MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN.i
LỜI CÁM ƠN. ii
TÓM TẮT.iv
ABSTRACT.v
MỤC LỤC . vii
DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT .xi
DANH SÁCH BẢNG.xiv
DANH SÁCH HÌNH.xvi
MỞ ĐẦU.1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN .3
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.3
1.1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên.3
1.1.2. Khí hậu.3
1.1.3. Lưu vực sông Mê Công và vùng đồng bằng sông Cửu Long.4
1.1.4. Tổng quan về lũ ở đồng bằng sông Cửu Long.6
1.1.5. Đặc điểm thủy triều và diễn biến xâm nhập mặn ở vùng ĐBSCL .7
1.1.6. Tóm tắt Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng vùng ĐBSCL của Bộ
Tài nguyên và Môi trường (2012) .8
1.2. HỆ SINH THÁI THỦY VỰC NỘI ĐỊA ĐBSCL .12
1.2.1. Hệ sinh thái thủy vực nước ngọt.13
1.2.2. Hệ sinh thái thủy vực nước lợ, mặn.14
1.3. Các tiểu vùng sinh thái đồng bằng sông Cửu Long .16
1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁ NƯỚC NGỌT VÀ HIỆN TRẠNG NGUỒN
LỢI CÁ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.20
1.4.1. Tình hình nghiên cứu cá nước ngọt ở Việt Nam và vùng ĐBSCL.21
1.4.2. Hiện trạng Bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý nguồn lợi thủy sản ở đồng
bằng sông Cửu Long .27
CHƯƠNG II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .31
2.1. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU.31viii
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .31
2.1.2. Thời gian nghiên cứu .31
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu.31
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NGOÀI THỰC ĐỊA .33
2.2.1. Phương pháp thu mẫu nghiên cứu hình thái .33
2.2.2. Phương pháp thu mẫu nghiên cứu sinh học phân tử.33
2.2.3. Phương pháp điều tra, phỏng vấn trực tiếp.34
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM .35
2.3.1. Phương pháp định loại, xác định tên khoa học dựa vào đặc điểm cấu tạo
hình thái ngoài.35
2.3.2. Phương pháp phân tích và giải trình tự DNA (DNA extraction,
amplification and sequencing).38
2.3.3. Phân tích, xử lý dữ liệu và lưu trữ dữ liệu .42
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.43
3.1. ĐA DẠNG KHU HỆ CÁ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG .43
3.1.1. Thành phần loài khu hệ cá .43
3.1.1.1. Đa dạng về cấu trúc thành phần loài và số lượng.43
3.1.1.2. Đa dạng về cấu trúc thành phần loài theo mùa.46
3.1.1.3. Đa dạng về di truyền - nguồn gen.50
3.1.2. Đặc điểm sinh thái học khu hệ cá ĐBSCL .52
3.1.2.1. Đặc điểm phân bố địa lý .54
3.1.2.2. Đặc điểm di cư .55
3.1.2.3. Đặc điểm sinh sản.60
3.1.2.4. Đặc điểm sinh trưởng, dinh dưỡng.62
3.1.3. Các loài ghi nhận mới cho khu hệ cá vùng ĐBSCL:.64
3.1.4. Các loài cá quý hiếm, bị đe dọa và loài nhập nội ở ĐBSCL: .71
3.1.4.1. Các loài cá quý hiếm, bị đe dọa.71
3.1.4.2. Các loài nhập nội.75
3.1.5. Các loài cá có giá trị kinh tế: .80
3.2. TÁC ĐỘNG CỦA SỰ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NƯỚC BIỂN DÂNG VÀ PHÁT
TRIỂN THUỶ ĐIỆN, CÁC CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI, KHAI THÁC
NGUỒN LỢI ĐẾN KHU HỆ CÁ ĐBSCL.88ix
3.2.1. Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng .90
3.2.1.1. Tóm tắt kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng (chi tiết đến
cấp xã) vùng cửa sông ven biển từ cửa Tiểu đến cửa Cổ Chiên.91
3.2.1.2. Dự báo xu thế tác động của Biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối
với khu hệ cá và hoạt động nghề cá ở vùng cửa sông ven biển từ
cửa Tiểu đến cửa Cổ Chiên (cửa Tiểu, cửa Đại, cửa sông Hàm
Luông, cửa Ba Lai và cửa Cổ Chiên) .107
3.2.2. Tác động của các hoạt động phát triển Kinh tế - xã hội .110
3.2.2.1. Thủy điện.110
3.2.2.2. Các hệ thống công trình thủy lợi, đê bao.113
3.2.2.3. Phương thức khai thác, sử dụng nguồn lợi thủy sản .117
3.3. THỰC NGHIỆM XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐỒNG QUẢN LÝ NGHỀ CÁ Ở
VÙNG ĐẤT NGẬP NƯỚC BÚNG BÌNH THIÊN, HUYỆN AN PHÚ TỈNH
AN GIANG.130
3.3.1. Kết quả lồng ghép xây dựng mô hình ĐQL nghề cá gắn với bảo tồn đa
dạng sinh học ở vùng đất ngập nước Búng Bình Thiên .131
3.3.1.1. Giới thiệu vùng đất ngập nước Búng Bình Thiên .131
3.3.1.2. Hiện trạng KT-XH.133
3.3.1.3. Hiện trạng Môi trường hóa lý.134
3.3.1.4. Khu hệ thủy sinh vật.136
3.3.1.5. Nguồn lợi cá ở Búng Bình Thiên .137
3.3.1.6. Hiện trạng nghề cá ở Búng Bình Thiên .138
3.3.1.7. Đánh giá điều kiện, nhu cầu và tăng cường năng lực cộng đồng ngư
dân và các bên tham gia có liên quan.142
3.3.1.8. Triển khai các hoạt động Đồng quản lý nghề cá gắn với Bảo tồn Đa
dạng sinh học .142
3.3.2. Kết quả đạt được trong lồng ghép bảo tồn Đa dạng sinh học với Đồng
quản lý nghề cá thích ứng.144
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.147
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ.150
TÀI LIỆU THAM KHẢO.159
PHẦN PHỤ LỤC
231 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 701 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu đa dạng sinh học khu hệ cá đồng bằng sông Cửu Long và sự biến đổi của chúng do tác động của biến đổi khí hậu và sự phát triển kinh tế-xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hạch sông
(Mastacembelus armatus), cá bống tượng (Oxyeleotris marmorata), v.v.Các loài cá
có giá trị kinh tế không chỉ là nguồn thu nhập chính và quan trọng cho ngư dân
đánh bắt chuyên nghiệp, mà còn là nguồn thu nhập ổn định của một số cộng đồng
có hoạt động khai thác thủy sản không chuyên sống ở ĐBSCL.Trong 79 loài cá
kinh tế ở ĐBSCL có 6 loài thuộc 3 họ, 3 bộ bị đe dọaở cá cấp độ khác nhau, trong
Sách Đỏ Việt Nam (2007) và Danh lục Đỏ thế giới (2014). Trong đó có ba loài bị
đe dọa ở mức cực kỳ nguy cấp (CR) và nguy cấp (EN) (Bảng 31).
85
Bảng 31. Các loài cá kinh tế ở ĐBSCL bị đe dọa
Stt Tên tiếng Việt Tên Khoa học
Sách
ĐỏVN,
(2007)
IUCN Red
List, (2014)
I BỘ CÁ THÁT LÁT OSTEOGLOSSIFORMES
1 Họ cá Thát lát Notopteridae
1 Cá Còm Chitala ornata VU LC
II BỘ CÁ CHÉP CYPRINIFORMES
2 Họ cá Chép Family Cyprinidae
2 Cá Duồng Cirrhinus microlepis VU VU
3 Cá Hô Catlocarpio siamensis EN CR
4 Cá Trà sóc Probarbus jullieni VU EN
III BỘ CÁ NHEO SILURIFORMES
3 Họ cá Tra Pangasiidae
5 Cá Bông lau Pangasius krempfi VU
6 Cá Tra nuôi Pangasianodon hypophthalmus EN
Các loài cá kinh tế ĐBSCL, ngoài giá trị về mặt thực phẩm, một số loài được coi là
đặc sản mang lại hiệu quả kinh tế cao đáng kể cho (đời sống) củangư dân. Nhiều
loài cá được sử dụng làm nguyên liệu thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản.Nhiều loài
được thuần hóa nuôi, đáng chú ý là nhiều loài cá ở ĐBSCL là đối tượng nuôi truyền
thống: Cá thát lát (Notopterus notopterus), cá còm (Chitala ornata), cá ba sa
(Pangasius bocourti), cá tra (Pangasianodon hypophthalmus), lươn
đồng(Monopterus albus),cá bống tượng (Oxyeleotris marmorata), cá rô đồng
(Anabas testudineus),cá lóc bông (Channa micropeltes), cá lóc (Channa striata),v.v.
được nuôi từ lâu thông qua vớt giống tự nhiên. Khoảng 30 năm trở lại đây, nhờ tiến
bộ của kỹ thuật sinh sản nhân tạo để sản xuất giống, nhiều loài cá ở ĐBSCL đã trở
thành đối tượng nuôi như: cá thát lát (Notopterus notopterus), cá còm (Chitala
ornata), cá he vàng (Barbonymus schwanenfeldii), cá mè vinh (Barbonymus
gonionotus), cá ét mọi (Labeo chrysophekadion), cá mè hôi (Osteochilus
melanopleurus),cá cóc (Cyclocheilichthys enoplos), cá vồ đém (Pangasius
larnaudii), cá hú (Pangasius conchophilus), cá lăng đuôi đỏ (Hemibagrus
microphthalmus), lươn đồng (Monopterus albus), cá bống tượng (Oxyeleotris
marmorata), cá bống kèo (Pseudapocryptes elongatus), cá rô đồng (Anabas
testudineus), cá sặc rằn (Trichopodus pectoralis), cá tai tượng (Osphronemus
86
goramy),v.v. Nổi bật nhất là các loài cá thuộc họ cá tra (Pangasiidae), qui mô nuôi
lớn, công nghệ nuôi và chế biến (sau thu hoạch) đạt trình độ cao, trở thành ngành
kinh tế quan trọng. Năng suất nuôi đạt 200-300 tấn/ha/ao nuôi, sản lượng trên 1
triệu tấn/năm [130]. Ở ĐBSCL hiện có 24 loài cá thuộc 15 họ, 5 bộ có nguồn gốc
bản địa là đối tượng nuôi; Có 31 loài cá bản địa đã được nghiên cứu sinh sản nhân
tạo ở Trung tâm Quốc gia giống thủy sản Nước ngọt Nam Bộ và Khoa Thủy sản
thuộc Trường Đại học Cần Thơ [66], [67],[106](Bảng 32).
Bảng 32. Danh sách các loài cá nuôi ở ĐBSCL có nguồn gốc bản địa
Stt Tên tiếng Việt Tên Khoa học
Ghi chú
(a) (b) (c)
I BỘ CÁ THÁT LÁT OSTEOGLOSSIFORMES
1 Họ cá Thát lát Notopteridae
1 Cá Thát lát Notopterus notopterus (Pallas, 1769) x x
2 Cá Còm Chitala ornata (Gray, 1831) x x
II BỘ CÁ CHÉP CYPRINIFORMES
2 Họ cá Chép Family Cyprinidae
3 Cá He vàng Barbonymus schwanenfeldii (Bleeker, 1854) x x
4 Cá He đỏ Barbonymus altus (Günther, 1868) x
5 Cá Mè vinh Barbonymus gonionotus (Bleeker, 1849) x x
6 Cá Ét mọi Labeo chrysophekadion (Bleeker, 1849) x x
7 Cá Duồng Cirrhinus microlepis Sauvage, 1878 x
8 Cá Mè hôi Osteochilus melanopleurus (Bleeker, 1852) x
9 Cá Hô Catlocarpio siamensis Boulenger, 1898 x
10 Cá Cóc Cyclocheilichthys enoplos (Bleeker, 1849) x
11 Cá Linh ống Henicorhynchus siamensis (Sauvage, 1881) x
12 Cá Trà sóc Probarbus jullieni Sauvage, 1880 x
13 Cá Heo vạch Yasuhikotakia modesta (Bleeker, 1864) x
III BỘ CÁ NHEO SILURIFORMES
3 Họ cá Lăng Bagridae
14 Cá Lăng sợi
Hemibagrus filamentus (Fang & Chaux,
1949)
x x
15 Cá Lăng đuôi đỏ Hemibagrus microphthalmus (Day, 1877) x
4 Họ cá Nheo Siluridae
16 Cá Leo Wallago attu (Bloch & Schneider, 1801) x
17 Cá Kết Phalacronotus bleekeri (Günther, 1864) x
5 Họ cá Tra Pangasiidae
18 Cá Hú
Pangasius conchophilus Roberts &
Vidthayanon, 1991
x x
19 Cá Vồ đém Pangasius larnaudii Bocourt, 1866 x x
87
Stt Tên tiếng Việt Tên Khoa học
Ghi chú
(a) (b) (c)
20 Cá Ba sa Pangasius bocourti Sauvage, 1880 x x
21 Cá Bông lau Pangasius krempfi Fang & Chaux, 1949 x
22 Cá Tra nuôi
Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage,
1878)
x x x
6 Họ cá Trê Clariidae
23 Cá Trê trắng Clarias batrachus (Linnaeus, 1758) x x
24 Cá Trê vàng Clarias macrocephalus Günther, 1864 x x
7 Họ cá Ngát Plotosidae
25 Cá Ngát Plotosus canius Hamilton, 1822 x
IV
BỘ CÁ MANG
LIỀN
SYNBRANCHIFORMES
8 Họ Lươn Synbranchidae
26 Lươn đồng Monopterus albus (Zuiew, 1793) x x x
9 Họ cá Chạch sông Mastacembelidae
27 Cá Chạch bông Mastacembelus favus Hora, 1924 x
V BỘ CÁ VƯỢC PERCIFORMES
10 Họ cá Chẽm Latidae
28 Cá Chẽm Lates calcarifer (Bloch, 1790) x
11 Họ cá Bống đen Eleotridae
29 Cá Bống tượng Oxyeleotris marmorata (Bleeker, 1852) x x
30 Cá Bống dừa Oxyeleotris siamensis (Günther, 1861) x
12 Họ cá Bống trắng Gobiidae
31 Cá Bống kèo Pseudapocryptes elongatus (Cuvier, 1816) x
13 Họ cá Rô đồng Anabantidae
32 Cá Rô đồng Anabas testudineus (Bloch, 1792) x x
14 Họ cá Tai tượng Osphronemidae
33 Cá Sặc rằn Trichopodus pectoralis Regan, 1910 x x
34 Cá Tai tượng Osphronemus goramy Lacepède, 1801 x x
15 Họ cá Lóc Channidae
35 Cá Lóc bông Channa micropeltes (Cuvier, 1831) x x x
36 Cá Lóc Channa striata (Bloch, 1793) x x
Tổng số 24 28 3
Ghi chú:(a) Loài nuôi có nguồn gốc bản địa.
(b) Loài có nguồn gốc bản địa đã nghiên cứu và sinh sản nhân tạo tạiTrung tâm Quốc gia giống
thủy sản Nước ngọt Nam Bộ.
(c) Loài có nguồn gốc bản địa đã nghiên cứu và sinh sản nhân tạo ởTrường Đại học Cần Thơ.
TheoHoàng Đức Đạtvà Thái Ngọc Trí (2001), vùng ĐTM có 17 loài cá là đối tượng
nuôi, có nguồn gốc bản địa [38];Nguyễn Thanh Tùng (2005), xác định 19 loài cá có
nguồn gốc bản địa là đối tượng nuôi phổ biến ở ĐBSCL [130]. Một số hình thức
nuôi cá phổ biến ở ĐBSCL gồm: nuôi cá ao, nuôi cá bè, nuôi cá ruộng, nuôi cá
88
mương vườn cây ăn quả, nuôi lưu ở đồng trũng, rừng tràm, nuôi đăng quầng, nuôi
trong dèo, nuôi cá ở rừng ngập mặn, v.v.Bên cạnh các loài cá có giá trị về thực
phẩm; Các loài là đối tượng nuôi, làm nguyên liệu thức ăn trong chăn nuôi gia súc,
gia cầm; Nuôi trồng thủy sản, còn có các loài cá là đối tượng của ngành cá cảnh đã
thuần hóa, một số loài có tiềm năng và triển vọngcó khả năng thuần hóa làm cá
cảnh, nhờ những yếu tố về hình dáng, màu sắc hoặc một số tập tính khác v.v., gồm:
cá còm hay cá nàng hai (Chitala ornata), cá he vàng (Barbonymus
schwanenfeldii),cá he đỏ (Barbonymus altus), cá ngũ vân (Puntigrus
partipentazona), cá chuồn nút (Crossocheilus reticulatus), cá ét mọi (Labeo
chrysophekadion), cá duồng (Cirrhinus microlepis), cá lúi sọc (Osteochilus
microcephalus), cá lòng tong đuôi vàng (Rasbora aurotaenia), cáheo chấm
(Syncrossus beauforti), cá heo rừng (Syncrossus helodes), cá heo vạch
(Yasuhikotakia modesta), cá trèn bầu (Ompok bimaculatus), cá trèn lá (Kryptopterus
cheveyi), cá ngựa sông (Doryichthys boaja), cá chạch lá tre (Macrognathus
siamensis), chạch rằn (Macrognathus taeniagaster), cá chạch bông (Mastacembelus
favus), cá hườngvện (Datnioides polota), cá hường hay thái hổ (Datnioides
microlepis),cá mang rổ (Toxotes chatareus) cá sặc vện (Nandus nandus), v.v. Ngoài
ra còn có các loài có tiềm năng và giá trị trong các lĩnh vực khác như dược liệu, diệt
địch hại, chỉ thị môi trường, v.v. Đây cũng là một tiềm năng cần nghiên cứu và phát
huy trong tương lai, về việc sử dụng nguồn lợi cá tự nhiên bền vững và có hiệu quả
ở ĐBSCL.
3.2. TÁC ĐỘNG CỦA SỰ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NƯỚC BIỂN DÂNG VÀ
PHÁT TRIỂN THUỶ ĐIỆN, CÁC CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI, KHAI
THÁC NGUỒN LỢI ĐẾN KHU HỆ CÁ ĐBSCL
Trước đây, Hệ sinh thái thủy vực nội địa vùng ĐBSCL được kiến tạo, diễn thế và
phát triển hài hoà theo quy luật của tự nhiên, chịu sự chi phối và tác động của
cácyếu tố sinh thái - môi trường theo quy luật của tự nhiên. Đồng thời, các tác động
của con người chưa nhiều, hoặc hạn chế (chưa có các hệ thống công trình thủy lợi,
đê bao, áp lực khai thác chưa lớn). Các tác động của con người đối với hệ sinh thái
89
thủy vực ở ĐBSCL, chủ yếu thông qua phương thức khai thác, sử dụng tài nguyên,
nguồn lợi để phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Hệ thống thủy vực ở vùng ĐBSCL
(các hệ thống sông, kênh, rạch, đầm lầy, ao, hồ, vùng trũng bán ngập và vùng cửa
sông ven biển), thông thương với nhau và được xem là một “hệ mở” cho toàn vùng
rộng lớn, từ thượng nguồn đến vùng hạ lưu CSVB. Sự tương tác của hệ sinh thái
thủy vực nội địa vùng ĐBSCL, hoàn toàn tuân theo quy luật của tự nhiên.
Từ vài thập niên cuối của thế kỷ XX đến nay (những năm 80 - 90 của thế kỷ XX),
do nhu cầu phát triển KT-XH ở vùng ĐBSCL, con người đã có những tác động
không nhỏ đến hệ sinh thái thủy vực nội địa ĐBSCL. Ví dụ: hệ thống công trình
thoát lũ biển Tây ở vùng TGLX được khởi công xây dựng từ năm 1996; Hệ thống
công trình thủy lợi ở các tiểu vùng Quản Lộ - Phụng Hiệp, Nam Măng Thít, Ô Môn
- Xà No, Tiếp Nhật, Ba Rinh - Tà Liêm, được xây dựng từ trước năm 2001 hoặc các
công trình thủy lợi ở vùng ĐTM, khu vực tả sông Tiền cùng với các hệ thống đê
bao và kênh trục cấp I, cấp II, v.v. Hiện nay, giải pháp ứng phó có công trình với hệ
thống các công trình đê bao ven biển, gần như khép kín, nhằm ứng phó với BĐKH
và NBD.
Các hoạt động chặt phá rừng ngập mặn, làm vuông nuôi tôm diễn ra trong những
năm 80 đầu 90 trong thế kỷ trước ở vùng hạ lưu, cửa sông ven biển ĐBSCL đã gây
tổn thất lớn về tài nguyên và môi trường. Hiện nay, hệ sinh thái vùng ĐBSCL
không những bị tác động bởi con người, mà còn chịu sự tác động cực đoan của
thiên nhiên (sự BĐKH, NBD): nhiệt độ, lượng mưa, thủy động lực (triều), sạt lở,
bồi xói, giông, lốc, bão, v.v. (Bảng 33).
Kết quả nghiên cứu của Bùi Lai và cs (2012) đã phân tích, đánh giá những khu vực
và lĩnh vực có khả năng tổn hại cao do tác động của BĐKH, NBD: dải ven biển bao
gồm cả vùng đồng bằng và châu thổ; Nông nghiệp và thủy sản; Cơ sở hạ tầng; Nơi
cư trú và sức khoẻ cộng đồng, v.v. Trên cơ sở đó nhằm có những khuyến nghị về
định hướng chiến lược, bao gồm cả hướng tiếp cận sinh thái học trong nghiên cứu
ứng phó với BĐKH và NBD ở ĐBSCL [73].
90
Bảng 33. Độ mặn lớn nhất Smax (g/l) tại một số trạm từ năm 2005 - 2010
Năm
Tháng
2005 2006 2007 2008 2009 2010
III IV III IV III IV III IV III IV III IV
Bình Đại 29.1 23.4 25.1 23.4 19.1 18.8 21.0 20.7 23.1 19.9 25.7 27.1
Lộc Thuận 18.2 21.2 18.1 17.0 17.3 19.3 19.0 18.6 11.5 13.3 13.3 18.3
An Thuận 22.3 24.1 23.9 19.7 21.8 22.2 24.0 24.4 21.4 22.6 28.6 30.0
Sơn Đốc 16.3 18.3 13.7 11.0 10.1 9.6 11.1 10.6 9.1 10.5 14.0 17.5
Mỹ Hóa 9.6 11.1 1.7 3.1 6.8 6.2 7.5 6.8 4.0 3.9 9.0 8.8
Chương trình nghề cá của Uỷ ban sông Mê Công (MRC), thực hiện khảo sát trong
hai năm (2003-2004), đã xác định được 233 loài cá thuộc 55 họ, thường sống ở các
kênh chính, vùng ngập lũ và vùng cửa sông sẽ bị đe dọa và tác động bởi sự phát
triển hệ thống đập trên các dòng chính, trong đó nhóm cá di cư có 150 loài [83].
3.2.1. Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng
Trong những thập niên gần đây, sự xuất hiện các hiện tượng cực đoan của thời tiết
(sự BĐKH), đã tác động không nhỏ đến Hệ sinh thái thủy vực nội địa vùng ĐBSCL.
Hiện tượng lũ lụt bất thường, nhiệt độ, hạn hán, giông, bão, v.v. (Hình 23).
(Ảnhchụp ngày 7/6/2009)
Hình 23. Vòi rồng tại vùng cửa sông Hàm Luông, Bến Tre
Ngoài sự tác động cực đoan của điều kiện tự nhiên (BĐKH, NBD), hệ sinh thái
ĐBSCL còn chịusự tác động của con người, làm thay đổi chế độ thủy văn, dòng
chảy, sự mất cân bằng của các yếu tố vô sinh trong hệ sinh thái, do ô nhiễm môi
trường. Ở các vùng có đê bao khép kín, hệ sinh thái thủy vực sẽ chuyển sang dạng
91
nước tĩnh hoặc chảy chậm trong thời gian kiểm soát lũ, sự trao đổi vật chất theo
nghĩa rộng sẽ bị hạn chế. Quần xã sinh vật trong và ngoài hệ thống đê bao sẽ khác
nhau, chúng chịu sự chi phối của các yếu tố vô sinh trong các tiểu vùng của hệ sinh
thái, làm gia tăng sự khác biệt giữa các tiểu vùng sinh thái với nhau.
3.2.1.1. Tóm tắt kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng (chi tiết
đến cấp xã) vùng cửa sông ven biển từ cửa Tiểu đến cửa Cổ Chiên
Các cửa sông và biển ven bờ ở ĐBSCL nói chung và các cửa sông và biển ven bờ
từ cửa Tiểu đến cửa Cổ Chiên nói riêng, là vùng phức tạp và biến động mạnh (do
dòng lũ sông Mê Công, hoạt động của con người trên lưu vực Mê Công, triều
cường, nước dâng do gió chướng, nước dâng do bão và gần đây là nước biển dâng
do BĐKH). Quy luật diễn biến thủy động lực - sạt lở - bồi xói (TĐL-S-BX) tại cửa
sông biển ven bờ (CSBVB), bị khống chế bởi chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa tại
vùng Đông Nam Á, với các hệ thống hoàn lưu gió mùa Đông Bắc (GMĐB) và gió
mùa Tây Nam (GMTN) đối nghịch. Tại vùng ĐBSCL và biển ven bờ Nam bộ, ứng
với chúng là sự tương phản giữa chế độ TĐL-S-BX mùa kiệt và mùa lũ. Các quá
trình TĐL-S-BX tại CSBVB là kết quả hoạt động liên tục của hệ thống tương tác
sông - biển - đất liền - hệ sinh thái rộng lớn, đan xen vào nhau. Ngoài điều kiện thời
tiết chế độ bình quân mùa (thường gặp), CSBVB là vùng đất mới, kết cấu mềm yếu,
nên sẽ biến đổi rất mạnh trong các kỳ thời tiết cực đoan như bão nhiệt đới, các đợt
GMĐB và GMTN có cường độ lớn. Trong thời gian gần đây, tình hình sạt lở bờ
sông, biển ở ĐBSCL đang diễn biến rất phức tạp (Hình 24).
Cây trơ rễ khi triều xuốngvùng CSVB Cổ Chiên Cây sẽ dễ đổ ngã khi có gió bão (CSVB Cổ Chiên)
Hình 24. Hệ thực vật ở vùng CSVB Cổ Chiên
92
Lõi không gian địa lý của vùng nghiên cứu là CSBVB từ cửa Tiểu đến cửa Cổ
Chiên [119] (Bảng 34) (Hình 25).
Hình 25. Bản đồ vùng nghiên cứu từ cửa Tiểu đến cửa Cổ Chiên
Bảng 34. Danh sách các tiểu vùng tại vùng nghiên cứu chính
Tiểu vùng Kiểu địa hình, địa mạo, chất liệu đáy, hệ sinh thái chính vùng nghiên cứu
1
Vách ngầm. Đây là đời đáy biển có độ dốc lớn nằm phía ngoài làm thành vách
ngầm từ nhiên ngăn biển Đông và VNC. Trầm tích: sét và cát mịn
2
Bãi bồi ngầm bên ngoài Cửa Đại và cửa Tiểu; Trầm tích: cát mịn, sét, bùn, là
phần chuyển tiếp giữa bờ biển, cửa sông, bãi bồi ven bờ và vách ngầm.
3 Cửa sông Cửa Đại: Trầm tích: sét, cát mịn, bùn. Thực vật: dừa nước ven bờ
4
Bãi bồi phía ngoài Cửa Ba Lai đang thóai hòa và phía bờ hữu sông Hàm
Luông, nước rất nông. Đáy: bùn, cát mịn, sét; ven bờ là rừng ngập mặn.
5 Cửa sông Hàm Luông; Đáy là sét, cát mịn, bùn; Ven bờ là dừa nước
6
Bãi bồi ngầm phía ngoài cửa Hàm Luông. Đáy là cát mịn, sét, bùn, là phần
chuyển tiếp giữa bờ biển, cửa sông, bãi bồi ven bờ và vách ngầm.
7
Cửa sông Công Hầu và Bến Trại. Đáy là sét, cát mịn, bùn. Cây ven bờ là rừng
ngập mặn.
8
Bãi triều bên tả cửa Bến Trại, nước nông. Đáy là sét, cát mịn và bùn; Cây vên
bờ là rừng ngập mặn.
9
Bãi bồi ngầm phía ngoài cửa Bến Trại. Đáy là cát mịn, sét, bùn, là phần
chuyển tiếp giữa bờ biển, cửa sông, bãi bồi ven bờ và vách ngầm
93
Kịch bản BĐKH, NBD đến vùng hạ lưu cửa sông ven biển từ cửa Tiểu đến
cửa Cổ Chiên
Kết quả dự báo tác động của BĐKH lên chế độ ngập lụt ở vùng nghiên cứu:
CSBVB từ cửa Tiểu đến cửa Cổ Chiên (vùng nghiên cứu) nằm trong vùng khí hậu
nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với 2 mùa gió: GMĐB và GMTN và hai mùa thủy
văn: mùa kiệt và mùa lũ tương phản, nên các quy luật diễn biến ngập lụt ở đây biến
động theo mùa khí hậu. GMTN thổi từ vùng nghiên cứu ra biển, gây ra hiện tượng
nước rút. GMĐB thổi vào vùng nghiên cứu, gây ra hiện tượng nước dâng. Đặc biệt,
vào mùa GMĐB, hướng gió thịnh hành tại vùng nghiên cứu là hướng Đông, trực
chỉ tác động lên bờ biển và các cửa sông ở vùng ĐBSCL (địa phương gọi là gió
chướng). Bão lớn tại vùng nghiên cứu có tần suất xuất hiện bé. Tuy nhiên, gần đây
tần suất đột ngột tăng, đã có các bão lớn ảnh hưởng đến vùng nghiên cứu, như bão
Linda (cấp 12) năm 1997 và bão Durian (cấp 10) năm 2006. Mực nước dâng trong
bão tại vùng nghiên cứu có thể đạt đến 1 m (phụ thuộc vào quỹ đạo, sức mạnh bão).
Ảnh hưởng của sông Mê Công đối với ngập lụt tại vùng nghiên cứu có nhịp điệu và
cường độ gần trùng với chế độ khí hậu mùa mưa và mùa khô trên lưu vực hạ lưu
Sông Mê Công. Mùa lũ xuất hiện chậm hơn mùa mưa khoảng 45 50 ngày, bắt
đầu từ tháng VII và kết thúc vào đầu tháng XI. Mùa kiệt kéo dài từ tháng I đến
tháng V. Bình quân, hàng năm có đến 400 500 tỷ m3 nước ngọt từ sông Mê Công
vào Việt Nam. Tuy nhiên, tổng lượng dòng chảy vào Việt Nam rất khác nhau giữa
các năm nước nhiều và năm nước ít nước. Ví dụ, tổng lượng dòng chảy năm 2000
gấp hai lần năm 1998.
Ảnh hưởng của thủy triều lên vùng nghiên cứu là rất lớn trong suốt năm. Độ lớn
dao động mực nước triều đạt 2 m 4 m trong ngày. Những tài liệu thực đo và tính
toán đều cho thấy, độ lớn thủy triều lớn nhất ở vùng sông Trần Đề và giảm dần về
phía cửa Tiểu. Phân tích diễn thế mực nước thực đo trong 26 năm qua (1984 - 2010)
cho thấy, mực nước trung bình hàng năm và biên độ dao động thủy triều tại vùng
nghiên cứu đã và đang gia tăng đáng kể (có sự biến dạng nhất định), tác động
BĐKH lên chế độ ngâp lụt đã lộ rõ tại vùng nghiên cứu. Trên thực tế đang diễn biến
94
gia tăng mức độ, tần suất và phạm vi ngập lụt vào các ngày triều cường tại các địa
phương ở vùng hạ lưu ĐBSCL trong các năm gần đây.
Chế độ ngập lụt tại các huyện ven biển tại vùng nghiên cứu hiện nay, chủ yếu xảy
trong các tháng triều cường ở biển Đông (các tháng IX, X, XI) hàng năm. Đây cũng
là các tháng mùa lũ tại miền duyên hải ĐBSCL. Vì vậy, ngập lụt do lũ hợp với triều
cường là rất phổ biến. Ngoài ra, ngập do tác động đồng thời của triều cường và gió
chướng cũng thường gặp vào mùa khô. Ngập lụt tổng hợp do lũ, triều cường và bão
cấp 12 có xác suất rất thấp (khoảng 1 trăm năm gặp 1 lần, theo tài liệu lịch sử thì
vào năm 1952 đã có một đợt ngập lụt như vậy tại vùng nghiên cứu). Phân tích diễn
thế mực nước thực đo trong 26 năm qua cho thấy, mực nước trung bình hàng năm
và biên độ dao động thủy tiều tại vùng nghiên cứu đã và đang tăng khá đáng kể và
có sự biến dạng nhất định. Tốc độ gia tăng mức nước trung bình năm là khoảng
35 mm/năm và biên độ triều gia tăng với tốc độ 4 10 mm/năm. Hệ quả là mực
nước đỉnh triều tăng thêm gần 1cm/năm, nhưng mực nước và chân triều tăng lên 0,2
cm/năm. Đây là sự thay đổi do tác động đồng thời của phát triển hạ tầng ở ĐBSCL
và của BĐKH.
Tác động của sông Mê Công đối với ngập lụt tại vùng nghiên cứu yếu hơn ảnh
hưởng của thủy triều, nước dâng do gió chướng và bão nhiệt đới. Chế độ ngập lụt
tại vùng nghiên cứu phụ thuộc chế độ triều - bán nhật triều cường độ rất mạnh ở
biển Đông Nam Bộ. Thủy triều tác động rất mạnh lên chế độ ngập lụt ở đây. Độ lớn
dao động mực nước triều đạt 2 m3,8 m trong ngày, cùng bậc với độ sâu cột nước
tại vùng nghiên cứu. Chế độ ngập lụt ở đây được đặc trưng bởi 5 kiểu dao động
chính với chu kì ½ ngày, 1 ngày, ½tháng, 6 tháng và 12 tháng.
Đối với vùng nghiên cứu, hiện nay độ sâu ngập lụt không lớn (phần lớn <0,5 m) và
thời khoảng mỗi lần bị ngập lụt nhỏ (<4 giờ). Đối với các hệ sinh thái ở đây, quan
trọng nhất tổng số ngày ngập lụt trong 1 năm. Hiện nay chỉ có khoảng 3% diện tích
vùng nghiên cứu là đất bán ngập (>120 ngày/năm). Vùng nghiên cứu đặc biệt nhạy
cảm với ngập do nước dâng do bão đổ bộ vào vùng ĐBSCL. Có thể nói, lũ tại vùng
nghiên cứu là lũ biển ven bờ.
95
Nếu không có giải pháp ứng phó, độ sâu ngập lụt tại VNC do tác động của BĐKH
sẽ gia tăng trong thời gian tới, đặc biệt do sự phát triển hạ tầng ở ĐBSCL và tại
vùng nghiên cứu (đắp bờ bao cục bộ, san đất để đô thị hóa, xây dựng đường giao
thông, v.v., làm giảm khả năng điều tiết mực nước đỉnh triều). Mức độ gia tăng độ
sâu ngập cực đại tại vùng nghiên cứu sẽ lớn hơn trị số NBD theo kịch bản của Bộ
Tài nguyên và Môi trường công bố năm 2009 và bản cập nhật năm 2011 từ 10
cmđến 15 cm, trong đó NBD so với năm 1995[119], cụ thể trình bày ở (Bảng 35).
Bảng 35. Kịch bản trị số nước biển dâng ở vùng nghiên cứu
Mốc thời gian
2020
(kịch bản
B2)
2050
(kịch bản
B2)
2100
(kịch bản
B2)
2100
(kịch bản
A1F1)
Trị số NBD (cm) theo BTNMT (2011) 8 29 70 100
Trị số mức tăng độ sâu ngập lụt cực đại
(cm) tại VNC (theo kết quả tính toán và
số liệu thực đo)
18 40 83 115
Độ sâu ngập rất lớn khi có triều cường kết hợp với nước dâng do bão. Tuy nhiên,
không phải cơn bão nào cũng gây ra nước dâng tại vùng nghiên cứu. Trong tương
lai, sự kết hợp này còn nguy hiểm hơn rất nhiều. Tốc độ gia tăng phạm vi bị ngập
và tổng thời gian ngập nước do tác động của BĐKH gia tăng nhanh hơn mức gia
tăng độ sâu ngập. Nếu không có giải pháp chống ngập, vào năm 2050, sẽ có tới
70% lãnh thổ các huyện duyên hải sẽ bị ngập với tổng thời gian ngập nước lên đến
30 ngày/ năm.
Như vậy, tác động của BĐKH đối với các yếu tố ngập lụt là rất tiêu cực ở tại vùng
nghiên cứu. Cần có giải pháp là hệ thống đê bao và các công trình phụ trợ khác để
chống ngập. Mặc dù, sự gia tăng ngập nước (nước mặn và nước lợ) cũng có thể dẫn
đến một số cơ hội cho vùng nghiên cứu như: (i) Tăng khả năng cấp nước lợ và nước
ngọt cho nghề nuôi trồng thủy sản; (ii) Mang bùn cát lên các vùng thấp, giúp tăng tốc
độ bồi lấp, nâng cao trình mặt đất lên (Hình 26, Hình 27, Hình 28).
96
Bản đồ phân bố độ ngập lụt cực đại vào năm 2020
(lũ+triều cường)
Bản đồ phân bố độ ngập lụt cực đại vào năm 2020
(lũ+triều cường), có GPTU
Bản đồ phân bố độ ngập lụt cực đại vào năm 2020
(lũ+triều cường+bão cấp 12)
Bản đồ phân bố độ ngập lụt cực đại vào năm 2020
(lũ+triều cường+bão cấp 12), có GPTU
Bản đồ phân bố tổng số ngày ngập nước trong 1
năm (năm 2020)
Bản đồ phân bố tổng số ngày ngập nước trong 1 năm
(năm 2020), có GPTU
Hình 26. Kịch bản ngập lụt và tổng thời gian ngập tại vùng nghiên cứu vào năm 2020
(B1) trong trường hợp có và không có giải pháp thích ứng
97
Bản đồ phân bố độ ngập lụt cực đại vào năm 2050
(lũ+triều cường)
Bản đồ phân bố độ ngập lụt cực đại vào năm 2050
(lũ+triều cường), có GPTU
Bản đồ phân bố độ ngập lụt cực đại vào năm 2050
(lũ+triều cường+bão cấp 12)
Bản đồ phân bố độ ngập lụt cực đại vào năm 2050
(lũ+triều cường+bão cấp 12), có GPTU
Bản đồ phân bố tổng số ngày ngập nước trong 1
năm (năm 2050)
Bản đồ phân bố tổng số ngày ngập nước trong 1
năm (năm 2050), có GPTU
Hình 27. Kịch bản ngập lụt và tổng thời gian ngập tại vùng nghiên cứu vào năm 2050
(B1) trong trường hợp có và không có giải pháp thích ứng
98
Bản đồ phân bố độ ngập lụt cực đại vào năm 2100
(lũ+triều cường+bão cấp 12)
Bản đồ phân bố độ ngập lụt cực đại vào năm 2100
(lũ+triều cường+bão cấp 12), có GPTU
Bản đồ phân bố độ ngập lụt cực đại vào năm 2100
(lũ+triều cường) kịch bản A1F1
Bản đồ phân bố độ ngập lụt cực đại vào năm 2100
(lũ+triều cường) kịch bản A1F1, có GPTU
Bản đồ phân bố tổng số ngày ngập nước trong 1
năm (năm 2100), kịch bản phát thải A1F1
Bản đồ phân bố tổng số ngày ngập nước trong 1
năm (năm 2100), kịch bản phát thải A1F1, có GPTU
Hình 28. Kịch bản ngập lụt và tổng thời gian ngập tại vùng nghiên cứu vào năm 2100
(kịch bản phát thải A1F1) trong trường hợp có và không có GPTU
99
Diễn biến xâm nhập mặn ở vùng nghiên cứu:
Hệ thống thủy vực (sông,kênh, rạch, v.v.) và đất các huyện duyên hải thuộc vùng hạ
lưu cửa sông ven biển từ cửa Tiểu đến cửa Cổ Chiên (vùng nghiên cứu),nói chung
bị nhiễm mặn gần như quanh năm, đặc biệt rất khốc liệt vào mùa kiệt. Đây là một
vấn đề phức tạp vì chế độ xâm nhập mặn (XNM) phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố
(dao động triều; trạng thái thời tiết: mưa, nắng, bốc hơi, gió, v.v.; dòng chảy nước
ngọt từ thượng nguồn đổ vào vùng nghiên cứu; mức độ sử dụng nước ngọt; hoạt
động của các hệ thống công trình thủy lợi, đặc biệt là các công trình ngăn mặn,
BĐKH và NBD) biến thiên liên tục theo thời gian và không gian. Diễn biến XNM
rất khác nhau cho tháng trong năm. Trạng thái tổng quát về XNM thường gặp như
sau: tháng IV là tháng có độ mặn cao nhất và phạm vi ảnh hưởng lớn nhất (thời
điểm mặn cao nhất là triều dâng đạt đỉnh vào kỳ triều cường cuối tháng 4), tháng X
có độ mặn thấp nhất và phạm vi ảnh hưởng nhỏ nhất (thời điểm mặn thấp nhất vào
kỳ nước rút đạt chân triều vào kỳ triều kém cuối tháng X). Tuy nhiên, vào những
năm ít nước (năm 1998, 2005, 20082010), diễn biến XNM tại vùng nghiên cứu
rất khốc liệt: thời điểm mặn bắt đầu ảnh hưởn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tai lieu (3).pdf