Luận án Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá hiệu quả điều trị miễn dịch đặc hiệu ở trẻ 6 - 14 tuổi mắc bệnh viêm mũi dị ứng do dị nguyên dermatophagoides pteronyssinus

LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN 3

1.1. DỊCH TỄ HỌC BỆNH VMDƯ 3

1.1.1. Lịch sử nghiên cứu, khái niệm, phân loại bệnh VMDƯ 3

1.1.2. Tỷ lệ VMDƯ ở trẻ em 7

1.1.3. Tình hình mắc bệnh VMDƯ theo tuổi và giới 8

1.1.4. VMDƯ và tiền sử dị ứng bản thân, gia đình 9

1.1.5. Liên quan giữa VMDƯ và một số nguyên nhân tai mũi họng 11

1.2. SINH LÝ BỆNH HỌC VMDƯ 13

1.2.1. Đáp ứng miễn dịch trong VMDƯ 13

1.2.2. Cơ chế của VMDƯ 14

1.3. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG 19

1.3.1. Đặc điểm lâm sàng 19

1.3.2. Đặc điểm cận lâm sàng 22

1.4. MẠT BỤI NHÀ GÂY VMDƯ 28

1.4.1.Thành phần gây dị ứng trong bụi nhà 28

1.4.2. Thành phần của mạt bụi nhà gây ra dị ứng 28

1.4.3. Cơ chế bệnh sinh của dị nguyên MBN 29

1.5. ĐIỀU TRỊ VMDƯ 30

1.5.1. Giáo dục bệnh nhân 30

 

doc158 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 21/02/2022 | Lượt xem: 474 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá hiệu quả điều trị miễn dịch đặc hiệu ở trẻ 6 - 14 tuổi mắc bệnh viêm mũi dị ứng do dị nguyên dermatophagoides pteronyssinus, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n toàn và đảm bảo tính tự nguyện tham gia nghiên cứu. - Số liệu nghiên cứu chỉ được trình bày dưới dạng bảng biểu về các đặc điểm thông tin chung (tuổi giới, khoảng cách,...), số liệu lâm sàng, số liệu cận lâm sàng theo tần số và tỷ lệ mà không ghi cụ thể trường hợp nào trong nghiên cứu, do vậy không gây ảnh hưởng đến bất cứ đối tượng nào. - Hồ sơ bệnh án sẽ được giữ kín bí mật tên, tuổi, địa chỉ, quê quán bệnh nhi chuyển viện cấp cứu trong nghiên cứu. - Trong trường hợp thẩm tra số liệu hồ sơ bệnh án thì mọi quá trình thẩm tra sẽ phải tuân theo các quy tắc bảo đảm bí mật cho người tham gia nghiên cứu, tuân thủ các nguyên tắc y đức. Bệnh nhân 6-14 tuổi khám VMDƯ tại Viện Y học Biển năm 2011 Mắc VMDƯ Không mắc VMDƯ Dương tính với D. Pteronyssinus Âm tính với D. Pteronyssinus Mời tham gia nghiên cứu 51 BN tham gia nghiên cứu Từ chối nghiên cứu, hoặc không đủ tiêu chuẩn nghiên cứu Điều trị miễn dịch đường lưỡi D. Pteronyssinus (từ 2012-2014) Đánh giá hiệu quả điều trị (so sánh trước sau điều trị) Các thời điểm sau điều trị 6 tháng, 12 tháng và 24 tháng Cải thiện lâm sàng: Hắt hơi, ngứa mũi, chảy mũi, ngạt mũi, niêm mạc, cuốn dưới Thay đổi cận lâm sàng: Tiêu bạch cầu đặc hiệu, IgG, IgE Hình 2.4: Sơ đồ nghiên cứu điều trị VMDƯ bằng MDĐH đường dưới lưỡi Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3.1.1. Thông tin về đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện trong thời gian 36 tháng chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn I: Thực hiện trong 12 tháng nhằm xác định tỷ lệ, mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân viêm mũi dị ứng. Kết quả thu được 5679 bệnh nhân tới khám tại Ba Bệnh viện có đủ tiêu chuẩn nghiên cứu trong đó: Bệnh viện Nhi Trung ương 4862 bệnh nhân, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương 420 bệnh nhân và viện Y Học biển 397 bệnh nhân. Trong số 4862 bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương có 855 bệnh nhân được lựa chọn từ 1107 bệnh nhân mắc viêm mũi dị ứng đủ tiêu chuẩn lựa chọn vào nghiên cứu mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nhân viêm mũi dị ứng. Giai đoạn II: Tiến hành nghiên cứu can thiệp bằng phương pháp điều trị miễn dịch đặc hiệu đường dưới lưỡi ở trẻ viêm mũi dị ứng do dị nguyên D.Pteronyssinus trong thời gian 24 tháng tại Viện Y học biển. Trong số 92 bệnh nhân mắc viêm mũi dị ứng chúng tôi lựa chọn 51 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn vào thực hiện điều trị can thiệp. Bệnh nhân được đánh giá hiệu quả can thiệp thông qua kết quả đánh giá, thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng tại thời điểm sau 6 tháng, 12 tháng và 24 tháng điều trị can thiệp. 3.1.2. Phân bố tỷ lệ mắc viêm mũi dị ứng. Bảng 3.1: Tỷ lệ mắc viêm mũi dị ứng tại ba bệnh viện Bệnh viện n % BV Nhi Trung ương (N = 4.862) 1.107 22,77 BV Tai mũi họng Trung ương (N = 420) 108 25,71 Viện Y học biển (N = 397) 92 23,17 Tổng (N = 5.679) 1.307 23,01 Nhận xét: Kết quả bảng 3.1 cho thấy tỷ lệ viêm mũi dị ứng chung của 03 Bệnh viện là 23,01%, trong đó tỷ lệ cao nhất tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương với 25,71% và thấp nhất là Bệnh viện Nhi Trung ương với 22,71%. Bảng 3.2: Phân bố ca mắc viêm mũi dị ứng theo tuổi Độ tuổi Bv Nhi TƯ N = 1.107 Bv TMH TƯ N = 108 Viện YH biển N = 92 Tổng N = 1.307 n % n % n % n % 6 19 1,72 4 3,70 8 8,70 31 2,37 7 13 1,17 6 5,56 10 10,87 29 2,22 8 41 3,70 7 6,48 14 15,22 62 4,74 9 78 7,05 12 11,11 11 11,96 101 7,73 10 99 8,94 8 7,41 10 10,87 117 8,95 11 105 9,49 15 13,89 9 9,78 129 9,87 12 211 19,06 25 23,15 11 11,96 247 18,90 13 222 20,05 16 14,81 11 11,96 249 19,05 14 319 28,82 15 13,89 8 8,70 342 26,17 Tổng 1.107 100 108 100 92 100 1.307 100 Nhận xét: Kết quả bảng 3.2 cho thấy tỷ lệ mắc VMDƯ có xu hướng tăng dần theo tuổi, trong đó cao nhất ở lứa tuổi 14 tuổi chiếm 26,17% và thấp nhất ở nhóm trẻ 6 tuổi với 2,37%. Trong đó, BV Nhi TƯ số ca mắc tập trung ở độ tuổi 12; 13 và 14, tại Bệnh viện TMH TƯ tập trung độ tuổi 9; 11; 12; 13 và 14, Viện Y học biển số ca VMDƯ tập trung độ tuổi 8; 9;12 và 13 tuổi. Biểu đồ 3.1: Phân bố ca mắc viêm mũi dị ứng theo giới tính Nhận xét: Kết quả biểu đồ 3.1 cho thấy tỷ lệ viêm mũi dị ứng chung gặp ở bé trai gấp gần 3 lần bé gái, sự chênh lệch giữa tỷ lệ bé trai/bé gái cao nhất tại Bệnh viện Tai Mũi Họng TW 83,33/16,67 tiếp đó là Bệnh viện Nhi TW 69.92/30.8; Viện Y học biển 56,52/43,48. Bảng 3.3: Phân bố ca mắc viêm mũi dị ứng theo khu vực sống Bệnh viện Thành thị Nông thôn n % n % BV Nhi Trung ương (N = 1.107) 538 48,60 569 51,40 BV Tai mũi họng TƯ (N = 108) 40 37,04 68 62,96 Viện Y học biển (N = 92) 69 75,00 23 25,00 Tổng (N = 1.307) 647 49,50 660 50,50 Sự phân bố tỷ lệ mắc bệnh viêm mũi dị ứng tại ba Bệnh viện là khác nhau. Tại Bệnh viện Y học biển tỷ lệ trẻ mắc bệnh viêm mũi dị ứng tại khu vực thành thị gấp 3 lần khu vực nông thôn, ngược lại tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương tỷ lệ mắc bệnh viêm mũi dị ứng tại khu vực nông thôn (62,96%) cao hơn khu vực thành thị (37,04%). Tại Bệnh viện Nhi Trung ương tỷ lệ bệnh nhân viêm mũi dị ứng tại khu vực thành thị và nông thôn là tương đương 48,6% và 51,4%. Biểu đồ 3.2: Phân bố ca mắc viêm mũi dị ứng theo các tháng trong năm Nhận xét: Nhìn chung trường hợp mắc cao ở các tháng 3 (10,48%); tháng 5 (11,32%) và tháng 6 (10,56%); tuy vậy các bệnh nhân ở Viện Y học biển có số ca mắc cao ở tháng 7; 8 và 11, trong khi Bệnh viện TMH TƯ có tỷ lệ ca mắc cao ở tháng 6 và 7; Bệnh viện Nhi Trung ương thì có số ca mắc cao tại tháng 3 và 5. Biểu đồ 3.3: Phân bố ca mắc viêm mũi dị ứng theo các mùa trong năm Nhận xét: Sự phân bố tỷ lệ bệnh nhân viêm mũi dị ứng chung tại Ba Bệnh viện cho thấy bệnh viêm mũi dị ứng xuất hiện cao nhất vào mùa hè (30,47%) tiếp đó là mùa thu (25,34%); mùa xuân (24,73%) và thấp nhất vào mùa đông (19,45%). 3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG BỆNH VIÊM MŨI DỊ ỨNG Từ 1.107 bệnh nhân mắc VMDƯ được khám và chẩn đoán bệnh tại Bệnh viện Nhi Trung ương chúng tôi lựa chọn ra 855 bệnh nhân phù hợp với tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân để đánh giá đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng từng bệnh nhân. Kết quả thu được như sau: 3.2.1. Triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm mũi dị ứng Bảng 3.4: Các triệu chứng cơ năng của bệnh viêm mũi dị ứng Mức độ VMDƯ Triệu chứng Nặng Trung bình Nhẹ n % n % n % Hắt hơi (N=855) 331 38,71 245 28,65 279 32,63 Chảy mũi (N=855) 316 36,96 279 32,63 260 30,41 Ngứa mũi (N=855) 306 35,79 370 43,27 179 20,94 Ngạt mũi (N=855) 172 20,12 625 73,10 58 6,78 Nhận xét: Tất cả các bệnh nhân đều có các biểu hiện hắt hơi, chảy mũi, ngứa mũi và ngạt mũi từ mức độ nặng nặng đến nhẹ. Trong đó hắt hơi mức độ nặng chiếm 38,71%, chảy mũi mức độ nặng chiếm 36,96%, ngứa mũi nặng chiếm 35,79%, đặc biệt ngạt mũi mức độ nặng chỉ chiếm 20,12%. Bảng 3.5: Triệu chứng thực thể bệnh viêm mũi dị ứng Thực thể Mức độ Niêm mạc mũi N = 855 Cuốn dưới N = 855 n % n % Nặng 301 35,2 268 31,35 Trung bình 497 58,13 522 61,05 Không 57 6,67 65 7,60 Tổng 855 100 855 100 Nhận xét: Triệu chứng thực thể biểu hiện rõ nhất là hình ảnh niêm mạc mũi và cuốn dưới quá phát. Bệnh nhân có biểu hiện niêm mạc mũi nhợt nhạt, phù nề chiếm 93,33% trong đó mức độ nặng chiếm 35,2%, trung bình 58,13%. Biểu hiện về cuốn dưới quá phát là 92,4%, trong đó mức độ nặng chiếm 31,35% và mức độ trung bình chiếm 61,05%. Bảng 3.6: Các triệu chứng về họng, phổi, phế quản bệnh viêm mũi dị ứng Triệu chứng n % Khô họng N = 855 Có 159 18,60 Không 696 81,40 Ngứa họng N = 855 Có 664 77,66 Không 191 22,34 Khịt khạc đờm N = 855 Có 831 97,19 Không 24 2,81 Ho N = 855 Có 306 35,79 Không 549 64,21 Khó thở N = 855 Có 107 12,51 Không 748 87,49 Tổng 855 100 Nhận xét: Hầu hết bệnh nhân có biểu hiện triệu chứng khịt khạc đờm chiếm 97,19% và ngứa họng (77,66%). Các triệu chứng ho, khó thở và khô họng chiếm tỷ lệ thấp. Bảng 3.7: Triệu chứng toàn thân Triệu chứng Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Đau đầu N = 855 Thường xuyên 746 87,25 Thỉnh thoảng 109 12,75 Mệt mỏi N = 855 Thường xuyên 824 96,37 Thỉnh thoảng 31 3,63 Khó ngủ N = 855 Thường xuyên 372 43,51 Thỉnh thoảng 483 56,49 Nhận xét: Triệu chứng toàn thân bệnh nhân hay gặp nhất là đau đầu, mệt mỏi và khó ngủ trong đó hầu hết bệnh nhân thường xuyên thấy mệt mỏi (96,37%); đau đầu thường xuyên (87,25%) và khoảng gần một nửa bệnh nhân cảm thấy khó ngủ thường xuyên. Bảng 3.8: Thời gian mắc viêm mũi dị ứng theo mùa Mùa n % Xuân 225 26,32 Hạ 224 26,2 Thu 197 23,04 Đông 147 17,19 Quanh năm 62 7,25 Thay đổi thời tiết 855 100 Nhận xét: Kết quả bảng 3.8 cho thấy viêm mũi dị ứng có liên quan đến thời tiết của các mùa trong năm biểu hiện nhiều ở mùa xuân 26,32%, mùa hạ 26,2%, mùa thu 23,04% và mùa đông 17,19%. Tỷ lệ bị VMDƯ quanh năm thấp nhất chiếm tỷ lệ 7,25%. Biểu đồ 3.4: Đánh giá mức độ bệnh theo ARIA Nhận xét: Đánh giá mức độ bệnh theo ARIA cho thấy đa số bệnh nhân VMDƯ ở mức độ nặng dai dẳng chiếm tỷ lệ 59,88 %, nặng gián đoạn chỉ chiếm 2,92%. Trong khi bệnh nhẹ dai dẳng chiếm 14,15% và nhẹ gián đoạn chỉ chiếm 23,04%. 3.2.2. Dị ứng với một số dị nguyên ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng. Bảng 3.9: Test lẩy da với dị nguyên D. pteronyssinus  VMDƯ Prick test  Dai dẳng N = 633 Gián đoạn  N = 222 P,OR n % n % p = 0,034; OR = 1,44(1,03-2,02) Dương tính 482 76,15 153 68,92 Âm tính 151 23,85 69 31,08 Tổng 633 100 222 100 Nhận xét: Kết quả bảng 3.9 cho thấy số bệnh nhân VMDƯ có dương tính với D.pteronyssinus, trong đó nhóm VMDƯ dai dẳng chiếm 76,15%, nhóm gián đoạn 68,92%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với (p<0,05). Bảng 3.10: Test lẩy da với dị nguyên D. Farinae  VMDƯ Prick test  Dai dẳng N = 633 Gián đoạn  N = 222 P,OR n % n % p < 0,001 OR=1,80 (1,32-2,45) Dương tính 391 61,77 105 47,30 Âm tính 242 38,23 117 52,70 Tổng 633 100 222 100 Nhận xét: Kết quả bảng 3.10 cho thấy trẻ mắc viêm mũi dị ứng dai dẳng có kết quả test dương tính với dị nguyên D. Farinae cao hơn gấp 1,80 lần so với bệnh nhân viêm mũi dị ứng gián đoạn với p < 0,001. Bảng 3.11: Test lẩy da với dị nguyên lông chó  VMDƯ Prick test  Dai dẳng N = 633 Gián đoạn  N = 222 P,OR n % n % p = 0,006 OR=2,24 (1,24-4,04) Dương tính 83 13,11 14 6,31 Âm tính 550 86,89 208 93,69 Tổng 633 100 222 100 Nhận xét: Tất cả các bệnh nhân tham gia nghiên cứu thực hiện test lẩy da với dị nguyên lông chó kết quả dương tính thấp. Bệnh nhân viêm mũi dai dẳng dương tính test lẩy da với dị nguyên lông chó là 13,11% và 6,31% đối với bệnh nhân viêm mũi dị ứng gián đoạn. Bảng 3.12: Test lẩy da với dị nguyên lông mèo  VMDƯ Prick test  Dai dẳng N = 633 Gián đoạn  N = 222 P,OR n % n % p = 0,046 OR=1,82 (1,01-3,30) Dương tính 69 10,90 14 6,31 Âm tính 564 89,10 208 93,69 Tổng 633 100 222 100 Nhận xét: Kết quả với test lẩy da với dị nguyên lông mèo cho bệnh nhân VMDƯ dai dẳng có tỷ lệ dương tính là 10,90%, nhóm bệnh nhân VMDƯ gián đoạn có tỷ lệ dương tính là 6,31%. Giữa hai nhóm này có sự khác biệt với (p<0,05). Bảng 3.13: Test lẩy da với dị nguyên gián  VMDƯ Prick test  Dai dẳng N = 633 Gián đoạn  N = 222 P,OR n % n % p = 0,469 OR=0,80 (0,44-1,47)  Dương tính 37 5,85 16 7,21 Âm tính 596 94,15 206 92,79 Tổng 633 100 222 100 Nhận xét: Bệnh nhân mắc viêm mũi dị ứng dai dẳng có kết quả test lẩy da với dị nguyên lông mèo dương tính thấp hơn so với bệnh nhân mắc viêm mũi dị ứng gián đoạn, sự khác biệt giữa hai nhóm này là không có ý nghĩa thống kê với (p>0,05). Bảng 3.14: Test lẩy da với dị nguyên nấm Aspergiluss mix  VMDƯ Prick test  Dai dẳng N = 633 Gián đoạn  N = 222 P,OR n % n % p = 0,57 OR=1,26 (0,54-2,96)  Dương tính 25 3,95 7 3,15 Âm tính 608 96,05 215 96,85 Tổng 633 100 222 100 Nhận xét: Kết quả thử test lẩy da với dị nguyên nấm Aspergiluss mix đối với bệnh nhân viêm mũi dị ứng có kết quả dương tính thấp. Nhóm bệnh nhân viêm mũi dị ứng dai dẳng dương tính với dị nguyên nấm là 3,95% với nhóm bệnh nhân viêm mũi dị ứng gián đoạn là 3,15%. Bảng 3.15: Test lẩy da với dị nguyên bụi nhà. VMDƯ Prick test  Dai dẳng N = 633 Gián đoạn  N = 222 P,OR n % n % p < 0,001 OR=3,84 (2,71-5,45) Dương tính 338 53,40 51 22,97 Âm tính 295 46,60 171 77,03 Tổng 633 100 222 100 Nhận xét: Kết quả bảng 3.15 cho thấy bệnh nhân mắc viêm mũi dị ứng dai dẳng có test lẩy da với dị nguyên với bụi nhà là 53,40%, ở nhóm gián đoạn là 22,97%, sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Bảng 3.16: Kết quả thử test với nhiều dị nguyên khác nhau  VMDƯ Prick test  Dai dẳng N = 633 Gián đoạn  N = 222 P,OR n % n % p < 0,001 OR=2,88 (1,98-4,19) Dương tính ≥ 3 dị nguyên 250 39,49 41 18,47 Dương tính < 3 dị nguyên 383 60,51 181 81,53 Tổng 633 100 222 100 Nhận xét: Kết quả bảng 3.16 cho thấy tỷ lệ dương tính trên 3 loại dị nguyên trở lên (34,04%) ở nhóm bệnh nhân VMDƯ dai dẳng cao gấp 2,88 lần so với nhóm bệnh nhân VMDƯ gián đoạn (18,47%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001). 3.2.3. Đặc điểm IgE và IgG trong máu trẻ bị bệnh viêm mũi dị ứng Bảng 3.17: Nồng độ IgE trong máu (Đơn vị tính UI/ml) Theo ARIA n mean SD min Max p Theo thời gian Gián đoạn 222 252,45 159,07 165,78 990,65 <0,001 Dai dẳng 633 666,40 357,99 170,14 1475,89 Mức độ bệnh Nhẹ 318 225,55 33,17 165,78 314,85 <0,001 Nặng 537 756,34 329,32 222,20 1475,89 Chung 855 558,92 366,56 165,78 1475,89 Nhận xét: Kết quả bảng 3.17 cho kết quả nồng độ IgE trong máu trung bình là 558,92±366,56 UI/ml, thấp nhất 366,56 UI/ml và cao nhất là 1475,89 UI/ml. Nồng độ IgE theo thời gian mắc bệnh và mức độ biểu hiện bệnh cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với (p<0,001). Trong đó, ở nhóm bệnh nhân VMDƯ gián đoạn lượng IgE là 252,45±159,07 UI/ml, nhóm bệnh nhân VMDƯ dai dẳng IgE là 666,40±357,99 UI/ml. Nhóm bệnh nhân VMDƯ nhẹ là 225,55±33,17 UI/ml; nhóm bệnh nhân VMDƯ nặng là 756,34±329,32 UI/ml. Bảng 3.18: Nồng độ IgG máu (Đơn vị tính mg%) Theo ARIA n mean SD min Max p Theo thời gian Gián đoạn 222 926,26 66,78 813,20 1200,70  <0,001 Dai dẳng 633 1026,95 102,32 822,10 1260,30 Mức độ bệnh Nhẹ 318 922,10 48,33 813,20 999,40  <0,001 Nặng 537 1047,42 100,29 916,10 1260,30 Chung 855 1000,81 104,18 813,20 1260,30 Nhận xét: Kết quả bảng 3.18 cho kết quả nồng độ IgG trong máu là 1000,81±104,18 mg%, mức cao nhất là 1260,30 mg% và mức thâp nhất là 813,20 mg%. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức IgG theo phân loại của ARIA về thời gian mắc và mức độ bệnh với (p<0,001); trong đó IgG ở nhóm VMDƯ gián đoạn có nồng độ IgG là 926.26±66,78 mg%; nhóm VMDƯ dai dẳng có IgG là 1026,95±102,32 mg%, VMDƯ dạng nhẹ với IgG là 922,10±48,33 mg% VMDƯ dạng nặng IgG là 1047,42 ±100,29 mg%. 3.2.4. Các bệnh dị ứng kèm theo ở trẻ mắc bệnh viêm mũi dị ứng Bảng 3.19: Tỷ lệ hen phế quản ở bệnh nhân mắc bệnh viêm mũi dị ứng VMDƯ Hen Dai dẳng N = 633 Gián đoạn N = 222 P,OR n % n % p < 0,001 OR=1,96 (1,25-3,09) Mắc 131 20,70 26 11,71 Không mắc 502 79,30 196 88,29 Tổng 633 100 222 100 Nhận xét: Kết quả bảng 3.19 cho thấy tỷ lệ ở bệnh nhân VMDƯ kèm theo hen phế quản 18,36%, đặc biệt nhóm VMDƯ dai dẳng kèm theo hen phế quản có tỷ lệ là 20,70 % cao hơn trong khi đó nhóm VMDƯ gián đoạn có tỷ lệ mắc hen phế quản chỉ 11,71%. Giữa hai nhóm sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với (p<0,001). Bảng 3.20: Tỷ lệ eczema ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng  VMDƯ Eczema Dai dẳng N = 633 Gián đoạn  N = 222 P,OR n % n % p < 0,001 OR=1,84 (1,30-2,61) Mắc 228 36,02 52 23,42 Không mắc 405 63,98 170 76,58 Tổng 633 100 222 100 Nhận xét: Kết quả bảng 3.20 cho thấy tỷ lệ eczema ở nhóm bệnh nhân nhóm VMDƯ dai dẳng chiếm tới 36,02% kèm theo eczema và nhóm VMDƯ gián đoạn chỉ có 23,42%. Như vậy VMDƯ có kèm theo eczema ở hai nhóm dai dẳng và gián đoạn sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với (p<0,001). Bảng 3.21: Tỷ lệ dị ứng thức ăn ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng  VMDƯ Dị ứng thức ăn  Dai dẳng N = 633 Gián đoạn  N = 222 P,OR n % n % p = 0,002 OR=1,82 (1,23-1,69) Có 173 27,33 38 17,12 Không 460 72,67 184 82,88 Tổng 633 100 222 100 Nhận xét: Kết quả bảng 3.21 cho thấy nguy cơ dị ứng thức ăn ở nhóm bệnh nhân VMDƯ dai dẳng cao gấp 1,82 lần so với nhóm VMDƯ gián đoạn sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,005). Bảng 3.22: Tỷ lệ tiền sử dị ứng thuốc ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng  VMDƯ Dị ứng thuốc  Dai dẳng N = 633 Gián đoạn  N = 222 P,OR n % n % p = 0,003 OR=2,46 (1,34-4,51) Có 84 13,27 13 5,86 Không 549 86,73 209 94,14 Tổng 633 100 222 100 Nhận xét: Kết quả bảng 3.22 cho thấy tỷ lệ có tiền sử dị ứng thuốc ở nhóm VMDƯ dai dẳng chiếm 13,27% trong khi nhóm VMDƯ gián đoạn chỉ chiếm 5,86%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với (p < 0,005). 3.2.5. Đặc điểm tiền sử và phơi nhiễm ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng Bảng 3.23: Tiền sử gia đình ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng  VMDƯ Tiền sử gia đình  Dai dẳng N = 633 Gián đoạn N = 222 P,OR n % n % p < 0,001 OR=3,54 (2,58-4,87) Có 435 68,72 85 38,29 Không 198 31,28 137 61,71 Tổng 633 100 222 100 Nhận xét: Kết quả bảng 3.23 cho thấy tỷ lệ trẻ mắc VMDƯ có tiền sử gia đình cùng bị VMDƯ nhóm dai dẳng chiếm 68,72%, nhóm VMDƯ gián đoạn là 38,29%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với (p < 0,001). Bảng 3.24: Phơi nhiễm với lông chó ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng  VMDƯ Phơi nhiễm  Dai dẳng N = 633 Gián đoạn N = 222 P,OR n % n % p < 0,001 OR=1,80 (1,28-2,52) Có 246 38,86 58 26,13 Không 387 61,14 164 73,87 Tổng 633 100 222 100 Nhận xét: Kết quả bảng 3.24 cho thấy tỷ lệ phơi nhiễm với lông chó ở bệnh nhân nhóm VMDƯ dai dẳng là 38,86%, nhóm gián đoạn là 26,13%, sự khác biệt giữa nhóm VMDƯ dai dẳng và gián đoạn phơi nhiễm với lông chó có ý nghĩa thống kê với (p < 0,001). Bảng 3.25: Phơi nhiễm với lông mèo ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng  VMDƯ Phơi nhiễm  Dai dẳng N = 633 Gián đoạn N = 222 P,OR n % n % p = 0,018 OR=1,94 (1,11-3,40)) Có 83 13,11 16 7,21 Không 550 86,89 206 92,79 Tổng 633 100 222 100 Nhận xét: Kết quả bảng 3.25 cho thấy tỷ lệ phơi nhiễm lông mèo ở nhóm VMDƯ dai dẳng là 13,11%, nhóm VMDƯ gián đoạn là 7,21%, kết quả của hai nhóm có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với (p<0,05). Bảng 3.26: Phơi nhiễm với khói thuốc lá, thuốc lào  VMDƯ Phơi nhiễm  Dai dẳng N = 633 Gián đoạn N = 222 P,OR n % n % p < 0,001 OR=2,25 (1,60-3,16) Có 277 43,76 57 25,68 Không 356 56,24 165 74,32 Tổng 633 100 222 100 Nhận xét: Tỷ lệ phơi nhiễm chung với khói thuốc ở bệnh nhi nhóm VMDƯ dai dẳng là 43,76%, nhóm VMDƯ gián đoạn chỉ 25,68%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001). 3.3. HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ MIỄN DỊCH ĐẶC HIỆU ĐƯỜNG DƯỚI LƯỠI. 3.3.1. Triệu chứng cơ năng bệnh viêm mũi dị ứng sau điều trị. Biểu đồ 3.5: Triệu chứng ngứa mũi tại các thời điểm sau điều trị Nhận xét: 100% bệnh nhân có triệu chứng ngứa mũi, triệu chứng ngứa mũi nặng chỉ xuất hiện tại thời điểm bắt đầu điều trị (23,5%) và sau điều trị 6 tháng (13,7%). Bệnh nhân bắt đầu hết biểu hiện ngứa mũi sau 6 tháng điều trị (3,9%); sau 12 tháng (11,8%) và sau 24 tháng (47,1%). Bảng 3.27: Triệu chứng ngứa mũi tại thời điểm trước và sau điều trị 24 tháng Triệu chứng ngứa mũi Trước điều trị N =51 Sau điều trị N = 51 p n % n % Nặng 12 23,53 0 0 P(1,2)<0,001 Trung bình 24 47,06 7 13,73 Nhẹ 15 29,41 20 39,22 Không 0 0 24 47,06 Tổng 51 100 51 100 Nhận xét: Kết quả bảng 3.27 cho thấy toàn bộ bệnh nhân tham gia điều trị can thiệp đều có các triệu chứng ngứa mũi. Sau điều trị hết bệnh nhân biểu hiện triệu chứng ngứa mũi ở các mức độ (nặng, trung bình, nhẹ) chiếm 47,06%. Sự khác biệt giữa nhóm có triệu chứng ngứa mũi trước và sau điều trị có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Biểu đồ 3.6: Triệu chứng hắt hơi tại các thời điểm trước và sau điều trị Nhận xét: Tất cả 51 bệnh nhân được lựa chọn đều có triệu chứng hắt hơi với các mức độ khác nhau (nặng, trung bình, nhẹ). Số lượng bệnh nhân có triệu chứng nặng giảm dần từ khi bắt đầu điều trị (21,6%) sau 6 tháng (15,7%), 12 tháng (3,9%) và không còn bệnh nhân nào hắt hơi ở mức độ nặng sau 24 tháng điều trị. Sau khi kết thúc điều trị can thiệp có 49% bệnh nhân không còn triệu chứng hắt hơi. Bảng 3.28: Triệu chứng hắt hơi tại thời điểm trước và sau điều trị 24 tháng Triệu chứng hắt hơi Trước điều trị N =51 Sau điều trị N = 51 p n % n % Nặng 11 21,57  0 0  P(1,2)<0,001 Trung bình 24 47,06 7 13,73 Nhẹ 16 31,37 19 37,25 Không  0  0 25 49,02 Tổng 51 100 51 100 Nhận xét: Trước điều trị tất cả các bệnh nhân đều có triệu chứng hắt hơi ở các mức độ khác nhau (nặng, trung bình và nhẹ). Sau điều trị có 49,02% bệnh nhân không còn biểu hiện hắt hơi. Kết quả trước và sau điều trị can cho kết quả có ý nghĩa thống kê giữa nhóm bệnh nhân có biểu hiện hắt hơi ở các mức độ và nhóm bệnh nhât không có biểu hiện hắt hơi với p<0,001. Biểu đồ 3.7: Triệu chứng chảy mũi tại các thời điểm trước và sau điều trị Nhận xét: Trước điều trị can thiệp 100% bệnh nhân tham gia nghiên cứu có triệu chứng chảy nước mũi, trong đó có 29,4% bệnh nhân chảy mũi nặng, 43,1% bệnh nhân chảy mũi mức độ trung bình, còn lại là mức độ nhẹ. Triệu chứng chảy nước mũi giảm dần sau 6,12 và 24 tháng điều trị. Sau điều trị không còn bệnh nhân nào chảy mũi ở mức độ nặng và có tới 41,2% bệnh nhân hết hẳn triệu chứng chảy nước mũi. Bảng 3.29: Triệu chứng chảy mũi tại thời điểm trước và sau điều trị 24 tháng Triệu chứng chảy nước mũi Trước điều trị N =51 Sau điều trị N = 51 p n % n % Nặng 15 29,41 0 0 P(1,2)<0,001 Trung bình 22 43,14 6 11,76 Nhẹ 14 27,45 24 47,06 Không 0 0 21 41,18 Tổng 51 100 51 100 Nhận xét: Trước điều trị 100% bệnh nhân có triệu chứng chảy mũi, sau điều trị 41,18% hết triệu chứng. Triệu chứng nặng trước điều trị chiếm tới 29,41%, sau điều trị không còn ca nào có triệu chứng nặng về chảy mũi. Sự khác biệt giữa nhóm có và hết triệu chứng chảy mũi trước và sau điều trị có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Biểu đồ 3.8: Triệu chứng ngạt mũi tại các thời điểm trước và sau điều trị Nhận xét: Hầu hết các bệnh nhân đều có triệu chứng ngạt mũi ở các mức độ khác nhau tại thời điểm trước khi điều trị can thiệp. Số bệnh nhân hết triệu chứng ngạt mũi sau 6 tháng điều trị là 15,7%; sau 12 tháng 27,5% và sau 24 tháng 45,1%. Bảng 3.30: Triệu chứng ngạt mũi tại thời điểm trước và sau điều trị 24 tháng Triệu chứng chảy nước mũi Trước điều trị N =51 Sau điều trị N = 51 p n % n % Nặng 9 17,65 0 0 P(1,2)<0,001 Trung bình 22 43,14 2 3,92 Nhẹ 13 25,49 26 50,98 Không 7 13,73 23 45,10 Tổng 51 100 51 100 Nhận xét: Trên 80% bệnh nhân trước điều trị có triệu chứng ngạt mũi nặng, sau điều trị trên 95% bệnh nhân hết hoặc còn ngạt mũi ở mức độ nhẹ và không còn bệnh nhân nào biểu hiện triệu chứng ngạt mũi ở mức độ nặng. 3.3.2. Các triệu chứng thực thể bệnh viêm mũi dị ứng sau điều trị Nhận xét: Sau 12 tháng điều trị tất cả các bệnh nhân không còn hình ảnh niêm mạc mũi có biểu hiện bệnh nặng như niêm mạc nhợt nhạt, phù nề, sũng ướt. Sau 24 tháng điều trị 88,2% bệnh nhân có kết quả tốt hình ảnh niêm mạc bình thường. Bảng 3.31: Mức độ thay đổi của niêm mạc mũi sau điều trị 24 tháng Mức độ n % Kém 3 5,88 Khá 37 72,55 Tốt 11 21,57 Tổng 51 100 Nhận xét: Sự thay đổi của niêm mạc mũi được đánh giá có hiệu quả cao, có tới 94% số bệnh nhân điều trị cho hiệu quả tốt và khá. Chỉ có 3 bệnh nhân chiếm 5,88% sau điều trị được đánh giá có hiệu quả kém. Biểu đồ 3.10: Biểu hiện cuốn dưới tại các thời điểm trước và sau điều trị Nhận xét: Biểu đồ 3.10 cho thấy kết quả điều trị cho kết quả tốt sau 24 tháng. Tại thời điểm bắt đầu điều trị có trên 93% bệnh nhân có cuốn mũi quá phát, đáp ứng thuốc co mạch kém. Sau điều trị 24 tháng có tới 90,02 % bệnh nhân cuốn dưới bình thường. Bảng 3.32:Sự thay đổi tình trạng cuốn dưới trước và sau điều trị 24 tháng Mức độ n % Kém 10 19,61 Khá 37 72,55 Tốt 4 7,84 Tổng 51 100 Nhận xét: Kết quả bảng 3.32 cho thấy hiệu quả điều trị thay đổi tình trạng cuốn dưới hầu hết là ở mức độ tốt và khá với 80,39%, trong đó mức độ khá 72,55%, tốt chiếm 7,84%. Bảng 3.33: Hiệu quả lâm sàng sau điều trị miễn dịch đặc hiệu sau 24 tháng Thời điểm Mức độ Sau điều trị N = 51 n % Trung bình 4 7,84 Khá 23 45,10 Tốt 24 47,06 Tổng 51 100 Nhận xét: Kết quả bảng 3.33 cho thấy có 92,16 % số bệnh nhân có hiệu quả tốt và khá còn 7,84 % số bệnh nhân sau điều trị mức độ thay đổi thấp, chủ yếu là triệu chứng ngạt mũi liên tục và tình trạng cuốn dưới không co hồi khi đặt thuốc co mạch. 3.3.3. Hiệu quả cận lâm sàng Biểu đồ 3.11: Test kích thích mũi tại các thời điểm trước và sau điều trị Kết quả biểu đồ 3.11 cho thấy có trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_nghien_cuu_dac_diem_lam_sang_can_lam_sang_va_danh_gi.doc
Tài liệu liên quan