Luận án Nghiên cứu đa dạng loài và thành phần hóa học tinh dầu của một số loài trong các chi hồng bì (clausena), ba chạc (euodia), cơm rượu (Glycosmis), muồng truổng (Zanthoxylum) thuộc họ cam (Rutaceae) ở Nghệ An - Hoàng Danh Trung

MỞ ĐẦU.1

1. Tính cấp thiết của đề tài. 1

2. Mục tiêu. 2

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án. 2

4. Đóng góp mới của Luận án . 2

5. Bố cục của luận án . 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .4

1.1. Tình hình nghiên cứu họ Cam (Rutaceae) . 4

1.1.1. Trên thế giới . 4

1.1.2. Ở Việt Nam . 6

1.1.3. Ở Nghệ An. 8

1.2. Tinh dầu và đặc tính của tinh dầu . 8

1.2.1. Khái niệm chung về cây tinh dầu . 8

1.2.2. Khái niệm về tinh dầu . 9

1.2.3. Phân bố cây tinh dầu trong hệ thực vật Việt Nam . 11

1.3. Giá trị sử dụng của tinh dầu các loài trong họ Cam (Rutaceae). 12

1.4. Nghiên cứu về thành phần hóa học tinh dầu họ Cam (Rutaceae) . 15

1.4.1. Trên thế giới. 15

1.4.2. Ở Việt Nam . 19

1.4.3. Ở Nghệ An. 21

1.5. Điều kiện tự nhiên và xã hội ở khu vực nghiên cứu. 22

1.5.1. Điều kiện tự nhiên . 22

1.5.2. Các nguồn tài nguyên. 24

1.5.3. Điều kiện kinh tế, xã hội. 26

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.27

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 272.2. Nội dung nghiên cứu . 27

2.3. Phương pháp nghiên cứu . 27

2.3.1. Phương pháp nghiên cứu thực vật. 27

2.3.2. Phương pháp xây dựng bản đồ phân bố của các loài.30

2.3.3. Phương pháp nghiên cứu tinh dầu. 29

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.34

3.1.Đa dạng thành phần loài trong các chi Hồng bì (Clausena), Ba chạc (Euodia),

Cơm rượu (Glycosmis) và Muồng truổng (Zanthoxylum) ở Nghệ An . 34

3.1.1. Danh lục thành phần loài . 34

3.1.2. Đa dạng về dạng thân. 37

3.1.3. Bổ sung vùng phân bố cho các loài trong các chi Hồng bì (Clausena), Ba

chạc (Euodia), Cơm rượu (Glycosmis) và Muồng truổng (Zanthoxylum). 38

3.1.4. Giá trị sử dụng của các loài trong các chi Hồng bì (Claussena), Ba chạc

(Euodia), Cơm rượu (Glycosmis) và Muồng truổng (Zanthoxylum) ở Nghệ An41

3.1.5. Đặc điểm sinh học của các chi và các loài trong chi Hồng bì (Clausena), Ba

chạc (Euodia), Cơm rượu (Glycosmis) và Muồng truổng (Zanthoxylum) ở Nghệ An

. 43

3.2. Thành phần hóa học tinh dầu một số loài thuộc các chi Hồng bì (Clausena) Ba

chạc (Euodia), Cơm rượu (Glycosmis) và Muồng truổng (Zanthoxylum) ở Nghệ

An . 85

3.2.1. Chi Hồng bì (Clausena) . 85

3.2.2. Chi Ba chạc (Euodia) . 96

3.2.3. Chi Cơm rượu (Glycosmis) . 106

3.2.4. Chi Muồng truổng (Zanthoxylum). 111

3.3. Kết quả thử hoạt tính sinh học tinh dầu của loài Euodia lepta.130

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .

pdf175 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 513 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu đa dạng loài và thành phần hóa học tinh dầu của một số loài trong các chi hồng bì (clausena), ba chạc (euodia), cơm rượu (Glycosmis), muồng truổng (Zanthoxylum) thuộc họ cam (Rutaceae) ở Nghệ An - Hoàng Danh Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
non thường có dạng dẹp, không có lông, vỏ cây có màu xám trắng hay xanh xám. Lá kép gồm 1-3 lá chét, cuống lá dài 5 cm, gốc cuống lá hơi phồng. Lá chét hình thuôn hoặc hình trứng ngược, cỡ 2-8 x 6-20 cm, cuống lá chét dài 6 mm, đỉnh và gốc lá thuôn-nhọn, mép lá nguyên, mặt đưới có 15-20 cặp gân bên, có nhiều tuyến nhỏ rõ. Cụm hoa thường ở nách lá, thường dài 4-12 cm, nhiều hoa; có lá bắc nhỏ, có lông; cuống hoa dài 1-1,5 mm. Hoa mẫu 4, đơn tính. Đài 4 thùy hình tam giác tù, mặt ngoài nhẵn, ở mép đài đôi khi có lông thưa, dài 0,5mm. Cánh hoa màu trắng-vàng nhạt, có nhiều tuyến rõ. Hoa đực: 4 nhị, chỉ nhị nhẵn hoặc có lông thưa ở gốc, dài gấp 2 lần cánh hoa; bầu thoái hóa, có nhiều lông dày, ngắn. Hoa cái: bầu gồm 4 lá noãn rời, chỉ dính nhau ở gốc, có lông; 1 vòi nhụy nhẵn, đầu nhụy phình. Quả gồm 4 nang, vỏ ngoài của nang có tuyến rõ, nhẵn, mỗi nang chứa 1 hạt. Hạt màu xanh-đen, bóng, dài 3-4 mm. 58 Ảnh 3.10. Euodia lepta (Spreng.) Merr. cành mang lá và cụm hoa (Ảnh Hoàng Danh Trung, VQG Pù Mát, 2013) Hình 3.13. Euodia lepta (Spreng.) Merr. cành mang lá và hoa (hình theo Bùi Thu Hà, 2012) Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 4-6, mùa quả tháng 6-7. Cây ưa sáng, mọc trên các đồi cây bụi, bìa rừng và trong rừng thưa, thường ở độ cao 100-1000 m. Phân bố: Mọc phổ biến khắp nơi ở Việt Nam. Còn có ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Đài Loan, Lào, Campuchia, Philippin, Niu Ghinê. Mẫu nghiên cứu: Nghệ An, Hoàng Danh Trung 3, 21, 37, 79, 89, 131, 164, 184, 186, 231, 237, 313, 315, 336, 348, 421, 452, 547, 560 (Mẫu được lưu giữ ở Bộ môn Thực vật, Viện Sư phạm Tự nhiên, trường Đại học Vinh). Giá trị sử dụng: Toàn cây cho tinh dầu; lá làm thuốc tắm cho phụ nữ sau khi sinh. 3. Dầu dấu háo ẩm (Euodia oreophila Guillaum.) (Ảnh 3.11; Hình 3.14) Mô tả: Cây gỗ nhỏ, cao 2m, cành non không lông. Lá mang 3 lá chét, cuống lá dài 3-10 cm. Lá chét hình thuôn, mỏng, có nhiều tuyến nhỏ, rõ, khi non có lông màu vàng, sau nhẵn, kích thước 2-6 x 8-20 cm, đỉnh nhọn, mặt dưới có 5-9 đôi gân bên. Cụm hoa ở nách lá, cao 5-7 cm; lá bắc nhỏ, hẹp, có lông. Hoa mẫu 4, đơn tính, cuống hoa dài 2 mm, có lông mịn. Đài 4, hình tam giác nhọn, mặt ngoài có lông. Cánh hoa 4, màu trắng, hình trứng, dài gấp 2-3 lần đài, nhẵn, dài 1,5-2 mm, mặt trong có gân dạng mạng lưới rõ. Hoa đực: 4 nhị, dài gấp 2 lần cánh hoa. Hoa cái: bầu gồm 4 lá noãn rời, có lông; 1 vòi nhụy ngắn, đầu nhụy thuôn. Quả nang, mặt ngoài vỏ nang có nhiều tuyến rõ. Hạt tròn, xanh đen, dài 3 mm. 59 Ảnh 3.11. Euodia oreophila Guillaum. cành mang lá (Ảnh Hoàng Danh Trung, Khu BTTN Pù Hoạt, 2014) Hình 3.14. Euodia oreophila Guillaum. 1. cành mang lá và cụm hoa; 2. hoa (hình theo Bùi Thu Hà, 2012) Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 3-5; mùa quả tháng 5-8. Mọc ở rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh, ở độ cao từ 800 - 2.400 m. Phân bố: Nghệ An (Kỳ Sơn: Nậm Càn, Na Ngoi, Mỹ Lý; Pù Hoạt (Tri Lễ, Hạnh Dịch), Đắk Lắk (Buôn Ma Thuột, Chư Yang Sin), Lâm Đồng (Braian, Lang Bian), Bình Dương, Đồng Nai. Mẫu nghiên cứu: Nghệ An, Hoàng Danh Trung 34, 115, 153, 197, 235, 300, 327, 334, 404 (Mẫu được lưu giữ ở Bộ môn Thực vật, Viện Sư phạm Tự nhiên, Trường Đại học Vinh). Giá trị sử dụng: Lá, quả cho tinh dầu. 4. Dấu dầu pasteuriana (Euodia pasteuriana A. Chev. ex Guillaum.) (Ảnh 3.12; Hình 3.15) Mô tả: Gỗ nhỏ cao 2-6 m. Lá kép 3 lá chét; cành và lá non có nhiều lông màu vàng; cuống lá dài 5-10 cm, có lông ngắn; lá chét hình trứng, cỡ 19-26 x 7- 9 cm; đỉnh nhọn, mặt sac có lông màu vàng, gân bên 14-18 đôi; gốc tròn, hơi lệch; cuống lá chét dày, dài 5-10 mm. Cụm hoa ở đỉnh cành và nách lá đỉnh cành, cuống hoa dài 2-3,5 mm. Hoa mẫu 4, đơn tính. Đài 4, hình tam giác tù. Cánh hoa màu trắng. Hoa đực 4, chỉ nhị nhẵn, dài bằng cánh hoa. Hoa cái bầu có 60 4 cánh noãn rời. Quả nang, vỏ ngoài có lông dày. Hạt màu xanh đen. Ảnh 3.12. Euodia pasteuriana A. Chev. ex Guillaum.; cành mang lá (Ảnh Hoàng Danh Trung, Khu BTTN Pù Hoạt, 2014) Hình 3.15. Euodia pasteuriana A. Chev. ex Guillaum. 1. cành mang lá; 2. cụm quả (hình theo Phạm Hoàng Hộ, 2000) Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 3-5, mùa quả tháng 5-7. Mọc ở rừng thứ sinh, ven rừng, ven suối, ưa sáng ở độ cao 100 - 1.100 m. Phân bố: Nghệ An (Kỳ Sơn: Nậm Càn, Na Ngoi; Pù Hoạt (Châu Kim, Nậm Giải, Hạnh Dịch; Pù Mát: Khe Kèm), Phú Yên (Sông Hinh), Khánh Hòa (Nha Trang, Khánh Vĩnh: Hòn Bà). Mẫu nghiên cứu: Nghệ An, Hoàng Danh Trung 16, 36, 84, 122, 162, 183, 317, 391, 434, 454 (Mẫu được lưu giữ ở Bộ môn Thực vật, Khoa Sinh học, trường Đại học Vinh). Giá trị sử dụng: Lá, quả cho tinh dầu. 5. Dầu dấu lá đơn (Euodia simplicifolia Ridley) (Ảnh 3.13; Hình 3.16) Syn.: Euodia viticina Wall. ex Kurz. Mô tả: Cây gỗ nhỏ hay bụi, cao tới 5 m, cành nhỏ màu xanh xám, không lông. Lá kép, thường 1 lá chét, đôi khi có 2-3 lá chét, cuống lá dài 5 cm. Lá chét hình bầu dục-trứng hay bầu dục-thuôn dài, cỡ 2,5-6 x 8-15 cm, mép nguyên, có nhiều tuyến nhỏ rõ, đỉnh lá nhọn hay nhọn kéo dài, mặt trên nhẵn hoặc có lông thưa trên gân chính, mặt dưới nhẵn hay có lông, gân bên 7-11 đôi, gốc lá tròn hoặc nhọn, cuống lá chét 1-2 cm. Cụm hoa ở nách lá, dài đến 4 cm; lá bắc nhỏ, có lông; cuống hoa ngắn hoặc gần như không cuống. Đài 4, hình tam giác tròn, 61 mặt ngoài và mép có lông. Tràng 4 cánh hoa, màu trắng, dài 1,5-2 mm, nhẵn, có nhiều tuyến. Hoa đực: 4 nhị, chỉ nhị dài bằng cánh hoa; bầu thoái hóa, có lông; vòi nhụy ngắn, đầu nhụy phồng. Hoa cái: bầu hình cầu tròn, nhẵn, vòi nhụy nhẵn, dài bằng hay dài hơn bầu, đầu nhụy phồng. Quả nang, dài 5 mm, vỏ nang có tuyến rải rác, mỗi nang có chứa 1 hạt. Hạt dài 4,5 mm, màu đen. Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 4-6, mùa quả tháng 8-10. Cây mọc ở rừng thứ sinh, trảng cây bụi, nơi sáng ở độ cao 200-1.200 m. Phân bố: Thanh Hóa, Ninh Bình, Nghệ An (Kỳ Sơn: Nậm Càn, Na Ngoi; Quỳ Châu: Châu Hoàn, Diên Lãm; Quỳ Hợp: Bình Chuẩn; Tương Dương: Nga My, Xiềng My; Pù Hoạt: Hạnh Dịch, Châu Thôn, Châu Kim, Thông Thụ, Đồng Văn), Thừa Thiên-Huế. Còn có ở Ấn Độ, Lào, Thái Lan. Mẫu nghiên cứu: Nghệ An, Hoàng Danh Trung 43, 82, 120, 140, 196, 218, 302, 322, 345, 368, 437, 454, 462 (Mẫu được lưu giữ ở Bộ môn Thực vật, Khoa Sinh học, trường Đại học Vinh). Giá trị sử dụng: Lá, hoa, quả cho tinh dầu. Ảnh 3.13. Euodia simplicifolia Ridley cành mang lá và cụm quả (Ảnh Hoàng Danh Trung, Khu BTTN Pù Hoạt, 2015) Hình 3.16. Euodia simplicifolia Ridley cành mang lá và cụm quả (hình theo Bùi Thu Hà, 2012) 3.1.5.3. Chi Cơm rượu (Glycosmis) 62 Cây gỗ nhỏ, cây bụi, không gai, phần non thường có lông màu nâu hoặc đỏ. Lá mọc cách, lá kép 1 lá chét hoặc lá kép gồm 2-7 lá chét; lá chét mọc cách, có nhiều điểm dầu, thường không có lông. Cụm hoa xim, hình chùy. Hoa lưỡng tính nhỏ; cuống hoa ngắn, có lông. Đài có 5 thùy (đôi khi 4), dính nhau ở gốc. Tràng gồm 4-5 cánh hoa, tiền khai lợp. Bộ nhị gồm 10 (đôi khi 8 hoặc ít hơn); các nhị dính xung quanh triền hoa, ngắn hơn hoặc dài bằng cánh hoa; đỉnh trung đới thường có 1 tuyến tinh dầu. Lá noãn dính nhau hoàn toàn; bầu 5 ô, đôi khi 4 hoặc 3 ô, mỗi ô có 1 noãn treo ở đỉnh ô; vòi nhụy ngắn hơn bầu, có lông dày, sớm rụng. Quả mọng, 1-2 hạt; không có lông hình túi mọng nước. Vỏ hạt mỏng; lá mầm đầy nạc, nhô lên, có nhiều điểm dầu, phôi rất nhỏ. 1. Cơm rượu lá mập (Glycosmis crassifolia Ridl.) (Ảnh 3.14; Hình 3.17) Mô tả: Cây gỗ nhỏ, cành nhẵn, tròn. Lá kép một lá chét, phiến lá chét hình trứng thuôn, cỡ 15 x 4,5-6 cm, đôi khi lá chét dài hơn 15 cm, dày, dai, không lông, đỉnh nhọn, gốc tròn, mép nguyên, gân bên 10-12 đôi, cuống lá chét dài 5-6 mm. Cụm họa ở nách lá, dài đến 2 cm, số lượng hoa trong cụm hoa nhiều hơn 2 hoa. Hoa mẫu 5. Đài gồm 5 thùy hình tam giác tù, mép có lông, mặt ngoài cánh hoa có tuyến. Bộ nhị gồm 10 nhị, chỉ nhị dẹp, hình dùi, dài bằng bầu, đỉnh bao phấn có một tuyến lớn. Bộ nhụy gồm các lá noãn dính nhau hoàn toàn, bầu hình cầu, vòi nhụy nhẵn. Quả hình cầu, khi chín có màu trắng, đường kính 0,8-1 cm. Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 10-12, mùa quả tháng 3 (năm sau). Mọc ở rừng nguyên sinh, thứ sinh, trảng cây bụi, rừng trên núi đá vôi, ở độ cao 100 – 1.300 m. Phân bố: Nghệ An (Pù Hoạt: Tiền Phong, Nậm Giải; Pù Mát: khu vực núi đá vôi Châu Khê), Kon Tum (Đăk Glei, Ngọc Linh), Khánh Hòa (Cam Lâm), Kiên Giang (Phú Quốc). Còn có ở Ấn độ, Mianma, Malaixia. Mẫu nghiên cứu: Nghệ An, Hoàng Danh Trung 78, 166, 202, 320, 376, 409, 419, 450, 532 (Mẫu được lưu giữ ở Bộ môn Thực vật, Viện Sư phạm Tự nhiên, trường Đại học Vinh). Giá trị sử dụng: Lá, hoa, quả cho tinh dầu. 63 Ảnh 3.14. Glycosmis crassifolia Ridl. cành mang lá và cụm quả (Ảnh Hoàng Danh Trung, Khu BTTN Pù Hoat, 2015) Hình 3.17. Glycosmis crassifolia Ridl. 1. cành mang lá và quả; 2. hoa; 3. quả; 4-5. nhị và nhụy (hình theo Phạm Hoàng Hộ, 2000) 2. Cơm rượu craib (Glycosmis craibii Tanaka) (Ảnh 3.15; Hình 3.18) Syn.: Glycosmis singuliflora Craib. Mô tả: Cây bụi, cao 2 m, cành mảnh, nhẵn, trục mang lá chét không có cánh. Lá kép gồm 5 lá chét, hình bầu dục hay trứng bầu dục, kích thước 9-12 x 3-5 cm, đỉnh nhọn kéo dài, gốc nhọn, mép nguyên, mặt trên bóng, nhẵn, màu xanh-xám. Mặt dưới nhẵn, 6-7 đôi gân bên, cuống lá chét dài 3 mm. Cụm hoa ở nách lá, dài 1,5 cm, nhiều hoa xếp xít nhau. Đài 5 thùy nhỏ, mép có lông. Tràng 5 cánh hoa 3 mm, nhẵn, rời nhau. Bầu hình cầu, nhẵn, vòi nhụy ngắn, đầu nhụy hơi phồng. Quả gần tròn, đường kính 1 cm. 64 Ảnh 3.15. Glycosmis craibii Tanaka cành mang lá; (Ảnh Hoàng Danh Trung, Pù Huống, 2012) Hình 3.18. Glycosmis craibii Tanaka cành mang lá và cụm quả (Hình theo Phạm Hoàng Hộ, 2000) Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 4-5, màu quả tháng 5-8. Mọc rải rác trong rừng nguyên sinh, thứ sinh, rừng trên núi đá vôi ở độ cao từ 200 - 2.500m. Phân bố: Lạng Sơn (Hữu Lũng), Phú Thọ (Phù Ninh, Phú Hộ), Nghệ An (Quỳ Hợp: núi đá vôi Châu Quang, Châu Lý; Quỳ Châu; Quế Phong: Tiền Phong), Kon Tum (Đăk Glei: Ngọc Linh), Lâm Đồng (Di Linh: Đèo Braian), Khánh Hòa (Nha Trang), Đồng Nai, Kiên Giang, còn có ở Trung Quốc, Thái Lan. Mẫu nghiên cứu: Nghệ An, Hoàng Danh Trung 62, 118, 185, 251, 306, 398, 425, 440 (Mẫu được lưu giữ ở Bộ môn Thực vật, Viện Sư phạm Tự nhiên, trường Đại học Vinh). Giá trị sử dụng: Lá, thân nấu nước tắm cho phụ nữ sau khi sinh. Thân, lá, hoa, quả cho tinh dầu. 3. Cơm rượu mảnh (Glycosmis gracilis B. C. Stone) (Ảnh 3.16; Hình 3.19) Mô tả: Cây gỗ nhỏ, cao 6 m, cành nhẵn, mảnh. Lá kép gồm nhiều hơn (4)5-9 lá chét, lá chét ở đỉnh có kích thước không lớn hơn các lá chét bên, hình thuôn bầu dục dài cỡ 8-10 x 2-3 cm, đỉnh nhọn, mép nguyên, gốc hơi nhọn, cuống lá chét dài 0,3 - 1 cm, mặt trên nhẵn, mặt dưới khi mô màu vàng nhạt, 10-12 đôi gân bên, mép nguyên. Cụm hoa mọc ở nách lá, dài 2-5 cm, trục cụm hoa mang nhiều lông màu nâu đỏ, rất nhiều hoa. Đài 5 thùy, dài 1 mm. Tràng 5 cánh hoa, dài 1,5 mm, màu trắng. Bộ nhị có 8 nhị. Bầu hình tròn. Quả tròn, đường kính 1 cm. 65 Ảnh 3.16. Glycosmis gracilis B.C. Stone cành mang lá và quả (Ảnh Hoàng Danh Trung, Pù Mát, 2012) Hình 3.19. Glycosmis gracilis B.C. Stone; 1. cành mang lá; 2. quả; (hình theo B.C. Stone) Sinh học và Sinh thái: Mùa hoa tháng 4-5, mùa quả tháng 5-6. Mọc rải rác trong rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh, trảng cây bụi, ở độ cao 300-1.500 m. Phân bố: Hòa Bình, Nghệ An (Pù Mát: Khe Bu; Pù Hoạt: Nậm Giải), Đăk Nông (Đăk Mil), Khánh Hòa (Nha Trang, Khánh Vĩnh, Vọng Phu), Ninh Thuận. Mẫu nghiên cứu: Nghệ An, Hoàng Danh Trung 228, 234, 297, 446, 519, 556 (Mẫu được lưu giữ ở Bộ môn Thực vật, Viện Sư phạm Tự nhiên, Trường Đại học Vinh). Giá trị sử dụng: Cành, lá cho tinh dầu. 4. Cơm rượu trứng (Glycosmis ovoidea Pierre) (Ảnh 3.17; Hình 3.20) Syn.: Cơm rượu xoan Mô tả: Cây gỗ nhỏ, thân cao đến 4 m, cành nhẵn, mảnh, màu nâu. Lá kép gồm (2) 3-5 lá chét, hình bầu dục thuôn, kích thước 5-16 x 3-8 cm, mỏng dai. Các lá ché có kích thước đều nhau, đỉnh nhọn, mép nguyên, gốc nhọn, mặt trên nhẵn, màu xanh đậm, mặt dưới màu xanh nhạt hơn, gân phụ mảnh, 10-12 đôi, cụm hoa ở đỉnh cành, dài hơn hay bằng 5 cm, trục cụm hoa luôn chia 3 nhánh (Tam phân), khi non có lông ngắn, khi trưởng thành nhẵn, rất nhiều hoa. Đài 4 thùy, hình tam giác, dài 1 mm, tràng gồm 4 cánh hoa, màu trắng, bộ nhị gồm 9 nhị, bầu hình bầu dục, nhẵn. Quả hình bầu dục hay thuôn, đường kính 1 cm, khi 66 chín màu trắng. Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 6, mùa quả tháng 8-9. Mọc trong rừng thứ sinh, trảng cây bụi, nơi sáng, rừng trên núi đá vôi ở độ cao 200 – 500 m. Phân bố: Nghệ An (Pù Mát: Châu Khê; Pù Huống: Châu Cường; Pù Hoạt: Tiền Phong), Quảng Trị (núi Răng Cọp), Đà Nẵng (Hòa Vang), Đồng Nai (Biên Hòa), An Giang (Châu Đốc), Kiên Giang (Hà Tiên). Còn có ở Campuchia. Mẫu nghiên cứu: Nghệ An, Hoàng Danh Trung 92, 167, 254, 293, 411, 435 (Mẫu được lưu giữ ở Bộ môn Thực vật, Viện Sư phạm Tự nhiên, Trường Đại học Vinh). Giá trị sử dụng: Các bộ phận của cây cho tinh dầu. Ảnh 3.17. Glycosmis ovoidea Pierre cành mang lá; (Ảnh Hoàng Danh Trung, Pù Hoạt, 2013) Hình 3.20. Glycosmis ovoidea Pierre 1. cành mang lá hoa; 2. cụm quả; 3. hoa; (hình theo Bùi Thu Hà, 2012) 5. Cơm rượu lá thon (Glycosmis lanceolata (Blume) Spreng. ex Teijsm & Binn.) (Ảnh 3.18; Hình 3.21) Syn.: Sclerostylis lanceolata Blume, Glycosmis simplicifolia Spreng., Glycosmis montana Pierre, Glycosmis hainanensis Huang, Cơm rượu Hải Nam, Cơm rượu núi. Mô tả: Cây gỗ nhỏ, khi trưởng thành cành và phiến lá nhẵn, lá kép 1 lá chét, cuống lá dài đến 2-3cm, phiến lá chét hình trứng ngược hay bầu dục-thuôn, cỡ 9- 12 x 2-6,5 cm, mép nguyên, gân bên 6-8 đôi, cuống lá chét dài 1 cm. Cụm hoa ở 67 nách lá, dài đến 1,5 cm, số lượng hoa trong cụm hoa nhiều. Đài 5 gồm 5 thùy hình tam giác tù, dài 1 mm. Tràng gồm 5 cánh hoa, dài 5 mm, màu trắng nhẵn. Bộ nhị gồm 10 nhị, có 5 nhị dài và 5 nhị ngắn xếp xen kẽ nhau, chỉ nhị đẹp, bao phấn màu vàng, hình thuôn. Bộ nhụy: Bầu hình cầu hoặc hình trứng, bầu dục, nhẵn, 1 ô chưa 1 noãn, vòi nhụy ngắn và nhẵn, đầu nhụy hơi phồng. Quả hình cầu, khi chín có màu trắng hay đỏ nhạt, vỏ quả ngoài có tuyến tinh dầu rõ. Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 5-6, mùa quả tháng 7-9. Cây ưa sáng, mọc ở rừng thứ sinh, trảng cây bụi ở độ cao đến 1.000 m. Phân bố: Nghệ An (Pù Mát: Suối nước mọc; Quỳ Hợp: Châu Quang), Hà Tĩnh (Vũ Quang), Quảng Nam (Điện Bàn), Tây Ninh. Còn có ở Trung Quốc, Inđônêxia. Mẫu nghiên cứu: Nghệ An, Hoàng Danh Trung (Mẫu được lưu giữ ở Bộ môn Thực vật, Viện Sư phạm Tự nhiên, trường Đại học Vinh). Giá trị sử dụng: Cho tinh dầu. Ảnh 3.18. Glycosmis lanceolata (Blume) Spreng. ex Teijsm & Binn.; cành mang lá và quả (Ảnh Hoàng Danh Trung, Pù Mát, 2014) Hình 3.21. Glycosmis lanceolata (Blume) Spreng. ex Teijsm & Binn.; cành mang lá và cụm hoa (hình theo Bùi Thu Hà, 2012) 6. Cơm nguội đá (Glycosmis mauritiana Ridl.) (Ảnh 3.19; Hình 3.22) Syn.: Limonia mauritiana Lam., Glycosmis rupestric Ridl. Mô tả: Cây gỗ nhỏ, thân cao 4-10 m, cành màu hơi vàng, mảnh, nhẵn, cuống lá không có cánh. Lá kép 3 lá chét, mọc cách hay gần đói, lá chét hình 68 bầu dục hay bầu dục thuôn, kích thước 5-7 x 2-3 cm, mép nguyên, gốc hơi tròn, đỉnh hơi tròn hay nhọn ngắn, mặt trên bóng, mặt dưới hơi vàng, gân bên 6-8 đôi, nổi rõ, có tuyến rất nhỏ, cuống lá chét dài 2-3 mm. Cụm hoa ở nách lá, dài đến 1cm, 3-5 hoa. Trục mang hoa có lông màu nâu đỏ. Cuống hoa rất ngắn. Đài 5 thùy, hình tam giác tù, mặt ngoài có lông. Tràng 5 cánh hoa, hình bầu dục, nhẵn. Bộ nhị có 10 nhị: 5 nhị dài bằng cánh hoa xen kẽ với 5 nhị ngắn hơn, chỉ nhị hình dùi, mảnh; bao phấn hình trái xoan. Bầu hình dục hay hình cầu, 5 ô, có tuyến, vòi nhụy nhẵn, đầu nhụy phồng. Quả hình cầu, đường kính 0,5 cm. Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 4-8, mùa quả tháng 8-11. Cây mọc trong rừng nguyên sinh, thứ sinh, trảng cây bụi, nơi sáng, rừng trên núi đá vôi. Phân bố: Lào Cai (Sa Pa), Ninh Bình (Cúc Phương), Nghệ An (Pù Mát: Khu vực núi đá vôi Châu Khê, Chi Khê, Môn Sơn; Châu Lý, Châu Thái; Pù Hoạt: Tiền Phong), Hà Tĩnh (Vũ Quang), Thừa Thiên Huế (Phú Lộc), Tây Ninh (Thị xã Tây Ninh: Núi Bà Đen), Đồng Nai (Biên Hòa), Đăk Nông (Đắc Mil), Bà Rịa Vũng Tàu (Bà Rịa, núi Đinh). Còn có ở Ấn độ, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia (Java). Mẫu nghiên cứu: Nghệ An, Hoàng Danh Trung 11, 64, 95, 98, 148, 204, 211, 242, 252, 335, 381, 410, 433, 474, 534, 557 (Mẫu được lưu giữ ở Bộ môn Thực vật, Viện Sư phạm Tự nhiên, trường Đại học Vinh). Giá trị sử dụng: Cho tinh dầu. Ảnh 3.19. Glycosmis mauritiana Ridl. cành mang lá và hoa (Ảnh Hoàng Danh Hình 3.22. Glycosmis mauritiana Ridl. cành mang lá và quả 69 Trung, Pù Huống, 2014) (hình theo Phạm hoàng Hộ, 2000) 7. Cơm rượu lùn (Glycosmis nana Tanaka) (Ảnh 3.20; Hình 3.23) Mô tả: Cây bụi, cao 30 cm, cành non và có vỏ xám, nứt dọc, trục mang lá chét không có cánh. Lá kép gồm 3-5 lá chét, mọc đối, hình thuôn, kích thước 3-8 x 1,5 -2,5 cm; đỉnh nhọn ngắn, mặt trên nhẵn, mặt dưới nhẵn, có 6-8 đôi gân bên, mép nguyên, gân bên 6 đôi, cuống là chét dài 3 mm, cụm hoa ở nách lá, dài 1,5 cm, gồm nhiều hoa. Đài 5 thùy, hình tam giác tù, mặt ngoài có lông. Tràng 5 cánh hoa, hình bầu dục, nhẵn. Bộ nhị có 10 nhị, chỉ nhị hình dùi, bao phấn hình trái xoan, bầu hình bầu dục hay hình cầu, 5 ô. Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 3-6, mùa quả tháng 5-8. Cây mọc ở rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh, dưới tán rừng ở độ cao 900 m. Phân bố: Mới thấy ở Nghệ An (Pù Mát: Khe Kèm; Pù Hoạt: Nậm Giải), Ninh Thuận (Phan Rang, Ninh Phước, Cà Ná). Loài đặc hữu của Việt Nam. Mẫu nghiên cứu: Nghệ An, Hoàng Danh Trung 94, 199, 316, 364, 422, 427 (Mẫu được lưu giữ ở Bộ môn Thực vật, Viện Sư phạm Tự nhiên, trường Đại học Vinh). Giá trị sử dụng: Toàn cây cho tinh dầu. Ảnh 3.20. Glycosmis nana Tanaka cành mang lá (Ảnh Hoàng Danh Trung, Pù Hoạt, 2015) Hình 3.23. Glycosmis nana Tanaka cành mang lá và hoa (hình theo Phạm Hoàng Hộ, 2000) 8. Cơm rượu hoa nhỏ (Glycosmis parviflora (Sims) Kurz) (Ảnh 3.21; Hình 3.24) 70 Syn.: Limonia parviflora Sims, Limonia citrifolia Willd., Glycosmis citrifolia (Willd.) Lindl., Bưởi bung hoa nhỏ, Cơm rượu lá chanh. Mô tả: Cây gỗ nhỏ, thân cao đến 6 m, cành có lông. Lá kép gồm 3-5 (7) lá chét hình thuôn-bầu dục, cỡ 12-15 x 5-7 cm, lá chét ở đỉnh cành có kích thước lớn hơn các lá chét ở hai bên trục lá, đỉnh và gốc nhọn, cuống lá chét dài 5 mm, mép nguyên, mặt trên và mặt dưới đều nhẵn, gân bên 10-12 đôi, rất mảnh, cụm hoa ở nách lá, dài 2-3 cm, trục cụm hoa có lông, nhiều hoa. Đài 4-5 thùy, dài 1mm, mép có lông. Tràng 4-5 cánh hoa, dài 4 mm, nhẵn. Bộ nhị có 8-10 nhị, có 4 nhị dài xen kẽ với 4 nhị ngắn, bầu hình cầu hoặc hình thuôn. Quả hình cầu hay bầu dục, đường kính 1-1,5 cm, khi chín màu trắng đỏ. Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 6-9, mùa quả tháng 9-12. Mọc trong rừng thứ sinh, trảng cây bụi, ứa sáng, rừng trên núi đá vôi. Phân bố: Hòa Bình (Kim Bôi, Mường Thon, Mai Châu, Pà Cò), Ninh Bình, Nghệ An (Châu Thái, Châu Lý, khu vực núi đá vôi gần BQL Khu BTTN Pù Huống; Pù Mát: Khu vực núi đá vôi đập Phà Lày; Pù Hoạt: Nậm Giải). Còn có ở Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái lan, Malaixia, Inđônêxia, Philippin. Mẫu nghiên cứu: Nghệ An, Hoàng Danh Trung 25, 55, 65, 71, 216, 284, 351, 431 (Mẫu được lưu giữ ở Bộ môn Thực vật, Khoa Sinh học, Trường Đại học Vinh). Giá trị sử dụng: Cho tinh dầu. Ảnh 3.21. Glycosmis parviflora (Sims) Hình 3.24. Glycosmis parviflora 71 Kurz; cành mang lá; (Ảnh Hoàng Danh Trung, VQG Pù Mát, 2014) (Sims) Kurz; cành mang lá và quả (hình theo C. Chang & Hartley, 1993) 9. Cơm rượu (Glycosmis pentaphylla (Retz) Correa) (Ảnh 3.22; Hình 3.25) Syn.: Limonia pentaphylla Retz., Toluifera cochinchiensis Lour., Glycosmis cochinchinensis (Lour.) Pierre ex Engl. in Engl. & Prantl, Glycosmis dinhensis Pierre ex Guillaum., Glycosmis touranensis Guilaum., Bưởi bung. Mô tả: Cây gỗ nhỏ, thân cao tới 6m, cành màu nâu đỏ, nứt nẻ, dài, trục mang lá chét không có cánh, lá kép, 3-5(7) lá chét trên cùng một cây, mọc cách, đôi khi gần đối, gốc lá kép phồng, lá chét hình thuôn hay thuôn mũi mác, cỡ 13- 18 x 6-8,5 cm, đỉnh nhọn ngắn, gốc nhọn, mặt dưới nhẵn, gân chính lõm xuống, có 6-8 đôi gân bên, mép không có răng, cuống lá chét dài 3 mm, nhẵn, Cụm hoa ở nách lá, dài 6-15 cm, nhiều cánh xếp xít nhau. Đài 5 thùy hình tam giác tù, dính nhau ở gốc. Tràng 5 cánh hoa, dài 5-8 mm, màu trắng. Bộ nhị có 10 nhị, chỉ nhị rời, dài bằng bao phấn. Bầu hình cầu, nhẵn, vòi nhụy ngắn. Quả hình cầu dẹt, đường kính 1 cm, khi chín màu hồng - đỏ hay đỏ tím. Ảnh 3.22. Glycosmis pentaphylla (Retz) Correa; cành mang lá (Ảnh Hoàng Danh Trung, Nghi Lộc, 2014) Hình 3.25. Glycosmis pentaphylla (Retz) Correa cành mang lá và quả (hình theo Bùi Thu Hà, 2012) Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 1-5, mùa quả tháng 5-10. Mọc rải 72 rác trong rừng thứ sinh, trên đất đồi ven suối, ven biển. Phân bố: Sơn La (Mộc Châu), Quảng Ninh (Hạ Long), Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Thái Nguyên (Đồng Hỷ, Võ Nhai), Hà Nội (Ba Vì), Nghệ An (Nghi Lộc: Phúc Lộc; Pù Mát: Suối nước Mọc; Pù Hoạt: Hạnh Dịch, Thông Thụ; Pù Huống: Châu Lý), Khánh Hòa (Nha Trang), Đồng Nai (Trảng Bom, Xuân Lộc: Giá Ray). Còn có ở Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Inđônêxia, Philippin. Mẫu nghiên cứu: Nghệ An, Hoàng Danh Trung 15, 48, 117, 203, 246, 287, 346, 424, 510, 551 (Mẫu được lưu giữ ở Bộ môn Thực vật, Khoa Sinh học, Trường Đại học Vinh). Giá trị sử dụng: Lá và cành dùng làm thuốc tắm cho phụ nữ sau khi sinh, lá nấu nước uống [8]. 10. Cơm rượu petelot (Glycosmis petelotii Guillaum.) (Ảnh 3.23; Hình 3.26) Mô tả: Cây gỗ nhỏ, cành nhăn và hơi đẹp hoặc có cạnh, chồi non có lông màu nâu đỏ ngắn, dày, xếp ép dẹp theo cành. Lá kép một lá chét, phiến lá chét hình trứng thuôn, kích thước 8-12 x 2,5-3,5 cm, mỏng, cứng, không lông, mép nguyên, gân bên 11-13 đôi, đỉnh lá thót nhọn hoặc thuôn dài, gốc là tròn hoặc hơi nhọn, cuống lá chét rất ngắn gần như không cuống. Cụm hoa ở nách lá, ngắn hơn 2 cm, số lượng hoa trong cụm hoa nhiều hơn 2 hoa. Hoa mẫu 5. Đài gồm 5 thùy hình tam giác nhọn, mặt ngoài có lông mịn màu đỏ nâu hoặc đỏ nhạt. Tràng gồm 5 cánh hoa, nhẵn, dài 2,5 mm. Bộ nhị gồm 10 nhị, chỉ nhị dài đẹp, thuôn dần về phía đỉnh, bao phấn có lông thưa. Bộ nhụy: bầu hình cầu, 2-3 ô, mỗi ô chứa 1-2 noãn. Quả hình cầu, đường kính 1-1,5 cm, khi chín màu đỏ. Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 8-11, ra quả tháng 10-12. Cây mọc trong rừng thứ sinh, trảng cây bụi, nơi sáng, rừng trên núi đá vôi. Phân bố: Ninh Bình (Cúc Phương), Nghệ An (Pù Huống: Châu Thái, Châu Lý, Nga My; Pù Hoạt: Tiền Phong), Hà Tĩnh (Vũ Quang). Loài đặc hữu của Việt Nam. Mẫu nghiên cứu: Nghệ An, Hoàng Danh Trung 24, 85, 133, 189, 215, 271, 319 (Mẫu được lưu giữ ở Bộ môn Thực vật, Viện Sư phạm Tự nhiên, Trường Đại 73 học Vinh). Giá trị sử dụng: Cho tinh dầu. Ảnh 3.23. Glycosmis petelotii Guillaum.; cành mang lá; (Ảnh Hoàng Danh Trung, Pù Hoạt, 2013) Hình 3.26. Glycosmis petelotii Guillaum.; cành mang lá và quả (hình theo Bùi Thu Hà, 2012) 3.1.5.4. Chi Muồng truổng (Zanthoxylum) Cây gỗ, cây bụi hay bụi trườn. Thân và cành có gai. Lá mọc cách, lá kép lông chim lẻ, một số ít có 3 lá chét, các lá chét mọc cách hoặc mọc đối, lá mép nguyên hay có răng nhỏ, khe các răng thường có điểm tuyến tinh dầu tương đối to. Cụm hoa hình chuỳ hoặc ngù, mọc ở đỉnh hoặc ở nách lá. Hoa đơn tính. Bao hoa xếp 1-2 vòng. Bộ nhị gồm 4-10 nhị, đỉnh trung đới có một điểm tuyến. Bộ nhuỵ gồm có 2-5 lá noãn rời, mỗi lá noãn có 1-2 noãn và không dính nhau hoàn toàn. Vòi nhuỵ hợp hoặc rời nhau, hơi cong, núm nhuỵ dạng đầu. Quả nang, vỏ ngoàu có nhiều tuyến tinh dầu, khi chín vở quả trong rời nhau, mỗi mảnh quả có từ 1-2 hạt, dính trên cuống noãn phình to, rốn hạt dạng sợi ngắn, phẳng, vỏ hạt dòn, màu nâu đen, bóng. Lá mầm dẹp, phôi rất ngắn. 1. Sẻn (Zanthoxylum acanthopodium DC.) (Ảnh 3.24; Hình 3.27) Mô tả: Cây gỗ nhỏ, thân cao 4 m, cành có gai nhọn thẳng, dài đến 2 cm, gốc gai rộng và dẹt, cành có lông tơ ngắn, màu nâu đỏ. Lá rất thơm, lá kép có (3)5 - 9(11) lá chét, trục mang lá chét có cánh 1 mm, lá chét hình thuôn trứng hoặc mũi dáo, kích thước 6-10 x 2-4 cm, mép có rằn, gân bên 10-15 đôi, mặt 74 trên màu nâu, không lông; mặt dưới màu nâu vàng, không lông. Cụm hoa ở nách lá, rất ngắn, dài đến 3 cm; trục cụm hoa không có lông; cụm hoa cái ngắn hơn cụm hoa đực. Bao hoa chưa phân hóa, gồm 6-8 mảnh, hình tam giác nhọn, màu xanh vàng. Hoa đực: bộ nhị gồm 5 nhị, dài 1-2,5 (3) mm; bao phấn màu đỏ tím; bộ nhụy thoái hóa. Hoa cái: bộ nhụy gồm 3-5 lá noãn rời, mỗi lá noãn chứa 1 noãn; vòi nhụy dài bằng bầu, có triền mật. Qủa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_da_dang_loai_va_thanh_phan_hoa_hoc_tinh_d.pdf
Tài liệu liên quan