Luận án Nghiên cứu đặc điểm sinh học và khả năng nhân giống cá ong căng – Terapon Jarbua (Forsskål, 1775) vùng ven biển Thừa Thiên Huế - Lê Thị Như Phương

MỤC LỤC. i

DANH MỤC CÁC TỪ VI T TẮT. iv

DANH MỤC BẢNG. iii

DANH MỤC HÌNH.v

MỞ ẦU .1

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .4

1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.4

1.1.1. Tình hình nghiên cứu về họ cá Căng (Teraponidae) trên thế giới .4

1.1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam.10

1.1.3. Một số nghiên cứu về sinh sản nhân tạo cá biển ở Việt Nam .14

1.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ.18

1.2.1. Vị trí địa lý .18

1.2.2. Địa hình .19

1.2.3. Khí hậu và thủy văn.19

1.2.4. Điều kiện kinh tế - xã hội .24

Chương 2. ỐI TưỢNG, ỊA IỂM, THỜI GIAN VÀ PHưƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU.27

2.1. ĐỐI TưỢNG NGHIÊN CỨU .27

2.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU.28

2.3. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU .28

2.3.1. Địa điểm thu mẫu .28

2.3.2. Địa điểm phân tích mẫu.28

2.3.3. Địa điểm thăm dò khả năng nhân giống.28

2.4. PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .31

2.4.1. Sơ đồ nghiên cứu.31

2.4.2. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa.31

2.4.3. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm .32

2.4.4. Thăm dò khả năng nhân giống của cá Ong căng.37

2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu.42iii

Chương 3. K T QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN.43

3.1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ ONG CĂNG.43

3.1.1. Đặc điểm sinh trưởng của cá .43

3.1.2. Đặc điểm dinh dưỡng .51

3.1.3. Đặc điểm sinh sản.63

3.2. THỬ NGHIỆM KHẢ NĂNG NHÂN GIỐNG CÁ ONG CĂNG .81

3.2.1. Kích thích sinh sản và ấp trứng cá Ong căng.81

3.2.2. Kỹ thuật ương từ cá bột lên cá hương .89

3.2.3. Kỹ thuật ương từ cá hương lên cá giống .93

3.3. XÂY DỰNG QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG CÁ ONG CĂNG.98

3.3.1. Kỹ thuật nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ.99

3.3.2. Kỹ thuật tuyển chọn cá bố mẹ và cho đẻ.100

3.3.3. Kỹ thuật thu, ấp trứng nở ra cá bột.102

3.3.4. Kỹ thuật ương cá bột lên cá hương .103

3.3.5. Kỹ thuật ương cá hương lên cá giống .105

K T LUẬN VÀ Ề NGHỊ.107

1. KẾT LUẬN.107

2. ĐỀ NGHỊ .108

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH Ã CÔNG BỐ.109

 

pdf195 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 458 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu đặc điểm sinh học và khả năng nhân giống cá ong căng – Terapon Jarbua (Forsskål, 1775) vùng ven biển Thừa Thiên Huế - Lê Thị Như Phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chín tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn trong chu kỳ phát triển của tế bào trứng (hình 3.17) 66 Hình 3.17. Ảnh tế bào trứng cá Ong căng thời kỳ chín (x20) Sự biến đổi kích thƣớc của tế bào trứng và nhân tế bào qua từng thời kỳ đƣợc trình bày ở bảng 3.14. Có thể thấy, kích thƣớc tế bào trứng và kích thƣớc nhân tăng dẫn qua các thời kỳ phát triển. Kích thƣớc tế bào trứng tăng nhanh hơn nên tỷ lệ giữa nhân và tế bào trứng giảm dần theo thời kỳ phát triển. Bảng 3.14. ƣờng kính tế bào trứng và nhân qua 4 thời kỳ phát triển Thời kỳ/pha ƣờng kính tế bào (µ) ƣờng kính nhân (µ) Tỷ lệ nhân/tế bào (%) Kích thƣớc Trung bình Kích thƣớc Trung bình Tỷ lệ Trung bình Tổng hợp nhân 20 - 28 22 16 - 22 18 78 – 80 81 Sinh trƣởng sinh chất 55 - 74 60 26 - 39 29 47 – 53 48 Sinh trƣởng dinh dƣỡng Pha không bào hóa 95 - 190 150 45 - 67 57 35 – 47 38 Pha tích lũy noãn hoàng 210 - 300 260 70 - 90 83 30 – 33 32 Thời kỳ chín 330 - 400 370 97 - 110 105 27 – 29 28 67 Thời kỳ tổng hợp nhân, nhân sinh trƣởng nhanh hơn tế bào trứng nên tỷ lệ giữa nhân và tế bào trứng ở thời kỳ này là lớn nhất (trung bình 81%). 3.1.3.1.2. Đặc điểm phát triển của tế bào sinh dục đực Quan sát tiêu bản tổ chức học tinh sào cá Ong căng cho thấy, tuyến sinh dục đực có cấu tạo hình túi. Quá trình phát triển tế bào sinh dục đực cũng trải qua 4 thời kỳ nhƣ tế bào trứng và có một số đặc điểm nhƣ sau: Thời kỳ sinh nguyên bào tinh: Là thời kỳ quan trọng nhất trong quá trình hình thành và phát triển tế bào sinh dục đực. Tế bào tinh là những tinh nguyên bào lƣỡng bội có kích thƣớc lớn, hình cầu, nằm trong vách ống sinh tinh Thời kỳ sinh trưởng: Các tinh nguyên bào biến đổi thành tinh bào thứ cấp, lớn về kích thƣớc và tiếp tục tích lũy chất dinh dƣỡng để cung cấp năng lƣợng cho quá trình thụ tinh sau này. Thời kỳ hình thành: Các tinh nguyên bào thứ cấp đã tích lũy đủ chất dinh dƣỡng, phân chia giảm phân thành các tinh tử đơn bội (n). Từ một tinh nguyên bào thứ cấp qua 2 lần phân chia giảm nhiễm cho ra bốn tinh tử có bộ nhiễm sắc thể đơn bội. Kích thƣớc nhân tế bào của các tinh tử nhỏ hơn rất nhiều so với tinh nguyên bào ban đầu. Cả 3 thời kỳ sinh nguyên bào tinh, sinh trƣởng và hình thành của tế bào sinh dục đực đều diễn ra trong ống sinh tinh. Thời kỳ chín: Tinh trùng đƣợc hình thành thực sự với bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n). Tinh trùng hình thành thêm 3 bộ phận mới là thể đỉnh, phần cổ, phần đuôi. Thể đỉnh có chứa enzim để phân hủy màng trứng, có chất hoạt hóa làm tan màng trứng cho tinh trùng chui vào thụ tinh với trứng. 3.1.3.2. Các GĐ phát triển của tuyến sinh dục Theo quan điểm của Kiselevits K.A. (1923); Xakun O.F. và Buskaia N.A. (1968) [41], chúng tôi đã sử dụng đặc điểm hình thái bên ngoài để phân chia các GĐ phát triển của tuyến sinh dục cá Ong căng. Kết hợp với phân tích cấu tạo tổ chức học tuyến sinh dục để chia quá trình phát triển của tế bào sinh dục và chín muồi tuyến sinh dục đực và cái của cá Ong căng trải qua 6 GĐ nhƣ sau: 68 3.1.3.2.1. Đối với tuyến sinh dục cái G I: Thƣờng tồn tại ở những cá thể chƣa chín muồi sinh dục – Juv. (cá con non) Hình dạng ngoài: Tuyến sinh dục chƣa phát triển, kích thƣớc rất nhỏ, có dạng sợi mảnh, mỏng, nằm sát vào phía trong của xoang cơ thể, có màu hồng hoặc màu trắng đục, bằng mắt thƣờng không phân biệt đƣợc con đực hay con cái. Có thể nhận biết đƣợc tuyến sinh dục cái nhờ tính bắt màu đậm của tế bào trứng (hình 3.18). Hình 3.18. Lát cắt buồng trứng G I (x20) Về tổ chức học: Quan sát tiêu bản dƣới kính hiển vi, có thể thấy các tế bào trong buồng trứng chủ yếu ở thời kỳ tổng hợp nhân, các tế bào xếp gần nhau, bắt màu đậm. Kích thƣớc nhân khá lớn, có màu sáng hơn và chiếm gần hết thể tích của tế bào sinh dục cái. G II: Hình dạng ngoài: Buồng trứng ở GĐ này bắt đầu phát triển nhanh về kích thƣớc. Hạt trứng nhỏ, mắt thƣờng không nhìn thấy đƣợc nhƣng có thể phân biệt đƣợc buồng trứng với tinh sào bằng hình thái và màu sắc. Buồng trứng xuất hiện nhiều mạch máu nhỏ để nuôi tế bào trứng, bắt đầu có màu hơi hồng, màng buồng trứng mỏng và trong suốt. Kích thƣớc buồng trứng nhỏ, chiếm chƣa tới 1/6 xoang cơ thể cá (hình 3.19a). 69 Hình 3.19a. Cá Ong căng mang buồng trứng ở G II Về tổ chức học: Ở cá cái, GĐ II CMSD, các tế bào trứng chủ yếu trong thời kỳ sinh trƣởng sinh chất, kích thƣớc khá lớn. Ngoài ra còn quan sát thấy các tế bào ở thời kỳ tổng hợp nhân, một số tế bào ở đầu thời kỳ sinh trƣởng dinh dƣỡng. Các tế bào trứng sắp xếp gần nhau, có dạng tròn đều hơn thời kỳ tổng hợp nhân. Nhân khá tròn nằm hơi lệch về một phía do nguyên sinh chất phát triển không đều (hình 3.19b) Hình 3.19b. Lát cắt buồng trứng cá Ong căng ở G II (x20) G III: Hình dạng ngoài: Buồng trứng chiếm 1/3 đến 1/2 xoang cơ thể. Buồng trứng chuyển từ màu hồng nhạt sang màu vàng nhạt, trên bề mặt buồng trứng có nhiều mạch máu li ti phân bố đều khắp. Bằng mắt thƣờng có thể thấy rải rác các hạt trứng 70 trong buồng trứng, các hạt trứng nhỏ các tế bào trứng dạng hạt, nhƣng chƣa tách rời nhau và khó tách khỏi vách ngăn bên trong (hình 3.20a). Hình 3.20a. Cá Ong căng mang buồng trứng ở G III Về tổ chức học: Tế bào trứng chuyển từ thời kỳ sinh trƣởng sinh chất sang thời kỳ sinh trƣởng dinh dƣỡng. Thời kỳ này gồm 2 pha (hình 3.20b): - Pha không bào hóa: xuất hiện vào đầu thời kỳ sinh trƣởng. Màng nhân rất mỏng, khó phát hiện dƣới kính hiển vi. Tế bào trứng có dạng hình cầu, không bào hình thành nhƣ các dạng bọt, tròn nằm giữa màng nhân và nhân. Cuối pha các không bào nằm sát màng tế bào. Nhân ở giữa nguyên sinh chất. - Pha tích lũy noãn hoàng xảy ra khi các giọt không bào đã phát triển mạnh. Noãn hoàng bắt đầu hình thành, gần màng tế bào. Cuối pha màng nhân biến dạng bắt màu nhạt, tế bào có dạng tròn (hình 3.20b) Hình 3.20b. Buồng trứng cá Ong căng ở G III (x20) 71 G IV: Hình dạng ngoài: Buồng trứng có thể đạt đến kích thƣớc và khối lƣợng chiếm 1/2 đến 2/3 thể tích xoang bụng. Trứng có màu vàng rơm và sáng hơn so với buồng trứng ở GĐ III. Mạch máu lớn hơn và tập trƣng về đƣờng dẫn chính. Hạt trứng to, tƣơng đối đồng đều, dễ dàng tách rời từng hạt, có thể nhìn thấy hạt trứng bằng mắt thƣờng (hình 3.21a). Giai đoạn này số lƣợng trứng đầy đủ, kích thƣớc trứng tối đa, đồng đều và rời ra. Có thể đếm trứng để xác định sức sinh sản của cá ở GĐ IV. Hình 3.21a. Cá Ong căng mang buồng trứng ở G IV Về tổ chức học: Phần lớn các tế bào trứng đã kết thúc thời kỳ sinh trƣởng dinh dƣỡng. Nhân di chuyển từ trung tâm ra ngoại biên tạo nên sự phân cực của tế bào. Bên cạnh đó, ta có thể thấy thêm các tế bào sinh dục ở thời kỳ sinh trƣởng sinh chất và pha cuối của sinh trƣởng dinh dƣỡng. Đây có lẽ là các tế bào bổ sung trứng cho các lứa đẻ kế tiếp (hình 3.21b). Hình 3.21b. Buồng trứng cá Ong căng ở G IV (x20) 72 G V: Hình dạng ngoài: là GĐ cá đang trong mùa sinh sản và đang đẻ, thời gian tồn tại rất ngắn, buồng trứng đạt kích thƣớc lớn. Trứng có màu vàng, dạng hạt. Ở GĐ này, khi thu mẫu cá sống, chúng tôi nhận thấy chỉ cần dùng ngón tay vuốt nhẹ lên bụng cá cái có thể làm trứng chảy ra bên ngoài thành dòng. Về tổ chức học: Các tế bào trứng to, tròn đều, vỏ nang bắt đầu nứt ra để các noãn bào rơi vào xoang buồng trứng. Nằm xen kẽ các trứng chín, có các tế bào đang trong thời kỳ sinh trƣởng sinh chất. Điều này, một lần nữa cho thấy, có thể cá Ong căng đẻ phân đợt hoặc đẻ nhiều lần trong đời sống cá thể (Hình 3.22). Hình 3.22. Lát cắt buồng trứng cá Ong căng G V (x20) G VI - III: Hình dạng ngoài: GĐ VI – III là giai đoạn sau khi đẻ hết trứng chín, buồng trứng xẹp lại, kích thƣớc giảm, một số tế bào trứng còn sót lại bị thoái hóa, xoang trứng rỗng. Trong noãn sào còn sót lại một số trứng. Một số trứng vỡ nang, nhƣng không thoát ra ngoài, bị dính lại ở thành buồng trứng. Buồng trứng cá Ong căng lúc này giống nhƣ ở GĐ CMSD III, nhƣng có nhiều nang trứng và kích thƣớc nhỏ. Có nghĩa là sau khi sinh sản xong chu kỳ đầu, tuyến sinh dục cái không quay về phát triển từ GĐ I mà chu kỳ trứng từ giai đoạn III CMSD. Tổ chức học: Trong buồng trứng còn sót lại một vài trứng nhỏ và nang trứng bị vỡ sẽ dần thoái hóa. Các tế bào sinh dục đang bƣớc vào GĐ III của chu kỳ tiếp theo, đã xuất hiện các tế bào sinh dục cái ở giai đoạn sinh trƣởng dinh dƣỡng (hình 3.23) 73 Hình 3.23. Lát cắt buồng trứng cá Ong căng G VI - III (x20) 3.1.3.2.2. Đối với tuyến sinh dục đực G I: Hình dạng ngoài: Tuyến sinh dục có hình dạng giống tuyến sinh dục cái GĐ I: gồm 2 sợi chỉ mảnh có màu hồng nhạt do các mạch máu phân bố không đều. Tổ chức học: Ở GĐ này chủ yếu là các tinh nguyên bào ở thời kỳ sinh sản (nguyên bào tinh) (hình 3.24). Hình 3.24. Ảnh tinh sào cá Ong căng G I (x100) G II: Hình dạng ngoài: Có thể phân biệt đƣợc tinh sào qua hình thái, màu sắc và kích thƣớc bằng mắt thƣờng. Tinh sào có màu trắng sữa, hình sắc cạnh hoặc hình lá, khi cắt ngang qua tuyến sinh dục tiết diện nguyên vẹn. Thể tích tuyến chỉ chiếm không quá 1/5 xoang cơ thể (hình 3.25a). 74 Hình 3.25a. Tinh sào cá Ong căng G II Tổ chức học: Dƣới kính hiển vi, có thể quan sát thấy các tinh nguyên bào đang ở thời kỳ sinh sản, xếp sát nhau, tập trung trên vách của từng nang (hình 3.25b). Quan sát trên tiêu bản có thể thấy một số tinh nguyên bào còn non đang trong quá trình sinh trƣởng. Hình 3.25b. Ảnh tinh sào cá Ong căng G II (x100) G III: Hình dạng ngoài: Tinh sào có hình khối nhƣng phần trƣớc rộng hơn phần sau, màu trắng sữa, mạch máu phát triển phân bố khá đều trên bề mặt. Khi ấn nhẹ tay vào bụng cá không có sẹ chảy ra (hình 3.26a). 75 Hình 3.26a. Tinh sào cá Ong căng G III Tổ chức học: GĐ này đặc trƣng bởi sự chuyển biến mạnh mẽ tất cả các thời kỳ của quá trình phát triển từ tạo tinh trùng, lớn lên và chín. Ngoài các tinh nguyên bào còn có thể thấy tiền tinh trùng bậc I, bậc II có kích thƣớc nhỏ hơn (hình 3.26b). Hình 3.26b. Ảnh tinh sào cá Ong căng G III (x100) G IV: Hình dạng: Tinh sào có kích thƣớc lớn hơn nhiều so với các GĐ trƣớc, màu trắng đục, có các mạch máu lớn phân bố. Tuyến sinh dục chứa đầy sẹ rất dễ chảy khi ta ấn tay vào cá. Nếu cắt ngang tinh sào các mép sẽ tròn lại, chỗ cắt có dịch nhờn chảy ra. Tổ chức học: Đánh dấu bởi sự kết thúc quá trình tạo số lƣợng tế bào sinh đục đực để hình thành tinh tử. Trong các ống dẫn, tinh trùng đã chín đƣợc thoát khỏi nang. Xen kẽ với những tinh trùng là những tinh nguyên bào lớn – thành phần dự trữ cho các quá trình tạo tinh trùng ở chu kỳ tiếp theo (hình 3.27). 76 Hình 3.27. Tinh sào cá Ong căng ở G IV (x100) G V: Hình dạng: Tinh sào cá trở nên trắng đục, bề mặt nhẵn, hình thành rãnh và phồng to hơn GĐ IV, đạt kích cỡ tối đa. Khi vuốt nhẹ vào bụng cá sẹ chảy ra thành từng tia (hình 3.28a). Hình 3.28a. Bụng cá Ong căng đực G V Tổ chức học: Tinh sào chứa chiều tinh trùng. Tinh trùng phát triển đầy đủ các phần nhƣ đầu, cổ và đuôi (hình 3.28b). Hình 3.28b. Tinh sào cá Ong căng ở G V (x100) 77 G VI – III Hình dạng: Sau khi cá sinh sản, tinh sào xẹp xuống rất nhiều, khối lƣợng và kích thƣớc buồng tinh giảm đáng kể, trên bề mặt tinh sào có màu hồng nhạt, buồng tinh mềm nhão. Tổ chức học: Tinh sào của cá trở về GĐ chuẩn bị cho một chu kỳ sinh sản mới. Trên tiêu bản lát cắt ngang của tinh sào GĐ này có thể thấy các đám tinh nguyên bào, tiền tinh trùng bậc I và tiền tinh trùng bậc II (hình 3.29). Hình 3.29. Tinh sào cá Ong căng ở G VI (x100) Nghiên cứu đặc điểm các GĐ phát triển tuyến sinh dục của cá Ong căng cho thấy: Quá trình phát triển tuyến sinh dục của cá Ong căng trải qua 6 GĐ. Các đặc điểm phát triển tuyến sinh dục đƣợc quan sát rõ trên thị trƣờng kính hiển vi nên mô tả khá đầy đủ qua từng GĐ. Dựa vào những đặc điểm nhận dạng bên ngoài của tuyến sinh dục cá có thể biết đƣợc cá sắp, đang hay đã đẻ để có kế hoạch khai thác hay tạm ngừng khai thác. Điều này có ý nghĩa lớn trong việc phát triển quần thể cá Ong căng theo hƣớng khai thác hợp lý. Ngoài ra còn ứng dụng đƣợc vào trong sinh sản nhân tạo cá để chủ động nguồn giống. Trên tiêu bản tổ chức học của cá Ong căng có thể xác định rõ và chính xác hơn các GĐ phát triển của tuyến sinh dục cái. Trên thị trƣờng kính hiển vi, các tế bào trứng sắp xếp sát nhau, có nhiều thế hệ tế bào trứng ở các thời kỳ phát triển khác nhau. Qua nhận định của chúng tôi, cá Ong căng là loài đẻ nhiều lần trong đời sống. 78 Các cá thể còn non tuyến sinh dục phát triển lần lƣợt từ GĐ I đến GĐ VI CMSD. Sau khi đẻ trứng, buồng trứng còn sót lại một số trứng nhỏ. Những trứng đó bị thoái hóa đi. Sau một thời gian ngắn buồng trứng phát triển trở lại và tuyến sinh dục chuyển sang GĐ III CMSD. Lần sinh sản tiếp theo trong đời sống, tuyến sinh dục cá Ong căng cái bắt đầu phát triển từ GĐ III CMSD. Điều này phù hợp với quy luật chung của nhiều loài cá nhiệt đới. Ở cá đực, tuyến sinh dục cũng phát triển tƣơng tự nhƣ cá cái. Sau khi tham gia sinh sản, tinh sào mềm lại, tế bào sinh dục đực gồm các thế hệ khác nhau từ tinh nguyên bào đến tiền tinh trùng bậc II. Chu kỳ mới phát triển tuyến sinh dục cũng bắt đầu từ GĐ III CMSD. Số lƣợng tinh trùng của cá Ong căng đƣợc tạo thành rất nhiều, thích nghi với quá trình thụ tinh ngoài của cá. 3.1.3.3. Tuổi thành thục sinh dục Mối liên hệ giữa các GĐ CMSD với nhóm tuổi của cá đƣợc trình bày ở bảng 3.15. Ở nhóm tuổi 0+, tuyến sinh dục của cá mới phát triển đến GĐ I CMSD, hay nói các khác cá Ong căng ở nhóm tuổi 0+ chƣa thành thục sinh dục. Bảng 3.15. Các G CMSD của cá Ong căng theo nhóm tuổi Tuổi Các G CMSD N I II III IV V VI n % N % n % n % n % n % N % 0 + 67 9,3 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 67 9,3 1 + 19 2,6 30 4,2 20 2,8 14 1,9 7 1,0 7 1,0 97 13,5 2 + 35 4,9 106 14,7 114 15,8 32 4,4 34 4,7 10 1,4 331 46,0 3 + 0 0,0 37 5,1 54 7,5 40 5,6 17 2,4 22 3,1 170 23,6 4 + 0 0,0 7 1,0 16 2,2 15 2,1 6 0,8 11 1,5 55 7,6 Tổng 121 16,8 180 25,0 204 28,3 101 14,0 64 8,9 50 6,9 720 100,0 Bảng 3.15 cho thấy, ở nhóm cá Ong căng tuổi 1+ thấy xuất hiện tuyến sinh dục phát triển đến GĐ V CMSD - Nghĩa là GĐ các tế bào trứng kết thúc thời kỳ tích luỹ noãn hoàng, bƣớc vào thời kỳ chín. Điều này chứng tỏ cá Ong căng ở nhóm tuổi 1+ trong đầm phá bắt đầu phát dục và có thể tham gia vào đàn đẻ trứng (tuy chỉ chiếm khoảng 1,0% so với số lƣợng cá thể thu đƣợc). Kích thƣớc trung bình chiều dài cá Ong căng ở nhóm tuổi này đạt 153,0 mm, ứng với khối lƣợng trung bình 78,3 g (bảng 3.1). 79 Cá Ong căng ở nhóm tuổi 2+ và 3+ có tuyến sinh dục phát triển đủ 6 GĐ CMSD. Trong đó, số lƣợng cá có tuyến sinh dục ở GĐ IV, V, VI chiếm tỷ lệ khá cao (26,0% so với tổng số cá thu đƣợc), chứng tỏ cá ở nhóm tuổi này là thành phần chủ yếu tham gia vào quá trình sinh sản (hình 3.30). Hình 3.30. Biểu đồ sự phát triển tuyến sinh dục theo nhóm tuổi Nhóm tuổi 3+ và 4+ không xuất hiện GĐ CMSD I, chứng tỏ sau khi cá đã tham gia đẻ trứng, tuyến sinh dục chuyển sang GĐ VI – III. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày tại mục 3.1.3.1, khi cá Ong căng có tuyến sinh dục phát triển ở GĐ VI – III là cá đã kết thúc một chu kỳ sinh sản. Từ số liệu của bảng 3.15 cho thấy, quần thể cá Ong căng ở vùng ven biển Thừa Thiên Huế, số lƣợng cá chƣa tham gia vào đàn sinh sản chiếm tỷ lệ khoảng 70,1% (tuyến sinh dục ở từ GĐ I đến GĐ III). Số cá tham gia vào đàn đẻ trứng trong mùa sinh sản chiếm gần 22,9%. Kết quả nghiên cứu này cần đƣợc quan tâm để xác định thời vụ đánh bắt cá Ong căng một cách hợp lý. Từ những kết quả trên có thể đƣa ra nhận xét, cá Ong căng ở vùng ven biển Thừa Thiên Huế phát dục sớm, cá ở nhóm tuổi 1+ đã có thể phát dục tham gia vào đàn đẻ trứng. Nhóm cá tuổi 2+ và 3+ là thành phần chủ yếu tham gia đẻ trứng trong mùa sinh sản. 80 3.1.3.4. Sức sinh sản Dựa vào sức sinh sản của cá, ta có thể biết đƣợc khả năng đẻ trứng của quần thể. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định đàn cá bố mẹ tham gia vào sinh sản nhân tạo để chủ động nguồn giống cá Ong căng. Để tính đƣợc sức sinh sản tuyệt đối và sức sinh sản tƣơng đối của cá phải dựa vào số lƣợng trứng có trong tuyến sinh dục cá cái. Nhằm xác định sức sinh sản của cá Ong căng, chúng tôi tiến hành thu và chọn 50 mẫu cá có GĐ IV CMSD ở 3 nhóm tuổi 2+, 3+, 4+. Kết quả thu đƣợc thể hiện ở bảng 3.16. Bảng 3.16. Sức sinh sản tuyệt đối và tƣơng đối của cá Ong căng Tuổi Chiều dài TB (mm) Khối lƣợng TB (g) Khối lƣợng buồng trứng (g) Sức sinh sản tuyệt đối (trứng) Sức sinh sản tƣơng đối (trứng/g) N 2 + 274,34 293,41 18,10 292.779 999 25 3 + 284,63 327,23 17,44 315.138 967 19 4 + 316,37 426,67 19,31 418.250 981 16 Tổng 291,78 349,10 18,29 342.056 982 50 Từ số liệu ở bảng 3.16 cho thấy: Ở nhóm tuổi 2+, chiều dài trung bình đạt 274,34 mm, khối lƣợng trung bình 293,41 g thì số lƣợng trứng có trong buồng trứng là 292.779 trứng. Ở nhóm tuổi 4+, chiều dài trung bình là 316,37 mm và khối lƣợng là 426,67 g, số lƣợng trứng trong buồng trứng đạt 418.250 trứng. Có thể thấy giữa sức sinh sản tuyệt đối, khối lƣợng và kích thƣớc cơ thể có mối quan hệ với nhau, cá càng lớn thì số lƣợng trứng trong buồng trứng càng nhiều. Trong sinh sản nhân tạo cá, để huy động đủ lƣợng con giống ta cần lựa chọn cá bố mẹ có kích thƣớc cơ thể lớn. Sức sinh sản tƣơng đối của cá Ong căng tại Thừa Thiên Huế dao động không nhiều so với chiều dài và khối lƣợng cá ở các nhóm tuổi khác nhau, từ 967 – 999 trứng/g, trung bình đạt 982 trứng/g. Tƣơng tự với nghiên cứu của Tsu-Chan Miu và cs (1990) khi nghiên cứu sức sinh sản tuyệt đối của cá Ong căng tại Đài Loan dao động trong khoảng 37.083 - 480.400 trứng (trung bình 145.816), sức sinh sản tƣơng đối của cá dao động từ 334 – 1.258 (520) trứng/g [69]. Có thể thấy trong tự nhiên cá Ong căng có sức sinh sản tƣơng đối khá lớn, nếu không bị khai thác quá mức thì khả năng tái sản xuất của quần thể cá Ong căng ở vùng ven biển Thừa Thiên Huế cao và có khả năng phục hồi đàn. 81 3.2. THỬ NGHIỆM KHẢ NĂNG NHÂN GIỐNG CÁ ONG CĂNG 3.2.1. Kích thích sinh sản và ấp trứng cá Ong căng 3.2.1.1. Nuôi vỗ thành thục cá Ong căng 3.2.1.1.1. Các yếu tố môi trường Trong nuôi vỗ có rất nhiều yếu tố sinh thái ảnh hƣởng đến sự thành thục sinh dục của cá. Nhƣng yếu tố nhiệt độ, oxy hòa tan, pH có ảnh hƣởng trực tiếp tới các động thái chất lƣợng môi trƣờng, từ đó ảnh hƣởng đến sự thành thục sinh dục và các chỉ tiêu sinh học sinh sản của cá. Trong suốt thời gian nuôi vỗ thì các yếu tố của môi trƣờng nuôi vỗ không có biến động nhiều giữa ngày, đêm luôn nằm trong khoảng thích hợp cho cá Ong căng phát triển và thành thục. Sự biến động của các yếu tố nhiệt độ, độ mặn, oxy hòa tan, pH trong quá trình nuôi vỗ đƣợc trình bày trong bảng 3.17. Bảng 3.17. Các yếu tố sinh thái trong trong thí nghiệm nuôi vỗ ở các môi trƣờng khác nhau Yếu tố môi trƣờng Nghiệm thức (NT) Tháng nuôi 1 Tháng nuôi 2 Tháng nuôi 3 Tháng nuôi 4 Tháng nuôi 5 Nhiệt độ NT1 B.Sáng 20,5 ± 0,5 21,1 ± 1,1 25,3 ± 0,8 29,0 ± 1,1 29,5 ± 0,8 B.Chiều 20,7 ± 0,7 21,9 ± 1,4 25,8 ± 0,9 30,4 ± 1,1 21,4 ± 0,9 NT2 B.Sáng 20,1 ± 0,7 20,5 ± 0,5 25,1 ± 0,8 29,1 ± 0,8 29,1 ± 0,8 B.Chiều 20,5 ± 0,8 21,1 ± 0,5 25,5 ± 0,7 29,5 ± 0,8 30,3 ± 0,3 ộ mặn NT1 32,0 ± 0,5 32,1 ± 1,5 32,5 ± 1,4 31,7 ± 0,8 32,3 ± 0,9 NT2 27,2 ± 0,6 27,1 ± 0,6 26,5 ± 0,9 26,7 ± 1,1 26,6 ± 0,9 pH NT1 8,0 ± 0,2 8,0 ± 0,2 8,1 ± 0,3 8,1 ± 0,2 8,1 ± 0,2 NT2 8,4 ± 0,1 8,3 ± 0,1 8,3 ± 0,1 8,4 ± 0,1 8,2 ± 0,2 DO NT1 4,4 ± 0,4 4,4 ± 0,4 4,2 ± 0,3 4,4 ± 0,5 4,4 ± 0,4 NT2 4,6 ± 0,6 4,7 ± 0,6 4,6 ± 0,5 4,6 ± 0,6 4,7 ± 0,4 Nhiệt độ trong 02 nghiệm thức thí nghiệm dao động từ 20,1 – 30,4oC. Theo Boyd (1990) thì nhiệt độ thích hợp cho đa số các loài cá nhiệt đới nằm trong khoảng 82 25 – 32oC [49]. Ngoại trừ nhiệt độ trong 2 tháng nuôi vỗ đầu tiên dao động từ 20,1 - 21,1 oC thấp, thì những tháng nuôi còn lại nhiệt độ nƣớc ở các lô thí nghiệm nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển và thành thục sinh dục của cá Ong căng. pH là yếu tố chỉ thị cho các tƣơng tác chuyển hóa các ion trong môi trƣờng nuôi, nhất là môi trƣờng nƣớc nhiễm phèn nặng hay nhẹ, nó có ảnh hƣởng trực tiếp và gián tiếp đến đời sống của thủy sinh vật nhƣ: sinh trƣởng, tỷ lệ sống, sinh sản và dinh dƣỡng. Trong các lô thí nghiệm nuôi vỗ, giá trị pH trung bình dao động từ 8,0 – 8,4. Theo Boyd (1990) thì pH nƣớc thích hợp cho sự phát triển của cá trong khoảng từ 6,5 – 9 [49]. Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009) thì pH có giá trị từ 7 đến 8 thích hợp cho các loài cá nuôi, pH thấp hơn hay quá cao hoặc sự chênh lệch pH trong ngày lớn hơn 1 đơn thì cũng ảnh hƣởng đến sinh trƣởng và sinh sản của cá [27]. Đối chiếu với nhận định trên thì pH ở trong nghiên cứu này là phù hợp đối với sự phát triển và thành thục sinh dục của cá Ong căng. Oxy là yếu tố rất quan trọng đối với đời sống của cá. Trong suốt thời gian nuôi vỗ, giá trị oxy hòa tan ở mức 4-6 mg/l phù hợp cho cá sống và phát triển. Trong các thí nghiệm này, hàm lƣợng oxy hòa tan trung bình ở các nghiệm thức dao động từ 4,2 – 4,7 mg/lít là tốt cho cá Ong căng sinh trƣởng và thành thục. 3.2.1.1.2. Thành thục của cá Ong căng nuôi vỗ a) Ảnh hƣởng của môi trƣờng đến khả năng thành thục của cá Ong căng Kết quả nghiên cứu tỷ lệ thành thục sinh dục của cá Ong căng sau 5 tháng nuôi vỗ đƣợc trình bày ở bảng 3.18. Bảng 3.18. Tỷ lệ thành thục của cá Ong căng theo thời gian ở các môi trƣờng nuôi vỗ khác nhau (%) Thời gian nuôi vỗ (tháng nuôi) NT1 NT2 Cá cái Cá đực Cá cái Cá đực 1 - - - - 2 - 12,0 - 14,0 3 - 31,1 - 24,4 4 32,5 47,5 34,3 54,3 5 57,1 65,7 68,6 71,4 83 Qua kết quả nuôi vỗ thành thục cá Ong căng ở các môi trƣờng khác nhau, cho thấy tỷ lệ cá thành thục sinh dục ở 2 NT đều tăng dần và đạt cao nhất vào tháng thứ 5. Tỷ lệ thành thục của cá đực cao hơn so với cá cái. Đối với NT nuôi ở môi trƣờng nƣớc biển tỷ lệ thành thục sinh dục đạt 57,1% (cá cái) và 65,7% (cá đực) thấp hơn so với NT nuôi ở môi trƣờng nƣớc đầm phá là 68,6% (cá cái) và 71,4% (cá đực). Nhƣ vậy, nuôi vỗ trong môi trƣờng bằng nƣớc biển và môi trƣờng đầm phá đều đạt đƣợc hiệu quả tốt đến quá phát triển tuyến sinh dục cá Ong căng. Trong đó môi trƣờng đầm phá có tỷ lệ thành thục cao hơn, nhƣng không đáng kể. Kết quả này cho thấy có khả năng nuôi vỗ cá Ong căng thành thục để phục vụ cho công tác sản xuất giống nhân tạo. b) Ảnh hƣởng của các loại thức ăn đến khả năng thành thục của cá Ong căng Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về thành phần thức ăn của cá Ong căng ngoài tự nhiên, chúng tôi tiến hành nuôi vỗ cá Ong căng bằng cá tạp và cá tạp + mực tƣơi. Kết quả nghiên cứu tỷ lệ thành thục sinh dục cá Ong căng sau 5 tháng nuôi vỗ đƣợc trình bày ở bảng 3.19. Bảng 3.19. Tỷ lệ thành thục của cá Ong căng đƣợc nuôi vỗ bằng các loại thức ăn khác nhau (%) Thời gian nuôi vỗ (tháng nuôi) NT1 NT2 Cá cái Cá đực Cá cái Cá đực 1 - - - - 2 - 8,0 - 10,0 3 - 35,6 - 28,9 4 37,5 52,5 27,5 42,5 5 68,6 71,4 51,4 62,9 Kết quả nuôi vỗ thành thục sinh dục sau 05 tháng, tỷ lệ cá thành thục sinh dục ở 2 NT đều tăng dần và đạt cao nhất vào tháng thứ 5. Đối với NT cho cá ăn bằng thức ăn hỗn hợp (50% cá tạp + 50% mực) đạt 68,6% (cá cái) và 71,4% (cá đực); NT cho ăn 100% cá tạp là 51,4 % (cá cái) và 62,9% (cá đực). Ở từng tháng nuôi vỗ, tỷ lệ cá cái thành thục sinh dục ở NT cho ăn thức ăn cá tạp đều thấp hơn so với NT cho cá ăn thức ăn hỗn hợp. 84 Dinh dƣỡng, đặc biệt là hàm lƣợng đạm trong thức ăn đóng vai trò quan trọng trong sự thành thục sinh dục và sinh sản của cá. Khi tăng mức đạm trong thức ăn của hầu hết các loài cá nƣớc ngọt thì kích thƣớc và khối lƣợng buồng trứng cũng tăng cao. Ngoài ra, cá bố mẹ trong thời kỳ nuôi vỗ thành thục có nhu cầu đạm cao hơn để cá sinh tinh hay noãn bào. Tăng trƣởng và sinh sản ở hầu hết các loài cá sẽ đƣợc cải thiện tốt hơn ở mức đạm 30 – 40% [61]. Nhƣ vậy, cả 2 NT thức ăn đều dẫn tới khả năng thành thục sinh dục tốt của cá. Tuy nhiên, sự kết hợp giữa thức ăn 50% cá tạp + 50% mực cho khả năng thành thục của cá Ong căng cao hơn so với NT chỉ cho ăn bằng cá tạp (bảng 3.19) Từ kết quả nuôi vỗ cá Ong căng ở trên đã khẳng định rằng cá Ong căng có thể thành thục sinh dục bình thƣờng trong ao nuôi nƣớc biển, trong môi trƣờng đầm phá với thức ăn là cá tạp hoặc 50% cá tạp và 50% mực. 3.2.1.2. Kích thích cá Ong căng sinh sản 3.2.1.2.1. Ảnh hưởng của nồng độ LRH-A3 đến một số chỉ tiêu sinh sản của cá Ong căng Kết quả kích thích sinh sản cá Ong căng bằng LRH-A3+DOM ở các liều lƣợng khác nhau đều gây chín và rụng trứng; Thời gian hiệu ứng thuốc kích thích dao động trong khoảng 38,0 – 44,2 giờ (bảng 3.20). Bảng 3.20. Ảnh hƣởng của LRH-A3 đến một số chỉ tiêu sinh sản Liều lƣợng (LRH-A3+3

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_dac_diem_sinh_hoc_va_kha_nang_nhan_giong.pdf
Tài liệu liên quan