Luận án Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và HS - Crp, procalcitonin, interleukin - 6 trong viêm phổi nặng do vi rút ở trẻ em dưới 5 tuổi

Trang phụ bìa

Lời cảm ơn

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục chữ viết tắt

Danh mục bảng

Danh mục biểu đồ

Danh mục hình

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3

1.1. Khái niệm 3

1.1.1. Khái niệm viêm phổi 3

1.1.2. Khái niệm viêm phổi do vi rút 4

1.1.3. Khái niệm hs-CRP, PCT và IL-6 4

1.2. Nguyên nhân 5

1.2.1. Nguyên nhân gây viêm phổi 5

1.2.2. Vi rút gây viêm phổi thường gặp 6

1.3. Cơ chế bệnh sinh viêm phổi do vi rút 6

1.3.1. Xâm nhập của vi rút tại đường thở 7

1.3.2. Sự phá huỷ tế bào và phản ứng viêm 7

1.3.3. Sự hồi phục sau khi nhiễm vi rút 8

1.4. Triệu chứng viêm phổi do vi rút 9

1.4.1. Yếu tố dịch tễ 9

1.4.2. Triệu chứng lâm sàng 9

1.4.3. Triệu chứng cận lâm sàng 11

1.5. Chẩn đoán 13

1.5.1. Chẩn đoán viêm phổi 13

1.5.2. Chẩn đoán viêm phổi nặng do vi rút 14

1.6. Điều trị viêm phổi nặng do vi rút 14

1.6.1. Chống suy hô hấp 14

1.6.2. Điều trị triệu chứng và hỗ trợ 14

1.6.3. Chống nhiễm khuẩn 14

1.6.4. Điều trị nguyên nhân 14

1.7. Viêm phổi do một số loại vi rút hay gặp ở trẻ em 15

1.7.1. Vi rút cúm 15

1.7.2. Vi rút hợp bào hô hấp 16

1.7.3. Adenovirus 17

1.7.4. Rhinovirus. 19

1.8. Viêm phổi đồng nhiễm. 20

1.8.1. Viêm phổi đồng nhiễm vi rút và vi khuẩn. 20

1.8.2. Cơ chế đồng nhiễm, nhiễm khuẩn thứ phát 20

1.9. Các marker viêm 24

1.9.1. Hs-CRP 24

1.9.2. Procalcitonin 25

1.9.3. Interleukin 6 26

1.9.4. Vai trò và cơ chế của một số các marker sinh học 29

1.10.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới. 33

1.10.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 37

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40

2.1. Đối tượng nghiên cứu 40

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu 40

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 40

2.2. Phương pháp nghiên cứu 41

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 41

2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 41

2.2.3. Các thông số nghiên cứu 41

docx159 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 457 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và HS - Crp, procalcitonin, interleukin - 6 trong viêm phổi nặng do vi rút ở trẻ em dưới 5 tuổi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ử Homogenetly) - So sánh hai, nhiều tỷ lệ (phép thử ꭓ2 - Chi-squared, Fisher) - So sánh hai trung vị (phép thử Mann-Whitney) - So sánh nhiều trung vị (phép thử Kruskal Wallis) - Tính độ nhạy, độ đặc hiệu, điểm cắt bằng phân tích đường cong ROC. - Viết phương trình hồi quy tuyến tính (Regression à Linear) Đánh giá hệ số tương quan R = 0 (hay R <0,1): không có mối liên hệ tuyến tính giữa 2 biến số. 0,1 ≤ R ≤ 0,3: quan hệ yếu 0,3 < R ≤ 0,5: quan hệ trung bình R > 0,5: quan hệ mạnh Sai số có thể gặp phải: sai số hệ thống và sai số ngẫu nhiên Cách khắc phục sai số: các xét nghiệm được thực hiện tại phòng xét nghiệm chuẩn ISO của Bệnh viện Nhi Trung ương, cỡ mẫu đủ lớn, cách chọn mẫu ngẫu nhiên. 2.4. Đạo đức y học: - Nghiên cứu được sự cho phép của ban lãnh đạo bệnh viện Nhi Trung ương và khoa Hô hấp. - Các phương pháp thu thập số liệu, kỹ thuật can thiệp trên bệnh nhân như: đo mạch, SpO2, xét nghiệm máu, dịch, chụp phim phổi ... là những kỹ thuật thường quy không ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng bệnh nhân. - Bố mẹ bệnh nhân được báo trước về mục đích và nội dung nghiên cứu, bảo đảm có sự cam kết, chấp nhận của gia đình bệnh nhân. - Bệnh nhân được bảo đảm quyền lợi thăm khám và đánh giá toàn diện, đảm bảo giữ bí mật thông tin cá nhân. - Xét nghiệm đặc biệt IL-6 do nghiên cứu sinh tự túc chi trả. 2.5. Sơ đồ quy trình nghiên cứu Bệnh nhi viêm phổi nặng do vi rút (1) Test nhanh hoặc PCR cúm A, B (2) Test nhanh hoặc PCR RSV (3) RT-PCR Adenovius (4) RT-PCR Rhinovirus (5) Cấy vi khuẩn, kháng sinh đồ (6) CTM, CRP-hs, PCT, IL-6, X-quang phổi Nhiễm vi rút đơn thuần (đơn nhiễm) Đánh giá 2 mục tiêu: 1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm phổi nặng do vi rút ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 2/2015 đến tháng 2/2017. 2. Đánh giá mối liên quan giữa hs-CRP, Procalcitonin, Interleukin-6 và lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị, căn nguyên vi rút trong viêm phổi nặng do vi rút ở trẻ em dưới 5 tuổi. Đồng nhiễm vi khuẩn hoặc/và vi rút khác CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Từ tháng 2/2015 đến tháng 2/2017 nghiên cứu được tiến hành trên 202 bệnh nhi mắc viêm phổi nặng do vi rút vào điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Chúng tôi thu được một số kết quả sau: 3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm phổi nặng do vi rút ở trẻ em dưới 5 tuổi. 3.1.1. Một số đặc điểm chung của bệnh nhi 3.1.1.1. Tuổi và giới Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhi theo giới (n=202) Nhận xét: 124/202 bệnh nhi nam và 78/202 bệnh nhi nữ. Tỷ lệ nam/ nữ = 1,59/1 Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhi theo tuổi và giới (n=202) Nhóm tuổi Nữ Nam Tổng n % n % n % 1 - < 12 tháng 55 70,5 100 80,6 155 76,7 12 - < 24 tháng 13 16,7 14 11,3 27 13,4 24 - < 60 tháng 10 12,8 10 8,1 20 9,9 Tổng 78 100 124 100 202 100,0 Nhận xét: Bệnh nhi chủ yếu là dưới 12 tháng tuổi (76,7%). Tỷ lệ bệnh nhi từ 12-24 tháng tuổi là 13,4% và >24 tháng tuổi là 9,9%. Tuổi trung bình là 8,4 ± 9,4 (tháng), thấp nhất là 1 tháng và cao nhất là 48,7 tháng. 3.1.1.2. Thời gian mắc bệnh của bệnh nhi Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo tháng (n=202) Nhận xét: Bệnh nhân chủ yếu mắc bệnh vào tháng 2-4 (46,0%), tiếp đến là tháng 5-7 (20,3%) và tháng 11-1 (20,3%). Số ca mắc ít nhất vào tháng 8-10 (13,4%). 3.1.1.3. Tiền sử sản khoa Bảng 3.2. Tiền sử sản khoa của bệnh nhi (n=202) Tiền sử sản khoa Số bệnh nhi (n) Tỷ lệ (%) Cân nặng khi sinh < 2500g 40 19,8 ≥ 2500g 162 80,2 Tuổi thai khi sinh Đủ tháng 161 79,7 Thiếu tháng 40 19,8 Già tháng 1 0,5 Con So 105 52,0 Dạ 97 48,0 Cách đẻ Đẻ thường 140 69,3 Mổ đẻ 61 30,2 Đẻ chỉ huy 1 0,5 Nhận xét: Tỷ lệ trẻ bị thiếu cân khi sinh (<2500g) là 19,8%. Có 19,8% trẻ sinh thiếu tháng và 1 trẻ (0,5%) sinh già tháng. Tỷ lệ trẻ là con so chiếm chủ yếu với 52,0%. Có 30,2% trẻ được sinh ra bằng phương pháp mổ đẻ và 1 trẻ (0,5%) được sinh ra bằng phương pháp đẻ chỉ huy. 3.1.1.4. Tiền sử nuôi dưỡng và tiêm chủng Bảng 3.3. Tiền sử nuôi dưỡng và tiêm chủng (n=202) Tiền sử nuôi dưỡng Số bệnh nhi (n) Tỷ lệ (%) Tình trạng dinh dưỡng Suy dinh dưỡng 68 33,7 Bình thường 105 52,0 Thừa cân, béo phì 29 14,3 Nơi nuôi dưỡng Tại nhà 198 98,0 Nhà trẻ 4 2,0 Tiêm chủng Theo lịch 150 74,3 Không đầy đủ 52 25,7 Nhận xét: Có 33,7% trẻ bị suy dinh dưỡng và 14,3% trẻ thừa cân béo phì. 98% trẻ được nuôi dưỡng tại nhà. Chỉ có 74,3% trẻ được tiêm theo lịch. 3.1.1.5. Tiền sử bệnh tật Bảng 3.4. Tiền sử bệnh tật của bệnh nhi (n=202) Tiền sử bệnh tật Số bệnh nhi (n) Tỷ lệ (%) Bệnh thường mắc Khỏe mạnh 131 64,9 Hô hấp 52 25,7 Tiêu hóa 1 0,5 Dị ứng thuốc 3 1,5 Khác 15 7,4 Nhận xét: Có 64,9% trẻ có tiền sử khỏe mạnh, trong khi 25,7% trẻ thường mắc bệnh hô hấp. 3.1.1.6. Bệnh sử Bảng 3.5. Bệnh sử của bệnh nhi (n=202) Tình trạng trước vào viện Số bệnh nhi (n) Tỷ lệ (%) Điều trị Không 66 32,7 Điều trị nội trú 83 41,1 Điều trị ngoại trú 53 26,2 Số ngày mắc bệnh ≤ 7 ngày 145 71,8 8 – 14 ngày 36 17,8 ≥ 15 ngày 21 10,4 Số ngày mắc bệnh (Mean ± SD) 6,89 ± 6,17 Nhận xét: Số ngày mắc bệnh trước khi vào viện trung bình là 6,89 ± 6,17 (ngày), số ngày cao nhất là 45 ngày, thấp nhất là 1 ngày. Có 71,8% trẻ có số ngày mắc bệnh ≤ 7 ngày. Có 41,1% đã điều trị nội trú và 26,2% điều trị ngoại trú trước khi vào viện. 3.1.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 3.1.2.1. Đặc điểm lâm sàng Bảng 3.6. Triệu chứng lâm sàng (n=202) Triệu chứng lâm sàng Số bệnh nhi (n) Tỷ lệ (%) Triệu chứng toàn thân Sốt Có 56 27,7 Không 146 72,3 Triệu chứng cơ năng Ho 202 100 Chảy nước mũi 80 39,6 Khò khè 169 83,7 Triệu chứng thực thể Thở nhanh 202 100 Rút lõm lồng ngực 202 100 Ran ẩm ở phổi 202 100 Nhịp tim nhanh 114 56,4 Co giật 11 5,5 Tím tái 49 24,3 Tiêu chảy 57 28,2 Gan lách hạch to 21 10,4 Ban ở da 10 4,9 Nhận xét: - Có 71,8% trẻ có biểu hiện sốt - Tỷ lệ trẻ có ho là 100%, chảy nước mũi là 39,6%; khò khè là 83,7%. - Triệu chứng thực thể, phổ biến nhất là thở nhanh, rút lõm lồng ngực, ran ẩm ở phổi chiếm 100%; trẻ có nhịp tim theo tuổi nhanh, tiêu chảy, tím tái, gan lách hạch to chiếm 56,4%, 28,2%; 24,3% 10,4%. Các triệu chứng khác như co giật và ban ở da chiếm lần lượt là 5,5% và 4,9%. 3.1.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng Biểu đồ 3.3. Tổn thương X-quang phổi (n=202) Nhận xét: Hình ảnh X-quang hô hấp cho thấy, trẻ bị tổn thương đám mờ là chủ yếu với 149 bệnh nhân. Có 43 bệnh nhân tổn thương phổi kẽ, 10 bệnh nhân tổn thương khác (ứ khí, tràn dịch màng phổi, tổn thương nốt). Bảng 3.7. Đặc điểm xét nghiệm của bệnh nhi (n=202) Chỉ số X SD Median Min Max Hb (g/dl) 104,8 13,9 104 55 143 BC (G/L) 11,8 5,7 10,4 2,2 35,1 Trung tính (G/L) 5,4 4,4 4,2 0,1 27 Lympho (G/L) 4,6 2,5 4,2 0,89 14,4 Mono (G/L) 1,3 1,0 1,1 0,1 9,7 Tiểu cầu (G/L) 387,5 172,1 354,5 95 1300 Hs-CRP (mg/dl) 15,6 31,5 4,2 0,1 273 PCT (ng/ml) 1,7 4,2 0,5 0,01 44,0 IL-6 (pg/ml) 28,2 81,7 5,7 0,0 500,0 Nhận xét: - Nồng độ trung bình IL-6 trong nhóm nghiên cứu là 28,2 ± 81,7 (pg/ml), giá trị thấp nhất = 0, giá trị cao nhất = 500. - Nồng độ trung bình của PCT là 1,7 ± 4,2 (ng/ml), giá trị thấp nhất = 0,01, giá trị cao nhất = 44,0. - Giá trị hs-CRP trung bình trong nhóm nghiên cứu = 15,6 ± 31,5 (mg/dl), trung vị = 4,2, giá trị nhỏ nhất = 0,1, giá trị cao nhất = 273. Bảng 3.8. Đặc điểm xét nghiệm bạch cầu của bệnh nhi (n=202) Đặc điểm Số bệnh nhi (n) Tỷ lệ (%) Số lượng bạch cầu Bình thường 156 77,2 Tăng 28 13,9 Giảm 18 8,9 Tỷ lệ bạch cầu trung tính Bình thường 150 74,3 Tăng 42 20,8 Giảm 10 4,9 Tỷ lệ bạch cầu lympho Bình thường 106 52,5 Tăng 11 5,5 Giảm 85 42,1 Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhi có bạch cầu tăng là 13,9%. Bạch cầu trung tính tăng ở 20,8% bệnh nhi; và bạch cầu lympho tăng ở 5,5% bệnh nhi. Bảng 3.9. Tình trạng thiếu máu của bệnh nhi (n=202) Triệu chứng Số bệnh nhi (n) Tỷ lệ (%) Không thiếu máu 56 27,7 Thiếu máu nhẹ 113 55,9 Thiếu máu trung bình 19 9,4 Thiếu máu nặng 14 7,0 Nhận xét: 72,3% bệnh nhi có biểu hiện thiếu máu, trong đó có 55,9% bệnh nhi bị thiếu máu nhẹ; 9,4% thiếu máu trung bình và 7,0% thiếu máu nặng. Bảng 3.10. Nồng độ hs-CRP và PCT (n=202) Đặc điểm Số bệnh nhi (n) Tỷ lệ (%) Hs-CRP ≤ 6 mg/l 115 56,9 > 6 mg/l 87 43,1 PCT < 0,05 ng/ml 26 12,9 0,05 – 0,5 ng/ml 75 37,1 > 0,5 ng/ml 101 50,0 Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhi có nồng đồ CRP-hs > 6 mg/l là 43,1%; trong khi tỷ lệ bệnh nhi có nồng độ PCT > 0,5 ng/ml là 50,0%. Bảng 3.11. Tình trạng suy hô hấp của bệnh nhi theo SpO2 và PaO2 (n=202) Đặc điểm Số bệnh nhi (n) Tỷ lệ (%) SpO2 Bình thường 6 3,0 Độ 1 (SpO2 90-95%) 102 50,5 Độ 2 (SpO2 85-90%) 68 33,6 Độ 3 (SpO2 < 85%) 26 12,9 PaO2 Bình thường 65 32,2 Suy hô hấp nhẹ 80 39,6 Suy hô hấp vừa 39 19,3 Suy hô hấp nặng 18 8,9 Nhận xét: Khi đánh giá tình trạng hô hấp theo SpO2, có 50,5% trẻ có tình trạng suy hô hấp độ 1; 33,6% suy hô hấp độ 2 và 12,9% suy hô hấp độ 3. Trong khi đó, đánh giá theo chỉ số PaO2 cho thấy, 39,6% có suy hô hấp nhẹ, 19,3% suy hô hấp vừa và 8,9% suy hô hấp nặng. 3.1.2.3. Đặc điểm vi rút và vi khuẩn Bảng 3.12. Đặc điểm vi rút Đặc điểm Số bệnh nhi (n) Tỷ lệ (%) Nhiễm vi rút nói chung (n=202) RSV 73 36,1 Cúm A 49 24,3 Adenovirus 40 19,8 Rhinovirus 26 12,9 Cúm B 14 6,9 Nhiễm vi rút đơn thuần (n=149) RSV 59 39,6 Cúm A 36 24,2 Adenovirus 28 18,8 Rhinovirus 16 10,7 Cúm B 10 6,7 Nhiễm vi rút có đồng nhiễm (n=53)* * Chi tiết tại bảng 3.13. Nhận xét: Phần lớn trẻ mắc RSV (36,1%), tiếp đến là cúm A (24,3%) và Adenovirus (19,8%). Tỷ lệ trẻ mắc cúm B thấp nhất với 6,9%. Có 149 trẻ đơn nhiễm với vi rút, 53 trẻ (26,2%) trẻ có đồng nhiễm vi khuẩn hoặc/và vi rút. Bảng 3.13. Đặc điểm đồng nhiễm (n=53) Vi rút 1 VK 2 VK 3 VK 1 VR 1 VK + 1 VR 1 VK + 2 VR Tổng SL SL SL SL SL SL SL RSV 8 2 1 2 1 0 14 Cúm A 5 0 0 6 0 2 13 Adenovirus 6 0 1 3 2 0 12 Rhinovirus 7 0 0 0 3 0 10 Cúm B 4 0 0 0 0 0 4 Nhận xét: Trong 14 trẻ mắc RSV có đồng nhiễm, có 8/14 trường hợp chỉ mắc đồng nhiễm 1 vi khuẩn. Trong 13 trẻ mắc cúm A có đồng nhiễm, số lượng trẻ mắc đồng nhiễm 1 vi rút là lớn nhất với 6/13 trường hợp. Ở các nhóm trẻ mắc Adenovirus, Rhinovirus và cúm B, phần lớn trẻ đều chỉ mắc đồng nhiễm 1 vi khuẩn. Bảng 3.14. Đặc điểm đồng nhiễm vi khuẩn (n*=42) Đồng nhiễm vi khuẩn Số bệnh nhi mắc từng loại vi khuẩn (n=48) Tỷ lệ trong nhóm bệnh nhi đồng nhiễm (%) Tỷ lệ trong toàn bộ bệnh nhi (%) H. influenza 19 45,2 9,4 K. pneumoniae 8 19,1 4,0 P. aeruginosa 8 19,1 4,0 S. pneumoniae 7 16,7 3,5 A. Baumannii 4 9,5 2,0 B. Cepacia 1 2,4 0,5 S. aureus 1 2,4 0,5 *n: số bệnh nhi viêm phổi nặng do vi rút có đồng nhiễm vi khuẩn Nhận xét: Tỷ lệ mắc đồng nhiễm vi khuẩn H. influenza là cao nhất (45,2%), tiếp đến là K. pneumoniae và P. aeruginosa (cùng 19,1%). Thấp nhất là B. cepacia và S. aureus (cùng 2,4% = 1 trường hợp). 3.2. Đánh giá mối liên quan giữa hs-CRP, PCT, IL-6 và lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị, căn nguyên vi rút trong viêm phổi nặng do vi rút ở trẻ em dưới 5 tuổi. 3.2.1. Mối liên quan giữa các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng với căn nguyên gây bệnh Bảng 3.15. Đặc điểm chung của bệnh nhi theo các nhóm vi rút đơn thuần (n=149) Đặc điểm Cúm A (n=36) Cúm B (n=10) RSV (n=59) Adenovirus (n=28) Rhinovirus (n=16) p-value n % n % n % n % n % Giới tính Nữ 8 22,2 4 40,0 28 47,5 14 50,0 5 31,3 0,08* Nam 28 77,8 6 60,0 31 52,5 14 50,0 11 68,8 Nhóm tuổi 1-< 12 tháng 24 66,7 5 50,0 53 89,8 23 82,1 14 87,5 0,03* 12-< 24 tháng 4 11,1 3 30,0 4 6,8 2 7,1 1 6,3 24-<60 tháng 8 22,2 2 20,0 2 3,4 3 10,7 1 6,3 * Kiểm định Fisher - so sánh ghép cặp nhiều tỷ lệ % * Nếu p < 0,05 cho thấy sẽ có ít nhất 1 sự khác biệt của đặc điểm nghiên cứu trong các nhóm vi rút. Để biết sự khác nhau thực sự giữa các nhóm vi rút nào ta tiến hành đọc kết quả so sánh từng cặp cụ thể trên phần mềm STATA. Ý nghĩa của giá trị p này tương tự trong các bảng từ 3.17 đến 3.34. Nhận xét: - Về giới tính, tỷ lệ trẻ nam thấp nhất ở nhóm Adenovirus (50,0%), cao nhất ở nhóm cúm A (75,0%), tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm vi rút (p=0,08). - Về nhóm tuổi, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm vi rút (p=0,03). Cụ thể, nhóm trẻ từ 1 tháng đến 12 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất, trong nhóm tuổi này, tỷ lệ trẻ nhiễm cúm B là thấp nhất và có sự khác biệt với nhóm trẻ nhiễm RSV, Adenovirus, Rhinovirus (với p tương ứng 0,001; 0,048; 0,036). Bảng 3.16. Đặc điểm tiền sử sản khoa theo các nhóm vi rút đơn thuần (n=149) Đặc điểm Cúm A (n=36) Cúm B (n=10) RSV (n=59) Adenovirus (n=28) Rhinovirus (n=16) p-value n % n % n % n % n % Cân nặng khi sinh < 2500g 3 8,3 1 10,0 10 16,9 5 17,9 7 43,8 0,04* ≥ 2500g 33 91,7 9 90,0 49 83,1 23 82,1 9 56,3 Tuổi thai khi sinh Đủ tháng 33 91,7 9 90,0 48 81,4 22 78,6 8 50,0 0,02* Thiếu tháng 3 8,3 1 10,0 11 18,6 6 21,4 7 43,8 Già tháng 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 1 6,3 Con Con đầu 16 44,4 6 60,0 31 52,5 12 42,9 7 43,8 0,80* Con thứ 20 55,6 4 40,0 28 47,5 16 57,1 9 56,3 Cách đẻ Đường âm đạo 27 75,0 8 80,0 41 69,5 20 71,4 11 68,8 0,95* Mổ đẻ 9 25,0 2 20,0 18 30,5 8 28,6 5 31,3 * Kiểm định Fisher - so sánh ghép cặp nhiều tỷ lệ % Nhận xét: Tỷ lệ trẻ có cân nặng khi sinh thấp 0,05). Bảng 3.17. Tiền sử nuôi dưỡng và tiêm chủng theo các nhóm vi rút đơn thuần (n=149) Đặc điểm Cúm A (n=36) Cúm B (n=10) RSV (n=59) Adenovirus (n=28) Rhinovirus (n=16) p-value n % n % n % n % n % Tình trạng dinh dưỡng Suy dinh dưỡng 15 41,7 4 40,0 27 45,8 19 67,9 10 62,5 0,13** Bình thường 13 36,1 5 50,0 20 33,9 9 32,1 4 25,0 Thừa cân, béo phì 8 22,2 1 10,0 12 20,3 0 0 2 12,5 Tiêm chủng Theo lịch 34 94,4 9 90,0 42 71,2 22 78,6 7 43,7 <0,01* Không đầy đủ 2 5,6 1 10,0 17 28,8 6 21,4 9 56,3 * Kiểm định χ2; ** Kiểm định Fisher - so sánh ghép cặp nhiều tỷ lệ % Nhận xét: - Không có sự khác biệt về tình trạng dinh dưỡng của trẻ giữa các nhóm vi rút (p=0,13). - Có sự khác biệt về tiêm chủng giữa các nhóm vi rút (p<0,01). Cụ thể, nhóm trẻ nhiễm Rhinovirus có tỷ lệ trẻ tiêm chủng theo lịch thấp nhất với 43,7%, khác biệt so với các nhóm còn lại (cúm A, cúm B, Adenovirus, RSV) có ý nghĩa thống kê (với p tương ứng từng cặp là 0,00; 0,018; 0,019; 0,04). Bảng 3.18. Tiền sử mắc bệnh hô hấp theo các nhóm vi rút đơn thuần (n=149) Từng mắc bệnh hô hấp Cúm A (n=36) Cúm B (n=10) RSV (n=59) Adenovirus (n=28) Rhinovirus (n=16) p-value n % n % n % n % n % Không 33 91,7 7 70,0 50 84,8 20 71,3 10 62,5 0,06* Có 3 8,3 3 30,0 9 15,3 8 28,6 6 37,5 * Kiểm định χ2 - so sánh ghép cặp nhiều tỷ lệ % Nhận xét: Tỷ lệ trẻ từng mắc mắc bệnh hô hấp ở nhóm Rhinovirus cao nhất với 37,5%, thấp nhất ở nhóm cúm A với 8,3%. Không có sự khác biệt giữa các nhóm vi rút (p=0,06). Bảng 3.19. Đặc điểm bệnh sử theo các nhóm vi rút đơn thuần (n=149) Đặc điểm trước vào viện Cúm A (n=36) Cúm B (n=10) RSV (n=59) Adenovirus (n=28) Rhinovirus (n=16) p-value n % n % n % n % n % Điều trị trước viện Không 19 52,8 3 30,0 19 32,2 7 25,0 4 25,0 0,33* Điều trị nội trú 8 22,2 5 50,0 26 44,1 13 46,4 8 50,0 Điều trị ngoại trú 9 25,0 2 20,0 14 23,7 8 28,6 4 25,0 Số ngày mắc bệnh ≤ 7 ngày 25 69,4 6 60,0 44 74,6 18 64,3 10 62,5 0,52* 8 – 14 ngày 9 25,0 3 30,0 9 15,3 4 14,3 3 18,8 ≥ 15 ngày 2 5,6 1 10,0 6 10,2 6 21,4 3 18,8 * Kiểm định Fisher - so sánh ghép cặp nhiều tỷ lệ % Nhận xét: Tỷ lệ trẻ từng điều trị nội trú cao nhất ở nhóm Rhinovirus, cúm B (50,0%). Tỷ lệ trẻ từng điều trị ngoại trú cao nhất ở nhóm Adenovirus (28,6%). Tỷ lệ trẻ có số ngày mắc bệnh từ 7 ngày trở xuống cao nhất ở nhóm RSV (74,6%). Không có sự khác biệt về tình trạng điều trị trước viện và số ngày mắc bệnh theo các nhóm vi rút (p>0,05). Bảng 3.20. Triệu chứng lâm sàng theo các nhóm vi rút đơn thuần (n=149) Triệu chứng Cúm A (n=36) Cúm B (n=10) RSV (n=59) Adenovirus (n=28) Rhinovirus (n=16) p-value n % n % n % n % n % Triệu chứng toàn thân Sốt 34 94,4 10 100,0 23 39,0 24 85,7 9 56,3 <0,01* Triệu chứng cơ năng Chảy nước mũi 29 80,6 7 70,0 16 27,1 5 17,9 4 25,0 <0,01** Khò khè 26 72,2 7 70,0 53 89,8 25 89,3 14 87,5 0,12* Triệu chứng thực thể Nhịp tim nhanh 22 61,1 9 90,0 32 54,2 13 46,4 4 25,0 0,02* Co giật 5 13,9 1 10,0 2 3,4 1 3,6 0 0,0 0,19** Tím tái 13 26,5 1 7,1 19 26 10 25,6 6 22,2 0,63* Tiêu chảy 9 25,0 5 50,0 14 23,7 9 32,1 7 43,75 0,29* Gan lách hạch to 4 11,1 0 0,0 3 5,1 3 10,7 1 6,2 0,69** Ban ở da 3 8,3 1 10,0 2 3,4 0 0,0 0 0,0 0,28** * Kiểm định χ2; ** Kiểm định Fisher - so sánh ghép cặp nhiều tỷ lệ % Nhận xét: - 100% trẻ có triệu chứng cơ năng là ho. - Về triệu chứng sốt, chảy nước mũi có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm vi rút với p < 0,01. Tỷ lệ trẻ nhóm cúm B và cúm A có sốt cao nhất với lần lượt là 100,0% và 94,4%; thấp nhất ở nhóm RSV với 39%. Tỷ lệ trẻ có chảy nước mũi ở nhóm cúm A và cúm B cao nhất với lần lượt là 80,6% và 70,0%, thấp nhất ở nhóm Adenovirus với 17,9%. - 100% trẻ có thở nhanh, rút lõm lồng ngực, ran ẩm ở phổi. - Về triệu chứng nhịp tim nhanh, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm vi rút với p=0,02. Tỷ lệ trẻ nhóm cúm B có nhịp tim nhanh cao nhất với 90,0%; thấp nhất ở nhóm Rhinovirus với 25,0%. - Không có sự khác biệt về triệu chứng tím tái, co giật, tiêu chảy, gan lách hạch to và ban ở da giữa các nhóm (p>0,05). Bảng 3.21. Tổn thương X-quang theo các nhóm vi rút đơn thuần (n=149) Hình thái tổn thương Cúm A (n=36) Cúm B (n=10) RSV (n=59) Adenovirus (n=28) Rhinovirus (n=16) p n % n % n % n % n % Kẽ 12 33,3 3 30,0 28 47,5 6 21,4 6 37,5 0,02* Đám mờ 24 66,7 7 70,0 31 52,5 21 75,0 7 43,7 Nốt 0 0 0 0 0 0 0 0 1 6,3 Ứ khí 0 0,0 0 0,0 0 0 1 3,6 2 12,5 * Kiểm định Fisher - so sánh ghép cặp nhiều tỷ lệ % Nhận xét: Hình ảnh X-quang cho thấy tỷ lệ trẻ ở nhóm RSV, Rhinovirus có tổn thương dạng kẽ chiếm cao nhất với 47,5% và 37,5%, thấp nhất ở nhóm Adenovirus (21,4%). Trong khi đó tổn thương đám mờ thường gặp ở nhóm Adenovirus (75,0%), cúm A (66,7%) và cúm B (70,0%), thấp nhất ở nhóm Rhinovirus (43,7%). Sự khác biệt giữa các nhóm này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Ứ khí gặp ở 1 trẻ mắc Adenovirus và 2 trẻ mắc Rhinovirus. Bảng 3.22. Đặc điểm chỉ số xét nghiệm theo các nhóm vi rút đơn thuần (n=149) Chỉ số Cúm A (n=36) Cúm B (n=10) RSV (n=59) Adenovirus (n=28) Rhinovirus (n=16) p Median 25th – 75th Median 25th – 75th Median 25th – 75th Median 25th – 75th Median 25th – 75th Hb (g/dl) 105,5 95,5; 114,5 97 92; 107 107 93; 109 101,5 93,5; 110 104,5 95; 113 0,41* Bạch cầu(G/L) 10,5 8,4; 14,2 11 7,4; 14,8 9,5 7,1; 12,1 12,4 9,8; 15,5 8,6 6,7; 10,6 0,04* Trung tính (G/L) 4,8 3,0; 7,2 6,1 2,6; 8 3 1,7; 4,7 4,8 3; 7,8 2,1 1,2; 5,3 <0,01* Lympho (G/L) 3,3 2,1; 5,0 2,8 2,1; 6,3 4,6 3,5; 6,3 5,8 3,3; 7,2 4,6 3,5; 5,6 0,04* Mono (G/L) 1,1 0,8; 2,2 1,1 0,4; 1,3 1,1 0,7; 1,4 1,1 0,6; 1,6 1 0,6; 1,4 0,50* Tiểu cầu (G/L) 320,5 223,5; 469,5 304,5 255; 354 372 291; 491 365 308; 454 383 282; 474,5 0,18* Hs-CRP (mg/dl) 5,0 2,6; 19,1 17,8 9,1; 32,8 1,5 0,6; 4,9 11,1 1,2; 20,2 0,8 0,3; 4,7 <0,01* PCT (ng/ml) 0,7 0,1; 2,1 1,4 0,8; 2,5 0,3 0,1; 1,1 0,4 0,1; 2,4 0,2 0; 0,9 0,03* IL-6 (pg/ml) 11,7 6,7; 17,9 10,4 3,6; 35,6 2,0 1,5; 6,1 7,8 0,7; 17,9 4,1 1,2; 6,8 <0,01* ** Kiểm định Kruskal-Wallis - so sánh ghép cặp nhiều trung vị Nhận xét: - So sánh các chỉ số cận lâm sàng, chỉ số Hb cao nhất ở nhóm RSV (median=107 G/L), thấp nhất ở nhóm cúm B (median = 97 G/L). Không có sự khác biệt giữa các nhóm (p>0,05). - Nhóm Adenovirus có chỉ số bạch cầu cao nhất (median = 12,4 G/L). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa bạch cầu, bạch cầu lympho và các nhóm vi rút với p = 0,04 - Nhóm cúm B có chỉ số bạch cầu trung tính cao nhất (median = 6,1 G/L); thấp nhất là nhóm Rhinovirus (median = 2,1 G/L). Sự khác biệt giữa nhóm cúm A và nhóm RSV; giữa nhóm cúm A và nhóm Rhinovirus; giữa nhóm RSV và nhóm Adenovirus; và giữa nhóm Adenovirus và nhóm Rhinovirus có ý nghĩa thống kê (p<0,01). - Chỉ số hs-CRP cao nhất ở nhóm cúm B (median = 17,8 mg/dl) thấp nhất ở nhóm Rhinovirus (median = 0,8 mg/dl) và RSV (median = 1,5 mg/dl). Sự khác biệt giữa nhóm cúm A và nhóm RSV; giữa nhóm cúm A và nhóm Rhinovirus; giữa nhóm cúm B và RSV; giữa nhóm cúm B và Rhinovirus; giữa nhóm RSV và nhóm Adenovirus; và giữa nhóm Adenovirus và nhóm Rhinovirus có ý nghĩa thống kê (p<0,01). - Chỉ số PCT cao nhất ở nhóm cúm B (median = 1,4 ng/ml), thấp nhất ở nhóm Rhinovirus (median = 0,2 ng/ml). Sự khác biệt giữa nhóm cúm A và nhóm cúm B; giữa nhóm cúm A và nhóm Rhinovirus; giữa nhóm cúm B và nhóm RSV; giữa nhóm cúm B và nhóm Rhinovirus; và giữa nhóm Adenovirus và nhóm Rhinovirus có ý nghĩa thống kê (p<0,05). - Nhóm cúm A có chỉ số IL-6 cao nhất (median = 11,7 pg/ml), thấp nhất ở nhóm RSV (median = 2,0 pg/ml). Sự khác biệt giữa nhóm cúm A và nhóm RSV; giữa nhóm cúm A và nhóm Rhinovirus; giữa nhóm cúm B và nhóm RSV; và giữa nhóm RSV và nhóm Adenovirus có ý nghĩa thống kê (p<0,01). Bảng 3.23. Đặc điểm chỉ số bạch cầu theo các nhóm vi rút đơn thuần (n=149) Chỉ số Cúm A (n=36) Cúm B (n=10) RSV (n=59) Adenovirus (n=28) Rhinovirus (n=16) p-value n % n % n % n % n % Số lượng bạch cầu Bình thường 30 83,3 7 70,0 48 81,4 25 89,3 14 87,5 0,48* Tăng 4 11,1 1 10,0 4 6,8 3 10,7 1 6,3 Giảm 2 5,6 2 20,0 7 11,9 0 0,0 1 6,3 Tỷ lệ bạch cầu trung tính Bình thường 28 77,8 6 60,0 51 86,4 22 78,6 10 62,5 0,04* Tăng 8 22,2 2 20,0 5 8,5 5 17,9 3 18,8 Giảm 0 0,0 2 20,0 3 5,1 1 3,6 3 18,8 Tỷ lệ bạch cầu lympho Bình thường 13 36,1 4 40,0 34 57,6 20 71,4 11 68,8 0,11* Tăng 2 5,6 0 0,0 3 5,1 1 3,6 1 6,3 Giảm 21 58,3 6 60,0 22 37,3 7 25 4 25,0 * Kiểm định Fisher - so sánh ghép cặp nhiều tỷ lệ % Nhận xét: Không có sự khác biệt về số lượng bạch cầu và tỷ lệ bạch cầu lympho giữa các nhóm (p>0,05). Nhóm RSV có tỷ lệ trẻ có tỷ lệ bạch cầu trung tính tăng cao nhất với 86,4%, thấp nhất là nhóm cúm B với 60%. Sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Bảng 3.24. Đặc điểm thiếu máu, hs-CRP và PCT theo các nhóm vi rút đơn thuần (n=149) Chỉ số Cúm A (n=36) Cúm B (n=10) RSV (n=59) Adenovirus (n=28) Rhinovirus (n=16) P-value n % n % n % n % n % Tình trạng thiếu máu Không thiếu máu 11 30,6 1 10,0 22 37,3 4 14,3 5 31,3 0,43** Thiếu máu nhẹ 19 52,8 7 70,0 30 50,8 17 60,7 10 62,5 Thiếu máu trung bình 2 5,6 1 10,0 5 8,5 4 14,3 1 6,3 Thiếu máu nặng 4 11,1 1 10,0 2 3,4 3 10,7 0 0,0 Hs-CRP ≤ 6 mg/l 18 50,0 2 20,0 45 76,3 12 42,9 14 87,5 <0,01* > 6 mg/l 18 50,0 8 80,0 14 23,7 16 57,1 2 12,5 PCT < 0,05 ng/ml 5 13,9 1 10,0 9 15,3 2 7,1 7 43,8 <0,01** 0,05 – 0,5 ng/ml 13 36,1 0 0,0 28 47,5 14 50,0 4 25,0 > 0,5 ng/ml 18 50,0 9 90,0 22 37,3 12 42,9 5 31,3 * Kiểm định χ2; ** Kiểm định Fisher - so sánh ghép cặp nhiều tỷ lệ % Nhận xét: Không có sự khác biệt về tình trạng thiếu máu giữa các nhóm (p>0,05). Tỷ lệ trẻ có hs-CRP > 6 mg/l ở nhóm cúm B cao nhất với 80,0%; thấp nhất ở nhóm Rhinovirus với 12,5%. Sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê (p 0,5 ng/ml ở nhóm cúm B cũng cao nhất với 90,0%; thấp nhất ở nhóm Rhinovirus với 31,3%. Sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Bảng 3.25. Đặc điểm suy hô hấp theo các nhóm vi rút đơn thuần (n=149) Chỉ số Cúm A (n=36) Cúm B (n=10) RSV (n=59) Adenovirus (n=28) Rhinovirus (n=16) P-value n % n % n % n % n % SpO2 Bình thường 2 5,6 1 10,0 1 1,7 2 7,1 0 0,0 0,66* Độ 1 (SpO2 90-95%) 20 55,6 4 40,0 29 49,2 10 35,7 9 56,3 Độ 2 (SpO2 85-90%) 10 27,8 5 50,0 20 33,9 13 46,4 6 37,5 Độ 3 (SpO2 < 85%) 4 11,1 0 0,0 9 15,3 3 10,7 1 6,3 PaO2 Bình thường 10 27,8 4 40,0 16 27,1 12 42,9 5 31,3 0,09* Suy hô hấp nhẹ 18 50,0 3 30,0 21 35,6 9 32,1 9 56,3 Suy hô hấp vừa 8 22,2 0 0,0 15 25,4 6 21,4 2 12,5 Suy hô hấp nặng 0 0,0 3 30,0 7 11,9 1 3,6 0 0,0 * Kiểm định Fisher - so sánh ghép cặp nhiều tỷ lệ % Nhận xét: Không có sự khác biệt về tình trạng suy hô hấp theo SpO2 và PaO2 giữa các nhóm (p>0,05).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_nghien_cuu_dac_diem_lam_sang_can_lam_sang_va_hs_crp.docx
Tài liệu liên quan