Luận án Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở bệnh nhân động kinh cơn co cứng - Co giật và kết quả điều trị trầm cảm bằng Fluoxetin

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1. ĐỘNG KINH TOÀN THỂ CO CỨNG - CO GIẬT 3

1.1.1. Khái niệm về động kinh 3

1.1.2. Một số nghiên cứu lâm sàng về động kinh toàn thể co cứng - co giật 3

1.1.3. Điện não đồ trong động kinh toàn thể co cứng - co giật 5

1.1.4. Chẩn đoán động kinh toàn thể co cứng -co giật 6

1.1.5. Điều trị động kinh toàn thể co cứng - co giật bằng hóa dược 7

1.2. RỐI LOẠN TRẦM CẢM Ở BỆNH NHÂN ĐỘNG KINH TOÀN THỂ CO CỨNG - CO GIẬT 9

1.2.1. Khái niệm về trầm cảm và trầm cảm ở bệnh nhân động kinh 9

1.2.2. Phân loại trầm cảm ở bệnh nhân động kinh 11

1.2.3. Một số nghiên cứu về bệnh nguyên, bệnh sinh trầm cảm ở bệnh nhân động kinh 12

1.2.4. Các triệu chứng lâm sàng trầm cảm ở bệnh nhân động kinh 19

1.2.5. Một số nghiên cứu triệu chứng cận lâm sàng của trầm cảm 23

1.2.6. Các tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm ở bệnh nhân động kinh 25

1.2.7. Chẩn đoán phân biệt 26

1.2.8. Một số công cụ hỗ trợ đánh giá trầm cảm 27

1.2.9. Một số yếu tố nguy cơ liên quan đến trầm cảm ở bệnh nhân động kinh 28

1.3. ĐIỀU TRỊ TRẦM CẢM Ở BỆNH NHÂN ĐỘNG KINH 30

1.3.1. Các bước đánh giá và điều trị trầm cảm ở bệnh nhân động kinh 30

1.3.2. Điều trị bằng thuốc chống trầm cảm 31

1.3.3. Các phương pháp điều trị trầm cảm không sử dụng thuốc 38

1.4. PHÒNG NGỪA TRẦM CẢM Ở BỆNH NHÂN ĐỘNG KINH 39

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 41

2.1.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 41

2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân vào nhóm nghiên cứu 41

2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ 44

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 45

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu. 45

2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 45

2.2.3. Công cụ chẩn đoán và đánh giá kết quả điều trị trầm cảm ở nhóm bệnh nhân động kinh toàn thể co cứng - co giật được nghiên cứu 46

2.2.4. Mô tả đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở nhóm bệnh nhân động kinh toàn thể co cứng - co giật được nghiên cứu 46

2.2.5. Định lượng nồng độ Serotonin trong huyết tương và nhận xét mối liên quan giữa lâm sàng của rối loạn trầm cảm và đặc điểm động kinh toàn thể co cứng – co giật. 52

2.2.6. Kết quả điều trị trầm cảm ở bệnh nhân động kinh toàn thể co cứng - co giật bằng Fluoxetin và thuốc kháng động kinh 56

2.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ 58

2.4. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 59

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 61

3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 61

3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG TRẦM CẢM Ở NHÓM BỆNH NHÂN ĐỘNG KINH TOÀN THỂ CO CỨNG - CO GIẬT ĐƯỢC NGHIÊN CỨU 64

3.2.1. Đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở bệnh nhân động kinh toàn thể co cứng- co giật được nghiên cứu 64

3.2.2. Các triệu chứng rối loạn tâm thần ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu 69

3.3. KẾT QUẢ ĐỊNH LƯỢNG NỒNG ĐỘ SEROTONIN TRONG HUYẾT TƯƠNG VÀ NHẬN XÉT MỐI LIÊN QUAN GIỮA LÂM SÀNG CỦA RỐI LOẠN TRẦM CẢM VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐỘNG KINH TOÀN THỂ CO CỨNG – CO GIẬT Ở NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 74

3.3.1. Kết quả định lượng nồng độ Serotonin trong huyết tương 74

3.3.2. Mối liên quan giữa lâm sàng của rối loạn trầm cảm và đặc điểm động kinh toàn thể co cứng – co giật ở nhóm bệnh nhân được nghiên cứu 78

3.4. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TRẦM CẢM Ở NHÓM BỆNH NHÂN ĐỘNG KINH TOÀN THỂ CO CỨNG – CO GIẬT BẰNG FLUOXETIN KẾT HỢP VỚI THUỐC KHÁNG ĐỘNG KINH 85

3.4.1. Kết quả sử dụng thuốc điều trị trầm cảm ở bệnh nhân động kinh toàn thể co cứng - co giật 85

3.4.2. Kết quả điều trị trầm cảm ở nhóm bệnh nhân động kinh toàn thể co cứng – co giật ở từng thời điểm khác nhau 86

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 97

4.1. ĐẶC ĐIỂM NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 97

4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG TRẦM CẢM Ở NHÓM BỆNH NHÂN ĐỘNG KINH TOÀN THỂ CO CỨNG - CO GIẬT ĐƯỢC NGHIÊN CỨU 100

4.2.1. Đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở nhóm bệnh nhân động kinh toàn thể co cứng - co giật được nghiên cứu 100

4.2.2. Các triệu chứng rối loạn tâm thần ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu 107

4.3. KẾT QUẢ ĐỊNH LƯỢNG NỒNG ĐỘ SEROTONIN TRONG HUYẾT TƯƠNG VÀ NHẬN XÉT MỐI LIÊN QUAN GIỮA LÂM SÀNG CỦA RỐI LOẠN TRẦM CẢM VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐỘNG KINH TOÀN THỂ CO CỨNG – CO GIẬT Ở NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 113

4.3.1. Kết quả định lượng nồng độ Serotonin trong huyết tương 113

4.3.2. Mối liên quan giữa lâm sàng của rối loạn trầm cảm và đặc điểm động kinh toàn thể co cứng – co giật ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu 118

4.4. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TRẦM CẢM Ở NHÓM BỆNH NHÂN ĐỘNG KINH TOÀN THỂ CO CỨNG – CO GIẬT BẰNG FLUOXETIN KẾT HỢP VỚI THUỐC KHÁNG ĐỘNG KINH 127

4.4.1. Kết quả sử dụng thuốc điều trị trầm cảm ở bệnh nhân động kinh toàn thể co cứng – co giật 127

4.4.2. Kết quả điều trị trầm cảm ở nhóm bệnh nhân động kinh toàn thể co cứng – co giật ở từng thời điểm khác nhau 130

4.5. MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI 140

KẾT LUẬN 142

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 145

TÀI LIỆU THAM KHẢO 146

PHỤ LỤC 165

 

doc213 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 21/02/2022 | Lượt xem: 299 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở bệnh nhân động kinh cơn co cứng - Co giật và kết quả điều trị trầm cảm bằng Fluoxetin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T4 T6 T8 pT0,T8 n % n % n % n % n % Khó vào giấc ngủ 14 14,14 15 15,15 6 6,06 3 3,03 3 3,03 0,0009 Thức giấc sớm 84 84,85 83 83,84 34 34,34 12 12,12 9 9,09 <0,01 Mất ngủ hoàn toàn 7 7,07 1 1,01 1 1,01 0 0,00 0 0,00 0,0082 Giấc ngủ không sâu 29 29,29 31 31,31 9 9,09 2 2,02 1 1,01 <0,01 Ác mộng khi ngủ 30 30,30 27 27,27 13 13,13 1 1,01 0 0,00 <0,01 Kết quả bảng 3.35 cho thấy các triệu chứng về rối loạn giấc ngủ như ác mộng khi ngủ và mất ngủ đều thuyên giảm hoàn toàn ở thời điểm T8, khó vào giấc ngủ, giấc ngủ không sâu và thức giấc sớm đều thuyên giảm rõ rệt. Khi so sánh hai thời điểm T0 và T8 với nhau ta thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với pT0,T8< 0,01. Bảng 3.36. Diễn biến loại rối loạn cảm giác tri giác (n = 99) Thời điểm Triệu chứng T0 T2 T4 T6 T8 pT0,T8 n % n % n % n % n % Tăng cảm giác 56 56,57 54 54,55 41 41,41 14 14,14 0 0,00 <0,01 Giảm cảm giác 4 4,04 4 4,04 4 4,04 0 0,00 0 0,00 0,0455 Loạn cảm giác bản thể 26 26,26 26 26,26 23 23,23 14 14,14 0 0,00 <0,01 Ảo giác thô sơ 4 4,04 4 4,04 3 3,03 2 2,02 1 1,01 0,0833 Kết quả bảng 3.36 cho thấy các triệu chứng như tăng cảm giác ở T0 56,57%, loạn cảm giác bản thể là 26,26% và giảm cảm giác là 4,04% đến T8 thuyên giảm hoàn toàn. Khi so sánh hai thời điểm T0 và T8 với nhau ta thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với pT0,T8<0,05. Ảo giác thô sơ gặp ở T0 là 4,04% đến T8 còn 1,01%, sự thuyên giảm này không có ý nghĩa thống kê với pT0,T8 = 0,0833. Bảng 3.37. Diễn biến các rối loạn hình thức tư duy (n=99) Thời điểm Triệu chứng T0 T2 T4 T6 8 pT0,T8 n % n % n % n % n % Tư duy chậm chạp 25 25,25 25 25,25 25 25,25 25 25,25 23 23,23 0,1573 Tư duy ngắt quãng 6 6,06 6 6,06 6 6,06 4 4,04 3 3,03 0,083 Tư duy lai Nhai 58 58,59 58 58,59 58 58,59 58 58,59 58 58,59 1 Nói một mình 1 1,01 1 1,01 1 1,01 1 1,01 1 1,01 1 Nói chậm 5 5,05 5 5,05 5 5,05 4 4,04 3 3,03 0,1573 Nói ngập Ngừng 3 3,03 3 3,03 3 3,03 2 2,02 2 2,02 0,3173 Kết quả bảng 3.37 cho thấy: tư duy lai nhai, nói một mình không thuyên giảm. Các nhóm triệu chứng như: tư duy chậm chạp, tư duy ngắt quãng, nói chậm, nói ngập ngừng đều thuyên giảm nhưng sự thuyên giảm này không có ý nghĩa thống kê với p> 0,05. Bảng 3.38. Diễn biến các rối loạn cảm xúc (n= 99) Thời điểm Triệu chứng T0 T2 T4 T6 T8 pT0,T8 n % n % n % n % n % Khí sắc giảm 95 95,96 95 95,96 90 90,91 78 78,79 46 46,46 <0,01 Khí sắc dao động 23 23,23 22 22,22 6 6,06 0 0,00 0 0,00 <0,01 Bồn chồn, bất an 30 30,30 30 30,30 10 10,10 2 2,02 0 0,00 <0,01 Lo âu, lo âu bệnh tật 18 18,18 18 18,18 17 17,17 12 12,12 5 5,05 <0,01 Loạn khí sắc 1 1,01 1 1,01 1 1,01 0 0,00 0 0,00 0,3173 Kết quả bảng 3.38 cho thấy các triệu chứng tại T0 như khí sắc dao động là 23,23%, bồn chồn, bất an là 30,30%, loạn khí sắc là 1,01% đến T8 thuyên giảm hoàn toàn. Các triệu chứng khí sắc giảm, lo âu đều thuyên giảm có ý nghĩa thống kê với pT0,T8<0,01. Bảng 3.39. Diễn biến các rối loạn hoạt động có ý chí (n = 99) Thời điểm Triệu chứng T0 T2 T4 T6 T8 pT0,T8 n % n % n % n % n % Vận động chậm 49 49,49 49 49,49 42 42,42 30 30,30 18 18,18 <0,01 Giảm vận động 24 24,24 24 24,24 22 22,22 16 16,16 2 2,02 <0,01 Bồn chồn 30 30,30 30 30,30 10 10,10 2 2,02 0 0,00 <0,01 Giảm hoạt động 8 8,08 8 8,08 8 8,08 7 7,07 3 3,03 0,0253 Kích động 3 3,03 2 2,02 1 1,01 1 1,01 0 0,00 0,0833 Ngại tiếp xúc với mọi người 20 20,20 19 19,19 10 10,10 4 4,04 1 1,01 <0,01 Bảng 3.39 cho thấy ở T0 kích động là 3,03%, bồn chồn là 30,30% đến T8 thuyên giảm hoàn toàn. Các triệu chứng vận động chậm, giảm vận động, ngại tiếp xúc với mọi người đều thuyên giảm rõ rệt với p < 0,01. Bảng 3.40. Diễn biến rối loạn hoạt động bản năng (n=99) Thời điểm Triệu chứng T0 T2 T4 T6 T8 pT0,T8 n % n % n % n % n % Ăn ít ngon miệng 77 77,78 65 65,66 4 4,04 0 0,00 0 0,00 <0,01 Ý tưởng và hành vi tự sát 35 35,35 30 30,30 1 1,01 0 0,00 0 0,00 <0,01 Giảm (mất) ham muốn tình dục 43 43,43 43 43,43 42 42,42 39 39,39 39 39,39 0,0455 Bảng 3.40 cho thấy ở T0 ăn ít ngon miệng là 77,78%, ý tưởng và hành vi tự sát là 35,35% đến T8 đều thuyên giảm hoàn toàn với pT0,T8 < 0,01. Giảm (mất) ham muốn tình dục ở T0 là 43,43% đến T8 còn 39,39% thuyên giảm với pT0,T8 =0,0455. Bảng 3.41. Diễn biến rối loạn chú ý- trí nhớ (n=99) Thời điểm Triệu chứng T0 T2 T4 T6 T8 pT0,T8 n % n % n % n % n % Chú ý quá chuyển động 1 1,01 1 1,01 1 1,01 0 0,00 0 0,00 0,317 Chú ý trì trệ 3 3,03 3 3,03 3 3,03 1 1,01 1 1,01 0,157 Chú ý suy yếu 2 2,02 2 2,02 2 2,02 1 1,01 1 1,01 0,317 Giảm tập trung chú ý 84 84,85 86 85,15 83 83,84 75 75,76 40 40,40 <0,01 Giảm trí nhớ 36 36,36 36 36,36 36 36,36 33 33,33 29 29,29 0,0082 Kết quả bảng 3.41 cho thấy chú ý quá chuyển động ở T0 là 1 BN chiếm 1,01% đến T6 và T8 thuyên giảm hoàn toàn. Các triệu chứng giảm tập trung chú ý thuyên giảm có ý nhĩa thống kê với pT0,T8<0,01. Chú ý trì trệ và chú ý suy yếu và chú ý quá chuyển động đều thuyên giảm từ T0 đến T8 nhưng sự thuyên giảm không có ý nghĩa thống kê với pT0,T8> 0,05. Giảm trí nhớ thuyên giảm có ý nghĩa thống kê từ T0 là 36,36% đến T8 còn 29,29% với pT0,T8 = 0,00082. Bảng 3.42. Diễn biến một số triệu chứng lo âu kèm theo (n= 99) Thời điểm Triệu chứng T0 T2 T4 T6 T8 pT0,T8 n % n % n % n % n % Hồi hộp đánh trống ngực, tim đập nhanh 18 18,18 18 18,18 9 9,09 0 0,00 0 0,00 <0,01 Ra mồ hôi 5 5,05 5 5,05 2 2,02 0 0,00 0 0,00 0,0253 Run 2 2,02 2 2,02 1 1,01 0 0,00 0 0,00 0,157 Cảm giác thở nông hoặc khó thở 4 4,04 4 4,04 3 3,03 1 1,01 0 0,00 0,045 Đau hoặc khó chịu vùng ngực 1 1,01 1 1,01 1 1,01 0 0,00 0 0,00 0,317 Nôn hoặc khó chịu vùng bụng 25 25,25 24 24,24 18 18,18 3 3,03 0 0,00 <0,01 Cảm giác chóng mặt, loạng choạng, đầu trống rỗng hoặc bị ngất 13 13,13 13 13,13 5 5,05 2 2,02 1 1,01 0,005 Cảm giác không thực hoặc giải thể nhân cách 1 1,01 1 1,01 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0,317 Sợ mất tự chủ 7 7,07 7 7,07 7 7,07 4 4,04 0 0,00 0,0082 Sợ bị chết 5 5,05 5 5,05 2 2,02 2 2,02 0 0,00 0,0253 Loạn cảm giác 26 26,26 26 26,26 23 23,23 14 14,14 0 0,00 <0,01 Ớn lạnh hoặc nóng bừng 4 4,04 4 4,04 2 2,02 1 1,01 0 0,00 0,045 Lo âu, lo âu bệnh tật 18 18,18 18 18,18 17 17,17 12 12,12 5 5,05 <0,01 Tính tình thất thường 2 2,02 2 2,02 2 2,02 0 0,00 0 0,00 0,157 Kết quả bảng 3.42 cho thấy hầu hết các triệu chứng thuyên giảm hoàn toàn tại thời điểm T8. Lo âu, lo âu bệnh tật từ T0 là 18,18% thuyên giảm rõ rệtở T8 còn 5,05% với p < 0,01. Các triệu chứng như: tính tình thất thường, cảm giác không thực hoặc giải thể nhân cách, đau hoặc khó chịu vùng ngực, run đều thuyên giảm, nhưng sự thuyên giảm không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Bảng 3.43. Tần suất xuất hiện cơn động kinh trong điều trị trầm cảm (n =99) STT Chỉ số thống kê Tần suất cơn động kinh SL Tỷ lệ % 1 T0 - T4 14 14,14 2 T5 - T8 9 9,09 3 Từ T0 -T8 23 23,23 Kết quả bảng 3.43 cho thấy trong 8 tuần theo dõi kết quả điều trị trầm cảm ở bệnh nhân động kinh toàn thể co cứng – co giật thấy có 23 lượt BN xuất hiện cơn co giật, trong đó thời điểm từ T0-T4 là 14 BN chiếm 14,14%, thời điểm từ T5-T8 có 9 lượt BN chiếm 23,23%. Bảng 3.44. Kết quả điều trị trầm cảm qua điểm số trên thang Hamilton (n=99) Chỉ số thống kê Điểm Trung bình (± SD) Nhỏ nhất - Lớn nhất (Min - Max) pT0, T8 T0 22,76 ± 3,45 14 -32 <0,01 T2 19,27 ± 2,88 12- 29 T4 16,89 ± 2,56 11-27 T6 15,11 ± 3,53 5- 26 T8 13,87 ± 3,81 4 - 25 Kết quả bảng 3.44 cho thấy điểm trung bình trên thang Hamilton thuyên giảm dần theo thời gian: tại thời điểm T0 điểm trung bình là 22,76 ± 3,45 điểm (lớn nhất là 32 điểm và nhỏ nhất là 14 điểm), tại thời điểm T8 là 13,87 ± 3,81 điểm (lớn nhất là 25 điểm và nhỏ nhất là 4 điểm). Khi so sánh hai giá trị trung bình tại T0 và T8 ta thấy có sự thuyên giảm rõ rệt và có ý nghĩa thống kê với pT0, T8<0,01. CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN ĐẶC ĐIỂM NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi Trong nghiên cứu bảng 3.1 nhóm BN có tuổi trung bình là 38,59 ± 14,14 tuổi (nhỏ tuổi nhất là 18 tuổi và cao tuổi nhất là 79 tuổi), được chia thành 6 nhóm tuổi từ 20 - 29 hay gặp nhất 27 BN chiếm 26,47%, nhóm 30 - 39 gặp 24 BN chiếm 23,53%, nhóm 40 - 49 tuổi gặp 22BN chiếm 21,58%, nhóm từ 50 - 59 tuổi và ³ 60 tuổi đều gặp 12 BN chiếm 11,76% và ít gặp nhất là nhóm < 20 tuổi gặp 5BN chiếm 4,90%. Bosak M. và cs. (2015) so sánh trong cùng một mẫu nghiên cứu nhóm BN ĐK có trầm cảm đi kèm có tuổi trung bình là 41,3±15,7 tuổi cao hơn so với nhóm BN ĐK không có trầm cảm (33,4±14,0 tuổi) [107]. Reisinger E. L. và cs. (2009) nghiên cứu 319 BN ĐK có trầm cảm kèm theo với tuổi trung bình là 43,20± 11,7 tuổi (từ 19 tuổi đến 75 tuổi) [76]. Gilliam F. G. và cs. (2006) nhận thấy nhóm BN ĐK có trầm cảm kèm theo có tuổi trung bình là 41,5± 11,7 năm cao hơn nhóm BN ĐK không có trầm cảm 38,8±11,9 năm [108]. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các tác giả trên. BN ĐK có biểu hiện trầm cảm kèm theo đều ở trong lứa tuổi lao động. Điều này giải thích vì sao BN ĐK trở thành gánh nặng cho gia đình và cho toàn xã hội. Giới tính của nhóm bệnh nhân nghiên cứu Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ trầm cảm ở BN ĐK ở nam giới là 51/102 BN chiếm 50,00% bằng đúng tỷ lệ nữ giới là 50,00% (biểu đồ 3.1). Trầm cảm nói chung, trầm cảm nội sinh ở nữ cao hơn nam giới, ở tuổi thiếu niên tỷ lệ nam/nữ thường như nhau [14]. Tuy nhiên, trong nghiên cứu trầm cảm ở BN ĐK lại cho kết quả rất khác nhau về giới tính: Reisinger E. L. và cs. (2009) tiến hành nghiên cứu trên một loạt phòng khám ĐK thấy nam chiếm 49,5%, nữ chiếm 50,5% đồng thời trầm cảm ở những BN ĐK này không có sự khác biệt giữa nam và nữ [76]. Nghiên cứu của Phabphal K. và cs. (2007) nhận thấy tỷ lệ người ĐK có trầm cảm nam giới gặp 22,6%, nữ giới gặp 21,9% [78]. Zhao T. và cs. (2012) nghiên cứu 140 BN ĐK (50% là nam) kết quả 25,7% BN có trầm cảm kèm theo, trong đó 61,1% nam và 38,9% nữ [81]. Bosak M. và cs. (2015) nghiên cứu 84 BN ĐK có biểu hiện trầm cảm nhận thấy nữ chiếm 58,3% [107]. Vujisić S. và cs. (2014) nghiên cứu 70 BN ĐK thấy nam chiếm 37,15%, nữ chiếm 62,85%, tỷ lệ trầm cảm 32,85%, khi phân tích mối liên quan giữa giới tính và trầm cảm không thấy sự khác biệt [77]. Như vậy, nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với phần lớn các tác giả đều không thấy sự khác biệt về giới tính của trầm cảm ở BN ĐK. Trình độ học vấn ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu Theo Ngô Ngọc Tản và cs. (2007) bệnh ĐK không hẳn gây ra biến đổi về trí năng, nếu như có một số người bệnh kém phát triển về trí tuệ thì một số người khác trí tuệ lại phát triển tốt. Tuy nhiên, nhìn chung tỷ lệ giảm sút trí tuệ trong những người ĐK cao hơn bình thường [109]. Trong nghiên cứu của chúng tôi ở biểu đồ 3.2 cho thấy trình độ trung học cơ sở là cao nhất với 56 BN chiếm 54,90%, tiếp đến là trình độ tiểu học là 22 BN chiếm 21,57%, phổ thông trung học là 16 BN chiếm 15,69%, trình độ đại học và sau đại học là 6 BN chiếm 5,88% và 2 BN chiếm 1,96% có trình độ THCN- Cao đẳng. Nghiên cứu của Reisinger E. L. và cs. (2009) nhận thấy ở BN ĐK tỷ lệ học trung học là 22,5%, đang học đại học là 32,9% và tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học là 44,5% [76]. Bosak M. và cs. (2015) so sánh về trình độ học vấn giữa nhóm BN ĐK có trầm cảm đi kèm và BN ĐK không có trầm cảm đi kèm lần lượt là: trình độ tiểu học 7,1% so với 11,2%, học ở trường dạy nghề là 27,4% so với 18,5%, trường phổ thông trung học 47,6% so với 49,8%, cao đẳng 17,9% so với 20,5% [107]. Như vậy, nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của các tác giả nói trên. Nghề nghiệp ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu Kết quả nghiên cứu tại bảng 3.2 cho thấy nhóm BN là nông dân chiếm tỷ lệ cao nhất 46,08%, tiếp đến là nhóm thất nghiệp chiếm 28,43%, nhóm công nhân và hưu trí đều chiếm 5,88%, học sinh - sinh viên, công chức- viên chức đều chiếm 2,94%, nhóm khác chiếm 7,85%. Phabphal K. và cs. (2007) nhận thấy đối tượng trầm cảm ở BN ĐK làm việc theo giờ hành chính là 21,2% (không có trường hợp nào làm việc bán thời gian), thất nghiệp là 16,7%, không có việc/nghỉ hưu là 35,3%, sinh viên là 18,8% [78]. Theo Friedman D. E. và cs. (2009) BN ĐK không có trầm cảm kèm theo có việc làm là 29% cao hơn BN ĐK có trầm cảm kèm theo (18%) [110]. Như vậy, nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của các tác giả, có thể BN ĐK đặc biệt là trầm cảm ở BN ĐK gây cản trở đáng kể đến việc lao động và học tập. Tình trạng hôn nhân ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu Trong nghiên cứu của chúng tôi bảng 3.3 cho thấy, nhóm BN lập gia đình có tỷ lệ cao nhất là 52 BN chiếm 50,98%, tiếp đến là nhóm độc thân gồm 47 BN chiếm 46,08%, ly dị gặp ở 3 BN chiếm 2,94%, không có trường hợp nào ly thân và góa. Reisinger E. L. và cs. (2009) nghiên cứu về tình trạng hôn nhân ở BN ĐK và điểm số trầm cảm trên thang CES-D (thang đánh giá trầm cảm của trung tâm nghiên cứu dịch tế học) nhận thấy: kết hôn 51,1% với 13,63±11,1 điểm, độc thân 30,1% với 16,48±11,5 điểm và ly hôn/ly thân/góa là 18,8% với 20,42±12,59 điểm [76]. Bosak M. và cs. (2015) nghiên cứu 163 BN ĐK nhận thấy 56,4% sống một mình, trong đó nhóm có trầm cảm đi kèm có tỷ lệ sống một mình (47,6%) thấp hơn nhóm không có trầm cảm đi kèm (60%) [107]. Gilliam F. G. và cs. (2006) so sánh về tình trạng hôn nhân giữa nhóm BN ĐK có trầm cảm và nhóm BN ĐK không có trầm cảm kết quả lần lượt như: đã lập gia đình 34% và 42%, ly dị là 26% và 12%, góa 9% và 3%, độc thân là 26% và 42% [108]. BN ĐK trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi khó khăn trong việc kết hôn, lập gia đình có lẽ do những khó khăn trong cuộc sống, nghề nghiệp, thu nhập và về nhận thức... ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG TRẦM CẢM Ở NHÓM BỆNH NHÂN ĐỘNG KINH TOÀN THỂ CO CỨNG - CO GIẬT ĐƯỢC NGHIÊN CỨU Đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở nhóm bệnh nhân động kinh toàn thể co cứng - co giật được nghiên cứu - Một số triệu chứng khởi phát trầm cảm Kết quả bảng 3.4 cho thấy các triệu chứng trầm cảm giai đoạn khởi phát hay gặp nhất là rối loạn giấc ngủ 91,18%, các triệu chứng mệt mỏi gặp 57,84%, dễ cáu giận gặp 54,90%, giảm tập trung chú ý gặp 37,25%, buồn chán gặp 35,29%, bi quan gặp 15,69%, khác (tâm trạng bị bỏ rơi, hay khóc lóc, ít nói - trầm tư, rối loạn kinh nguyệt) gặp 5 BN chiếm 4,90%. Theo Popescu I. M. (2008) các triệu chứng khởi phát trầm cảm là rối loạn giấc ngủ, thay đổi khẩu vị, mất ham muốn tình dục và nhận thức suy yếu có thể là tác dụng phụ của thuốc chống ĐK hoặc triệu chứng của bệnh ĐK [13]. Như vậy, các triệu chứng khởi phát trầm cảm ở BN ĐK có thể song hành cùng với các biểu hiện tác dụng phụ của thuốc kháng ĐK, do đó việc phát hiện sớm các biểu hiện trầm cảm ở BN ĐK gặp không ít khó khăn. - Thời gian mắc trầm cảm ở bệnh nhân động kinh Bảng 3.5 cho thấy thời gian có biểu hiện trầm cảm đến khi nhập viện: trung bình 7,95± 4,02 tháng (ngắn nhất 3 tuần = 0,75 tháng và dài nhất 2 năm = 24 tháng), thời gian trên 3 tháng đến 6 tháng ở 33 BN chiếm 32,35%, từ trên 9 tháng đến 12 tháng gặp ở 28 BN chiếm 27,45%, tiếp đến là từ trên 9 tháng đến 12 tháng gặp ở 27 BN chiếm 26,47%. Thome-Souza M. S. và cs. (2007) nhận thấy thời gian trung bình của trầm cảm ở BN ĐK trước khi bắt đầu điều trị là 3,5 ±2,5 năm [93]. Kanner A. M. (2006) trầm cảm ở BN ĐK 90 -95% kéo dài 6 đến 24 tháng, số còn lại 5- 10% kéo dài đến 2 năm [37]. Theo Jones J. E. và cs. (2008) trung bình một giai đoạn trầm cảm ở BN ĐK trẻ em và thanh thiếu niên dao động từ 7-9 tháng [111]. Như vậy, thời gian từ khi bị trầm cảm ở BN ĐK đến khi được điều trị trong nghiên cứu của chúng tôi cũng như nghiên cứu các tác giả khác đều nhận thấy là khá dài. Các triệu chứng điển hình của trầm cảm Kết quả biểu đồ 3.3 cho thấy triệu chứng điển hình của trầm cảm cao nhất là khí sắc giảm gặp ở 98 BN chiếm 96,08%, tiếp đến là mệt mỏi và giảm năng lượng gặp ở 79 BN chiếm 77,45%, mất mọi quan tâm thích thú gặp ở 71 BN chiếm 69,61%. Theo Will T. (2008) khi đánh giá trầm cảm ở BN ĐK nhận thấy khí sắc giảm gặp ở 100% bệnh nhân, mệt mỏi chiếm 76% [58]. Theo Bảo Hùng (2015) các triệu chứng trầm cảm ở BN ĐK như: khí sắc trầm cảm 61,5%, mệt mỏi 80,8% [112]. Như vậy nghiên cứu của chúng tôi khá phù hợp với nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước. Các triệu chứng phổ biến của trầm cảm Kết quả bảng 3.6 thấy rối loạn giấc ngủ chiếm tỷ lệ cao nhất 99,02%, tiếp đến là nhìn tương lai ảm đạm và bi quan chiếm 95,10%, giảm tính tự trọng và tự tin 87,25%, giảm tập trung chú ý gặp 86,27%, ăn ít ngon miệng gặp ở 78,43%, ý tưởng bị tội và không xứng đáng gặp 49,02%, ý tưởng, hành vi tự hủy hoại hoặc tự sát chiếm tỷ lệ thấp nhất 36,27%. Theo Will T. (2008) các triệu chứng điển hình trầm cảm ở BN ĐK gồm: rối loạn tập trung chú ý 91%, rối loạn giấc ngủ 100%, ý tưởng tự sát 82%, ăn kém ngon miệng 66%, bi quan 51%...[58]. Vashadze S. H. (2013) nghiên cứu trầm cảm ở 50 BN ĐK nhận thấy 65% có ý tưởng tự sát, 70% khí sắc giảm [113]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với tác giả nghiên cứu về lĩnh vực này. Các triệu chứng cơ thể khác Các triệu trứng cơ thể khác theo bảng 3.7 gồm đầy bụng, ăn không tiêu gặp 22,55%, nóng rát vùng bụng gặp 15,69%, cảm giác ruột co thắt 8,82%, cảm giác buồn nôn 2,94%, hồi hộp gặp 17 BN chiếm 16,67%, mạch nhanh gặp 11 BN chiếm 10,78%, chóng mặt gặp 13,73%, bốc hỏa gặp 9,80%, tê bì gặp 7,84%, ra mồ hôi gặp 4,9%, mất ham muốn tình dục gặp 42,16%, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ gặp 27,45%. Theo Nguyễn Văn Ngân (2002) các triệu chứng cơ thể của trầm cảm thực tổn thường phức tạp hơn trầm cảm nội sinh như: rối loạn chức năng tim mạch, rối loạn hệ thống tiêu hoá, rối loạn hô hấp[25]. Một số nghiên cứu nhận thấy ở những BN ĐK có trầm cảm, những thay đổi về mặt hành vi và cơ thể xuất hiện nhiều hơn so với những thay đổi nhận thức [56], [57]. Kroenke K. và cs. (1994) thống kê 15 triệu chứng cơ thể ở những BN rối loạn cảm xúc (mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ đau khớp mãn tính, đau chân tay, đau lưng, rối loạn tiêu hóa, rối loạn tâm thần vận động và thay đổi khẩu vị...). Những BN có 0 hoặc 1 triệu chứng cơ thể thì 2% có rối loạn cảm xúc, những BN có ≥ 9 triệu chứng cơ thể thì 60% có rối loạn cảm xúc [114]. Theo ICD-10 các triệu chứng cơ thể của giai đoạn trầm cảm như: rối loạn giấc ngủ, ăn mất ngon miệng, gầy sút cân, mất dục năng rõ rệt...Các triệu chứng cơ thể hầu như luôn luôn có mặt trong giai đoạn trầm cảm nặng, với trầm cảm nhẹ và vừa có 4 hoặc nhiều hơn các triệu chứng cơ thể được biệt định mục F32.01 và F32.11 [66]. Vashadze S. H. (2013) nhận thấy một số triệu chứng trầm cảm ở BN ĐK như 45% có rối loạn tình dục [113]. Gomes do Nascimento P. P. và cs. (2013) nghiên cứu về trạng thái trầm cảm ở bệnh BN ĐK nhận thấy 60-80% BN có đau [68]. Theo Plioplys S. (2003) biểu hiện trầm cảm ở BN ĐK trẻ em và thanh thiếu niên là thay đổi sự thèm ăn, ngủ và hay phàn nàn về các rối loạn cơ thể [69]. Dudra-Jastrzêbska M. (2007) các triệu chứng trầm cảm ở BN ĐK thường bị nhầm lẫn như là tác dụng phụ của thuốc kháng ĐK, hậu quả của bệnh ĐK như: khó ngủ, thay đổi cảm giác ngon miệng, mất ham muốn tình dục [67]. Theo Perucca P. và cs. (2009) thuốc kháng động kinh ngoài tác động đến trầm cảm qua đánh giá bằng test Beck, các tác dụng bất lợi khác hay gặp nhất là mệt mỏi 63,3%, đau đầu 42,7%, buồn ngủ 41,1%, đứng không vững vàng 43,8%,...[115]. Như vậy, nghiên cứu của chúng tôi khá phù hợp với nghiên cứu và nhận định của các tác giả. Đặc điểm trạng thái bệnh trầm cảm ở bệnh nhân động kinh toàn thể co cứng- co giật Trong nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.8) cho thấy có 95 BN có biểu hiện giai đoạn trầm cảm đầu tiên chiếm 93,14%, 7 BN giai đoạn trầm cảm tái phát (tái diễn) chiếm 6,86% (7BN này có 1 giai đoạn trầm cảm xảy ra sau khi động kinh và được điều trị ổn định một thời gian). Jones J. E. và cs. (2008) nhận thấy trung bình một giai đoạn trầm cảm ở BN ĐK trẻ em và thanh thiếu niên khoảng 7-9 tháng, trong vòng 2 năm 40% tái phát giai đoạn trầm cảm tiếp theo [111]. Theo Kanner A. M. (2013) một tỷ lệ đáng kể trầm cảm là tình trạng mãn tính, sau 1 giai đoạn trầm cảm đầu tiên, 50% BN nguy cơ xuất hiện giai đoạn trầm cảm tiếp theo và sau 2 giai đoạn trầm cảm nguy cơ xuất hiện (tái phát) giai đoạn trầm cảm tăng lên đến 70 - 90%. Giai đoạn trầm cảm xuất hiện chen giữa thời điểm loạn khí sắc, trường hợp đó được gọi là trầm cảm kép. Mặt khác, 50% triệu chứng trầm cảm ở BN ĐK là không điển hình do vậy hình ảnh lâm sàng của trầm cảm ở BN ĐK thường đa hình nên khó phân loại các giai đoạn trầm cảm, loạn khí sắc theo tiêu chuẩn DSM-IV [15]. Như vậy, nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nhận định của các tác giả. Các giai đoạn trầm cảm ở BN ĐK thường khó phân loại theo các tiêu chuẩn chẩn đoán hiện hành (ICD-10, DSM). Có thể trầm cảm bị tác động của nhiều yếu tố của BN ĐK như thay đổi liều lượng, loại thuốc kháng động kinh và phối hợp thuốc, can thiệp điều trị từ thầy thuốc, từ căn nguyên tâm lý xã hội nên đôi khi khó phân biệt hiện tại trầm cảm là giai đoạn đầu tiên hay giai đoạn thứ hai Các mức độ trầm cảm Theo ICD-10 năm 1992 và ICD-10 năm 2016 trầm cảm được chia thành 3 mức: trầm cảm nhẹ, trầm cảm vừa và trầm cảm nặng [20], [66]. Kết quả ở biểu đồ 3.4 cho thấy trầm cảm mức độ vừa là hay gặp nhất với 73 BN chiếm 71,57%, trầm cảm nặng gặp 21BN chiếm 20,59%, trầm cảm nhẹ gặp 8BN chiếm 7,84%. Arora H. và cs. (2009) nhận thấy tỷ lệ trầm cảm ở BN ĐK (100BN) là 25%, trong đó trong đó trầm cảm nhẹ 67%, trầm cảm vừa 33% [116]. Hamed S. A. và cs. (2013) sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm ICD-10 nhận thấy 51% BN ĐK nam bị trầm cảm. Trong số các BN bị trầm cảm thì trầm cảm nặng chiếm 72,55%, nhẹ: 15,69% và trung bình: 11,76% [117]. Zis P. và cs. (2014) cho rằng trầm cảm ở BN ĐK hay gặp nhất là mức độ nhẹ 47,6%, tiếp đến là mức độ nặng 33,3% và mức độ vừa 19,0% [118]. Bifftu B. B. và cs. (2015) nhận thấy trầm cảm ở BN ĐK là 45,2%, trong đó 29,6% mức độ nhẹ, 14,8% mức độ vừa và 0,8% là trầm cảm nặng [119]. Như vậy, mỗi tác giả đưa ra một tỷ lệ khác nhau về mức độ nặng của trầm cảm ở BN ĐK. Chúng tôi giải thích sự khác biệt này do lựa chọn BN nghiên cứu không đồng nhất ở các tác giả này. Khảo sát trầm cảm qua trắc nghiệm tâm lý Hamilton Bảng 3.9 cho thấy điểm trung bình trên thang Hamilton là 22,75 ± 3,49 điểm, nhóm có điểm từ 14-18 (trầm cảm mức độ nhẹ) gặp 12 BN chiếm 11,76%, nhóm có điểm 19-25 (trầm cảm mức độ vừa) gặp nhiều nhất 70 BN chiếm 68,63%, nhóm >25 điểm (trầm cảm mức độ nặng) gặp 20 BN chiếm 19,61%. Beghi E. và cs. (2004) sử dụng thang Hamilton (17 tiểu mục) để đánh giá trầm cảm ở BN ĐK (nữ) nhận thấy trầm cảm nhẹ 18,5%, trầm cảm vừa 8,6%, trầm cảm nặng 10,3% và trầm cảm nghiêm trọng 0,3% [120]. Elmassry H. E. và cs. (2015) nghiên cứu 87 BN ĐK nhận thấy trầm cảm là 41,37%, trong đó điểm trên thang Hamlilon của nhóm BN trầm cảm này là 21±3,3 điểm (18-25 điểm) [121]. Như vậy, mỗi tác giả chọn số tiêu chí của thang Hamilton khác nhau nên kết quả thu được cũng khác nhau. Nhưng các tác giả đều cho thấy thang Hamilton thực sự hữu ích trong đánh giá trầm cảm ở BN ĐK. - Mức độ trầm cảm theo ICD-10 và trắc nghiệm tâm lý Hamilton Kết quả bảng 3.10 cho thấy trầm cảm nhẹ gặp 8 BN với điểm trên thang Hamilton trung bình là 16,57 ± 0,89 điểm, trầm cảm mức độ vừa là 73 BN với thang Hamilton trung bình là 22,30 ± 2,45 điểm, trầm cảm mức độ nặng gặp 21 BN với thang Hamilton trung bình là 26,62 ± 2,97 điểm. Điểm trên thang Hamilton có sự chênh lệch rõ rệt: cao nhất ở trầm cảm nặng, tiếp đến trầm cảm vừa và thấp nhất trầm cảm nhẹ, sự chênh lệch có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Liang-Po H. và cs. (2004) nghiên cứu 74 BN ĐK sử dụng thang Hamilton (HDRs) để đánh giá trầm cảm. Kết quả trầm cảm (HDRs>10: có trầm cảm) chiếm 32% BN ĐK, trầm cảm nặng (HDRs > 17) là 14% và điểm trung bình HDRs 11,3 ± 5,2 điểm [122]. Lee S. A. và cs. (2010) nghiên cứu 150 BN ĐK sử dụng thang Beck (BDI) để đánh giá trầm cảm. Kết quả điểm trung bình trên thang Beck là 13,4± 9,0 điểm, ≥10 điểm (có trầm cảm) gặp 62%, trong đó trầm cảm nhẹ (10-18 điểm) là 38,0%, trầm cảm vừa (19-29 điểm) là 16,7% và trầm cảm nặng (≥30 điểm) là 7,3% [123]. Như vậy, số điểm thang Hamilton trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các đánh giá lâm sàng. Các triệu chứng rối loạn tâm thần ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu Rối loạn giấc ngủ Kết quả bảng 3.11 cho thấy: Về thời lượng giấc ngủ: thức giấc sớm là hay gặp nhất 86 BN chiếm 84,31%, thức giấc lúc nửa đêm gặp 14 BN chiếm 13,72%, khó vào giấc ngủ gặp 13 BN chiếm 12,74%, mất ngủ hoàn toàn chỉ có 7 BN chiếm 6,68%. Về chất lượng giấc ngủ: giấc ngủ không sâu, hay thức gi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_nghien_cuu_dac_diem_lam_sang_tram_cam_o_benh_nhan_do.doc
Tài liệu liên quan