Luận án Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ xương thái dương trên bệnh nhân điếc tiếp nhận để chỉ định cấy ốc tai điện tử
Nghiên cứu của chúng tôi có độ tuổi trung bình là 42,5 ± 20,5 tháng, (từ 10 - 89 tháng), độ tuổi hay gặp nhất là từ 24 - 60 tháng với tỉ lệ 56,8%, trẻ dưới 24 tháng có tỉ lệ còn thấp với 16,7%. Kết quả này cũng tương tự tác giả Nguyễn Xuân Nam nghiên cứu BN cấy OTĐT có độ tuổi trung bình 40,7 tháng [37]. Agarwal, S.K nghiên cứu 280 trẻ đánh giá trước PT cấy OTĐT có tuổi trung bình là 34,3 tháng [117]. Tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn tác giả này có thể do tại Việt Nam chi phi thiết bị cao, điều kiện kinh tế khó khăn, số lượng trẻ được PT it khiến độ tuổi trẻ được PT tăng lên.
Các tác giả cũng cho thấy độ tuổi hay gặp nhất là từ 24 - 60 tháng, theo Lê Trần Quang Minh là 81,5%, theo Nguyễn Thị Hải Lý và Đỗ Trung Đức là 60,5%, và 61,1% [14].[40].[41]. Tỉ lệ của Lê Trần Quang Minh cao hơn của chúng tôi và các tác giả khác là do trong những năm gần đây trẻ được sàng lọc nghe kém và cấy OTĐT sớm hơn so với trước đây. Cấy OTĐT ở nhóm tuổi này mặc dù hiệu quả không bằng so với cấy sớm dưới < 24 tháng tuy nhiên vẫn mang lại nhiều lợi ích giúp trẻ hoả nhập xã hội [118].
Trong nghiên cứu BN thấp nhất là 10 tháng tuổi, do trẻ đẻ non được đo âm ốc tai phát hiện sớm nên trẻ được theo dõi sớm và chờ đủ tuổi để PT, còn lại các BN đều trên 12 tháng tuổi. Thời kỳ dưới 1 tuổi là giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển ngôn ngữ, cấy OTĐT sớm đem lại khả năng phục hồi sức nghe tốt hơn cho trẻ. Trên thế giới nhiều tác giả đã mở rộng tuổi cấy OTĐT cho trẻ < 12 tháng và cho thấy khả năng phục hồi sức nghe tốt hơn so với trẻ 12 - 24 tháng, tuy nhiên các vấn đề này vẫn cần được nghiên cứu thêm [65],[66]. Hiện tại FDA vẫn chỉ cấp phép cấy OTĐT cho trẻ trên 12 tháng tuổi [61].
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_dac_diem_hinh_anh_cat_lop_vi_tinh_va_cong.pdf
- Tom tat luan an tieng anh.pdf
- Tom tat luan an tieng viet.pdf