Luận án Nghiên cứu đặc điểm lâm sáng, cận lâm sáng và các yếu tố nguy viêm cơ viêm phổi kẽ ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ . 1

Chương 1: TỔNG QUAN. 3

1.1. TỔNG QUAN BỆNH VIÊM KHỚP DẠNG THẤP. 3

1.1.1. Dịch tễ học bệnh viêm khớp dạng thấp . 3

1.1.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh viêm khớp dạng thấp. 3

1.1.3. Triệu chứng học bệnh viêm khớp dạng thấp . 5

1.1.4. Chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp. 10

1.2. BỆNH PHỔI KẼ Ở BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP . 12

1.2.1. Bệnh phổi kẽ . 12

1.2.2. Bệnh phổi kẽ ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp . 20

1.2.3. Tình nghiên cứu về viêm khớp dạng thấp có bệnh phổi kẽ. 32

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 36

2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu. 36

2.2. Đối tượng nghiên cứu . 36

2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân . 36

2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ. 36

2.3. Phương pháp nghiên cứu . 37

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu . 372.3.2. Chọn cỡ mẫu nghiên cứu . 37

2.3.3. Quy trình nghiên cứu . 37

2.4. Xử lý số liệu. 53

2.5. Đạo đức trong nghiên cứu. 54

2.6. Nguyên nhân gây sai số và khống chế sai số. 54

2.7. Sơ đồ nghiên cứu . 55

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. 56

3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có

bệnh phổi kẽ. 56

3.1.1. Tỷ lệ bệnh phổi kẽ trong nghiên cứu . 56

3.1.2. Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có bệnh phổi kẽ. 57

3.1.3. Một số đặc điểm cận lâm sàng ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có

bệnh phổi kẽ. 67

3.2. Mối liên quan giữa một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh

nhân viêm khớp dạng thấp với bệnh phổi kẽ. 74

3.2.1. Mối liên quan giữa một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân viêm

khớp dạng thấp với bệnh phổi kẽ. 74

3.2.2. Mối liên quan giữa một số đặc điểm cận lâm sàng ở bệnh nhân

viêm khớp dạng thấp với bệnh phổi kẽ. 77

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN . 81

4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có

bệnh phổi kẽ. 81

4.1.1. Tỷ lệ bệnh phổi kẽ trong nghiên cứu. 81

4.1.2. Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có bệnh phổi kẽ. . 82

4.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có bệnh

phổi kẽ. . 96

4.2. Mối liên quan giữa một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh

nhân viêm khớp dạng thấp với bệnh phổi kẽ. 1084.2.1. Mối liên quan giữa một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân viêm

khớp dạng thấp với bệnh phổi kẽ. 108

4.2.2. Mối liên quan giữa một số đặc điểm cận lâm sàng ở bệnh nhân

viêm khớp dạng thấp với bệnh phổi kẽ. 112

KẾT LUẬN . 119

KIẾN NGHỊ. 121

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

pdf149 trang | Chia sẻ: thinhloan | Ngày: 13/01/2023 | Lượt xem: 434 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu đặc điểm lâm sáng, cận lâm sáng và các yếu tố nguy viêm cơ viêm phổi kẽ ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
32 0 8 >0,05 VKDT có BPK (n=67) 5,27±1,55 0 8 Tổng (n=212) 5,25 ± 1,40 0 8 Nhận xét: Mức độ đau trung bình tính theo thang điểm VAS của bệnh nhân VKDT không có BPK là 5,23±1,32; của bệnh nhân VKDT có BPK là 5,27±1,55. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ đau trung bình theo thang điểm VAS của bệnh nhân VKDT không có bệnh phổi kẽ với bệnh nhân VKDT có bệnh phổi kẽ với p>0,05. Bảng 3.10. Phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo mức độ đau đánh giá theo thang điểm VAS. VAS VKDT không có BPK (n=145) VKDT có BPK (n=67) Tổng (n=212) p n Tỷ lệ n Tỷ lệ n Tỷ lệ ≤4 35 24,3% 17 25,4% 52 24,6% >0,05 5-6 78 54,2% 33 49,3% 111 52,6% >0,05 7-10 31 21,5% 17 25,4% 48 22,7% >0,05 Nhận xét: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về phân bố mức độ đau đánh giá theo thang điểm VAS ở bệnh nhân VKDT có BPK và bệnh nhân VKDT không có BPK. Bệnh nhân nghiên cứu chủ yếu đau ở mức độ vừa với VAS từ 5-6 ở bệnh nhân VKDT không có BPK là 54,2% và bệnh nhân VKDT có BPK là 49,2%. 63 3.1.2.6. Đặc điểm về mức độ hoạt động bệnh viêm khớp dạng thấp của bệnh nhân nghiên cứu. Bảng 3.11. Mức độ hoạt động trung bình tính theo thang điểm DAS28- CRP của bệnh nhân nghiên cứu DAS28-CRP X ±SD Min Max p VKDT không BPK (n=145) 4,70±1,09 1,05 6,87 >0,05 VKDT có BPK (n=67) 4,77±1,10 1,00 6,62 Tổng (n=212) 4,72 ±1,09 1 6,87 Nhận xét: mức độ hoạt động trung bình tính theo DAS28-CRP của bệnh nhân VKDT không có BPK là 4,70±1,09 và 4,77±1,10 ở bệnh nhân VKDT có BPK. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ hoạt động bệnh trung bình theo thang điểm DAS28-CRP ở bệnh nhân VKDT không có bệnh phổi kẽ và bệnh nhân VKDT có bệnh phổi kẽ với p>0,05. Bảng 3.12. Phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo mức độ hoạt động bệnh tính theo thang điểm DAS 28-CRP. DAS28-CRP VKDT không có BPK (n=145) VKDT có BPK (n=67) Tổng (n=212) p n Tỷ lệ n Tỷ lệ n Tỷ lệ Bệnh không hoạt động hoặc hoạt động nhẹ 13 9.0% 7 10,4% 20 9,4% >0,05 Bệnh hoạt động vừa 70 48,3% 29 43,3% 99 46,7% >0,05 Bệnh hoạt động mạnh 62 42,8% 31 46,3% 93 43,9% >0,05 Tổng 145 100% 67 100% 212 100% Nhận xét: Không có sự khác biệt về sự phân bố mức độ hoạt động bệnh theo chỉ số DAS28-CRP ở bệnh nhân VKDT không có BPK và bệnh nhân VKDT có BPK với p> 0,05. 64 3.1.2.8. Một số đặc điểm lâm sàng khác của bệnh nhân viêm khớp dạng thấp Bảng 3.13. Một số đặc điểm lâm sàng khác của bệnh nhân VKDT Đặc điểm VKDT không có BPK (n=145) VKDT có BPK (n=67) Tổng (n=212) p n Tỷ lệ n Tỷ lệ n Tỷ lệ Chẩn đoán VKDT Theo tiêu chuẩn ACR 1987 137 94,5% 64 95,5% 201 94,8% >0,05 Theo tiêu chuẩn EULAR/ACR 2010 8 5,5% 3 4,5% 11 5,2% >0,05 Chỉ số BMI Suy dinh dưỡng 19 13,1% 9 13,4% 28 13,2% >0,05 Bình thường 119 82,1% 54 80,5% 173 81,6% >0,05 Thừa cân 7 4,8% 4 6,1% 11 5,1% >0,05 Nhận xét: Không có sự khác biệt về tỷ lệ chẩn đoán bệnh VKDT theo tiêu chẩn ACR 1987, tiêu chuẩn ACR/EULAR 2010 và sự phân bố tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nghiên cứu theo BMI ở bệnh nhân VKDT không có BPK và bệnh nhân VKDT có BPK với p>0,05. 65 3.1.2.9. Đặc điểm triệu chứng hô hấp ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp. Bảng 3.14: Đặc điểm triệu chứng hô hấp ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp Đặc điểm VKDT không có BPK (n=212) VKDT có BPK (n=67) Tổng (n=212) p n Tỷ lệ n Tỷ lệ n Tỷ lệ Ho đờm 4 2,8% 3 4,5% 7 3,3% >0,05 Khó thở khi gắng sức 6 4,1% 3 4,5% 9 4,2% >0,05 Đau ngực 9 6,2% 5 7,5% 14 6,6% >0,05 Ho khan 14 9,7% 12 17,9% 26 12,2% >0,05 Rale nổ 1 0,7% 10 14,9% 11 5,2% <0,05 Nhận xét: Không thấy có sự khác biệt về sự phân bố triệu chứng ho đờm, khó thở khi gắng sức, ho khan, đau ngực ở bệnh nhân VKDT không có BPK và bệnh nhân VKDT có BPK với p>0,05. Có sự khác biệt về sự phân bố rale nổ khi thăm khám phổi ở bệnh nhân VKDT không có bệnh phổi kẽ và bệnh nhân VKDT có BPK với p< 0,05. 66 3.1.2.10. Đặc điểm một số biểu hiện lâm sàng ngoài khớp ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp. Bảng 3.15: Đặc điểm một số biểu hiện lâm sàng ngoài khớp khác ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp. Đặc điểm VKDT không có BPK (n= 145) VKDT có BPK (n=67) Tổng (n=212) p n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % Hội chứng Raynaud 2 1,4% 1 1,5% 3 1,4% >0,05 Hạt dưới da 4 2,8% 6 9% 10 4,7% >0,05 Khô mắt, khô miệng 6 4,1% 3 4,5% 9 4,3% >0,05 Hội chứng ống cổ tay 4 3% 4 6% 8 3,8% >0,05 Giảm thị lực 22 15,2% 12 17,9% 34 16% >0,05 Viêm gân 42 28,9% 21 31,3% 63 29,7 >0,05 Nhận xét: Trong nghiên cứu của chúng tôi, không thấy có sự khác biệt về sự phân bố các triệu chứng ngoài khớp: hội chứng raynaud; khô mắt, khô miệng; hội chứng ống cổ tay; giảm thị lực, viêm gân, hạt dưới da ở bệnh nhân VKDT không có BPK và bệnh nhân VKDT có BPK với p>0,05 67 3.1.3. Một số đặc điểm cận lâm sàng ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có bệnh phổi kẽ 3.1.3.1. Đặc điểm công thức máu của bệnh nhân nghiên cứu Bảng 3.16. Phân bố tỷ lệ thiếu máu của bệnh nhân nghiên cứu VKDT không có BPK (n=145) VKDT có BPK (n=67) Tổng (n=212) p n Tỷ lệ n Tỷ lệ n Tỷ lệ Không thiếu máu 63 43,4% 30 44,8% 93 43,9% p>0,05 Thiếu máu 82 56,6% 37 55,2% 119 56,1% Tổng 145 100% 67 100% 212 100% Nhận xét: Có 56,6% bệnh nhân VKDT không có BPK có thiếu máu và có 55,2% bệnh nhân VKDT có BPK có thiếu máu. Không có sự khác biệt về tỷ lệ thiếu máu ở bệnh nhân VKDT có BPK và bệnh nhân VKDT không có BPK với p>0,05. Bảng 3.17. Phân bố mức độ thiếu máu ở bệnh nhân nghiên cứu Mức độ thiếu máu VKDT không có BPK (n=145) VKDT có BPK (n=67 Tổng (n=212) p n Tỷ lệ n Tỷ lệ n Tỷ lệ Thiếu máu nhẹ 34 41,5% 17 45,9% 51 42,9% >0,05 Thiếu máu vừa 48 58,5% 20 54,1% 68 57,1% Tổng 82 100% 37 100% 119 100% Nhận xét: Có 41,5% bệnh nhân VKDT không có BPK có thiếu máu nhẹ. Có 45,9% bệnh nhân VKDT có BPK có thiếu máu nhẹ. Không có sự khác biệt 68 có ý nghĩa thống kê về mức độ thiếu máu ở bệnh nhân VKDT có BPK và bệnh nhân VKDT không có BPK với p>0,05. 3.1.3.2. Đặc điểm giá trị máu lắng, CRP huyết thanh ở bệnh nhân nghiên cứu. Bảng 3.18: Giá trị máu lắng trung bình của bệnh nhân nghiên cứu Máu lắng 1h (mm) X ±SD Min Max p VKDT không có BPK (n=145) 62,85±29,96 6 140 >0,05 VKDT có BPK (n=67) 63,90±27,44 5 140 Tổng (n=212) 63,19 ±29,06 5 140 Nhận xét: Giá trị máu lắng trung bình của bệnh nhân VKDT không có BPK là 62,85±29,96 (mm), bệnh nhân VKDT có BPK là 63,90±27,44 (mm). Không có sự khác biệt về giá trị máu lắng trung bình ở bệnh nhân nghiên cứu. Bảng 3.19. Giá trị CRP huyết thanh trung bình ở bệnh nhân nghiên cứu. CRP (mg/dl) X ±SD Min Max p VKDT không có BPK (n=145) 6,06±6,13 0,01 33,0 >0,05 VKDT có BPK (n=67) 6,41±6,70 0,02 47,10 Tổng (n=212) 6,16±6,29 0,01 47,10 Nhận xét: Giá trị CRP trung bình của bệnh nhân VKDT không có BPK là 6,06 ± 6,13, bệnh nhân VKDT có BPK là 6,41±6,70. Không có sự khác biệt về nồng độ CRP ở bệnh nhân VKDT không có BPK và bệnh nhân VKDT có BPK với p>0,05. 69 Bảng 3.20. Phân bố giá trị CRP huyết thanh ở bệnh nhân nghiên cứu. CRP (mg/dl) VKDT không có BPK n=145 VKDT có BPK n=67 Tổng n=212 p n Tỷ lệ n Tỷ lệ n Tỷ lệ CRP< 0,5 (mg/dl) 15 10,3% 5 7,5% 20 9,4% >0,05 CRP≥ 0,5 (mg/dl) 130 89,7% 62 92,5% 192 90,6% Tổng 145 100% 67 100% 212 100% Nhận xét: Có 92,5% bệnh nhân VKDT có BPK có giá trị CRP≥0,5 mg/dl và có 89,7% bệnh nhân VKDT không có BPK có giá trị CRP≥0,5 mg/dl. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự phân bố nồng độ CRP ở bệnh nhân nghiên cứu với p>0,05. 3.1.3.3. Đặc điểm nồng độ RF, anti CCP huyết thanh bệnh nhân nghiên cứu. Bảng 3.21. Giá trị RF huyết thanh trung bình của bệnh nhân nghiên cứu RF (UI/ml) X ±SD Min Max p VKDT không có BPK (n=145) 119,74±73,82 0,0 312,30 <0,05 VKDT có BPK (n=67) 147,47±67,81 0,0 278,00 Tổng (n=212) 128,50±72,97 0,0 312,30 Nhận xét: Giá trị RF huyết thanh trung bình của bệnh nhân VKDT không có BPK là 119,74 ± 73,82 (UI/ml), bệnh nhân VKDT có BPK là 147,47 ± 67,81 (UI/ml). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giá trị RF huyết thanh trung bình ở bệnh nhân VKDT có BPK và bệnh nhân VKDT không có BPK với p<0,05. 70 Bảng 3.22. Nồng độ anti CCP huyết thanh trung bình của bệnh nhân nghiên cứu. Nồng độ anti CCP (U/ml) X ±SD Min Max p VKDT không có BPK (n=145) 95,86±92,04 0,50 486,73 <0,05 VKDT có BPK (n=67) 122,24±82,53 0,50 316,30 Tổng (n=212) 103,81±89,32 0,50 486,73 Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nồng độ anti CCP huyết thanh trung bình ở bệnh nhân VKDT không có BPK và bệnh nhân VKDT có BPK với p<0,05. 3.1.3.4. Đặc điểm tổn thương hình ảnh bệnh nhân nghiên cứu Bảng 3.23: Đặc điểm tổn thương X quang bàn tay thẳng hai bên ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp. Giai đoạn VKDT không có BPK (n=145) VKDT có BPK (n=67) Tổng (n=212) p n Tỷ lệ n Tỷ lệ n Tỷ lệ Giai đoạn I 27 18,6% 2 3% 29 13,7% <0,05 Giai đoạn II 76 52,4% 33 49,2% 109 51,4% <0,05 Giai đoạn III 31 21,4% 26 38,8% 57 26,9% <0,05 Giai đoạn IV 11 7,6% 6 9% 17 8,0% <0,05 Nhận xét: có sự khác biệt về sự phân bố về giai đoạn bệnh viêm khớp dạng thấp ở bệnh nhân VKDT không có BPK và bệnh nhân VKDT có BPK với p<0,05. Các bệnh nhân VKDT có BPK có tỷ lệ bệnh ở giai đoạn III, IV cao hơn các bệnh nhân VKDT không có BPK. 71 Bảng 3.24: Đặc điểm tổn thương trên X quang tim phổi thẳng ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có bệnh phổi kẽ Đặc điểm n=67 Tỷ lệ Tổn thương dạng tổ ong 1 1,5% Tổn thương dạng lưới 2 3% Dày tổ chức kẽ 9 13,4% Nhận xét: Có 1,5% bệnh nhân VKDT có BPK có tổn thương dạng tổ ong, 3% bệnh nhân có tổn thương dạng lưới và 13,4% bệnh nhân có tổn thương dày tổ chức kẽ trên phim chụp Xquang tim phổi thẳng. Bảng 3.25: Đặc điểm tổn thương trên chụp cắt lớp vi tính lồng ngực lớp mỏng độ phân giải cao ở bệnh nhân VKDT có bệnh phổi kẽ Đặc điểm n=67 Tỷ lệ% Tổn thương dạng tổ ong 1 1,5% Tổn thương dạng lưới 22 32,8% Tổn thương dạng kính mờ 45 67,2% Giãn phế quản co kéo 10 14,9% Nhận xét: Trong nghiên cứu của chúng tôi có 1,5% bệnh nhân VKDT có BPK có tổn thương dạng tổ ong; 32,8% bệnh nhân có tổn thương dạng lưới; 67,2% bệnh nhân có tổn thương dạng kính mờ; 14,9% bệnh nhân có giãn phế quản co kéo trên phim chụp cắt lớp vi tính lồng ngực độ phân giải cao. 72 Bảng 3.26. Phân loại bệnh phổi kẽ trên chụp CLVT phổi lớp mỏng, độ phân giải cao. Phân loại bệnh phổi kẽ trên HRCT n=67 Tỷ lệ% Bệnh phổi kẽ thông thường (UIP) hoặc có thể UIP 22 32,8% Bệnh phổi kẽ không đặc hiệu (NSIP) 45 67,2% Nhận xét: Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 32,8% bệnh nhân bệnh phổi kẽ dạng UIP hoặc có thể UIP và 67,2% bệnh nhân bệnh phổi kẽ dạng NSIP. 3.1.3.4. Đặc điểm đo chức năng hô hấp bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có BPK. Bảng 3.27. Kết quả đo chức năng hô hấp bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có bệnh phổi kẽ (n=67) Đặc điểm X ±SD Min Max <80% ≥80 ≥ 70% VC (%) 85,46±13,43 56 115 22 (32,8%) 45(67,2%) FVC 87,03±12,73 52 116 18 (26,9%) 49(73,1%) FEV1 92,06±14,08 62 118 15 (22,4%) 52(77,6%) Tỷ số Gaensler FEV1/FVC 103,6±6,82 85 115 100% Nhận xét: Có 67,2% bệnh nhân VKDT có bệnh phổi kẽ có VC trên 80%; 73,1% bệnh nhân có FVC trên 80%. Có tới 77,6% bệnh nhân có FEV1 là trên 80%. 100% bệnh nhân có tỷ số Gaensler trên 70%. Giá trị trung bình của VC của bệnh nhân là 85,46±13,43 (% dự đoán), Giá trị trung bình của FVC là 87,03±12,73 (% dự đoán). Giá trị FEV1 của bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có bệnh phổi kẽ là 92,06±14,08 (% dự đoán). 73 Bảng 3.28: Phân loại chức năng hô hấp ở bệnh nhân nhân viêm khớp dạng thấp có bệnh phổi kẽ Kết quả n=67 Tỷ lệ% Chức năng hô hấp bình thương 49 73,1 Rối loạn thông khí hạn chế Mức độ nhẹ 18 26,9 Mức độ vừa 0 Mức độ nặng 0 Rối loạn thông khí tắc nghẽn 0 0 Nhận xét: Trong nghiên cứu của chúng tôi có 73,1% bệnh nhân có chức năng hô hấp bình thường. Có 26,9% bệnh nhân có rối loại thông khí hạn chế mức độ nhẹ. 3.1.3.5. Đặc điểm điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp ở bệnh nhân nghiên cứu. Biểu đồ 3.3. Đặc điểm một số thuốc điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp ở bệnh nhân nghiên cứu. Nhận xét: không thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ dùng một số thuốc điều trị ở bệnh nhân VKDT không có BPK và bệnh nhân VKDT có BPK trong nghiên cứu của chúng tôi. 0 10 20 30 40 50 60 70 80 % VKDT không có BPK VKDT có BPK Tổng 74 Biểu đồ 3.4. Liều MTX, corticosteroid trung bình ở bệnh nhân nghiên cứu Nhận xét: Không có sự khác biệt về liều dùng MTX trung bình ở bệnh nhân VKDT có BPK và bệnh nhân VKDT không có bệnh phổi kẽ. Trong khi đó liều corticosteroid trung bình ở bệnh nhân VKDT có bệnh phổi kẽ cao hơn bệnh nhân VKDT không có BPK. 3.2. Mối liên quan giữa một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp với bệnh phổi kẽ. 3.2.1. Mối liên quan giữa một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp với bệnh phổi kẽ 3.2.1.1. Mối liên quan giữa tuổi với bệnh phổi kẽ ở bệnh nhân VKDT Bảng 3.29. Mối liên quan giữa tuổi với bệnh phổi kẽ ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, Đặc điểm Đơn vị so sánh OR p 95%CI Tuổi 10 1,68 <0,05 1,23-2,28 Nhận xét: khi bệnh nhân VKDT tăng 10 tuổi thì tỷ lệ bệnh phổi kẽ tăng lên 1,68 lần với p<0,05. 14.5 6.4 15.6 10.6 14.84 7.73 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 Liều MTX trung bình Liều corticosteroid trung bình VKDT không có BPK VKDT có BPK Tổng 75 Bảng 3.30. Mối liên quan giữa tuổi với bệnh phổi kẽ ở bệnh nhân VKDT với giá trị tuổi cut-off 65. Tuổi VKDT không có BPK (n=145) VKDT có BPK (n=67) Tổng (n=212) p OR 95%CI n Tỷ lệ n Tỷ lệ n Tỷ lệ Tuổi <65 119 82,1% 47 70,1% 166 78,3% < 0,05 1,95 0,99-3,82 Tuổi ≥65 26 17,9% 20 29,9% 46 21,7% Tổng 145 100% 67 100% 212 100% Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ mắc bệnh phổi kẽ ở bệnh nhân VKDT có độ tuổi < 65 và bệnh nhân VKDT có tuổi ≥ 65. Nguy cơ mắc bệnh phổi kẽ ở bệnh nhân VKDT có tuổi ≥ 65 cao hơn 1,95 lần so với bệnh nhân VKDT có tuổi dưới 65. 3.2.1.2. Mối liên quan giữa giai đoạn bệnh viêm khớp dạng thấp với bệnh phổi kẽ Bảng 3.31. Mối liên quan giữa giai đoạn bệnh viêm khớp dạng thấp với bệnh phổi kẽ Giai đoạn bệnh VKDT không có BPK (n=145) VKDT Có BPK (n=67) Tổng (n=212) p OR 95%CI n Tỷ lệ n Tỷ lệ n Tỷ lệ GĐ I hoặc II 103 71,0% 35 52,2% 138 65,1% <0,05 2,24 1,23- 4,08 76 GĐ III hoặc IV 42 29,0% 67 47,8% 74 34,9% <0,05 Nhận xét: Bệnh nhân VKDT giai đoạn III hoặc giai đoạn IV có tỷ lệ bị bệnh phổi kẽ cao hơn bệnh nhân VKDT có giai đoạn I hoặc giai đoạn II với p<0,05; OR là 2,24 và 95%CI (1,23-4,08). 3.2.1.3. Mối liên quan giữa hút thuốc lá với bệnh phổi kẽ ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp Bảng 3.32. Mối liên quan giữa hút thuốc lá với bệnh phổi kẽ ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp. Tình trạng hút thuốc VKDT không có bệnh phổi kẽ (n=145) VKDT có bệnh phổi kẽ (n=67) Tổng (n=212) p OR 95% CI n Tỷ lệ n Tỷ lệ n Tỷ lệ Không hút thuốc 140 96,6% 60 89,6% 200 94,3% <0,05 3,3 1,22- 10,70 Hút thuốc 5 3,4% 7 10,4% 12 5,7% Tổng 145 100% 67 100% 212 100% Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống về tỷ lệ hút thuốc lá ở bệnh nhân nghiên cứu. Bệnh nhân VKDT bệnh phổi kẽ có tỷ lệ hút thuốc lá cao hơn bệnh nhân VKDT không bệnh phổi kẽ với p < 0,05; OR là 3,3 và 95%CI (1,22-10,7). 77 3.2.2. Mối liên quan giữa một số đặc điểm cận lâm sàng ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp với bệnh phổi kẽ. 3.2.2.1. Mối liên quan giữa nồng độ RF huyết thanh với bệnh phổi kẽ ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp. Bảng 3.33. Mối liên quan giữa nồng độ RF huyết thanh với bệnh phổi kẽ ở bệnh nhân VKDT Phân loại RF (UI/ml) VKDT không có BPK (n=145) VKDT có BPK (n=67) Tổng (n=212) p OR 95%CI n Tỷ lệ n Tỷ lệ n Tỷ lệ RF âm tính 10 6,9% 2 3,0% 12 5,7% <0,05 1 RF dương tính thấp 22 15,2% 5 7,4% 27 12,7% <0,05 1,36 1,2- 6,89 RF dương tính cao 113 77,9% 60 89,6% 173 81,6% <0,05 2,65 1,56- 12,51 Tổng 145 100% 67 100% 212 100% Nhận xét: Có sự khác biệt về sự phân bố mức độ RF huyết thanh ở bệnh nhân VKDT có BPK và bệnh nhân VKDT không có BPK với p<0,05. Bệnh nhân VKDT có RF dương tính thấp có nguy có mắc bệnh phổi kẽ cao gấp 1,36 lần so với bệnh nhân VKDT có RF âm tính. Bệnh nhân VKDT có RF dương tính cao có nguy cơ mắc bệnh phổi kẽ cao gấp 2,65 lần bệnh nhân VKDT có RF âm tính. 78 Bảng 3.34: Mối liên quan giữa nồng độ RF huyết thanh với bệnh phổi kẽ ở bệnh nhân VKDT với giá trị Cut off RF là 42 Phân loại RF (UI/ml) VKDT không có BPK (n=145) VKDT có BPK (n=67) Tổng (n=212) p OR 95% CI n Tỷ lệ n Tỷ lệ n Tỷ lệ RF< 42 32 22,1% 7 10,4% 39 18,4% p<0,05 2,4 1.01- 5,83 RF ≥42 113 77,9% 60 89,6% 173 81,6% Tổng 145 100% 67 100% 212 100% Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ mắc bệnh phổi kẽ ở bệnh nhân VKDT có RF ≥ 42 với bệnh nhân VKDT có RF < 42. Bệnh nhân VKDT có nồng độ RF dương tính cao có tỷ lệ mắc bệnh phổi kẽ cao hơn 2,4 lần so với bệnh nhân VKDT có nồng độ RF dương tính thấp hoặc âm tính. 3.2.2.2. Mối liên quan giữa nồng độ anti CCP huyết thanh với bệnh phổi kẽ ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp. Bảng 3.35: Mối liên quan giữa nồng độ anti CCP huyết thanh với bệnh phổi kẽ ở bệnh nhân VKDT Phân loại anti CCP (U/ml) VKDT không có BPK (n=145) VKDT có BPK (n=67) Tổng (n=212) p OR 95%CI n Tỷ lệ n Tỷ lệ n Tỷ lệ Anti CCP âm tính 32 22,1% 6 8,9% 38 17,9% <0,05 1 Anti CCP dương tính thấp 12 8,2% 2 3,0% 14 6,6% <0,05 1,12 0,16- 5,03 Anti CCP dương tính cao 101 69,7% 59 88,1% 160 75,5% <0,05 3,11 1,23- 7,89 Tổng 145 100% 67 100% 212 100% 79 Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự phân bố nồng độ anti CCP ở bệnh nhân VKDT có BPK và bệnh nhân VKDT không có BPK với p<0,05. Bệnh nhân VKDT có anti CCP dương tính thấp có nguy cơ mắc bệnh phổi kẽ cao 1,12 lần so với bệnh nhân có anti CCP âm tính. Bệnh nhân VKDT có anti CCP dương tính cao có nguy cơ mắc bệnh phổi kẽ cao gấp 3,11 lần so với bệnh nhân VKDT có anti CCP âm tính. Bảng 3.36: Mối liên quan giữa bệnh phổi kẽ và nồng độ anti CCP huyết thanh với giá trị anti CCP cut-off là 15 Phân loại anti CCP (U/ml) VKDT không có BPK (n=145) VKDT có BPK (n=67) Tổng (n=212) p OR 95% CI n Tỷ lệ n Tỷ lệ n Tỷ lệ Anti CCP âm tính hoặc dương tính thấp 44 30,3% 8 11,9% 52 24,5% <0,05 3,21 1,4- 7,29 Anti CCP dương tính cao 101 69,7% 59 88,1% 160 75,5% < 0,05 Tổng 145 100% 67 100% 212 100% Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ mắc bệnh phổi kẽ ở bệnh nhân VKDT có anti CCP âm tính hoặc dương tính thấp với bệnh nhân VKDT có anti CCP dươnh tính cao. Bệnh nhân VKDT có nồng độ anti CCP huyết thanh dương tính cao có nguy cơ mắc bệnh phổi kẽ cao gấp 3,21 lần bệnh nhân VKDT có nồng độ anti CCP huyết thanh âm tính hoặc âm tính thấp. 80 Bảng 3.37. Bảng phân tích mối liên quan đơn biến và đa biến giữa một số yếu tố liên quan với bệnh phổi kẽ ở bệnh nhân VKDT Yếu tố liên quan Hồi quy đơn biến Hồi quy đa biến OR p 95%CI OR p 95%CI R2 % dự đoán đúng Tuổi 1,95 0,05 0,99-3,82 2,08 0,04 1,02-4,24 0,148 70,8 GĐ bệnh VKDT 2,24 0,008 1,232-4,08 2,43 0,006 1,29-4,58 RF 2,43 0,047 1,01-5,83 1,17 0,78 0,38-3,68 Anti CCP 3,21 0,005 1,42-7,29 2,57 0,07 0,92-7,20 Hút thuốc 0,03 0,015 1,22-10,7 4,05 0,03 1,17-14,11 Nhận xét: Trong kết quả phân tích đa biến thấy tuổi, hút thuốc, giai đoạn bệnh VKDT là các yếu tố liên quan độc lập với bệnh phổi kẽ ở bệnh nhân VKDT và các yếu tố tuổi, RF, anti CCP, hút thuốc, giai đoạn bệnh chỉ giải thích được 14.8% trường hợp bệnh phổi kẽ ở bệnh nhân VKDT. Với việc sử dụng các yếu tố tuổi, nồng độ RF, anti CCP, tình trạng hút thuốc, giai đoạn bệnh VKDT dự đoán đúng được 70,8% bệnh phổi kẽ ở bệnh nhân VKDT. Phương trình dự báo khả năng bị bệnh phổi kẽ ở bệnh nhân VKDT Log(p/1-p) = -4,996 + 1,4*hút thuốc + 0,733*tuổi + 0,163*(Phân loại RF) + 0,943* (phân loại Anti CCP) + 0,889 * (Phân loại giai đoạn bệnh) Hoặc p/1-p = e-4,996 + 1,4* hút thuốc + 0,773*tuổi +0,163* (phân loại RF) + 0,943*(phân loại anti CCP) + 0,889*(phân loạn giai đoạn bệnh). Với tuổi (< 65 và ≥ 65); hút thuốc lá (Hút thuốc và không hút thuốc); RF (âm tính, dương tính thấp, dương tính cao); anti CCP (âm tính, dương tính thấp, dương tính cao), giai đoạn bệnh (Giai đoạn I hoặc II và giai đoạn III hoặc IV) 81 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có bệnh phổi kẽ. 4.1.1. Tỷ lệ bệnh phổi kẽ trong nghiên cứu Trong nghiên cứu của chúng tôi có 67 bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có bệnh phổi kẽ trong số 212 bệnh nhân nghiên cứu chiếm tỷ lệ 31,6% (biểu đồ 3.1). Các nghiên cứu đánh giá về tỷ lệ bệnh phổi kẽ ở bệnh nhân VKDT cho kết quả rất khác nhau. Kết quả này phụ thuộc bởi một số yếu tố như quốc gia, chủng tộc, thiết kế nghiên cứu. Nghiên cứu của tác giả Perez Dorame và cộng sự (2011) trên 34 bệnh nhân VKDT được đánh giá tổn thương phổi bằng chụp HRCT cho kết quả tỷ lệ bệnh phổi kẽ ở bệnh nhân VKDT là 34%83. Nghiên cứu của Giles và cộng sự (2012) trên 177 bệnh nhân VKDT xác định bệnh phổi kẽ bằng chụp HRCT tỷ lệ bệnh phổi kẽ báo cáo là 33%10. Nghiên cứu của Yin và cộng sự (2014) trên 71 bệnh nhân VKDT trong đó có 48 bệnh nhân được chụp HRCT thì phát hiện tỷ lệ bệnh phổi kẽ là 24,9%84. Nghiên cứu của Zou và cộng sự (2012) trên 110 bệnh nhân VKDT đánh giá tổn thương phổi bằng chụp HCRT cho kết quả tỷ lệ bệnh phổi kẽ là 42,73%85. Nghiên cứu của Al-Ghamdi A và cộng sự (2009) trên 74 bệnh nhân VKDT khi đánh giá các tổn thương ngoài khớp ở bệnh nhân VKDT tác giả thấy có 10% bệnh nhân có bệnh phổi kẽ. Trong nghiên cứu này, tác giả đánh giá bệnh phổi kẽ không dựa trên chụp HRCT86. Nghiên cứu của Teh và cộng sự trên 154 bệnh nhân VKDT tác giả thấy có 6,5% bệnh nhân có bệnh phổi kẽ tác giả đánh giá bệnh phổi kẽ dựa trên chụp X quang thường quy87. Như vậy tỷ lệ bệnh phổi kẽ ở bệnh nhân VKDT rất dao động. Với các nghiên cứu chẩn đoán bệnh phổi kẽ dựa trên bất thường về X quang quy ước chúng tôi thấy tỷ lệ 82 phát hiện bệnh phổi kẽ thường dưới 10%. Trong khi đó các nghiên cứu dựa trên HRCT tỷ lệ phát hiện bệnh phổi kẽ dao động từ 24,9% đến hơn 40%. 4.1.2. Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có bệnh phổi kẽ. 4.1.2.1. Đặc điểm về tuổi Viêm khớp dạng thấp thường gặp ở lứa tuổi trung niên. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi trung bình của bệnh nhân VKDT có BPK là 60,25 ± 7,97 (tuổi) (bảng 3.1). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi trên đối tượng bệnh nhân VKDT có BPK có tuổi trung bình cao hơn tuổi trung bình của một số nghiên cứu của một số tác giả trong nước nghiên cứu trên đối tượng bệnh nhân VKDT nói chung. Tác giả Nguyễn Thu Hiền nghiên cứu về tình hình bệnh tật tại khoa Cơ Xương khớp bệnh viện Bạch mai từ 1991 – 2000 trên 258 bệnh nhân VKDT cho kết quả tuổi trung bình của bệnh nhân là 49,2 tuổi11. Năm 2019, tác giả Nguyễn Thị Như Hoa nghiên cứu trên 229 bệnh nhân VKDT, độ tuổi trung bình của bệnh nhân là 55,93 ± 10,47 (tuổi)88. Năm 2020, tác giả Nguyễn Thị Nga nghiên cứu trên 128 bệnh nhân VKDT, độ tuổi trung bình của bệnh nhân nghiên cứu là 54,9 ± 9,9 (tuổi)89. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi trên đối tượng bệnh nhân VKDT có BPK tương tự như nghiên cứu của một số tác giả trên đối tượng bệnh nhân VKDT có bệnh phổi kẽ như tác giả Wang và cộng sự (2015) nghiên cứu trên 25 bệnh nhân VKDT có bệnh phổi kẽ thấy tuổi trung bình của bệnh nhân nghiên cứu là 63,56±11,90 (tuổi)44. Tác giả Zou và cộng sự (2010), nghiên cứu trên 110 bệnh nhân viêm khớp dạng thấp thấy rằng tuổi trung bình bệnh nhân VKDT có bệnh phổi kẽ là 59,40 ± 12,03 (tuổi)85. Tác giả Li và cộng sự nghiên cứu trên 278 bệnh nhân VKDT có bệnh phổi kẽ thấy tuổi trung bình là 57,41 ± 13,84 (tuổi)90. Nghiên cứu của Gochuico và cộng sự (2008) trên 31 bệnh nhân VKDT có bệnh phổi kẽ thấy rằng tuổi bị bệnh trung bình của bệnh nhân VKDT có bệnh phổi kẽ là 55,6 (tuổi)91. Như vậy, độ tuổi trung bình của bệnh 83 nhân VKDT có BPK trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với các nghiên cứu trên mẫu là các bệnh nhân viêm khớp dạng thấp nói chung nhưng tuổi trung bình ở bệnh nhân VKDT có BPK trong nghiên cứu của chúng tôi lại tương đương với độ tuổi trung bình của các nghiên cứu trên bệnh nhân VKDT có bệnh phổi kẽ khác. Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho kết quả tuổi khởi phát bệnh VKDT trung bình của bệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_dac_diem_lam_sang_can_lam_sang_va_cac_yeu.pdf
  • docxTHÔNG TIN TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI.docx
  • pdfTóm tắt -TA 12.1.2.pdf
  • pdfTóm tắt TV ngày 12.12.pdf
  • pdfTRÍCH YẾU 12.12.pdf
Tài liệu liên quan