MỤC LỤC
Lời cam đoan
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các đơn vị đo lường
Mục lục
Danh mục bảng, sơ đồ, biểu đồ
PHẦN MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề 1
Mục đích nghiên cứu 5
Nhiệm vụ nghiên cứu 5
Đối tượng nghiên cứu 5
Giả thuyết khoa học 6
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7
1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác Giáo dục thể
chất trong các trường đại học, cao đẳng
7
1.2. Một số khái niệm có liên quan 13
1.3. Khái quát về công tác Giáo dục thể chất trong các trường cao
đẳng, đại học
17
1.4. Yếu tố ảnh hưởng đến công tác giáo dục thể chất trong các
trường cao đẳng, đại học
32
1.5. Khái quát về Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp 41
1.6. Một số công trình nghiên cứu có liên quan 42
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 50
2.1. Phương pháp nghiên cứu 50
2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu 50
2.1.2. Phương pháp quan sát sư phạm 50
2.1.3. Phương pháp phỏng vấn 51
2.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm 522.1.5. Phương pháp phân tích dữ liệu theo mô hình SWOT 55
2.1.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 56
2.1.7. Phương pháp toán học thống kê 57
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 59
2.2.1. Thời gian nghiên cứu 59
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu 59
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 60
3.1. Nghiên cứu thực trạng công tác Giáo dục thể chất của
Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp
60
3.1.1. Thực trạng hiệu quả công tác Giáo dục thể chất cho sinh
viên Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp
60
3.1.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới công tác Giáo dục thể
chất của Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp
67
3.1.3. Thực trạng sử dụng giải pháp nâng cao hiệu quả công tác
Giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật
Công nghiệp
88
3.1.4. Kết quả phân tích SWOT đánh giá thực trạng công tác
Giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật
Công nghiệp
90
3.1.4. Bàn luận kết quả nghiên cứu nhiệm vụ 1 91
191 trang |
Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 399 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Kinh tế - kỹ thuật công nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7.75
Không quan trọng 0 0.00 0 0.00 6 14.63 255 15.94
Tác dụng của công tác GDTC và TDTT trường học
Giáo dục ý chí, đạo đức 7 87.50 28 100.00 21 51.22 682 42.63
37.114 <0.05
Giải trí, thư giãn 7 87.50 26 92.86 28 68.29 623 38.94
Tạo hưng phấn, giúp tiếp thu
các môn học tốt hơn
7 87.50 25 89.29 27 65.85 645 40.31
Sử dụng quỹ thời gian hợp
lý, phòng tránh tệ nạn xã hội
7 87.50 26 92.86 23 56.10 655 40.94
Phát triển thể lực 7 87.50 28 100.00 25 60.98 613 38.31
Phát triển và hoàn thiện hình
thể
7 87.50 28 100.00 24 58.54 664 41.50
Không có tác dụng 1 12.50 0 0.00 10 24.39 128 8.00
Gây mệt mỏi, ảnh hưởng
xấu tới việc học
1 12.50 0 0.00 8 19.51 151 9.44
Tốn kém thời gian 1 12.50 0 0.00 6 14.63 147 9.19
Tốn kém tiền bạc 1 12.50 0 0.00 9 21.95 160 10.00
73
Qua bảng 3.7 cho thấy: Nhận thức về vai trò và tác dụng của GDTC của
các đối tượng khác nhau là khác nhau. Khi so sánh kết quả phỏng vấn nhận thức
về tầm quan trọng và vai trò của GDTC của các nhóm đối tượng cán bộ quản lý,
giảng viên GDTC, giảng viên các môn học khác và sinh viên bằng 2 thấy có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng P<0.05. Cụ thể :
Đối tượng giáo viên GDTC và cán bộ quản lý nhận thức đúng nhất về vai
trò và tác dụng của GDTC và thể thao trường học trong nhà trường các cấp nói
chung và trong Trường ĐH KT-KTCN nói riêng. 100% các giảng viên GDTC
đánh giá môn học GDTC rất quan trọng và nhận thức đúng tác dụng tích cực của
công tác GDTC và thể thao trường học với sinh viên. 100% số cán bộ quản lý
nhận thức GDTC và TDTT trường học là rất quan trọng và quan trọng, trong đó
tỷ lệ đánh giá ở mức rất quan trọng chiếm 87.50%. Đây là một lợi thế trong quá
trình nâng cao chất lượng, hiệu quả GDTC cho sinh viên Trường Đại học KT-
KTCN.
Ở nhóm đối tượng sinh viên và giảng viên các môn thể thao khác vẫn còn
một tỷ lệ không nhỏ (gần 16%) nhận thức chưa đúng về vai trò, tầm quan trọng
của công tác GDTC trong trường học, coi đó là môn học không quan trọng, gây
tốn kém thời gian, tốn kém tiền bạc, không có tác dụng và gây mệt mỏi, ảnh
hưởng xấu tới việc học. Đây là nhóm đối tượng sẽ làm hạn chế sự phát triển
cũng như hiệu quả GDTC trong Trường ĐH KT-KTCN. Chính vì vậy, cần có
các giải pháp tác động nhằm nâng cao nhận thức của nhóm đối tượng này về vị
trí, vai trò của GDTC trong Trường học.
(2) Thực trạng về hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo công tác GDTC
Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo công tác GDTC
tại Trường Đại học KT-KTCN thông qua khảo sát các cán bộ quản lý, giáo viên
GDTC và giáo viên các môn học khác được trình bày tại bảng 3.8.
74
Bảng 3.8. Thực trạng hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo công tác Giáo dục thể chất
tại Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp (n=77)
Nội dung
Cán bộ
quản lý
(n=8)
Giảng viên
GDTC
(n=28)
Giảng viên
các môn
khác (n=41)
So sánh
mi % mi % mi % 2 P
Mức độ quan tâm
Rất quan tâm 7 87.50 16 57.14 22 53.66
1.747 >0.05 Quan tâm 1 12.50 12 42.86 18 43.90
Không quan tâm 0 0.00 0 0.00 1 2.44
Tính kịp thời trong lãnh đạo, chỉ đạo
Rất kịp thời 6 75.00 14 50.00 17 41.46
1.909 >0.05 Kịp thời 2 25.00 11 39.29 16 39.02
Chưa kịp thời 0 0.00 3 10.71 8 19.51
Qua bảng 3.8 cho thấy: Câu trả lời của các cán bộ quản lý, giảng viên
GDTC và giảng viên các môn học khác đều tương đối đồng nhất về việc Ban
Giám hiệu Trường ĐH KT-KTCN đã rất quan tâm và quan tâm tới hoạt động
GDTC trong trường học và có chỉ đạo kịp thời với hoạt động này. So sánh sự
khác biệt câu trả lời giữa các nhóm đối tượng phỏng vấn bằng 2 thấy không có
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng P>0.05. Có thể khẳng định, đây là
một ưu điểm trong việc phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động GDTC cho
sinh viên Trường ĐH KT-KTCN.
(3) Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học GDTC nội khóa
Chúng tôi tiến hành khảo sát 28 giảng viên thể dục tại Trường Đại học
KT-KTCN về thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học GDTC nội khóa tại
Trường. Khảo sát được tiến hành bằng phiếu hỏi (phụ lục 1). Đánh giá được tiến
hành trên 3 mức: Thường xuyên sử dụng, ít sử dụng và không sử dụng. Kết quả
được trình bày tại bảng 3.9.
75
Bảng 3.9. Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học Giáo dục thể chất nội
khóa tại Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp (n=28)
TT Phương pháp
Thường
xuyên
Ít sử dụng
Không sử
dụng
mi % mi % mi %
Nhóm phương pháp chung
1 Phương pháp sử dụng lời nói 28 100.00 0 0.00 0 0.00
2 Phương pháp trực quan 28 100.00 0 0.00 0 0.00
Nhóm phương pháp trong dạy học kỹ thuật
3 Phương pháp sử dụng bài tập dẫn dắt 4 14.29 8 28.57 16 57.14
4 Phương pháp sử dụng bài tập bổ trợ 5 17.86 6 21.43 17 60.71
5 Phương pháp tập luyện nguyên vẹn 16 57.14 9 32.14 3 10.71
6 Phương pháp phân chia hợp nhất 18 64.29 7 25.00 3 10.71
7 Phương pháp kiểm tra, đánh giá 18 64.29 10 35.71 0 0.00
Nhóm phương pháp phát triển thể lực
8 Phương pháp tập luyện biến đổi liên tục 6 21.43 5 17.86 17 60.71
9
Phương pháp tập luyện biến đổi ngắt
quãng
5 17.86 6 21.43 17 60.71
10 Phương pháp tập luyện ổn định liên tục 12 42.86 8 28.57 8 28.57
11
Phương pháp tập luyện ổn định ngắt
quãng
11 39.29 10 35.71 7 25.00
12 Phương pháp tập luyện vòng tròn 4 14.29 7 25.00 17 60.71
13 Phương pháp trò chơi 8 28.57 5 17.86 15 53.57
14 Phương pháp thi đấu 6 21.43 6 21.43 16 57.14
Qua bảng 3.9 cho thấy: Phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong giảng
dạy môn GDTC tại Trường Đại học KT-KTCN là phương pháp sử dụng lời nói và
phương pháp trực quan, với 100% số giảng viên sử dụng thường xuyên. Điều này
hoàn toàn phù hợp với xu hướng chung trong dạy học hiện nay.
Trong nhóm các phương pháp giảng dạy kỹ thuật, các phương pháp sử dụng
thường xuyên nhất là phương pháp tập luyện nguyên vẹn, phương pháp phân chia
76
hợp nhất và phương pháp kiểm tra (với 57.14 đến 64.29% số người sử dụng ở mức
thường xuyên). Đây cũng là các phương pháp sử dụng đơn giản nhưng hiệu quả
trong giảng dạy kỹ thuật động tác. Tuy nhiên, có 2 phương pháp hỗ trợ giảng dạy
rất tốt là phương pháp sử dụng bài tập bổ trợ và bài tập dẫn dắt để nâng cao hiệu
quả giảng dạy kỹ thuật, giúp sinh viên tiếp cận và hoàn thiện kỹ thuật tốt hơn lại
chưa được các giảng viên sử dụng nhiều (khoảng 60% các giảng viên không sử
dụng). Để nâng cao hiệu quả giảng dạy kỹ thuật, bổ sung các phương pháp này
trong quá trình giảng dạy môn học GDTC tại Trường Đại học KT-KTCN là vấn đề
cần thiết.
Trong các phương pháp sử dụng trong phát triển thể lực cho sinh viên,
phương pháp được sử dụng phổ biến nhất là phương pháp tập luyện ổn định liên tục
và ổn định ngắt quãng. Đây là các phương pháp đơn giản, dễ sử dụng với đông sinh
viên và có hiệu quả tương đối tốt. Tuy nhiên, các phương pháp tập luyện vòng tròn,
phương pháp trò chơi và thi đấu là những phương pháp rất tốt trong phát triển thể
lực cho sinh viên, đồng thời lại kích thích hứng thú của sinh viên trong quá trình
tập luyện lại chưa được các giảng viên sử dụng nhiều. Chính vì vậy, đổi mới
phương pháp giảng dạy là vấn đề cần thiết để nâng cao hiệu quả giờ học GDTC nội
khóa tại các Trường Đại học KT-KTCN hiện nay.
(4) Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học trong các giờ học GDTC
nội khóa
Chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng sử dụng các phương tiện dạy học
trong các giờ học GDTC nội khóa tại Trường Đại học KT-KTCN thông qua
phỏng vấn 28 giảng viên GDTC bằng phiếu hỏi (phụ lục 1) được trình bày tại
bảng 3.10.
77
Bảng 3.10. Thực trạng sử dụng các phương tiện dạy học Giáo dục thể chất
nội khóa tại Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp (n=28)
Qua bảng 3.10 cho thấy: Các phương tiện được sử dụng nhiều nhất trong
dạy học GDTC tại Trường Đại học KT-KTCN là các phương tiện như sân bãi,
dụng cụ tập luyện. Các phương tiện trực quan gián tiếp và hệ thống máy chiếu ít
được sử dụng. Trong các giờ học thực hành, nhóm các phương tiện chung và các
bài tập thể chất được sử dụng nhiều, trong đó nhiều nhất là các bài tập khởi
động, bài tập kỹ thuật và bài tập thể lực. Các bài tập bổ trợ, bài tập dẫn dắt, bài
tập trò chơi vận động và bài tập thi đấu ít được sử dụng hơn. Điều này phù hợp
với các phương pháp được sử dụng trong dạy học GDTC tại Trường Đại học
KT-KTCN theo kết quả khảo sát được trình bày tại bảng 3.4 của đề tài.
Về mức độ đáp ứng của các phương tiện giảng dạy, các phương tiện mới
chỉ đáp ứng chủ yếu ở mức bình thường, nhiều phương tiện, đặc biệt là các
phương tiện ở nhóm các bài tập thể chất còn chưa đáp ứng nhu cầu giảng dạy và
Phương tiện
Mức độ sử dụng Mức độ đáp ứng
Thường
xuyên
Trung
bình
Ít sử
dụng
Không
sử dụng
Đáp ứng
tốt
Bình
thường
Chưa
đáp ứng
mi % mi % mi % mi % mi % mi % mi %
Sân bãi tập luỵện 28 100.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 12 42.86 13 46.43 3 10.71
Dụng cụ tập luyện 28 100.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 13 46.43 13 46.43 2 7.14
Các phương tiện trực
quan gián tiếp 7 25.00 7 25.00 9 32.14 5 17.86 8 28.57 14 50.00 6 21.43
Hệ thống máy chiếu
phục vụ giảng dạy 1 3.57 3 10.71 4 14.29 20 71.43 4 14.29 11 39.29 13 46.43
Các điều kiện tự
nhiên, môi trường 5 17.86 7 25.00 11 39.29 5 17.86 11 39.29 12 42.86 5 17.86
Bài tập thể chất 28 100.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 8 28.57 9 32.14 11 39.29
Các bài tập bổ trợ 6 21.43 5 17.86 8 28.57 9 32.14 5 17.86 7 25.00 16 57.14
Các bài tập dẫn dắt 3 10.71 5 17.86 6 21.43 14 50.00 6 21.43 7 25.00 15 53.57
Các bài tập khởi
động 28 100.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 9 32.14 11 39.29 8 28.57
Các bài tập kỹ
thuật 21 75.00 7 25.00 0 0.00 0 0.00 12 42.86 10 35.71 6 21.43
Các bài tập phát
triển thể lực 15 53.57 13 46.43 0 0.00 0 0.00 8 28.57 11 39.29 9 32.14
Các trò chơi vận
động 5 17.86 7 25.00 9 32.14 7 25.00 11 39.29 8 28.57 9 32.14
Các bài tập thi đấu 4 14.29 7 25.00 8 28.57 9 32.14 4 14.29 13 46.43 11 39.29
78
học tập. Chính vì vậy, cần có các biện pháp tác động để hoàn thiện các phương
tiện GDTC phục vụ giảng dạy GDTC nội khóa tại Trường Đại học KT-KTCN,
góp phần nâng cao hiệu quả môn học GDTC tại Trường.
(5) Thực trạng mức độ yêu thích và tính tích cực học tập môn học
GDTC
Chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng mức độ yêu thích và tính tích cực
học tập môn GDTC của sinh viên Trường Đại học KT-KTCN thông qua đánh
giá của các đối tượng cán bộ quản lý, giáo viên thể dục, giáo viên các môn học
khác và sinh viên Nhà trường về mức độ yêu thích và tính tích cực học tập của
sinh viên bằng phiếu hỏi (phụ lục 1), đồng thời so sánh sự khác biệt trả lời
phỏng vấn của các nhóm. Kết quả được trình bày tại bảng 3.11.
Bảng 3.11. Thực trạng mức độ yêu thích và tính tích cực học tập môn học
Giáo dục thể chất của sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công
nghiệp
Nội dung
Cán bộ
quản lý
(n=8)
Giảng viên
GDTC
(n=28)
Giảng
viên các
môn khác
(n=41)
Sinh viên
(n=1600) So sánh
mi % mi % mi % mi % 2 P
Mức độ yêu thích môn học GDTC
Yêu thích 3 37.50 9 32.14 14 34.15 667 41.69
1.778 >0.05
Bình thường 3 37.50 12 42.86 18 43.90 476 29.75
Không yêu thích 1 12.50 3 10.71 3 7.32 61 3.81
Rất không yêu thích 0 0.00 0 0.00 0 0.00 5 0.31
Mức độ tích cực học tập môn học GDTC
Rất tích cực 1 12.50 3 10.71 6 14.63 259 16.19
0.161 >0.05
Tích cực 2 25.00 11 39.29 15 36.59 605 37.81
Bình thường 4 50.00 12 42.86 16 39.02 585 36.56
Không tích cực 1 12.50 2 7.14 3 7.32 122 7.63
Rất không tích cực 0 0.00 0 0.00 0 0.00 29 1.81
79
Qua bảng 3.11 cho thấy: Về mức độ yêu thích của sinh viên với môn học
GDTC: Kết quả đánh giá của đối tượng cán bộ quản lý, giảng viên (bao gồm cả
giảng viên GDTC và giảng viên các môn học khác) và sinh viên Nhà trường có
sự tương đồng cao (không có sự khác biệt khi so sánh bằng 2 với P>0.05) và
đều đánh giá sinh viên yêu thích và rất yêu thích môn học GDTC tới hơn 50%.
Tỷ lệ sinh viên không yêu thích môn học này chỉ chiếm dưới 15% ở tất cả các
đối tượng phỏng vấn. Cá biệt, chỉ có 0.31% tổng số sinh viên tự đánh giá rất
không yêu thích môn học GDTC. Như vậy, để nâng cao hiệu quả công tác
GDTC trong trường học các cấp cần chú ý tuyên truyền, tác động giúp nâng cao
nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng, ý nghĩa của môn học GDTC, từ đó
giúp các em yêu thích môn học và có thái độ học tập tích cực hơn.
Về mức độ tích cực của SV khi học tập môn học GDTC: Tương tự như
đánh giá của các nhóm đối tượng về mức độ yêu thích của SV với môn học này,
kết quả đánh giá của các nhóm đối tượng phỏng vấn về tính tích cực của sinh
viên với môn học này cũng có sự tương đồng cao (không có sự khác biệt khi so
sánh bằng 2 với P>0.05) và đều đánh giá ở mức trung bình tới rất tích cực tới
hơn 90%. Tuy nhiên, vẫn còn tới xấp xỉ 10% số ý kiến đánh giá SV ở mức
không tích cực và rất không tích cực trong học tập môn học GDTC. Chính vì
vậy, cần có các giải pháp phù hợp để giảm tỷ lệ SV học tập thiếu tích cực trong
môn học này.
(6) Thực trạng nhu cầu tập luyện Thể thao ngoại khóa của sinh viên
Chúng tôi tiến hành khảo sát nhu cầu tập luyện TDTT NK của sinh viên
Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp thông qua phỏng vấn 1600 sinh
viên Nhà trường, trong đó có 928 sinh viên nam và 672 sinh viên nữ. Phỏng vấn
được tiến hành bằng phiếu hỏi. Kết quả cụ thể được trình bày tại bảng 3.12.
80
Bảng 3.12. Thực trạng nhu cầu hoạt động Thể dục thể thao ngoại khóa của
sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp (n=1600)
TT Nội dung
Tổng hợp
(n=1600)
Giới tính
Nam
(n=928)
Nữ
(n=672) So sánh
mi % mi % mi % 2 P
1
Nhu cầu tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa
- Có muốn tham gia
tập luyện 1220 76.25 732 78.88 488 72.62
21.205 <0.05 - Không muốn tham
gia tập luyện 305 19.06 171 18.43 134 19.94
- Phân vân 75 4.69 25 2.69 50 7.44
2
Nhu cầu về nội dung tập luyện TDTT NK
Bóng đá 267 16.69 247 26.62 20 2.98
120.11 <0.05
Đá cầu 197 12.31 119 12.82 78 11.61
Bóng bàn 152 9.10 85 9.16 67 9.97
Bóng rổ 137 8.56 89 9.59 48 7.14
Cầu lông 190 11.88 132 14.22 57 8.48
Điền kinh 253 15.81 166 17.89 87 12.95
Võ thuật 280 17.50 177 19.07 103 15.33
Bơi lội 163 10.19 88 9.48 75 11.16
Bóng chuyền 339 21.19 206 22.20 134 19.94
Cờ (cờ vua, cờ tướng) 96 6.00 66 7.11 30 4.46
Thể dục (Gym, xà,
Aerobic, dance
sport)
230 14.38 128 13.79 102 15.18
Các môn thể thao khác 91 5.69 61 6.57 30 4.46
3
Nhu cầu tham gia CLB TDTT ngoại khóa
- Có 871 71.39 518 70.77 353 72.34 0.354 >0.05 - Không 349 28.61 214 29.23 135 27.66
Qua bảng 3.12 cho thấy:
Tỷ lệ sinh viên muốn tham gia tập luyện TDTT NK cao hơn rất nhiều so
với tỷ lệ sinh viên thực tế tham gia tập luyện TDTT NK ở cả nam và nữ. Mức
chênh lệch đạt được khoảng hơn 20%. Như vậy, có rất nhiều sinh viên muốn
tham gia tập luyện TDTT NK nhưng chưa tham gia tập luyện. Nếu có những
biện pháp hợp lý, tìm hiểu nguyên nhân rõ ràng có thể thu hút thêm nhóm đối
81
tượng này tham gia tập luyện TDTT NK. Tỷ lệ sinh viên muốn tham gia tập
luyện TDTT NK và không muốn tham gia tập luyện và không nói rõ ý kiến có
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng P<0.05 khi so sánh bằng tham số 2 .
Số lượng sinh viên có nhu cầu tham gia tập luyện NK các môn thể thao
cũng cao hơn rất nhiều so với số lượng sinh viên tham gia tập luyện thực tế ở cả
nam và nữ. Tỷ lệ sinh viên có nhu cầu tham gia tập luyện TDTT NK cũng phân
tán giữa các môn, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng P<0.05 khi so sánh
bằng tham số 2 .
Nhu cầu tham gia tập luyện ngoại khóa nhiều nhất ở sinh viên nam tập
trung vào các môn Bóng đá, Bóng chuyền, Võ thuật, Điền kinh và Thể dục, các
môn khác có tỷ lệ phân tán hơn và thấp hơn. Thấp nhất thuộc về các môn Cờ.
Nhu cầu tham gia tập luyện ngoại khóa nhiều nhất ở sinh viên nữ tập
trung vào các môn Bóng chuyền, Võ thuật, Thể dục, Điền kinh, Đá cầu. Tỷ lệ
chênh lệch giữa các môn này thấp hơn so với nam.
Nhu cầu tập luyện của sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công
nghiệp nói chung không phân chia giới tính tập trung ở các môn Bóng chuyền,
Võ thuật, Điền kinh, Bóng đá và Thể dục, các môn khác chiếm tỷ lệ ít hơn. Đặc
biệt, khi khảo sát nhu cầu sinh viên tham gia tập luyện môn Bơi lội cao hơn
nhiều lần so với số lượng người đã tham gia tập luyện thực tế, đồng thời, mỗi
sinh viên thường thích tham gia tập luyện nhiều môn thể thao. Đấy là một trong
những điểm đặc biệt khi tìm hiểu về nhu cầu tập luyện TDTT NK của sinh viên
Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp.
Về nhu cầu tham gia tập luyện các CLB thể thao: Phần lớn sinh viên cả
nam và nữ (trên 70%) có nhu cầu tham gia các CLB thể thao, chứng tỏ hình thức
tổ chức tập luyện này có thể phát triển trong việc tổ chức tập luyện TDTT NK
cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp. Khi so sánh sự
khác biệt kết quả điều tra giữa nam và nữ bằng tham số 2 cho thấy không có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê (P>0.05).
82
3.2.1.3. Thực trạng các yếu tố khách quan ảnh hưởng tới công tác Giáo
dục thể chất của Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp
Việc khảo sát thực trạng các yếu tố khách quan ảnh hưởng tới công tác
GDTC cho sinh viên Trường ĐH KT-KTCN được khảo sát tại Trường Đại học
KT-KTCN. Thời điểm điều tra thực trạng: Năm học 2018-2019. Kết quả cụ thể:
(1) Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ công tác GDTC
Chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng cơ sở vật chất phục vụ công tác
GDTC tại Trường Đại học KT-KTCN thông qua quan sát sư phạm và phỏng vấn
trực tiếp các giảng viên GDTC tại Trường. Kết quả được trình bày tại bảng 3.13.
Bảng 3.13. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ công tác Giáo dục thể chất tại
Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp
TT Công trình
Số lượng
Ghi chú
Phục vụ
Nam
Định Hà Nội
Nội
khóa
Ngoại
khóa
1 Sân bóng đá
2
Thuê mặt
bằng tại
Công
viên
Thống
Nhất
Sân 7, cỏ
nhân tạo
x
2 Sân cầu lông 8 Mini 7 x
3 Sân Điền kinh 4 đường
nội bộ x
100m
x
4 Phòng tập
bóng bàn
6 x
5 Sân bóng rổ
2
Ngoài
trời
x
Qua bảng 3.13 cho thấy: Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy môn học
GDTC tại Trường Đại học KT-KTCN là rất hạn hẹp, thiếu cả về số lượng và
chất lượng phục vụ hoạt động GDTC nội khóa và ngoại khóa. Riêng ở cơ sở Hà
Nội, việc dạy học GDTC chủ yếu dựa trên hợp đồng thuê mặt bằng tại Công
viên Thống Nhất. Đây là vấn đề lớn ảnh hưởng tới hiệu quả công tác GDTC tại
Trường. Ở cơ sở Nam Định, cơ sở vật chất phục vụ GDTC có được quan tâm
hơn nhưng so với số lượng sinh viên Nhà trường và việc phục vụ cả hoạt động
83
GDTC nội khóa và ngoại khóa thì cơ sở vật chất của Trường còn thiếu thốn
nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn tới hiệu quả GDTC nói chung.
(2) Thực trạng đội ngũ giảng viên GDTC
Chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng đội ngũ giảng viên GDTC tại
Trường Đại học KT-KTCN được trình bày tại bảng 3.14.
Bảng 3.14. Thực trạng đội ngũ giảng viên Giáo dục thể chất tại Trường Đại
học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp (n=28)
Tổng
số
Thâm niên
bình quân
Trình độ
chuyên môn
Chuyên ngành
< 5
năm
> 5
năm
Đại
học
Thạc
sĩ
Tiến
sĩ
Bóng
đá
Điền
kinh
Bơi
Bóng
ném
Bóng
rổ
Cầu
lông
Cờ
vua
Bóng
chuyền
Bóng
bàn
Võ –
Vật
Quần
vợt
28 4 24 1 25 2 4 6 1 1 2 4 1 2 4 2 1
Qua bảng 3.14 cho thấy: Tổng số giáo viên GDTC của Trường hiện là 28
người, đa số có trình độ sau đại học, trong đó có có 02 tiến sĩ, 25 thạc sĩ và 01
giảng viên có trình độ cử nhân (hiện đang học thạc sĩ). Giảng viên có trình độ
chuyên môn tương đối đa dạng với các chuyên ngành như bóng đá, điền kinh,
bơi lội, bóng ném, bóng rổ, cầu lông, cờ vua, bóng chuyền, bóng bàn, võ – vật
và quần vợt. Việc có đa dạng các chuyên ngành rất thuận lợi cho việc phát triển
GDTC nội khóa và hoạt động TDTT ngoại khóa tại Trường. Theo đánh giá của
các giáo viên, lực lượng giảng viên GDTC của trường hiện đảm bảo cả về số
lượng và chất lượng để phát triển và nâng cao hiệu quả GDTC.
(3) Chương trình GDTC nội khóa
Chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng chương trình môn học GDTC tại
Trường Đại học KT-KTCN thông qua phân tích chương trình giảng dạy. Kết
quả được trình bày tại bảng 3.15.
Bảng 3.15. Thực trạng chương trình môn học Giáo dục thể chất nội khóa
cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp
Nguồn: Phòng Đào tạo
Tín
chỉ Nội dung
Số tiết Số SV/
lớp Lý thuyết
Thực
hành
Kiểm
tra Tổng
84
1 Điền kinh 1 2 26 2 30 50-60
2 Cầu lông 1 2 26 2 30 50-60
3 Điền kinh 2 2 26 2 30 50-60
4 Cầu lông 2 2 26 2 30 50-60
5 Phát triển thể lực (chạy luồn cọc, chống đẩy, chạy bền) 2 26 2 30 50-60
Tổng : 10 130 10 150
Qua bảng 3.15 cho thấy : Chương trình môn học GDTC được xây dựng
cho sinh viên Trường Đại học KT-KTCN gồm 05 tín chỉ, mỗi tín chỉ gồm 30 tiết
học, trong đó có 2 tiết lý thuyết, 26 tiết thực hành và 2 tiết kiểm tra, đánh giá.
Lớp được tổ chức khi học sinh đăng ký đủ 50-60 sinh viên/ lớp. Tổng thời gian
môn học GDTC gồm 150 tiết học. Các nội dung chính trong chương trình gồm :
Điền kinh (02 tín chỉ), Cầu lông (02 tín chỉ) và phát triển thể lực (01 tín chỉ với
các nội dung chạy luồn cọc, chống đẩy và chạy bền). Chương trình môn học
GDTC được xây dựng cho sinh viên Trường Đại học KT-KTCN về cơ bản đã
đáp ứng được quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên, trên thực tế,
chương trình môn học đã tồn tại từ năm 2009 và nhiều năm chưa có đổi mới, cập
nhật. Các môn học tự chọn (Cầu lông 1 và Cầu lông 2) gọi là môn tự chọn
nhưng trên thực tế là do nhà trường chọn và không có sự lựa chọn khác thay thế.
Nội dung phát triển thể lực cho sinh viên cũng có trùng lặp với các nội dung
Điền kinh 1 và Điền kinh 2. Việc tổ chức học với 50-60 sinh viên/ lớp tín chỉ
cũng tương đối đông so với cơ sở vật chất sẵn có của Trường. Việc tổ chức học
tập GDTC của Trường cũng chưa quan tâm phân loại thể lực người học Tất cả
những vấn đề này cho thấy cần phải có giải pháp phù hợp tác động nhằm khắc
phục những vấn đề tồn tại của chương trình GDTC cho sinh viên, góp phần nâng
cao hiệu quả GDTC cho sinh viên Nhà trường.
(4) Nội dung hoạt động thể thao ngoại khóa
Chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng nội dung tập luyện TDTT NK
của sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp thông qua điều tra
874 sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp có tham gia tập
luyện TDTT ngoại khóa, trong đó có 532 sinh viên nam và 342 sinh viên nữ.
85
Phỏng vấn được tiến hành bằng phiếu hỏi. Kết quả cụ thể được trình bày tại
bảng 3.16.
Bảng 3.16. Thực trạng nội dung tập luyện Thể dục thể thao ngoại khóa của
sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp (n=874)
TT Nội dung
Tổng số
(n=874)
Giới tính
SV nam
(n=532)
SV nữ
(n=342) 2 P
mi % mi % mi %
1 Bóng đá 125 14.30 113 21.24 21 6.14
35.953 <00.5
2 Bóng chuyền 110 12.59 63 11.84 46 13.45
3 Bóng bàn 63 7.21 37 6.95 26 7.60
4 Bóng rổ 70 8.01 47 8.83 25 7.31
5 Cầu lông 113 12.93 73 13.72 41 11.99
6 Điền kinh 104 11.90 67 12.59 39 11.40
7 Võ thuật 144 16.48 92 17.29 54 15.79
8 Bơi lội 32 3.66 17 3.20 14 4.09
9 Đá cầu 204 23.34 132 24.81 76 22.22
10 Cờ (cờ vua, cờ tướng) 62 7.09 36 6.77 26 7.60
11
Thể dục (Gym, xà,
Aerobic, dance
sport)
128 14.65 66 12.41 60 17.54
12 Các môn thể thao khác 48 5.49 32 6.02 17 4.97
Qua bảng 3.16 cho thấy: Các môn thể thao được yêu thích tập luyện nhiều
nhất ở cả đối tượng nam và nữ là Đá cầu, Võ thuật, Thể dục, Bóng đá, Bóng
chuyền, Cầu lông và Điền kinh, tuy nhiên, tỷ lệ tập luyện các môn thể thao theo
giới tính có sự khác nhau đáng kể. Cụ thể: Các môn thể thao được yêu thích tập
luyện ngoại khóa cao nhất ở nam là Bóng đá, đá cầu, Võ thuật, Cầu lông, Điền
kinh và thể dục. Các môn được yêu thích tập luyện nhiều nhất ở nữ là Đá cầu,
Thể dục, Võ thuật, Bóng chuyền, Cầu lông và Điền kinh. Các môn thể thao khác
có tỷ lệ sinh viên tham gia tập luyện ngoại khóa ít hơn. Khi so sánh tỷ lệ tham
gia tập luyện các môn thể thao bằng tham số 2 cho thấy có sự khác biệt giữa đối
tượng nam và nữ. Kết quả tương tự cũng nhận thấy khi so sánh tỷ lệ tập luyện
các môn thể thao ngoại khóa của sinh viên (P<0.05).
Có thể thấy rõ điều này qua biểu đồ 3.1.
86
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ sinh viên tham gia tập luyện ngoại khóa các môn thể thao
(theo giới tính) tại Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp
Qua biểu đồ 3.1 dễ dàng nhận thấy tỷ lệ sinh viên tập luyện ngoại khóa
các môn thể thao phân tán ở cả nam và nữ, trong đó, ở nam mức độ phân tán cao
hơn. Các môn thể thao được yêu thích tập luyện ở nam và nữ có sự khác biệt ở
một số môn nhất định như Bóng đá, Thể dục. Các môn thể thao được cả sinh
viên nam và nữ yêu thích tập luyện gồm Đá cầu, Võ thuật, Điền kinh, Cầu lông,
Bóng chuyền, các môn như Bơi lội, Cờ (cờ vua và cờ tướng), bóng bàn có
số lượng sinh viên tham gia tập luyện ngoại khóa thấp hơn.
(5)