Lời cam đoan
Lời cám ơn
Tóm tắt
Mục lục
Danh mục các ký hiệu và từ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, hình ảnh, đồ thị
Mở đầu. 1
1. Lý do chọn đề tài . 1
2. Mục tiêu nghiên cứu. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 3
4. Nội dung nghiên cứu . 4
5. Ý nghĩa khoa và thực tiễn của đề tài . 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI
DUNG NGHIÊN CỨU. 6
1.1. Lịch sử phát triển của hệ truyền động và điều khiển tự động thủy lực. 6
1.2. Các công trình đã được công bố có liên quan đến nội dung nghiên cứu. 8
1.2.1. Hệ truyền động và điều khiển tải trọng hệ thủy lực . 8
1.2.2. Hệ truyền động và điều khiển vận tốc hệ thủy lực . 12
1.2.3. Hệ truyền động và điều khiển vị trí hệ thủy lực . 22
1.2.4. Các công bố có liên quan khác . 24
1.3. Kết luận chương. 26
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HỆ TRUYỀN ĐỘNG VÀ ĐIỀU KHIỂN
THỦY LỰC. 29
2.1. Tổng quan về hệ thống truyền động thủy lực . 29
2.1.1. Cấu trúc cơ bản của hệ truyền động thủy lực . 29
2.1.2. Các tính chất vật lý cơ bản của chất lỏng thủy lực . 30
2.1.3. Động cơ thủy lực . 34
143 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 434 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu điều khiển tốc độ của trục quay truyền động bằng động cơ thủy lực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1993; Boes, 1995; Huang and Wang, 1995; Bernzen,
1999) hoặc về điều khiển lưu lượng (Pannala cùng cộng sự, 1989; Karar and Rose,
1993; Ramachandran and Dransfield, 1993; Nissing, 2002. Điều khiển vận tốc
thường được sử dụng cho các ứng dụng động cơ thủy lực, một số trường hợp khác
cũng ứng dụng để bù vận tốc trong điều khiển vị trí.
Về điều khiển tải trọng: Sepehri cùng cộng sự, 1990; Backe, 1992; Boes,
1995; Heintze and van der Weiden, 1995. Thường ứng dụng trong các chuyển động
máy cắt kim loại và các máy kiểm tra cơ tính.
Mặc dù có sự phân biệt rõ ràng trong các loại điều khiển khác nhau, nhưng rất
khó để đưa ra một chuẩn về kỹ thuật thiết kế điều khiển. Trên thực tế, các lý do thực
tiễn như sức mạnh máy tính sẵn, kinh nghiệm và sở thích của nhà thiết kế hệ thống
47
điều khiển và các dụng cụ đo sẵn có dường như đóng một vai trò quan trọng trong
việc lựa chọn phương pháp thiết kế điều khiển. Tuy nhiên, trong giới hạn của luận
án, có thể phân loại một số tài liệu về điều khiển hệ thủy lực được trình bày trong
bảng 2.4.
Bảng 2. 4. Phân loại về điều khiển tự động thủy lực được công bố [47]
Kỹ thuật điều khiển Tài liệu công bố
Điều khiển thông tin cổ điển
Merritt (1967), Viersma (1980), Anderson
(1988), Backé (1992).
Điều khiển có phản hồi
Von Wierschem (1981), von Feuser (1984),
Kockemann và cộng sự. (1991), Neumann và
cộng sự (1991a,b).
Mở rộng để điều khiển thông tin
phản hồi (điều khiển nguồn cấp dữ
liệu, bồi thường phi tuyến tính)
McClamroch (1985), Neumann và cộng sự.
(1991), de Boer (1992), Lierschaft (1993),
Heintze and van der Weiden (1995), Bobrow
and Lum (1996), Polzer and Nissing (2000b),
van Schothorst (1997).
Điều khiển tiên đoán
Kotzev và cộng sự. (1994), Stahl and Irle
(1999)
Điều khiển thích nghi (tự điều
chỉnh / Điều khiển học tập)
Porter and Tatnall (1970), Kulkarni và cộng
sự. (1984), Finney và cộng sự. (1985), Yun
and Cho (1985, 1988, 1991), Saffe (1986),
Hori và cộng sự (1988), Goodhart và cộng sự.
(1991), Kockemann và cộng sự. (1991), Boes
(1992, 1995), Karar and Rose, (1993), Kotzev
và cộng sự. (1994), Huang and Wang (1995),
Bobrow and Lum (1996), Dutton and Groves
(1996), Yu and Kuo (1997).
Điều khiển cấu trúc biến (điều
khiển chế độ trượt)
Lee and Lee (1990), Chern and Wu (1992),
Hwang and Lan (1994), Behmenburg (1995).
Phản hồi tuyến tính (tuyến tính hóa
ngõ vào – ngõ ra)
Hahn và cộng sự. (1994), Del Re and Isidori
(1995), Vossoughi and Vossoughi and Donath
(1995), Alleyne (1996),
Bernzen (1999a), Pedersen (1999), Sohl and
Bobrow (1999), Lemmen and Brocker (1999,
2000), Lemmen và cộng sự. (2000), Tunay và
cộng sự (2001).
Điều khiển mờ
Klein (1993), Behmenburg (1995), Boes
(1995), Zhao and Virvalo (1995), BerKer
(1997)
Điều khiển mạng thần kinh (Neuro)
Burton và cộng sự. (1992), Plummer and
Vaughan (1996).
48
Điều khiển Bilinear (Một hệ thống
điều khiển được gọi là bilinear nếu
nó được mô tả bằng phương trình
vi phân tuyến tính, trong đó các
đầu vào điều khiển xuất hiện dưới
dạng các hệ số).
Naujoks and Wurmthaler (1988), Guo and
Schwarz (1989), Beater (1987), Guo (1991),
Yin (1992, 1994), Guo và cộng sự. (1994),
Del Re and Isidori (1995), Schwarz và cộng
sự (1996).
2.2.2. Đánh giá chất lượng hệ thống điều khiển
Chất lượng hệ thống điều khiển được đánh giá qua độ ổn định khi hệ thống
hoạt động, yêu cầu hệ thống khi hoạt động phải thỏa mãn được cùng một lúc các
tiêu chuẩn chất lượng khác nhau như độ chính xác, độ ổn định, đáp ứng quá độ, độ
nhạy, khả năng chống nhiễu,...Tuy nhiên, tiêu chuẩn thường dùng để đánh giá chất
lượng hệ thống điều khiển đó là thời gian đáp ứng, độ vọt lố và sai số xác lập.
1) Sai số xác lập: Xét hệ thống phản hồi có sơ đồ khối như hình 2.13.
Hình 2. 13. Sơ đồ khối và đặc tính sai số [8]
Sai số: Là sai lệch giữa tín hiệu vào và tín hiệu phản hồi.
Sai số hệ thống là: e(t) = r(t) - cht (t) E(s) = R(s) - Cht (s) (2.68)
Sai số xác lập: Là sai số của hệ thống khi thời gian tiến đến vô cùng.
xl xl
t s 0
e lim e(t) e limsE(s)
(2.69)
Sai số xác lập không những phụ thuộc vào cấu trúc và thông số của hệ thống mà
còn phụ thuộc cả tín hiệu vào.
2) Độ vọt lố
Hiện tượng vọt lố: Là hiện tượng đáp ứng của hệ thống vượt quá giá trị xác
lập của nó.
Độ vọt lố: (Percent of Overshoot - POT) là đại lượng đánh giá mức độ vọt lố
49
của hệ thống (tức là biên độ lớn nhất của đỉnh nhô đầu tiên lấy theo % giá trị cuối
cùng), độ vọt lố được tính bằng công thức:
max xl
xl
c c
POT(%) .100%
c
(2.70)
Vọt lố
Không vọt lố
Hình 2. 14. Độ vọt lố [8]
3) Thời gian quá độ (tqđ) và thời gian tăng (tr):
Thời gian quá độ (tqđ) là thời gian cần thiết để sai lệch giữa đáp ứng của hệ
thống và giá trị xác lập của nó không vượt quá ε%. ε % thường chọn là 2% (0,02)
hoặc 5% (0,05)
tr
tr
0.9cxl
Hình 2. 15. Thời gian quá độ và thời gian tăng [8]
Thời gian tăng (tr) là thời gian cần thiết để đáp ứng của hệ thống tăng từ 0÷63%
(0,63) giá trị xác lập của nó (đối với khâu quán tính bậc 1) và 10% (0,1) đến 90%
(0,9) giá trị xác lập của nó (với hệ dao động bậc 2 trở lên).
4) Các tín hiệu vào thường gặp
Trên sơ đồ khối 2.22, ta có:
50
xl s 0 s 0
R s sR s
E s e limsE(s) lim
1 R s H s 1 R s H s
(2.71)
Tín hiệu vào là hàm thang đơn vị:
1
R s
s
(hệ số vị trí)
xl P
s 0
P
1
e , K limG s H(s)
1 K
(2.72)
Tín hiệu vào là hàm dốc đơn vị: 2
1
R s
s
(hệ số vận tốc)
xl V
s 0
V
1
e , K limG s H(s)
K
(2.73)
Tín hiệu vào là hàm parabol: 3
1
R s
s
(hệ số gia tốc)
xl a
s 0
a
1
e , K limG s H(s)
K
(2.74)
Mối liên hệ giữa số khâu tích phân trong G(s).H(s) và sai số xác lập:
Tùy theo số khâu tích phân lý tưởng có trong hàm truyền G(s).H(s) mà các hệ số
KP, KV, Ka có giá trị như sau [8]:
Bảng 2. 5. Mối liên hệ giữa số khâu tích phân trong G(s).H(s) và sai số xác lập
Số khâu tích phân
trong G(s)H(s)
Hệ số vị trí
(KP)
Hệ số vận tốc
(KV)
Hệ số gia tốc
(Ka)
0 KP< 0 0
1 KV< 0
2 Ka<
>3
Nhận xét:
- Muốn exl của hệ thống đối với tín hiệu vào là hàm thang đơn vị bằng 0 thì hàm
truyền G(s).H(s) phải có ít nhất 1 khâu tích phân lý tưởng.
- Muốn exl của hệ thống đối với tín hiệu vào là hàm dốc bằng 0 thì hàm truyền
G(s).H(s) phải có ít nhất 2 khâu tích phân lý tưởng.
- Muốn exl của hệ thống đối với tín hiệu vào là hàm parabol bằng 0 thì hàm
truyền G(s)H(s) phải có ít nhất 3 khâu tích phân lý tưởng.
51
5) Các tiêu chuẩn tối ưu hóa đáp ứng quá độ
- Tiêu chuẩn IAE (Integral of the Absolute Magnitude of the Error)
IAE
0
J e t dt
(2.75)
- Tiêu chuẩn ISE (Integral of the Square of the Error)
2ISE
0
J e t dt
(2.76)
- Tiêu chuẩn ITAE (Integral of Time multiplied by the Absolute Value of the Error)
ITAE
0
J t e t dt
(2.77)
Tiêu chuẩn ITAE được sử dụng phổ biến nhất. Hệ thống được xem là tối ưu thì
đáp ứng quá độ có dạng trên hình 2.16.
Hình 2. 16. Đáp ứng tối ưu của hệ thống [8]
2.3. Kết luận chương
Lý thuyết về hệ thống truyền động bằng thủy lực là: Đã phân tích cấu trúc cơ
bản về hệ thống thủy lực, các tính chất vật lý của lưu chất truyền năng lượng, phân tích
đặc điểm và phương pháp xác định lưu lượng dòng chảy qua van tỷ lệ hoặc van servo,
phân tích về động cơ thủy lực truyền chuyển động quay; Mô hình tính toán tương tự
giữa truyền động điện một chiều và truyền động thủy lực. Lý thuyết trên là cơ sở để
xây dựng mô hình nghiên cứu động lực học, phương pháp thiết lập các phương trình
52
toán học mô tả mối quan hệ giữa các tín hiệu vào/ra trong hệ thống.
Về điều khiển hệ thủy lực là: Đã tổng hợp các phương pháp điều khiển nói chung
cũng như các phương pháp điều khiển hệ thủy lực thường được sử dụng hiện nay;
Phương pháp đánh giá chất lượng thông qua đáp ứng quá độ của hệ thống điều khiển.
Lý thuyết trên sẽ được ứng dụng trong việc thiết lập mô hình tính toán, mô tả toán
học và nghiên cứu đáp ứng quá độ tín hiệu ra của mô hình nghiên cứu, cụ thể:
- Thiết lấp các phương trình vi phân mô tả hệ thống;
- Biến đổi Laplace và sơ đồ khối thể hiện mối quan hệ giữa các tín hiệu vào/ra giữa
các bộ phận và của hệ thống;
- Ứng dụng bộ điều khiển PID tự điều chỉnh mờ;
- Đánh giá chất lượng động lực học của hệ thống thông qua đáp ứng quá độ.
53
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU ĐÁP ỨNG QUÁ ĐỘ VỀ ĐIỀU
KHIỂN TỐC ĐỘ CỦA TRỤC QUAY TRUYỀN ĐỘNG BẰNG
ĐỘNG CƠ THỦY LỰC
Tương tự như tất cả các hệ điều khiển khác, hệ điều khiển thủy lực cũng có
các bộ phận chính là phần tử điểu khiển, thiết bị chấp hành và cảm biến. Trong hệ
điều khiển thủy lực thì phần tử điều khiển thường gọi là bộ khuếch đại (bộ điều
khiển), thiết bị chấp hành là van điều khiển tỷ lệ (hoặc van servo) và cụm động cơ
thủy lực (hoặc xilanh thủy lực) cùng với các cơ cấu cơ khí liên quan để tạo ra tín hiệu
ra và cảm biến (vận tốc, vị trí hoặc tải trọng - theo yêu cầu của tín hiệu sử dụng). Nếu
mô hình nghiên cứu có các bộ phận là các khâu động lực học (có thể là khâu khuếch
đại, khâu tích phân, khâu quán tính, khâu dao động ..v.v.) thì hệ thống sẽ là một hệ
động lực học hết sức phức tạp. Mỗi phần tử, bộ phận sẽ có một mô hình toán và có
đặc tính động lực học riêng nên để tìm được mô hình toán chung và xây dựng đặc
tính động lực học chung của cả hệ cần phải sử dụng kết hợp nhiều lý thuyết khác
nhau. Đồng thời để có chất lượng của đặc tính động lực học tín hiệu ra tốt thì phải
nghiên cứu chọn bộ điều khiển và các thông số điều khiển của chúng phải phù hợp.
E I Q Ω
-
+
p
u0
F
Bộ điều khiển
Cụm động cơ thủy lực và cơ
cấu chấp hành
Van tỷ lệ
Tín hiệu ra
Cảm biến
n1
t 0
Hình 3. 1. Sơ đồ khối thể hiện đặc tính của hệ điều khiển [10], [23]
Hình 3.1 là ví dụ về một sơ đồ khối thể hiện đặc tính của các bộ phận trong hệ
điều khiển và được phân loại theo dạng đặc tính. Qua sơ đồ này chúng ta thấy trong
một hệ điều khiển, mỗi bộ phận sẽ có một đặc tính riêng nhưng khi có sự tác động
qua lại của các bộ phận đó sẽ cho ta một đặc tính chung cho cả hệ. Có thể hình dung
54
được mục tiêu của bài toán lý thuyết là chọn được bộ điều khiển và bộ thông số điều
khiển phù hợp để đặc tính tín hiệu ra đạt yêu cầu (theo tiêu chuẩn ITAE).
Trong các thiết bị cơ khí chủ yếu có 3 dạng tín hiệu ra, tức là có 3 tín hiệu cần
điều khiển, đó là điều khiển theo vị trí, theo tải trọng và theo tốc độ cho hệ chuyển
động tịnh tiến hoặc chuyển động quay. Nội dung của chương 3 là trình bày nghiên
cứu mô phỏng về điều khiển tốc độ của trục quay. Nguồn truyền động là động cơ
thủy lực và truyền chuyển động đến trục quay thông qua bộ truyền đai. Để điều
khiển dầu cung cấp cho động cơ thủy lực là sử dụng van tỷ lệ. Từ sơ đồ của mô
hình nghiên cứu, ta xây dựng mô hình tính toán và lập các phương trình mô tả hệ,
sử dụng lý thuyết điều khiển tự động để xây dựng sơ đồ khối về mối quan hệ giữa
tín hiệu vào (điện áp u0) và tín hiệu ra là tốc độ của trục quay (n1). Nghiên cứu mô
phỏng trên máy tính bằng phần mềm Matlab/Simulink để thể hiện quá trình điều
khiển và vẽ đồ thị đáp ứng quá trình quá độ tín hiệu ra của hệ thống. Đồng thời thiết
lập bảng số liệu theo các chỉ tiêu của đáp ứng quá độ tốc độ. Đó là: thời gian tăng tr;
thời gian xác lập tqđ; độ vọt lố cmax-cxl và sai số vòng quay ở chế độ xác lập exl. Kết
quả nghiên cứu mô phỏng này sẽ là cơ sở để xây dựng mô hình nghiên cứu thực
nghiệm về điều khiển tốc độ của trục quay truyền động bằng động cơ thủy lực.
3.1. Xây dựng mô hình nghiên cứu đáp ứng quá độ của trục quay truyền
động bằng động cơ thủy lực
3.1.1. Phân tích tổng quan
Như đã giới thiệu ở chương 1, trong những năm cuối của thế kỷ 20 đến nay,
nhờ phát triển mạnh mẽ của điện tử, điều khiển và công nghệ thông tin mà điều
khiển hệ thủy lực ngày càng phát triển và được ứng dụng trong nhiều thiết bị hiện
đại. Ví dụ như: hệ thống điều khiển cánh hướng của nhà máy thủy điện; rada và các
thiết bị quân sự; robot công nghiệp (như hàn tự động, mang các vật nặng trong môi
trường khắc nghiệt..); máy công cụ điều khiển số; thiết bị hàng không..v.v. Trong
hình 3.2 là một số mô hình ứng dụng điển hình. Trong đó: a) Ứng dụng truyền động
bằng động cơ thủy lực trong rada [10], [23], [24]; b) Ứng dụng truyền động bằng
động cơ thủy lực trong robot [10], [24]; c) Ứng dụng truyền động bằng động cơ
55
thủy lực trong điều khiển vị trí bàn máy qua bộ truyền bánh răng - thanh răng [23];
d) Ứng dụng truyền động bằng động cơ thủy lực trong điều khiển vị trí bàn máy qua
bộ truyền vít me - đai ốc [10], [24]; e, g) Ứng dụng truyền động bằng xilanh thủy
lực trong điều khiển vị trí bàn máy [10], [24], [30].
Động cơ
thủy lực
Van servo
Rada
Bộ truyền
bánh răng
Jt
Robot
Bộ truyền
bánh răng
Động cơ
thủy lực
a)
Van servo
b)
Van servo
Động cơ
thủy lực
Bàn máy
Bánh răng
thanh răng
Bộ truyền
bánh răng
c) d)
m
Van servo
Động cơ
thủy lực
Bàn máy
Bàn máy
Xilanh thủy lực
Hành trình dịch chuyển
e)
g)
Hình 3. 2. Mô hình ứng dụng của hệ điều khiển tự động thủy lực điển hình
56
Các công trình nghiên cứu được công bố như đã tổng hợp ở chương 1 thì hầu
hết mô hình nghiên cứu chỉ tính toán và giả thiết là một khối lượng chuyển động
(thẳng hoặc quay) và cơ cấu chấp hành là một khâu đàn hồi. Trong thực tế, cơ cấu
chấp hành có thể nhiều khâu đàn hồi và nhiều khối lượng chuyển động. Để góp
phần bổ sung làm phong phú thêm các nghiên cứu về hệ điều khiển thủy lực và cụ
thể là hệ thủy lực chuyển động quay thì việc xây dựng và nghiên cứu mô hình của 2
khối lượng quay và 2 khâu đàn hồi chống xoắn cũng rất có ý nghĩa. Đặc biệt ở Việt
Nam lĩnh vực này còn ít các công trình nghiên cứu.
3.1.2. Mô hình nghiên cứu
Từ cơ sở phân tích trên và tham khảo các công bố [1], [2], [12], [36], [45],
[56], mô hình nghiên cứu về điều khiển tốc độ trục quay có 2 khâu đàn hồi (một
khâu đàn hồi là cụm động cơ thủy lực và một khâu đàn hồi là bộ truyền đai thang
truyền động từ trục trung gian của động cơ thủy lực đến trục quay) và 2 giá trị mô
men quán tính khối lượng (một là trên trục quay và một là trên trục của động cơ
thủy lực) được thể hiện trên hình 3.3, trên đó còn thể hiện rõ các bộ phận cấu thành
hệ thống. Hình 3.4 là mô hình tổng thể của hệ thống nghiên cứu. Trên đó, động cơ
điện 3 pha truyền chuyển động cho bơm dầu (loại bơm bánh răng) thông qua bộ
truyền đai thang và trục trung gian. Áp suất làm việc của hệ thống thủy lực được
hiệu chỉnh và ổn định bằng van tràn và van an toàn (áp suất làm việc thể hiện qua
đồng hồ đo). Điều khiển tốc độ của động thủy lực bằng cách điều khiển lưu lượng
dầu qua van tỷ lệ [12], [20], [46]. Trên đường dầu từ bơm vào van tỷ lệ có đặt một
lọc cao áp và một ắc quy thủy khí, ắc quy này nhằm tích và bù thế năng của dầu
[31], [46], [49], cụ thể là làm ổn định áp suất làm việc (trước van tỷ lệ). Động cơ
thủy lực truyền động cho trục quay thông qua bộ truyền đai thang. Thiết bị đo tốc
độ của trục quay được sử dụng là tốc kế. Tốc kế nhận tín hiệu tốc độ của trục quay
qua bộ truyền đai răng và chuyển đổi thành tín hiệu điện áp phản hồi về mạch điều
khiển. Để tạo tải trọng ML (mô men) cho trục quay trong quá trình nghiên cứu, ta sử
dụng bơm dầu. Khi thay đổi áp suất pt của bơm này (bằng van tràn) thì mô men trên
trục quay sẽ thay đổi, nên sẽ rất thuận lợi cho việc điều chỉnh mô men trong quá
trình nghiên cứu.
57
M
Đồng hồ đo áp suất Lọc cao áp
Lọc
Động cơ điện
Ắc quy thủy lực
V
an
t
rà
n
v
à
v
an
a
n
to
àn
Bơm dầu
Bộ truyền
đai thang
p0
Bộ nguồn thủy lực
Van tỷ lệ
n0(Ω0, 0)
p, Q
Bộ truyền
đai thang
J0
Động cơ thủy lực
Lọc Bộ truyền
đai thang
Đồng hồ đo áp suất
pt
V
an
t
rà
n
và
va
n
a
n
to
àn
Van tiết lưu
Bơm dầu
Cụm tạo tải
n1(Ω1, 1)
Bộ truyền
đai thang
Bộ truyền
đai thang
Bộ truyền
đai răng
J1
Trục quay
nt
Bộ truyền
đai răng
Tốc kế
Bộ điều khiển
Bộ khuếch đại
Hình 3. 3. Sơ đồ nguyên lý hệ thủy lực truyền động cho trục quay
Động cơ điện
Bộ truyền
đai thang
Bơm
Đồng hồ đo áp suất
Đồng hồ đo áp suất
Cụm tạo tải
Trục quay
Ắc quy thủy lực
Lọc cao áp
Động cơ thủy lực
Van tỷ lệ
Bể dầu
Van tràn và
van an toàn
Bộ khuếch đại
Hình 3. 4. Mô hình trục quay
58
Sơ đồ khối của hệ điều khiển thể hiện trên hình 3.5.
Để nghiên cứu phương pháp điều khiển và xác định bộ thông số điều khiển phù
hợp nhằm điều khiển và ổn định tốc độ của trục quay thì việc đầu tiên là xây dựng
mô hình và xác định mối quan hệ giữa tốc độ của trục quay n1 (tín hiệu ra) với tín
hiệu điện áp điều khiển u0 (tín hiệu vào của hệ), cũng như mối quan hệ giữa các tín
hiệu trung gian giữa các bộ phận của hệ điều khiển. Mối quan hệ này sẽ được xây
dựng bằng mô tả toán học, biến đổi Laplace và đại số sơ đồ khối ở mục 3.2.
u0
Bộ điều khiển Van tỷ lệ Động cơ
thủy lực
Tốc kế
F
Bộ truyền đai răng
Trục quay
I Bộ truyền
đai thang
Ω0 n1
nt
Cụm tạo tải
E Q Ω1
Hình 3. 5. Sơ đồ khối của hệ thống điều khiển
Phân tích các khâu động lực học của hệ truyền động trục quay và động cơ thủy
lực để minh chứng mô hình nghiên cứu là 2 khâu đàn hồi:
Bộ truyền đai thang được coi là 1 khâu đàn hồi chống xoắn nên mô hình động
lực học của hệ truyền động thể hiện ở hình 3.6.
J1
đ=0-1.i1
ML
C1
n1
(Ω1, 1)
a)
Q
p
0
mD J0
M0
Q
n0
(Ω0, 0)
b)
c
Hình 3. 6. Mô hình động lực học của hệ truyền động
a) Mô hình dao động của trục quay; b) Mô hình động lực học của động cơ thủy lực.
Trên mô hình động lực học hình 3.6b, ta có:
- Phương trình mô tả động cơ thủy lực [1], [2], [5], [8]:
Phương trình cân bằng mô men: 0 0m 0 0 0 0
d
D p J f M
dt
(3.1)
Phương trình cân bằng lưu lượng: m 0
dp
Q D c p
dt
(3.2)
59
- Phương trình Laplace (3.1, 3.2):
0
m 0 0 0 0
m 0
D p(s) J s f (s) M (s)
Q(s) D (s) cs p (s)
(3.3)
- Mối quan hệ giữa Ω0(s) và Q(s) được thể hiện trên sơ đồ khối hình 3.7.
Q(s)
1 1
1
J .s f
0
mD
1
c.s
M0(s)
mD
p(s)
Ω0(s)
Q(s)
0
m
1 1
D
cs J .s f
mD
Ω0(s)
a) b)
0
m
0
1 1 m m
D
cs J .s f D D
Ω0(s)
c)
Q(s)
Hình 3. 7. Sơ đồ khối
- Hàm truyền trên sơ đồ khối rút gọn hình 3.7c là:
0 0
m 0 m m0
0 2 0
0 0 m m 0 0 0 m m
D / f D D(s)
Q(s) [cJ / f D D ]s J cf / f D D s 1
(3.4)
0 W
2 2
H H H
(s) K
Q(s) s / 2 / s 1
(3.5)
Trong đó: KW- hệ số khuếch đại
0
m
W 0
0 m m
D
K
f D D
H- là tần số dao động riêng
0
0 m m H
H
0 0
f D D C
J J
CH- là độ cứng thủy lực
0
0 m m
H
f D D
C
; H- là hệ số tắt dần.
Phương trình (3.5) là một khâu dao động [10], [24] nên mô hình động lực học
của động cơ thủy lực là 1 khâu dao động và được thể hiện hình 3.8.
J0
0
M0
CH
n0
(Ω0, 0)
Hình 3. 8. Mô hình động lực học của động cơ thủy lực
60
Qua phân tích trên, ta thấy rằng mô hình nghiên cứu có 2 khâu đàn hồi nối tiếp
với độ cứng chống xoắn là C1, CH và có 2 khối lượng quay là giá trị mô men quán
tính khối lượng J1 và J0.
3.2. Thiết lập mô hình tính toán và mô tả toán học của hệ thống
Mô hình tính toán lý thuyết cho trục quay được thiết lập trên cơ sở là hệ
tuyến tính [25], [45]. Có hai bài toán đặt ra là: bài toán thứ nhất gần đúng là mô
hình nghiên cứu trong đó bộ truyền đai thang truyền động từ trục rô to động cơ thủy
lực đến trục quay không biến dạng đàn hồi, bộ truyền đai như một khâu khuếch đại,
chỉ có chức năng là tạo ra tỷ số truyền; bài toán thứ hai là bộ truyền đai trên có biến
dạng đàn hồi. Mô hình phân tích của hệ truyền động và điều khiển thủy lực cho trục
quay được thể hiện trên hình 3.3. Ký hiệu và giải thích các thông số được thể hiện
trên bảng 3.1.
3.2.1. Mô hình toán khi bỏ qua biến dạng đàn hồi của bộ truyền đai thang
Mô hình tính toán với các giả thiết chính như sau: ma sát trên trục quay và
trên trục rô to động cơ thủy lực là ma sát nhớt; có hai giá trị mô men quán tính khối
lượng là một giá trị trên trục quay và giá trị trên trục rô to của động cơ thủy lực; bộ
truyền đai răng truyền động từ trục quay đến cảm biến vận tốc coi như một khâu
khuếch đại (do tải rất nhỏ nên gần như không có đàn hồi); bỏ qua biến dạng đàn hồi
của bộ truyền đai thang truyền động từ trục rô to động cơ thủy lực đến trục quay.
Bảng 3. 1. Thông số của hệ thống
Ký hiệu
Các thông số kỹ thuật của hệ truyền động cho trục quay
Tên gọi Nguồn thông tin Đơn vị Giá trị
0
mD
Thể tích riêng của động
cơ thủy lực
Nhà sản xuất m3 11.10-6
t
bD
Thể tích riêng của bơm
dầu tạo tải
Nhà sản xuất m3 11.10-6
V1+V2
Tổng thể tích trong
đường ống và 2 buồng
dầu của động cơ thủy
lực
Tính toán m3 20,5.10-5
B Mô đun đàn hồi của dầu Nhà sản xuất N/m2 14.108
Hệ số rò dầu qua động
cơ thủy lực
Tính toán thực
nghiệm
m5/Ns 2,5.10-11
61
Ký hiệu
Các thông số kỹ thuật của hệ truyền động cho trục quay
Tên gọi Nguồn thông tin Đơn vị Giá trị
J1
Mô men quán tính khối
lượng của trục quay
Tính toán Nms2/rad 45.10-3
J0
Mô men quán tính khối
lượng của trục rô to
Tính toán Nms2/rad 3,5.10-3
Q
Lưu lượng vào/ra của
động cơ thủy lực
Tính toán m3/ph 0.0124
p Áp suất làm việc Tính toán N/m2 1,7.105
pt Áp suất bơm tạo tải Tính toán N/m
2 1,7.105
I
Dòng trên van tỷ lệ
(maximum)
Nhà sản xuất mA 100
n0 Tốc độ của rô to Giá trị cài đặt vg/ph 0-1100
n1 Tốc độ của trục quay Giá trị cài đặt vg/ph 0-1100
KV
Hệ số khuếch đại của bộ
khuếch đại điều khiển
van tỷ lệ
Nhà sản xuất (m3/s)/mA 11,5.10-3
0 Góc quay của trục rô to Nhà sản xuất Rad -
1 Góc quay của trục quay Tính toán Rad -
đ
Góc xoắn tương đối của
bộ truyền đai thang do
biến dạng đàn hồi
Tính toán Rad -
Kn
Hệ số khuếch đại của
tốc kế
Tính toán V/(vg/ph) 0,02
u0
Điện áp vào điều khiển
bộ khuếch đại
Nhà sản xuất VDC 0÷±10
u1
Điện áp ra điều khiển
van tỷ lệ
Nhà sản xuất VDC 0÷±24
f0
Hệ số ma sát nhớt tương
đương của động cơ
Chọn dựa vào tham
khảo
Nms/rad 29,5.10-4
f1
Hệ số ma sát trên trục
quay
Chọn dựa vào tham
khảo
Nms/rad 0,118
C1
Độ cứng chống xoắn
của bộ truyền đai thang
Nhà sản xuất
M0
Mô men tạo tải trên trục
quay
Điều chỉnh bằng van
tràn (pt)
Nm 0÷1,87
62
n1(Ω1, 1)
Bộ truyền đai
răng
nt
n0(Ω0, 0)
J1
J0
1
n
n
i
1
t
M0
f1
f0
0
mD
Q, V1
p
C
Q, V2
I
I
Van tỷ lệ
KV
Bộ khuếch đại
Bộ truyền đai
thang
Bộ điều khiển
Kn
-F
+ u0 E
a) Mô hình phân tích
n1 (Ω1, 1)
n0(Ω0, 0)
J01
ML
f01
0
mD
Q, V1
p
C
Q, V2
b) Mô hình thu gọn
Hình 3. 9. Mô hình tính toán khi không xét đến biến dạng đàn hồi của bộ
truyền đai thang
Mô hình này được thiết lập với tín hiệu ra là tốc độ (n1) của trục quay.
Mô tả toán học của hệ thống:
- Các giá trị thu gọn: J01 = J0 + J1
2
1i (3.6)
f01 = f0 + f1
2
1i (3.7)
63
Trong đó: J01 và f01 là giá trị thu gọn của giá trị mô men quán tính và hệ số ma
sát của trục quay về trục rô to của động cơ thủy lực.
- Trên động cơ thủy lực [1], [2], [5], [8]:
Phương trình cân bằng mô men trên trục rô to của động cơ thủy lực:
0 0
m 01 01 0 0 0 L 1
d
D p J f M (M M i )
dt
(3.8)
Phương trình cân bằng lưu lượng cung cấp cho động cơ thủy lực:
0
1 2 m
m 0 m
dp V V D
Q D c p (c , D )
dt 2B 2
(3.9)
- Lưu lượng qua van tỷ lệ (tổn thất lưu lượng trong van là rất nhỏ nên có thể bỏ qua):
Q = KVI (3.10)
- Ngoài ra còn có các quan hệ trên các bộ truyền:
Số vòng quay của trục: 1 1 0 1 0
30
n i n i
(3.11)
Tỷ số truyền của bộ truyền đai thang: 11
0
n
i
n
(3.12)
Mô men tạo tải: tL t bM p D (3.13)
Trong đó: pt là áp suất của bơm tạo tải;
t
bD là thể tích riêng của bơm dầu tạo tải.
- Trên tốc kế: F = Knnt = Knn1 {nt = n1;
t
1
n
( 1)
n
} (3.14)
Tổng hợp từ phương trình (3.6) đến phương trình (3.14), ta có phương trình
Laplace (3.15).
0
m 01 01 0 0
m 0
V n 1 1 0
t
0 1 L L t b
D p(s) J s f (s) M (s)
Q(s) D (s) cs p(s)
30
Q(s) K I(s); F K n (s); n (s) (s);
M (s) i .M (s); M p D
(3.15)
Từ phương trình (3.15), thiết lập sơ đồ khối của hệ mô tả mối quan hệ giữa các
tín hiệu trong hệ thống trên hình 3.10 và mô phỏng bằng phần mềm
64
Matlab/Simulink R2015a trên hình 3.11.
F(s)
u0(s)
01 01
1
J .s f
Bộ PID tự điều
chỉnh mờ
KV
1
c.s
E(s) I(s) Q(s)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_dieu_khien_toc_do_cua_truc_quay_truyen_do.pdf