Luận án Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị thoát vị bẹn bằng mổ mở đặt mảnh ghép theo lichtenstein tại Cần Thơ

MỤC LỤC



Trang

Đặt vấn đề 1

Chương 1: Tổng quan tài liệu 3

1.1. Giải phẫu học vùng bẹn 3

1.2. Cơ chế chống thoát vị tự nhiên 12

1.3. Nguyên nhân thoát vị bẹn 13

1.4. Lâm sàng thoát vị bẹn 15

1.5. Cận lâm sàng 17

1.6. Chẩn đoán phân biệt 17

1.7. Biến chứng 18

1.8. Lịch sử điều trị thoát vị bẹn 18

1.9. Các phương pháp mổ thoát vị bẹn ở người lớn 22

1.10. Các tai biến và biến chứng phẫu thuật 23

1.11. Các loại mảnh ghép 24

1.12. Tiêu chuẩn của mảnh ghép 27

Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 28

2.1. Đối tượng nghiên cứu 28

2.2. Phương pháp nghiên cứu 28

2.3. Nhập và xử lý số liệu 39

Chương 3: Kết quả nghiên cứu 40

3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 40

3.2. Cơ sở phẫu thuật 48

3.3. Phương pháp vô cảm 49

3.4. Kết quả phẫu thuật 49

3.5. Đánh giá kết quả muộn 55

Chương 4: Bàn luận 59

4.1. Đặc điểm lâm sàng 59

4.2. Vai trò của siêu âm trong thoát vị bẹn 64

4.3. Kỹ thuật mổ theo Lichtenstein 65

4.4. Phương pháp vô cảm 69

4.5. Kết quả phẫu thuật 70

4.6. Đánh giá kết quả muộn 75

4.7. Vấn đề thoát vị bẹn hai bên 80

4.8. Phương pháp mổ dùng mô tự thân 81

Kết luận 83

Kiến nghị 85

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc117 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3474 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị thoát vị bẹn bằng mổ mở đặt mảnh ghép theo lichtenstein tại Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG 3.1.1 Tuổi Biểu đồ 3.1: Nhóm bệnh nhân phân bố theo tuổi. Tuổi trung bình là: 63,9 ± 11,8 tuổi; trong đó tuổi nhỏ nhất là 40, lớn nhất là 85 tuổi. Nhóm tuổi từ 40 đến 49 chiếm tỉ lệ thấp nhất 9,38 %, nhóm tuổi từ 50 đến 59 chiếm tỉ lệ cao nhất 34,38 %, nhóm tuổi từ 60 đến 69 chiếm tỉ lệ 23,44 %, nhóm tuổi từ 70 đến 79 chiếm tỉ lệ 18,75 %, nhóm tuổi từ 80 trở lên chiếm tỉ lệ 14,06 %. 3.1.2. Giới tính Trong nghiên cứu của chúng tôi có 64 bệnh nhân đều là nam giới. 3.1.3. Nghề nghiệp Bảng 3.3: Nghề nghiệp của bệnh nhân. Nghề nghiệp Số bệnh nhân Tỉ lệ % Hết tuổi lao động 32 50,00 Công nhân viên 6 9,38 Buôn bán 7 10,94 Làm ruộng 19 29,69 Tổng cộng 64 100 Nghề nghiệp: Hết tuổi lao động có 32 bệnh nhân chiếm 50,00 %, công nhân viên chức có 6 bệnh nhân chiếm 9,38 %, buôn bán có 7 bệnh nhân chiếm 10,94 %, làm ruộng có 19 bệnh nhân chiếm 29,69 %. 3.1.4. Phân bố bệnh nhân theo nơi cư trú Biểu đồ 3.2: Phân bố bệnh nhân theo nơi cư trú. Có 47 bệnh nhân sống ở nông thôn chiếm 73,44 % và 17 bệnh nhân sống ở thành thị chiếm 26,56%. 3.1.5. Trọng lượng cơ thể Biểu đồ 3.3: Trọng lượng cơ thể. Bệnh nhân có trọng lượng cơ thể bình thường chiếm tỉ lệ cao nhất 81,25%, gầy chiếm 14,06 %, thừa cân chiếm 4,69 %, không có trường hợp béo phì. 3.1.6. Bệnh kèm theo Bảng 3.4: Bệnh kèm theo. Bệnh kèm theo Số bệnh nhân Tỉ lệ % Tim mạch Hô hấp Tiểu đường Viêm gan Sỏi tiết niệu Phì đại tuyến tiền liệt nhỏ 12 7 1 1 3 1 18,75 10,94 1,56 1,56 4,69 1,56 Tổng cộng 25 39,06 Có 21 bệnh nhân có bệnh nội khoa kèm theo chiếm 32,81 %, trong đó bệnh lý tim mạch chiếm cao nhất 18,75 %. Có 3 bệnh nhân có sỏi tiết niệu kèm theo (sỏi thận, sỏi niệu quản nhỏ) chiếm 4,69 %. Có 1 bệnh nhân bị phì đại tuyến tiền liệt nhỏ chưa ảnh hưởng đến đường tiểu chiếm 1,56 %. Trong nghiên cứu của chúng tôi có một bệnh nhân đã mổ thoát vị bẹn bên đối diện đặt mảnh ghép theo Lichtenstein được 5 năm. 3.1.7. Lý do vào viện Biểu đồ 3.4: Lý do vào viện. Bệnh nhân vào viện vì vùng bẹn có khối phồng chiếm 40,63 %, khối phồng kèm theo co kéo vùng bẹn – bìu chiếm 39,06 %, khối phồng kèm theo đau vùng bẹn – bìu chiếm 20,31 %. 3.1.8. Thời gian mắc bệnh Biểu đồ 3.5: Thời gian mắc bệnh. 13 trường hợp có thời gian mắc bệnh ≤ 3 tháng chiếm tỉ lệ 19,70 %; 21 trường hợp có thời gian mắc bệnh trên 3 tháng đến 1 năm chiếm tỉ lệ 31,82 %; 27 trường hợp có thời gian mắc bệnh trên 1 năm đến 5 năm chiếm tỉ lệ 40,91 %; 5 trường hợp có thời gian mắc bệnh trên 5 năm chiếm tỉ lệ 7,58 % (số trường hợp có thời gian mắc bệnh > 3 tháng chiếm tỉ lệ rất cao 80,30 %). Thời gian mắc bệnh ngắn nhất là 10 ngày (có 1 trường hợp), dài nhất là 23 năm (có 1 trường hợp). 3.1.9. Triệu chứng lâm sàng Bảng 3.5: Triệu chứng lâm sàng. Triệu chứng lâm sàng Số trường hợp (66) Tỉ lệ % Khối thoát vị xuất hiện khi: - Đi đứng - Khi tăng áp lực ổ bụng - Có khi đi đứng, có khi tăng áp lực ổ bụng - Xuất hiện thường xuyên 31 7 23 5 46,97 10,61 34,85 7,58 Khối thoát vị vào ổ phúc mạc khi: - Nằm - Dùng tay đẩy vào - Có khi nằm, có khi dùng tay đẩy vào - Không vào ổ phúc mạc được 29 6 26 5 43,94 9,09 39,39 7,58 Khi khối thoát vị xuất hiện: - Co kéo vùng bẹn – bìu - Đau vùng bẹn – bìu - Không co kéo, không đau 26 13 27 39,39 19,70 40,91 Khối thoát vị: - Còn ở vùng bẹn - Xuống đến bìu 21 45 31,82 68,18 Đẩy khối thoát vị vào ổ phúc mạc: - Được - Không được 61 5 92,42 7,58 Khối thoát vị xuất hiện: Khi đi đứng chiếm 46,97 %, khi tăng áp lực ổ bụng chiếm 10,61 %, có khi đi đứng có khi tăng áp lực ổ bụng chiếm 34,85 %, xuất hiện thường xuyên chiếm 7,58 %. Khi nằm khối thoát vị tự vào ổ phúc mạc chiếm 43,94 %. Khối thoát vị xuất hiện gây đau vùng bẹn – bìu chiếm 19,70 %, co kéo vùng bẹn – bìu chiếm 39,39 %, không co kéo không đau chiếm 40,91 %. Có 21 trường hợp khối thoát vị còn ở vùng bẹn chiếm 31,82 % và có 45 trường hợp khối thoát vị đã xuống đến bìu chiếm 68,18 %. Có 5 trường hợp thoát vị kẹt do mạc nối dính vào túi thoát vị nên xuất hiện thường xuyên và không đẩy vào ổ phúc mạc được chiếm 7,58 %. 3.1.10. Phân loại thoát vị bẹn Bảng 3.6: Phân loại thoát vị bẹn. Thoát vị bẹn Số trường hợp (66) Tỉ lệ % - Nguyên phát - Tái phát 63 3 95,45 4,55 Kiểu thoát vị Số trường hợp (66) Tỉ lệ % - Trực tiếp - Gián tiếp - hỗn hợp 11 49 6 16,67 74,24 9,09 Vị trí thoát vị Số trường hợp (66) Tỉ lệ % - bên phải - bên trái 46 20 69,70 30,30 Thoát vị nguyên phát có 63 trường hợp chiếm 95,45 %, tái phát có 3 trường hợp chiếm 4,55 %. Thoát vị gián tiếp có 49 trường hợp chiếm cao nhất 74,24 %, thoát vị trực tiếp có 11 trường hợp chiếm 16,67 %, thoát vị hỗn hợp có 6 trường hợp chiếm 9,09 %. Thoát vị bẹn bên phải có 46 trường hợp chiếm 69,70 %, bên trái có 20 trường hợp chiếm 30,30 % (trong nghiên cứu này có 62 bệnh nhân bị thoát vị bẹn 1 bên chiếm 96,87 % và 2 bệnh nhân bị thoát vị bẹn 2 bên chiếm 3,13 %). * Phân loại theo Nyhus (1993) [92] Biểu đồ 3.6: Phân loại thoát vị bẹn theo Nyhus (1993). - Loại IIIB có 45 trường hợp chiếm tỉ lệ cao nhất 68,18 %, IIIA có 9 trường hợp chiếm 13,64 %, II có 9 trường hợp chiếm 13,64 %, IVA có 2 trường hợp chiếm 3,03 %, IVB có 1 trường hợp chiếm 1,52 %. 3.1.11. Siêu âm vùng bẹn – bìu Bảng 3.7: Kết quả siêu âm vùng bẹn – bìu. Kết quả siêu âm vùng bẹn – bìu Số trường hợp Tỉ lệ % Thấy hình ảnh của khối thoát vị (quai ruột, mạc nối) nằm trong ống bẹn. Không thấy hình ảnh của khối thoát vị nằm trong ống bẹn. 52 7 88,14 11,86 Tổng cộng 59 100 Trong nghiên cứu của chúng tôi có 59 trên 66 trường hợp thoát vị bẹn được siêu âm chiếm tỉ lệ 89,39 %. Kết quả: Có 52 trường hợp thấy hình ảnh của khối thoát vị nằm trong ống bẹn chiếm 88,14 % (trong đó có 31 trường hợp thấy hình ảnh của quai ruột, có 3 trường hợp thấy hình ảnh của mạc nối, có 18 trường hợp thấy hình ảnh của quai ruột và mạc nối). Có 7 trường hợp không thấy hình ảnh của khối thoát vị nằm trong ống bẹn chiếm 11,86 %. 3.2. CƠ SỞ PHẪU THUẬT Biểu đồ 3.7: Cơ sở phẫu thuật. Chúng tôi lấy mẫu nghiên cứu tại 2 Bệnh Viện Là: - Bệnh Viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ có 49 trường hợp thoát vị bẹn trên 47 bệnh nhân chiếm 74,24 %. - Bệnh Viện Đa Khoa Thành Phố Cần Thơ có 17 trường hợp thoát vị bẹn trên 17 bệnh nhân chiếm 25,76 %. 3.3. PHƯƠNG PHÁP VÔ CẢM Biểu đồ 3.8: Phương pháp vô cảm. Chúng tôi áp dụng phương pháp vô cảm bằng tê tủy sống cho 62 bệnh nhân chiếm 96,87 %, mê nội khí quản cho 2 bệnh nhân chiếm 3,13 %. 3.4. KẾT QUẢ PHẪU THUẬT 3.4.1. Thời gian mổ Biểu đồ 3.9: Thời gian mổ. Thời gian mổ trung bình là: 63,3 ± 17,7 phút, trong đó thời gian mổ nhanh nhất là 40 phút, chậm nhất là 150 phút. Thời gian mổ từ 40 đến 50 phút chiếm 23,44 %, từ 51 đến 60 phút chiếm 45,31 %, từ 61 đến 70 phút chiếm 14,06 %, từ 71 đến 80 phút chiếm 7,81 %, từ 81 đến 90 phút chiếm 4,69 %, từ 91 đến 100 phút chiếm 3,13 %, có 1 bệnh nhân bị thoát vị bẹn 2 bên có thời gian mổ là 150 phút. Thời gian mổ ≤ 60 phút chiếm tỉ lệ cao 68,75 %. Thời gian mổ trung bình cho thoát vị bẹn 1 bên là 61,4 ± 13,6 phút, thoát vị bẹn 2 bên là 120,0 ± 42,4 phút. Nhận thấy thoát vị bẹn 2 bên có thời gian mổ gấp đôi so với một bên. 3.4.2. Kích thước mảnh ghép Biểu đồ 3.10: Kích thước mảnh ghép. Chúng tôi sử dụng mảnh ghép Premilene có kích thước 5 x 10 cm cho 57 trường hợp chiếm 86,36 % và mảnh ghép Prolene có kích thước 6 x 11 cm cho 9 trường hợp chiếm 13,64 %. 3.4.3. Cách cố định mảnh ghép Biểu đồ 3.11: Cách cố định mảnh ghép. Cố định mảnh ghép bằng mũi rời cho 31 trường hợp chiếm 46,97 %, cố định mảnh ghép bằng mũi vắt cho 35 trường hợp chiếm 53,03 %. 3.4.4. Thời gian phục hồi sinh hoạt cá nhân sớm sau mổ Biểu đồ 3.12: Thời gian phục hồi sinh hoạt cá nhân sớm sau mổ. Thời gian phục hồi sinh hoạt cá nhân sớm sau mổ trung bình là: 14,9 ± 7,9 giờ, trong đó sớm nhất là 10 giờ, chậm nhất là 48 giờ. Thời gian phục hồi sinh hoạt cá nhân sớm sau mổ ≤ 12 giờ có 36 bệnh nhân chiếm tỉ lệ cao nhất 56,25 %, từ 13 đến 24 giờ có 24 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 37,50 %, từ 25 đến 36 giờ có 2 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 3,13 %, từ 37 đến 48 giờ có 2 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 3,13 %. 3.4.5. Mức độ đau sau mổ Bảng 3.8: Mức độ đau sau mổ. Mức độ đau Ngày 1 Ngày 2 Số bệnh nhân Tỷ lệ % Số bệnh nhân Tỷ lệ % Đau nhẹ 35 54,69 51 79,69 Đau vừa 29 45,31 13 20,31 Tổng cộng 64 100 64 100 Do bệnh nhân có thời gian nằm viện ngắn nhất là 2 ngày, nên chúng tôi chỉ đánh giá mức độ đau ngày thứ nhất và ngày thứ hai sau mổ, kết quả như sau: Ngày thứ nhất sau mổ có 35 bệnh nhân đau ở mức độ nhẹ chiếm 54,69 % và 29 bệnh nhân đau ở mức độ vừa chiếm 45,31 %, sang ngày thứ hai có 51 bệnh nhân đau ở mức độ nhẹ chiếm 79,69 % và 13 bệnh nhân đau ở mức độ vừa chiếm 20,31 %. 3.4.6. Đặt dẫn lưu vết mổ Bảng 3.9: Đặt dẫn lưu vết mổ. Dẫn lưu vết mổ trong 48 giờ Số trường hợp Tỉ lệ % Có 1 1,52 Không 65 98,48 Tổng cộng 66 100 Có 1 trường hợp đặt dẫn lưu vết mổ theo kiểu Redon chiếm tỉ lệ 1,52 % và ống dẫn lưu được rút sau 48 giờ. 3.4.7. Biến chứng sớm sau mổ 3.4.7.1. Biến chứng do phương pháp vô cảm Ÿ Bí tiểu: Bảng 3.10: Số lượng bệnh nhân bí tiểu. Thời gian đặt sonde tiểu Số bệnh nhân Tỉ lệ % < 24 giờ 1 1,56 24 – 48 giờ 3 4,69 Tổng cộng 4 6,25 Tổng cộng có 4 bệnh nhân bí tiểu cần phải đặt sonde tiểu chiếm 6,25 %, trong đó có một bệnh nhân được rút sonde tiểu sau 7 giờ chiếm 1,56 % và 3 bệnh nhân được rút sonde tiểu sau 24 – 48 giờ chiếm 4,69 %. 3.4.7.2. Biến chứng do phẫu thuật Ÿ Tụ máu vùng bẹn – bìu Biểu đồ 3.13: Tụ máu vùng bẹn – bìu. Có 2 trường hợp bị tụ máu vùng bẹn – bìu sau mổ chiếm tỉ lệ 3,03%, cả 2 trường hợp này được chọc hút dưới hướng dẫn của siêu âm cho kết quả tốt. 3.4.8. Thời gian nằm viện sau mổ Biểu đồ 3.14: Thời gian nằm viện sau mổ. Trung bình thời gian nằm viện sau mổ cho 64 bệnh nhân là: 3,2 ± 1,5 ngày, trong đó sớm nhất là 2 ngày và lâu nhất là 11 ngày. Có 26 bệnh nhân nằm viện 2 ngày chiếm 40,63 %, có 17 bệnh nhân nằm viện 3 ngày chiếm 26,56 %, có 11 bệnh nhân nằm viện 4 ngày chiếm 17,19 %, có 6 bệnh nhân nằm viện 5 ngày chiếm 9,38 %, có 4 bệnh nhân nằm viện trên 5 ngày chiếm 6,25 %. Bệnh nhân có thời gian nằm viện ≤ 3 ngày chiếm tỉ lệ cao 67,19 %. 3.4.9. Đánh giá kết quả sớm sau mổ Bảng 3.11: Đánh giá kết quả sớm sau mổ. Xếp loại Số trường hợp Tỉ lệ % Tốt Khá Trung bình Kém 52 12 2 0 78,79 18,18 3,03 0 Tổng cộng 66 100 Chúng tôi đã mổ 66 trường hợp thoát vị bẹn trên 64 bệnh nhân, kết quả sớm sau mổ được ghi nhận như sau: Tốt có 52 trường hợp chiếm 78,79 %, khá có 12 trường hợp chiếm 18,18 %, trung bình có 2 trường hợp chiếm 3,03 %, không có trường hợp kém. 3.5. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ MUỘN 3.5.1 Tỉ lệ và phương thức theo dõi Chúng tôi tái khám sau 3 tháng và sau 12 tháng bằng cách mời bệnh nhân đến Bệnh Viện để tái khám, những trường hợp nào không đến Bệnh Viện được thì chúng tôi hỏi thăm qua điện thoại hoặc đến tận nhà . 3.5.1.1 Tái khám sau 3 tháng Bảng 3.12: Tái khám sau 3 tháng. Tái khám Số trường hợp Tỉ lệ % Tại Bệnh Viện 47 71,21 Điện thoại 8 12,12 Đến nhà 2 3,03 Không tái khám 9 13,64 Tổng cộng 66 100 Tái khám sau 3 tháng được 57/66 trường hợp chiếm 86,36 %, trong đó tái khám: Tại Bệnh Viện có 47 trường hợp chiếm 71,21 %, hỏi thăm qua điện thoại có 8 trường hợp chiếm 12,12 %, có 2 trường hợp không đến Bệnh viện được nhưng có địa chỉ rõ ràng nên chúng tôi đến nhà tái khám chiếm 3,03 %. Có 9 trường hợp chúng tôi không tái khám được do không có địa chỉ rõ ràng chiếm 13,64 %. 3.5.1.2. Tái khám sau 12 tháng Bảng 3.13: Tái khám sau 12 tháng. Tái khám Số trường hợp Tỉ lệ % Tại Bệnh Viện 12 66,67 Điện thoại 2 11,11 Đến nhà 1 5,55 Không tái khám 3 16,67 Tổng cộng 18 100 Trong nghiên cứu này có 48 trường hợp sau mổ dưới 12 tháng chiếm 72,73 %, trên 12 tháng có 18 trường hợp chiếm 27,27 % (chúng tôi kết thúc tái khám vào ngày 12/8/2010). Tái khám sau 12 tháng được 15/18 trường hợp chiếm 83,33 %, trong đó tái khám: Tại Bệnh Viện có 12 trường hợp chiếm 66,67 %, hỏi thăm qua điện thoại có 2 trường hợp chiếm 11,11 %, có 1 trường hợp chúng tôi đến nhà tái khám chiếm 5,55 %. Có 3 trường hợp chúng tôi không tái khám được chiếm 16,67 %. 3.5.2. Thời gian theo dõi Thời gian theo dõi trung bình là 9,2 ± 3 tháng, trong đó thời gian theo dõi ngắn nhất là 3,5 tháng, dài nhất là 14 tháng. 3.5.3. Thời gian trở lại lao động Biểu đồ 3.15: Thời gian trở lại lao động. Thời gian trở lại lao động trung bình là: 19,7 ± 8,4 ngày, trong đó thời gian trở lại lao động sớm nhất là 10 ngày và thời gian trở lại lao động chậm nhất là 60 ngày. Thời gian trở lại lao động dưới 15 ngày có 5 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 9,09 %, từ 15 đến 30 ngày có 49 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 89,09 %, từ 31 đến 60 ngày có 1 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 1,82 %. Nhận thấy đa số bệnh nhân có thời gian trở lại lao động từ 15 – 30 ngày. 3.5.4. Biến chứng muộn Bảng 3.14: Biến chứng muộn. Biến chứng muộn Số trường hợp Tỉ lệ % Đau vết mổ 1 1,75 Rối loạn cảm giác vùng bẹn – bìu 1 1,75 Tràn dịch màng tinh hoàn 2 3,50 Tổng cộng 4 7,00 Chúng tôi tái khám được 57 trên 66 trường hợp thoát vị bẹn đã mổ: Có 1 trường hợp (1,75 %) bị đau vết mổ mức độ vừa kéo dài 3 tháng, 1 trường hợp (1,75 %) bị rối loạn cảm giác vùng bẹn – bìu mức độ vừa kéo dài trên 8 tháng, 2 trường hợp (3,50 %) tràn dịch màng tinh hoàn lượng ít. 3.5.5. Tái phát Trong 57 trường hợp được theo dõi không có trường hợp nào tái phát. 3.5.6. Đánh giá kết quả muộn Bảng 3.15: Đánh giá kết quả muộn. Kết quả Số trường hợp Tỉ lệ % Tốt 53 93,00 Khá 4 7,00 Trung bình 0 0 Kém 0 0 Tổng cộng 57 100 Chúng tôi theo dõi được 57 trên 66 trường hợp thoát vị bẹn đã mổ với thời gian theo dõi trung bình 9,2 ± 3 tháng, có kết quả như sau: Tốt có 53 trường hợp chiếm 93,00 %, khá có 4 trường hợp chiếm 7,00 %, không có trường hợp nào được xếp loại trung bình và kém. CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 4.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG 4.1.1 Tuổi Chúng tôi đã mổ 66 trường hợp thoát vị bẹn trên 64 bệnh nhân bằng kỹ thuật Lichtenstein tại hai Bệnh Viện là: Bệnh Viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ và Bệnh Viên Đa Khoa Thành Phố Cần Thơ. Cho thấy tuổi trung bình là: 63,9 ± 11,8 tuổi, tuổi nhỏ nhất là 40, lớn nhất là 85 tuổi. Tuổi từ 60 trở lên chiếm tỉ lệ 56,25 %. Kết quả này tương tự với kết quả của các tác giả trong và ngoài nước như: Cao Thị Thu Hằng có tuổi trung bình là 63,08 ± 11,72 tuổi [10], Lê Phước Thành có tuổi trung bình là 67,72 tuổi [21], Lafferty có tuổi trung bình là 60 ± 14,7 tuổi [60]. Tuy nhiên, tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi lớn hơn so với: Vương Thừa Đức có tuổi trung bình là 51,64 ± 19,3 tuổi [6], Trần Phương Ngô có tuổi trung bình là 54,59 ± 19,32 tuổi [16]. Các tác giả nước ngoài như: Eklund có tuổi trung bình là 52 ± 10 tuổi [48], Bringman có tuổi trung bình là 54 ± 11 tuổi [35]. Theo Abrahamson tần suất thoát vị bẹn tăng dần theo tuổi. Tuổi từ 25 đến 40 tần suất thoát vị bẹn là 5 – 8 %, đến lứa tuổi trên 75 tần suất thoát vị bẹn là 45 %. Xuất độ chung ở người lớn là 10 – 15 % [27]. Do tuổi càng cao thì cân cơ ngang và mạc ngang càng yếu, bên cạnh đó những người lớn tuổi thường có các bệnh kèm theo như: Viêm phế quản mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, phì đại tuyến tiền liệt, táo bón…làm tăng áp lực ổ bụng thường xuyên tạo điều kiện thuận lợi cho thoát vị bẹn dễ xảy ra. 4.1.2. Giới tính Do cấu tạo giải phẫu tạo nên cơ chế thoát vị bẹn ở nam và nữ khác nhau, Nyhus cho rằng phụ nữ ít bị thoát vị bẹn hơn ở nam giới là do một yếu tố phối hợp làm tăng hiệu quả của các cơ chế bảo vệ, ở vùng tam giác Hesselbach thường xuyên được che chở bởi cân cơ ngang bụng và cơ chéo trong [71]. Theo Abrahamson thì tỉ lệ giữa nam và nữ là 12/1 [27], Fields tỉ lệ giữa nam và nữ là 10/1 [50]. Trong nghiên cứu của chúng tôi toàn bộ đều là nam giới, kết quả này tương tự như Cao Thị Thu Hằng có 100 % là nam giới [10]. Vương Thừa Đức có tỉ lệ nam là 97,3 %, nữ là 2,7 % [6]. Kark báo cáo kết quả mổ 3175 bệnh nhân thoát vị bẹn, nam chiếm 97 %, nữ chiếm 3 % [58]. Davies có tỉ lệ nam là 94,79 %, nữ là 5,21 % [42], Vironen có tỉ lệ nam là 94,67 %, nữ là 5,33 % [87], Wara có tỉ lệ nam là 93,93 %, nữ là 6,07 % [88], Nienhuijs có tỉ lệ nam là 96,36 %, nữ là 3,64 % [69]. 4.1.3. Nghề nghiệp Hết tuổi lao động có 32 bệnh nhân chiếm 50,00 %, công nhân viên chức có 6 bệnh nhân chiếm 9,38 %, buôn bán có 7 bệnh nhân chiếm 10,94 %, làm ruộng có 19 bệnh nhân chiếm 29,69 %. Số bệnh nhân hết tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao do trong nghiên cứu của chúng tôi đa số bệnh nhân đều lớn tuổi. Nhóm tuổi từ 60 trở lên chiếm tỉ lệ cao 56,25 %, họ đã nghỉ lao động và chỉ làm những công việc theo thú vui của mình như chăm sóc vườn kiểng… Nghề nghiệp có liên quan đến bệnh lý thoát vị bẹn, Nyhus cho rằng: Những người làm công việc nặng nhọc, gắng sức, gia tăng áp lực ổ bụng thường xuyên làm tăng nguy cơ thoát vị bẹn [71]. 4.1.4. Phân bố bệnh nhân theo nơi cư trú và thời gian mắc bệnh Có 47 bệnh nhân sống ở nông thôn chiếm 73,44 % và 17 bệnh nhân sống ở thành thị chiếm 26,56 %. Thời gian mắc bệnh đươc tính từ khi phát hiện bệnh đến khi phẫu thuật. Thời gian mắc bệnh ≤ 3 tháng chiếm 19,70 %, trên 3 tháng đến 1 năm chiếm 31,82 %, trên 1 năm đến 5 năm chiếm 40,91 %, trên 5 năm chiếm 7,58 %. Thời gian mắc bệnh trên 3 tháng cao cho thấy ý thức của bệnh nhân trong việc điều trị sớm còn ít, ngoài ra trong nghiên cứu của chúng tôi đa số bệnh nhân sống ở nông thôn, đường xá đi lại gặp nhiều khó khăn, trình độ dân chí chưa cao, dịch vụ y tế địa phương còn kém, nên việc điều trị bị chậm trễ. Bệnh thoát vị bẹn có thể gây những biến chứng nghiêm trọng như: Thoát vị nghẹt gây tắt ruột có thể dẫn đến hoại tử ruột, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân. Thoát vị nghẹt thường xảy ra trên thoát vị gián tiếp và thoát vị đùi vì cổ túi hẹp [66]. Theo Holzheimer thời gian mắc bệnh càng lâu thì xác suất xảy ra biến chứng này càng nhiều, thời gian mắc bệnh sau 3 tháng có nguy cơ thoát vị nghẹt từ 2,8 % tăng lên 4,5 % sau 2 năm [56]. Theo Fields và Gulzar thì tỉ lệ thoát vị bẹn nghẹt là 10 % [50],[54]. Trong thoát vị bẹn gián tiếp, khi khối thoát vị còn nhỏ nó chỉ làm dãn rộng lỗ bẹn sâu, nhưng khi khối thoát vị lớn lên thì nó sẽ ảnh hưởng đến thành sau ống bẹn, làm dạt động mạch thượng vị dưới vào trong và choán chỗ của hố bẹn trong (vốn là vị trí của thoát vị bẹn trực tiếp). Khi đó, khối thoát vị càng lúc càng theo lộ trình “trực tiếp” hơn khiến cho lỗ bẹn sâu bị toác rộng dần về phía trong (tương ứng với phía sau và phía dưới lỗ bẹn nông). Do đó thời gian đến điều trị càng muộn thì càng gây khó khăn khi tiến hành phẫu thuật, khối thoát vị có thể dính vào nhau hoặc dính vào túi thoát vị, dễ gây phản ứng viêm và mô thiếu máu cục bộ [56]. 4.1.5. Bệnh lý kèm theo Có 21 bệnh nhân có bệnh nội khoa kèm theo chiếm tỉ lệ 32,81 %, trong đó bệnh lý tim mạch (tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, hở van tim, tai biến mạch máu não cũ, nhồi máu cơ tim cũ) chiếm tỉ lệ cao nhất 18,75 %, bệnh hô hấp chiếm 10,94 %, (trong đó lao phổi đã điều trị ổn định chiếm 4,69 %, hen phế quản, viêm phế quản mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính chiếm 6,25 %), có 1 bệnh nhân bị tiểu đường chiếm 1,56 % và 1 bệnh nhân bị viêm gan chiếm 1,56 %. Có 3 bệnh nhân bị sỏi tiết niệu (sỏi thận, sỏi niệu quản nhỏ) chiếm 4,69 %, có 1 bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt nhỏ chưa ảnh hưởng đến dòng tiểu nên chưa có can thiệp ngoại khoa chiếm 1,56 %. Theo Read thì các bệnh lý làm gia tăng áp lực ổ bụng thường xuyên trên bệnh nhân còn ống phúc tinh mạc hoặc sàn bẹn không đủ vững chắc, cơ chéo bụng trong đóng cao thì thoát vị bẹn sẽ dễ xảy ra [26],[76]. 4.1.6. Lý do vào viện và triệu chứng lâm sàng Trong nghiên cứu của chúng tôi, lý do làm cho bệnh nhân thoát vị bẹn đến khám chủ yếu là vùng bẹn có khối phồng ngày càng to, xuất hiện thường xuyên hơn, ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hằng ngày. Thật ra lý do vào viện tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: Ý thức của bệnh nhân về bệnh tật của mình, hệ thống bảo hiểm y tế, hoàn cảnh kinh tế - xã hội, chúng tôi có 1 bệnh nhân đã phát hiện khối thoát vị bẹn cách nay 23 năm, nhưng vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn và lúc đầu khối thoát vị không gây đau, không ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc nên không đến Bệnh Viện để khám và điều trị, cho đến khi khối thoát vị to, xuất hiện thường xuyên ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt và công việc thì bệnh nhân mới đến phẫu thuật. Triệu chứng lâm sàng thường gặp là khối thoát vị xuất hiện khi đi đứng 46,97 %, tự vào ổ phúc mạc khi nằm 43,94 %, khối thoát vị không gây đau hay co kéo vùng bẹn – bìu 40,91 %, có 5 trường hợp thoát vị kẹt do mạc nối dính vào túi thoát vị nên khối thoát vị xuất hiện thường xuyên và không đẩy vào ổ phúc mạc được chiếm 7,58 %. 4.1.7. Phân loại thoát vị bẹn Sau khi đẩy khối thoát vị vào ổ phúc mạc, để phân biệt thoát vị bẹn trực tiếp và gián tiếp trên lâm sàng có thể áp dụng 1 trong 3 nghiệm pháp sau: - Nghiệm pháp nhìn hướng phát triển: Bảo bệnh nhân ho, rặn. Thoát vị bẹn gián tiếp xuất hiện theo hướng chếch từ trên xuống và từ ngoài vào trong. Thoát vị trực tiếp xuất hiện theo hướng từ trong bụng thẳng về phía trước. - Nghiệm pháp chạm ngón: Dùng ngón trỏ cho vào lỗ bẹn nông và đi vào một phần ống bẹn (mặt lòng ngón hướng về phía bụng) bảo bệnh nhân ho, rặn: Thoát vị bẹn trực tiếp cho cảm giác chạm ở lòng ngón, còn thoát vị bẹn gián tiếp sẽ chạm ở đầu ngón. - Nghiệm pháp chận lỗ bẹn sâu: Dùng ngón cái chận ở vị trí ước lượng của lỗ bẹn sâu (trên trung điểm của nếp bẹn khoảng 1,5 – 2 cm) sau đó bảo bệnh nhân ho, rặn. Thoát vị bẹn gián tiếp sẽ không thể xuất hiện lại, còn thoát vị bẹn trực tiếp vẫn xuất hiện lại như trước. Trong lúc mổ, thoát vị bẹn gián tiếp có túi thoát vị màu trắng ngà ở phía trước trong của thừng tinh, cổ thoát vị nằm phía ngoài động mạch thượng vị dưới, ngay lỗ bẹn sâu. Thoát vị bẹn trực tiếp có túi thoát vị nằm phía trong động mạch thượng vị dưới, thành sau ống bẹn chùng, cổ thoát vị rộng nằm ở vùng tam giác bẹn. Thoát vị bẹn hỗn hợp bao gồm thoát vị bẹn trực tiếp và thoát vị bẹn gián tiếp [50],[71],[85]. Qua 66 trường hợp thoát vị bẹn được mổ trên 64 bệnh nhân, nhận thấy thoát vị bẹn gián tiếp chiếm cao nhất 74,24 %, kế đến là thoát vị bẹn trực tiếp chiếm 16,67 %, thấp nhất là thoát vị bẹn hỗn hợp chiếm 9,09 %. Kết quả này phù hợp với kết quả của các tác giả trong và ngoài nước như: Vương Thừa Đức thoát vị bẹn gián tiếp chiếm 73 %, trực tiếp chiếm 20,8 %, hỗn hợp chiếm 6,2 % [6]. Theo Fields thì thoát vị bẹn gián tiếp chiếm 2/3 còn lại 1/3 là thoát vị bẹn trực tiếp và hỗn hợp [50]. Để đánh giá một cách đầy đủ các tổn thương của vùng bẹn trong bệnh lý thoát vị bẹn, thì phân loại thoát vị trực tiếp, gián tiếp, hỗn hợp là chưa đủ. Do đó có nhiều bảng phân loại được đưa ra bởi nhiều tác giả khác nhau như: Bảng phân loại của Harkins (1959), Harverson và McVay (1970), Gilbert (1986), Lichtenstein (1987), Nyhus (1991), (1993), Bendavid (1994), Alexandre (1998), Zollinger (2003) [56],[92]. Trong đó bảng phân loại của Nyhus (1993) tương đối đơn giản, dễ áp dụng. Do đó chúng tôi áp dụng bảng phân loại của Nyhus trong nghiên cứu này. Kết quả loại IIIB chiếm tỉ lệ cao nhất 68,18 %, kế đến là IIIA và II ngang nhau đều chiếm 13,64 %, IVA chiếm 3,03 %, IVB chiếm 1,52 % . Loại IIIB chiếm tỉ lệ cao do thoát vị bẹn gián tiếp trong nghiên cứu của chúng tôi cao 74,24 % và thời gian mắc bệnh lâu (thời gian mắc bệnh trên 3 tháng 80,30 %), khối thoát vị gián tiếp nông dần làm dãn rộng lỗ bẹn sâu, lỗ bẹn nông và xuống đến bìu. Khi khối thoát vị xuống đến bìu thường xuyên, ngoài cảm giác gây khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và tâm lý của bệnh nhân còn làm cho tạng thoát vị dễ bị chấn thương hơn [4]. 4.2. VAI TRÒ CỦA SIÊU ÂM TRONG THOÁT VỊ BẸN Chẩn đoán thoát vị bẹn chủ yếu dựa vào lâm sàng. Tuy nhiên, siêu âm có vai trò quan trọng trong những trường hợp mà khối thoát vị nhỏ, khi khám lâm sàng không phát hiện được [66]. Ngoài ra, trước mổ nó còn giúp chẩn đoán phân biệt thoát vị bẹn với các bệnh lý vùng bẹn như: Tinh hoàn lạc chổ, xoắn tinh hoàn, nang thừng tinh, bướu mỡ vùng bẹn, tràn dịch màng tinh hoàn….Sau mổ, siêu âm giúp phát hiện các biến chứng sớm như: Tụ dịch, tụ máu, áp xe vùng bẹn – bìu, đồng thời giúp chẩn đoán phân biệt với những trường hợp tái phát sớm sau mổ, bởi vì những biến chứng này có biểu hiện tương tự, khó phân biệt trên lâm sàng. Siêu âm còn giúp hướng dẫn chọc hút khối máu tụ, tụ dịch sau mổ và giúp phát hiện các biến chứng muộn sau mổ như: Tràn dịch màng tinh hoàn, teo tinh hoàn [38],[72]. Tuy nhiên, kết quả siêu âm còn tùy thuộc vào kinh nghiệm của người làm siêu âm và sự hợp tác của bệnh nhân [59]. Độ nhạy và độ đặc hiệu của siêu âm lần lượt là 92,7 %, 81,5 % [51]. Trong thoát vị bẹn, trên siêu âm có thể thấy được hình ảnh của khối thoát vị (như quai ruột, mạc nối) nằm trong ống bẹn. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 59 trên 66 trường hợp thoát vị bẹn được siêu âm. Kết quả có 52 trường hợp thấy hình ảnh của khối thoát vị nằm trong ống bẹn chiếm 88,14 %, có 7 trường hợp khô

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_1_8913.doc
Tài liệu liên quan