Luận án Nghiên cứu chọn tạo giống dâu mới thích hợp cho Lâm Đồng - Lê Quang Tú

LỜI CẢM ƠN. i

LỜI CAM ĐOAN . ii

MỤC LỤC. iii

DANH MỤC VIẾT TẮT . viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU . ix

DANH MỤC HÌNH ẢNH xi

MỞ ĐẦU .1

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .1

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .2

2.1. Mục tiêu chung .2

2.1. Mục tiêu cụ thể .2

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .2

3.1. Ý nghia khoa h oc̣ .2

3.2. Ý nghia thưc ti ̣ êñ .2

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VỊ NGHIÊN CỨU.3

4.1. Đối tượng nghiên cứu.3

4.2. Phạm vi nghiên cứu.3

5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI .3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC .4

1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI.4

1.2. PHÂN BỐ, PHÂN LOẠI VÀ YÊU CẦU SINH THÁI CÂY DÂU.6

1.2.1. Phân bố và phân loại cây dâu .6

1.2.2. Yêu cầu sinh thái của cây dâu.7

1.2.2.1. Nhiệt độ.7

1.2.2.2. Ánh sáng .8

1.2.2.3. Không khí.8

1.2.2.4. Đất đai .9

1.2.2.5. Dinh dưỡng .10

1.2.2.6. Nước và độ ẩm không khí .11iv

1.3. NHỮNG NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.13

1.3.1. Những nghiên cứu về giống dâu .14

1.3.1.1. Chọn lọc từ các giống dâu địa phương .14

1.3.1.2. Tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính .15

1.3.1.3. Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến.17

1.3.2. Những nghiên cứu chính về kỹ thuật canh tác dâu .19

1.3.2.1. Nghiên cứu về mật độ trồng dâu.19

1.3.2.2. Nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật bón phân cho cây dâu .21

1.4. NHỮNG NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM.25

1.4.1. Những nghiên cứu về giống dâu .26

1.4.1.1. Chọn lọc giống dâu tốt từ các giống dâu địa phương.26

1.4.1.2. Nhập nội giống dâu .27

1.4.1.3. Tạo giống dâu bằng phương pháp gây đột biến.28

1.4.1.4. Tạo giống dâu bằng phương pháp lai hữu tính.30

1.4.2. Những nghiên cứu chính về kỹ thuật canh tác dâu .34

1.4.2.1. Về mật độ .34

1.4.2.2. Về phân khoáng .35

1.4.3. Tóm tắt một số vấn đề đã, đang được giải quyết và còn tồn tại, hạn chế từ

các nghiên cứu trong nước .36

1.4.3.1. Những vấn đề đã, đang được đề cập và giải quyết.36

1.4.3.2. Những vấn đề tồn tại, hạn chế chưa đề cập và giải quyết.36

CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .37

2.1.VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU .37

2.1.1. Giống dâu.37

2.1.2. Giống tằm.38

2.1.3. Vật tư các loại phục vụ thí nghiệm kỹ thuật canh tác .38

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .38

2.2.1. Điều tra thực trạng sản xuất dâu tằm tơ tại Lâm Đồng.38

2.2.2. Đánh giá vật liệu khởi đầu trong tập đoàn giống dâu tại Lâm Đồng.38

2.2.3. Lai tạo, đánh giá và tuyển chọn các tổ hợp lai mới.38v

2.2.4. Khảo nghiệm cơ bản và khảo nghiệm sản xuất các giống dâu mới ở Lâm

Đồng.38

2.2.5. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác cho giống dâu mới tại

Lâm Đồng.38

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.39

2.3.1. Phương pháp điều tra thực trạng sản xuất dâu tằm tơ tại Lâm Đồng .39

2.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm đồng ruộng .39

2.3.2.1. Đánh giá vật liệu khởi đầu trong tập đoàn giống dâu ở Lâm Đồng .39

2.3.2.2. Lai tạo, đánh giá và tuyển chọn các tổ hợp lai mới .39

2.3.2.3. Khảo nghiệm cơ bản và khảo nghiệm sản xuất các giống dâu mới tại

Lâm Đồng.40

2.3.2.4. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác cho giống dâu mới tại

Lâm Đồng.41

2.3.3. Phương pháp thí nghiệm trong phòng .42

2.3.3.1. Phương pháp phân tích sinh hóa.42

2.3.3.2. Phương pháp đánh giá chất lượng lá thông qua nuôi tằm.42

2.3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi.42

2.3.4.1. Đối với các thí nghiệm đồng ruộng .42

2.3.4.2. Đối với thí nghiệm trong phòng.47

2.3.5. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .48

2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu .49

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.50

3.1. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG SẢN XUẤT DÂU TẰM TƠ TẠI

TỈNH LÂM ĐỒNG .50

3.1.1. Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội tác động đến sản xuất dâu

tằm tơ của tỉnh Lâm Đồng.50

3.1.1.1. Vị trí địa lý .50

3.1.1.2. Khí hậu, thời tiết .50

3.1.1.3. Điều kiện đất đai.54

3.1.1.4. Điều kiện kinh tế xã hội .54vi

3.1.2. Tình hình sản xuất dâu tằm tơ, hiện trạng sử dụng giống dâu và biện

pháp kỹ thuật canh tác cây dâu tại tỉnh Lâm Đồng.56

3.1.2.1. Tình hình sản xuất dâu tằm tơ tại Lâm Đồng.56

3.1.2.2. Hiện trạng sử dụng giống dâu và biện pháp kỹ thuật canh tác cây dâu tại

tỉnh Lâm Đồng.59

3.1.3. Tình hình áp dụng về khoa học kỹ thuật dâu tằm tơ .61

3.2. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VẬT LIỆU KHỞI ĐẦU TRONG TẬP ĐOÀN

GIỐNG DÂU TẠI LÂM ĐỒNG.63

3.2.1. Những đặc trưng hình thái cơ bản của các giống làm vật liệu khởi đầu .63

3.2.2. Những đặc điểm nông sinh học của các giống làm vật liệu khởi đầu.65

3.2.2.1. Đặc tính nảy mầm.65

3.2.2.2. Khả năng sinh trưởng phát triển .66

3.2.2.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và NS lá của các vật liệu khởi đầu.68

3.2.2.4. Khả năng chống chịu sâu bệnh hại.71

3.2.2.5. Đặc tính ra hoa quả.72

3.3. KẾT QUẢ LAI TẠO, ĐÁNH GIÁ VÀ TUYỂN CHỌN CÁC TỔ HỢP LAI

MỚI .74

3.3.1. Kết quả tạo tổ hợp lai mới.74

3.3.2. Kết quả chọn lọc tổ hợp lai .76

3.3.3. Kết quả so sánh một số tổ hợp lai có triển vọng.78

3.3.3.1. Đặc tính nảy mầm.78

3.3.3.2. Khả năng sinh trưởng phát triển .79

3.3.3.3. Các yếu tố cấu thành năng suất lá và năng suất lá.80

3.3.3.4. Kiểm tra chất lượng lá dâu thông qua nuôi tằm .83

3.3.3.5. Mức độ nhiễm bệnh hại chủ yếu .86

3.4. KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM CƠ BẢN VÀ KHẢO NGHIỆM SẢN XUẤT

MỘT SỐ GIỐNG DÂU MỚI TẠI LÂM ĐỒNG .87

3.4.1. Kết quả khảo nghiệm cơ bản một số giống dâu mới.87

3.4.1.1. Đặc trưng hình thái cơ bản của các giống dâu mới.87

3.4.1.2. Đặc tính nảy mầm của các giống dâu mới .88vii

3.4.1.3. Sinh trưởng phát triển của các giống dâu mới.89

3.4.1.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lá dâu của các giống mới92

3.4.1.5. Đánh giá chất lượng lá của các giống dâu mới .95

3.4.1.6. Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống dâu mới .100

3.4.2. Khảo nghiệm sản xuất các giống dâu mới chọn tạo tại Lâm Đồng .102

3.4.2.1. Đặc tính nảy mầm.102

3.4.2.2. Chỉ tiêu sinh trưởng phát triển .103

3.4.2.3. Một số chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất lá .106

3.4.2.4. Đánh giá độ tính ổn định năng suất lá của các giống dâu mới .109

3.4.2.5. Kiểm tra chất lượng lá dâu thông qua nuôi tằm .110

3.4.2.6. Khả năng chống chịu sâu bệnh.111

3.5. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC CHO

GIỐNG DÂU MỚI TẠI LÂM ĐỒNG .111

3.5.1. Kết quả nghiên cứu về mật độ trồng thích hợp tại Lâm Đồng .111

3.5.1.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng của cây .112

3.5.1.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số chỉ tiêu cấu thành năng suất và

năng suất lá .113

3.5.1.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chất lượng lá.116

3.5.1.4. Khả năng chống chịu sâu bệnh ở mật độ trồng khác nhau .118

3.5.2. Kết quả nghiên cứu về liều lượng phân vô cơ thích hợp .119

3.5.2.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân vô cơ đến sinh trưởng phát triển .120

3.5.2.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân vô cơ đến năng suất lá .120

3.5.2.3. Ảnh hưởng của liều lượng phân vô cơ đến chất lượng lá dâu .122

3.5.2.4. Ảnh hưởng của phân vô cơ đến khả năng chống chịu sâu bệnh .123

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.125

1. KẾT LUẬN .125

2. ĐỀ NGHỊ.125

TÀI LIỆU THAM KHẢO .126viii

pdf188 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 543 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu chọn tạo giống dâu mới thích hợp cho Lâm Đồng - Lê Quang Tú, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g 3.15 cho thấy ở hai mùa thì khối lượng lá trên mét cành của các tổ hợp lai đều lớn hơn so với đối chứng VA-201. Bình quân ở hai mùa trong năm tuy tổ hợp lai TBL-03 có số lá ít hơn so với giống đối chứng nhưng khối lượng lá trên mét cành đạt khá cao (90,9 gam) vì thế nên khối lượng bình quân một lá nặng nhất (3,98 gam) cao hơn giống đối chứng VA-201là 72,2%.Tiếp đến là tổ hợp TBL-05 và TBL-14 cũng đều cao hơn tương ứng là 64,3% và 37,8%. d. Năng suất lá: Năng suất lá dâu được hình thành dựa trên sinh trưởng phát triển của tất cả các cơ quan như rễ, thân, cành, lá... là chỉ tiêu tổng hợp của các yếu tố cấu thành năng suất như tốc độ sinh trưởng, tổng chiều dài thân cành, tốc độ ra lá, kích thước 83 lá, độ dày lá... Năng suất phụ thuộc vào vào giống dâu, điều kiện đất đai, khí hậu, chế độ canh tác... Các tổ hợp lai khác nhau, các lứa hái khác nhau cho năng suất cũng khác nhau. Kết quả theo dõi 3 năm như sau: Bảng 3.16. Năng suất lá tươi qua các năm (kg/100m2) TT Tổ hợp lai Năm thứ 3 Năm thứ 4 Năm thứ 5 Bình quân NS (kg) So với đ/c (%) 1 TBL-01 192,3 199,24 201,2 197,58 98,44 2 TBL-02 185,8 211,2 205,5 200,83 100,06 3 TBL-03 225,5 256,9 268,6 250,33 124,73 4 TBL-05 223,3 254,8 265,9 248,00 123,56 5 TBL-10 193,4 220,1 222,5 212,00 105,63 6 TBL-12 189,6 229,2 230,8 216,53 107,89 7 TBL-14 201,2 230,78 235,5 222,49 110,86 8 TBL-15 199,8 223,5 238,4 220,57 109,90 9 VA-201(đ/c) 195,2 201,51 205,4 200,70 100,00 CV% 5,7 6,9 5,1 3,1 LSD0,05 8,32 7,46 8,20 7,25 Tại Bảo Lộc, Lâm Đồng Bình quân năng suất lá dâu trong 3 năm thì ngoài tổ hợp dâu lai TBL-01 có năng suất lá thấp hơn giống dâu đối chứng VA-201, còn lại 7 tổ hợp lai mới đều cho năng suất lá cao hơn giống dâu VA-201 từ 5,63-24,73%. 3.3.3.4. Kiểm tra chất lượng lá dâu thông qua nuôi tằm Lá dâu là thức ăn duy nhất của tằm dâu, lá dâu chứa đầy đủ các chất cần thiết cho sinh trưởng phát triển của con tằm. Chất lượng lá tỷ lệ thuận với năng suất và chất lượng tơ kén bởi vì chất lượng lá dâu quyết định đến quá trình sinh trưởng của tằm cũng như tổng hợp protein trong tơ kén. Nói đến chất lượng lá dâu là nói đến thành phần các chất có trong lá dâu như protit, lipit, gluxit, chất khoáng, hàm lượng nước... Như vậy một giống dâu có chất lượng lá tốt là giống có thành phần dinh dưỡng đầy đủ, cân đối phù hợp với sinh lý của con tằm. Chất lượng lá dâu phụ 84 thuộc vào giống dâu, điều kiện đất đai, khí hậu, chế độ canh tác, đốn hái... Kiểm tra chất lượng lá dâu bằng phương pháp sinh học là dùng lá dâu nuôi tằm để xác định lá dâu đó tốt hay xấu. Kết quả như sau: a. Ảnh hưởng chất lượng lá dâu đến tằm và năng suất kén: Bảng 3.17. Ảnh hưởng chất lượng lá dâu đến tằm và năng suất kén TT Tổ hợp lai Sức sống tằm tuổi lớn (%) Tỷ lệ kết kén (%) Tỷ lệ kén tốt (%) Năng suất kén/300 tằm tuổi 4 (g) 1 TBL-01 96,20 89,88 89,85 369,10(103,73) 2 TBL-02 94,89 92,89 91,05 367,00(103,14) 3 TBL-03 96,89 97,15 91,20 410,29(115,31) 4 TBL-05 95,00 98,12 90,15 404,42(113,66) 5 TBL-10 89,90 89,90 88,90 372,91(104,80) 6 TBL-12 93,98 92,20 91,50 364,45(102,43) 7 TBL-14 94,56 92,78 92,20 390,03(109,61) 8 TBL-15 88,90 94,68 89,80 388,93(109,31) 9 VA-201(đ/c) 95,80 88,33 90,00 355,82(100,00) CV% 7,5 4,5 4,2 LSD0,05 5,4 6,7 7,4 Giống tằm thí nghiệm: Giống tằm lưỡng hệ tứ nguyên TQ112 - Sức sống tằm có liên quan tới lượng tằm bị chết do bệnh, tằm không có khả năng kết kén hoặc nhộng chết. Sức sống tằm phần nào chịu ảnh hưởng của chất lượng lá dâu, giống dâu khác nhau thì có chất lượng khác nhau dẫn đến sức sống tằm có khác nhau. Sức sống tằm khi được nuôi bằng các tổ hợp lai dâu mới so với nuôi bằng giống dâu VA-201 (đ/c) có thấp hơn, dao động từ 88,90 - 96,89%. Đây là mức sức sống tằm đạt khá cao. - Tỷ lệ kết kén là số kén thu được trên số lượng tằm nuôi, tỷ lệ kết kén càng cao, tức là tằm khỏe, ăn lá dâu có chất lượng tốt. Tỷ lệ kết kén của các tổ hợp lai dâu mới đều cao hơn (từ 89,88 - 98,12%) so với nuôi tằm bằng giống dâu đối chứng VA-201 (88,33%). 85 - Tỷ lệ kén tốt là số kén tốt thu được trên số lượng tằm nuôi. Tỷ lệ kén tốt của các tổ hợp lai dâu mới đều tương đương với giống dâu VA-201. - Năng suất kén bình quân trong 6 lứa thí nghiệm thì ở tổ hợp dâu lai TBL-05 và TBL-03 cho năng suất kén đạt cao nhất, vượt đối chứng giống VA-201 từ 13,66- 15,31%. Nguyên nhân chủ yếu là do tỷ lệ tằm kết kén ở hai tổ hợp lai đạt cao 98,12- 97,15%. Tổ hợp lai TBL-01 do chất lượng lá dâu xấu nên tỷ lệ tằm kết kén thấp 89,88%, từ đó năng suất kén cao hơn so với giống VA-201 3,73%. b. Ảnh hưởng chất lượng lá dâu đến chất lượng kén: Bảng 3.18. Ảnh hưởng chất lượng lá dâu đến chất lượng kén TT Tổ hợp lai Khối lượng kén (g) Khối lượng vỏ kén (g) Tỉ lệ vỏ kén (%) Tiêu hao kén/kg tơ (kg) 1 TBL-01 2,10 0,41 19,52 6,96 2 TBL-02 2,01 0,41 20,40 7,00 3 TBL-03 2,14 0,44 20,56 6,75 4 TBL-05 2,15 0,44 20,47 6,60 5 TBL-10 2,04 0,39 19,12 6,78 6 TBL-12 2,06 0,41 19,90 6,89 7 TBL-14 2,08 0,42 20,19 6,82 8 TBL-15 2,09 0,42 20,10 6,85 9 VA-201(đ/c) 2,11 0,42 20,12 6,59 CV% 2,2 3,7 7,9 LSD0,05 0,78 0,39 0,3 - Khối lượng kén được xác định bao gồm cả nhộng lẫn vỏ kén, cả hai yếu tố trên đều chịu ảnh hưởng của chất lượng lá dâu, nếu chất lượng lá dâu tốt thì khối lượng kén cao. Các giống khác nhau thì sẽ cho khối lượng kén khác nhau. Qua theo dõi cho thấy khối lượng kén của giống dâu đối chứng đạt 2,16g, kế đến TBL-05 >TBL-03>TBL-14>TBL-15.... thấp nhất là TBL-02 chỉ đạt 2,01g. - Khối lượng vỏ kén là yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng lá dâu. Kết quả nuôi tằm bằng những tổ hợp lai dâu mới cũng có kết quả tương tự như chỉ tiêu 86 về khối lượng kén, nghĩa là thấp hơn so với nuôi bằng giống dâu VA-201. - Tỷ lệ vỏ kén phản ánh độ dày của tầng kén và là chỉ tiêu phản ánh rõ chất lượng lá dâu. Nhìn chung các tổ hợp dâu lai mới có tỷ lệ vỏ kén đều thấp hơn so với giống dâu VA-201. Tuy nhiên tỷ lệ vỏ kén của TBL-03, TBL-05, TBL-14, TBL-15 đều đạt trên 20%. Kết quả này chứng tỏ chất lượng lá dâu của tổ hợp lai trên là tốt nhất. - Hệ số tiêu hao kén/kg tơ của các tổ hợp lai đều đạt ở mức độ tiêu hao thấp từ 6,60 - 7kg, chứng tỏ chất lượng lá dâu khá tốt. Thông thường mức tiêu hao khoảng 7,5kg kén tươi thì ươm được 1kg tơ. Như vậy tổng hợp các chỉ tiêu từ sức sống tằm, năng suất và chất lượng kén có thế đánh giá chất lượng của các tổ hợp dâu lai theo thứ tự từ cao đến thấp như sau: TBL-03>TBL-02>TBL-05>TBL-14>TBL-15>TBL-12>TBL-01>TBL-10. 3.3.3.5. Mức độ nhiễm bệnh hại chủ yếu Ở mùa mưa khi ẩm độ cao, bệnh bạc thau phát triển rất phổ biến. Lá dâu bị nhiễm bệnh bạc thau nhẹ nếu cho tằm ăn thì sẽ làm giảm năng suất và chất lượng kén, nhưng nếu bị nhiễm bệnh nặng thì con tằm chỉ bò lên mặt lá dâu mà không ăn. Như vậy làm giảm hiệu quả sử dụng lá dâu cho tằm. Kết quả điều tra mức độ nhiễm bệnh bạc thau trong hai năm ở bảng 3.19 cho thấy. Bảng 3.19. Mức độ bị bệnh bạc thau của các tổ hợp lai (%) TT Tổ hợp lai Năm 2006 Năm 2007 BQ 2 năm Tỷ lệ bệnh Chỉ số bệnh Tỷ lệ bệnh Chỉ số bệnh Tỷ lệ bệnh Chỉ số bệnh 1 TBL-01 18,45 14,14 15,52 5,90 31,30 8,45 2 TBL-02 32,52 11,30 15,39 5,89 35,14 7,85 3 TBL-03 26,45 9,89 15,79 3,19 28,20 4,80 4 TBL-05 17,89 10,60 17,70 3,14 31,42 5,19 5 TBL-10 65,25 16,22 20,52 5,99 35,49 8,07 6 TBL-12 45,12 14,56 21,62 5,53 35,88 9,99 7 TBL-14 41,50 11,78 25,80 4,92 32,62 7,52 8 TBL-15 45,72 11,89 13,38 3,45 31,12 6,78 9 VA-201(đ/c) 25,85 13,10 22,11 6,12 39,28 9,60 Tại Bảo Lộc, Lâm Đồng 87 Trong 8 tổ hợp dâu lai mới thì chỉ số bệnh của các cặp lai không sai khác nhau nhiều so với giống đối chứng VA-201. Như vậy sức đề kháng với bệnh bạc thau của các tổ hợp lai mới tương đương với giống dâu đối chứng giống VA-201. Như vậy, trong 8 tổ hợp dâu lai mới chọn tạo thì có TBL-3, TBL-05, TBL-14, TBL-15 là bốn tổ hợp dâu lai có những ưu điểm: Năng suất lá cao hơn đối chứng VA-201 từ 9,9-24,73%. Chất lượng lá qua nuôi tằm cho năng suất kén tăng 9,31- 15,31%. Khả năng đề kháng bệnh tốt hơn, tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh thấp hơn đối chứng VA-201. Bốn tổ hợp trên được vào khảo nghiệm cơ bản. 3.4. KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM CƠ BẢN VÀ KHẢO NGHIỆM SẢN XUẤT MỘT SỐ GIỐNG DÂU MỚI TẠI LÂM ĐỒNG 3.4.1. Kết quả khảo nghiệm cơ bản một số giống dâu mới 3.4.1.1. Đặc trưng hình thái cơ bản của các giống dâu mới Bảng 3.20. Một số đặc trưng hình thái của giống dâu mới Tên giống Dạng cây Màu sắc thân Phân cành Khả năng nảy mầm Kích thước lá Hình dạng lá Màu sắc lá Chiều cao cây Độ dài đốt TBL-03 Bụi Xám xanh Nhiều Sớm Lớn Lá nguyên xanh nhạt Cao TB TBL-05 Bụi Tím đậm TB Sớm Lớn Lá nguyên xanh nhạt Cao TB TBL-14 Bụi Tím nhạt TB Sớm Lớn Lá nguyên xanh nhạt Khá TB TBL-15 Bụi Tím nhạt ít TB Lớn Lá nguyên xanh đậm Cao ngắn VA-201 (đ/c) Bụi Xám trắng Nhiều Sớm TB Lá nguyên xanh nhạt Cao TB Năm 2008 và 2009 tại Bảo Lộc, Lâm Đồng 88 Các đặc trưng hình thái của giống thông qua quan sát trực tiếp đã phản ánh phần nào về giống. Với các giống trong thí nghiệm trên đồng ruộng đã thể hiện ổn định các đặc trưng của giống. Kết quả theo dõi cho thấy: Các giống thí nghiệm đều có tiềm năng năng suất, so với giống đối chứng chúng tương tự hoặc nổi bật hơn về các chỉ tiêu có liên quan chặt chẽ với năng suất lá như: kích thước lá, hình dạng lá, chiều dài cây và độ dài đốt và khả năng nảy mầm. - Tất cả các giống đều có chiều cao cây ở mức cao, độ dài đốt ở mức trung bình (ngoại trừ giống TBL-15 có đốt ngắn), cây dạng bụi. - Khả năng phân cành của giống TBL-03 nhiều, tương đương với đối chứng. Các giống còn lại phân cành ở mức trung bình và ít. - Lá của 4 giống thí nghiệm ở mức lớn và đều lớn hơn giống đối chứng. Hình dạng lá nguyên và xanh nhạt ở tất cả các giống (trừ TBL-15 là xanh đậm). - Các giống đều nảy mầm sớm, khả năng tái sinh mạnh sau đốn, giống TBL-15 nảy mầm muộn hơn. 3.4.1.2. Đặc tính nảy mầm của các giống dâu mới Bảng 3.21. Đặc tính nảy mầm của các giống dâu mới Tên giống Sau khi trồng mới Sau khi đốn hàng năm Thời gian nảy mầm (ngày) Tỷ lệ nảy mầm (%) Tỷ lệ cây sống hữu hiệu (%) Thời gian nảy mầm (ngày) Thời gian thu hoạch lứa đầu (ngày) Tỷ lệ nảy mầm hữu hiệu (%) TBL-03 12 98,25 92,20 8 40 - 45 58,27 TBL-05 14 96,18 91,12 9 40 - 50 45,16 TBL-14 13 96,20 91,26 10 40 - 50 48,39 TBL-15 15 85,30 82,30 9 60 - 65 61,54 VA-201 (đ/c) 11 95,22 90,24 8 65 - 70 43,85 Năm 2008 và 2009 tại Bảo Lộc, Lâm Đồng 89 Mầm là nguồn gốc của thân, cành, lá, hoa, hiểu được đặc tính nảy mầm của cây dâu là căn cứ để quyết định thời vụ băng tằm hợp lý, công tác nhân giống, bố trí mật độ thích hợp (Lê Qúy Tùy, 2014). Thời gian nảy mầm sớm hay muộn phụ thuộc vào đặc tính của các giống dâu và điều kiện ngoại cảnh. - Tỷ lệ nẩy mầm sau khi trồng mới bằng hom của các giống thí nghiệm đạt từ 85,30 - 98,25%. Trong đó giống TBL-03, TBL-05, TBL-14 cao hơn đối chứng, giống TBL-15 thấp hơn đối chứng. Tỷ lệ cây sống hữu hiệu cũng đạt khá cao từ 82,30 - 92,20% cao hơn so với đối chứng. Như vậy các giống thí nghiệm đều có tỷ lệ nảy mầm, tỷ lệ cây sống hữu hiệu cao, điều đó rất thuận lợi cho công tác nhân giống bằng hom. So sánh với mức đánh giá của thế giới thì đạt loại tốt. - Tỷ lệ nẩy mầm sau đốn hàng năm cho thấy: thời gian từ đốn đến nảy mầm của các giống dao động từ 8 - 10 ngày. Thời gian cho thu hoạch lứa đầu tiên có sự khác nhau lớn giữa các giống, dao động trong khoảng từ 40 - 70 ngày và đều ngắn hơn đối chứng. Do đặc tính của giống nên tỷ lệ nảy mầm hữu hiệu có sự sai khác lớn. Tỷ lệ nảy mầm hữu hiệu của các giống dao động từ 45,16 - 61,54% và đều cao hơn giống đối chứng.Với tỷ lệ nảy mầm hữu hiệu như trên cho thấy các giống TBL-03, TBL-05, TBL-14 có thể trồng với mật độ 30 - 40 nghìn cây/ha, riêng TBL-15 có thể trồng mật độ cao từ 35 - 40 nghìn cây/ha. 3.4.1.3. Sinh trưởng phát triển của các giống dâu mới a. Sinh trưởng chiều cao cây: Chiều cao cây là chỉ tiêu do giống quyết định và chịu tác động rất lớn của chế độ chăm sóc. Trong cùng một điều kiện canh tác các giống có biểu hiện đặc trưng về chiều cao cây và tốc độ sinh trưởng chiều cao qua các tháng. Qua theo dõi từ khi đốn (tháng 12 hàng năm) đến khi cây ngừng sinh trưởng chiều cao (tháng 11 năm sau) cho thấy các giống thí nghiệm đều có chiều cao cây ở mức khá cao, dao động từ 262,4 - 297,0 cm. Trong các giống thí nghiệm giống TBL-05 có chiều cao cây cao nhất. 90 Bảng 3.22. Chiều cao cây và tốc độ tăng trưởng của các giống dâu mới Tên giống Chiều cao (cm) Tốc độ tăng trưởng qua các tháng (cm/ngày) Trung bình 3 4 5 6 7 8 9 10 TBL-03 262,4 1,61 1,64 1,65 1,57 0,84 0,19 0,15 0,04 0,96 TBL-05 297,0 1,73 1,79 1,81 1,65 0,83 0,47 0,18 0,04 1,06 TBL-14 294,2 1,80 1,88 1,84 1,62 0,72 0,26 0,21 0,08 1,05 TBL-15 268,5 1,89 2,01 1,91 1,43 0,53 0,08 - - 0,98 VA-201(đ/c) 292,6 1,69 1,73 1,71 1,65 0,77 0,39 0,19 0,09 1,03 Năm 2008 và 2009 tại Bảo Lộc, Lâm Đồng Qua hình 3.5 cho thấy tốc độ sinh trưởng của các giống thí nghiệm cao nhất vào các tháng 3 - 6, khoảng biến động từ 1,43 - 1,88 cm/ngày. Từ cuối tháng 7, 8 trở đi tốc độ giảm nhanh chóng mưa quá nhiều, thiếu ánh sáng và thấp nhất là trong tháng 10 dưới 0,09 cm/ngày, riêng giống TBL-15vào tháng 9, 10 cây ngừng sinh trưởng do đặc tính của giống. Diễn biến tốc độ tăng trưởng của các giống đều tuân theo quy luật và phù hợp với điều kiện thời tiết và đất đai vùng Lâm Đồng. Cây dâu sinh trưởng mạnh ở các tháng 3 (thời kỳ sau đốn cây có sức sinh trưởng 0 0.5 1 1.5 2 2.5 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 cm/ngày Tháng TBL-03 TBL-05 TBL-14 TBL-15 Đ/c Hình 3.5. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống dâu mới 91 mạnh), cuối tháng 4 (đầu mùa mưa), 5, 6 và chậm dần vào các tháng tiếp theo. Riêng giống TBL-15vào tháng 9, 10 mưa kéo dài cây ngừng sinh trưởng do đặc tính của giống. b. Tốc độ ra lá: Tốc độ ra lá của các giống có tương quan chặt chẽ đến tốc độ sinh trưởng và có liên quan tới phân bổ sản lượng lá dâu qua các tháng trong năm. Từ tốc độ ra lá có thể tính được lượng lá dâu thu được tại những thời điểm nhất định trong năm. Bảng 3.23. Diễn biến tốc độ ra lá của các giống dâu mới (lá/ngày) Tên giống Tháng Chỉ số so sánh (%) 3 4 5 6 7 8 9 10 BQ TBL-03 0,44 0,50 0,50 0,41 0,23 0,13 0,09 0,16 0,31 119,2 TBL-05 0,43 0,44 0,46 0,42 0,22 0,14 0,07 0,11 0,29 111,5 TBL-14 0,39 0,46 0,47 0,34 0,21 0,14 0,08 0,10 0,27 103,8 TBL-15 0,37 0,40 0,38 0,32 0,20 0,06 0,00 0,00 0,22 84,6 VA-201 (đ/c) 0,41 0,42 0,53 0,28 0,22 0,18 0,07 0,09 0,26 100,0 Năm 2008 và 2009 tại Bảo Lộc, Lâm Đồng Qua quá trình theo dõi cho thấy các giống TBL-03, TBL-05 và TBL-14 có tốc độ ra lá cao hơn đối chứng, dao động từ 0,27 - 0,31 lá/ngày, đối chứng VA-201 là 0,26 lá/ngày. Tốc độ ra lá của giống TBL-15 (0,22 lá/ngày) là thấp nhất. Tương tự tốc độ sinh trưởng chiều cao, tốc độ ra lá của các giống thí nghiệm cao nhất vào tháng 3, 4, và 5, khoảng biến động từ 0,28 - 0,50 lá/ngày. Từ tháng 6 trở đi tốc độ giảm, tuy nhiên tốc độ ra lá không giảm nhanh chóng như tốc độ sinh trưởng chiều cao vì trong giai đoạn này nhiều giống đã có sự phân cành. Tốc độ ra lá thấp nhất trong tháng 8 dưới 0,09 lá/ngày, sang tháng thứ 9 tốc độ ra lá tăng do khả năng phân cành mạnh. Riêng giống TBL-15 không cho thu hoạch trong các tháng 8 và 9 (mùa mưa), do đặc tính giống và không phân cành, vì vậy cần phải tác động biện pháp kỹ thuật đốn phớt. 92 Hình 3.6. Diễn biến tốc độ ra lá của các giống dâu mới 3.4.1.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lá dâu của các giống mới a. Các yếu tố cấu thành năng suất: Yếu tố cấu thành năng suất là những chỉ tiêu quan trọng trong quá trình chọn tạo giống, có tương quan chặt với năng suất lá. Do đặc tính của các giống khác nhau nên các yếu tố cấu thành năng suất cũng khác nhau rõ rệt. Bảng 3.24. Một số yếu tố cấu thành năng suất lá các giống dâu mới Tên giống Tổng chiều dài thân cành (m) Kích thước lá (cm) Khối lượng 100 lá (g) Số lá/ m cành (lá) Dài Rộng TBL-03 25,8 21,5 18,2 277,6 22,2 TBL-05 26,2 22,2 18,5 281,5 23,4 TBL-14 23,7 21,6 17,6 268,9 26,5 TBL-15 22,4 21,3 16,8 294,0 26,5 VA-201 (đ/c) 25,2 18,7 13,9 205,1 25,2 CV% 13,1 1,6 11,0 LSD0,05 4,41 6,07 3,8 Năm 2008 và 2009 tại Bảo Lộc, Lâm Đồng 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 3 4 5 6 7 8 9 10 Tháng Lá/ngày TBL-03 TBL-05 TBL-14 TBL-15 Đ/c 93 Kết quả ở bảng 3.24 cho thấy tổng chiều dài thân cành của giống TBL-05 (26,2 m) cao nhất. Các giống dâu mớiTBL-14, TBL-15 đều thấp hơn đối chứng, dao động từ 22,4 - 23,7 m. Đối với chỉ tiêu về lá như kích thước và khối lượng lá của các giống dâu mới đều lớn hơn giống đối chứng VA-201, từ 268,9 - 294,0 g/100 lá. Khối lượng lá của TBL-15 lớn nhất là 294 g/100 lá, tiếp đến TBL-05 là 281,5 g/100 lá, TBL-03 (277,6 g /100 lá), trong khi giống đối chứng là 205,1 g/100 lá. Ngược lại số lá/m cành của các giống TBL-03 và TBL-05 là 22,2 và 23,4 lá/m cành, thấp hơn đối chứng VA-201 (25,2 lá/m cành), giống TBL-14 và TBL-15 có 26,5 lá/m cành. b. Năng suất lá: Bảng 3.25. Năng suất lá bình quân 2 năm của các giống dâu mới Tên giống Năng suất cá thể (g/cây) Năng suất lý thuyết (tấn/ha) Năng suất thực thu /100m2 (kg) Năng suất quy ra ha (tấn) % so với đ/c TBL-03 1589,6 31,79 254,70 25,47 126,65 TBL-05 1520,5 30,41 249,92 24,99 124,28 TBL-14 1483,4 29,67 206,60 20,66 102,73 TBL-15 1446,2 28,92 201,44 20,14 100,17 VA-201 (đ/c) 1427,5 28,55 201,10 20,11 100 CV% 0,7 11,9 LSD0,05 14,49 3,39 Năm 2008 và 2009 tại Bảo Lộc, Lâm Đồng Năng suất lá là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất trong quá trình chọn tạo giống. Trong thí nghiệm cùng một chế độ canh tác, năng suất lá của giống phụ thuộc rất nhiều vào bản chất của giống và khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh của giống đó. Kết quả bảng 3.25 cho thấy các giống thí nghiệm có năng suất cá thể từ 1.446,2 - 1.589,6 (g/cây), cao hơn đối chứng VA-201 (1.427,5 g/cây), cho thấy chúng đều là những giống triển vọng, phù hợp với yêu cầu để chọn cho khảo nghiệm. Trong điều kiện thí nghiệm trồng với mật độ 27.777 cây/ha (hàng x 94 hàng: 1,2m; cây x cây: 0,3m) cho thấy tiềm năng năng suất các giống đều rất lớn, từ 28,92 - 31,79 tấn/ha. Trên thực tế mật độ trồng có thể còn tăng lên (thực tế sản xuất trong nước và trên thế giới mật độ trồng cao từ 40 nghìn cây/ha) và lượng phân bón cao do vậy tiềm năng năng suất của các giống trên còn có thể nâng cao hơn nữa. Cây dâu cho năng suất ổn định từ năm thứ 3 sau trồng, như vậy qua theo dõi năng suất thực tế trong ô thí nghiệm năm 2009 cho thấy giống TBL-03, TBL-05 và TBL-14 cho năng suất trung bình đạt 254,70kg, 249,92kg và 206,60kg, cao hơn so với đối chứng từ 6,60-54,70kg. Giống TBL-15 (201,44kg) cũng cao hơn đối chứng. Với năng suất thực thu như trên thì năng suất quy ra hecta của các giống thí nghiệm đạt mục tiêu đề ra, cao nhất là TBL-03 đạt 25,47 tấn/ha cao hơn đối chứng VA-201 (20,11 tấn/ha) là 26,65%. Tương tự TBL-05 (24,99tấn/ha, 24,28%); TBL-14 (20,66 tấn/ha; 2,73%), riêng giống TBL-15có năng suất thấp nhất là 20,14 tấn/ha, cao hơn đối chứng 0,17%. c. Phân bổ sản lượng lá dâu qua các tháng: Tỷ lệ phân bổ sản lượng lá dâu liên quan chặt chẽ đến tốc độ sinh trưởng cũng như tốc độ ra lá. Do đặc điểm thời tiết khí hậu ở Bảo Lộc chia làm 2 mùa rõ rệt, các tháng 3, 4, 5 và tháng 6, 7 lượng mưa cũng như số ngày mưa rất thuận lợi 0 5 10 15 20 25 30 TBL-03 TBL-05 TBL-14 TBL-15 VA-201 (đ/c) 25.47 24.99 20.66 20.14 20.11 Giống Tấn/ha Hình 3.7. Năng suất lá của các giống dâu thí nghiệm 95 cho cây dâu phát triển nên năng suất của các giống chủ yếu tập trung vào các tháng này và chiếm tới 65 - 72 % sản lượng dâu trong năm. Nắm được quy luật phân bổ năng suất của từng giống, để có thể điều chỉnh quá trình nuôi tằm hợp lý. Bảng 3.26. Tỷ lệ sản lượng lá dâu qua các tháng trong năm của các giống mới (%) Tên giống Tháng 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 TBL-03 4,3 6,0 14,3 15,2 12,4 20,7 6,4 5,4 6,4 8,9 TBL-05 5,0 5,2 14,6 12,4 15,0 25,0 5,9 9,4 3,5 4,1 TBL-14 4,6 5,2 14,5 13,0 15,4 15,0 6,8 11,2 9,8 4,5 TBL-15 6,6 7,9 17,1 16,6 16,7 17,5 17,6 9,7 6,0 7,3 VA-201 (đ/c) 3,6 5,6 14,0 13,6 14,5 14,4 4,2 10,2 10,7 9,2 Năm 2008 và 2009 tại Bảo Lộc, Lâm Đồng Các giống TBL-03, TBL-05, TBL-14 có sản lượng lá dâu phân bổ qua các tháng trong năm, tương tự giống đối chứng VA-201, đây là đặc điểm rất thuận lợi cho việc nuôi tằm quanh năm. Ngoại trừ giống TBL-15 năng suất chỉ tập trung nhiều vào các tháng 4,5,6 (đầu chu kỳ sinh trưởng). Các tháng mùa mưa năng suất giảm rõ rệt. 3.4.1.5. Đánh giá chất lượng lá của các giống dâu mới Chất lượng lá dâu tốt hay xấu chi phối đến sự sinh trưởng phát dục của con tằm và cũng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng kén và tơ. Để đánh giá chất lượng lá dâu thường phải phối hợp nuôi tằm kiểm định và phân tích thành phần hóa sinh trong lá dâu. a. Phân tích thành phần hóa sinh chủ yếu trong lá dâu: Giá trị dinh dưỡng của lá dâu được đánh giá theo những chỉ tiêu chủ yếu như sau: hàm lượng nước, hàm lượng protein, lipit, gluxit, hàm lượng các nguyên tố vi lượng, các loại vitamin... Trong các chỉ tiêu này thì hàm lượng protein và thành phần các axit amin của chúng đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của cơ thể tằm và tuyến tơ của chúng. 96 Bảng 3.27. Kết quả phân tích thành phần sinh hóa lá của các giống dâu mới Tên giống Hàm lượng nước (%) N tổng số (%) Protein thô (%) Lipit (%) Gluxit (%) Chất xơ (%) VA-201 77,15 4,85 24,28 3,71 7,64 8,80 TBL-03 75,20 4,64 23,34 4,77 9,82 8,07 TBL-05 76,40 4,60 22,43 4,04 8,90 8,75 Nguồn: Năm 2012 tại Viện KHKT Nông nghiệp Miền Nam - Hàm lượng nước trong lá dâu thông thường chiếm từ 70-78%, con tằm chỉ lấy nước thông qua ăn lá dâu, do vậy có thể coi nước như là một chất dinh dưỡng đối với con tằm. Nếu trong lá dâu đảm bảo một hàm lượng nước nhất định ở từng tuổi tằm thì tằm phát dục đều, thời gian ngủ không kéo dài, quá trình lột xác diễn ra thuận lợi, tằm ít phát bệnh. Hàm lượng nước còn tùy thuộc vào giống, chế độ cánh tác, mùa vụ, vị trí lá... Kết quả cho thấy hàm lượng nước của 3 giống dâu đều đạt khá cao từ 75,2-77,15%. - Trong lá dâu, Protein chiếm khoảng 13-36% chất khô tuyệt đối. Hầu hết các loại axit amin có trong lá dâu đều có mặt trong con tằm và trong tơ kén. Hàm lượng Protein trong lá dâu phụ thuộc vào giống, phân bón, vị trí của lá, sự chiếu sáng... Mặt khác nhu cầu về Protein của con tằm giảm dần theo tuổi của chúng, tằm nhỏ yêu cầu Protein cao hơn tằm lớn. Vì vậy phân tích hàm lượng Protein trong lá dâu sẽ biết chất lượng lá tốt hay xấu và thích hợp cho tằm tuổi nào. - Gluxit bao gồm 2 thành phần chủ yếu là đường và tinh bột, thông thường chiếm từ 5-10% chất khô tuyệt đối. Kết quả giống TBL-03 chiếm cao nhất (9,82%). - Lipit (còn gọi lá chất béo), chúng chiếm khoảng từ 3-5% khối lượng chất khô. Trong lá dâu hàm lượng lipit rất biến động, chủ yếu do sự thay đổi nhiệt độ và quá trình đồng hóa các chất khác. Tóm lại theo số liệu bảng 3.27 cho thấy trong 3 giống thí nghiệm thì 2 giống TBL-3 và TBL-05 cả hàm lượng N tổng số và protein thô không thua nhiều so với giống đối chứng VA-201, còn hàm lượng gluxit, lipit đều cao hơn đối chứng. 97 b. Chất lượng lá dâu thông qua nuôi tằm: Chất lượng lá dâu là yếu tố quyết định đến sức sống tằm nhộng cũng như năng suất và chất lượng tơ kén. Kết qủa phân tích thành phần sinh hoá lá dâu ở các giống dâu có sự khác nhau cả về hàm lượng đạm tổng số, protein, gluxit. Tuy nhiên, sự khác nhau về chất lượng lá dâu sẽ ảnh hưởng thế nào đến sức sống tằm nhộng và chất lượng tơ kén thì phải tiến hành nuôi tằm kiểm định. Ảnh hưởng của giống dâu đến thời gian phát dục tằm: Bảng 3.28. Thời gian phát dục tằm khi nuôi bằng lá của các giống dâu mới TT Giống dâu Thời gian tuổi 5 (ngày-giờ) Thời gian cả lứa (ngày-giờ) 1 TBL-03 6-0 23-11 2 TBL-05 6-0 23-11 3 TBL-14 6-12 23-10 4 TBL-15 6-13 23-12 5 VA-201 (đ/c) 6-14 24-00 Giống tằm lưỡng hệ tứ nguyên TN1278 Năm 2011-2012. Nguồn: Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm NLN Lâm Đồng Kết qủa bảng 3.28 cho thấy: khi được nuôi bằng lá dâu VA-201 tằm có thời gian phát dục dài nhất (tuổi 5: 6 ngày 14 giờ và cả lứa: 24 ngày) còn ở 2 giống dâu TBL-3 và TBL-5 tằm đều có thời gian phát dục tuổi 5: 6 ngày và cả lứa: 23 ngày 11 giờ. Ảnh hưởng của giống dâu đến sức sống và năng suất kén: Chỉ tiêu về sức sống tằm nhộng và năng suất kén/300 tằm khi được nuôi bằng lá của các giống dâu VA-201, TBL-03, T

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_chon_tao_giong_dau_moi_thich_hop_cho_lam.pdf
Tài liệu liên quan