tài sản, phân
bổ lao động vào các hoạt động sinh kế, sự đa dạng của các loại tài sản (tài sản
hữu hình như vật chất, tài chính, tài nguyên; hay vô hình như nguồn vốn con
người và xã hội), cũng như định chế xã hội điều chỉnh cách thức và phương
thức tiếp cận các loại tài sản đó. Theo đó, CLSK không hiểu đồng nghĩa với
tổng hợp các cách kiếm tiền dựa vào tài nguyên, mà chiến lược sinh kế rất đa
dạng, nhiều khía cạnh, và có mối liên hệ mật thiết với bối cảnh tự nhiên, kinh
tế - xã hội ở nơi mà các hộ dân sinh sống.
Bảng 4.10. Chiến lược sinh kế phân theo các tiêu chí tổng hợp của hộ
Sinh kế
Thái Thuỵ Tiền Hải Chung
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
I. CLSK dựa vào TNTN
1. Trồng trọt và chăn nuôi 39 37,5 41 30,2 80 33,3
2. NTTS 54 51,9 74 54,4 128 53,3
3. Đánh bắt 11 10,6 11 8,1 22 9,2
II. CLSK ít/không dựa vào TNTN
4. Làm thuê NN 0 0,0 1 0,7 1 0,4
5. Phi NN 0 0,0 9 6,6 9 3,8
Tổng 104 100,0 136 100,0 240 100,0
Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát hộ dân ven biển (2018)
Trên thực tế, CLSK dựa vào TNTN, cụ thể là CLSK dựa vào NTTS vẫn là
chiến lược chính ở địa bàn nghiên cứu, không có sự khác biệt lớn giữa chiến lược
sinh kế theo ý kiến lựa chọn thực tế của hộ và chiến lược sinh kế dựa theo tiêu chí
thu nhập đối với nhóm hộ NTTS (52,9% và 53,3%). Sự khác biệt rõ rệt thể hiện ở
chiến lược sinh kế dựa vào phi nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi.
91
Hình 4.12. So sánh mức quan trọng của sinh kế theo thu nhập và thực tế
Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát hộ dân ven biển (2018)
Mặc dù chỉ có 12,9% số hộ có sinh kế trồng trọt và chăn nuôi đem lại thu
nhập cao nhất nhưng có đến 33,3 % trong tổng số hộ khảo sát cho rằng đây là sinh
kế chính của gia đình. Trong bối cảnh này, tiêu thức phân loại chiến lược sinh kế
của Alemu (2012), Ellis & cs. (2003), Soltani & cs. (2012) Alemu (2012), Ellis &
cs. (2003), Soltani & cs. (2012) không còn phù hợp. Ngoài tiêu chí thu nhập, các
hộ dân nông thôn ven biển còn quan tâm đến sự phân bổ lao động cho hoạt động
sinh kế chính, mức độ sử dụng nguồn lực đất đai: cả trên phương diện sở hữu (hữu
hình), tập quán canh tác và văn hoá bám đất bám làng (vô hình).
Hộp 4.1. Lựa chọn sinh kế trọng thực tế
“Gia đình tôi có 3 sào đất trồng lúa, chỉ có 2 vợ chồng tôi là lao động thôi. Ngoài trồng
trọt, tôi đi trông ngao thuê cho hộ nuôi ngao ở thôn Quang Thịnh cùng xã 60 triệu/năm,
vợ tôi đi làm thuê thời vụ và khai thác tự nhiên trong rừng ngập mặn với tổng thu nhập
72 triệu/năm, trong khi đó thu từ 3 sào lúa chưa trừ các chi phí thuê dịch vụ chỉ được
9,24 triệu/năm. Mặc dù thu nhập từ làm thuê trong nông nghiệp đem lại nguồn thu lớn
hơn gấp nhiều lần thu từ trồng trọt nhưng chúng tôi vẫn xác định nông nghiệp mới là
nghề chính của gia đình bởi hoạt động làm thuê không ổn định, chỉ dựa vào sức lao
động trong khi đất lúa mới là tài sản mà chúng tôi có. Hơn nữa, vợ chồng tôi làm nông
nghiệp từ khi cưới nhau, cũng hơn 20 năm rồi, đã quen với nghề. Nông dân mà, cô bảo
không làm ruộng thì còn gọi gì là nông dân!”
Anh Nguyễn Văn Nam, 46 tuổi, thôn Thiện Châu, xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải
12.9
52.9
10.8
3.8
19.6
33.33
53.3
9.2
0.4
3.8
0
10
20
30
40
50
60
Trồng trọt và chăn
nuôi
NTTS Đánh bắt Làm thuê trong nông
nghiệp
Phi nông nghiệp
Thu nhập Thực tế
92
Trường hợp nghiên cứu của anh Nam là một trong số nhiều điển hình về
lựa chọn chiến lược sinh kế ở khu vực nông thôn Việt Nam nói chung, nông thôn
ở ven biển Thái Bình nói riêng. Tương tự như vậy, sinh kế phi nông nghiệp đem
lại thu nhập cao nhất cho 19,6% số hộ khảo sát nhưng chỉ có 3,8% số hộ lựa chọn
đây là chiến lược sinh kế chính của gia đình. Đặc biệt, không có hộ nào lựa chọn
khai thác tự nhiên là chiến lược sinh kế của hộ. Như vậy, trong nhiều yếu tố thì
yếu tố không ổn định, không có tài sản sinh kế có ảnh hưởng đáng kể tới sự lựa
chọn sinh kế của các hộ dân ven biển tại địa bàn nghiên cứu.
4.1.4.2. Lựa chọn chiến lược sinh kế của dân ven biển trong bối cảnh biến đổi
khí hậu
Trong bối cảnh BĐKH, chiến lược thích ứng với rủi ro được thực hiện đồng
bộ, xuyên suốt từ cấp tỉnh, huyện đến cấp xã; trong cả ngắn hạn, trung hạn và dài
hạn; diễn ra cả trước, trong, và sau thiên tai.
Ở cấp độ vĩ mô: Trước thiên tai, cán bộ các cấp thông báo rộng rãi, liên
tục đến đơn vị cấp thôn và hộ gia đình thông qua đài phát thanh, ti vi, điện thoại.
Sau thiên tai, cán bộ thuộc Sở/Phòng Nông nghiệp và PTNT, Sở/Phòng Tài
nguyên và môi trường tiến hành kiểm tra, giám sát các huyện, xã khẩn trương
nắm bắt thiệt hại, huy động mọi nguồn lực tập trung chủ động khắc phục hậu quả
sau thiên tai, nội dung tập trung vào: (i) Chủ động tổ chức thoát nước, vận hành
thoát nước đúng thời gian, giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn và lũ lụt, đặc biệt là
trong các cánh đồng vụ đông. Bên cạnh đó, chuẩn bị mở rộng diện tích rau vụ
đông để thay thế những diện tích bị thiệt hại, dập nát; khôi phục NTTS và chăn
nuôi; (ii) chỉ đạo và hướng dẫn các huyện/xã khẩn trương sửa chữa các công trình
công cộng như trường học, trạm y tế, và trụ sở uỷ ban. Song song với đó, hướng
dẫn cư dân địa phương sửa chữa nhà bị hư hỏng; (iii) nhanh chóng kiểm tra, dọn
dẹp chướng ngại vật và sửa chữa đường để đảm bảo giao thông thông suốt. Đối
với cầu bị sập (cầu Diêm Điền), quản lý và hướng dẫn để đảm bảo vận chuyển
an toàn; (iv) hướng dẫn người dân địa phương khôi phục hậu quả ô nhiễm môi
trường do bão. Ngoài ra, cung cấp kịp thời nước sạch cho người và động vật; (v)
chuẩn bị vật liệu và hàng hóa, hàng hóa đặc biệt thiết yếu cho sản xuất và tiêu
dùng; đảm bảo giá cả ổn định (hàng hóa và nông sản) sau bão; (vi) nâng cấp đê
biển và đê sông, cùng với hệ thống tưới tiêu nâng cao để chủ động tưới trong
trường hợp lũ lụt và hạn hán.
93
Hình 4.13. Thích ứng với rủi ro thời tiết ở các cấp độ
Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát hộ dân ven biển (2018)
Ở cấp độ xã, kế hoạch hành động cụ thể được thực hiện, đặc biệt là khâu
chuẩn bị các chương trình phát triển sản xuất như thử nghiệm giống lúa chịu mặn,
tăng cường giám sát, kiểm tra sâu bệnh và thời tiết. Đối với vật liệu và dụng cụ
huy động trong phòng chống thiên tai, huy động vật liệu/thiết bị theo nhiệm vụ
được giao, bao gồm: tre, bao cát, đèn pin, đất dự trữ. Đối với nguồn nhân lực,
chuẩn bị đủ nhân lực theo các nhiệm vụ được giao, bao gồm cả người giám sát và
người điều hành. Bên cạnh đó, các phương tiện liên lạc và giao thông như thuyền,
ô tô, xe buýt, điện báo và điện thoại di động cũng được huy động để đối phó với
các tác động tiêu cực của thời tiết. Đáng chú ý là không có bất kỳ chương trình hỗ
trợ cụ thể nào cho các thiệt hại và tổn thất ở cấp tỉnh và huyện. Chỉ có hỗ trợ một
phần hỗ trợ lồng ghép trong các chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp và
nuôi trồng thủy sản.
Tóm lại, ở cấp độ vĩ mô và trung gian như tỉnh, huyện, xã, kế hoạch hành
động mang tính chất ứng phó với với rủi ro thời tiết ở cả trước, trong và sau thiên
tai xảy ra. Hơn nữa, nội dung ứng phó tập trung ở các lĩnh vực công cộng là chủ
yếu, nội dung nâng cao năng lực ứng phó ở cấp độ hộ gia đình rất hạn chế. Do vậy,
các hộ dân ven biển phải tự tìm cách ứng phó và thích ứng để duy trì sinh kế trong
bối cảnh BĐKH.
Ở cấp độ vi mô: Các hộ gia đình ứng phó với BĐKH thông qua thay đổi
sinh kế theo những các nhau. Có thể phân biệt CLSK (livelihood strategies) khác
94
với hoạt động sinh kế (livelihood activities). Một chiến lược bao gồm nhiều hoạt
động khác nhau, CLSK mang tính chất dài hạn, có kế hoạch và sự đồng thuận
hơn là các hoạt động tự phát, dựa vào kinh nghiệm và mang tính chất ngắn hạn.
Vì vậy, trong bối cảnh BĐKH, các hộ dân ven biển có nhiều lựa chọn khác nhau
dựa trên nguồn lực, bối cảnh, và xu hướng môi trường thay đổi. Căn cứ vào mục
đích, bản chất của hoạt động sinh kế mà có thể phân loại thay đổi theo thời gian:
Dài hạn và ngắn hạn.
a) Thay đổi trong dài hạn
❖ Xu hướng thay đổi chung
Trong dài hạn, các hộ nhìn chung lựa chọn thay đổi chiến lược theo hướng
giảm dần sinh kế phụ thuộc vào tự nhiên như trồng trọt, chăn nuôi, NTTS, đánh
bắt, thay vào đó là sự tăng lên của sinh kế không hoặc ít dựa vào tài nguyên thiên
nhiên ven biển như làm thuê trong nông nghiệp và phi nông nghiệp. Đối với sinh
kế dựa vào tài nguyên thiên nhiên, xu hướng giảm sinh kế dựa vào trồng trọt và
chăn nuôi nhiều hơn so với CLSK dựa vào đánh bắt và NTTS. Qua phân tích
thực trạng CLSK, các hoạt động và kết quả sinh kế của các hộ dân khảo sát vùng
ven biển Thái Bình cho thấy trong cùng nhóm sinh kế phụ thuộc vào tài nguyên
thiên nhiên, sinh kế dựa vào nông nghiệp có kết quả thấp hơn rất nhiều so với
sinh kế dựa vào NTTS và đánh bắt mặc dù mức độ tổn thương với rủi ro thời tiết
của nhóm sinh kế nông nghiệp thấp hơn. Đây được coi là nguyên nhân chủ yếu
dẫn đến sự khác biệt trong xu hướng thay đổi CLSK của các nhóm hộ.
Bảng 4.11. So sánh chiến lược sinh kế của các hộ dân ven biển
ĐVT: %
TT Lựa chọn sinh kế
Thái Thuỵ Tiền Hải Chung
5 năm
trước
Hiện
tại
5 năm
trước
Hiện
tại
5 năm
trước
Hiện
tại
I. CLSK dựa vào TNTN
1 Trồng trọt và chăn nuôi 37,5 30,8 30,1 20,6 33,3 25,0
2 NTTS 51,9 50,0 54,4 51,5 53,3 50,8
3 Đánh bắt 10,6 10,6 8,1 6,6 9,2 8,3
II. CLSK ít/không dựa vào TNTN
4 Làm thuê NN 0,0 1,0 0,7 2,9 0,4 1,7
5 Phi NN 0,0 7,7 6,6 19,1 3,8 14,2
Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát hộ dân ven biển (2018)
95
Phân theo không gian sinh thái nông nghiệp, các hộ dân ở ven biển huyện
Tiền Hải có xu hướng lựa chọn giảm sinh kế dựa vào trồng trọt và chăn nuôi
nhiều hơn so với các hộ dân ở Thái Thuỵ. Sự khác biệt này thể hiện ở rõ rệt ở
CLSK của hộ cách đây
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_chien_luoc_sinh_ke_cua_cac_ho_dan_ven_bie.pdf