Luận án Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật phát triển sản xuất ngô xuân trên đất ruộng bậc thang một vụ tỉnh Yên Bái

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN . ii

MỤC LỤC. iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT. iv

DANH MỤC BẢNG.v

DANH MỤC HÌNH . vi

MỞ ĐẦU.1

1. Đặt vấn đề .1

2. Mục tiêu của nghiên cứu .2

2.1. Mục tiêu chung.2

2.2. Mục tiêu cụ thể.3

3. Đóng góp mới của luận án .3

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án .3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.5

1.1. Tổng quan đất ruộng bậc thang.5

1.1.1. Nghiên cứu về đất ruộng bậc thang trên thế giới .5

1.1.2. Nghiên cứu về đất ruộng bậc thang vùng miền núi phía Bắc Việt Nam .7

1.1.3. Nghiên cứu về đất ruộng bậc thang tại tỉnh Yên Bái .11

1.2. Vai trò của cây ngô .17

1.3. Yêu cầu sinh thái của cây ngô.19

1.3.1. Nhiệt độ.19

1.3.2. Ánh sáng.20

1.3.3. Nước.20

1.4. Những nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật tăng năng suất ngô .22

1.4.1. Nghiên cứu về bộ giống ngô tại Việt Nam .22

1.4.2. Nghiên cứu về thời vụ gieo trồng ngô .27

1.4.3. Nghiên cứu về phân bón .28

1.4.3.1. Nghiên cứu về phân bón đạm.28iii

1.4.3.2. Nghiên cứu về phân lân.33

1.4.3.3. Nghiên cứu về phân kali .36

1.4.4. Nghiên cứu về che phủ cho cây ngô .38

1.4.5. Nghiên cứu về mật độ cho cây ngô.41

1.5. Kết luận rút ra từ phần tổng quan.47

CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .49

2.1. Vật liệu nghiên cứu .49

2.1.1. Các giống ngô tham gia thí nghiệm .49

2.1.2. Các vật liệu khác .49

2.2. Nội dung nghiên cứu.49

2.3. Phương pháp nghiên cứu.50

2.3.1. Điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất ngô Xuân trên đất ruộng bậc thang một

vụ tại tỉnh Yên Bái .50

2.3.2. Nghiên cứu xác định giống ngô phù hợp cho canh tác vụ Xuân trên đất ruộng

bậc thang một vụ tại Yên Bái.51

2.3.3. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác ngô Xuân trên đất ruộng bậc

thang một vụ tại tỉnh Yên Bái. .51

2.3.3.1. Mô hình hóa xác định khung thời vụ gieo trồng ngô Xuân hợp lý trên đất

ruộng bậc thang một vụ tỉnh Yên Bái. .51

2.3.3.2. Thí nghiệm xác định thời vụ gieo trồng ngô Xuân hợp lý trên đất ruộng bậc

thang một vụ tỉnh Yên Bái. .53

Các thời vụ gieo trồng ngô Xuân trên đất ruộng bậc thang một vụ:.53

2.3.3.3. Thí nghiệm xác định thời vụ gieo trồng kết hợp phương pháp gieo trồng ngô 54

- Các thời vụ gieo trồng ngô Xuân trên đất ruộng bậc thang một vụ: .54

2.3.3.4. Thí nghiệm xác định lượng phân lân và kỹ thuật che phủ thích hợp.55

- Các mức vật liệu che phủ (CP): CP1= 3 tấn vật liệu phủ hữu cơ; CP2 = 5 tấn vật

liệu phủ hữu cơ; CP3 = 7 tấn vật liệu phủ hữu cơ; CP4 = Nilong che phủ. .55

2.3.3.5. Thí nghiệm xác định lượng phân bón đạm và mật độ gieo trồng hợp lý cho

canh tác ngô trồng với mật độ dày làm thức ăn chăn nuôi. .56iii

2.4. Phương pháp xử lý số liệu.57

2.5. Địa bàn nghiên cứu .57

pdf237 trang | Chia sẻ: thinhloan | Ngày: 13/01/2023 | Lượt xem: 430 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật phát triển sản xuất ngô xuân trên đất ruộng bậc thang một vụ tỉnh Yên Bái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thời vụ muộn (TV4 và TV5). Tuy nhiên, trong điều kiện thường xuyên kiểm tra phát hiện và phòng trừ sớm thì cây ngô nhiễm sâu bệnh ở mức thấp trong các thời vụ trồng khác nhau năm 2017 - 2018 tại ba điểm nghiên cứu. Qua theo dõi cho thấy giống LVN17 bị nhiễm khô vằn ở mức nhẹ (< 10% diện tích cây bị bệnh) ở cả ba vùng sinh thái trong vụ Xuân năm 2017 và 2018. Bệnh đốm lá: Tỷ lệ cây bị bệnh đốm lá của cây ngô ở các thời vụ gieo trồng khác nhau dao động từ điểm 1 đến điểm 3. Các thời vụ gieo sớm TV1 và TV2 (từ 20/1 - 1/2) tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh đốm lá cao hơn so với thời vụ gieo muộn TV3, TV4 và TV5 (sau 20/2). Nguyên nhân là do khi cây ngô gieo sớm gặp nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, ánh sáng yếu là điều kiện để bệnh đốm lá phát triển. Tuy nhiên, mức độ hại nằm trong khung đánh giá từ vừa đến nhẹ. 95 Qua theo dõi sâu bệnh hại trên cây ngô, có thể thấy rằng trong điều kiện thường xuyên kiểm tra phát hiện và phòng trừ sớm thì cây ngô nhiễm sâu bệnh ở mức thấp trong các thời vụ trồng khác nhau năm 2017 và 2018 tại ba điểm nghiên cứu. Như vậy, qua đánh giá trong vụ Xuân 2017 và 2018 tại 3 huyện của tỉnh Yên Bái, giống LVN17 khi gieo ở thời vụ 3 và 4 (gieo từ 10/2 đến 20/2) cây ngô sinh trưởng và phát triển tốt, có tỷ lệ sâu bệnh hại thấp nhất. Bảng 3. 18. Mức độ nhiễm bệnh hại của giống LVN17 tại các thời vụ gieo khác nhau trong vụ Xuân 2017 và 2018, tại Yên Bái Công thức Khô vằn (%) Đốm lá (Điểm) Văn Chấn Văn Yên Mù Cang Chải Văn Chấn Văn Yên Mù Cang Chải Năm 2017 TV1 3,6 6,4 3,4 2 3 3 TV2 (Đ/c) 2,7 5,2 2,8 2 3 3 TV3 1,9 4,1 2,0 2 2 2 TV4 1,5 3,8 1,6 1 2 2 TV5 2,4 4,6 2,4 1 2 2 Năm 2018 TV1 3,8 5,1 6,8 3 3 2 TV2 (Đ/c) 2,9 7,8 5,8 3 3 2 TV3 1,2 1,6 2,8 2 1 1 TV4 1,6 3,3 4,6 2 1 1 TV5 2,5 3,3 2,5 1 1 2 (Ghi chú: TV1: Gieo 20/1, TV2 (Đ/c): Gieo 1/2, TV3: Gieo 10/2, TV4: Gieo 20/2, TV5: Gieo 1/3) 3.3.2.3. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất thực thu của giống LVN17 ở các thời điểm gieo khác nhau trong vụ Xuân năm 2017 và 2018 tại Yên Bái Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất của các thời vụ khác nhau trong vụ Xuân năm 2017-2018, trung bình tại ba huyện Văn Chấn, Văn Yên và Mù Cang Chải như sau: 96 Số hàng hạt/bắp: Các thời vụ trồng khác nhau (từ 20/1 - 1/3) có số hàng hạt/bắp dao động từ 12,0 - 14,0 hàng/bắp trong vụ Xuân 2017 và từ 12,7 - 13,3 hàng/bắp trong vụ Xuân 2018. Tuy nhiên, qua đánh giá thống kê cho thấy số hàng/bắp của giống LVN17 ổn định từ 12,4 - 13,1 hàng/bắp và không tạo ra sự khác biệt về mặt thống kê khi gieo trồng ở các thời vụ khác nhau. Số hạt/hàng: Qua theo dõi trên giống ngô LVN17 cho thấy các thời vụ khác nhau cho số hạt/hàng khác nhau tại 3 điểm nghiên cứu trung bình dao động từ 34,7 - 39,1 hạt/hàng trong vụ Xuân 2017 và từ 35,1 - 38,2 hạt/hàng trong vụ Xuân 2018. Trong đó, thời vụ 3 cho số hạt/hàng đạt cao nhất ở cả ba điểm nghiên cứu, trung bình đạt 36,5 - 39,1 hạt/hàng và thấp nhất là thời vụ 4 đạt trung bình 34,7 - 35,1 hạt/hàng. Khối lượng 1000 hạt: Năm 2017, các thời vụ gieo khác nhau tạo ra khối lượng 1.000 hạt trung bình tại 3 điểm Văn Chấn, Văn Yên và Mù Cang Chải khác nhau, dao động trung bình từ 261,8 - 289,7 gam. Trong đó thời vụ gieo càng muộn khối lượng 1000 hạt càng cao, nếu thời vụ 1 (gieo 20/1) cho khối lượng 1000 hạt thấp nhất đạt 261,8 gam, thì cứ sau 10 ngày gieo khối lượng 1000 hạt lại tăng thêm từ 4,0 - 27,9 gam và đạt cao nhất là ở thời vụ 5 (gieo ngày 1/3) đạt 289,7 gam. Vẫn theo xu hướng tăng như năm 2017, năm 2018 khối lượng 1000 hạt của thời vụ 1 đạt thấp nhất 266,9 gam, thấp hơn các thời vụ khác từ 6,2 - 20,5 gam. Năng suất thực thu: Vụ Xuân 2018, các thời vụ khác nhau cho năng suất thực thu của giống LVN17 tại 3 điểm nghiên cứu trung bình dao động từ 51,5 - 68,3 tạ/ha, trong đó thời vụ 3 (gieo 10/2) cho năng suất cao nhất (68,4 tạ/ha), thấp nhất là thời vụ 1 (gieo 20/1) ở cả ba điểm nghiên cứu. So sánh về mặt thống kê cho thấy, các thời vụ 3 và 4 (gieo 10/2 - 20/2) cho năng suất thực thu cao hơn chắc chắn thời vụ đối chứng (TV2) từ 13,1 - 13,7 tạ/ha, tương đương mức vượt 24,0 - 25,1% ở mức độ tin cậy 95%. Các thời vụ còn lại cho năng suất tương đương với thời vụ đối chứng ở cả ba điểm nghiên cứu. 97 Bảng 3. 19. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất thực thu của giống LVN17 khi gieo ở các thời vụ khác nhau trong vụ Xuân năm 2017 và 2018, tại Yên Bái Công thức Số hàng/bắp (hàng) Số hạt/hàng (hạt) KL 1000 (g) Năng suất thực thu (tạ/ha) VC VY MCC VC VY MCC VC VY MCC VC VY MCC Năm 2017 TV1 12,7 12,7 13,3 36 40 39 268,2 246,8 270,4 49,0 55,5 48,5 TV2 (Đ/c) 12,7 12,7 13,3 38 39 40 271,5 253,1 272,7 53,6 55,4 53,0 TV3 12,7 12,0 12,7 40 39 38 290,1 289,1 289,8 71,1 67,8 66,0 TV4 13,3 12,7 12,7 36 35 33 285,6 278,2 294,6 69,9 65,9 66,9 TV5 14,0 12,7 12,7 33 35 37 279,3 265,7 284,1 55,1 58,3 52,2 Năm 2018 TV1 12,7 12,7 13,3 36 34 35 265,3 263,7 271,8 49,7 52,1 52,7 TV2 (Đ/c) 12,7 13,3 13,3 36 35 37 273,1 270,7 275,6 52,2 54,8 56,8 TV3 13,3 12,7 12,7 37 36 37 283,4 280,6 286,7 67,7 67,4 68,1 TV4 13,3 12,7 12,7 35 35 35 286,4 285,5 290,3 65,0 68,5 71,5 TV5 12,7 12,7 12,7 38 38 38 285,3 280,5 290,4 56,3 56,5 58,0 (Ghi chú: TV1: Gieo 20/1, TV2 (Đ/c): Gieo 01/02, TV3: Gieo 10/2, TV4: Gieo 20/2, TV5: Gieo 01/03;VC: Văn Chấn, VY: Văn Yên, MCC: Mù Cang Chải) 98 Bảng 3. 20. Trung bình các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất thực thu của giống LVN17 khi gieo ở các thời vụ khác nhau trong vụ Xuân năm 2017 và 2018, tại Yên Bái (Tại huyện Mù Cang Chải, Văn Yên và Văn Chấn, vụ Xuân 2 năm: 2017 và 2018) Thời vụ Số hàng/bắp (hàng) Số hạt/hàng (hạt) KL 1000 (g) Năng suất thực thu (tạ/ha) Xuân 2017 Xuân 2018 Xuân 2017 Xuân 2018 Xuân 2017 Xuân 2018 Xuân 2017 Xuân 2018 TV1 12,9 12,9 38,5 35,1 261,8 266,9 51,0b 51,5b TV2 (Đ/c) 12,9 13,1 38,8 36,2 265,8 273,1 54,0b 54,6b TV3 12,4 12,9 39,1 36,5 289,7 283,6 68,3a 67,7a TV4 12,9 12,9 34,7 35,1 286,1 287,4 67,5a 68,3a TV5 13,1 12,7 35,0 38,2 276,4 285,4 55,2ab 56,9ab LSD0,05 1,88 1,96 6,76 6,99 15,14 18,99 11,18 11,00 CV% 8,7 9,0 10,8 11,5 3,3 4,0 11,2 10,9 (Ghi chú: TV1: Gieo 20/1, TV2 (Đ/c): Gieo 01/02, TV3: Gieo 10/2, TV4: Gieo 20/2, TV5: Gieo 01/03; Các chữ giống nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác không có ý nghĩa, các chữ khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa). Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Chinh (2015) [12] cho biết, với ngô xuân trồng tại huyện Bắc Mê và huyện Yên Minh tỉnh Hà Giang, để đảm bảo ngô cho năng suất > 70% năng suất tối đa với mức độ thành công > 80% thì vùng thấp (< 600m) nên gieo sau ngày 30/1 và vùng > 800m phải gieo sau ngày 20/2. Kết quả nghiên cứu với giống ngô LVN17 ở vụ Xuân năm 2017 - 2018 cho thấy, tại 3 vùng sinh thái khác nhau (huyện Văn Yên, Văn Chấn và Mù Cang Chải) các công thức thời vụ 3 và 4 (gieo ngày 10/2 và 20/2) cho năng suất thực thu cao, tương đương nhau và cao hơn thời vụ đối chứng chắc chắn từ 13,1 - 13,7 tạ/ha ở mức ý nghĩa 5%. Các công thức thời vụ còn lại cho năng suất thực thu thấp và tương đương với công thức đối chứng. Cùng nghiên cứu xác định thời vụ cho ngô, nhưng Nguyễn Đức Thuận đã chỉ ra với giống ngô lai NK73283 trồng tại 3 huyện Mai Sơn, Mường La và Yên Châu của tỉnh Sơn La nên gieo từ 20/04 đến 30/04 (Nguyễn Đức Thuận, 2020) [62]. 99 Hình 3. 5. Năng suất thực thu của các công thức thời vụ cho giống LVN17 trong vụ Xuân 2017-2018 tại Yên Bái Tóm lại, qua theo dõi đánh giá năng suất của giống ngô LVN17 ở vụ Xuân năm 2017 - 2018 cho thấy, tại 3 vùng sinh thái khác nhau (huyện Văn Yên, Văn Chấn và Mù Cang Chải) các công thức thời vụ 3 và 4 (gieo ngày 10/2 và 20/2) cho năng suất thực thu cao, năng suất đạt 67,5 - 68,3 tạ/ha và cao hơn thời vụ đối từ 13,1 - 13,7 tạ/ha ở mức ý nghĩa 5%. Kết quả mô hình hóa xác định khung thời vụ cho ba huyện Văn Chấn, Văn Yên và Mù Cang Chải ở độ cao 400 - 600m đã kết luận thời vụ thích hợp là từ 10/2 - 20/2. Điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả thí nghiệm, vừa đảm bảo cây ngô thời gian đầu sau trồng tránh được chết rét, vừa kịp thời vụ thu hoạch để đảm bảo vụ lúa mùa và vừa đảm bảo năng suất ngô đạt > 80% năng suất tiềm năng của giống. Các công thức thời vụ còn lại cho năng suất thực thu thấp và tương đương với công thức đối chứng. 3.3.3. Kết quả thí nghiệm xác định thời vụ gieo trồng kết hợp phương pháp gieo trồng ngô Các tỉnh miền núi diện tích trồng ngô tương đối lớn chiếm khoảng 34,8% diện tích ngô của cả nước, nhưng lại gặp điều kiện bất thuận của yếu tố ngoại cảnh (hạn hán rét kéo dài, mưa bão lớn...), không có hệ thống thuỷ lợi, còn sử dụng các giống 100 cũ, lẫn tạp, thoái hoá, thiếu các biện pháp kỹ thuật Việc đưa kỹ thuật mới vào cây ngô vụ xuân trên đất 1 vụ của các tỉnh vùng cao miền núi phái Bắc là một giải pháp hiệu quả giúp giải quyết vấn đề nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Ngoài việc gặp hạn chế chung của sản xuất cây trồng vụ Xuân, cây ngô còn gặp khó khăn liên quan đến đặc điểm sinh học nếu bố trí thời vụ không hợp lý: Nếu gieo ngô muộn sẽ không kịp thu để chuẩn bị vụ lúa mùa, nếu gieo ngô sớm cây gặp lạnh và thiếu nước, sinh trưởng phát triển kém, khi trỗ cờ thụ phấn thụ tinh kém ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng ngô. Vấn đề cần giải quyết là bố trí thời vụ hợp lý, giải pháp đưa ra để khắc phục những nguyên nhân này đó là gieo ngô qua giai đoạn làm bầu ươm cây. Kỹ thuật làm ngô bầu, kết hợp thời vụ hợp lý sẽ giúp tránh rủi ro do thời tiết lạnh, khô khi gieo hạt sớm, rút ngắn thời gian sinh trưởng ngoài ruộng sản xuất, đảm bảo mật độ trồng, góp phần làm tăng năng suất ngô vụ Xuân. 3.3.3.1. Ảnh hưởng của thời vụ và phương pháp gieo hạt đến thời gian sinh trưởng của cây ngô vụ Xuân năm 2018 Thời gian từ gieo đến mọc mầm: Khi gieo ở cùng một thời vụ, thì công thức làm bầu bằng giá thể đất cho thời gian từ gieo đến mọc mầm rút ngắn hơn so với công thức làm đất tối thiểu từ 1 - 2 ngày ở cả 3 điểm nghiên cứu. Như vậy, cây ngô khi được gieo trong bầu ở các thời vụ khác nhau có điều kiện thuận lợi về độ ẩm, nhiệt độ đã giúp cây ngô nảy mầm nhanh hơn (1 - 2 ngày) so với cây ngô khi gieo ở điều kiện làm đất tối thiểu. Thời gian từ gieo đến trỗ cờ: Với lợi thế ngay từ khi gieo hạt, các công thức gieo trong bầu đất ở các thời vụ khác nhau cho thời gian từ gieo đến trỗ cờ ngắn (từ 72 - 74 ngày) và có xu hướng kéo dài thời gian hơn so với công thức gieo bằng làm đất tối thiểu (69 - 70 ngày). Khi gieo cùng thời vụ, các công thức gieo hạt trên giá thể đất cho thời gian từ gieo đến trỗ cờ ngắn hơn công thức gieo hạt khi làm đất tối thiểu từ 2 - 5 ngày. Như vậy có thể thấy, cả yếu tố thời vụ và biện pháp gieo hạt đều ảnh hưởng không nhỏ đến thời gian từ gieo hạt đến trỗ cờ. Khi gieo hạt bằng bầu ngô giá thể đất và gieo ở thời vụ 3, 4 (gieo từ 10/2 - 20/2) có thể giúp rút ngắn thời gian này hơn từ 2 - 6 ngày so với biện pháp gieo hạt bằng làm đất tối thiểu và gieo ở thời vụ sớm từ 20/1 - 1/2. 101 Thời gian từ gieo đến tung phấn: Qua kết quả theo dõi tại bảng 3.21 cho thấy thời gian từ gieo đến tung phấn biến động từ 70 - 77 ngày, với phương pháp gieo bằng bầu giá thể đất ở thời vụ 3 (gieo 20/2) cho thời gian này ngắn nhất và dài nhất khi gieo hạt bằng làm đất tối thiểu kết hợp gieo thời vụ 1 (gieo 17/1). Tại cả 3 điểm nghiên cứu khi gieo ngô ở cùng thời vụ, kết hợp với gieo hạt bằng ngô bầu cho thời gian từ gieo đến tung phấn rút ngắn hơn khi gieo hạt trực tiếp từ 1 - 5 ngày. Trung bình khi trồng ngô bầu sẽ rút ngắn được thời gian từ gieo đến tung phấn của giống LVN17 từ 1 - 4 ngày so với khi gieo hạt trực tiếp. Thời gian từ gieo đến phun râu: Các công thức có thời gian từ gieo đến phun râu là 72 - 79 ngày, chênh lệch giữa thời gian tung phấn- phun râu từ 1 - 5 ngày. Đây là khoảng thời gian hợp lý để cây thực hiện quá trình thụ phấn thụ tinh. Thời gian từ gieo đến chín sinh lý (thời gian sinh trưởng): Qua theo dõi cho thấy các công thức thí nghiệm có thời gian sinh trưởng dao động từ 115 - 125 ngày. Trong đó, khi trồng cùng một thời vụ thì công thức áp dụng biện pháp làm ngô bầu có thời gian sinh trưởng ngắn hơn so với phương pháp làm đất tối thiểu trung bình từ 3 - 5 ngày và khi áp dụng cùng biện pháp gieo hạt giống nhau thì các công thức có thời vụ gieo muộn có xu hướng chín sớm hơn các công thức có thời vụ gieo sớm. Như vậy, khi áp dụng phương pháp làm ngô bầu và thời vụ gieo ngày 10/2 (B2 TV3) thì giống LVN17 cho thời gian sinh trưởng ngắn nhất là 115 ngày ở Văn Chấn và Mù Cang Chải, 117 ngày ở Văn Yên. 102 Bảng 3. 21. Ảnh hưởng của thời vụ và phương pháp gieo hạt đến thời gian sinh trưởng của giống LVN17 trong vụ Xuân năm 2018, tại Yên Bái ` Huyện Văn Chấn Huyện Văn Yên Huyện Mù Cang Chải Thời gian từ gieo đến(ngày) Mọc mầm Trỗ cờ Tung phấn phun râu Chín sinh lý Mọc mầm Trỗ cờ Tung phấn phun râu Chín sinh lý Mọc mầm Trỗ cờ Tung phấn phun râu Chín sinh lý B1 TV1 6 72 76 78 121 6 74 77 79 125 6 72 76 77 122 TV2 6 74 77 79 122 6 72 75 77 121 6 69 73 75 121 TV3 5 72 70 77 120 5 70 70 75 122 5 70 73 75 121 TV4 5 72 74 76 120 5 71 75 76 122 5 71 74 76 121 TV5 5 73 75 77 120 6 72 75 77 122 6 70 74 76 119 B2 TV1 4 69 71 73 119 4 68 72 75 122 4 70 73 75 118 TV2 4 69 72 74 117 4 69 73 75 120 4 70 73 75 117 TV3 4 68 71 72 115 4 67 70 72 117 4 68 72 73 115 TV4 4 70 72 73 116 4 69 73 74 120 4 70 72 74 115 TV5 4 68 72 74 116 4 70 74 75 120 4 71 74 76 115 (Ghi chú: B1 = Làm đất tối thiểu; B2 = Bầu ngô giá thể đất; TV1 = 20/1; TV2 = 01/2; TV3 = 10/2; TV4 = 20/2; TV5 = 1/3) 103 3.3.3.2. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại ở các thời vụ và phương pháp gieo hạt của giống ngô LVN17, trong vụ Xuân năm 2018, tại Yên Bái Qua theo dõi các công thức có phương pháp gieo hạt và thời vụ trồng khác nhau ở ba vùng sinh thái trong vụ Xuân năm 2018, cho thấy xuất hiện các loại sâu bệnh chính là: Sâu đục thân, sâu đục bắp và rệp cờ. Số liệu được thể hiện ở bảng 3.22. Qua theo dõi cho thấy, các công thức thí nghiệm đều bị sâu đục thân, sâu đục bắp và rệp cờ gây hại, nhưng đều ở mức nhẹ (điểm 1 - 2). Công thức 1 (làm đất tối thiểu kết hợp gieo hạt ngày 20/1 bị rệp cờ hại cao hơn (điểm 3) tại huyện Văn Chấn và sâu đục thân (điểm 3) tại huyện Văn Yên. Bảng 3. 22. Ảnh hưởng của thời vụ và phương pháp gieo hạt đến khả năng chống chịu sâu hại giống ngô LVN17 vụ Xuân năm 2018, tại Yên Bái (Đơn vị: Điểm) Công thức/chỉ tiêu Đục thân đục bắp Rệp cờ VC VY MCC VC VY MCC VC VY MCC B1 TV1 2 3 2 1 2 1 3 2 2 TV2 1 2 2 2 2 2 2 2 2 TV3 2 1 2 1 1 1 1 1 1 TV4 2 1 1 1 2 2 1 2 2 TV5 2 2 2 1 1 1 2 1 2 B2 TV1 1 2 2 1 2 1 2 1 2 TV2 2 2 2 2 2 1 2 1 2 TV3 1 2 1 2 2 2 1 1 2 TV4 1 1 1 1 1 2 1 1 1 TV5 1 1 2 2 2 1 1 1 1 (Ghi chú: B1 = Làm đất tối thiểu; B2 = Bầu ngô giá thể đất; TV1 = 20/1; TV2 = 1/2; TV3 = 10/2; TV4 = 20/2; TV5 = 1/3) Kết quả theo dõi bệnh hại ngô khi áp dụng các biện pháp gieo hạt kết hợp với 104 thời vụ gieo trồng trong vụ Xuân năm 2018 như sau: Qua bảng số liệu 3.23: Các công thức đều bị nhiễm khô vằn, song mức độ nhiễm nhẹ từ 1,2 - 5,6% (< 10%). Bệnh đốm lá có tỷ lệ nhiễm nặng hơn khô vằn với mức từ 1,5 - 9,5% diện tích lá bị hại, tương đương với điểm 3 - 5, các công thức gieo hạt bằng làm đất tối thiểu kết hợp gieo ở thời vụ sớm có xu hướng nhiễm bệnh nặng hơn các công thức gieo hạt bằng bầu và gieo ở thời vụ muộn. Bảng 3. 23. Ảnh hưởng của thời vụ và phương pháp gieo hạt đến khả năng chống chịu bệnh hại trên giống LVN17, vụ Xuân năm 2018, tại Yên Bái Công thức/chỉ tiêu Khô vằn (%) Đốm lá (Điểm) Văn Chấn Văn Yên Mù Cang Chải Văn Chấn Văn Yên Mù Cang Chải B1 TV1 5,3 5,6 3,8 5 5 5 TV2 4,2 5,1 3,1 5 5 5 TV3 3,7 3,8 2,6 5 3 3 TV4 3,3 3,2 2,4 5 3 3 TV5 1,4 2,4 1,8 3 3 3 B2 TV1 4,6 4,5 3,4 5 5 5 TV2 3,4 3,6 3,3 5 3 3 TV3 3,1 3,1 2,5 5 3 3 TV4 2,8 2,6 2,1 3 3 3 TV5 1,2 2,2 1,3 3 3 3 (Ghi chú: B1 = Làm đất tối thiểu; B2 = Bầu ngô giá thể đất; TV1 = 20/1; TV2 = 1/2; TV3 = 10/2; TV4 = 20/2; TV5 = 1/3) 3.3.3.3. Ảnh hưởng của thời vụ và phương pháp gieo hạt đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống LVN17 trong vụ Xuân năm 2018, tại Yên Bái Qua nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ và phương pháp gieo hạt đến các yếu tố cấu thành năng suất, chúng tôi thu được bảng số liệu 3.24 và 3.25. Qua theo dõi chúng tôi nhận thấy: 105 Bảng 3. 24. Ảnh hưởng của thời vụ và phương pháp gieo hạt đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất thực thu của giống ngô LVN17 trong vụ Xuân năm 2018, tại Yên Bái Công thức/chỉ tiêu Hàng/ bắp (hàng) Hạt/ hàng (hạt) KL 1000 hạt (g) NSTT (tạ/ha) VC VY MCC TB VC VY MCC TB VC VY MCC TB VC VY MCC TB B1 TV1 14 14 14 14 34 34 35 34 285,4 279,9 280,5 281,9 52,1b 50,6b 52,3b 51,6 TV2 14 14 14 14 36 35 36 35 292,3 286,4 285,7 288,1 54,5b 53,7b 55,1b 54,4 TV3 14 14 14 14 36 35 36 36 312,5 307,8 304,6 308,3 71,5a 69,8a 71,0a 70,8 TV4 14 14 14 14 37 37 34 36 308,4 301,0 295,4 301,6 61,6ab 60,7ab 62,9ab 61,8 TV5 14 14 14 14 36 36 37 37 297,8 293,2 290,7 293,9 58,2b 57,2b 58,3b 57,9 B2 TV1 14 14 14 14 34 34 34 34 278,6 282,4 290,4 283,8 52,0b 51,5b 52,5b 52,0 TV2 14 14 14 14 36 38 36 37 280,3 256,8 281,7 272,9 52,9b 51,4b 53,4b 52,6 TV3 14 14 14 14 37 32 32 34 275,8 260,6 279,5 272,0 54,7b 53,5b 56,2b 54,8 TV4 14 14 14 14 35 36 35 35 286,5 268,9 274,2 276,5 52,4b 51,8b 52,3b 52,2 TV5 14 14 14 14 38 38 38 38 282,7 275,3 269,4 275,8 57,7b 57,5b 58,1b 57,8 LSD0,05 BxTV - - - - 8,42 8,15 8,21 - 19,38 23,38 20,55 - 9,96 10,76 10,61 - CV% - - - - 13,6 13,3 13,5 - 3,9 4,8 4,2 - 10,1 11,1 10,7 - (Ghi chú: B1 = Làm đất tối thiểu; B2 = Bầu ngô giá thể đất; TV1 = 20/1; TV2 = 01/2; TV3 = 10/2; TV4 = 20/2; TV5 = 1/3; VC: Văn Chấn, VY: Văn Yên, MCC: Mù Cang Chải) 106 Bảng 3. 25. Ảnh hưởng của từng yếu tố thời vụ và phương pháp gieo hạt đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất thực thu của giống ngô LVN17 trong vụ Xuân năm 2018, tại Yên Bái Yếu tố Hàng/ bắp (hàng) Hạt/ hàng (hạt) KL1000 hạt (g) NSTT (tạ/ha) VC VY MCC VC VY MCC VC VY MCC VC VY MCC TV1 14 14 14 34,2 33,8 34,1 282,0 281,1 285,5 52,1 51,1 52,4 TV2 14 14 14 35,9 36,1 35,8 286,3 271,6 283,7 53,7 52,6 54,3 TV3 14 14 14 36,5 34,4 34,5 286,8 276,9 285,1 56,5 55,3 57,2 TV4 14 14 14 35,8 36,3 34,5 297,5 285,0 284,8 57,0 56,3 57,6 TV5 14 14 14 37,0 36,5 37,4 297,6 291,6 287,0 64,6 63,6 64,6 LSD0,05 - - - 5,96 5,76 5,80 13,89 16,53 14,53 7,04 7,61 7,50 B1 14 14 14 35,8 35,4 35,5 299,3 293,7 291,4 59,6 58,4 60,3 B2 14 14 14 36,0 35,5 35,0 280,8 268,8 279,0 54,0 53,1 54,5 LSD0,05 - - - 4,73 4,59 4,19 9,69 10,18 10,54 7,39 3,27 3,90 (Ghi chú: B1 = Làm đất tối thiểu; B2 = Bầu ngô giá thể đất; TV1 = 20/1; TV2 = 01/2; TV3 = 10/2; TV4 = 20/2; TV5 = 1/3; VC: Văn Chấn, VY: Văn Yên, MCC: Mù Cang Chải) 107 Chỉ tiêu số hàng hạt/bắp là một yếu tố di truyền do giống quy định và được quyết định trong quá trình hình thành hoa cái (bắp ngô). Số hàng ngô trên một bắp luôn là số chẵn do đặc điểm của hoa ngô là hoa kép. Các thời vụ gieo khác nhau cho số hàng hạt/bắp tương đương nhau đạt 14 hàng. Số hạt/hàng của các công thức khác nhau dao động trung bình từ 34 - 38 hạt/hàng, tuy nhiên khi so sánh với chỉ số LSD05 cho thấy số hạt/hàng của các công thức khác nhau không có sự sai khác. Nói cách khác các thời vụ khác nhau và phương pháp gieo hạt khác nhau không ảnh hưởng đến số hạt/hàng của giống ngô LVN17 ở cả ba điểm nghiên cứu. Qua đánh giá so sánh cho thấy tại cả 3 điểm nghiên cứu, trung bình khối lượng 1000 hạt của giống LVN17 dao động từ 272,0 - 308,3 gam. Trong đó, thấp nhất là công thức B2TV3 (272,0 gam) và cao nhất là công thức B1TV3 (308,3 gam). Khi trồng cùng thời vụ, ngô được trồng bằng làm đất tối thiểu cho khối lượng 1.000 hạt cao hơn khi trồng bằng giá thể đất từ 15,2 - 32,5 gam. Các thời vụ sớm (TV1, TV2) có xu hướng cho khối lượng 1000 hạt thấp hơn khi trồng ở thời vụ muộn (TV3 và TV4). Hình 3. 6. Năng suất thực thu của giống LVN17 khi trồng ở các thời vụ và phương pháp gieo trồng khác nhau trong vụ Xuân 2018, tại Yên Bái 0,0 10,0 20,0 30,0 40,0 50,0 60,0 70,0 80,0 TV1 TV2 TV3 TV4 TV5 TV1 TV2 TV3 TV4 TV5 B1 B2 N ă n g s u ấ t th ự c th u ( tạ /h a ) Công thức Văn Chấn Văn Yên Mù Căng Chải 108 Năng suất là chỉ tiêu quan trọng được người sản xuất quan tâm nhất. Đây cũng là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả giống mới hoặc của biện pháp kỹ thuật áp dụng. Các công thức khác nhau cho năng suất thực thu tại 3 điểm nghiên cứu dao động trung bình từ 51,6 - 70,8 tạ/ha, trong đó cao nhất là công thức B1TV3 (70,8 tạ/ha) và thấp nhất là công thức B1TV1 (51,6 tạ/ha). Tại từng điểm nghiên cứu các thời vụ gieo khác nhau tạo ra năng suất thực thu khác nhau ở mức ý nghĩa 5%. Khi gieo ở thời vụ 1 (gieo 20/1) cho năng suất trung bình đạt thấp nhất từ 51,1 - 52,4 tạ/ha, năng suất tăng dần khi gieo ở các thời vụ muộn hơn và đạt cao nhất khi gieo thời vụ 3 (gieo 10/2) đạt bình quân 63,6 - 64,6 tạ/ha ở cả ba điểm nghiên cứu. Tính từ ngày 20/1, khi gieo muộn thời vụ gieo thêm 10 ngày thì năng suất tăng thêm từ 1,5 - 12,6 tạ/ha. Biện pháp gieo hạt khác nhau ảnh hưởng khá rõ rệt đến năng suất thực thu của giống ngô LVN17 ở cả ba điểm nghiên cứu, trung bình dao động từ 53,1 - 60,3 tạ/ha. Trong đó biện pháp gieo hạt bằng bầu giá thể đất cho năng suất thực thu tương đối thấp, trung bình đạt từ 53,1 - 54,5 tạ/ha, thấp hơn khi gieo hạt bằng làm đất tối thiểu trung bình từ 5,3 - 5,6 tạ/ha ở mức ý nghĩa 5%. Nguyên nhân là do hạt ngô được gieo trong bầu có kiệu kiện được chăm sóc tốt hơn đủ ẩm và được che nilon giữ nhiệt nên rút ngắn được thời gian sinh trưởng giai đoạn đầu. Tuy nhiên, sau khi đưa ra ruộng trồng cây ngô bầu lâu bén rễ hồi xanh, cây sinh trưởng kém do bị sốc nhiệt ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây ngô giai đoạn sau. Tóm lại, giống ngô LVN17 khi áp dụng phương pháp làm đất tối thiểu, kết hợp thời vụ muộn gieo ngày 10/2 đến 20/2 (B1 TV3 và B1 TV4) cho thời gian sinh trưởng ngắn (120 - 122 ngày), các yếu tố cấu thành năng suất khá và cho năng suất thực thu đạt cao nhất (60,7 - 71,5 tạ/ha) ở cả ba huyện tiến hành thí nghiệm. 3.3.4. Kết quả thí nghiệm xác định lượng phân lân và kỹ thuật che phủ thích hợp 3.3.4.1. Ảnh hưởng của lượng phân lân và kỹ thuật che phủ tới thời gian sinh trưởng của giống LVN17, trong vụ Xuân 2017 và 2018, tại Yên Bái Kết quả theo dõi thí nghiệm tại huyện Văn Chấn, Văn Yên và Mù Cang Chải cho thấy, thời gian từ gieo đến mọc, đến trỗ cờ - tung phấn - phun râu - chín sinh lý của cây ngô trong vụ Xuân năm 2017 và Xuân năm 2018 là tương đương nhau. 109 Bảng 3. 26. Ảnh hưởng của lượng phân lân và mức độ che phủ tới thời gian sinh trưởng của giống LVN17, vụ Xuân 2017 và 2018 tại Yên Bái (Tại huyện Mù Cang Chải, Văn Yên và Văn Chấn, vụ Xuân 2 năm: 2017 và 2018) Trung bình của 3 điểm thí nghiệm Công thức Thời gian từ gieo đến. (ngày) Mọc Trỗ cờ Tung phấn Phun râu Chín sinh lý X17 X18 X17 X18 X17 X18 X17 X18 X17 X18 CP1 L1 5 5 74 73 76 75 78 77 122 121 L2 4 4 73 73 75 75 74 74 118 118 L3 3 3 71 71 74 74 75 75 119 119 L4 3 3 70 70 72 72 77 77 120 120 CP2 L1 4 4 73 73 75 75 77 77 119 119 L2 3 3 69 69 71 71 73 73 115 115 L3 3 3 68 68 70 70 72 72 115 114 L4 3 3 69 69 71 71 76 76 119 118 CP3 L1 4 4 72 72 74 74 76 76 119 119 L2 4 4 71 71 74 73 74 73 116 116 L3 4 4 72 72 74 74 73 73 116 116 L4 3 3 70 70 72 72 74 74 117 117 CP4 L1 5 5 72 72 75 74 76 76 119 119 L2 4 4 72 72 74 74 73 73 116 116 L3 4 4 70 70 72 72 76 75 118 118 L4 4 4 70 70 71 72 76 76 119 118 (Ghi chú: CP1= 3 tấn vật liệu phủ hữu cơ ; CP2 = 5 tấn vật liệu phủ hữu cơ; CP3 = 7 tấn vật liệu phủ hữu cơ; CP4 = Nilong che phủ. L1 = 80 P2O5; L2 = 100 P2O5; L3 = 120 P2O5, L4 = 140 P2O5, X17: Vụ Xuân 2017, X18: Vụ Xuân 2018) Các công thức khác nhau cho thời gian từ gieo đến mọc dao động trung bình từ 3 - 5 ngày trong cả vụ Xuân 2017 và vụ Xuân 2018. Trong đó công thức che phủ 110 vật liệu hữu cơ kết hợp bón lân L2, L3 (100 - 120 P2O5) mọc sớm nhất (3 - 4 ngày) tại cả ba điểm nghiên cứu, mọc muộn nhất (4 - 5 ngày) là khi che phủ nilong kết hợp bón lân mức L1 (80 P2O5). Bảng 3. 27. Ảnh hưởng của từng nhân tố phân lân và mức độ che phủ tới thời gian sinh trưởng của giống LVN17, vụ Xuân 2017 và 2018 tại Yên Bái (Tại huyện Mù Cang Chải, Văn Yên và Văn Chấn, vụ xuân 2 năm: 2017 và 2018) Trung bình của 3 điểm thí nghiệm Công thức Thời gian từ gieo đến. (ngày) Mọc Trỗ cờ Tung phấn Phun râu Chín sinh lý X17 X18 X17 X18 X17 X18 X17 X18 X17 X18 Mức bón lân L1 4 4 73 73 75 75 77 77 120 120 L2 4 4 71 71 73 73 74 73 1

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_giai_phap_ky_thuat_phat_trien_san_xuat_ng.pdf
  • pdfThông tin kết luận mới LA Nguyễn Văn Chinh (T. Anh và T.Việt).pdf
  • pdfTóm tắt luận án TS Nguyễn Văn Chinh (Tiếng Anh).pdf
  • pdfTóm tắt luận án TS Nguyễn Văn Chinh (tiếng việt).pdf
Tài liệu liên quan