Luận án Nghiên cứu giải pháp phát triển công tác giáo dục thể chất cho học sinh các trường Trung học Phổ thông trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa tỉnh Thanh Hóa

MỤC LỤC

Trang bìa

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

Mục lục

Danh mục bảng, sơ đồ, biểu đồ

PHẦN MỞ ĐẦU 1

Tính cấp thiết 1

Mục đích nghiên cứu 4

Nhiệm vụ nghiên cứu 5

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

Giả thuyết khoa học 7

Ý nghĩa khoa học 8

Ỹ nghĩa thực tiễn 8

CHưƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 9

1.1. Quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về công

tác Giáo dục thể chất trong trường học các cấp

9

1.2. Một số khái niệm có liên quan 13

1.3. Khái quát về công tác Giáo dục thể chất trong các trường

trung học phổ thông

18

1.4. Quan điểm về đánh giá chất lượng Giáo dục thể chất trong

các trường trung học phổ thông

29

1.5. Đặc điểm tâm – sinh lý học sinh trung học phổ thông 35

1.6. Những công trình nghiên cứu có liên quan 38

CHưƠNG 2. PHưƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 48

2.1. Phương pháp nghiên cứu 48

2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu 482.1.2. Phương pháp quan sát sư phạm 49

2.1.3. Phương pháp phỏng vấn 50

2.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm 51

2.1.5. Phương pháp kiểm tra y học 54

2.1.6. Phương pháp phân tích SWOT 55

2.1.7. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 55

2.1.8. Phương pháp toán học thống kê 57

2.2. Tổ chức nghiên cứu 58

2.2.3. Thời gian nghiên cứu 58

2.2.4. Địa điểm nghiên cứu 59

CHưƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 60

3.1. Nghiên cứu thực trạng công tác Giáo dục thể chất ở các

trường Trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Thanh Hóa,

tỉnh Thanh Hóa

60

3.1.1. Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới công tác Giáo dục thể

chất ở các trường Trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Thanh

Hóa, tỉnh Thanh Hóa

60

3.1.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới công tác Giáo dục thể

chất ở các trường Trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Thanh

Hóa, tỉnh Thanh Hóa

64

3.1.3. Thực trạng kết quả học tập môn học Giáo dục thể chất của

học sinh các trường Trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Thanh

Hóa, tỉnh Thanh Hóa

86

 

pdf190 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 420 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu giải pháp phát triển công tác giáo dục thể chất cho học sinh các trường Trung học Phổ thông trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động TDTT nội khóa cho học sinh các trường THPT trên địa bàn Tp. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho thấy: Giờ học Thể dục nội khóa tại các trường THPT Tp. Thanh Hóa được tổ chức với đa dạng các hình thức phù hợp với thực tế dạy học GDTC hiện nay như: Giờ học lý thuyết, giờ học thực hành, ôn tập, kiểm tra. Việc tổ chức giờ học được tiến hành theo hình thức lớp, bài và được tiến hành trên sân tập (giờ học thực hành), trên lớp học (hình thức lý thuyết). Việc sử dụng các phương pháp dạy học Thể dục nội khóa cho học sinh còn ít phương pháp giảng dạy tích cực và chưa tận dụng đa dạng các phương tiện dạy học. Cần sử dụng đa dạng các phương pháp và phương tiện dạy học nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh. Việc sử dụng cường độ vận động trong dạy học Thể dục nội khóa cho học sinh THPT Tp. Thanh Hóa đã phù hợp với thực tế và phù hợp với các đặc điểm dạy học của từng giai đoạn dạy học. 3.1.2.2. Nhóm các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động TDTT NK Tiến hành phân tích thực trạng nhóm các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động Thể thao ngoại khóa cho học sinh các trường THPT trên địa bàn Tp. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa thông qua các mặt: Nội dung hoạt động TDTT NK, hình thức 72 hoạt động TDTT NK, động cơ và nhu cầu tập luyện Thể thao ngoại khóa và phong trào thi đấu TDTT tại các Trường. Kết quả cụ thể: (a) Nội dung hoạt động TDTT NK Tiến hành khảo sát nội dung hoạt động TDTT NK của học sinh thông qua phỏng vấn bằng phiếu hỏi (phụ lục 3). Kết quả được trình bày tại bảng 3.5. Bảng 3.5. Thực trạng nội dung tham gia hoạt động Thể thao ngoại khóa của học sinh các trƣờng THPT Tp. Thanh Hóa (n=1038) Đánh giá Nội dung Tổng số Giới tính HS nam (n=529) HS nữ (n=509) mi % mi % mi % Mức độ tham gia tập luyện TDTT NK Thường xuyên 296 28.52 145 27.41 151 29.67 Không thường xuyên 353 34.01 175 33.08 178 34.97 Không tham gia 389 37.48 209 39.51 180 35.36 Nội dung tham gia tập luyện Thể thao ngoại khóa Bóng đá 189 18.21 143 27.03 46 9.04 Cờ (cờ vua, cờ tướng) 167 16.09 81 15.31 86 16.90 Đá cầu 558 53.76 167 31.57 391 76.82 Bóng bàn 96 9.25 48 9.07 48 9.43 Bơi lội 48 4.62 22 4.16 26 5.11 Bóng chuyền hơi 95 9.15 46 8.70 49 9.63 Thể dục 194 18.69 84 15.88 110 21.61 Bóng rổ 159 15.32 85 16.07 74 14.54 Cầu lông 171 16.47 93 17.58 78 15.32 Điền kinh 106 10.21 60 11.34 46 9.04 Võ – Vật 219 21.10 117 22.12 102 20.04 Các môn thể thao khác 73 7.03 41 7.75 32 6.29 Qua bảng 3.5 cho thấy: Tỷ lệ học sinh các trường THPT Tp. Thanh Hóa tham gia tập luyện Thể thao ngoại khóa rất cao, chiếm tới 62.52% tổng số học sinh được khảo sát, tỷ lệ học sinh nữ tham gia tập luyện TDTT NK cao hơn nam khoảng 2% . Tuy nhiên, tỷ lệ học sinh tham gia tập luyện TDTT NK thường xuyên lại chỉ chiếm 28.52%. 73 Các môn thể thao được học sinh các trường THPT Tp. Thanh Hóa tham gia tập luyện nhiều nhất gồm: Đá cầu, Bóng đá, Cầu lông, cờ, Bóng rổ, Võ - vật và Thể dục. Các môn thể thao được tập luyện ngoại khóa nhiều nhất ở nam là Bóng đá, Đá cầu, Cầu lông, Võ - vật và Thể dục. Các môn được yêu thích và tập luyện nhiều nhất ở nữ là Đá cầu, Cờ, Cầu lông, Bóng rổ và Thể dục. Các môn thể thao khác chiếm tỷ lệ ít hơn. Như vậy, nội dung tập luyện TDTT NK của học sinh tương đối đa dạng và trải đều ra các môn thể thao, cả các môn thể thao hiện đại và truyền thống, cả các môn thể thao vận động và trí tuệ. (b) Hình thức hoạt động TDTT NK Tiến hành khảo sát thực trạng hình thức tập luyện và tổ chức tập luyện thể thao ngoại khóa của học sinh các trường THPT Tp. Thanh Hóa về hình thức hoạt động TDTT NK của 649 học sinh có tham gia tập luyện TDTT NK thông qua phỏng vấn bằng phiếu hỏi (phụ lục 3). Kết quả được trình bày tại bảng 3.6. Bảng 3.6. Thực trạng hình thức hoạt động TDTT NK của học sinh các trƣờng THPT Tp. Thanh Hóa (n=649) TT Hình thức Có Không So sánh mi % mi %  2 P Hình thức tổ chức tập luyện 1 Không có hướng dẫn 416 64.10 233 35.90 419.385 <0.05 2 Có hướng dẫn 135 20.80 514 79.20 3 Kết hợp 98 15.10 551 84.90 Hình thức tập luyện 1 Đội tuyển thể thao 67 10.32 582 89.68 426.352 <0.05 2 Nhóm, lớp 208 32.05 441 67.95 3 Câu lạc bộ thể thao 213 32.82 436 67.18 4 Tự tập luyện 421 64.87 228 35.13 Qua bảng 3.6 cho thấy: Về hình thức tổ chức tập luyện: Có tới 64.10% học sinh tập luyện thể thao ngoại khóa không có người hướng dẫn, trong đó chủ yếu là học sinh tập luyện tự phát. Tỷ lệ học sinh tập luyện Thể thao ngoại khóa có người hướng dẫn chỉ chiếm 20.80%, đây phần lớn là những học sinh tập luyện theo hình thức đội tuyển hoặc các CLB thể thao. Có 15.10% tổng số học sinh tập luyện theo cả 2 74 hình thức có và không có người hướng dẫn. So sánh sự khác biệt tỷ lệ người tham gia 3 hình thức tập luyện cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0.05). Về hình thức tập luyện: Đa số học sinh tập luyện theo hình thức tự tập luyện, chiếm tới 64.87%, tương đương với tỷ lệ học sinh tập luyện theo hình thức không có người hướng dẫn. Các hình thức khác chiếm tỷ lệ ít hơn, trong đó ít nhất là hình thức tập luyện theo đội tuyển thể thao. Có thể giải thích do đây là hình thức tập luyện có chọn lọc và yêu cầu người tập phải có năng khiếu ở các môn thể thao nhất định và tập luyện theo hình thức chuyên sâu. (c) nhu cầu tập luyện TDTT NK Tiến hành khảo sát nhu cầu tập luyện TDTT NK của học sinh các Trường THPT Tp. Thanh Hóa bằng phiếu hỏi (phụ lục 3). Kết quả được trình bày tại bảng 3.7. Bảng 3.7. Thực trạng nhu cầu tập luyện TDTT NK của học sinh các trƣờng THPT Tp. Thanh Hóa (n=1038) TT Nội dung Tổng số Giới tính HS nam HS nữ mi % mi % mi % 1 Nhu cầu tham gia tập luyện thể thao ngoại khóa n=1038 n=529 n=509 Có nhu cầu tham gia tập luyện 773 74.47 386 72.97 387 76.48 Không có nhu cầu tham gia tập luyện 219 21.10 126 23.82 93 18.38 Phân vân 46 4.43 17 3.21 29 5.73 2 Nhu cầu tham gia các môn thể thao ngoại khóa n=1038 n=529 n=509 Bóng đá 294 28.32 220 41.59 74 14.62 Cờ (cờ vua, cờ tướng) 262 25.24 145 27.41 117 23.12 Đá cầu 591 56.94 313 59.17 278 54.94 Bóng bàn 207 19.94 111 20.98 96 18.97 Bơi lội 350 33.72 170 32.14 180 35.57 Bóng chuyền hơi 104 10.02 58 10.96 46 9.09 Thể dục 220 21.19 116 21.93 104 20.55 Bóng rổ 211 20.33 124 23.44 87 17.19 Cầu lông 266 25.63 139 26.28 127 25.10 75 TT Nội dung Tổng số Giới tính HS nam HS nữ mi % mi % mi % Điền kinh 179 17.24 91 17.20 88 17.39 Võ - Vật 286 27.55 160 30.25 126 24.90 Các môn thể thao khác 142 13.68 68 12.85 74 14.62 3 Nhu cầu tham gia CLB thể thao ngoại khóa n=773 n=386 n=387 - Có 623 80.60 326 84.46 297 76.74 - Không 150 19.40 60 15.54 90 23.26 Qua bảng 3.7 cho thấy: Tỷ lệ học sinh có nhu cầu tham gia tập luyện TDD NK cao hơn nhiều so với tỷ lệ học sinh thực tế tham gia tập luyện TDTT NK ở cả nam và nữ. Mức chênh lệch đạt được hơn 10%. Như vậy, có rất nhiều học sinh có nhu cầu tham gia tập luyện TDTT NK nhưng chưa tham gia tập luyện. Nếu có những biện pháp phù hợp, tìm hiểu nguyên nhân rõ ràng có thể thu hút thêm nhóm đối tượng này tham gia tập luyện TDTT NK. Tương ứng là số lượng học sinh có nhu cầu tham gia tập luyện ngoại khóa các môn thể thao cũng cao hơn rất nhiều so với số lượng học sinh tham gia tập luyện thực tế ở cả nam và nữ. Tỷ lệ học sinh có nhu cầu tham gia tập luyện Thể thao ngoại khóa cũng phân tán giữa các môn. Nhu cầu tham gia tập luyện ngoại khóa nhiều nhất ở học sinh nam tập trung vào các môn Bóng đá, Đá cầu, Võ –vật, Bơi lội, Cờ và thể dục, các môn khác có tỷ lệ phân tán hơn và thấp hơn. Thấp nhất thuộc về các môn Cờ. Nhu cầu tham gia tập luyện ngoại khóa nhiều nhất ở học sinh nữ tập trung vào các môn Đá cầu, Cờ, Cầu lông, Võ thuật và Thể dục. Tỷ lệ chênh lệch giữa các môn này thấp hơn so với nam. Học sinh có nhu cầu tham gia tập luyện CLB thể thao rất cao ở cả nam và nữ, đạt trung bình hơn 80%, trong đó HS nam có nhu cầu cao hơn học sinh nữ. (d) Phong trào thi đấu TDTT Tiến hành khảo sát phong trào thi đấu TDTT của các trường THPT trên địa bàn Tp. Thanh Hóa thông qua khảo sát trực tiếp các cán bộ, giáo viên và phân tích báo cáo tổng hợp thành tích của các trường. Kết quả được trình bày tại bảng 3.8. 76 Bảng 3.8. Thực trạng phong trào thi đấu TDTT của học sinh các trƣờng THPT trên địa bàn Tp. Thanh Hóa năm 2019 (n=9 trƣờng) TT Cấp Số giải Số lƣợt ngƣời tham gia Thành tích Giải do các trƣờng tổ chức 1 Giải thi đấu cấp trường từng môn thể thao 13 418 - 2 Giải thi đấu cấp trường nhiều môn thể thao 4 267 - 3 Giao hữu giữa các trường trong khối 11 358 - Tổng số: 28 1043 Tham gia thi đấu 4 Giải cấp quốc gia 1 35 3 HC các loại 5 Giải cấp tỉnh 3 149 37 HC các loại Tổng số: 4 148 Qua bảng 3.8 cho thấy: Về việc tổ chức các giải thi đấu thể thao cho học sinh: các trường THPT trên địa bàn thành phố hàng năm đều có tổ chức các giải thi đấu thể thao các cấp, trong đó có cả các giải giao hữu thể thao và các giải thi đấu chính thức. Thống kê trong năm 2019, 09 trường THPT trên địa bàn thành phố tổ chức 28 giải thi đấu thể thao các cấp, trong đó có 13 giải đơn môn thể thao và 4 giải thi đấu nhiều môn thể thao, 11 giải thi đấu giao hữu các môn thể thao. Như vậy, trung bình mỗi trường đều tổ chức khoảng 2 giải thi đấu thể thao mỗi năm cho học sinh. Về thành tích đạt được: trong năm 2019, học sinh các trường THPT Tp. Thanh Hóa khi tham gia các giải thi đấu cấp Tỉnh và cấp Quốc gia bước đầu đã giành được những thành tích đáng khích lệ với tổng số 3 huy chương cấp quốc gia và 37 huy chương các loại cấp tỉnh. 77 Như vậy, dễ dàng nhận thấy việc tổ chức và tham gia các giải thi đấu TDTT các cấp đã bước đầu được chú ý với học sinh các trường THPT trên địa bàn Tp. Thanh Hóa. 3.1.2.3. Nhóm các yếu tố cơ sở ảnh hưởng tới công tác GDTC Tiến hành phân tích thực trạng nhóm các yếu tố cơ sở ảnh hưởng tới công tác GDTC cho học sinh các trường THPT trên địa bàn Tp. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa thông qua các mặt: Nhận thức về công tác GDTC trong trường học; Công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động TDTT trường học; Đội ngũ giáo viên GDTC và cơ sở vật chất tập luyện TDTT. Cụ thể: (a) Nhận thức về công tác GDTC trong trường học Khảo sát nhận thức của cán bộ, giáo viên, học sinh các trường THPT Tp. Thanh Hóa nhận thức về vai trò, tác dụng của công tác GDTC trong trường học thông qua phỏng vấn 1038 học sinh, 39 giáo viên thể dục 36 giáo viên các môn học khác và 09 cán bộ quản lý thuộc 09 trường trường THPT thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa bằng phiếu hỏi (phụ lục 3 với học sinh; phụ lục 2 với cán bộ quản lý, giáo viên các môn học khác và giáo viên Thể dục), đồng thời so sánh về sự khác biệt kết quả trả lời phỏng vấn giữa các đối tượng. Kết quả được trình bày tại bảng 3.9. Bảng 3.9. Kết quả khảo sát thực trạng nhận thức của cán bộ, giáo viên, học sinh về vai trò, tác dụng của công tác GDTC Nội dung Cán bộ quản lý (n=09) Giáo viên thể dục (n=36) Giáo viên các môn khác (n=39) Học sinh (n=1038) So sánh mi % mi % mi % mi %  2 P Vai trò của công tác GDTC trong trƣờng THPT Rất quan trọng 6 66.67 30 83.33 12 30.77 315 30.35 34.491 <0.05 Quan trọng 3 33.33 6 16.67 13 33.33 416 40.08 Bình thường 0 0.00 0 0.00 9 23.08 194 18.69 Không quan trọng 0 0.00 0 0.00 5 12.82 113 10.89 Rất không quan trọng 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 78 Nội dung Cán bộ quản lý (n=09) Giáo viên thể dục (n=36) Giáo viên các môn khác (n=39) Học sinh (n=1038) So sánh mi % mi % mi % mi %  2 P Tác dụng của công tác GDTC trong trƣờng THPT Rất tốt 3 33.33 31 86.11 10 25.64 262 25.24 50.708 <0.05 Tốt 5 55.56 5 13.89 11 28.21 368 35.45 Trung bình 1 11.11 0 0.00 9 23.08 237 22.83 Không tốt 0 0.00 0 0.00 9 23.08 171 16.47 Rất không tốt 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 Qua bảng 3.9 cho thấy: Nếu như 100% cán bộ quản lý và giáo viên Thể dục nhận thức đúng về vai trò, tác dụng của GDTC trong trường học thì vẫn còn từ 23.08 tới 28.21% số giáo viên các môn khác và học sinh có nhận thức chưa đúng về vấn đề này. Đây sẽ là những đối tượng ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển TDTT trong trường học và cần có những giải pháp nâng cao nhận thức của nhóm đối tượng này về vai trò, tác dụng của GDTC trong trường học. Khi so sánh sự khác biệt kết quả trả lời phỏng vấn giữa các nhóm đối tượng thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng P<0.05. (b) Công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động TDTT trường học Tiến hành khảo sát công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động TDTT trường học của lãnh đạo các trường THPT trên địa bàn Tp. Thanh Hóa. Kết quả được trình bày tại bảng 3.10. 79 Bảng 3.10. Thực trạng công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động TDTT của các trƣờng THPT trên địa bàn Tp. Thanh Hóa (n=48) Nội dung Cán bộ quản lý (n=09) Giáo viên thể dục (n=36) Giáo viên các môn khác (n=39) So sánh mi % mi % mi %  2 P Sự quan tâm của lãnh đạo về công tác TDTT Rất quan tâm 6 66.67 11 30.56 13 33.33 2.787 >0.05 Quan tâm 3 33.33 15 41.67 15 38.46 Ít quan tâm 0 0.00 10 27.78 11 28.21 Tính kịp thời trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động TDTT Rất kịp thời 3 33.33 8 22.22 14 35.90 3.413 >0.05 Kịp thời 6 66.67 15 41.67 16 41.03 Chưa kịp thời 0 0.00 13 36.11 9 23.08 Hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động TDTT Rất tốt 4 44.44 8 22.22 13 33.33 1.133 >0.05 Trung bình 4 44.44 16 44.44 16 41.03 Chưa cao 1 11.11 12 33.33 10 25.64 Qua bảng 3.10 cho thấy: Mặc dù tỷ lệ kết quả thống kê kết quả trả lời phỏng vấn của nhóm cán bộ quản lý và nhóm giáo viên TDTT là có sự chênh lệch theo hướng đánh giá của nhóm cán bộ quản lý về sự quan tâm, tính kiọp thời và hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động TDTT, nhưng kết quả so sánh bằng 2 không thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm đối tượng trả lời phỏng vấn ở ngưỡng P>0.05. Cụ thể: Về sự quan tâm của lãnh đạo về công tác TDTT: Nếu như có tới 66.67% số cán bộ quản lý đánh giá đã rất quan tâm tới công tác TDTT thì đánh giá ở đội ngũ giáo viên TDTT mới chỉ dừng lại ở 30.56%, và con số này ở nhóm đối tượng giáo viên khác là 33.33%. Còn tới 27.78% số lượng giáo viên thể dục 28.21% giáo viên khác đánh giá công tác lãnh đạo về hoạt động TDTT ít được quan tâm. Lãnh đạo quan tâm tới công tác TDTT là điều kiện quan trọng để phát 80 triển phong trào tập luyện TDTT trong trường. Chính vì vậy, cần có giải pháp phù hợp để tăng cường sự quan tâm của lãnh đạo tới sự phát triển TDTT. Về tính kịp thời trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động TDTT: Nếu như 100% đội ngũ cán bộ quản lý đánh giá công tác lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động TDTT ở mức rất kịp thời và kịp thời thì con số này theo đánh giá của giáo viên viên TDTT chỉ dừng lại ở 22.22% ở mức rất kịp thời và 41.67% ở mức kịp thời. Còn tới 36.11% số giáo viên TDTT đánh giá công tác lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động TDTT tại Trường là chưa kịp thời và cần phải có những chỉ đạo phù hợp hơn, kịp thời hơn. Con số này ở nhóm giáo viên các môn học khác là tương đương. Về hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động TDTT: Nếu như có tới 44.44% số cán bộ quản lý đánh giá công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động TDTT đã đạt hiệu quả rất tốt thì câu trả lời này ở đối tượng giáo viên TDTT chỉ đạt 22.22% và đội ngũ giáo viên khác là 33.33%, trong đó còn tới 33.33% số giáo viên TDTT và 25.64% số giáo viên các môn học khác đánh giá hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động TDTT ở mức độ chưa tốt. Như vậy, trên thực tế các cán bộ quản lý đã quan tâm tới hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động TDTT, tuy nhiên, theo đánh giá của các giáo viên TDTT nói riêng và giáo viên các môn học khác đôi khi còn chưa kiọp thời và hiệu quả chưa cao. (c) Đội ngũ giáo viên GDTC Đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên GDTC tại 9 trường THPT trên địa bàn Tp. Thanh Hóa thông qua phân tích hồ sơ cán bộ và phỏng vấn trực tiếp các giáo viên. Kết quả được trình bày tại bảng 3.11. 81 Bảng 3.11. Thực trạng đội ngũ giáo viên GDTC tại các trƣờng THPT trên địa bàn Tp. Thanh Hóa (n=9 trƣờng) Trƣờng Tổng số Tỷ lệ / giáo viên Giới tính Trình độ Thâm niên công tác Tập huấn, bồi dƣỡng hàng năm nữ nam Sau đại học Đại học Khác >10 năm <10 năm Tổng số giáo viên 39 - 17 22 2 37 0 19 20 1 Tổng số học sinh 8480 217.44 - - - - - - - - Tổng số lớp 200 5.13 - - - - - - - - Tỷ lệ trung bình giáo viên/trường 4.33 - - - - - - - - - Qua bảng 3.11 cho thấy: Trong 9 trường THPT thuộc diện khảo sát có tổng số 39 giáo viên GDTC (không tính giáo viên kiêm nhiệm giảng dạy Thể dục tại các trường). Như vậy, trung bình mỗi trường có 4.33 giáo viên GDTC. Trong 9 trường khảo sát có tổng số 8480 học sinh, với tổng số 200 lớp học. Như vậy, trung bình mỗi giáo viên GDTC phải giảng dạy 5.13 lớp học, tương đương 217 học sinh. Đây là con số tính riêng cho giờ học GDTC chính khóa, chưa tính hoạt động TDTT NK. Trên thực tế, vì THPT Chuyên Lam Sơn, Trường THPT Đào Duy Từ, THPT Hàm Rồng và THPT Dân tộc nội trú có 6-7 giáo viên GDTC, các trường còn lại chỉ có từ 2-4 giáo viên, đặc biệt Trường THPT Tô Hiến Thành có tới 906 học sinh với 22 lớp học nhưng chỉ có 3 giáo viên GDTC. Như vậy, có thể thấy số lượng giáo viên GDTC tại các trường phân bổ chưa đồng đều, có trường đủ giáo vên GDTC, nhưng cũng có trường còn rất thiếu, dẫn tới giáo viên phải làm việc nhiều, ít có thời gian chăm lo cho hoạt động thể thao ngoại khóa của học sinh. Về đặc điểm đội ngũ giáo viên Thể dục tại các trường trong diện khảo sát: Có khoảng hơn 30% số giáo viên GDTC là nữ. Trong 39 giáo viên, có 02 giáo viên có trình độ sau đại học (thạc sĩ) số còn lại đều có trình độ đại học, không có giáo viên có trình độ dưới đại học. Thâm niên công tác của các giáo viên có tới 82 gần 50% là từ 10 năm trở lên, đây là lực lượng giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy và có trình độ chuyên môn tốt. Trong thời gian 3 năm tính tới thời điểm tiến hành khảo sát, có tới 35 giáo viên GDTC được cử tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật các kiến thức mới. Đây là một ưu thế trong phát triển đội ngũ giáo viên GDTC tại các trường THPT Tp. Thanh Hóa. Như vậy, có thể thấy đội ngũ giáo viên GDTC tại các trường THPT trên địa bàn Tp. Thanh Hóa được phân bổ chưa đồng đều tại các trường. Giáo viên bảo đảm về trình độ và thường xuyên được tham gia tập huấn cập nhật các kiến thức mới. (d) Cơ sở vật chất tập luyện TDTT Tiến hành khảo sát thực trạng CSVC phục vụ công tác GDTC nội khóa và hoạt động TDTT NK tại 09 trường THPT trên địa bàn Tp. Thanh Hóa thông qua quan sát sư phạm, phỏng vấn trực tiếp các giáo viên và phân tích các tài liệu có liên quan. Kết quả được trình bày tại bảng 3.12. Bảng 3.12. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ công tác GDTC nội khóa và hoạt động TDTT NK tại các trƣờng THPT Tp. Thanh Hóa (n=9 trƣờng) Cơ sở vật chất Tổng Tỷ lệ trung bình/ Trƣờng Chất lƣợng Mức độ đáp ứng nhu cầu /trƣờng Số lƣợng Diện tích (m 2 ) I. Sân tập, nhà tập không có khán đài Nhà thể chất (nhà) 4 1635 0.44 Tốt Thấp Điền kinh (sân) 2 - 0.22 Trung bình Thấp Bóng chuyền (sân) 1 - 0.11 Trung bình Thấp Bóng đá (sân) 4 - 0.44 Bóng rổ (sân) 4 - 0.44 Cầu lông 13 - 1.44 Bể bơi (bể) 0 - 0.00 - - Đường chạy điền kinh (đường) 0 - 0.00 - - Các loại khác (sân chơi, bãi tập) 2 600 0.22 - - 83 II. Dụng cụ tập luyện Loại Đơn vị tính Số lƣợng Tỷ lệ trung bình (%) Chất lƣợng Mức độ đáp ứng nhu cầu Vợt cầu lông (cái) 215 23.89 Trung bình Thấp Lưới cầu lông (bộ) 22 2.44 Trung bình Thấp Bộ quân, bàn cờ vua (bộ) 75 8.33 Trung bình Thấp Bộ quân, bàn cờ tướng (bộ) 15 1.67 Trung bình Thấp Bóng đá (quả) 70 7.78 Trung bình Thấp Gôn, lưới gôn bóng đá (bộ) 7 0.78 Trung bình Thấp Bóng rổ (quả) 8 0.89 Trung bình Thấp Bóng chuyền (quả) 12 1.33 Trung bình Thấp Lưới, cột lưới bóng chuyền (bộ) 4 0.44 Trung bình Thấp Cầu chinh (quả) 96 10.67 Trung bình Thấp Cột, lưới đá cầu (bộ) 12 1.33 Trung bình Thấp Hố nhảy cao (hố) 8 0.89 Trung bình Thấp Hố nhảy xa (hố) 10 1.11 Trung bình Thấp Xà, cột nhảy cao (bộ) 13 1.44 Trung bình Thấp Bóng ném cao su (quả) 266 29.56 Trung bình Thấp Tạ (ném tạ) (quả) 11 1.22 Trung bình Thấp III. Các dụng cụ khác Đệm nhảy cao, nhảy xa (bộ) 9 1.00 Trung bình Thấp Đồng hồ bấm giây (cái) 15 1.67 Trung bình Thấp Thước dây (cái) 9 1.00 Trung bình Thấp Dây kéo co (cái) 8 0.89 Trung bình Thấp Dây nhảy (cái) 76 8.44 Trung bình Thấp Qua bảng 3.12 cho thấy: Với các loại sân tập, nhà tập không có khán đài: Tổng số có 4/9 trường khảo sát có nhà tập thể chất cho học sinh, rơi vào các trường có cơ sở vật chất tốt như THPT Chuyên Lam Sơn, Trường THPT Đào Duy Từ, THPT Hàm Rồng và THPT Dân tộc nội trú, đây cũng là các trường có tương đối đầy đủ các loại sân tập khác và được đầu tư tốt về CSVC. Các loại sân tập, nhà tập đều được đánh giá chất lượng ở mức trung bình trở lên. Tuy nhiên, mức độ đáp ứng nhu cầu sử dụng thì đều ở mức độ thấp. 84 Với các dụng cụ tập luyện: Các loại dụng cụ tập luyện khác tương đối đa dạng về loại dụng cụ nhưng các loại đều có số lượng rất ít, chất lượng chủ yếu ở mức độ trung bình và mức độ đáp ứng nhu cầu rất thấp nếu so sánh với số lượng học sinh tham gia học tập môn học GDTC cả nội khóa và ngoại khóa. Đây không chỉ là khó khăn trong công tác GDTC cho học sinh THPT Tp. Thanh Hóa mà là đặc điểm chung trong công tác GDTC tại các trường học tại trên cả nước. Tóm lại, cơ sở vật chất phục vụ công tác GDTC trong các trường THPT Tp. Thanh Hóa còn thiếu cả về số lượng và chất lượng, chưa đáp ứng được nhu cầu học tập GDTC nội khóa và Thể thao ngoại khóa của học sinh. Chính vì vậy, cần có những giải pháp phù hợp trong sử dụng cơ sở vật chất cũng như nâng cao số lượng và chất lượng cơ sở vật chất phục vụ GDTC nội khóa và hoạt động thể thao ngoại khóa cho đối tượng nghiên cứu. 3.1.2.4. Thực trạng sử dụng giải pháp phát triển công tác Giáo dục thể chất cho học sinh các trường Trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa Tiến hành đánh giá thực trạng sử dụng các giải pháp phát triển công tác GDTC cho học sinh các trường THPT Tp. Thanh Hóa thông qua phỏng vấn trực tiếp các cán bộ quản lý, giáo viên GDTC tại các Trường. Kết quả cụ thể được trình bày tại bảng 3.13. Bảng 3.13. Thực trạng sử dụng giải pháp phát triển công tác GDTC cho học sinh các trƣờng THPT Tp. Thanh Hóa (n=9 trƣờng) TT Biện pháp / Giải pháp Có sử dụng Không sử dụng mi % mi % 1 Các giải pháp chung của ngành Thể dục thể thao 9 100.00 0 0.00 2 Các giải pháp chung của ngành Giáo dục 9 100.00 0 0.00 3 Các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học của Trường 9 100.00 0 0.00 4 Các giải pháp cụ thể phát triển công tác Giáo dục thể chất 2 22.22 7 77.78 85 Qua bảng 3.13 cho thấy: Việc phát triển công tác GDTC cho học sinh các trường THPT Tp. Thanh Hóa tuy đã được quan tâm nhưng các biện pháp / giải pháp được sử dụng mới chỉ dừng lại ở các giải pháp chung của ngành TDTT, các giải pháp chung của ngành Giáo dục và các giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học của Trường, trong đó có môn học GDTC. Trong 9 trường được khảo sát chỉ có 2 trường, chiếm 22.22% số trường có giải pháp cụ thể để phát triển công tác GDTC cho học sinh. Tuy nhiên, qua phỏng vấn trực tiếp giáo viên GDTC tại các trường cho thấy: Các biện pháp / giải pháp được sử dụng trong phát triển GDTC cho học sinh mới chỉ dừng lại ở việc khắc phục, giải quyết các vấn đề mang tính chất tình huống phát sinh, tính chất thời điểm. Sau khi áp dụng các biện pháp / giải pháp, công tác kiểm tra - đánh giá hiệu quả các giải pháp / biện pháp chưa được tiến hành. Việc đề xuất các biện pháp / giải pháp phát triển GDTC cho học sinh chưa được tiến hành trên các căn cứ khoa học và kết quả nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác GDTC tại các Trường mà chỉ được đề xuất trên một hoặc một vài biểu hiện phát sinh trong quá trình dạy và học môn học GDTC. Việc đề xuất các biện pháp / giải pháp phát triển GDTC cho học sinh mới chỉ được tiến hành riêng lẻ trong phạm vi mỗi trường chứ chưa được triển khai đồng bộ trên nhiều trường để giải quyết các vấn đề chung và hỗ trợ nhau trong quá trình dạy học môn học GDTC. Nhiều trường học đã đánh giá đúng các vấn đề phát sinh trong quá trình dạy và học môn học GDTC nhưng chưa có các biện pháp / giải pháp điều chỉnh kịp thời, chưa có các biện pháp / giải pháp phát huy các ưu thế, khắc phục các nhược điểm trong quá trình dạy, học môn học này. Từ các vấn đề trên cho thấy việc tìm được các giải pháp phù hợp, có hiệu quả phát triển công tác GDTC cho học sinh các trường TH

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_giai_phap_phat_trien_cong_tac_giao_duc_th.pdf
  • pdfBAO CAO TOM TAT.pdf
  • pdfQD BAO VE CAP TRUONG NGUYEN VAN DUNG.pdf
  • pdfTRANG THONG TIN.pdf
Tài liệu liên quan