MỞ ĐẦU. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu. 2
3. Nội dung nghiên cứu. 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 3
5. Điểm mới của luận án. 4
6. Các luận điểm bảo vệ . 4
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án . 4
8. Cơ sở dữ liệu của luận án. 4
9. Cấu trúc của luận án . 6
CHưƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHAI
THÁC SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI THEO TIẾP CẬN ĐỊA LÝ HỌC CHO QUY
HOẠCH VÀ SỬ DỤNG ĐẤT BỀN VỮNG . 7
1.1. Một số khái niệm được sử dụng . 7
1.1.1. Đất, đất đai, tài nguyên và môi trường đất . 7
1.1.1.1. Đất . 7
1.1.1.2. Đất đai. 8
1.1.1.3. Tài nguyên và môi trường đất . 8
1.1.2. Đánh giá đất đai và thoái hóa đất . 8
1.1.2.1. Đánh giá đất đai. 8
1.1.2.2. Thoái hóa đất. 9
1.1.3. Sử dụng đất bền vững và quy hoạch sử dụng đất và tổ chức không gian. 9
1.1.3.1. Sử dụng đất bền vững. 9
1.1.3.2. Quy hoạch sử dụng đất. 10
1.1.3.3. Tổ chức không gian . 11
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu về đánh giá, phân hạng đất đai và
thoái hóa đất. 11
1.2.1. Các công trình nghiên cứu về đánh giá, phân hạng đất đai. 11
1.2.1.1. Trên thế giới . 11
1.2.1.2. Ở Việt Nam . 15
1.2.2. Các công trình nghiên cứu về đánh giá thoái hóa đất. 19
1.2.2.1. Trên thế giới . 19
1.2.2.2. Ở Việt Nam . 22
1.2.3. Các công trình nghiên cứu tại thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận. 25
1.2.3.1. Các nghiên cứu về đánh giá, phân hạng đất đai. 25
280 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 359 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đờt đai phục vụ quy hoạch bền vững thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận – Tỉnh Lâm Đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m lượng mùn OM từ 2-4%
- Xói mòn đất hiện tại từ 5-10 tấn/ha/năm
- Rửa trôi bề mặt
- Xói mòn trung bình trên
các sườn với các khe, rãnh
- Suy thoái chất hữu cơ
H3
Mạnh
- Cây bụi, trảng cỏ
- Hàm lượng mùn OM <2%
- Xói mòn đất hiện tại >10 tấn/ha/năm
- Rửa trôi bề mặt mạnh
- Xói mòn mạnh với các
máng xâm thực sâu
- Bạc màu hóa
Nguồn dữ liệu: Kết quả phân tích của đề tài luận án
Bảng 3.11. Quy mô các cấp thoái hóa đất hiện tại
Cấp
thoái hóa
Tổng DT
(ha)
Tỷ lệ
(%)
Thành phố, huyện
TP. Đà
Lạt
Lạc
Dƣơng
Đơn
Dƣơng
Đức
Trọng
Lâm Hà
H1 250.168,4 60,3 19.025,9 113.356,0 27.618,2 48.561,4 41.606,9
H2 114.133,0 27,5 12.922,2 12.358,4 25.306,9 27.143,9 36.401,6
H3 45.801,6 11,0 6.835,6 4.439,2 7.653,0 13.050,3 13.823,5
Tổng DTĐĐ 410.103,1 98,8 38.783,7 130.153,7 60.578,0 88.755,6 91.832,1
Sông, suối 4.998,8 1,2 662,0 982,0 557,2 1.606,5 1.191,1
Tổng DTTN 415.101,9 100,0 39.445,7 131.135,7 61.135,2 90.362,1 93.023,2
Nguồn dữ liệu: Kết quả tính toán của đề tài luận án
Hình 3.5. Cơ cấu phần trăm các cấp thoái hóa đất hiện tại
Mức độ thoái hóa đất hiện tại thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận chủ yếu ở cấp
yếu đến trung bình, cả 2 cấp này chiếm đến 87,8% DTTN. Trong đó:
- Không thoái hóa hoặc thoái hóa yếu (H1): Chiếm ưu thế với 250.168,4 ha
106
(tương ứng 60,3% DTTN). Phân bố tập trung ở các vùng núi cao các huyện Lạc
Dương, Đức Trọng, TP. Đà Lạt và vùng cao nguyên bazan Lâm Hà - Đức Trọng.
- Thoái hóa trung bình (H2): Có 114.133,0 ha (chiếm 27,5% DTTN), phân bố
tập trung ở các phường khu vực trung tâm TP. Đà Lạt, thung lũng sông Đa Nhim (Đơn
Dương - Đức Trọng) và diện tích lớn nhất ở Tây Lâm Hà.
- Thoái hóa nặng (H3): Có quy mô nhỏ với 45.801,6 ha (chiếm 11,0% DTTN),
phân bố lốm đốm dạng da báo ở hầu hết các vùng núi cao, dốc mạnh trong khu vực.
Diện tích lớn nhất là ở các huyện Lạc Dương, Đức Trọng. Các loại đất ở và chuyên
dùng được xếp vào cấp thoái hóa đất hiện tại mạnh bởi các loại sử dụng này không chỉ
làm suy thoái các tính chất đất mà còn là sự mất cả vỏ thổ nhưỡng, sự mất một chiều
không thể phục hồi.
3.2.2.3. Đánh giá thoái hóa đất tổng hợp
Thực tế, kết quả đánh giá thoái hóa đất tiềm năng và hiện tại ở thành phố Đà
Lạt và vùng phụ cận cho thấy, phần lớn diện tích thoái hóa đất hiện tại yếu (H1) lại
nằm trên những đơn vị thổ nhưỡng có tiềm năng thoái hóa mạnh (T3). Bởi vậy, cần
đánh giá thoái hóa đất tổng hợp trên cơ sở đánh giá thoái hóa đất hiện tại trên nền thoái
hóa đất tiềm năng, để đưa ra dự báo mức độ thoái hóa đất của các đơn vị cấu trúc thổ
nhưỡng. Từ đó, đưa ra định hướng sử dụng hợp lý, lâu dài và cải tạo đất thoái hóa khi
khai thác trên các đơn vị này.
Sử dụng ma trận tương quan (hình 1.3) theo nguyên tắc tổ hợp các phần tử
(bảng 1.4.), để xây dựng bản đồ thoái hóa đất tổng hợp thành phố Đà Lạt và vùng phụ
cận tỷ lệ 1:50.000. Kỹ thuật tích hợp 2 bản đồ thành phần (bản đồ thoái hóa đất tiềm
năng và bản đồ thoái hóa đất hiện tại) được thực hiện trong phần mềm ArcGIS 10.1.
Trên bản đồ thoái hóa đất tổng hợp thể hiện các đơn vị thoái hóa theo 3 cấp: Thoái hóa
yếu - TH1, thoái hóa trung bình - TH2, thoái hóa mạnh - TH3.
Kết quả đánh giá thoái hóa đất tổng hợp thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận
được thể hiện ở bảng 3.12, 3.13 và hình 3.6 cho thấy, cấp độ thoái hóa nhẹ đến trung
bình chiếm ưu thế với 93,2% DTTN. Trong đó:
- Thoái hóa nhẹ (TH1): Có diện tích lớn thứ 2 trong khu vực với 92.684,8 ha
(chiếm 22,3% DTTN). Chủ yếu phân bố trên vùng cao nguyên bóc mòn Đông Lạc
Dương, Tây Nam Lâm Hà, Nam Đức Trọng và vùng cao nguyên bazan Lâm Hà - Đức
Trọng, Đà Lạt và đồng bằng sông Đa Nhim (Đơn Dương).
107
- Thoái hoá trung bình (TH2): Có diện tích lớn nhất với 294.168,3 ha (chiếm
70,9% DTTN). Với phần lớn diện tích phân bố trên các địa hình núi cao, dốc trong khu
vực. Phần còn lại trên các vùng đất chuyển tiếp giữa các dạng địa hình núi và cao
nguyên ở Lâm Hà, Đức Trọng, Đà Lạt.
- Thoái hoá mạnh (TH3): Có diện tích nhỏ nhất 23.249,9 ha (chiếm 5,6%
DTTN). Phân bố rải rác trong khu vực, nhiều nhất trên vùng núi cao Tây Lạc Dương,
Bắc Lâm Hà, Đông Nam Đơn Dương và Nam Đà Lạt.
Bảng 3.12. Đặc điểm các cấp thoái hóa đất tổng hợp
Cấp
thoái
hóa
Đặc điểm
xuất hiện
Trên các loại
đất chính
Hiện trạng thảm thực
vật tƣơng ứng
Quá trình thoái hóa
ƣu thế
TH1
Yếu
Thoái hóa hiện
tại yếu trên
vùng có tiềm
năng thoái hóa
yếu đến trung
bình
Fk, Fu
Fs, Fd
Pf, Py, Dk, D
- Cây công nghiệp, cây
lâu năm
- Rừng tự nhiên lá kim
(thông ba lá) hoặc hỗn
giao cây lá rộng
- Lúa nước, chuyên màu
- Rửa trôi bề mặt
- Xói mòn trên các sườn
với trũng nông
- Ngập úng, glây hóa
TH2
Trung
bình
Thoái hóa hiện
tại trung bình
trên vùng có
tiềm năng
thoái hóa trung
bình đến mạnh
Fa, Fq, Fd, Fs
Ha
- Rừng tự nhiên cây lá
rộng, rừng thưa cây lá
kim (thông ba lá) hoặc
hỗn giao
- Rừng trồng
- Cây hàng năm
- Rửa trôi bề mặt
- Xói mòn trung bình
trên các sườn với các
khe, rãnh
- Suy thoái chất hữu cơ
- Laterit hình thành kết
von-đá ong
TH3
Mạnh
Thoái hóa hiện
tại mạnh trên
vùng có tiềm
năng thoái hóa
trung bình đến
mạnh
Fa, Fs, Xa - Rừng tre nứa thứ sinh
- Rừng trồng
- Trảng cây bụi
- Trảng cỏ
- Đất chưa sử dụng
- Rửa trôi bề mặt mạnh
- Bạc màu hóa
- Xói mòn mạnh với
máng xâm thực sâu
- Trượt lở, đổ lở trên
sườn dốc và dốc đứng
Nguồn dữ liệu: Kết quả phân tích của đề tài luận án
Bảng 3.13. Quy mô các cấp thoái hóa đất tổng hợp
Cấp thoái hóa Tổng DT
(ha)
Tỷ lệ
(%)
Thành phố, huyện
TP. Đà
Lạt
Lạc
Dƣơng
Đơn
Dƣơng
Đức
Trọng
Lâm
Hà
TH1 92.684,8 22,3 6.658,0 20.914,3 13.916,3 28.713,8 22.482,4
TH2 294.168,3 70,9 29.676,5 104.076,5 41.080,7 56.359,2 62.975,3
TH3 23.249,9 5,6 2.449,2 5.163,0 5.581,0 3.682,6 6.374,3
Tổng DTĐĐ 410.103,1 98,8 38.783,7 130.153,7 60.578,0 88.755,6 91.832,1
Sông, suối 4.998,8 1,2 662,0 982,0 557,2 1.606,5 1.191,1
Tổng DTTN 415.101,9 100,0 39.445,7 131.135,7 61.135,2 90.362,1 93.023,2
Nguồn dữ liệu: Kết quả tính toán của đề tài luận án
108
Hình 3.6. Cơ cấu phần trăm các cấp thoái hóa đất tổng hợp
Thống kê từ bản đồ thoái hóa đất tổng hợp theo loại sử dụng đất chính trên bản đồ
hiện trạng sử dụng đất năm 2015, thể hiện ở bảng 3.14 cho thấy: Phần lớn thoái hóa đất
tổng hợp dưới thảm thực vật rừng đều ở cấp trung bình; thoái hóa đất dưới thảm thực vật
cây hàng năm và lâu năm thường ở cấp nhẹ đến trung bình; thoái hóa đất đô thị (gồm các
loại đất ở và đất phi nông nghiệp) thường ở cấp trung bình; thoái hóa đất đồi núi chưa sử
dụng ở cấp trung bình đến mạnh và đất bằng chưa sử dụng ở cấp nhẹ đến trung bình.
Bảng 3.14. Kết quả đánh giá thoái hóa đất tổng hợp theo hiện trạng sử dụng đất
Loại sử dụng đất (LUTs)
Cấp thoái hóa đất tổng hợp
Thoái hóa nhẹ
(TH1)
Thoái hóa trung
bình (TH2)
Thoái hóa mạnh
(TH3)
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ
(%)
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ
(%)
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ
(%)
1. Đất trồng cây hàng năm 16.546,9 15,7 26.481,4 9,4 1.346,4 5,9
1.1. Đất trồng lúa 4.018,0 3,8 5.031,4 1,8 95,3 0,4
1.2. Đất trồng màu (rau, hoa) 9.485,1 9,0 16.320,9 5,8 1.152,2 5,1
1.3. Đất trồng cây hàng năm khác 3.043,8 2,9 5.129,1 1,8 98,9 0,4
2. Đất trồng cây lâu năm 40.762,7 38,6 66.615,4 23,6 5.305,9 23,4
2.1. Đất trồng cà phê vối 32.806,7 31,1 51.785,7 18,4 4.200,2 18,5
2.2. Đất trồng cà phê chè 5.885,0 5,6 9.289,5 3,3 753,5 3,3
2.3. Đất trồng chè 389,5 0,4 517,6 0,2 25,3 0,1
2.4. Đất trồng dâu tằm 425,4 0,4 1.116,4 0,4 77,2 0,3
2.5. Đất trồng cây ăn quả 1.221,8 1,2 3.206,6 1,1 221,6 1,0
2.6. Đất trồng cây lâu năm khác 34,3 0,0 700,3 0,3 27,4 0,1
3. Đất rừng 46.948,3 44,4 166.397,6 59,1 13.105,4 57,8
3.1. Đất rừng trồng thông ba lá 702,5 0,7 15.502,5 5,5 1.358,5 6,0
3.2. Đất rừng tự nhiên 46.245,8 43,8 150.895,1 53,6 11.746,9 51,8
4. Đất nông nghiệp khác 851,4 0,8 445 0,2 2,3 0,0
5. Đất đô thị 0 0,0 17.810,3 6,3 2.034,1 9,0
5.1. Đất ở 0 0,0 5.505,5 2,0 15,6 0,1
5.2. Đất phi nông nghiệp khác 0 0,0 12.304,8 4,4 2.018,5 8,9
6. Đất chưa sử dụng 747,4 0,7 3.807,1 1,4 895,6 4,0
6.1. Đất bằng chưa sử dụng 472.7 0,2 457,7 0,2 93,2 0,4
6.2. Đất đồi núi chưa sử dụng 492,9 0,5 3.131,2 1,1 802,4 3,5
Tổng DT đất đai tự nhiên 105.638,5 100,0 281.800,3 100,0 22.664,3 100,0
Nguồn dữ liệu: Kết quả tính toán của đề tài luận án
109
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
1. Qua kết quả phân tích hiện trạng sử dụng đất sản xuất và hiệu quả kinh tế của
các cây trồng nông - lâm nghiệp ở thành phố Đà Lạt và phụ cận, đã lựa chọn được 8
loại sử dụng đất (lúa, màu, cà phê vối, cà phê chè, chè, dâu tằm, cây ăn quả, thông bá
lá) phục vụ mục tiêu đánh giá. Phân tích yêu cầu sinh thái của các loại sử dụng đất và
đặc điểm đất đai, lựa chọn và phân cấp 12 chỉ tiêu (loại đất, độ dày tầng đất, thành
phần cơ giới, độ phì đất thực tế, độ cao, độ dốc, lượng mưa trung bình năm, nhiệt độ
trung bình năm, lượng mưa trung bình 2 tháng sau thu hoạch (tháng 1,2), phân bố
vùng hạn, điều kiện tưới) đã xây dựng được bản đồ đơn vị đất đai thành phố Đà Lạt và
vùng phụ cận tỷ lệ 1:50.000 bằng phương pháp tổ hợp các bản đồ chỉ tiêu trong GIS,
gồm 1.129 đơn vị đất đai.
Kết quả đánh giá, phân hạng thích hợp đất đai cho các loại sử dụng đất bằng
phương pháp tích hợp ALES - GIS đã xác định diện tích và phân bố các cấp thích hợp
của 8 loại sử dụng đất, trong đó: Diện tích đất đai thích hợp (S1, S2) cho trồng lúa là
5,3% , màu (rau, hoa) là 19,3%, cà phê chè là 12,9%, cà phê vối là 7,7%, chè là 10,9%,
dâu tằm là 11,1%, cây ăn quả là 15,2% và thông ba lá là 31,5% DTĐĐTN.
Kết quả thống kê diện tích các cấp thích hợp (S1, S2) theo hiện trạng sử dụng
đất sản xuất nông - lâm nghiệp năm 2015 của thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đã
cho thấy, thực tế diện tích đất đai có mức thích hợp (S1, S2) đang được sử dụng để:
trồng lúa là 1,2%, màu (rau, hoa) là 3,7%, cà phê vối là 5,4%, cà phê chè là 1,4%, chè
là 0,1%, dâu tằm là 0,4%, cây ăn quả là 0,97% và thông ba lá là 0,75% DTĐĐTN.
2. Có 6 quá trình thoái hóa đất chủ yếu diễn ra trên lãnh thổ thành phố Đà Lạt
và vùng phụ cận là: Xói mòn - rửa trôi; Feralit - laterit hình thành kết von, đá ong; Suy
thoái hóa học; Glây hóa; Trượt lở đất; Ô nhiễm đất.
Qua phân tích và đánh giá các yếu tố tiền đề dẫn đến thoái hóa đất của mỗi đơn
vị cấu trúc thổ nhưỡng phát sinh (đá mẹ/mẫu chất, vỏ phong hóa, độ dày tầng đất, hình
thái địa hình, độ dốc, mức độ khô hạn, mức độ xói mòn tiềm năng) đã xây dựng bản đồ
thoái hóa đất tiềm năng thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận tỷ lệ 1:50.000 và xác định
quy mô 3 cấp thoái hóa đất tiềm năng: Thoái hóa tiềm năng yếu (T1) chiếm 7,4%,
thoái hóa tiềm năng trung bình (T2) chiếm 32,5%, thoái hóa tiềm năng mạnh (T3)
chiếm 58,9% DTTN.
110
Qua phân tích thực trạng suy giảm các tính chất đất tại thời điểm nghiên cứu
theo các chỉ tiêu về: Hàm lượng chất hữu cơ tổng số, hiện trạng thảm thực vật và mức
độ xói mòn đất hiện tại, đã thành lập bản đồ thoái hóa đất hiện tại thành phố Đà Lạt và
vùng phụ cận tỷ lệ 1:50.000 và xác định quy mô các cấp thoái hóa đất hiện tại như sau:
Không và thoái hóa hiện tại yếu (H1) chiếm 60,3%, thoái hóa hiện tại trung bình (T2)
chiếm 27,5%, thoái hóa hiện tại mạnh chiếm 11,0% DTTN.
Tổ hợp kết quả thoái hóa đất hiện tại và thoái hóa đất tiềm năng bằng phương
pháp ma trận tương quan trong môi trường GIS, đã thành lập được bản đồ thoái hóa
đất tổng hợp thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận tỷ lệ 1:50.000 và xác định được quy
mô các cấp thoái hóa đất tổng hợp như sau: Thoái hóa tổng hợp yếu (TH1) chiếm
22,3%, thoái hóa tổng hợp trung bình (TH2) chiếm 70,9%, thoái hóa tổng hợp mạnh
(TH3) chiếm 5,6% DTTN. Kết quả đánh giá thoái đất tổng hợp có ý nghĩa dự báo mức
độ thoái hóa đất của các đơn vị cấu trúc thổ nhưỡng khi được sử dụng cho các mục
đích cụ thể, là cơ sở quan trọng cho quy hoạch và sử dụng đất bền vững của lãnh thổ.
Kết quả thống kê diện tích các cấp thoái hóa đất tổng hợp theo hiện trạng sử
dụng đất năm 2015 của thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đã cho thấy, phần lớn đất
dưới thảm thực vật rừng đều ở cấp thoái hóa tổng hợp trung bình; Thảm thực vật cây
hàng năm và lâu năm thường ở cấp thoái hóa tổng hợp nhẹ đến trung bình; Đất đô thị
(gồm các loại đất ở và đất phi nông nghiệp khác) thường ở cấp thoái hóa tổng hợp
trung bình; Đất đồi núi chưa sử dụng ở cấp thoái hóa tổng hợp trung bình đến mạnh và
đất bằng chưa sử dụng ở cấp thoái hóa tổng hợp nhẹ đến trung bình.
111
CHƢƠNG 4. ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƢỚNG KHÔNG GIAN VÀ GIẢI PHÁP
SỬ DỤNG ĐẤT BỀN VỮNG THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT VÀ VÙNG PHỤ CẬN
4.1. Phân vùng địa lý thổ nhƣỡng thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận
4.1.1. Tính đặc thù trong phân hóa lớp phủ thổ nhưỡng
Lãnh thổ thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận chịu sự chi phối của quy luật địa
đới là nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa á xích đạo với tổng lượng bức xạ trung bình
năm lớn và tổng nhiệt độ năm cao. Do đó, lớp phủ thổ nhưỡng (LPTN) cũng mang
đậm tính chất địa đới này, thể hiện qua quá trình thành tạo đất phổ biến là quá trình
feralit, với các loại đất feralit chiếm diện tích ưu thế trong lớp phủ. Tuy vậy, với quy
mô diện tích không lớn, sự thay đổi nền bức xạ và chế độ nhiệt ẩm theo vĩ độ từ Bắc
xuống Nam rất nhỏ ở thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận, dẫn đến hệ quả là LPTN
không thay đổi rõ nét dưới tác động của quy luật địa đới.
Trong khi đó, LPTN thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận lại thể hiện sự phân hóa
khá rõ theo quy luật phi địa đới, thể hiện ở sự phân hóa các loại đất theo đá mẹ và đai
cao do ảnh hưởng của địa chất - kiến tạo và địa hình.
4.1.1.1. Phân hóa theo địa chất - kiến tạo
Sự không đồng nhất về nền tảng địa chất và hình thái địa hình, đã dẫn tới sự phân
phối lại chế độ nhiệt - ẩm địa đới. Thực tế đã cho thấy, các đá quyết định thành phần các
nguyên tố hóa học và khoáng vật của LPTN. Mức độ chia cắt bề mặt và sự phát triển
của các quá trình thổ nhưỡng thường phụ thuộc vảo tuổi của đá mẹ (hay thời gian phát
triển của nó). Đồng thời, các quá trình kiến tạo đã tạo nên đặc điểm cấu trúc hình thái
địa hình như các dãy núi, khối núi, cao nguyên, đồng bằng bồi tụ, các hồ kiến tạo,.
Hướng núi, độ cao của các khối núi ảnh hưởng đến đường di chuyển của các khối khí, từ
đó tạo ra các ranh giới khí hậu quan trọng, tác động lên các quá trình thổ nhưỡng.
Cấu trúc địa chất và hình thái địa hình đã tạo nên sự phân hóa LPTN thành phố
Đà Lạt và vùng phụ cận theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, với 4 vùng chính như sau:
- Vùng núi cao và trung bình phía Tây Bắc và Đông Nam được cấu tạo chủ yếu
bởi hai nhóm đá macma axit và trầm tích hỗn hợp, các loại đất chính là đất mùn vàng
đỏ và fealit đỏ vàng trên đá macma axit, đá sét và biến chất.
- Vùng bình sơn nguyên bóc mòn ở trung tâm lãnh thổ, được cấu tạo chủ yếu
bởi đá trầm tích hỗn hợp và đá macma axit, các loại đất chính là feralit đỏ vàng trên đá
macma trung tính và axit yếu, đá sét và biến chất.
112
- Vùng cao nguyên bazan ở phía Nam, được cấu tạo chủ yếu bởi đá bazan, các
loại đất chính là đất feralit nâu đỏ, nâu vàng trên đá bazan.
- Vùng đồng bằng đáy thung lũng xâm thực - tích tụ trên bề mặt cao nguyên, có
các loại đất chính là đất phù sa, dốc tụ trên các đá mẹ khác nhau.
4.1.1.2. Phân hóa theo đai cao
Do ảnh hưởng của độ cao địa hình nên nền nhiệt độ của thành phố Đà Lạt và
vùng phụ cận bị hạ thấp đáng kể, nhiệt độ trung bình năm từ 18,2-21,30C. Đồng thời,
địa hình lãnh thổ phân tầng thấp dần từ Bắc xuống Nam, điều này đã đóng vai trò quan
trọng trong sự phân phối lại các điều kiện nhiệt - ẩm theo đai cao. Những vùng có độ
cao >1500m, nhiệt độ trung bình năm thấp hơn 3-50C so với vùng thấp hơn cùng vĩ độ.
Theo đó, các vành đai đất theo độ cao được hình thành như sau:
- Vành đai đất feralit đỏ vàng (600-1000m): Khí hậu mang tính chất nhiệt đới
ẩm, nhiệt độ trung bình năm 22-240C, LPTN thống trị là các loại đất feralit đỏ vàng
trên các loại đá bazan, đá sét và biến chẩt, đá macma axit.
- Vành đai đất feralit mùn đỏ vàng (1000-1600m): Khí hậu thuộc kiểu á nhiệt
đới ẩm trên núi thấp, nhiệt độ trung bình năm 18-210C. Các loại đất chính là đất feralit
đỏ vàng trên đá macma axit, đá macma trung tính đến axit yếu và đá phiến sét. Tuy
nhiên, ở đai này đã bắt đầu có sự xuất hiện của quá trình tích lũy mùn.
- Vành đai đất mùn feralit vàng đỏ trên núi (>1600m): Đặc trưng của khí hậu á
nhiệt đới ẩm trên núi, nhiệt độ trung bình năm 17-180C, đã dẫn đến quá trình tích lũy
mùn điển hình của đất feralit. Các loại đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit và trên đá
phiến sét đã thay thế hầu hết các loại đất feralit đỏ vàng.
4.1.1.3. Tính cân bằng mỏng manh, dễ bị tổn thương của LPTN cao nguyên miền núi
Đặc điểm khác biệt của LPTN thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận cũng như các
cao nguyên vùng núi khác so với vùng đồng bằng thể hiện ở dòng di chuyển vật chất
theo trọng lực chiếm ưu thế. LPTN có năng lượng địa hình lớn, tạo nên hai quá trình
đối lập: xói mòn, rửa trôi, trượt lở đất ở đồi núi dốc và bồi lắng, tích tụ ở thung lũng.
Đặc điểm này phản ánh tính mỏng manh dễ bị tổn thương của LPTN trong quá trình
khai thác, sử dụng đất cao nguyên miền núi. Chính vì vậy mà con người phải quan tâm
đến vấn đề bảo vệ cho sử dụng bền vững đất đai ở khu vực này.
Như vậy, xét trong phạm vi khu vực nghiên cứu, sự phân hóa LPTN theo vĩ độ
địa lý để hình thành các đơn vị phân vùng ĐLTN không thể hiện rõ ràng bằng ảnh
hưởng của các yếu tố phi địa đới, trong đó địa hình là yếu tố trội tạo nên phân hóa.
Tuy nhiên, tính chất chung của hệ thống đơn vị phân vùng ĐLTN vẫn được quyết định
bởi yếu tố khí hậu nhiệt đới gió mùa á xích đạo của nó.
113
4.1.2. Hệ thống phân vị và chỉ tiêu phân vùng địa lý thổ nhưỡng
Trên cơ sở tham khảo các hệ thống phân vị sử dụng trong phân vùng ĐLTN
Việt Nam tỷ lệ 1:1.000.000 (Tôn Thất Chiểu và cs, 1996) [28, 130], phân vùng ĐLTN
Tây Nguyên tỷ lệ 1:250.000 (Lưu Thế Anh và cs, 2014) [10] và phân tích tính đặc thù
trong phân hóa LPTN theo các quy luật địa lý tự nhiên ở thành phố Đà Lạt và vùng
phụ cận. Hệ thống phân vị sử dụng cho bản đồ phân vùng ĐLTN thành phố Đà Lạt và
vùng phụ cận tỷ lệ 1:100.000 gồm: cấp vùng và cấp tiểu vùng ĐLTN. Trong đó, mỗi
cấp có những chỉ tiêu phân vùng cụ thể, thể hiện ở bảng 4.1.
Bảng 4.1. Hệ thống phân vị và chỉ tiêu phân vùng địa lý thổ nhưỡng
thành phố Đà Lạt và phụ cận
TT Cấp phân vị Chỉ tiêu phân vùng
1 Vùng Tính đồng nhất các tổ hợp đất phân hóa theo độ cao địa hình, sinh khí
hậu và đặc điểm đá mẹ/mẫu chất trên lãnh thổ đã hình thành nên các
vùng ĐLTN. Trong đó yếu tố trội phân hóa là yếu tố địa hình.
2 Tiểu vùng Tính đồng nhất các tổ hợp đất phân hóa theo kiểu địa hình và đặc trưng
sử dụng đất của mỗi vùng tách riêng ra các tiểu vùng ĐLTN.
Nguồn dữ liệu: Kết quả phân tích của đề tài luận án
Như vậy, trong hệ thống phân vùng ĐLTN thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận, chỉ
tiêu cấp vùng - mang tính phi địa đới phản ánh bản chất phân hóa tự nhiên của lớp phủ thổ
nhưỡng. Cấp tiểu vùng trong hệ thống được xem là cấp phản ánh trạng thái hiện tại trong
diễn thế phân hóa lớp phủ thổ nhưỡng. Mỗi tiểu vùng ĐLTN sẽ có những đặc trưng đất
đai riêng về địa chất, địa hình, đất và hiện trạng sử dụng đất, từ đó quy định hướng khai
thác, sử dụng và bảo vệ đất đai của mỗi tiểu vùng. Như vậy, tiểu vùng ĐLTN là cấp cơ sở
có ý nghĩa quan trọng khi định hướng quy hoạch sử dụng đất nói riêng và tổ chức lãnh thổ
phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường nói chung của khu vực nghiên cứu.
4.1.3. Kết quả phân vùng địa lý thổ nhưỡng thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận
Trên cơ sở hệ thống phân vị và chỉ tiêu các cấp sử dụng trong phân vùng địa lý
thổ nhưỡng thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận tỷ lệ 1:100.000. Lớp phủ thổ nhưỡng
lãnh thổ nghiên cứu được phân chia thành 5 vùng ĐLTN với 19 tiểu vùng ĐLTN khác
nhau. Đặc điểm và hướng sử dụng - bảo vệ đất của các vùng/tiểu vùng được thể hiện
trong bảng 4.2.
- Vùng đất mùn - feralit đỏ vàng trên núi trung bình Chư Yang Sin (I)
Nằm ở phía Bắc và là vùng núi cao nhất của lãnh thổ nghiên cứu, địa hình thuộc
kiểu núi khối tảng với độ cao trung bình 1600-1700m và tập trung một số đỉnh trên
dưới 2000m như Chư Yang Sin (2405m), Lang Biang (2163m), độ dốc trung bình 25-
35
0. Nền địa chất của vùng khá phức tạp gồm 2 nhóm đá chủ yếu: Nhóm macma axit,
114
thường tạo nên các khối núi cao và nhóm đá trầm tích hỗn hợp tạo nên các dạng địa
hình núi thấp hơn. Khí hậu của vùng thuộc kiểu á nhiệt đới ẩm trên núi, nhiệt độ trung
bình năm 17-180C, lượng mưa trung bình năm 1500-2200mm và tập trung chủ yếu vào
mùa mưa (tháng 5-12), mùa khô trung bình 2-3 tháng. Do đặc điểm địa chất, địa hình
và khí hậu như vậy đã hình thành nên lớp phủ thổ nhưỡng mỏng (< 50cm), chủ yếu
gồm các loại đất: mùn vàng đỏ, feralit đỏ vàng trên macma axit và trầm tích hỗn hợp.
Vùng được phân hóa ra 3 tiểu vùng, trong đó tiểu vùng đất feralit đỏ vàng trên
macma axit và sa phiến Bắc Lạc Dương (TV1) có diện tích lớn nhất, chiếm 9,1% DTTN.
- Vùng đất feralit - mùn đỏ vàng bình sơn nguyên Đà Lạt (II)
Đây là trung tâm của lãnh thổ nghiên cứu, địa hình thuộc kiểu bình sơn nguyên
bóc mòn với các đồi núi sót chia cắt mạnh, cao trung bình 1400-1500m, thấp dần theo
hướng Bắc Nam. Phía Bắc là vùng núi trung bình Chư Yang Sin, phía Đông và Đông
nam thì dốc thẳng xuống thung lũng sông Đa Nhim, còn phía Tây và Tây Nam thấp
dần xuống vùng núi thấp Tây Chư Yang Sin và vùng cao nguyên bazan Lâm Hà - Đức
Trọng. Nền địa chất của bình sơn nguyên bao gồm 2 nhóm đá chủ yếu là: Đá trầm tích
hỗn hợp và đá macma axit. Bề mặt địa hình của bình sơn nguyên Đà Lạt có thể chia
làm 2 bậc có độ cao chênh nhau trên dưới 100m, bậc thấp gồm các đồi thoải, độ dốc
trung bình 8-150, bậc cao gồm các địa hình núi trung bình (có các đỉnh trên dưới
1700m) tạo thành dãy lượn sóng mạnh với độ dốc sườn lớn (trung bình 15-250) bao
bọc xung quanh thành phố Đà Lạt. Khí hậu của vùng thuộc kiểu á nhiệt đới ẩm trên
núi, nhiệt độ trung bình năm 18-200C và rất ít chênh lệch giữa các tháng, lượng mưa
trung bình năm từ 1500-2000m với mùa mưa kéo dài 6 tháng (5-10), mùa khô trung
bình 2-3 tháng và chỉ chiếm khoảng 9% lượng mưa trung bình năm. Lớp phủ thổ
nhưỡng của vùng chiếm ưu thế là các đất feralit đỏ vàng trên macma axit và trầm tích
hỗn hợp, xen kẽ là đất mùn vàng đỏ trên núi.
Vùng được phân hóa ra 5 tiểu vùng, trong đó tiểu vùng đất feralit đỏ vàng trên
macma trung tính đến axit Nam Đà Lạt (TV8) có diện tích lớn nhất, chiếm 8,5% DTTN.
- Vùng đất feralit đỏ vàng núi thấp Tây Chư Yang Sin (III)
Là vùng núi thấp kéo dài của dãy Chư Yang Sin (1000-1100m), nằm theo rìa
phía Tây Nam của lãnh thổ nghiên cứu, ngăn cách với cao nguyên bazan Lâm Hà -
Đức Trọng bởi ranh giới bazan. Đại bộ phận đất đai được cấu tạo từ các đá trầm tích
hỗn hợp xen lẫn với các đá macma axit. Bề mặt địa hình của vùng gồm 2 kiểu là núi
thấp khối tảng và dãy đồi với sườn thoải đỉnh bằng. Là một vùng núi thấp nên khí hậu
của vùng mang tính chất á nhiệt đới ẩm trên núi, nhiệt độ trung bình năm 20-210C,
lượng mưa trung bình năm 1700-2000mm với mùa mưa kéo dài 6 tháng (5-10), mùa
115
khô từ 2-3 tháng. Lớp phủ thổ nhưỡng trong vùng gồm các loại chủ yếu là đất feralit
đỏ vàng trên macma axit và trầm tích hỗn hợp.
Vùng được phân hóa ra 2 tiểu vùng, trong đó tiểu vùng đất feralit đỏ vàng trên
macma trung tính đến axit và sa phiến Tây Lâm Hà (TV9) có diện tích lớn nhất, chiếm
3,6% DTTN.
- Vùng đất feralit nâu đỏ, nâu vàng cao nguyên bazan Lâm Hà - Đức Trọng (IV)
Vùng cao nguyên này chiếm phần trung tâm của 2 huyện Lâm Hà - Đức Trọng,
nằm kẹp giữa vùng núi thấp Tây Chư Yang Sin, vùng núi thấp Đơn Dương - Đức Trọng
và vùng sơn nguyên Đà Lạt. Nền địa chất của vùng khá đồng nhất với phần lớn diện tích
được bao phủ bởi đá bazan, phần nhỏ còn lại là các đá macma axit và trầm tích hỗn hợp.
Kiểu địa hình đặc trưng của vùng là cao nguyên bazan bóc mòn với các đồi núi sót, độ
cao trung bình 850-1000m. Bề mặt địa hình được phân thành hai bậc thấp dần từ Tây
Bắc xuống Đông Nam, phần lớn diện tích trong vùng bằng thoải, độ dốc trung bình 3-80.
Chế độ khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm, nhiệt độ trung bình năm 22-240C, do ảnh
hưởng của địa hình nên các khu vực nhỏ trong vùng có chế độ mưa khác nhau, lượng
mưa trung bình năm ở Lâm Hà (1600-1800mm) cao hơn ở Đức Trọng (1300-1500mm),
mùa khô từ 3-5 tháng và có 1 tháng hạn. Lớp phủ thổ nhưỡng chủ yếu là đất feralit nâu
đỏ và nâu vàng trên đá bazan, phần còn lại gồm các loại đất khác là feralit đỏ vàng trên
macma axit, trên trầm tích hỗn hợp và đất phù sa, đất dốc tụ.
Vùng được phân hóa ra 4 tiểu vùng, trong đó tiểu vùng đất feralit nâu vàng và
dốc tụ trên bazan Nam Lâm Hà (TV13) có diện tích lớn nhất, chiếm 9,7% DTTN.
- Vùng đất feralit
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_co_so_dia_ly_hoc_trong_khai_thac_su_dung.pdf