Luận án Nghiên cứu, đánh giá biến động sử dụng đất trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại tỉnh Hà Tĩnh

MỞ ĐẦU. 1

1. Tính cấp thiết của đề tài. 1

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. 2

3. Mục tiêu nghiên cứu . 2

4. Nhiệm vụ nghiên cứu. 2

5. Luận điểm nghiên cứu . 3

6. Những điểm mới của luận án. 3

7. Nguồn tài liệu . 3

8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. 4

9. Cấu trúc của luận án . 4

Chương 1. 5

CƠ SỞ LÍ LUẬN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ

BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU . 5

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về biến động sử dụng đất . 5

1.1.1. Trên thế giới. 5

1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu về biến động sử dụng đất . 5

1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu

đến sử dụng đất. 9

1.1.2. Tại Việt Nam. 13

1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu về biến động sử dụng đất . 13

1.1.2.2. Các công trình nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu

đến sử dụng đất. 18

1.1.3. Các công trình nghiên cứu về tỉnh Hà Tĩnh. 23

1.2. Cơ sở lý luận đánh giá biến động sử dụng đất trong bối cảnh biến đổi khí hậu. 25

1.2.1. Một số khái niệm . 25

1.2.1.1. Đất, sử dụng đất và biến động sử dụng đất . 25

1.2.1.2. Một số khái niệm liên quan đến biến đổi khí hậu . 30

1.2.2. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất . 32

1.2.2.1. Tác động của khí hậu đến đặc tính của đất . 32

1.2.2.2. Tác động qua lại giữa biển đổi khí hậu và sử dụng đất. 34

1.3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu . 36

1.3.1. Phương pháp luận nghiên cứu. 36

1.3.1.1. Quan điểm nhiên cứu . 36iv

1.3.1.2. Cách tiếp cận . 37

1.3.1.3. Phương pháp nghiên cứu. 38

1.4. Quy trình các bước nghiên cứu . 42

Chương 2. 45

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT

NÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH HÀ TĨNH . 45

2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế -xã hội tỉnh Hà Tĩnh . 45

2.1.1. Điều kiện tự nhiên. 45

2.1.1.1. Vị trí địa lý . 45

2.1.1.2. Đặc điểm địa chất. 45

2.1.1.3. Đặc điểm địa hình, địa mạo. 48

2.1.1.4. Đặc điểm khí hậu. 49

2.1.1.5. Đặc điểm thuỷ văn và nguồn nước. 51

2.1.1.6. Đặc điểm địa chất thuỷ văn . 54

2.1.1.7. Đặc điểm thổ nhưỡng . 54

2.1.1.8. Đặc điểm sinh vật. 57

2.1.1.9. Hiện trạng tai biến môi trường . 58

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội. 60

2.1.2.1. Dân số và lao động . 60

2.1.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội. 60

2.1.2.3. Thực trạng điều chỉnh các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội

trong giai đoạn 2005-2015 tại Hà Tĩnh . 65

2.1.3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên,

kinh tế - xã hội đối với phát triển nông nghiệp và sử dụng đất nông nghiệp . 70

2.1.3.1. Những lợi thế chủ yếu . 70

2.1.3.2. Hạn chế, thách thức . 71

2.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2015. 73

2.2.1. Đất nông nghiệp. 74

2.2.2. Đất phi nông nghiệp. 76

2.2.3. Đất chưa sử dụng . 77

2.3. Biến động sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2005 - 2015 . 78

2.3.1. Biến động diện tích đất sản xuất nông nghiệp . 82

2.3.1.1. Biến động đất trồng lúa . 82

2.3.1.2. Biến động đất trồng cây hàng năm khác . 84

2.3.1.3. Biến động đất trồng cây lâu năm. 85v

2.3.2. Biến động đất lâm nghiệp . 87

2.3.2.1. Biến động diện tích đất rừng sản xuất. 87

2.3.2.2. Biến động đất rừng phòng hộ và rừng đặc dụng . 89

2.3.3. Biến động diện tích đất nuôi trồng thủy sản . 90

2.3.4. Biến động đất làm muối. 92

2.3.5. Biến động diện tích đất nông nghiệp khác. 92

Chương 3. 94

BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI TỈNH HÀ TĨNH. 94

3.1. Biến đổi khí hậu tại tỉnh Hà Tĩnh . 94

3.1.1. Biến đổi khí hậu giai đoạn 1980-2015. 94

3.1.1.1. Nguồn số liệu. 94

3.1.1.2. Biến đổi của các đặc trưng khí hậu tại Hà Tĩnh giai đoạn 1980-2015. 94

3.1.2. Khái quát về kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho tỉnh Hà Tĩnh 111

3.1.2.1. Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Hà Tĩnh. 111

3.1.2.2. Tính toán diện tích ngập lụt tại tỉnh Hà Tĩnh theo kịch bản

nước biển dâng . 111

3.2. Biến động sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2005 – 2015

trong bối cảnh biến đổi khí hậu . 113

3.2.1. Thực trạng về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thiên tai

đến biến động sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh Hà Tĩnh. 113

3.2.1.1. Ảnh hưởng của lũ lụt, bão . 114

3.2.1.2. Ảnh hưởng của nắng nóng và hạn hán . 119

3.2.1.4. Ảnh hưởng của xâm nhập mặn. 123

3.2.1.5. Ảnh hưởng của rét đậm rét hại. 124

3.2.2. Phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố khí hậu và biến động sử dụng đất

nông nghiệp giai đoạn 2005-2015 tại tỉnh Hà Tĩnh bằng phương pháp phân tích

hồi quy logistic. 127

3.2.2.1. Thiết lập cơ sở dữ liệu đầu vào . 127

3.2.2.2. Kết quả tính toán theo mô hình hồi quy logistic . 133

3.2.2.3. Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu và thiên tai

đến biến động sử dụng đất tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2005 – 2015 . 135

3.3. Đề xuất một số giải pháp sử dụng đất nông nghiệp hợp lý trong bối cảnh

biến đổi khí hậu tại tỉnh Hà Tĩnh. 139

3.3.1. Những căn cứ để đề xuất các giải pháp . 139vi

3.3.2. Đề xuất một số giải pháp sử dụng hợp lý đất nông nghiệp trong bối cảnh

biến đổi khí hậu. 140

3.3.2.1. Một số giải pháp chung. 140

3.3.2.2. Một số giải pháp cụ thể góp phần sử dụng đất nông nghiệp hợp lý

thích ứng với biến đổi khí hậu . 142

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 147

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐÃ CÔNG BỐ.I

TÀI LIỆU THAM KHẢO. II

PHỤ LỤC. PL-1vii

pdf192 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 673 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu, đánh giá biến động sử dụng đất trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại tỉnh Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giảm 13.093 ha. Như vậy đến năm 2020, toàn tỉnh có 76.345 ha đất trồng cây hàng năm, chiếm 69,26% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Trong đó, đất quy hoạch trồng lúa có 56.500 ha, chiếm 74,01% diện tích đất trồng cây hằng năm, đất trồng cây hàng năm còn lại là 19.846 ha, chiếm 25,99% đất cây hàng năm. Diện tích quy hoạch đất trồng cây lâu năm giảm 6.794 ha so với năm 2013, chỉ còn 33.885 ha, chiếm 30,74% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Diện tích đất rừng đặc dụng là 74.600 ha hầu như không có nhiều thay đổi so với năm 2013. Đất có rừng trồng phòng hộ có 114.862 ha, tăng 1.562 ha so với năm 2013. Đến năm 2020, đất rừng sản xuất của tỉnh là 173.281 ha, chiếm 47,77% diện tích đất lâm nghiệp. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản Hà Tĩnh là 5.486 ha, chiếm 1,14% diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh. (Bảng 2.6) Bảng 2.6. Quy hoạch các nhóm đất nông nghiệp Hà Tĩnh đến năm 2020 TT Mục đích sử dụng đất Quy hoạch năm 2020 (ha) Thực trạng năm 2013 (ha) Tăng (+) Giảm (-) (ha) 1 Đất sản xuất nông nghiệp 104.892 130.117 -19.887 1.1 Đất trồng cây hằng năm 76.345 89.438 -13.093 - Đất trồng lúa 56.500 67.047 -10.547 - Đất trồng cây hằng năm khác 19.845 22.391 -2.546 1.2 Đất trồng cây lâu năm 33.885 40.679 -6.794 2 Đất lâm nghiệp có rừng 362.713 351.891 10.852 2.1 Đất rừng sản xuất 173.281 164.014 9.267 2.2 Đất rừng phòng hộ 114.862 113.300 1.562 2.3 Đất rừng đặc dụng 74.600 74.577 23 3 Đất làm muối 380 438 -58 4 Đất nuôi trồng thủy sản 5.486 4.661 825 5 Đất nông nghiệp khác 2.317 259 2.058 Đất nông nghiệp 481.156 478.604 -6.210 Nguồn: Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp Hà Tĩnh đến năm 2020 68 b) Điều chỉnh mục tiêu phát triển ngành Công nghiệp - Phát triển công nghiệp với tốc độ cao, kết hợp đồng bộ giữa phát triển công nghiệp với kết cấu hạ tầng, từng bước hình thành các khu, cụm công nghiệp; phát triển nhanh các dự án trong Khu Kinh tế Vũng Áng và hình thành một số khu kinh tế động lực khác. - Giai đoạn 2005–2015, tỉnh đã tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng Khu kinh tế Vũng Áng; các công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ khai thác mỏ sắt Thạch Khê, hệ thống cấp nước, cấp điện và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ ngành công nghiệp sản xuất sắt, thép; phấn đấu đến năm 2015 đưa nhà máy thép của Tập đoàn Formosa vào hoạt động. - Quy hoạch phát triển khu vực công nghiệp công nghệ cao: Thời gian qua, việc lập quy hoạch chi tiết cũng như triển khai thực hiện các khu chức năng trong Khu kinh tế Vũng Áng, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, quy hoạch chi tiết các khu tái định cư phục vụ các dự án trọng điểm được tập trung đẩy mạnh, hầu hết các khu chức năng quan trọng đều đã được lập quy hoạch như: quy hoạch chi tiết phát triển cảng Sơn Dương có không gian quy hoạch 3.584 ha, quy hoạch chi tiết khu công nghiệp 116 ha, các khu đô thị trong Khu kinh tế Vũng Áng 3.983 ha; quy hoạch khu đô thị, thương mại và dịch vụ Hà Tân 10,58 ha, Khu Đô thị Nam sông Ngàn Phố 15 ha, Khu công nghiệp Đại Kim 27 ha thuộc Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo. Các dự án quy hoạch đã và đang được triển khai, một số đã đi vào hoạt động. - Quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp và làng nghề: Khu công nghiệp Gia Lách, huyện Nghi Xuân (350 ha); khu công nghiệp Hạ Vàng, huyện Can Lộc (300 ha) thuộc quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng phê duyệt; Khu công nghiệp I Vũng Áng: Đã có 13 dự án được giao đất, cho thuê đất; tỷ lệ lấp đầy đạt khoảng 98%. Khu công nghiệp Hạ Vàng (Can Lộc) và Khu công nghiệp Gia Lách (Nghi Xuân) đã bắt đầu thực hiện giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và đã có 5 dự án được triển khai. Cụm tiểu thủ công nghiệp, làng nghề toàn tỉnh có 15 cụm, tổng diện tích quy hoạch được duyệt là 460,43 ha. Các cụm tiểu thủ công nghiệp, làng nghề đã được đầu tư kết cấu hạ tầng và giao đất, cho thuê đất cho một số tổ chức, cá nhân thực hiện sản xuất kinh doanh. 69 c) Điều chỉnh mục tiêu phát triển thương mại, du lịch Quy hoạch phát triển thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh được gắn với các quy hoạch phát triển đô thị, quy hoạch các khu chức năng trong khu kinh tế, quy hoạch trung tâm cụm xã,... hoặc quy hoạch phát triển mạng lưới dịch vụ thương mại riêng theo từng lĩnh vực như kinh doanh xăng dầu, dịch vụ viễn thông. Hà Tĩnh tuy chưa được duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, nhưng các khu vực có tiềm năng du lịch hầu hết đều đã có quy hoạch hoặc định hướng quy hoạch như: Khu du lịch nghỉ dưỡng Thiên Cầm, có diện tích khoảng 1.550 ha; Khu sinh thái biển Xuân Thành, Khu du lịch Quỳnh Viên - Thạch Hải, Khu sinh thái Nước Sốt - Sơn Kim, Khu du lịch sinh thái Kỳ Ninh, Khu văn hóa - du lịch Nguyễn Du, Chùa Hương, Ngã ba Đồng Lộc, Khu du lịch sinh thái Kẻ Gỗ... tổng diện tích các khu đã có quy hoạch khoảng hơn 5.000 ha. d) Điều chỉnh mục phát triển hạ tầng giao thông, thủy lợi - Thời gian qua, Hà Tĩnh đã không ngừng tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông để bảo đảm kết nối giữa các vùng trong tỉnh, trong đó tập trung đầu tư nâng cấp, mở rộng các tuyến giao thông quan trọng như Quốc lộ 1A, 8A, 8B, 15A, 12A cùng với đường Hồ Chí Minh đi qua, tạo kết nối vùng và hành lang kinh tế Đông Tây. Các dự án đường tránh ngập lũ thành phố Hà Tĩnh – Kẻ Gỗ, đường ven biển Xuân Hội - Thạch Khê - Vũng Áng (giai đoạn 1) được đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả. - Chương trình nâng cấp đê sông, đê biển, đê cửa sông tại khu dân cư, địa bàn trọng điểm, xung yếu đã và đang được tỉnh quan tâm, tập trung đầu tư đem lại hiệu quả trong bảo vệ, phòng tránh bão, lũ, ổn định phát triển sản xuất, dân sinh. Toàn tỉnh hiện có 345 hồ chứa nước với trữ lượng 785,6 triệu m3, 5 đập dâng lớn, 12 cống ngăn mặn, giữ ngọt, tạo nguồn và các hệ thống trạm bơm đảm bảo cung cấp nước tưới cho hơn 90% diện tích lúa, một phần nuôi trồng thủy sản, cây trồng cạn Hệ thống thủy lợi đa mục tiêu Ngàn Trươi - Cẩm Trang là dự án trọng điểm với 08 huyện, thị xã được hưởng lợi và phục vụ nguồn nước cho dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê. g) Phát triển các khu đô thị Trên cơ sở thực trạng và định hướng phát triển lãnh thổ của tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 tầm nhìn 2050, tỉnh đã và đang phát triển một mạng lưới đô thị với thành 70 phố Hà Tĩnh là trung tâm về hành chính - dịch vụ. Với việc tập trung vào phát triển công nghiệp và dịch vụ, thị xã Hồng Lĩnh và thị trấn Kỳ Anh sẽ trở thành các trung tâm đô thị tăng trưởng mạnh thứ hai. Các thị trấn khác cũng sẽ góp phần quan trọng trong việc phát triển hệ thống đô thị: Hương Khê, Đức Thọ, Nghi Xuân, Tây Sơn và Phố Châu của huyện Hương Sơn. Các thị trấn này hình thành một trục đô thị dọc quốc lộ 8 và đường Hồ Chí Minh, tạo nên sự phát triển đô thị cân bằng và đặc biệt góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại phía bắc và phía tây của tỉnh. Trọng điểm đô thị hóa của Hà Tĩnh là việc hình thành đô thị - cảng biển - khu kinh tế Vũng Áng. Đây sẽ là một đô thị lớn (rất lớn), có sức tăng trưởng nhanh và định hướng hiện đại ngay từ đầu. Đô thị này sẽ là một trung tâm tăng trưởng dịch vụ và tiêu dùng, sẽ tạo ra một sức thúc đẩy xoay chuyển cơ cấu cực lớn của tỉnh. Với quá trình đô thị hóa này, đến năm 2020 ít nhất 16.206,3 ha đất nông nghiệp sẽ bị chuyển đổi sang đất ở đô thị (582,87 ha), phục vụ phát triển các khu công nghiệp (2.516,95 ha), các cơ sở kinh doanh (3.353,15 ha) và cho mục đích phát triển cơ sở hạ tầng (9.759,33 ha) [43]. h) Phát triển khu dân cư nông thôn Thời gian qua, hầu hết các xã đều đã có quy hoạch khu, điểm dân cư nông thôn, khu trung tâm xã. Các quy hoạch đều được gắn với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Tổng diện tích quy hoạch khu, điểm dân cư nông thôn khoảng 2.500 ha. Về quy hoạch xây dựng nông thôn mới đang được tích cực triển khai, đến tháng 10/2011 toàn tỉnh đã có 85 xã được duyệt [49,48,43]. 2.1.3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đối với phát triển nông nghiệp và sử dụng đất nông nghiệp 2.1.3.1. Những lợi thế chủ yếu - Tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, có nguồn khoáng dồi dào, quy mô lớn (vật liệu xây dựng, quặng sắt..) nên có điều kiện phát triển công nghiệp khai thác và chế biến; có tiềm năng phát triển công nghiệp điện năng (thủy điện, nhiệt điện). Phát triển kinh tế đã khai thác thế mạnh, hình thành khu kinh tế lớn như khu kinh tế Vũng Áng, khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo, khai thác mỏ sắt Thạch Khê... là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển. 71 - Nông lâm nghiệp và thủy sản phát triển toàn diện; nông nghiệp đã phát triển theo hướng sản xuất tập trung tạo ra sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao như chè, cao su, cam, bưởi...; phát triển rừng, chế biến và khai thác lâm sản, khai thác thủy sản là thế mạnh của tỉnh tạo sản phẩm có giá trị cao để xuất khẩu. - Có bờ biển dài, cảng nước sâu, thuận lợi trong phát triển kinh tế biển (cảng biển, đánh bắt thủy sản...); có nhiều thắng cảnh (núi, rừng, sông suối...) và hệ sinh thái rừng phong phú, tính đa dạng sinh học cao, có nhiều loài động thực vật quý hiếm (vườn quốc gia Vũ Quang, khu bảo tồn thiên nhiên hồ Kẻ Gỗ...) và nhiều di tích lịch sử nổi tiếng (khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du, cố Tổng bí thư Trần Phú; Hà Huy Tập...). Vì vậy, không chỉ có ý nghĩa về kinh tế, du lịch mà còn có tính giáo dục nhân văn sâu sắc. - Quỹ đất chưa sử dụng có khả năng cho phát triển lâm nghiệp còn lớn, đất đai đa dạng, thích hợp cho nhiều loài cây trồng sinh trưởng và phát triển. - Lực lượng lao động dồi dào, số lao động được đào tạo chuyên môn ngày một tăng; nhân dân trong tỉnh cần cù chịu khó, ham học hỏi, tìm tòi, sáng tạo; đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật có kinh nghiệm thực tế nên thuận lợi cho việc tổ chức, ứng dụng và chuyển giao kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. - Tỉnh đã có sự đổi mới trong tư duy và cách tiếp cận phát triển sản xuất ở các cấp, nhất là từ bộ máy quản lý nhà nước. Nhiều chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, chính sách thu hút doanh nghiệp và nông dân tham gia chuỗi sản xuất sản phẩm nông sản, chuyển dịch cơ cấu kinh tế được ban hành. - Quy mô sản xuất từng bước chuyển dần từ quy mô nhỏ lẻ, manh mún sang sản xuất tập trung, quy mô lớn hình thành nhiều mô hình kinh tế trang trại, gia trại, mang lại thu nhập kinh tế cao cho nông hộ. 2.1.3.2. Hạn chế, thách thức - Địa hình phức tạp, dốc từ tây sang đông, với nhiều đồi núi cao, sông ngắn và dốc nên lãnh thổ bị chia cắt mạnh, đất đai manh mún không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp hàng hóa. - Điều kiện khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, thường gây ra các hiện tượng thiên tai khó lường, nhất là nắng nóng, hạn hán, bão lũ... ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân. Đặc biệt, trong những năm gần đây do ảnh hưởng của biến đổi 72 khí hậu, thời tiết diễn biến hết sức phức tạp đã ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất. Dự báo trong thời gian tới biến đổi khí hậu sẽ làm gia tăng tần suất xuất hiện nắng hạn, lũ lụt tại Hà Tĩnh, gây thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp; nhiệt độ biến động bất thường làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng, một số đối tượng dịch hại nguy hiểm xuất hiện; xâm nhập mặn làm giảm năng suất cây trồng. - Đất sản xuất nông nghiệp ở Hà Tĩnh là chủ yếu đất nghèo chất dinh dưỡng, tầng canh tác mỏng, đất chua (độ PH phần lớn <5,5) có đến 2/3 thuộc loại trung bình đến xấu, chỉ có khoảng 1/3 diện tích thuộc loại khá. Đất ở vùng ven biển phần lớn là đất pha cát nhiễm mặn, đất ở vùng đồi núi chủ yếu là đất Feralit vàng nâu, vàng xám, bị rửa trôi. Công tác cải tạo, bồi dục đất chưa được chú trọng, số lượng phân chuồng, phân xanh bón cho các cây trồng có xu hướng giảm, tỷ lệ sử dụng phân hóa học tăng làm ảnh hưởng đến thành phần cơ giới và độ phì của đất. - Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, như giao thông tuy đã được đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, nhất là giao thông nông thôn ở các huyện miền núi còn nhiều khó khăn, đường vào các thôn, bản chủ yếu là đường đất hoặc đường bê tông nhỏ, dốc gây khó khăn cho việc đi lại, trao đổi hàng hóa của người dân. - Hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng được việc tưới tiêu chủ động nên hầu hết diện tích đất lúa trên địa bàn huyện chỉ canh tác một vụ. - Sức cạnh tranh hàng hóa thấp, chất lượng hàng nông sản chưa cao, bên cạnh đó thị trường tiêu thụ nông sản không ổn định, thu nhập bấp bênh. - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm, tỷ trọng nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao, nền kinh tế của huyện chưa có những bước đột phá. - Tốc độ tăng trưởng trong nông nghiệp trong giai đoạn thấp hơn trung bình nhiều năm; công tác chuyển đổi đất gắn với chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp chậm; tỷ lệ giống mới có năng suất, chất lượng cao còn thấp; công tác đảm bảo giống cây, giống con còn gặp nhiều khó khăn. Trình độ nhận thức chưa cao, đặc biệt là đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng cao, vì vậy gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất. 73 2.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 Hà Tĩnh có 12 đơn vị hành chính cấp huyện (trong đó có 1 thành phố, 2 thị xã) và 262 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 20 phường, 12 thị trấn và 230 xã). Công tác kiểm kê đất đai của tỉnh dựa trên các nguồn tài liệu, số liệu đã được xây dựng trong quá trình thực hiện công tác quản lí nhà nước về đất đai, bao gồm: Số liệu thống kê đất đai hàng năm của 3 cấp xã, huyện, tỉnh. Nhìn chung, tài liệu, số liệu kiểm kê đất đai tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn trước năm 2000, 2001 do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan nên còn sơ sài, thiếu đồng bộ, thậm chí từ năm 1995 trở về trước số liệu thống kê đất đai của tỉnh đang được viết thủ công. Từ năm 2005 trở về sau này, công tác thống kê đất đai đã được thực hiện tương đối đầy đủ, đồng bộ và đã được xây dựng bản đồ số Hiện trạng sử dụng đất toàn tỉnh. Hình 2.1. Biểu đồ cơ cấu diện tích đất năm 2015 tỉnh Hà Tĩnh Theo số liệu Báo cáo hiện trạng sử dụng đất năm 2015 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh, tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh có 596.694,85 ha, trong đó có 575.741,36 ha đất đã được sử dụng vào các mục đích khác nhau chiếm hơn 96% diện tích tự nhiên. Cơ cấu sử dụng đất phân bổ như sau [51]: - Đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp: 460.950,42 ha, chiếm 77,25% diện tích tự nhiên. - Đất sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp: 114.790,93 ha, chiếm 19,24% diện tích tự nhiên. - Đất chưa sử dụng: 20.953,49 ha, chiếm 3,51% diện tích tự nhiên (Bảng 2.7) 74 Bảng 2.7. Diện tích, cơ cấu sử dụng đất năm 2015 tỉnh Hà Tĩnh TT Mục đích sử dụng Diện tích 2015 (ha) Tỉ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 596.694,85 100 1 Nông nghiệp 460.950,42 77,25 1.1 Sản xuất nông nghiệp 123.396,73 20,68 1.1.1 Đất trồng lúa 85.276,51 14,29 1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 22.713,17 3,81 1.1.3 Đất trồng cây lâu năm 15.407,05 2,58 1.2 Lâm nghiệp 332.510,02 55,72 1.2.1 Đất rừng sản xuất 149.431,56 25,04 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 108.985,31 18,26 1.2.3 Đất rừng đặc dụng 74.093,15 12,41 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 4.372,07 0,73 1.4 Đất làm muối 116,32 0,02 1.5 Đất nông nghiệp khác 555,28 0,09 2 Phi nông nghiệp 114.790,94 19,24 2.1 Đất ở 77.248,47 12,94 2.2 Đất chuyên dùng 8.308,05 1,39 2.3 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 29.234,42 4,89 3 Đất chưa sử dụng 20.953,49 3,51 Nguồn: Báo cáo thống kê đất đai tỉnh Hà Tĩnh năm 2015 [51] 2.2.1. Đất nông nghiệp Đất nông nghiệp có 460.950,42 ha, chiếm 77,25% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp được trình bày trong bảng 2.7. Trong cơ cấu đất nông nghiệp, diện tích đất lâm nghiệp có tỷ trọng lớn nhất, chiếm 72,13% diện tích đất nông nghiệp của tỉnh. Các huyện có diện tích đất sử dụng cho mục đích lâm nghiệp chủ yếu như Hương Khê, Hương Sơn, Kỳ Anh, Vũ Quang, Cẩm Xuyên, chiếm từ 52% đến 78% tổng diện tích đất tự nhiên của các huyện này. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 123.396,73 ha, chiếm 26,77% diện tích đất nông nghiệp, chủ yếu tập trung ở các huyện trung du như Kỳ Anh, Hương Khê, Cẩm Xuyên, Can Lộc, Thạch Hà, Đức Thọ... 2.2.1.1. Đất sản xuất nông nghiệp Diện tích đất sản xuất nông nghiệp 123.396,73 ha, chiếm 26,77% diện tích đất nông nghiệp và 20,68% diện tích đất tự nhiên, trong đó: 75 - Đất lúa và đất trồng cây hàng năm khác có 107.989,68 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện Kỳ Anh 18.908,62 ha (chiếm 17,53 diện tích đất trồng cây hàng năm toàn tỉnh); Cẩm Xuyên 14.868,61 ha (chiếm 13,78%); Thạch Hà 13.974,43 ha (chiếm 12,95%); Can Lộc 10.534,91 ha (chiếm 10,57%); Đức Thọ 10.706,23 ha (chiếm 9,92%); Hương Sơn 9.318,83 ha (chiếm 8,64%); Hương Khê 8.562,86 ha (chiếm 7,93%);... Đất lúa và đất trồng cây hàng năm khác hiện nay có hệ số sử dụng thấp, nếu được đầu tư thích đáng về thuỷ lợi và lao động, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, bố trí mùa vụ hợp lý thì có thể tăng diện tích gieo trồng thêm hàng chục ngàn ha, đây là biện pháp ít tốn kém và có tính khả thi cao nhất để phát huy tiềm năng đất đai của tỉnh. + Đất trồng lúa có 85.276,51 ha, chiếm 69,1% diện tích đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh; tập trung chủ yếu ở huyện Cẩm Xuyên 14,238,30 ha, Kỳ Anh 11.305,80 ha; Thạch Hà 12.765,80 ha; Can Lộc 10.534,91 ha; Đức Thọ 8.418,24 ha... + Đất trồng cây hàng năm khác có 22.713,17 ha, chiếm 18,4% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, tập trung chủ yếu ở huyện Kỳ Anh 7.602,81 ha; Hương Khê 2.361,68 ha; Hương Sơn 3.043,93 ha; Nghi Xuân 2.386,67 ha; Đức Thọ 2.287,99 ha... - Đất trồng cây lâu năm có 15.407,05 ha, chiếm 12,48% diện tích đất sản xuất nông nghiệp; tập trung chủ yếu ở huyện Hương Khê 10.108,79 ha; Kỳ Anh 2.891,22 ha; Vũ Quang 733,74 ha; Thạch Hà 530,34 ha... 2.2.1.2. Đất rừng sản xuất có 149.431,56 ha, chiếm 32,41% diện tích đất nông nghiệp (25,04% tổng diện tích tự nhiên; tập trung chủ yếu ở các huyện Hương Sơn 45.343,68 ha; Hương Khê 39.364,67 ha; Kỳ Anh 29.905,70 ha; Vũ Quang 11.642,33 ha; Cẩm Xuyên 7.978,02 ha... 2.2.1.3. Đất rừng phòng hộ có 108.985,31 ha, chiếm 23,64% diện tích đất nông nghiệp (18,26% tổng diện tích tự nhiên); tập trung chủ yếu ở huyện Hương Sơn 30.775,51 ha; Hương Khê 31.185,04 ha; Cẩm Xuyên 13.934,79 ha; Kỳ Anh 17.267,84 ha... 2.2.1.4. Đất rừng đặc dụng có 74.093,15 ha, chiếm 16,07% diện tích đất nông nghiệp (12,41% diện tích tự nhiên); tập trung ở các huyện: Vũ Quang 31.934,82 ha; Hương 76 Khê 17.504,00 ha; Cẩm Xuyên 11.2 ha. 2.2.1.5. Đất nuôi trồng thuỷ sản có 4.372,07 ha, chiếm 0,94% diện tích đất nông nghiệp, tập trung chủ yếu ở huyện Nghi Xuân 1.008,43 ha; Kỳ Anh 1.352,07 ha; Thạch Hà 792,87 ha; TP Hà Tĩnh 406,48 ha, Cẩm Xuyên 326,22 ha, Lộc Hà 329,60 ha... 2.2.1.6. Đất làm muối có ở Kỳ Anh 116,32 ha, chiếm 0.03% diện tích đất nông nghiệp. 2.2.1.7. Các loại đất nông nghiệp khác có 555,28 ha, chiếm 0,12% diện tích đất nông nghiệp; chủ yếu ở huyện Hương Khê có 325,91 ha; Can Lộc 56,15 ha; Hương Sơn 81,20 ha ...[51]. (Bảng 2.8) Bảng 2.8. Đất nông nghiệp theo đơn vị hành chính năm 2015 tỉnh Hà Tĩnh (ha) Tên huyện Đất Nông nghiệp Đất trồng lúa Đất trồng cây hàng năm Đất trồng cây lâu năm Đất rừng sản xuất Đất rừng phòng hộ Đất rừng đặc dụng Đất nuôi trồng thủy sản Đất làm muối Đất nông nghiệp khác Can Lộc 30084,19 10534,91 867,11 228,49 3640,36 3161,45 114,82 56,15 Cẩm Xuyên 63827,55 14238,30 630,31 364,12 7978,02 13934,79 11214,17 326,22 Đức Thọ 20170,16 8418,24 2287,99 204,45 3415,95 133,82 35,72 10,26 Hương Khê 125566,64 6201,18 2361,68 10108,79 39364,67 31185,04 17504,00 325,91 Hương Sơn 109347,81 6274,91 3043,93 223,99 45434,68 30775,51 9293,44 81,20 Kỳ Anh 103642,53 11305,80 7602,81 2891,22 29905,70 17267,84 4146,72 1372,22 96,18 27,30 Lộc Hà 11629,93 4528,66 1017,88 0,01 682,34 1245,07 317,58 12,02 Nghi Xuân 22004,97 4360,07 2386,67 1438,31 3273,04 1008,43 35,98 Thạch Hà 35175,42 12765,80 1208,63 530,34 5221,12 2975,25 784,74 8,13 18,47 Vũ Quang 63572,42 1581,01 1202,98 733,74 11642,33 4465,99 31934,82 TP Hà Tĩnh 5629,88 2439,51 29,11 406,48 TX Hồng Lĩnh 6043,35 2487,64 74,04 121,92 708,10 567,54 5,87 Tổng 460590,42 85276,51 22713,17 15407,05 149431,56 108985,31 74093,15 4372,07 116,32 555,28 Nguồn: Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai tỉnh Hà Tĩnh năm 2015 [51] 2.2.2. Đất phi nông nghiệp Đất phi nông nghiệp toàn tỉnh năm 2015 có 114.790,94 ha, chiếm 19,24% tổng diện tích tự nhiên, tập trung nhiều nhất ở các huyện Kỳ Anh 21.915,20 ha, Hương Khê 14.551,21 ha, Cẩm Xuyên 13.546,79 ha, Hương Sơn 13.363,47 ha, Thạch Hà 10.062,72 ha, Vũ Quang 10.316,13 ha, Can Lộc 11.128,87 ha. (Bảng 2.9) 2.2.2.1. Đất ở chiếm diện tích lớn nhất 77.248,46 ha, chiếm 67% diện tích đất phi nông nghiệp. Đất ở phân bố không đều giữa các địa phương, giữa đồng bằng và thành 77 thị, chiếm diện tích nhiều nhất tại các huyện Kỳ Anh, Hương Sơn, Hương Khê, Cẩm Xuyên, Can Lộc... Đối với đất ở : Hiện nay vẫn còn tình trạng xâm cư gây lãng phí đất, cần được bố trí hợp lý hơn như việc xen ghép thêm dân cư vào các khu vực dân cư hiện có để giảm bớt diện tích dân cư lấn chiếm sang đất sản xuất... 2.2.2.2. Đất chuyên dùng: có 8.308,05 ha chiếm 7,23% diện tích đất phi nông nghiệp, trong đó chiếm nhiều nhất là đất có mục đích công cộng. Đối với đất chuyên dùng: hiện nay một số loại hình như đất xây dựng, thuỷ lợi hiệu quả sử dụng chưa cao, nếu được điều chỉnh, đầu tư hợp lý việc sử dụng đất sẽ tiết kiệm và có hiệu quả hơn. Bảng 2.9. Đất phi nông nghiệp theo đơn vị hành chính năm 2015 tỉnh Hà Tĩnh (ha) TT Tên huyện Đất phi nông nghiệp Đất chuyên dùng Đất ở Đất sông suối và MNCD 1 Huyện Can Lộc 11128,87 653,42 8755,28 1720,17 2 Huyện Cẩm Xuyên 13546,79 524,74 8317,31 4704,74 3 Huyện Đức Thọ 5528,11 149,55 3949,56 1429,00 4 Huyện Hương Khê 14551,21 380,52 11949,99 2220,70 5 Huyện Hương Sơn 13363,47 413,25 10853,23 2097,00 6 Huyện Kỳ Anh 21915,20 3750,67 12428,96 5735,58 7 Huyện Lộc Hà 3231,77 216,58 2070,79 944,40 8 Huyện Nghi Xuân 7172,71 458,58 4968,38 1745,75 9 Huyện Thạch Hà 10062,72 1137,42 6836,32 2088,97 10 Huyện Vũ Quang 10316,13 93,22 4354,44 5868,47 11 Thành phố Hà Tĩnh 2754,69 279,97 1999,56 475,16 12 Thị xã Hồng Lĩnh 1359,73 250,15 905,09 204,49 Tổng 114.790,93 8.308,06 77.248,46 29.234,42 Nguồn: Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai tỉnh Hà Tĩnh năm 2015 [51] 2.2.2.3. Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: có 29.234,42 ha, chiếm 25,46% đất phi nông nghiệp và 4,9% tổng diện tích tự nhiên, tập trung nhiều ở các huyện Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Vũ Quang, Thạch Hà... 2.2.3. Đất chưa sử dụng Diện tích đất chưa sử dụng là 20.953,49 ha, chiếm 3,51% tổng diện tích đất tự nhiên, tập trung nhiều ở các huyện Kỳ Anh, Hương Khê, Nghi Xuân, Thạch Hà, Vũ Quang, Cẩm Xuyên... Đất chưa sử dụng đang có xu hướng giảm theo thời gian do được khai thác vào sử dụng, trong đó: 78 Đất bằng chưa sử dụng: 10.959,46 ha, chiếm 52,30% diện tích đất chưa sử dụng trên toàn tỉnh, phân bố phần lớn ở vùng đồng bằng ven sông ven biển là vùng có mật độ dân cư cao, cơ sở hạ tầng tương đối khá, nhưng do một số đặc điểm hạn chế như bị nhiễm mặn, phèn, ngập lụt vào mùa mưa, phân bố không tập trung, diện tích manh mún nên khả năng sử dụng bị hạn chế. Đất đồi núi chưa sử dụng có 9.855,87 ha, chiếm 47,04% diện tích đất chưa sử dụng, tập trung nhiều tại các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Kỳ Anh, Vũ Quang..., đây là một tiềm năng đáng kể của tỉnh để phát triển kinh tế trong những năm tới. Trong loại đất này phần lớn là đất đỏ vàng trên đá phiến sét và có độ dốc lớn trên 25o là chủ đạo, diện tích đất trống có độ dốc dưới 25o, có tầng dày trên 50 cm để phát triển nông nghiệp và nông lâm kết hợp không đáng kể. Diện tích đồi núi chưa sử dụng còn lại có độ dốc trên 25o, tầng dày mỏng chỉ thích hợp với phát triển lâm nghiệp trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng. - Núi đá không có rừng cây: 138,16 ha, chiếm 0,66% diện tích đất chưa sử dụng, chủ yếu ở huyện Cẩm Xuyên [51]. Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Hà Tĩnh được thể hiện trực quan trên các bản đồ Hiện trạng sử dụng đất các năm 2005 và 2015 (Bản đồ 2.5; 2.6). 2.3. Biến động sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2005 - 2015 Biến động sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh được xem xét phân tích cho giai đoạn 2005 – 2015 trên cơ sở sử dụng số liệu từ Báo cáo kết quả kiểm kê tình hình sử dụng đất các năm 2005, 2010 và 2015, cùng các bản đồ Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Hà Tĩnh tỉ lệ 1:100.000 do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh công bố. Theo số liệu thống kê, đất nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh có 460.950,42 ha, chiếm 77,25% diện tích đất tự nhiên với các nhóm loại hình sử dụng đất chính là: đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác. Như vậy, có trên ¾

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_danh_gia_bien_dong_su_dung_dat_trong_boi.pdf
Tài liệu liên quan