Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học trong việc đánh giá các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu – áp dụng cho tỉnh Quảng Ngãi - Chu Thị Thanh Hương

MỤC LỤC .iii

DANH MỤC BẢNG. vi

DANH MỤC HÌNH .viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . ix

MỞ ĐẦU . 12

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU

QUẢ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU . 20

1.1. Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới. 20

1.1.1. Đánh giá hiệu quả trước khi thực hiện các giải pháp thích ứng nhằm

xác định các giải pháp ưu tiên . 20

1.1.2. Đánh giá hiệu quả ở giai đoạn đang thực hiện và sau khi thực hiện

các giải pháp thích ứng. 21

1.1.3. Đo đạc, báo cáo, thẩm định các hoạt động thích ứng với biến đổi khí

hậu. 28

1.2. Tổng quan các nghiên cứu ở Việt Nam . 30

1.2.1. Bộ chỉ số thích ứng với biến đổi khí hậu. 30

1.2.2. Công cụ lựa chọn ưu tiên đầu tư cho thích ứng với biến đổi khí hậu.

. 31

1.2.3. Hệ thống chỉ số theo dõi, giám sát và đánh giá Chương trình Mục tiêu

quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2012-2015. 33

1.2.4. Đánh giá tác động của Chương trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí

hậu. 34

1.2.5. Các tiêu chí đánh giá dự án ưu tiên theo Chương trình Hỗ trợ ứng phó

với biến đổi khí hậu. 34

1.2.6. Một số tiêu chí đánh giá mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu. 35

1.2.7. Đo đạc, Báo cáo, Thẩm định các hoạt động thích ứng với biến đổi khí

hậu ở Việt Nam . 37

1.2.8. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu

trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. 38

1.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu. 40

1.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi. 40

1.3.2. Biến đổi khí hậu ở tỉnh Quảng Ngãi. 42

1.3.3. Các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu ở Quảng Ngãi. 48iv

1.4. Số liệu sử dụng trong Luận án. 53

1.5. Kết luận Chương 1. 54

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỀ

XUẤT QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN

ĐỔI KHÍ HẬU. 58

2.1. Phân tích lựa chọn phương pháp đánh giá hiệu quả của các hoạt động thích

ứng với biến đổi khí hậu. 58

2.1.1. Đánh giá ưu điểm và hạn chế của từng phương pháp và khả năng áp

dụng phù hợp với mục đích nghiên cứu. 58

2.1.2. Lựa chọn phương pháp đánh giá hiệu quả các hoạt động thích ứng

với biến đổi khí hậu. 64

2.2.3 Phương pháp Delphi. 68

2.2.4. Phương pháp quản lý dựa trên kết quả RBM . 73

2.2. Đề xuất quy trình đánh giá hiệu quả của các hoạt động thích ứng với biến đổi

khí hậu. 75

2.2.1. Quy trình đánh giá hiệu quả của các hoạt động thích ứng với biến đổi

khí hậu . 76

2.2.2. Chỉ số đánh giá hiệu quả của hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu

. 80

2.2.3. Đường cơ sở về hiện trạng thích ứng với biến đổi khí hậu . 85

2.2.4. So sánh kết quả thực hiện hoạt động thích ứng với Đường cơ sở . 86

2.3. Kết luận Chương 2. 88

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ

HẬU CHO TỈNH QUẢNG NGÃI VÀ ĐỀ XUẤT KHUNG ĐO ĐẠC, BÁO

CÁO, THẨM ĐỊNH CHO THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU. 90

3.1. Đánh giá hiệu quả của hoạt động trồng rừng ngập mặn ven biển Quảng Ngãi

. 90

3.1.1. Xây dựng bộ chỉ số giám sát đánh giá. 90

3.1.2. Xây dựng bộ câu hỏi thẩm định kết quả dự án . 98

3.1.3. Đánh giá hiệu quả của hoạt động trồng rừng ngập mặn. 103

3.2. Đánh giá hiệu quả của hoạt động quản lý tổng hợp đới bờ tỉnh Quảng Ngãi .

. 109

3.2.1. Xây dựng bộ chỉ số giám sát đánh giá. 109

3.2.2. Xây dựng bộ câu hỏi thẩm định kết quả của dự án. 115

3.2.3. Đánh giá hiệu quả thích ứng của dự án . 121v

3.3. Bài học từ việc đánh giá hiệu quả hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu.

. 126

3.4. Đề xuất khung Đo đạc, Báo cáo, Thẩm định thích ứng với biến đổi khí hậu.

. 127

3.4.1. Đánh giá những khó khăn và các yếu tố cần thiết để thực hiện Đo đạc,

Báo cáo, Thẩm định thích ứng với biến đổi khí hậu. 127

3.4.2. Đề xuất khung Đo đạc, Báo cáo, Thẩm định thích ứng với biến đổi khí

hậu. 131

3.4.3. Khung Đo đạc, Báo cáo, Thẩm định thích ứng với biến đổi khí hậu

cấp quốc gia. 138

3.5. Kết luận Chương 3. 142

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 145

A. Kết luận. 145

B. Kiến nghị. 147

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ . 149

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 150

PHỤ LỤC . 156vi

pdf170 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 695 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học trong việc đánh giá các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu – áp dụng cho tỉnh Quảng Ngãi - Chu Thị Thanh Hương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Delphi là mộ̂t quá trình tham vấn các bên liên quan lặp đi, lặp lại 69 phương pháp nghiên cứu định tính, mặt khác cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng (không chứa tham số thống kê) để mô tả mức độ đồng thuận về một số báo cáo. Có hai cách thức sử dụng Delphi: Delphi theo phương thức truyền thống và Delphi sử dụng cho 4 giai đoạn [33]. Phương pháp Delphi được áp dụng ở nhiều lĩnh vực: kinh tế, môi trường, phát triển bền vững, sử dụng đất, nông nghiệp, giao thông, điều dưỡng, du lịchvà BĐKH. Bunting đã sử dụng phương pháp Delphi để tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia tương tác và đạt được sự đồng thuận trong việc phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững [25]. Đối với lĩnh vực giao thông vận tải, sự kết hợp giữa phương pháp Delphi và Mô hình Mạng lưới Bayesian được sử dụng để dự báo tai nạn ở đường cao tốc tại các nước đang phát triển [24] . Seyyed Ali Delbari sử dụng phương pháp Delphi 2 giai đoạn cùng với Mô hình phân tích thứ bậc (AHP) để xác định và ưu tiên các chỉ số cạnh tranh quan trọng cho dịch vụ hàng không [44] . Tương lai của ngành in 3D cũng được tham vấn với các chuyên gia bằng việc sử dụng phương pháp Delphi. Mười tám dự báo đã được xây dựng để đưa ra kịch bản tương lai cho ngành in 3D [43]. Theo Thomas Foth, phương pháp Delphi đã được sử dụng trong 1085 bài báo về nghiên cứu điều dưỡng, 799 bài báo đã được đăng trên các tạp trí điều dưỡng. Năm 2015 Nguyễn An Thịnh sử dụng phương pháp Delphi kết hợp với khung DPSIR (Động lực - Áp lực - Hiện trạng - Tác động - Đáp ứng/ Divers- Presssures-States-Impacts-Respones) để đánh giá các HĐTƯ với BĐKH của cộng đồng địa phương khu vực ven biển. Các câu hỏi được đưa ra nhằm đánh giá mức độ đồng thuận của các thành viên thuộc nhóm tham vấn. Giá trị Kendall được tính toán sau vòng hai đạt 0.681 cho thấy mức độ đồng thuận cao của các thành viên. Nghiên cứu chỉ ra rằng việc phát triển hệ sinh thái bền vững, quy hoạch nông thôn mới được xem là các biện pháp thích ứng địa phương phù hợp 70 trong khu vực nghiên cứu. Lê Trịnh Hải cùng nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp Delphi để xây dựng bộ chỉ số phát triển bền vững tập trung vào các lĩnh vực môi trường và y tế, áp dụng cho tỉnh Quảng Trị [39]. Luận án áp dụng phương pháp Delphi với quá trình phân tích được chia làm ba giai đoạn là trước, trong và sau khi tham vấn. Quá trình tham vấn được chia thành 2 vòng. Tại vòng 1, một loạt các câu hỏi mở thích hợp cho vấn đề được xây dựng và gửi cho các chuyên gia để họ trả lời. Các câu trả lời từ các chuyên gia trong vòng đầu tiên đu ̛ợc nhóm lại thành một báo cáo. Báo cáo này được gửi trở lại đến các chuyên gia để tham vấn vòng 2. Quá trình lựa chọn các chỉ số giám sát các HĐTƯ với BĐKH được thực hiện cụ thể qua 8 bước nhỏ, 3 giai đoạn trước, trong và sau khi tham vấn cụ thể như sau: - Giai đoạn trước khi tham vấn: + Bước 1. Lựa chọn nhóm chuyên gia có liên quan tới quá trình Delphi Số lượng chuyên gia được lựa chọn để tham gia vào quá trình tham vấn sử dụng phương pháp Delphi là khác nhau trong các nghiên cứu, có thể từ 3-5 người [39]; 7 người [28], [39]; 36 người [23]. + Bước 2. Xây dựng tiêu chí giám sát dựa trên công cụ quản lý dựa trên kết quả (RBM), khung logic được xem là phương pháp chính của hệ thống giám sát đánh giá M&E + Bước 3. Các câu hỏi được xây dựng dựa trên kết quả thực hiện của 2 dự án. Ở bước này tất cả các câu hỏi để mở để thảo luận. Đối với mỗi kết quả dự án, chỉ số dự án được xây dựng. Mẫu câu hỏi được trình bày trong Bảng 2.2. - Giai đoạn tham vấn: + Bước 4. Áp dụng phương pháp Delphi vòng 1 71 Sử dụng các câu hỏi mở, buổi họp tham vấn ý kiến chuyên gia được tổ chức. Các chuyên gia được yêu cầu đánh giá mức độ đồng thuận với bộ chỉ số đưa ra. Mức đồng thuận được sắp xếp từ 1-5 như sau: (i) rất không liên quan; (ii) không liên quan; (iii) có ít nhiều liên quan; (iv) liên quan; (v) rất liên quan. Mẫu câu hỏi cho các chuyên gia về các biện pháp thích ứng được trình bày trong Bảng 2.2. Bảng 2.2. Mẫu câu hỏi cho các chuyên gia về mức độ liên quan của bộ chỉ số nhằm giám sát các hoạt động thích ứng Mức độ có liên quan của chỉ số Chỉ số Rất không liên quan (1) Không liên quan (2) Có ít nhiều liên quan (3) Liên quan (4) Rất liên quan (5) Chỉ số về tăng cường năng lực thích ứng (AC) AC1 ACn Chỉ số về thực hiện HĐTƯ (AAs) AAs 1 AAsn Chỉ số về phát triển bền vững (SD) SD1 SDn + Bước 5. Phân tích dữ liệu vòng 1 Sau khi thu thập dữ liệu bằng Phương pháp Delphi, mỗi nhóm tác giả lựa chọn quy tắc khác nhau để tổng hợp và phân tích kết quả, 2 quy tắc hay sử dụng là KAMET và Khung DPSIR (giá trị Kendal được để đánh giá sự phù hợp của chỉ số cần tham vấn. Mức độ đồng thuận được cho điểm theo các ngưỡng 0,0- 72 0,1; >0,1-0,3; >0,3-0,5; >0,5-0,7; >0,7-1,0 tương đương với mức độ đồng thuận rất yếu; yếu; trung bình; mạnh; rất mạnh). Dựa vào kết quả đánh giá, các giá trị Trung vị (Md); Độ lệch tứ phân vị (Q); Giá trị trung bình (qi) và Phương sai (%) theo quy tắc KAMET được tính toán trong Bảng 2.3. Bảng 2.3. Quy tắc KAMET phân tích đánh giá từ các chuyên gia sử dụng phương pháp Delphi Vòng t Vòng t + 1 Vòng t + 2 Giá trị trung bình (qi) ≥ 3,5 Nếu (qi) ≥ 3,5, Q ≤ 0,5 và (%) < 15%, thì qi được chấp nhận và không cần phải tham vấn về qi nữa. Giá trị trung bình (qi) < 3,5 Nếu (qi) <3,5 và Q ≤ 0,5 và (%) ≤ 15% thì qi bị loại, và không cần phải tham vấn về qi nữa Nếu (qi) ≥ 3,5, Q ≤ 0,5 và (%) ≤ 15% thì qi được chấp thuận và không cần phải tham vấn về qi nữa. Ghi chú: Giá trị trung bình (qi): giá trị trung bình của các câu hỏi cho qi; Phương sai (%): tỷ lệ chuyên gia thay đổi ý kiến đánh giá đối với qi và Q là Độ lệch tứ phân vị. Nguồn: [28] + Bước 6. Áp dụng phương pháp Delphi vòng 2 Bảng câu hỏi được gửi cho các chuyên gia trong vòng 2 để tham vấn ý kiến đồng thuận hoặc mức độ ổn định trong câu trả lời của các thành viên. Chỉ số không được sử dụng khi một chuyên gia không trả lời chắc chắn các câu hỏi đưa ra [28], [39]. - Giai đoạn sau khi tham vấn: + Bước 7. Phân tích dữ liệu vòng 2 Sau khi dữ liệu được thu thập tại vòng 2, tiến hành phân tích kết quả. Việc phân tích dựa trên quy tắc KAMET như trên. Các chỉ số Trung vị (Md); Độ lệch tứ phân vị (Q); Giá trị trung bình (qi) và Phương sai (%) được tính toán lại ở bước này. 73 Trong trường hợp tất cả các câu hỏi được chấp thuận hoặc từ chối; hoặc Giá trị trung bình cao hơn 3,5 và Phương sai thấp hơn 15%, phương pháp Delphi kết thúc [28]. + Bước 8. Phân tích và tổng hợp kết quả Kết quả được tổng hợp, phân tích và báo cáo tóm tắt kèm kết luận được gửi cho nhóm chuyên gia để lưu và tham khảo khi cần thiết. 2.2.4. Phương pháp quản lý dựa trên kết quả RBM Quản lý dựa trên kết quả RBM là một trong 3 quy tắc giám sát, đánh giá HĐTƯ. Hình 2.1 minh họa sự phát triển các quy tắc về M&E thích ứng từ những nỗ lực thích ứng đầu tiên đúc kết nên những bài học kinh nghiệm về M&E thích ứng, trên cơ sở đó đề xuất ra các quy tắc về M&E thích ứng bao gồm quy tắc RBM, học hỏi và tính linh hoạt. Hình 2.1. Các quy tắc giám sát đánh giá các HĐTƯ [46] Bản thân vấn đề BĐKH và thích ứng với BĐKH hàm ẩn tính không chắn chắn về việc BĐKH sẽ diễn biến như thế nào và những hoạt động gì sẽ mang lại hiệu quả thích ứng tốt. Một hệ thống giám sát đánh giá thích ứng rút ra từ những hoạt động trong quá khứ, cập nhật những thông tin và yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thích ứng trong lương lai sẽ cung cấp những thông tin quan trọng. Có thể nói đây là một chức năng cốt lõi của giám sát đánh giá thích ứng nhằm hỗ trợ khả năng hiểu rõ được những nỗ lực thành công trong thực hiện HĐTƯ 74 độc lập, tránh những hoạt không thành công/thất bại và tích lũy được những bài học về làm gì để đạt được hiệu quả thích ứng cao. Điều quan trọng hơn, việc cập nhật giám sát đánh giá thích ứng và đúc rút các bài học kinh nghiệm có thể giúp giải thích tại sao và làm thế nào để các HĐTƯ trong tương lai có thể đạt được kết quả tốt nhất. Đối với nhiều giải pháp thích ứng phức tạp, để xác định được giải pháp đúng đôi khi đã rút kinh nghiệm từ những HĐTƯ chưa đạt được hiệu quả được thực hiện trước đó. Quá trình chia sẻ thông tin và kinh nghiệm giữa các bên liên quan sẽ làm tăng nhanh quá trình cải thiện hiệu quả của các hoạt động thích ứng. Các hệ thống MRV thích ứng được sử dụng để đánh giá chất lượng HĐTƯ phải tính đến các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi lâu dài, ngay cả khi các hệ thống này không được đo trong khoảng thời gian thực hiện. Quản lý dựa trên kết quả sẽ giúp nắm bắt được chất lượng việc nỗ lực thực hiện và kết quả. Quản lý dựa trên kết quả cũng sẽ hỗ trợ những nỗ lực để đáp ứng các mục tiêu định kỳ và nắm bắt bằng chứng để đưa ra những thay đổi có chủ ý và không chủ ý. Trong bối cảnh ngắn hạn của một HĐTƯ cụ thể, các khung hướng dẫn thích ứng được thiết kế để giúp cho phép áp dụng việc quản lý dựa vào kết quả (UNDP, World Bank, GEF, GIZ). Những công cụ này vẫn đang phát triển và đang ngày càng có định hướng hơn. Theo thời gian, các công cụ này cần hỗ trợ hơn nữa các nhà nghiên cứu trong việc điều chỉnh các chiến lược và giả định trong quá trình thực hiện thích ứng, để đảm bảo đạt được các mục tiêu và kết quả như mong đợi. Các thông tin dữ liệu về dự án như bối cảnh hiện tại, đánh giá tính dễ bị tổn thương, các điều kiện kinh tế - xã hội được sử dụng làm đầu vào để xác định giá trị của bộ chỉ số nhằm đánh giá hiệu quả của các HĐTƯ với BĐKH. 75 RBM giúp đánh giá chất lượng của HĐTƯ sau khi thực hiện, trên cơ sở đó có thể đề xuất thay đổi nếu chưa phù hợp hoặc chưa hiệu quả. Hiệu quả các HĐTƯ với BĐKH cần được đánh giá dựa trên các mục tiêu đề ra của hoạt động và kết quả thực hiện các hoạt động đó. Vì vậy, chỉ số đánh giá hiệu quả của HĐTƯ dựa trên kết quả được chia thành 3 nhóm chỉ số thành phần [46]. Để so sánh và đánh giá kết quả của hành động thích ứng so với trường hợp không thực hiện hành động thích ứng cần xây dựng đường cơ sở . Bộ công cụ quản lý dựa vào kết quả (RBM) là công cụ chủ chốt cho hệ thống giám sát đánh giá các HĐTƯ. Trong khuôn khổ nghiên cứu này, RBM được sử dụng trong suốt quy trình đánh giá hiệu quả của các HĐTƯ với BĐKH. 2.2. Đề xuất quy trình đánh giá hiệu quả của các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu Một HĐTƯ với BĐKH được đánh giá là có hiệu quả thì ngoài việc đạt được những mục tiêu đề ra cần phải góp phần (i) Giảm tính dễ bị tổn thương do BĐKH; (ii) Tăng cường khả năng thích ứng; và (iii) Thúc đẩy quá trình phát triển bền vững ở địa phương. Do đó, việc đánh giá hiệu quả của các HĐTƯ với BĐKH cần phải được đánh giá dựa trên các mục tiêu đề ra của hoạt động và hiệu quả thích ứng chung của địa phương. Mục đích của quy trình đánh giá hiệu quả thích ứng này là nhằm giúp hỗ trợ các địa phương đánh giá được hiệu quả của các HĐTƯ với BĐKH, bằng cách tích hợp các giải pháp thích ứng trung hạn và dài hạn trong chiến lược/kế hoạch phát triển ngành/khu vực. Các thông tin dữ liệu về dự án như bối cảnh hiện tại, phân tích tính dễ bị tổn thương, các điều kiện kinh tế xã hội sẽ được sử dụng làm đầu vào của bộ chỉ số. Quá trình đánh giá và giám sát dự án/HĐTƯ được thể hiện ở Hình 2.2 và Hình 2.3, khung đánh giá hiệu quả thích ứng này sẽ hỗ trợ quá trình giám sát và đánh giá dự án trong 3 giai đoạn của chu trình dự án: giai đoạn đầu (thiết 76 kế dự án), giai đoạn giữa (triển khai thực hiện dự án) và giai đoạn kết thúc dự án (đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm). Quá trình giám sát đánh giá sẽ liệt kê các chỉ số cụ thể của dự án, giúp người quản lý dự án và các nhà ra quyết định biết được dự án đang hoạt động theo đúng tiến độ hay không, cũng như chỉ rõ ra những chi phí và lợi ích của dự án/HĐTƯ. Hình 2.2. Khung đánh giá hiệu quả thích ứng với biến đổi khí hậu Hình 2.3. Quá trình đánh giá hiệu quả thích ứng với biến đổi khí hậu 2.2.1. Quy trình đánh giá hiệu quả của các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu Để phát triển một hệ thống giám sát đánh giá nhằm đánh giá hiệu quả, các HĐTƯ điều đầu tiên phải xác định các yếu tố quan trọng liên quan đến các chương trình kế hoạch, chính sách hay dự án mà có thể mang lại những thay đổi và tác động tích cực mong muốn [38]. Khi mỗi HĐTƯ sẽ được thực hiện ở một giai đoạn khác nhau của kế hoạch thích ứng thì việc xây dựng một hệ thống giám sát đánh giá thích ứng cũng sẽ tập trung vào những kết quả mong muốn. Một hệ thống giám sát đánh giá thích ứng tốt cần thiết lập được cơ sở cho các câu hỏi phù hợp và đúng thời điểm. Thiết kế dự án Triển khai thực hiện dự án Đánh giá dự án HĐTƯ Chỉ số quá trình Chỉ số dựa trên kết quả (RBM) Mục tiêu giữa kỳ Tăng cường KNTƯ Thực hiện HĐTƯ Phát triển bền vững 77 Để phát triển một quy trình đánh giá hiệu quả của các HĐTƯ cần xác định các bước chi tiết và các yếu tố đầu vào của quy trình. Dựa vào việc đánh giá những ưu điểm và khuyết điểm của các phương pháp giám sát và đánh giá thích ứng trên thế giới và ở Việt Nam, Luận án xây dựng và đề xuất quy trình đánh giá hiệu quả của các HĐTƯ với BĐKH gồm 6 bước (Hình 2.4). - Bước 1. Xây dựng bộ chỉ số giám sát đánh giá: Trước khi tiến hành xây dựng bộ chỉ số giám sát đánh giá, cần thông qua bước chuẩn bị, nghiên cứu, phân tích thông tin tổng quan về các HĐTƯ, như thông tin chính của các HĐTƯ như mục tiêu, hiện trạng ban đầu, các kết qủa chính của các HĐTƯ. Sử dụng phương pháp Delphi để tham vấn ý kiến chuyên gia về bộ chỉ số giám sát đánh giá. Các chỉ số thành phần được chia thành 3 nhóm để đánh giá hiệu quả thích ứng theo phương pháp RBM: (i) Nhóm chỉ số về tăng cường khả năng thích ứng; (ii) Nhóm chỉ số về Hình 2.4. Quy trình đánh giá hiệu quả các hoạt động thích ứng với BĐKH 78 thực hiện HĐTƯ; và (iii) Nhóm chỉ số về phát triển bền vững. Quá trình lựa chọn các chỉ số giám sát các HĐTƯ với BĐKH được thực hiện cụ thể qua 08 bước nhỏ, và được thực hiện theo 3 giai đoạn trước, trong và sau khi tham vấn, cụ thể như sau: (i) Lựa chọn nhóm chuyên gia tham gia quá trình tham vấn (Hình 2.5); (ii) Xây dựng tiêu chí giám sát hiệu quả của HĐTƯ dựa trên công cụ quản lý dựa trên kết quả (RBM); (iii) Các câu hỏi được xây dựng dựa trên kết quả thực hiện của dự án. Ở bước này tất cả các câu hỏi để mở để các chuyên gia thảo luận và cho ý kiến; (iv) Áp dụng phương pháp Delphi vòng 1; (v) Phân tích dữ liệu vòng 1; (vi) Áp dụng phương pháp Delphi vòng 2; (vii) Phân tích dữ liệu vòng 2; và (viii) Phân tích và tổng hợp kết quả. - Bước 2. Xây dựng bộ câu hỏi phỏng vấn kiểm tra quá trình/kết quả thực hiện hoạt động thích ứng: Việc xây dựng bộ câu hỏi phù hợp là một khâu quan trọng trong quy trình đánh giá hiệu quả của các HĐTƯ với BĐKH. Bộ câu hỏi cần bám sát bộ chỉ số quản lý dựa trên kết quả, phù hợp với đối tượng được hỏi. Các HĐTƯ với BĐKH chủ yếu được thực hiện ở gần khu vực cộng đồng dân cư, vì vậy các câu hỏi cần dễ hiểu, dễ trả lời nhằm thu được kết quả phỏng vấn như mong muốn. - Bước 3. Thực hiện cuộc điều tra, khảo sát về quá trình/kết quả thực hiện hoạt động thích ứng: Dựa trên các câu hỏi được xây dựng ở Bước 2, tiến hành khảo sát tại địa phương nhằm tìm hiểu về kết quả đạt được của HĐTƯ. Ở bước này, cần lựa chọn những cán bộ có hiểu biết về nội dung HĐTƯ, có kỹ năng giao tiếp tốt với người dân, khả năng làm việc nhóm để tham gia thực hiện phỏng vấn. - Bước 4. Phân tích số liệu thu thập: Câu trả lời cho các câu hỏi sau quá trình phỏng vấn được phân tích, tổng hợp theo từng nhóm chỉ số. Kết quả được quy đổi qua các đơn vị tính toán được xác định theo từng chỉ số. Đối với những chỉ số định lượng được, các ngưỡng đánh giá được tham khảo từ các tài liệu về 79 đánh giá thiệt hại do thiên tai và ý kiến chuyên gia (ví dụ - Để đánh giá mức độ thiệt hại về vật chất, theo Thông tư liên tịch TT 43/2015/TTLT BNNPTNT - BKHĐT Hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai, ngày 20/12/2015 quy định: Thiệt hại hoàn toàn: > 70% (cho 0 điểm); Thiệt hại rất nặng: 50 - 70% (cho 1 điểm); Thiệt hại nặng: 30 - 50% (cho 2 điểm); Thiệt hại một phần: < 30% (cho 3 điểm); Không thiệt hại: 0% (cho 4 điểm)). Đối với các chỉ số không định lượng được sẽ đánh giá định tính theo câu trả lời Không/ Có một phần/ Có và tiêu chuẩn hoá để quy ra cùng đơn vị (tương đương giá trị bằng 0; 0,5 và 1). Hình 2.5. Quá trình lựa chọn các chỉ số giám sát các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu 1. Lựa chọn nhóm chuyên gia 3. Xây dựng bộ câu hỏi phỏng vấn kiểm tra kết quả thực hiện HĐTƯ 5. Phân tích dữ liệu vòng 1 6. Áp dụng PP Delphi vòng 2 4. Áp dụng PP Delphi vòng 1 Điều tra, khảo sát thu thập thông tin 2. Xây dựng tiêu chí giám sát RBM Giai đoạn trước khi tham vấn Giai đoạn tham vấn 7. Phân tích dữ liệu vòng 2 8. Phân tích và tổng hợp kết quả Giai đoạn sau khi tham vấn 80 - Bước 5. Xây dựng đường cơ sở của hoạt động thích ứng: Đường cơ sở là thực trạng về mức độ dễ bị tổn thương và năng lực thích ứng, dựa vào đó có thể đánh giá được sự thay đổi khi đã thực hiện các hành động thích ứng. Đường cơ sở trong nghiên cứu này được xác định dựa trên hiện trạng của từng chỉ số thuộc 3 nhóm chỉ số dựa trên kết quả vào thời điểm trước khi thực hiện HĐTƯ. - Bước 6. So sánh kết quả thực hiện hoạt động thích ứng với đường cơ sở : Việc so sánh kết quả sau khi thực hiện hành động thích ứng (hoặc tại thời điểm thực hiện phỏng vấn) so với đường cơ sở (trước khi thực hiện hành động thích ứng) sẽ cho chúng ta hiệu quả của HĐTƯ. 2.2.2. Chỉ số đánh giá hiệu quả của hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu Một trong những thách thức của đánh giá hiệu quả thích ứng là lựa chọn được những chỉ số mà có thể thể hiện được bản chất và mức độ thay đổi để thích ứng với BĐKH trong một giai đoạn dài. Để nắm bắt được quá trình này, UNDP gợi ý các tiêu chí dưới đây nhằm xác định các chỉ số đánh giá hiệu quả của các HĐTƯ với BĐKH ở mức độ dự án/hoạt động: + Mục tiêu: Phạm vi các đối tượng dễ bị tổn thương mà dự án hướng tới (như cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp, cơ quan chính phủ, hoạch định chính sách); + Tác động: Mức độ giảm tổn thương và (hoặc) nâng cao năng lực thích ứng mà dự án hướng tới; + Tính bền vững: Khả năng tiếp tục quá trình thích ứng sau khi kết thúc dự án, do đó duy trì lợi ích phát triển; + Khả năng nhân rộng: Khả năng nhân rộng kết quả của dự án cho các bối cảnh khác. Các câu hỏi chính mà người xây dựng chỉ số thích ứng phải xem xét: + Các chỉ số xác định rủi ro và tính dễ bị tổn thương do khí hậu cần ở quy mô nào? 81 + Các chỉ số có thể giúp cho việc tính toán tính không thể thích ứng và tự thích ứng theo đánh giá rủi ro hoặc dễ bị tổn thương? + Các chỉ số giải quyết thỏa đáng các khung thời gian ngắn hạn (< 5 năm), trung hạn (5-20 năm) và dài hạn (trên 20 năm) tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu; + Để đạt được các khía cạnh thích ứng, những kết quả đo lường nào mà các chỉ số sẽ đóng góp? + Dựa trên các mục tiêu thích ứng, có hay không sự cân bằng tương xứng giữa các quá trình và kết quả của các chỉ số? Giữa các chỉ số định tính và định lượng? + Dự kiến khung thời gian để báo cáo và theo dõi nguồn lực sẵn có? + Có các chỉ số để đo lường chất lượng của thiết kế và thực hiện và các chỉ số đo lường tác động? Theo Viện Tài nguyên Thế giới, hiệu quả thích ứng với BĐKH có thể được thể hiện qua 3 nhóm chỉ số: (i) Nhóm chỉ số Tăng cường khả năng thích ứng (Adaptive Capacity (AC)) nhằm đánh giá khả năng một hoạt động có thể giúp tăng cường khả năng thích ứng với BĐKH của hệ thống tự nhiên hay người dân. Nhóm chỉ số tăng cường khả năng thích ứng là tổng hợp hệ thống các chỉ số xã hội, sinh học và vật lý quan trọng cho phép xác định các phản ứng của hệ thống tự nhiên hay con người xảy ra theo các điều kiện thay đổi nhằm mục đích duy trì sinh kế hay phúc lợi; (ii) Nhóm chỉ số Thực hiện HĐTƯ (Adaptation Actions (AAs)) để đánh giá mức độ đạt được mục tiêu của các HĐTƯ với BĐKH, năng lực thích ứng cần phải được tăng cường thông qua các quyết định và hành động cụ thể. Những hành động này có thể trực tiếp hoặc gián tiếp làm giảm các tác động của BĐKH hoặc giải quyết các yếu tố góp phần giảm tính dễ bị tổn thương; (iii) Nhóm chỉ số Phát triển bền vững (Sustained Development (SD)) thể hiện mục đích cuối cùng của thích ứng là cải thiện về mặt kinh tế và 82 sức khoẻ con người trong bối cảnh BĐKH thông qua việc giảm số lượng nạn nhân mắc bệnh do BĐKH gây ra hoặc tăng nguồn thu nhập cho người dân [46] (Hình 2.6). Phương pháp RBM được áp dụng và các chỉ số được sắp xếp theo 3 nhóm chỉ số tăng cường khả năng thích ứng, thực hiện HĐTƯ và phát triển bền vững để đánh giá được hiệu quả của một HĐTƯ với BĐKH. Người đánh giá hiệu quả thích ứng có thể dùng các nhóm chỉ số như được trình bày ở Hình 2.6 để phân loại chỉ số theo kết quả đầu ra, xác định đường cơ sở để đo lường tiến độ thực hiện theo từng nhóm chỉ số này. Hình 2.6. Bộ chỉ số thí dụ về các khía cạnh thích ứng Để xác định các chỉ số, cần thiết phải dựa trên các bảng câu hỏi, các câu hỏi này sẽ được tham vấn qua các chuyên gia, người dân trong địa bàn nghiên cứu. Tương tự như việc xây dựng các chỉ số, các câu hỏi đánh giá kết quả của HĐTƯ cũng được xây dựng tùy thuộc vào từng HĐTƯ, từng địa bàn cụ thể. Các câu hỏi chính đối với từng Nhóm chỉ số được chỉ ra như sau: 1) Đối với Nhóm chỉ số năng lực thích ứng: Khi xác định các chỉ số để đo lường khả năng thích ứng, nên xem xét các yếu tố sau đây: Nguồn lực và năng lực trong các tổ chức đang làm việc về các vấn đề liên quan đến thích ứng; Năng lực thích ứng Phát triển bền vững Thực hiện hoạt động thích ứng 83 Các nguồn thông tin về ảnh hưởng của BĐKH; Các nguồn lực hay các điều kiện khác có thể hỗ trợ cho các hành động dẫn tới tăng cường khả năng thích ứng. Các chỉ số có mô tả nguồn lực và năng lực cần thiết để hoạt động trên các rủi ro, nguy hiểm mức độ tổn thương cụ thể mà các can thiệp giải quyết không? Các kết quả thu được từ các chỉ số có giúp việc xác định các tùy chọn cho những hành động thích ứng và/hoặc phát triển bền vững trong bối cảnh BĐKH hay không? Các kết quả thu được từ các chỉ số có thể giúp các đối tượng, như nhà hoạch định chính sách hay cộng đồng đưa ra các quyết định về sự phát triển trong bối cảnh BĐKH hay không? 2) Đối với Nhóm chỉ số thực hiện hành động thích ứng: Kết quả được báo cáo của các chỉ số này có chỉ ra sự thay đổi các yếu tố dễ bị tổn thương của rủi ro khí hậu mà dựa vào đánh giá rủi ro/tính dễ bị tổn thương không? Liệu giá trị của chỉ số có thay đổi theo thời gian liên quan tới các kịch bản khí hậu có thời gian ngắn (<5 năm), trung bình (5-20 năm) hay dài hạn (trên 20 năm) không? Các kết quả báo cáo của bộ chỉ số này có chỉ ra nhu cầu khả năng thích ứng hay các lựa chọn xác định hỗ trợ phát triển bển vững của BĐKH không? Các kết quả báo cáo của bộ chỉ số này có thể giúp xác định các lựa chọn cho việc điều chỉnh các giả thuyết thích ứng, và các hoạt động liên quan nên là các hành động chứng minh sự hiệu quả hay thích nghi không tốt không? 3) Đối với Nhóm chỉ số phát triển bền vững: Làm thế nào mà các nhà hoạch định khu vực, các nhà hoạch định chính sách hoặc các nhà sản xuất khác có thể sử dụng kết quả của các chỉ số này để cải thiện việc xử lý các ảnh hưởng của BĐKH trong lĩnh vực của họ? Liệu các chỉ số có nắm bắt được "giá trị gia tăng" của sự thích nghi để hướng đến đạt được các mục tiêu phát triển các bên liên quan không? 4) Các tiêu chí lựa chọn chỉ số đánh giá hiệu quả các hoạt động thích ứng: Các chỉ số được sử dụng trong quy trình đánh giá hiệu quả của các HĐTƯ 84 nhằm hai mục đích: để đo lường tiến độ đạt được một mục tiêu thích ứng và để đánh giá đóng góp của những hành động cụ thể hướng tới mục tiêu ưu tiên thích ứng. Việc đánh giá và lựa chọn bộ chỉ số giám sát đánh giá hiệu quả của các HĐTƯ với BĐKH cần phải dựa vào một số tiêu chí nhất định để đảm bảo được yêu cầu trên. Năm 2013, dựa trên kinh nghiệm quốc tế và của Việt Nam trong việc lựa chọn các chỉ số đánh giá ưu tiên dự án thích ứng với BĐKH, Bộ KHĐT ban hành quyết định số 1485/QĐ-BKHĐT về khung hướng dẫn lựa chọn ưu tiên thích ứng với BĐKH trong lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó bộ chỉ số được lựa chọn theo tiêu chí “SMART - Specific (Cụ thể) - Measurable (Đo lường được) - Attainable (Có thể đạt được) - Relevant (Thích hợp) - Timebound (Ràng buộc về thời gian)”, cụ thể như sau: - Cụ thể (Specific): (i) Liệu chỉ số có đủ cụ thể để đo lường tiến độ đạt được mục tiêu ưu tiên thích ứng hay không?; (ii) Có chỉ ra được rõ ràng những gì sẽ được đo lường hay không?; (iii) Đã xác định

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_co_so_khoa_hoc_trong_viec_danh_gia_cac_gi.pdf
Tài liệu liên quan