Luận án Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sự phát sinh gây hại và biện pháp quản lý tổng hợp rầy nâu nhỏ Laodelphax striatellus (Fallén) hại lúa tại Hưng Yên

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Các ký hiệu và chữ viết tắt vi

Danh mục bảng vii

Danh mục hình x

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết 1

2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2

3 Mục đích, yêu cầu của đề tài 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

5 Những đóng góp mới của đề tài 4

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU

NGHIÊN CỨU 5

1.1 Cơ sở khoa học của đề tài 5

1.2 Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước 6

1.2.1 Phân loại, phân bố và tác hại của rầy nâu nhỏ L. striatellus 6

1.2.2 Đặc điểm hình thái rầy nâu nhỏ L. striatellus 9

1.2.3 Đặc điểm sinh vật học của rầy nâu nhỏ L. striatellus 10

1.2.4 Đặc điểm sinh thái học của rầy nâu nhỏ L. striatellus 12

1.2.5 Biện pháp phòng chống rầy nâu nhỏ L. striatellus 19

1.3 Tình hình nghiên cứu trong nước 23

1.3.1 Phân bố và tác hại của rầy nâu nhỏ L. striatellus 23

1.3.2 Đặc điểm hình thái rầy nâu nhỏ L. striatellus 24

1.3.3 Đặc điểm sinh vật học của rầy nâu nhỏ L. striatellus 25

1.3.4 Đặc điểm sinh thái học của rầy nâu nhỏ L. striatellus 26

1.3.5 Sử dụng giống kháng trong phòng chống rầy nâu nhỏ L. striatellus 27iv

1.4 Những vấn đề cần quan tâm nghiên cứu 28

Chương 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29

2.1 Địa điểm nghiên cứu 29

2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Hưng Yên 29

2.1.2 Địa điểm nghiên cứu 30

2.2 Thời gian nghiên cứu 30

2.3 Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu 30

2.3.1 Vật liệu nghiên cứu 30

2.3.2 Dụng cụ nghiên cứu 31

2.4 Nội dung nghiên cứu 31

2.5 Phương pháp nghiên cứu 31

2.5.1 Nuôi giữ nguồn rầy nâu nhỏ L. striatellus trong phòng thí nghiệm 31

2.5.2 Đặc điểm hình thái, triệu chứng, mức độ gây hại của rầy nâu nhỏ

L. striatellus 32

2.5.3 Đặc điểm sinh vật học của rầy nâu nhỏ L. striatellus 34

2.5.4 Đặc điểm sinh thái học của rầy nâu nhỏ L. striatellus 36

2.5.5 Nghiên cứu biện pháp phòng chống rầy nâu nhỏ L. striatellus 41

2.5.6 Phương pháp tính toán xử lý số liệu 52

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 53

3.1 Đặc điểm hình thái và tác hại của rầy nâu nhỏ L. striatellus 53

3.1.1 Đặc điểm hình thái rầy nâu nhỏ L. striatellus 53

3.1.2 Tác hại của rầy nâu nhỏ L. striatellus 59

3.2 Đặc điểm sinh vật học của rầy nâu nhỏ L. striatellus 61

3.2.1 Tập tính sống của rầy nâu nhỏ L. striatellus 61

3.2.2 Thời gian các pha phát dục và vòng đời rầy nâu nhỏ L. striatellus 61

3.2.3 Khả năng sinh sản của rầy nâu nhỏ L. striatellus 63

3.2.4 Bảng sống và các chỉ tiêu sinh học cơ bản của rầy nâu nhỏ L.

striatellus 68

3.3 Đặc điểm sinh thái học của rầy nâu nhỏ L. striatellus 74v

3.3.1 Diễn biến mật độ rầy nâu nhỏ L. striatellus trên đồng ruộng 74

3.3.2 Diễn biến số lượng trưởng thành rầy nâu nhỏ L. striatellus vào bẫy

đèn 79

3.3.3 Ảnh hưởng của yếu tố ngoại cảnh đến mật độ rầy nâu nhỏ L. stritellus 84

3.4 Phòng chống rầy nâu nhỏ L. striatellus 92

3.4.1 Nghiên cứu khả năng sử dụng giống lúa kháng rầy nâu nhỏ 92

3.4.2 Nghiên cứu khả năng sử dụng biện pháp sinh học 96

3.4.3 Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trừ rầy nâu nhỏ L. striatellus 114

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 119

1 Kết luận 119

2 Đề nghị 120

Danh mục các công trình đã công bố liên quan đến luận án 121

Tài liệu tham khảo 122

Phụ lục 129

pdf208 trang | Chia sẻ: phuongchi2019 | Lượt xem: 472 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sự phát sinh gây hại và biện pháp quản lý tổng hợp rầy nâu nhỏ Laodelphax striatellus (Fallén) hại lúa tại Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xuất hiện phổ biến nhất, số điểm bắt gặp trong điều tra cao 60-70%, tiếp đến là bọ rùa đỏ Micrarpis discolor Fabr, bọ 3 khoang Ophionea indica Thunbr, bọ rùa 8 chấm Harmonia octomaculata (Fabr.) và nhện linh miêu Oxyopes javanus Thorell. Còn lại các loài khác xuất hiện với mức độ thấp. 97 Bảng 3.23. Thành phần thiên địch bắt mồi của rầy nâu nhỏ L. striatellus (tại xã Tân Lập, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, 2012) Số TT Tên Việt Nam Tên khoa học Họ Mức độ phổ biến Bộ cánh cứng – Coleoptera 1 Bọ cánh cứng ngắn chân vàng Paederus fuscipes Curtis Staphylinidae +++ 2 Bọ cánh cứng ngắn chân xanh Paederus tamulus Erichson Staphylinidae + 3 Bọ 3 khoang Ophionea indica (Thunberg) Carabidae ++ 4 Bọ rùa đỏ Micraspis discolor (Fabricius) Coccinellidae ++ 5 Bọ rùa chữ nhân Coccinella transversalis Fabricius Coccinellidae + 6 Bọ rùa 8 chấm Harmonia octomaculata (Fabricius) Coccinellidae ++ Bộ cánh nửa – Hemiptera 7 Bọ xít nước Microvelia sp. Veliidae + 8 Bọ xít mù xanh Cyrtorhinus lividipennis Reuter Miridae +++ 9 Bọ xít ăn thịt Cavelerius sacchiricvorus Okajima Lygaeidae + Bộ nhện lớn – Araneae 10 Nhện lưới Argiope catenulata (Doleschall) Araneidae + 11 Nhện vân lưng hình mác Araneus inustus (Koch) Araneidae + 12 Nhện sói vân đinh ba Pardosa pseudoannulata (Boesenberg et Strand) Lycosidae +++ 13 Nhện lớn lùn Atypena sp. Linyphiidae + 14 Nhện lớn nhảy vằn lưng Bianor hotingchiehi Schenkel Salticidae + 15 Nhện linh miêu Oxyopes javanus Thorell Oxyopidae ++ 16 Nhện lớn hàm to Tetragnatha mandibulata (Walckenaer) Tetragnathidae + Ghi chú: Mức độ phổ biến của các thiên địch: - : Rất ít ( <10 % số điểm bắt gặp). + :Ít (11 – 20 % số điểm bắt gặp). ++ : Trung bình (21– 50 % số điểm bắt gặp). +++ : Nhiều ( >50 % số điểm bắt gặp). 98 3.4.2.2. Khả năng sử dụng bọ xít mù xanh Cyrtorhinus lividipennis để phòng chống rầy nâu nhỏ a. Đặc điểm hình thái bọ xít mù xanh C. lividipennis Bọ xít mù xanh C. lividipennis thuộc nhóm côn trùng biến thái không hoàn toàn, vòng đời trải qua 3 pha phát dục: pha trứng, bọ xít non và pha trưởng thành. - Pha trứng (hình 3.19) Hình 3.19. Trứng bọ xít mù xanh C. lividipennis a – Đầu trứng nhô trên gân chính lá lúa; b – quả trứng được tách từ gân chính lá lúa; c – trứng sắp nở Trứng bọ xít mù xanh có hình ống, một đầu hơi tròn, một đầu phẳng có nắp đậy. Khi mới đẻ trứng có màu trắng trong, gần nở có màu trắng đục, ở đầu có nắp xuất hiện một đốm nhỏ có màu nâu đỏ. Khi trứng nở nắp này sẽ bung ra và bọ xít non theo đó thoát ra ngoài. - Pha bọ xít non: Bọ xít non bọ xít mù xanh gồm 4 tuổi. Ấu trùng có hình elip, hình dạng cơ thể gần giống với bọ xít trưởng thành, cơ thể ấu trùng phân thành 3 phần rõ rệt: đầu, ngực, bụng. Kích thước và màu sắc cơ thể thay đổi theo tuổi. Bọ xít non tuổi 1: cơ thể có màu xanh nhạt, đầu có mang đôi râu đầu. Râu đầu 4 đốt dạng sợi chỉ, có màu xanh nhạt, phía cuối các đốt có màu nâu, đốt thứ 2, 3, 4 có chiều dài gấp đôi so với đốt 1. Mầm cánh chưa rõ. Đốt đùi có màu xanh, đốt ống và các đốt bàn có màu nâu (hình 3.20a). 99 Bọ xít non tuổi 2: Ấu trùng có màu sắc cơ thể đậm hơn. Râu đầu dài hơn và màu sắc đậm hơn. Đốt ngực thứ nhất ngắn, bề rộng gấp 3 lần chiều dài. Phần gốc của mầm cánh dày lên, tạo thành 2 u lồi rõ rệt ở 2 bên phiến lưng đốt ngực giữa, phần giữa phiến lưng lõm xuống (hình 3.20b). Bọ xít non tuổi 3: Mầm cánh kéo dài đến hết đốt bụng thứ 2 và bắt đầu có hình dạng gần giống cánh của trưởng thành (hình 3.20c). Hình 3.20. Bọ xít non và trưởng thành của bọ xít mù xanh C. lividipennis a - bọ xít non tuổi 1; b - bọ xít non tuổi 2; c - bọ xít non tuổi 3; d - bọ xít non tuổi 4; e – trưởng thành cái; g – trưởng thành đực Bọ xít non tuổi 4: Bọ xít non có kích thước cơ thể lớn nhất, hình dáng cơ thể gần giống pha trưởng thành. Mầm cánh phân chia thành cánh trước và cánh sau. Cánh trước dài và nhỏ hơn cánh sau, cánh phủ hết đốt bụng thứ 4 (hình 3.20d). 100 - Trưởng thành: Trưởng thành có hình elip, đầu và râu đầu có màu đen, hai đôi cánh và các đôi chân có màu xanh lá cây. Phần đuôi cánh có màu nâu nhạt. Trưởng thành cái: cơ thể màu xanh lá cây, hình elip dài thuôn. Đầu và râu đầu màu đen, các đốt râu đầu có phủ lông màu đen. Đốt thứ 2 râu đầu có chiều dài bằng chiều rộng đốt ngực. Hai mắt kép to và lồi. Phiến mai nằm giữa hai gốc cánh có màu đen, phần đuôi phiến mai màu vàng. Hai cánh xếp bằng trên lưng. Cánh trước thuộc kiểu cánh nửa cứng, phần cánh cứng hóa, dày, màu xanh lá cây, phần cánh màng có màu nâu nhạt. Hai cánh trước dài phủ hết phần bụng, hai cánh sau ngắn hơn và xếp gọn phía dưới hai cánh trước. Chân thuộc dạng chân bò, bàn chân có 3 đốt. Trưởng thành cái có kích thước cơ thể lớn hơn so với trưởng thành đực. Cơ quan sinh dục ngoài nằm ở các đốt bụng cuối, có hình chữ Y ngược (hình 3.20e). Trưởng thành đực: có hình dạng và màu sắc cơ thể tương tự như trưởng thành cái nhưng kích thước nhỏ hơn, phần bụng trưởng thành đực cũng nhỏ và thuôn hơn so với bụng trưởng thành cái. Các đốt bụng cuối có cơ quan sinh dục ngoài hình ống dài (hình 3.20g). b. Đặc điểm sinh vật học của bọ xít mù xanh C. lividipennis - Thời gian các pha phát dục bọ xít mù xanh C. lividipennis nuôi bằng trứng RNN ở điều kiện nhiệt độ 25oC, ẩm độ 85% được trình bày tại bảng 3.24. Kết quả cho thấy thời gian phát triển của pha trứng từ 4 đến 9 ngày, trung bình 6,7 ngày; thời gian phát triển của bọ xít non tuổi 1 từ 2 đến 5 ngày, trung bình 3,19 ngày; thời gian phát triển của bọ xít non tuổi 2 kéo dài từ 3 đến 9 ngày, trung bình 5,36 ngày; thời gian phát triển của bọ xít non tuổi 3 là 3 - 8 ngày, trung bình 4,97 ngày; thời gian phát triển của bọ xít non tuổi 4 kéo dài từ 3 đến 7 ngày, trung bình 4,31 ngày và thời gian tiền đẻ trứng của trưởng thành là 2 - 5 ngày, trung bình 3,24 ngày. Thời gian hoàn thành vòng đời của BXMX ở điều kiện nhiệt độ 25oC, ẩm độ 85% với thức ăn là trứng RNN kéo dài từ 20 đến 31 ngày, trung bình 26,12 ngày. Thời gian sống trung bình của trưởng thành cái là 14,88 ngày và của trưởng thành đực trung bình là 13,94 ngày. 101 Bảng 3.24. Thời gian phát dục các pha của bọ xít mù xanh C. lividipennis (tại Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc, 2014) Pha phát dục và tuổi bọ xít non Thời gian phát dục (ngày) n Ngắn nhất Dài nhất Trung bình Trứng 4 9 6,70 ± 0,15 100 Bọ xít non tuổi 1 2 5 3,19 ± 0,12 76 Bọ xít non tuổi 2 3 9 5,36 ± 0,25 45 Bọ xít non tuổi 3 3 8 4,97 ± 0,19 39 Bọ xít non tuổi 4 3 7 4,31 ± 0,18 36 Tiền đẻ trứng 2 5 3,24 ± 0,27 17 Vòng đời 20 31 26,12 ± 0,58 17 Thời gian sống của trưởng thành cái 9 20 14,88 ± 0,70 17 Thời gian sống của trưởng thành đực 5 19 13,94 ± 0,98 16 Ghi chú: n – số cá thể nuôi ở pha phát dục, thức ăn là trứng của RNN Điều kiện thí nghiệm nhiệt độ 25oC và ẩm độ 85% So sánh với RNN trong cùng điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cho thấy thời gian vòng đời của BXMX ngắn hơn thời gian vòng đời của RNN (ở điều kiện nhiệt độ 25oC, ẩm độ 85%, vòng đời trung bình của RNN là 28,45 ngày). Bọ xít mù xanh khi nuôi bằng trứng RNN có thời gian các pha phát dục tương đương với thời gian các pha phát dục của BXMX khi nuôi bằng trứng của rầy xanh đuôi đen Nephotettix virescens (Distant) (Reyes and Gabriel, 1975; Liquido and Nishida, 1985). Khi nuôi bằng trứng rầy xanh đuôi đen thời gian phát dục của trứng trong khoảng 6-9 ngày, trung bình là 7,0 ngày, bọ xít non tuổi 1 là 2-4 ngày, trung bình là 3,0 ngày; bọ xít non tuổi 2 là 2-4 ngày trung bình là 3,0 ngày; bọ xít non tuổi 3 kéo dài từ 3-5 ngày, trung bình là 4,0 ngày và bọ xít non tuổi 4 kéo dài từ 3 - 5 ngày, trung bình là 4,0 ngày. Thời gian sống của trưởng thành đực nằm trong khoảng 7-25 ngày và trưởng thành cái từ 5-21 ngày. So với nuôi bằng trứng rầy nâu trong điều kiện nhiệt độ 30oC, ẩm độ 70- 80%, thời gian sống của trưởng thành cái tương đương với nuôi bằng trứng RNN 102 (điều kiện nhiệt độ 25oC, ẩm độ 85%) là 14,4 ngày, nhưng thời gian sống của trưởng thành đực ngắn hơn chỉ là 9,6 ngày (Chua and Mikil, 1989). - Sức đẻ trứng và nhịp điệu đẻ trứng của bọ xít mù xanh C. lividipennis ở điều kiện nhiệt độ 25oC, ẩm độ 85%, với thức ăn là là trứng RNN được trình bày tại bảng 3.25. Bảng 3.25. Nhịp điệu đẻ trứng của bọ xít mù xanh C. lividipennis (tại Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc, 2014) Ngày đẻ trứng Số lượng trứng do một trưởng thành cái đẻ trong một ngày (trứng/ngày/con cái) Ít nhất Nhiều nhất Trung bình Ngày thứ 1 2 5 3,55 ± 0,37 Ngày thứ 2 5 11 8,27 ± 0,68 Ngày thứ 3 7 18 12,64 ± 0,96 Ngày thứ 4 8 19 13,27 ± 1,01 Ngày thứ 5 7 19 12,91 ± 1,16 Ngày thứ 6 5 19 12,55 ± 1,25 Ngày thứ 7 3 18 10,45 ± 1,40 Ngày thứ 8 1 15 8,18 ± 1,29 Ngày thứ 9 0 12 6,27 ± 1,34 Ngày thứ 10 0 7 3,91 ± 0,91 Ngày thứ 11 0 5 2,09 ± 0,58 Ngày thứ 12 0 3 0,64 ± 0,34 Tổng 52 135 94,73 ± 9,14 Ghi chú: Số cá thể theo dõi n = 11. Thức ăn là trứng của RNN Điều kiện thí nghiệm nhiệt độ 25oC và ẩm độ 85% Ở điều kiện nhiệt độ 25oC, ẩm độ 85%, thời gian đẻ trứng của trưởng thành cái BXMX kéo dài từ 8 đến 12 ngày. Một trưởng thành cái đẻ lượng trứng thấp nhất là 58 trứng và cao nhất là 135 trứng, trung bình 94,73 trứng. So sánh với kết quả đã công bố cho thấy ở Ấn Độ khi nuôi bằng trứng rầy nâu BXMX có sức đẻ trứng cao hơn, trung bình 147 trứng/cái (Pophaly et al., 1978). Ở Trung Quốc, sức đẻ trứng của BXMX đạt khá cao, khi nuôi bằng trứng rầy nâu và trứng rầy lưng trắng thì sức đẻ trứng trung bình tương ứng là 247,6 ± 74,73 103 và 237,25 ± 18,62 trứng/cái. Khi nuôi bằng ấu trùng của rầy nâu và rầy lưng trắng thì sức đẻ trứng của BXMX giảm đi (Chen et al., 1994). - Kết quả theo dõi tỷ lệ sống sót ở các pha phát dục của bọ xít mù xanh C. lividipennis trong nuôi sinh học được trình bày tại bảng 3.26. Bảng 3.26. Tỷ lệ sống sót ở các pha phát dục của bọ xít mù xanh C. lividipennis (tại Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc, 2014) Tuổi hoặc pha phát triển (x) Số còn sống sót vào bắt đầu của x (lx) Số cá thể chết trong khoảng x (dx) dx tỷ lệ % theo lx (100qx) Tỷ lệ sống sót (sx) Trứng 208 52 25,00 75,00 Bọ xít non tuổi 1 156 32 20,51 79,49 Bọ xít non tuổi 2 124 23 18,56 81,44 Bọ xít non tuổi 3 101 14 13,86 86,14 Bọ xít non tuổi 4 87 8 9,20 90,80 Trưởng thành 79 37,98 Ghi chú: Thức ăn nuôi bọ xít mùa xanh là trứng RNN Điều kiện thí nghiệm nhiệt độ 25oC và ẩm độ 85% Ở điều kiện nhiệt độ 25oC, ẩm độ 85%, nuôi bằng trứng RNN, tỷ lệ trứng nở đạt 75% (tỷ lệ chết ở pha trứng là 25%), pha bọ xít non tỷ lệ sống sót đến trưởng thành 50,64% (tỷ lệ chết ở pha bọ xít non là 49,36%). Tỷ lệ sống từ trứng đến trưởng thành 37,98 % (tỷ lệ chết từ trứng đến trưởng thành 62,02 %). - Bảng sống của bọ xít mù xanh C. lividipennis được thể hiện bảng 3.27 và hình 3.21. Trong điều kiện nhiệt độ 25oC và ẩm độ 85%, sau 33 ngày tuổi tỷ lệ sống của trưởng thành cái BXMX đạt 100%. Từ ngày thứ 34 trưởng thành cái bắt đầu chết, tỷ lệ sống ở thời điểm này là 82%. Đến 44 ngày tuổi toàn bộ cá thể trưởng thành cái chết. Ở 24 ngày tuổi trưởng thành cái BXMX bắt đầu sinh sản, kết thúc sinh sản vào 40 ngày tuổi. Trong đó sức sinh sản của trưởng thành cái BXMX vào thời gian từ 28 đến 34 ngày tuổi đạt cao hơn các thời điểm khác. Sức sinh sản của trưởng thành cái BXMX đạt cao nhất vào 32 ngày tuổi, trung bình đạt 1,91 cá thể cái/trưởng thành cái mẹ. Từ 36 ngày tuổi trở đi, sức sinh sản giảm dần, đến 40 ngày tuổi trưởng thành cái BXMX ngừng đẻ. Sau khi ngừng đẻ 4 ngày toàn bộ trưởng thành cái của BXMX chết. 104 Bảng 3.27. Bảng sống của bọ xít mù xanh C. lividipennis (tại Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc, 2014) Ngày tuổi (x) Tỷ lệ sống (lx) Sức sinh sản (mx) lx.mx 1-23 1,00 0,00 0,00 24 1,00 0,18 0,18 25 1,00 0,45 0,45 26 1,00 0,73 0,73 27 1,00 1,00 1,00 28 1,00 1,45 1,45 29 1,00 1,73 1,73 30 1,00 1,73 1,73 31 1,00 1,82 1,82 32 1,00 1,91 1,91 33 1,00 1,73 1,73 34 0,82 1,55 1,26 35 0,82 1,18 0,97 36 0,82 0,82 0,67 37 0,64 0,64 0,40 38 0,45 0,27 0,12 39 0,36 0,27 0,10 40 0,36 0,09 0,03 41 0,27 0,00 0,00 42 0,27 0,00 0,00 43 0,09 0,00 0,00 44 0,00 0,00 0,00 Hệ số nhân của 1 thế hệ R0= 16,29 Ghi chú: Nuôi ở điều kiện nhiệt độ 25oC và ẩm độ 85%, thức ăn là trứng RNN Ở điều kiện nhiệt độ 25oC và ẩm độ 85%, với thức ăn là trứng của RNN, hệ số nhân một thế hệ của BXMX (Ro) là 16,29 Hệ số nhân một thế hệ của BXMX nuôi bằng trứng RNN thấp hơn so với nuôi bằng trứng rầy ngô Peregrinus maidis. Nuôi bằng trứng rầy ngô BXMX có hệ số nhân một thế hệ là 32,15 (Liquido and Nishida, 1985). 105 Hình 3.21. Tỷ lệ sống (lx) và sức sinh sản (mx) của bọ xít mù xanh C. lividipennis nuôi bằng trứng RNN ở nhiệt độ 25oC, ẩm độ 85% (tại Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc, 2014) - Giá trị các chỉ tiêu sinh học cơ bản của bọ xít mù xanh C. lividipennis Bảng 3.28 trình kết quả các chỉ tiêu sinh học cơ bản của BXMX. Ở điều kiện nhiệt độ 25oC và ẩm độ 85% tỷ lệ tăng tự nhiên (r) của BXMX là 0,091; thời gian của một thế hệ là 30 ngày; thời gian tăng đôi số lượng quần thể (DT) là 7,6 ngày và chỉ số giới hạn tăng tự nhiên ( λ ) là 1,138. Bảng 3.28. Giá trị các chỉ tiêu sinh học cơ bản của bọ xít mù xanh C. lividipennis (tại Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc, 2014) Chỉ tiêu theo dõi Giá trị Hệ số nhân của một thế hệ R0 16,29 Thời gian một thế hệ tính theo đời con T (ngày) 30,29 Thời gian một thế hệ tính theo mẹ TC (ngày) 30,97 Thời gian tăng đôi quần thể DT (ngày) 7,60 Tỷ lệ tăng tự nhiên r 0,091 Giới hạn tăng tự nhiên λ 1,138 Ghi chú: Điều kiện thí nghiệm nhiệt độ 25oC, ẩm độ 85% và thức ăn nuôi bọ xít mù xanh là trứng RNN 106 c. Khả năng ăn RNN của bọ xít mù xanh C. lividipennis - Thí nghiệm xác định thức ăn ưa thích của bọ xít mù xanh C. lividipennis được tiến hành với trưởng thành cái của BXMX và 3 loại thức ăn là trứng rầy nâu Nilapavata lugens, trứng rầy nâu nhỏ L. striatellus và trứng rầy lưng trắng Sogatella furcifera. Kết quả về sự ưa thích 3 loại trứng rầy hại thân được trình bày tại bảng 3.29 Bảng 3.29. Sự lựa chọn vật mồi của bọ xít mù xanh C. lividipennis (tại Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc, 2014) Vật mồi Số trứng rầy bị ăn bởi BXMX (quả) Tỷ lệ trứng bị ăn so tổng số trứng (%) Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Tổng Trứng rầy nâu 21(47) 24(38) 23(45) 68(130) 22,01 Trứng rầy lưng trắng 11(32) 13(37) 11(29) 35(98) 11,33 Trứng rầy nâu nhỏ 18(27) 15(25) 19(29) 52(81) 16,83 Tổng 50(106) 52(100) 53(103) 155(309) 50,17(100) Ghi chú: Trong ngoặc đơn là số trứng thí nghiệm Bọ xít mù xanh ăn trứng của cả 3 loại rầy hại thân lúa: rầy nâu, rầy lưng trắng và rầy nâu nhỏ. Nhưng số trứng rầy bị BXMX ăn khác nhau ở mỗi loài rầy. Trong 3 loại trứng rầy trong nhóm rầy hại thân lúa được thí nghiệm thì trứng rầy nâu có tỷ lệ bị BXMX ăn cao nhất (22,01%), đứng thứ 2 là trứng RNN (16,83%) và thấp nhất là trứng rầy lưng trắng (11,33%). Như vậy trứng RNN bị BXMX tấn công ít hơn so với trứng rầy nâu và nhiều hơn so với trứng rầy lưng trắng. Kết quả thí nghiệm phù hợp với kết quả công bố của IRRI (1987) và của Heong et al. (1990). BXMX tấn công trứng rầy nâu nhiều hơn so với trứng RNN và trứng rầy lưng trắng. - Sức ăn của bọ xít mù xanh C. lividipennis đối với thức ăn là trứng và rầy non tuổi 1 RNN được trình bày bảng 3.30 và bảng 3.31. 107 Bảng 3.30. Sức ăn trứng rầy nâu nhỏ của bọ xít mù xanh C. lividipennis (tại Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc, 2014) Các tuổi bọ xít non và trưởng thành BXMX Số lượng trứng rầy nâu nhỏ bị một cá thể bắt mồi ăn vào các thời điểm thí nghiệm (trứng/ngày) Ngày thứ 1 Ngày thứ 2 Ngày thứ 3 Trung bình Bọ xít non tuổi 1 2,13 ± 0,16 2,85 ± 0,19 2,68 ± 0,20 2,32 ± 0,15 Bọ xít non tuổi 2 3,33 ± 0,22 3,77 ± 0,21 3,82 ± 0,24 3,62 ± 0,14 Bọ xít non tuổi 3 6,17 ± 0,31 6,25 ± 0,36 5,96 ± 0,35 6,12 ± 0,12 Bọ xít non tuổi 4 7,53 ± 0,43 8,03 ± 0,41 7,07 ± 0,51 7,61 ± 0,27 Trưởng thành cái 14,67 ± 0,73 14,83 ± 0,59 15,23 ± 0,63 14,74 ± 0,39 Trưởng thành đực 11,77 ± 0,62 13,07 ± 0,69 13,37 ± 0,64 12,47 ± 0,36 Trưởng thành BXMX ăn trứng RNN nhiều hơn so với bọ xít non, một ngày bọ xít non tuổi 1 BXMX ăn trung bình 2,32 trứng RNN, sức ăn tăng dần theo tuổi của bọ xít non, tương ứng bọ xít non tuổi 2 ăn 3,62 trứng, bọ xít non tuổi 3 ăn 6,12 trứng và bọ xít non tuổi 4 ăn 7,61 trứng. Trưởng thành cái BXMX có sức ăn lớn hơn trưởng thành đực, một ngày trưởng thành cái ăn trung bình 14,74 trứng RNN, trưởng thành đực ăn 12,47 trứng. Số lượng trứng RNN bị BXMX ăn trong một ngày thấp hơn so với số lượng trứng rầy nâu bị ăn trong một ngày và cao hơn số lượng trứng rầy lưng trắng bị ăn trong một ngày. Một trưởng thành BXMX trong một ngày có thể ăn được từ 20 đến 25 trứng rầy nâu và 7 - 8 trứng rầy lưng trắng (IRRI, 1987; Chiu, 1979). Bảng 3.32 cho thấy: số lượng rầy non tuổi 1 RNN bị BXMX ăn trong một ngày thấp hơn so với số lượng trứng RNN bị ăn trong một ngày. Số lượng rầy non tuổi 1 của RNN bị bọ xít non tuổi 1 BXMX ăn trung bình là 0,57 con/ngày và bọ xít non tuổi 2 ăn trung bình là 1,33 con/ngày (bọ xít non tuổi 1 và tuổi 2 BXMX có ngày không ăn rầy non tuổi 1 của RNN). Bọ xít non tuổi 3 và bọ xít non tuổi 4 BXMX có sức ăn rầy non tuổi 1 RNN tăng dần: bọ xít non tuổi 3 ăn trung bình 2,39 con/ngày, bọ xít non tuổi 4 ăn trung bình 2,25 con/ngày. Sức ăn của trưởng thành BXMX cao hơn so với sức ăn của bọ xít non, trong đó trưởng thành cái có sức ăn 108 cao hơn sức ăn của trưởng thành đực: số lượng rầy non tuổi 1 RNN bị trưởng thành cái BXMX ăn trung bình là 5,27 con/ngày, đối với trưởng thành đực BXMX chỉ tiêu này chỉ là 3,73 con/ngày. Bảng 3.31. Sức ăn rầy nâu nhỏ tuổi 1 của bọ xít mù xanh C. lividipennis (tại Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc, 2014) Các tuổi bọ xí non và trưởng thành BXMX Số lượng rầy non tuổi 1 bị một cá thể bắt mồi ăn vào các thời điểm thí nghiệm (con/ngày) Ngày thứ 1 Ngày thứ 2 Ngày thứ 3 Trung bình Bọ xít non tuổi 1 0,57 ± 0,10 0,60 ± 0,12 0,65 ± 0,15 0,57 ± 0,05 Bọ xít non tuổi 2 1,30 ± 0,15 1,21 ± 0,15 1,40 ± 0,19 1,33 ± 0,09 Bọ xít non tuổi 3 2,47 ± 0,23 2,33 ± 0,19 2,54 ± 0,22 2,39 ±0,14 Bọ xít non tuổi 4 2,34 ± 0,21 2,22 ± 0,26 2,38 ± 0,22 2,25 ± 0,16 Trưởng thành cái 5,37 ± 0,34 4,97 ± 0,48 5,47 ± 0,45 5,27 ± 0,24 Trưởng thành đực 3,91 ± 0,40 3,43 ± 0,28 3,87 ± 0,39 3,73 ± 0,24 d. Khả năng khống chế quần thể rầy nâu nhỏ của bọ xít mù xanh Thời gian pha trứng của RNN bị bọ xít mù xanh ăn hết theo lý thuyết Tính khả năng kìm hãm quần thể RNN của BXMX dựa vào mô hình một loài bắt mồi và một loài vật mồi đơn giản (simple one-predator-one prey model) do Janssen và Sabelis xây dựng năm 1992. Tại Việt Nam năm 2006, Yorn Try và Nguyễn Văn Đĩnh đã dựa vào phương pháp này để tính khả năng khống chế quần thể bọ trĩ Thrips palmi của bọ xít bắt mồi Orius sauteri. Kết quả tính cho thấy ở điều kiện 25oC khi bọ xít bắt mồi O. sauteri có mật độ 1 con/cây tiêu diệt hết quần thể bọ trĩ T. palmi có mật độ 50, 100, 150, 200 con/cây sau thời gian tương ứng là 5,85 ngày, 12,11 ngày, 18,83 ngày và 26,09 ngày. Để tính được thời gian bọ xít mù xanh ăn hết trứng của quần thể rầy nâu nhỏ, trước hết phải tính được tỷ lệ ăn trứng tối đa của bọ xít mù xanh (công thức 1). 1 β = ∑Piβi 1+ - 1 x qi (1) Si 109 Theo bảng 3.25. Thời gian các pha phát dục của BXMX ta có tổng thời gian sống của BXMX là 39,41 ngày (gồm: trứng 6,7 ngày + ấu trung tuổi 1 là 3,19 ngày + ấu trung tuổi 2 là 5,36 ngày + ấu trung tuổi 3 là 4,97 ngày + ấu trung tuổi 4 là 4,31 ngày + tuổi thọ trưởng thành cái 14,88 ngày). Từ đó ta có: Thời gian trứng (Pt) = 6,7/39,41 = 0,17 Thời gian ấu trùng tuổi 1 (P1) = 3,19/39,41 = 0,08 Thời gian ấu trùng tuổi 2 (P2) = 5,36/39,41 = 0,14 Thời gian ấu trùng tuổi 3 (P3) = 4,97/39,41 = 0,13 Thời gian ấu trùng tuổi 4 (P4) = 4,31/39,41 = 0,08 Thời gian trưởng thành cái (Ptt) = 14,88/39,41 = 0,38 Theo bảng 3.30, sức ăn trứng rầy nâu nhỏ của BXMX ta có: β1 = 2,32; β2 = 3,62; β3 = 6,12; β4 = 7,61 và βtt = 14,74; qtt = 12,47/14,74 = 0,85. Giả sử tỷ lệ tỷ lệ giới tính của BXMX là cân bằng, Stt = 0,5. Áp dụng công thức 1 ta có: 1 β = (P1 x β1) + (P2 x β2) + (P3 x β3) + (P4 x β4) + (Ptt x βtt)x 1+ -1 x qtt Thay số ta có: Stt β = (0,08 x 2,32) + ( 0,14 x 3,62) + (0,13 x 6,12) + ( 0,08 x 7,61) + (0,38 x 14,74) x (1 + (1/0,5 – 1) x 0,85 ) = 0,186 + 0,507 + 0,796 + 0,609 + 27,42 = 29,52 Tính thời gian BXMX ăn hết trứng của RNN theo lý thuyết. Áp dụng công thức (2). 1 r1 – r2 No τ = x ln 1 + x (2) r1 – r2 β Po Theo dữ liệu phần trên ở nhiệt độ 25oC và ẩm độ 85% ta có: tỷ lệ tăng tự nhiên của BXMX (r1) là 0,091; tỷ lệ tăng tự nhiên của RNN (r2) là 0,1194; tỷ lệ đực RNN là 0,467; số trứng đẻ là 154 trứng/cái. Giả sử mật độ RNN ban đầu là 10 con/m2, và mật độ BXMX ban đầu là 1 con/m2 (Po = 1). Theo lý thuyết số trứng do quần thể 10 RNN ban đầu đẻ được là: 10 x 0,533 x 154 = 821 (No = 821). Thay vào công thức (2) ta có: 110 τ = 1/(0,091-0,1194) x ln 1 + (0,091-0,1194)/ 29,52 x (821) τ = (- 35,21) x ln(0,210) = (-35,21) x (-1,56) = 54,93 Thời gian phát dục pha trứng RNN ở điều kiện 25oC, ẩm độ 85% là 7,48 ngày. Số trứng RNN bị BXMX ăn trong 7,48 ngày là (54,93 x 7,48)/100 = 13,62% . Như vậy qua pha trứng quần thể RNN giảm đi 13,62 %. Thời gian quần thể RNN bị bọ xít mù xanh ăn hết theo lý thuyết Theo phần trên nếu mật độ quần thể RNN ban đầu là 10 con/m2 (No = 10) và mật độ BXMX là 1 con/m2 ( Po = 1) Theo bảng 3.31, sức ăn rầy non rầy nâu nhỏ của BXMX ta có: β1 = 0,57; β2 = 1,33; β3 = 2,39; β4 = 2,25 và βtt = 5,27; qtt = 3,73/5,27 = 0,71. Áp dụng công thức 1, tính sức ăn rầy non tối đa của BXMX ta có: 1 β = (P1 x β1) + (P2 x β2) + (P3 x β3) + (P4 x β4) + (Ptt x βtt) x 1+ -1 x qtt hay số ta có: Stt β = (0,08 x 0,57) + ( 0,14 x 1,33) + (0,13 x 2,39) + ( 0,08 x 2,25) + (0,38 x 5,27) x (1 + (1/0,5 – 1) x 0,71) = 0,046 + 0,186 + 0,311 + 0,18 + 2 x 1,71 = 4,143 Thay vào công thức 2 ta có: τ = 1/(0,091-0,1194) x ln 1 + (0,091-0,1194)/ 4,143 x (10/1) τ = (- 35,21) x ln(0,210) = (-35,21) x (-0,07) = 2,50 ngày. Khi mật độ quần thể RNN ban đầu là 10 con/m2 và mật độ BXMX là 1 con/m2 theo lý thuyết 1 BXMX sau 2,5 ngày ăn hết quần thể 10 RNN. Tương tự nếu quần thể RNN ban đầu là 20; 30; 40 và 50 con/m2, thời gian quần thể RNN bị 1 BXMX ăn hết tương ứng là sau 5,19 ngày; 8,11 ngày; 11,28 ngày và 14,78 ngày. e. Vai trò khống chế quần thể rầy nâu nhỏ của bọ xít mù xanh trên đồng ruộng Để xác định khả năng kìm hãm số lượng quần thể RNN của BXMX trên đồng ruộng, đề tài tiến hành điều tra diễn biến mật độ RNN và diễn biến mật độ của BXMX trên đồng ruộng. Kết quả điều tra diễn biến mật độ BXMX trên lúa trong vụ Xuân 2013 (hình 3.22). 111 Hình 3.22. Diễn biến mật độ rầy nâu nhỏ và bọ xít mù xanh trên giống lúa Bắc thơm số 7 trong vụ Xuân 2013 tại xã Tân Lập, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên Trong vụ lúa Xuân 2013, trên giống lúa Bắc thơm số 7 tại xã Tân Lập, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên bọ xít mù xanh xuất hiện trên ruộng lúa sau sự xuất hiện RNN: RNN xuất hiện gây hại từ giai đoạn lúa đẻ nhánh, BXMX xuất hiện từ giai đoạn lúa đứng cái. Tại kỳ điều tra ngày 8/4 (lúa giai đoạn đứng cái) mật độ quần thể RNN là 21,6 con/m2 và mật độ BXMX là 9 con/m2, nếu theo lý thuyết thì sau một ngày quần thể BXMX sẽ tiêu diệt được toàn bộ quần thể RNN. Nhưng ở kỳ điều tra 15/4 cả mật độ RNN và mật độ BXMX đều tăng, đến 2 kỳ điều tra tiếp (22/4 và 29/4) mật độ RNN giảm. Từ giai đoạn lúa đòng già mật độ RNN tăng cao, mật độ BXMX tăng theo nhưng mức tăng chậm hơn. Thời gian hình thành đỉnh cao mật độ của BXMX sau thời gian đỉnh cao mật độ RNN 14 ngày. Giai đoạn cuối vụ lúa, cả mật độ RNN và mật độ BXMX trên đồng ruộng đều giảm. Điều này cho thấy trong điều kiện đồng ruộng, ngoài các yếu tố tăng tự nhiên còn yếu tố khác ảnh hưởng đến hiệu quả bắt mồi của BXMX. Yếu tố đó có thể là do mật độ RNN trên đồng ruộng thấp, việc có sẵn các thức ăn thay thế trên đồng ruộng như: rầy nâu, rầy lưng trắng làm cho khả năng bắt gặp giữa RNN và BXMX thấp hoặc các yếu tố khác ảnh hưởng tới hiệu quả bắt mồi của BXMX đối với RNN. Nhưng điều nhận thấy rõ nét là diễn biến mật độ BXMX trên đồng ruộng trong vụ Xuân năm 2013 tại Tân Lập, Yên Mỹ, Hưng Yên ít nhiều có liên quan với mật độ RNN. Khi mật độ RNN tăng thì mật độ BXMX tăng và đỉnh cao mật độ BXMX xuất hiện sau đỉnh cao mật độ của RNN. 112 Kết quả điều tra diễn biến mật độ RNN và mật độ BXMX trên giống lúa Bắc thơm số 7 trong vụ mùa 2013 được trình bày tại hình 3.23. Hình 3.23. Diễn biến mật độ rầy nâu nhỏ và bọ xít mù xanh trên giống lúa Bắc thơm số 7 trong vụ Mùa 2013 tại xã Tân Lập, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên Trong vụ Mùa 2013, BXMX trên đồng ruộng xuất hiện cùng với RNN vào giai

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbvtv_la_tran_quyet_tam_9149_2005321.pdf
Tài liệu liên quan