Luận án Nghiên cứu đổi mới chương trình môn học Giáo dục thể chất tự chọn (nhóm các môn bóng) cho sinh viên trường Đại học Thăng Long

MỤC LỤC

Lời cam đoan

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

Mục lục

Danh mục bảng, biểu đồ

PHẦN MỞ ĐẦU 1

Mục đích nghiên cứu 3

Nhiệm vụ nghiên cứu 3

Đối tượng nghiên cứu 4

Phạm vi nghiên cứu 4

Giả thuyết khoa học 4

Ý nghĩa lý luận 4

Ý nghĩ thực tiễn 5

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6

1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác Giáo dục thể

chất trong các trường cao đẳng, đại học

6

1.2. Một số khái niệm có liên quan 12

1.3. Các quan điểm tiếp cận về chương trình và xây dựng chương

trình môn học

15

1.4. Một số vấn đề về đánh giá hiệu quả chương trình đào tạo 19

1.5. Đặc điểm tâm, sinh lý sinh viên đại học 25

1.6. Khái quát về Trường Đại học Thăng Long 30

1.7. Các công trình nghiên cứu có liên quan 34

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 45

2.1. Phương pháp nghiên cứu 45

2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu 45

2.1.2. Phương pháp phỏng vấn 45

2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm 472.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm 48

2.1.5. Phương pháp phân tích dữ liệu theo mô hình SWOT 52

2.1.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 53

2.1.7. Phương pháp toán học thống kê 55

2.2. Tổ chức nghiên cứu 57

2.2.1. Thời gian nghiên cứu 57

2.2.2. Địa điểm nghiên cứu 57

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 58

3.1. Thực trạng chương trình môn học Giáo dục thể chất tự

chọn (nhóm các môn bóng) tại Trường Đại học Thăng Long

58

3.1.1. Thực trạng các yếu tố đảm bảo cho hoạt động dạy và học

môn học GDTC tự chọn tại Trường Đại học Thăng Long

58

3.1.2. Thực trạng kết quả học tập môn học GDTC tự chọn tại

Trường Đại học Thăng Long

65

1.3. Thực trạng trình độ thể lực của sinh viên Trường Đại học

Thăng Long

66

3.1.4. Đánh giá thực trạng chương trình Giáo dục thể chất tự chọn

(nhóm các môn bóng) cho sinh viên Trường Đại học Thăng Long

70

3.1.5. Bàn luận kết quả nghiên cứu nhiệm vụ 1 78

3.2. Đổi mới chương trình Giáo dục thể chất tự chọn (nhóm các

môn bóng) cho sinh viên Trường Đại học Thăng Long

87

3.2.1. Căn cứ khoa học đổi mới chương trình Giáo dục thể chất tự

chọn (nhóm các môn bóng) cho sinh viên Trường Đại học Thăng Long

88

3.2.2. Xác định nội dung đổi mới chương trình Giáo dục thể chất

tự chọn (nhóm các môn bóng) cho sinh viên Trường Đại học Thăng

Long

93

3.2.3. Kết quả đổi mới chương trình Giáo dục thể chất tự chọn

(nhóm các môn bóng) cho sinh viên Trường Đại học Thăng Long

98

3.2.4. Bàn luận kết quả nghiên cứu nhiệm vụ 2 1033.3. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả chương trình Giáo dục thể

chất tự chọn đổi mới cho sinh viên Trường Đại học Thăng Long 111

3.3.1. Tổ chức thực nghiệm 111

3.3.2. Đánh giá hiệu quả thực nghiệm 113

3.3.3. Bàn luận kết quả nghiên cứu nhiệm vụ 3 122

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 128

A. Kết luận 128

B. Kiến nghị 129

Danh mục các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan

đến luận án

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

pdf256 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 384 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu đổi mới chương trình môn học Giáo dục thể chất tự chọn (nhóm các môn bóng) cho sinh viên trường Đại học Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
viên Trường Đại học Thăng Long, trong đó việc đánh giá thực trạng được tiến hành trên bộ tiêu chí đánh giá chương trình môn học GDTC tự chọn (nhóm các môn bóng) cho sinh viên Trường Đại học Thăng Long gồm 7 tiêu chí, 41 chỉ số thực hiện, bao quát một cách tương đối toàn diện quá trình xây dựng chương trình môn học (ý tưởng, thiết kế, thực thi và đánh giá), trên cơ sở đó, đánh giá thực trạng chương trình môn học GDTC tự chọn (nhóm các môn bóng) tại Trường. Kết quả cho thấy: Chương trình GDTC tự chọn (nhóm các môn bóng) tại Trường Đại học Thăng Long được các chuyên gia GDTC, các giảng viên GDTC có kinh nghiệm đánh giá chủ yếu ở mức trung bình và mức khá. Các tiêu chí và nhóm tiêu chí được đánh giá độ tốt ít. Điều này đặt ra phải cải tiến chương trình môn học GDTC nhóm các môn bóng cho sinh viên Trường Đại học Thăng Long cho phù hợp với nhu cầu thực tế. Những căn cứ thực tiễn trên là yếu tố quan trọng trong quá trình đổi mới chương trình GDTC tự chọn (nhóm các môn bóng) cho sinh viên Trường Đại 92 học Thăng long và được đề tài tuân thủ nghiêm ngặt trong quá trình đổi mới chương trình GDTC tự chọn (nhóm các môn bóng) cho đối tượng nghiên cứu. Ngoài ra, trong quá trình đổi mới chương trình GDTC tự chọn (nhóm các môn bóng) cho sinh viên Trường Đại học Thăng Long, luận án còn tuân thủ các nguyên tắc: Nguyên tắc về tính phù hợp: Quá rình đổi mới chương trình môn học phải đảm bảo tuân thủ nguyên tắc về tính phù hợp, trong đó đặc biệt chú ý tới phù hợp với các chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước; phù hợp với sứ mệnh, mục đích giáo dục của Trường; phù hợp với chuẩn đầu ra kiến thức, với các điều kiện, hình thức tổ chức triển khai của Trường cũng như phương pháp kiểm tra, đánh giá môn học Nguyên tắc về tính trình tự: Quá trình đổi mới chương trình môn học phải đảm bảo tính trình tự, trong đó chú ý: Vị trí môn học phải phù hợp với toàn bộ chương trình; các điều kiện tiên quyết và kế tiếp của môn học phù hợp trình tự, nội dung đảm bảo cấu trúc quy định và theo lô gic, đi từ đơn giản tới phức tạp.. Nguyên tắc về tính tích hợp: Quá trình đổi mới chương trình môn học phải đảm bảo tính tích hợp các nội dung về kiến thức, kỹ năng, thái độ, tích hợp đào tạo kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm, kết hợp nhiều thình thức tổ chức, phương pháp, kỹ thuật dạy học Nguyên tắc về tính cân bằng, câng đối: Quá trình đổi mới chương trình môn học phải đảm bảo tính cân bằng, cân đối về nội dung, thời lượng, mục tiêu, chuẩn đầu ra, cấu trúc với các môn học khác trong khối kiến thức cũng như trong toàn chương trình đào tạo. Nguyên tắc về tính gắn kết: Quá trình đổi mới chương trình môn học phải đảm bảo tính gắn kết, trong đó chú ý cả việc gắn kết giữa môn học với môn học trước và sau; gắng kết giữa các phần nội dung trong môn học; gắn kết giữa nội dung – hình thức tổ chức – phương thức giảng dạy – kiểm tra, đánh giá 93 Nguyên tắc về tính cập nhật: Quá trình đổi mới chương trình môn học phải đảm bảo cập nhật để đáp ứng sự thay đổi của nhu cầu ngành đào tạo và nhu cầu xã hội; cập nhật để phù hợp với mục tiêu, chuẩn đầu ra của Trường; cập nhật để phù hợp với nhu cầu thị trường lao động và sự phát triển xã hội cũng như sự đổi mới trong việc dạy và học môn học GDTC. Nguyên tắc về tính hiệu quả: Quá trình đổi mới chương trình môn học phải đảm bảo tính hiệu quả, đảm bảo được tính truyền thống của Trường; đáp ứng nhu cầu xã hội; thỏa mãn kỳ vọng của sinh viên; dễ chuyển đổi đổi và ứng dụng trong thực tế đời sống. Từ những căn cứ lý luận và thực tiễn đã trình bày, chúng tôi tiến hành đổi mới chương trình GDTC tự chọn (nhóm các môn bóng) cho sinh viên Trường Đại học Thăng Long. 3.2.2. Xác định nội dung đổi mới chương trình Giáo dục thể chất tự chọn (nhóm các môn bóng) cho sinh viên Trường Đại học Thăng Long Thực tế chương trình GDTC tự chọn hiện tại của Trường Đại học Thăng Long gồm có 8 môn học, học sinh tự chọn học trong 3 tín chỉ tự chọn, tuy nhiên, chỉ có Bóng đá và Nhảy hiện đại đã được xây dựng nội dung trong 4 tín chỉ và được tính là môn học tự chọn (tương ứng với các môn học tự chọn khác trong chương trình giảng dạy của Trường). Các môn còn lại mới chỉ được xây dựng trong một tín chỉ GDTC tự chọn. Sinh viên chọn và học xong nếu muốn học tiếp cũng không thể tiến hành giảng dạy. Đồng thời căn cứ từ thực trạng chương trình, các chương trình môn học tự chọn (nhóm các môn bóng) đã xây dựng cũng cần phải tiến hành đổi để đảm bảo yêu cầu học tập thực tế. Về số lượng môn học đổi mới: Môn Bóng chuyền cơ bản: Đổi mới chương trình môn học tín chỉ 1 (đã xây dựng) và xây dựng mới nội dung tín chỉ 2 và tín chỉ 3. Môn Bóng bàn cơ bản: Đổi mới chương trình môn học tín chỉ 1 (đã xây dựng) và xây dựng mới nội dung tín chỉ 2 và tín chỉ 3. 94 Môn Bóng rổ: Đổi mới chương trình môn học tín chỉ 1 (đã xây dựng) và xây dựng mới nội dung tín chỉ 2 và tín chỉ 3. Đổi mới về mục tiêu môn học Đổi mới mục tiêu môn học theo hướng rõ ràng, đảm bảo tích hợp các mục tiêu, phù hợp với chuẩn đầu ra của môn học và chương trình đào tạo. Đổi mới về nội dung môn học: Nội dung môn học phù hợp với trình độ sinh viên và đảm bảo tính trình tự, tính tích hợp, tính cân bằng – cân đối, tính gắn kết giữa các tín chỉ và giữa các nội dung trong cùng một tín chỉ, tích hợp các nội dung giảng dạy, đảm bảo cập nhật xu hướng phát triển môn thể thao lựa chọn, và có hiệu quả cao trên đối tượng sinh viên Nhà trường. Đổi mới về thời lượng môn học: Thời lượng môn học đảm bảo đủ để phát triển kỹ năng theo mục tiêu môn học, đảm bảo đủ để sinh viên có thể lựa chọn trong cả 3 tín chỉ tự chọn. Đổi mới về tỷ lệ nội dung giảng dạy lý thuyết, thực hành, tự học và kiểm tra - đánh giá: Đảm bảo cân đối, hợp lý về tỷ lệ thời gian giữa các nội dung giảng dạy lý thuyết, thực hành, tự học và thời gian kiểm tra - đánh giá trong chương trình môn học. Đổi mới về hình thức chương trình: Chương trình môn học đổi mới đảm bảo hình thức quy định, trong đó làm rõ: Vị trí môn học (thuộc phần nào trong chương trình, trước – sau môn học nào) Mục tiêu môn học (Mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể) Thời gian (số tiết của môn học) Điều kiện tiên quyết (điều kiện để tham gia môn học) Nội dung tóm tắt (tóm tắt các nội dung chính trong chương trình môn học) 95 Phân phối chương trình (phân bổ chi tiết số tiết theo từng nội dung trong chương trình môn học) Hình thức kiểm tra, đánh giá (chỉ rõ các thức và nội dung kiểm tra, đánh giá) Tài liệu phục vụ giảng dạy (liệt kê chi tiết giáo trình và tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, ít nhất là 5 tài liệu). Để có thêm căn cứ xác định những vấn đề cần tiến hành đổi mới chương trình GDTC tự chọn (nhóm các môn bóng) cho sinh viên Trường Đại học Thăng Long, luận án tiến hành phỏng vấn bằng phiếu hỏi với đối tượng các chuyên gia GDTC, giảng viên GDTC tại các trường đại học, sinh viên đã hoàn thành chương trình GDTC tự chọn và sinh viên đang học GDTC tự chọn (phụ lục 3). Tổng số người được phỏng vấn gồm 30 chuyên gia (các nhà nghiên cứu, các cán bộ làm nhiệm vụ phát triển chương trình GDTC tại các Trường đại học), 35 giảng viên GDTC tại các trường đại học có giảng dạy tự chọn các môn bóng (Bóng chuyền, Bóng rổ và Bóng bàn), 100 sinh viên đã hoàn thành chương trình học GDTC tự chọn (đã chọn một trong các môn bóng, phỏng vấn 100 sinh viên cho mỗi môn bóng) và 100 sinh viên đang học nội dung GDTC tự chọn (đã chọn một trong các môn bóng, phỏng vấn 100 sinh viên cho mỗi môn bóng). Kết quả phỏng vấn được trình bày tại bảng 3.11. Bảng 3.11. Kết quả khảo sát xác định nội dung đổi mới chương trình môn học Giáo dục thể chất tự chọn (nhóm các môn bóng) cho sinh viên Trường Đại học Thăng Long TT Những vấn đề đổi mới Kết quả khảo sát Chuyên gia (n=30) Giảng viên (n=35) SV đã học (n=100) SV đang học (n=100) mi % mi % mi % mi % 1 Số lượng môn học đổi mới (tính số người tán thành) Môn Bóng chuyền cơ bản 30 100.00 33 94.29 85 85.00 78 78.00 Môn Bóng bàn cơ bản 30 100.00 32 91.43 89 89.00 82 82.00 Môn Bóng rổ 30 100.00 32 91.43 87 87.00 81 81.00 96 TT Những vấn đề đổi mới Kết quả khảo sát Chuyên gia (n=30) Giảng viên (n=35) SV đã học (n=100) SV đang học (n=100) mi % mi % mi % mi % 2 Đổi mới về mục tiêu môn học Cần thiết 29 96.67 33 94.29 75 75.00 70 70.00 Không cần thiết 1 3.33 2 5.71 25 25.00 30 30.00 3 Đổi mới về nội dung môn học Cần thiết 29 96.67 32 91.43 78 78.00 72 72.00 Không cần thiết 1 3.33 3 8.57 22 22.00 28 28.00 4 Đổi mới về thời lượng môn học Cần thiết 28 93.33 33 94.29 76 76.00 73 73.00 Không cần thiết 2 6.67 2 5.71 24 24.00 27 27.00 5 Đổi mới về tỷ lệ nội dung giảng dạy lý thuyết, thực hành, tự học và kiểm tra – đánh giá Cần thiết 28 93.33 33 94.29 74 74.00 74 74.00 Không cần thiết 2 6.67 2 5.71 26 26.00 26 26.00 6 Đổi mới về hình thức chương trình Cần thiết 27 90.00 32 91.43 79 79.00 77 77.00 Không cần thiết 3 10.00 3 8.57 21 21.00 23 23.00 Qua bảng 3.11 cho thấy: Về số lượng môn học đổi mới: có tới 100% chuyên gia và hơn 90% giảng viên GDTC tán thánh với việc đổi mới nội dung môn học cả 3 môn trong nhóm môn bóng. Tỷ lệ sinh viên đã học xong tán thành đổi mới chương trình đạt từ 85.00 tới 89.00% và tỷ lệ này ở sinh viên đang học tự chọn GDTC nhóm các môn bóng đạt từ 76.00 tới 82.00%. Như vậy, đa số thành viên được phỏng vấn đều tán thành việc đổi mới chương trình cả 3 môn học theo định hướng của đề tài luận án, trong đó, môn Bóng chuyền cơ bản, Bóng bàn cơ bản và Bóng rổ đổi mới chương trình môn học 1 tín chỉ (đã xây dựng) và xây dựng mới nội dung tín chỉ 2 và tín chỉ 3. Về đổi mới mục tiêu môn học: có trên 90% các chuyên gia và giáo viên GDTC đánh giá là cần thiết đổi mới và tỷ lệ này ở sinh viên là 75% với sinh viên đã học GDTC tự chọn nhóm các môn bóng và 70% với sinh viên đang học. 97 Việc cải tiến mục tiêu môn học theo định hướng rõ ràng, đảm bảo tích hợp các mục tiêu, phù hợp với chuẩn đầu ra của môn học và chương trình đào tạo là cần thiết với chương trình GDTC tự chọn (nhóm các môn bóng) của sinh viên Trường Đại học Thăng Long. Về đổi mới nội dung môn học: Có tới 96.67% số chuyên gia và 91.43% số giảng viên GDTC tán thành đổi mưới về nội dung môn học theo định hướng phù hợp với sinh viên, đảm bảo tính trình tự, tích hợp, cân bằng, gắn kết, cập nhật và tính hiệu quả. Con số này ở sinh viên đã học xong chương trình GDTC tự chọn (nhóm các môn bóng) là 78% và ở sinh viên đang học là 72%. Như vậy, việc đổi mới nội dung chương trình môn học theo định hướng của đề tài luận án là cần thiết. Về đổi mới thời lượng môn học: Tương tự như việc đổi mới nội dung môn học, việc đổi mới về thời lượng môn học (bảo gồm cả thời lượng tổng thể và thời lượng giảng dạy từng nội dung) đạt 93.33% với các chuyên gia 94.29% với giảng viên GDTC. Tỷ lệ này với sinh viên đã học xong chương trình GDTC tự chọn (nhóm các môn bóng) là 76% và với sinh viên đang học là 73%. Như vậy có thể khẳng định việc đổi mới thời lượng môn học là cần thiết. Về đổi mới tỷ lệ nội dung giảng dạy lý thuyết, thực hành, tự học và kiểm tra – đánh giá: Có tới 93.3% số chuyên gia và 94.29% số giảng viên GDTC đánh giá ở mức cần thiết và 74.00% với học xong chương trình GDTC tự chọn và đang học chương trình GDTC tự chọn (nhóm các môn bóng) đánh giá ở mức này. Đồi mới cần đối tỷ lệ các nội dung giảng dạy sẽ tạo tính hấp dẫn cho môn học cũng như giúp sinh viên có nhiều thời gian hơn cho môn học, giúp sinh viên học tập đạt kết quả cao hơn. Về đổi mới hình thức chương trình: Tương tự như các nội dung đổi mới, có tới 90% chuyên gia, 91.43% giảng viên GDTC đánh giá cần thiết phải đổi mới. Kết quả khảo sát sinh viên đã học GDTC tự chọn (nhóm các môn bóng là 79% và đang học là 77%. Như vậy, việc xây dựng chương trình ôn học với 10 nội dung theo định hướng của đề tài luận án là cần thiết. Tóm lại, qua nghiên cứu cho thấy luận án sẽ tiến hành đổi mới chương trình GDTC tự chọn (nhóm các môn bóng) cho sinh viên Trường Đại học Thăng 98 Long trên 03 môn học, trong đó môn môn Bóng chuyền cơ bản, Bóng bàn cơ bản và Bóng rổ đổi mới chương trình môn học 1 tín chỉ (đã xây dựng) và xây dựng mới nội dung tín chỉ 2 và tín chỉ 3. Các nội dung đổi mới chi tiết gồm đổi mới về mục tiêu môn học, đổi mới nội dung môn học, đổi mới về thời lượng môn học, đổi mới về tỷ lệ các nội dung giảng dạy – học tập và đổi mới về hình thức chương trình. 3.2.3. Kết quả đổi mới chương trình Giáo dục thể chất tự chọn (nhóm các môn bóng) cho sinh viên Trường Đại học Thăng Long Căn cứ vào các cơ sở lý luận và thực tiễn cũng như yêu cầu đổi mới chương trình GDTC tự chọn (nhóm các môn bóng) cho sinh viên Trường Đại học Thăng Long, chúng tôi tiến hành đổi mới chương trình môn học cho sinh viên: Mỗi chương trình GDTC tự chọn (nhóm các môn bóng) được trình bày cụ thể theo các mục: Vị trí môn học (thuộc phần nào trong chương trình, trước – sau môn học nào) Mục tiêu môn học (Mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể) Thời gian (số tiết của môn học) Điều kiện tiên quyết (điều kiện để tham gia môn học) Nội dung tóm tắt (tóm tắt các nội dung chính trong chương trình môn học) Phân phối chương trình (phân bổ chi tiết số tiết theo từng nội dung trong chương trình môn học) Hình thức kiểm tra, đánh giá (chỉ rõ các thức và nội dung kiểm tra, đánh giá) Tài liệu phục vụ giảng dạy (liệt kê chi tiết giáo trình và tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, ít nhất là 5 tài liệu). Chương trình GDTC tự chọn đổi mới (nhóm các môn bóng) được trình bày cụ thể tại phụ lục 7 với môn Bóng chuyền, phụ lục 8 với môn Bóng rổ và phụ lục 9 với môn Bóng bàn. 99 Để đảm bảo tính chuyên môn của chương trình trình môn học khi xây dựng, chúng tôi đã tiến hành tổ chức hội thảo lấy ý kiến về chương trình môn học GDTC tự chọn đổi mới (nhóm các môn bóng). Hội thảo được tiến hành ngày 16/6/2018, tại bộ môn Giáo dục thể chất, Trường Đại học Thăng Long. Thành phần tham gia hội thảo gồm 3 giáo sư, phó giáo sư, 05 tiến sĩ, 07 thạc sĩ và các giảng viên GDTC của Trường. Tổng thành viên tham gia hội thảo là 21 thành viên. Thành phần tham gia hội thảo đều là các cá nhân có kinh nghiệm trong công tác xây dựng chương trình môn học GDTC cũng như có kinh nghiệm giảng dạy môn học GDTC cho sinh viên các trường không chuyên TDTT (sau đây gọi tắt là các chuyên gia). Trước hội thảo, các chuyên gia đã được gửi trước tài liệu về chương trình GDTC tự chọn đổi mới (nhóm các môn bóng) cho sinh viên Trường Đại học Thăng Long và phiếu xin ý kiến đánh giá chi tiết. Kết quả hội thảo, các chuyên gia đều đánh giá tốt chương trình đã đổi mới của đề tài luận án. Những ý kiến đóng góp giúp hoàn thiện chương trình được tổng hợp và trình bày trong bảng 3.12 của đề tài luận án. Bảng 3.12. Tổng hợp ý kiến đóng góp của các chuyên gia về chương trình Giaó dục thể chất tự chọn đổi mới (nhóm các môn bóng) cho sinh viên Trường Đại học Thăng Long (n=21) TT Năm Nhóm phương pháp Ý kiến đóng góp 1 Môn Bóng chuyền Vị trí môn học Phù hợp (21/21 ý kiến đánh giá) Mục tiêu môn học Phù hợp (20/21 ý kiến đánh giá) Làm rõ hơn về mục tiêu kiến thức của tín chỉ 2 (01 ý kiến đóng góp) Thời gian Phù hợp (21/21 ý kiến đánh giá) Điều kiện tiên quyết Phù hợp (14/21 ý kiến đánh giá) Bỏ điều kiện sức khỏe tốt trong chương các tín chỉ (04 ý kiến đóng góp) Bỏ điều kiện về yêu thích môn thể thao (03 ý kiến đóng góp) Nội dung tóm tắt Phù hợp (18/21 ý kiến đánh giá) Bổ sung chi tiết nội dung kiểm tra, đánh giá (03 ý kiến đóng góp) Phân phối chương trình Phù hợp (20/21 ý kiến đánh giá) Bổ sung dành riêng cho lý thuyết (01 ý kiến đóng góp – không sửa chữa vì không phù hợp với thực tế giảng dạy và học tập tại Trường) Hình thức kiểm tra, đánh giá Phù hợp (20/21 ý kiến đánh giá) Bổ sung thêm tiêu chí kiểm tra thể lực theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (01 ý kiến đóng góp) Tài liệu phục vụ giảng dạy Phù hợp (21/21 ý kiến đánh giá) 2 Môn Bóng rổ Vị trí môn học Phù hợp (21/21 ý kiến đánh giá) Mục tiêu môn học Phù hợp (20/21 ý kiến đánh giá) Làm rõ hơn về mục tiêu kỹ năng của tín chỉ 1 (01 ý kiến đóng góp) Thời gian Phù hợp (21/21 ý kiến đánh giá) TT Năm Nhóm phương pháp Ý kiến đóng góp Điều kiện tiên quyết Phù hợp (21/21 ý kiến đánh giá) Nội dung tóm tắt Phù hợp (18/21 ý kiến đánh giá) Bổ sung chi tiết nội dung kiểm tra, đánh giá (03 ý kiến đóng góp) Phân phối chương trình Phù hợp (19/21 ý kiến đánh giá) Bổ sung dành riêng cho lý thuyết (01 ý kiến đóng góp – không sửa chữa vì không phù hợp với thực tế giảng dạy và học tập tại Trường) Bổ sung thêm thời gian cho hoạt động thể lực (01 ý kiến đóng góp – không sửa chữa vì đã có thời gian dành cho phát triển thể lực trong từng giáo án) Hình thức kiểm tra, đánh giá Phù hợp (20/21 ý kiến đánh giá) Bổ sung thêm tiêu chí kiểm tra thể lực theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (01 ý kiến đóng góp) Tài liệu phục vụ giảng dạy Phù hợp (21/21 ý kiến đánh giá) 3 Môn Bóng bàn Vị trí môn học Phù hợp (21/21 ý kiến đánh giá) Mục tiêu môn học Phù hợp (21/21 ý kiến đánh giá) Thời gian Phù hợp (21/21 ý kiến đánh giá) Điều kiện tiên quyết Phù hợp (18/21 ý kiến đánh giá) Bỏ điều kiện về yêu thích môn thể thao (03 ý kiến đóng góp) Nội dung tóm tắt Phù hợp (18/21 ý kiến đánh giá) Bổ sung chi tiết nội dung kiểm tra, đánh giá (03 ý kiến đóng góp) Phân phối chương trình Phù hợp (21/21 ý kiến đánh giá) Hình thức kiểm tra, đánh giá Phù hợp (21/21 ý kiến đánh giá) Tài liệu phục vụ giảng dạy Phù hợp (21/21 ý kiến đánh giá) 100 Qua bảng 3.12 cho thấy: Trong chương trình GDTC tự chọn đổi mới (nhóm các môn bóng), ở cả 03 chương trình có 26 kiến đóng góp. Những ý kiến đóng góp đã được chúng tôi trao đổi chi tiết với các giảng viên Bộ môn và các giáo viên hướng dẫn và thống nhất chỉnh sửa 23/26 ý kiến. Chương trình môn học chi tiết sau khi chỉnh sửa theo ý kiến đóng góp của các chuyên gia được trình bày tại phụ lục 10 với chương trình GDTC tự chọn môn Bóng chuyền, Phụ lục 11 với chương trình GDTC tự chọn môn Bóng rổ và phụ lục 12 với chương trình GDTC tự chọn môn Bóng bàn. Chương trình môn học GDTC tự chọn (nhóm các môn bóng) đổi mới sau khi xây dựng được chúng tôi tiến hành đánh giá ban đầu thông qua ý kiến của các chuyên gia bằng phương pháp phỏng vấn bằng phiếu hỏi (Phụ lục 13). Phỏng vấn đánh giá thông qua 41 tiêu chí thuộc 7 nhóm tiêu chuẩn đã lựa chọn trong đnáh giá chương trình GDTC tự chọn (nhóm các môn bóng) mà đề tài luận án đã lựa chọn. Phỏng vấn được tiến hành theo thang độ Liket 5 mức tương ứng: Mức Tốt (5 điểm); mức khá (4 điểm); mức Trung bình (3 điểm); mức Yếu (2 điểm); mức 5 Kém (1 điểm). Chúng tôi sẽ tính điểm trung bình cho từng tiêu chí đạt được để đánh giá chương trình GDTC tự chọn (nhóm các môn bóng) đã đổi mới tại Trường Đại học Thăng Long theo thang đo Liket 5 mức: 4.21 – 5.00: Mức tốt 3.41 – 4.20: Mức khá 2.61 – 3.40: Trung bình 1.81 – 2.60: Mức yếu 1.00 – 1.80: Mức kém Phỏng vấn đánh giá được tiến hành bằng phiếu hỏi. Đối tượng đánh giá là 12 chuyên giá GDTC, 11 giảng viên GDTC lâu năm tại các trường đại học đào tạo chuyên ngành TDTT. Đối tượng phỏng vấn tương đồng với đối tượng đã tiến hành phỏng vấn đánh giá thực trạng chương trình môn học GDTC tự chọn (nhóm các môn bóng) cho sinh viên Trường Đại học Thăng Long trong quá trình nghiên cứu thực trạng. Kết quả phỏng vấn cụ thể được trình bày tại bảng 3.13. Bảng 3.13. Kết quả kiểm định lý thuyết chương trình Giáo dục thể chất tự chọn đổi mới (nhóm các môn bóng) cho sinh viên Trường Đại học Thăng Long (n=23) TT Tiêu chí Chương trình môn học Bóng chuyền Bóng rổ Bóng bàn Điểm TB Đánh giá Điểm TB Đánh giá Điểm TB Đánh giá Tiêu chuẩn về tính phù hợp 1. Chương trình môn học phù hợp với chủ trương và chính sách của nhà nước 4.56 Tốt 4.41 Tốt 4.51 Tốt 2. Chương trình môn học phù hợp với sứ mệnh, mục đích giáo dục đào tạo của Trường Đại học Thăng Long 4.45 Tốt 4.52 Tốt 4.39 Tốt 3. Chương trình môn học phù hợp với nội dung GDTC tự chọn cho sinh viên Trường Đại học Thăng Long 4.61 Tốt 4.58 Tốt 4.53 Tốt 4. Chương trình môn học phù hợp với chuẩn đầu ra (kiến thức và kỹ năng) của Trường Đại học Thăng Long 4.38 Tốt 4.39 Tốt 4.46 Tốt 5. Nội dung chương trình phù hợp với các điều kiện về thời gian, các nguồn lực (nhân lực giảng dạy, học liệu, trang thiết bị phục vụ dạy và học) để triển khai giảng dạy các môn bóng tại Trường Đại học Thăng Long 4.42 Tốt 4.33 Tốt 4.37 Tốt 6. Nội dung môn học với các hình thức tổ chức triển khai thực hiện chương trình GDTC 4.49 Tốt 4.28 Tốt 4.52 Tốt 7. Sự phù hợp giữa nội dung, hình thức, phương pháp kiểm tra – đánh giá với nội dung môn học và hình thức tổ chức giảng dạy học GDTC 4.63 Tốt 4.35 Tốt 4.25 Tốt Tổng hợp 4.51 Tốt 4.41 Tốt 4.43 Tốt TT Tiêu chí Chương trình môn học Bóng chuyền Bóng rổ Bóng bàn Điểm TB Đánh giá Điểm TB Đánh giá Điểm TB Đánh giá Tiêu chuẩn về tính trình tự 8. Vị trí môn học GDTC tự chọn phù hợp trong toàn bộ chương trình đào tạo của Trường Đại học Thăng Long 4.39 Tốt 4.36 Tốt 4.42 Tốt 9. Xác định rõ môn học tiên quyết và kế tiếp của môn học 4.33 Tốt 4.42 Tốt 4.37 Tốt 10. Trình bày các phần nội dung của CTMH đảm bảo theo cấu trúc qui định 4.37 Tốt 4.41 Tốt 4.35 Tốt 11. Trình bày nội dung môn học theo trình tự lô gíc 4.28 Tốt 4.39 Tốt 4.33 Tốt 12. Trình bày nội dung môn học theo trình tự đơn giản đến phức tạp, từ cụ thể đến khái quát, từ cụ thể đến trừu tượng 4.42 Tốt 4.45 Tốt 4.25 Tốt 13. Tiến trình tích hợp các kỹ năng cần được đào tạo trong môn học theo yêu cầu của chuẩn đầu ra của môn học 4.49 Tốt 4.36 Tốt 4.39 Tốt 14. Các hình thức tổ chức triển khai môn học (lý thuyết, thực hành, điền dã...) phù hợp sự bố trí các phần nội dung môn học 4.31 Tốt 4.42 Tốt 3.98 Tốt Tổng hợp: 4.37 Tốt 4.40 Tốt 4.30 Tốt Tiêu chuẩn về tính tích hợp 15. Tích hợp các nội dung về kiến thức, kỹ năng thực hành môn thể thao trong chương trình môn học 4.27 Tốt 4.41 Tốt 4.35 Tốt 16. Tích hợp chuẩn đầu ra của ngành đào tạo trong thực thi chương trình 4.19 Khá 4.23 Tốt 4.32 Tốt 17. Tích hợp đào tạo kiến thức môn học và đào tạo các kỹ năng mềm, giáo dục 4.33 Tốt 4.18 Khá 4.09 Khá TT Tiêu chí Chương trình môn học Bóng chuyền Bóng rổ Bóng bàn Điểm TB Đánh giá Điểm TB Đánh giá Điểm TB Đánh giá giá trị sống và thói quen tập luyện TDTT suốt đời 18. Kết hợp các hình thức tổ chức, phương pháp, kỹ thuật dạy học trong triển khai các nội dung môn học 4.36 Tốt 4.09 Khá 4.34 Tốt Tổng hợp: 4.29 Tốt 4.23 Tốt 4.28 Tốt Tiêu chuẩn về tính cân bằng, cân đối 19. Cân bằng về nội dung môn học với các môn học khác trong cùng khối kiến thức 4.09 Khá 4.26 Tốt 4.09 Khá 20. Cân bằng về thời lượng thời gian của môn học với các môn học khác trong cùng khối kiến thức 4.23 Tốt 4.43 Tốt 4.32 Tốt 21. Cân bằng giữa mục tiêu hay chuẩn đầu ra và nội dung của môn học 4.36 Tốt 4.38 Tốt 4.26 Tốt 22. Cân bằng về cấu trúc nội dung các phần nội dung của môn học 4.35 Tốt 4.27 Tốt 4.25 Tốt 23. Cân đối về bố trí thời lượng thời gian cho các phần nội dung của môn học 4.29 Tốt 4.09 Khá 4.21 Tốt 24. Cân đối về hình thức tổ chức các hoạt động giảng dạy môn học 4.32 Tốt 4.33 Tốt 4.24 Tốt Tổng hợp: 4.27 Tốt 4.29 Tốt 4.23 Tốt Tiêu chuẩn về tính gắn kết 25. Sự gắn kết giữa môn học với môn học tiên quyết và môn học kế tiếp trong chương trình đào tạo 4.07 Khá 4.11 Khá 4.16 Khá 26. Sự gắn kết giữa các phần nội dung trong môn học: Nội dung trước là cơ sở để 3.95 Khá 4.25 Tốt 4.21 Tốt TT Tiêu chí Chương trình môn học Bóng chuyền Bóng rổ Bóng bàn Điểm TB Đánh giá Điểm TB Đánh giá Điểm TB Đánh giá dạy học nội dung tiếp theo 27. Sự gắn kết giữa nội dung chương trình và hình thức tổ chức, phương pháp truyền tải chương trình 4.29 Tốt 4.03 Khá 4.02 Khá 28. Sự gắn kết giữa nội dung chương trình và hình thức, phương pháp kiểm tra - đánh giá 4.28 Tốt 4.18 Khá 4.06 Khá 29. Sự gắn kết giữa hình thức tổ chức, phương pháp thực thi chương trình và phương pháp kiểm tra – đánh giá 4.26 Tốt 4.02 Khá 4.09 Khá Tổng hợp: 4.17 Khá 4.12 Khá 4.11 Khá Tiêu chuẩn về tính cập nhật 30. Cập nhật về mục đích, mục tiêu môn học để đáp ứng sự thay đổi của nhu cầu ngành đào tạo, nhu cầu xã hội 4.14 Khá 4.15 Khá 4,08 Khá 31. Cập nhật về nội dung môn học để phù hợp với mục tiêu, chuẩn đầu của Trường Đại học Thăng Long 4.23 Tốt 4.21 Tốt 4.12 Khá 32. Cập nhật về nội dung môn học để phù hợp với nhu cầu thị trường lao động, và sự phát triển xã hội thông tin 4.27 Tốt 4.24 Tốt 4.11 Khá 33. Cập nhật về hình thức tổ chức, phương pháp dạy học 4.32 Tốt 3.95 Khá 4.05 Khá 34. Cập nhật về hình thức tổ chức, phươ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_doi_moi_chuong_trinh_mon_hoc_giao_duc_the.pdf
  • pdfTRANG THONG TIN.pdf
  • pdfTRANG THONG TIN_1.pdf
Tài liệu liên quan