Luận án Nghiên cứu giải pháp quản trị rủi ro của tổng thầu trong thực hiện hợp đồng thiết kế, mua sắm, chế tạo và lắp đặt (epci) dự án phát triển khai thác mỏ dầu khí tại Việt Nam

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.7

1.1. Phân tích và đánh giá một số công trình nghiên cứu trên thế giới.7

1.1.1. Phân tích và đánh giá các nghiên cứu trong thực hiện hợp đồng thiết kế,

mua sắm, chế tạo và lắp đặt (EPCI) dự án phát triển khai thác mỏ dầu khí.7

1.1.2. Phân tích và đánh giá các nghiên cứu về rủi ro và quản trị rủi ro của

Tổng thầu trong thực hiện hợp đồng thiết kế, mua sắm, chế tạo và lắp đặt

(EPCI) dự án phát triển khai thác mỏ dầu khí.9

1.2. Phân tích và đánh giá một số công trình nghiên cứu trong nước.18

Kết luận chương 1 .21

CHƯƠNG 2: THIẾT LẬP QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI .22

2.1. Phương pháp tiếp cận .22

2.2. Quy trình nghiên cứu.22

2.3. Phân loại rủi ro.24

2.4. Thiết kế nghiên cứu.25

2.4.1. Thiết kế thang đo.25

2.4.2. Thiết kế phiếu khảo sát .26

2.4.3. Chọn mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu .28

2.5. Phương pháp xử lý dữ liệu .31

2.5.1. Xử lý dữ liệu thứ cấp.31

2.5.2. Xử lý dữ liệu sơ cấp .31

Kết luận chương 2 .32

pdf223 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 14/03/2022 | Lượt xem: 415 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu giải pháp quản trị rủi ro của tổng thầu trong thực hiện hợp đồng thiết kế, mua sắm, chế tạo và lắp đặt (epci) dự án phát triển khai thác mỏ dầu khí tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ra dòng dầu thương mại đầu tiên, đến nay ngành dầu khí đã không ngừng phát triển, các mỏ liên kết và cận biên không ngừng được mở rộng. Với trung bình hàng năm đưa từ 6-8 mỏ/công trình/cụm công trình vào khai thác, ngành dầu khí gia tăng liên tục về sản lượng khai thác đã đóng góp vào công cuộc phát triển đất nước. Do tính đặc thù của dự án phát triển khai thác, các Tổng thầu phải có đủ năng lực kinh nghiệm, tài chính, trang thiết bị và đặc biệt sau Nghị quyết số 233/NQ-ĐU ngày 17/3/2009 của Ban chấp hành Đảng bộ, Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam về phát huy nội lực, tăng cường và ưu tiên sử dụng dịch vụ các đơn vị trong Tập đoàn nên hiện nay tại Việt Nam chỉ có 2 Tổng thầu đảm nhận các hợp đồng EPCI là Công ty Dịch vụ Cơ khí Hàng hải (PTSC MC) và Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro. Thực hiện các hợp đồng EPIC trong các dự án phát triển khai thác mỏ dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam là một mắt xích quan trọng trong tiến độ tổng thể của kế hoạch phát triển mỏ (FDP), không có EPCI thì chắc chắn không thể khai thác dầu khí. Điều đó được thể hiện rõ qua các hình 4.1 và 4.2. Hình 4.1 phản ánh quá trình phát triển mỏ. Sau khi đã có phát hiện, nhà thầu trình chương trình thẩm lượng cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) phê duyệt. Qua chương trình khoan thẩm lượng và đánh giá trữ lượng cho toàn mỏ được thực hiện (RAR). Chính phủ Việt Nam thông qua PetroVietnam phê duyệt trữ lượng. Nhà điều hành sẽ tính kế hoạch đại cương phát triển mỏ (ODP) và đệ trình lên PVN. Sau khi ODP được phê duyệt, nhà điều hành sẽ tiến hành kế hoạch phát triển toàn mỏ (FDP). Sau khi được phê duyệt FDP, nhà điều hành sẽ tiến hành các hoạt động thiết kế các công trình về triển khai dự án, khoan và khai thác cho toàn mỏ. Nhìn vào sơ đồ ta thấy quá trình phát triển mỏ để tiến tới khai thác toàn mỏ phải qua giai đoạn EPCI. Đây là giai đoạn quan trọng quyết định phát triển toàn mỏ. 80 Hình 4.1. Giai đoạn EPCI trong tổng thể dự án phát triển mỏ Hình 4.2. Giai đoạn EPCI Khi thực hiện các hợp đồng EPCI đòi hỏi nhà Tổng thầu phải hoàn thành dự án với các cam kết trong hợp đồng theo các điều kiện cơ bản đặt ra là tiến độ, chất lượng và hoàn thành các hạng mục trong giới hạn về chi phí đã cam kết, đảm bảo an toàn. Do đó nhiệm vụ của Tổng thầu EPCI phải sử dụng nguồn tiền một các hợp lý với thời hạn nhanh nhất có thể để hoàn thành công trình đảm bảo chất lượng và chuyển giao cho chủ đầu tư. Đây chính là thách thức của Tổng thầu và đồng thời là trách nhiệm giám sát nhà thầu của chủ đầu tư để đảm bảo sự thành công của dự án. Các hợp đồng EPCI đặc trưng được thực hiện ở Việt Nam được thống kê trong bảng 4.1. 81 Bảng 4.1. Các hợp đồng EPC trong các dự án phát triển khai thác mỏ dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam giai đoạn từ 2006-2013 STT Hợp đồng Giá trị hợp đồng(USD) Cơ cấu giá trị (USD) Nhàthầu thực hiện Khu vực lắp đặt, nước sâu Thời gian thực hiện theo hợp đồng Thời gian thực hiện Giá trị quyết toán (USD) Tính hiệu quảcủa từng hợp đồng (USD) 1 Sư Tử VàngCPP 469.381.000 E: 18.375.000 PTSC +JRM 50 m 9/3/2006 - 15/11/2008 9/03/2006 - 12/10/2008 E: 20.217.000 531.011.000 Vượt giá trị hợp đồng P: 205.261.000 P: 221.084.000 C: 80.600.000 C: 113.367.000 I: 70.115.000 I: 85.175.000 Chi phí khác: 17.662.000 Chi phí khác: 14.294.000 2 Sư Tử Đen SW 188.499.000 Chi phí chuẩn bị: 26.609.000 PTSC + JRM 50 m Từ 05/02/2008 -30/05/2010 Từ 05/02/2008 -30/04/2010 Chi phí chuẩn bị: 45.420.000 196.160.000 USD Vượt giá trị hợp đồng E: 9.613.000 E: 7.489.000 P: 56.948.000 P: 59.498.000 C: 34.557.000 C: 23.727.000 I:48.253.000 I:59.938.000 P: 399.000 C:29.000 P&C: 37.800.000 P&C: 34.527.000 I: 19.047.000 I: 17.398.000 Khác: 2.500.000 Khác: 2.500.000 3 Sư Tử Đen 115.950.642 E: 10.200.000 PTSC + JRM 50m 05/02/2008 - 05/02/2008- 122.190.000 6.187.530 USD 82 STT Hợp đồng Giá trị hợp đồng(USD) Cơ cấu giá trị (USD) Nhàthầu thực hiện Khu vực lắp đặt, nước sâu Thời gian thực hiện theo hợp đồng Thời gian thực hiện Giá trị quyết toán (USD) Tính hiệu quảcủa từng hợp đồng (USD) Đông Bắc STDNE P: 41.100.000 30/05/2010 30/04/2010 Tiết kiệm so với ban đầu C:22.300.000 PTSC E: 9.690.000 E: 8.998.000 P: 211.050.000 P: 210.208.000 C & HUC: 31.650.000 +14.000.000 C&HUC: 32.790.000 +11.062.000 I: 86.000.000 I: 83.651.000 4 Sư Tử Trắng LTPTP 144.954.997, 08 E: 5.487.409 PTSC + NSEC 50 m 17/03/2010 - 17/5/2012 07/03/2010 - 20/9/2012 E: 6.480.369 147.039.626 USD Vượt giá trị hợp đồng P: 48.586.606 P: 51.503.097 C: 15.067.857 C: 15.505.556 I:20.101.369 I:21.942.219 Chi phí chuẩn bị:3.596.769 Chi phí chuẩn bị:1.820.556 5 Sư Tử Nâu 284.604.616 E: 7.426.763 PTSC + NSEC 50 m 17/01/2013 - 11/10/2014 17/01/2013 - 22/9/2014 291.251.520, 71 Vượt giá trị hợp đồng P: 100.890.000 C: 45.142.836 I:91.271.199 Khác: 710.000 6 Hải Sư 250.472.657 Chi phí chuẩn bị: PTSC HST: 3 năm Chi phí chuẩn bị: 238.715.089 USD 83 STT Hợp đồng Giá trị hợp đồng(USD) Cơ cấu giá trị (USD) Nhàthầu thực hiện Khu vực lắp đặt, nước sâu Thời gian thực hiện theo hợp đồng Thời gian thực hiện Giá trị quyết toán (USD) Tính hiệu quảcủa từng hợp đồng (USD) Trắng-Hải Sư Đen 35.002.956 45.8m 35.002.956 Chi phí trên chưa bao gồm chi phí phát sinh cho việc sửa chữa chân đế HST (41.032 USD) E: 8.979.300 HSD: 42.8m E: 9.705.403 C: 34.898.297 C: 34.188.881 I: 68.781.300 I: 73.699.250 Phần thực thanh thực chi: 99.312.151 Phần thực thanh thực chi: 84.429.947 Thuế: 3.498.653 Thuế: 3.498.653 7 Sư Tử VàngĐông Bắc NE 42.113.488 Chi phí chuẩn bị: 4.150.000 VSP/PVC MS 49.79m 25/10/2012- 27/10/2013 25/10/2012- 30/10/2013 Chi phí chuẩn bị: 4.597.070 65.637.640 Vượt giá trị hợp đồng E: 3.227.313 E: 3.471.500 P: 11.483.175 P: 20.676.000 C: 5.824.000 C: 5.783.942 I: 17.429.000 I: 31.104.128 8 Thăng Long +Đông Đô (Topside) 117.501.097, 73 Chi phí chuẩn bị: 10.023.236, 79 PTSC TL: 07/05/2012- 12/07/2013 (13 tháng) DD: 07/05/2012- TL: 10 tháng. DD: 10.5 tháng Chi phí chuẩn bị: 10.142.387, 31 122.275.534, 29 Vượt giá trị hợp đồng. E: 6.526.437 E: 5.726.743, 9 P: 38.202.925, 01 P: 33.669.919, 17 C: 29.405.127, 4 C: 32.564.022, 05 I: 33.343.371, 53 I: 40.172.461, 68 84 STT Hợp đồng Giá trị hợp đồng(USD) Cơ cấu giá trị (USD) Nhàthầu thực hiện Khu vực lắp đặt, nước sâu Thời gian thực hiện theo hợp đồng Thời gian thực hiện Giá trị quyết toán (USD) Tính hiệu quảcủa từng hợp đồng (USD) E: 02/08/2013 (13, 5 tháng). E: P: 4.538.391 P: 5.763.945, 63 C: 22.871.163, 06 C: 26.083.963, 07 I: 22.452.227, 55 I: 22.392.045, 94 9 Biển Đông 710.200.000 E:10.000.000 VSP + PTSC 132m 01/04/2013 01/04/2015 2 năm 3 năm 794.100.000 Chậm tiến độ. Vượt giá trị hợp đồng 83.900.000 USD P:344.000.000 C:355.000.000 (nguồn PVN) 85 1) Hợp đồng EPCI dự án phát triển mỏ Sư Tử Vàng a) Mô tả về hợp đồng: Hợp đồng EPCI giàn công nghệ trung tâm (CPP) để khai thác mỏ Sư Tử Vàng (STV) được ký ngày 09/3/2006 giữa CLJOC và Tổng thầu JR McDermott (JRM) với giá trị dự kiến ban đầu là 469, 381 triệu USD. Đến ngày 14/10/2008, mỏ STV đã được đưa vào khai thác, sớm hơn so với ngày cam kết hoàn thành theo hợp đồng là ngày 15/10/2008. b) Những kết quả làm được: -Tiến độ: Nhanh hơn kế hoạch 01 tháng. - Hoàn thành không để xảy ra tai nạn rủi ro ảnh hưởng dự án. - Trong quá trình thực hiện hợp đồng đã có 149 phát sinh đã được hai bên (CLJOC và JRM) thống nhất với tổng giá trị là 531, 62 triệu USD, phát sinh là 61, 63 triệu USD (13, 1% so với giá trị hợp đồng ban đầu). Hình 4.3. Chi phí phát sinh của hợp đồng (Nguồn: Cljoc -PVN) 86 c) Rủi ro của Tổng thầu gặp phải khi thực hiện hợp đồng: - Rủi ro liên quan đến thay đổi thiết kế, bản vẽ bố trí mặt bằng (layout) tổng thể và mặt bằng các thiết bị chuyên biệt đòi hỏi công tác mua sắm lâu dài (LLI) (Re2): Thay đổi khối lượng công việc (bổ sung thêm đường ống dẫn dầu 12), chuyển đường ống gaslift, bơm ép nước sang giai đoạn sau do chưa cần thiết...). Chi phí phát sinh do lắp đặt thiết bị thu gom khí của PVGas trên giàn CPP. - Chi phí tăng do thay đổi/biến đổi về số lượng và giá cả của hàng hóa và dịch vụ (Rp13): Chi phí mua sắm một số chủng loại vật tư thiết bị thay đổi so với dự kiến ban đầu, hợp đồng quy định một số loại vật tư thiết bị sẽ thanh toán theo hình thức thực thanh thực chi. Khi triển khai các loại thiết bị này có thay đổi so với dự kiến ban đầu dẫn đến phát sinh chi phí. Biến động giá nhiên liệu, hợp đồng quy định cơ chế bù giá cho nhà thầu EPCI khi giá nhiên liệu có biến động trong quá trình thực hiện hợp đồng. - Rủi ro do thời tiết biển ảnh hưởng đến công việc ngoài biển (Ri4): Theo quy định trong hợp đồng chủ đầu tư phải chịu chi phí này. 2) Hợp đồng EPCI dự án phát triển mỏ Sư Tử Đen Tây Nam (SDSW) a) Mô tả về hợp đồng: Hợp đồng EPCI giàn đầu giếng để khai thác khu vực Tây Nam mỏ Sư Tử Đen (STDSW) được ký và có hiệu lực ngày 5/2/2008 giữa CLJOC và Tổng thầu PTSC với giá trị dự kiến ban đầu là 188, 499 triệu USD. Nhà thầu PTSC đã thực hiện các công việc thiết kế, mua sắm, chế tạo và lắp đặt giàn SDNE, hệ thống đường ống nội mỏ, cáp ngầm theo hợp đồng nêu trên. Ngày 30/4/2010, giàn STDSW đã được đưa vào khai thác sớm hơn so với ngày cam kết hoàn thành theo hợp đồng là ngày 30/5/2010. b) Những kết quả làm được: -Tiến độ: Nhanh hơn so với kế hoạch cam kết 1 tháng -Trong quá trình thực hiện hợp đồng, dự án đã có 39 phát sinh đã được hai bên (CLJOC và PTSC) thống nhất với tổng giá trị phát sinh là 7.622.392,01 USD (4 % so với giá trị hợp đồng ban đầu). Phát sinh xảy ra chủ yếu trong giai đoạn xây dựng vận chuyển và lắp đặt. 87 Hình 4.4. Chi phí thay đổi của hợp đồng (Nguồn PVN) c) Rủi ro Tổng thầu gặp phải khi thực hiện hợp đồng: - Rủi ro liên quan đến thay đổi thiết kế, bản vẽ bố trí mặt bằng (layout) tổng thể và mặt bằng các thiết bị chuyên biệt đòi hỏi công tác mua sắm lâu dài (LLI) (Re2): Thay đổi khối lượng công việc (chuyển một số hạng mục công việc từ EPCI giàn STV theo yêu cầu từ CLJOC). - Các rủi ro tiềm ẩn liên quan đến kết quả đánh giá địa chất, các thông số đầu vào của mỏ khai thác dẫn đến việc thiết kế thiết bị khai thác chưa phù hợp với yêu cầu của mỏ (Re1): Bổ sung các công việc do yêu cầu kỹ thuật (khảo sát địa chất) - Chi phí tăng do thay đổi/biến đổi về số lượng và giá cả của hàng hóa và dịch vụ (Rp13): Chi phí biến động giá nhiên liệu 3) Hợp đồng EPCI thuộc dự án phát triển mỏ Sư Tử Đen Đông Bắc (SDNE) a) Mô tả về hợp đồng: Hợp đồng EPCI mỏ Sư Tử Đen Đông Bắc là một phần của mỏ Sư Tử Đen nằm tại Lô 15-1 thuộc Bể Cửu Long ở thềm lục địa phía Nam Việt Nam. b) Các kết quả đạt được: - Dự án hoàn thành với tổng 2.620.231 số giờ công mà không để xảy ra bất kỳ tai nạn ảnh hưởng đến dự án. 88 - Tối ưu chi phí là 6.187.530 USD. - Dự án đã hoàn thành đúng kế hoạch có dòng dầu đầu tiên, tuy nhiên thực trạng dự án đã tồn tại một số rủi ro mà nhà thầu quản lý vẫn chưa kiểm soát được như sau: Hình 4.5. Chi phí thay đổi khi thực hiện hợp đồng (Nguồn: PVN) c) Rủi ro nhà thầu gặp phải khi thực hiện hợp đồng này: - Thử nghiệm và chạy thử thất bại (FAT) (Rp10): Hầu hết tất cả các van (valve) của nhà cung cấp Neway đã bị xì khi thử áp suất cao và không đạt chất lượng như yêu cầu. Các valve này đã trả về nhà cung cấp sửa chữa đã ảnh hưởng lớn đến tiến độ thi công đường ống trên giàn SDNE. - Rủi ro về năng lực nhà cung cấp ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ và các dịch vụ sau khi trao thầu (Rp3): Hầu hết các thiết bị đều có một số hạng mục cần sửa chữa (punch list), do đó Tổng thầu đã phải mất nhiều thời gian, chi phí để điều động nhà cung cấp, nhân công để thực hiện sửa chữa để đáp ứng kịp thời gian thi công, nhiều hạng mục phát sinh và các hạng mục chưa được làm rõ trong hợp đồng, làm cho chi phí của các hạng mục sau bị chênh lệch rất nhiều so với giá chào thầu. - Rủi ro do thời tiết biển ảnh hưởng đến công việc ngoài biển (Ri4): Chi phí lắp đặt chân đế thực tế 12 triệu USD so với giá trị gói thầu 8 triệu USD. Chi phí lắp đặt khối thượng tầng thực tế 16 triệu USD so với giá trị gói thầu 15 triệu USD. Chi phí rải ống thực tế 19,9 triệu USD so với giá trị gói thầu 19,3 triệu USD, gói cáp nối dưới đáy biển (Submarine cable) chi phí thực tế 3,3 triệu USD đối với giá trị gói thầu 1,8 triệu USD. 89 4) Hợp đồng EPCI dự án phát triển mỏ Sư Tử Trắng (STT LTPTP) a) Mô tả về hợp đồng: Hợp đồng EPCI mỏ Sư Tử Trắng LTPTP với phương án phát triển cho mỏ là xây dựng 1 giàn đầu giếng STT WHP, sản phẩm của nó sẽ được vận chuyển qua hệ thống đường ống nội mỏ tới Sư Tử Vàng CPP xử lý. Nhà thầu PTSC đã thực hiện công tác chế tạo STT Topside vào ngày 02/12/2010 với mục tiêu có dòng dầu đầu tiên là 20/06/2012. Dự án đã hoàn thành chậm hơn 3 tháng do một số rủi ro phát sinh không thể kiểm soát ngay tại thời điểm triển khai dự án. b) Các kết quả đạt được: - An toàn: Dự án hoàn thành với 2.357.063 tổng số giờ công mà không để xảy ra bất kỳ tai nạn ảnh hưởng đến dự án. - Dự án cho dòng khí đầu tiên ngày 20/09/2012 trễ hơn (kế hoạch Q2/2012) 3 tháng. - Tiến độ dự án: Dự án đã hoàn thành trễ hơn kế hoạch 3 tháng. Hình 4.6. Chi phí thay đổi khi thực hiện hợp đồng (Nguồn PVN) c) Rủi ro nhà thầu gặp phải khi thực hiện hợp đồng: - Rủi ro do sai sót trong thiết kế (Re2): Ngày 27/09/2010, NSEC tính toán và xác định số vòng lặp của đường ống (Pipeline expansion loop) nhiều hơn số vòng lặp của đường ống mà nhà thầu FEED 90 đã đưa ra, làm cho chi phí của dự án phát sinh. Tuy nhiên, một thời gian rất dài các bên không đưa ra được quyết định nào cho vấn đề phát sinh này, cho đến khi báo cáo thẩm định bởi bên thứ 3 được phát hành vào 21/02/2011 thì công tác thiết kế Pipeline mới tiếp tục triển khai. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến chi phí (2.492.836,33 USD) và thời gian thực hiện dự án. Ngày 30/11/2010, chủ đầu tư yêu cầu mở rộng sàn Main deck (thay đổi thiết kế) vì tải trọng của cẩu (Deck crane) quá lớn so với thiết kế ban đầu. - Rủi ro do việc giao hàng chậm trễ cho các gói mua sắm quan trọng (Rc3): Nhiều thiết bị đã không về kịp ngày thi công như gói máy phát điện hệ thống đánh lửa, Liquid Handling Pump, Control valves, Magnetic Level Gauges and Rotamater đã ảnh hưởng lớn đến ngày hoàn thành dự án. Đặt biệt là thiết bị máy phát điện (Genset). - Rủi ro về năng lực nhà cung cấp ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ và các dịch vụ sau khi trao thầu (Rp3): Việc lựa chọn nhà thầu gói Genset thiếu năng lực thực hiện đã dẫn đến việc giao hàng chậm hơn khoảng 2 tháng làm ảnh hưởng đến kế hoạch thực hiện chế tạo và chạy thử ở onshore (trên bờ). - Rủi ro liên quan đến SIMOP (Ri9): Sự chồng chéo công rủi ro liên quan đến SIMOP nhà thầu T&I và nhà thầu gian khoan làm ảnh hưởng lớn đến kế hoạch thực hiện ngoài biển, đã phát sinh chi phí dừng và chờ đợi (standby). - Rủi ro do thời tiết biển ảnh hưởng đến công việc ngoài biển (Ri4): Thời tiết xấu đã ảnh hưởng lớn đến quá trình đấu nối và chạy thử (HUC works, đã làm cho một số công việc hoàn thành vào ngày 5/10/2012. 5) Hợp đồng EPCI dự án phát triển mỏ Sư Tử Nâu a) Mô tả về hợp đồng: Hợp đồng EPCI mỏ Sư Tử Nâu được phát triển cho mỏ với 2 giàn đầu giếng STN-N và STN-S, sản phẩm của nó sẽ được vận chuyển qua hệ thống đường ống nội mỏ và kết nối với hệ thống đường ống tại giàn STDNE. b) Các kết quả đạt được: - An toàn: Dự án hoàn thành với 4.521.057 giờ công mà không để xảy ra bất kỳ tai nạn ảnh hưởng đến dự án. - Tiến độ: Hoàn thành dự án trước kế hoạch đặt ra 3 tuần, mang lại lợi nhuận lớn đến cho nhà nước, chủ đầu tư và lợi ích xã hội. Chi phí phát sinh khi thực hiện hợp đồng như sau: 91 Hình 4.7. Chi phí thay đổi khi thực hiện hợp đồng (Nguồn PVN) c) Rủi ro nhà thầu gặp phải khi thực hiện hợp đồng: - Rủi ro liên quan đến thay đổi thiết kế, bản vẽ bố trí mặt bằng (layout) tổng thể và mặt bằng các thiết bị chuyên biệt đòi hỏi công tác mua sắm lâu dài (LLI) (Re2): Ngày 20/10/2013, mặt bằng nhà điều khiển (e-house) không đủ không gian để chứa tất cả thiết bị cần thiết như bảng vẽ FEED yêu cầu, do đó nhà thầu thiết kế đã đề nghị mở rộng nhà điều khiển, dẫn đến phát sinh thêm chi phí. - Rủi ro về năng lực nhà cung cấp ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ và các dịch vụ sau khi trao thầu (Rp3): 2 lô dầm chính cho dự án được kiểm tra bị lỗi trong quá trình sản xuất, 2 lô này đã bị loại bỏ để trả lại cho nhà cung cấp, dẫn đến phát sinh chi phí tìm mua hàng stock và chế tạo nhanh cho lô hàng mới để đáp ứng kịp thời kế hoạch thi công. - Rủi ro khi xây dựng chiến lược mua sắm của hợp đồng EPCI được chủ đầu tư đưa ra và thống nhất với nhà thầu (Rp1): Quá trình mua sắm các gói vật tư chính được căn cứ vào bảng vẽ FEED, do đó vật tư thừa thiếu và sai sót rất nhiều dẫn đến tăng chi phí dự án và ảnh hưởng đến kế hoạch thi công. - Rủi ro do thời tiết biển ảnh hưởng đến công việc ngoài biển (Ri4): Thời tiết xấu đã ảnh hưởng lớn đến quá trình lắp đặt 2 chân đế bởi nhà thầu Huyndai, làm cho tiến độ chậm hơn kế hoạch yêu cầu, tăng chi phí do thời tiết, 4 ống dẫn hướng 92 (conductors) còn lại cho giàn STN-N đã được quyết định chuyển sang năm 2014 thực hiện. - Rủi ro do máy móc thiết bị bị hư (machine downtime) (Rc5): Thiết bị đặc chủng để thực hiện bọc ống tại các điểm hàn đã bị hư hỏng, dẫn đến mất thời gian để tìm kiếm và huy động thiết bị thay thế và đáp ứng kịp thời tiến độ lắp đặt đường ống. 6) Hợp đồng EPCI dự án phát triển mỏ Hải Sư Trắng - Hải Sư Đen a) Mô tả về hợp đồng: Kế hoạch phát triển mỏ HST, HSD được phê duyệt ngày 25/6/2012, phương án phát triển là kết nối mỏ HST, HSD về mỏ Tê Giác Trắng (TGT). Thiết bị mỏ HST, HSD gồm 2 giàn đầu giếng HST WHP và HSD WHP, sản phẩm từ giàn HSD được dẫn về giàn HST bằng đường ống 10”, sau đó được hòa cùng sản phẩm của HST và đưa về giàn H1-WHP bằng đường ống 16” trước khi đưa về tàu FPSO TGT để xử lý. Ngoài ra, còn có hệ thống đường ống kết nối với giàn H1 WHP để cung cấp nước bơm ép và Gaslift cho các giàn HST và HSD. b) Các kết quả đạt được: - Dự án hoàn thành tiến độ và đưa vào khai thác - Chi phí bị thay đổi, tăng 65,638 triệu USD Các chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng như sau: Hình 4.8. Chi phí thay đổi khi thực hiện hợp đồng EPC của dự án HST- HSD (Nguồn PVN) 93 c) Rủi ro nhà thầu gặp phải khi thực hiện hợp đồng: - Rủi ro do thời tiết biển ảnh hưởng đến công việc ngoài biển (Ri4): phải tăng chi phí nhân công để chờ thời tiết, chậm tiến độ đưa chuyên gia, thiết bị của nhà thầu ra biển để chạy thử làm tăng phát sinh chi phí. - Rủi ro về kỹ thuật trong quá trình lắp đặt chân đế (Ri8): Khi lắp đặt chân đế, đóng cọc chân đế đã làm 16 anodes bị rơi ảnh hưởng đến chất lượng công trình, thiệt hại lên đến 11 triệu USD. - Rủi ro trong hoạt động mua sắm liên quan đến đánh giá kỹ thuật, đánh giá thương mại để chọn lựa nhà thầu, nhà cung cấp (Rp2): Trong quá trình đánh giá kỹ thuật đã không tính đến rủi ro về khối lượng các dự án mà nhà thầu đang triển khai tại thời điểm với dự án (work load) dẫn đến khi chậm dự án trước (BD1) nên dẫn đến chậm dự án 1 tháng. 7) Hợp đồng EPCI dự án phát triển mỏ Sư Tử Vàng Đông Bắc NE a) Mô tả về hợp đồng: Ngày 18/2/2013, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt FDP mỏ SVNE. Thiết bị của mỏ SVNE gồm một giàn 3 chân kết nối về giàn Sư Tử Vàng CPP bằng đường ống dẫn sản phẩm khai thác 8” và đường ống Gaslift 6”. b) Các kết quả đạt được: - Dự án hoàn thành đúng tiến độ. Dự án đạt tiến độ từ thiết kế cơ sở, thiết kế chi tiết, mua sắm thiết bị, thi công, lắp đặt chỉ 11 tháng trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Trong quá trình triển khai dự án, chủ đầu tư và Tổng thầu EPCI làm việc sâu sát, giải quyết kịp thời các vấn đề nảy sinh. - Chi phí vượt 65,6 triệu USD so với giá trị hợp đồng Các chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng như sau: 94 Hình 4.9. Chi phí thay đổi khi thực hiện hợp đồng (Nguồn: PVN) c) Rủi ro nhà thầu gặp phải khi thực hiện hợp đồng: Rủi ro do thời tiết biển ảnh hưởng đến công việc ngoài biển (Ri4): Chi phí phát sinh nhiều nhất trong giai đoạn lắp đặt vượt 8.42 triệu USD. 8) Hợp đồng EPCI dự án phát triển mỏ Thăng Long - Đông Đô a) Mô tả về dự án: Hợp đồng EPCI mỏ Thăng Long (TL) nằm về phía Tây Nam của Lô 01/97 và 02/97, thuộc bồn trũng Cửu Long. Cách Vũng Tàu 160km về phía Đông, mỏ Ruby 26 km về phía Nam và mỏ STV 35 km về phía Đông Bắc. Mỏ Đông Đô (ĐĐ) nằm về phía Đông Bắc của mỏ TL cách TL khoảng 5km. Độ sâu mặt nước biển từ 60m đến 75m. b) Các kết quả đạt được: -Về tiến độ: Mỏ Thăng Long cho dòng dầu đầu tiên ngày 06/06/2014 và mỏ Đông Đô cho dòng dầu đầu tiên ngày 07/07/2014 và chậm tiến độ. - Về chi phí đã vượt giá trị 6,1 triệu USD (5% so với giá trị hợp đồng ban đầu) Chi phí bị thay đổi trong các giai đoạn thực hiện dự án như sau: 95 Hình 4.10. Chi phí thay đổi khi thực hiện hợp đồng EPCI dự án Thăng Long - Đông Đô (Nguồn: PVN) c) Rủi ro nhà thầu gặp phải khi thực hiện hợp đồng: Rủi ro về năng lực nhà cung cấp ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ và các dịch vụ sau khi trao thầu (Rp3): Công tác cải hoán FPSO bị chậm do nhà thầu nước ngoài rút khỏi dự án. Thiệt hại cho rủi ro này lên đến 12.1 triệu USD cụ thể Tổng thầu đã bị phạt như sau: Bảng 4.2. Số tiền phạt do chậm tiến độ Thời gian Số lượng ngày LD theo ngày (USD) USD 1/12/2013-30/4/2014 150 60.000 9.000.000 1/5-6/6 31 100.000 3.100.000 Tổng 12.100.000 9) Hợp đồng EPCI thuộc dự án phát triển mỏ Biển Đông a) Mô tả về hợp đồng: Các cấu kiện của Dự án BD1 đặc điểm là có kích thước và trọng lượng lớn nhất từ trước đến nay được thi công tại thềm lục địa Việt Nam và được thi công tại khu vực nước sâu lớn nhất 100m và đường ống dẫn khí từ giàn Mộc Tinh 1 sang giàn Hải Thạch là vật liệu chống ăn mòn (CRA) có thể chịu được nhiệt độ và áp suất cao trong quá trình vận hành, do vậy các yêu cầu về công nghệ vận chuyển và lắp đặt ngoài biển đòi hỏi nhà thầu T&I phải có đủ kinh nghiệm về năng lực thực 96 hiện dự án cũng như có đầy đủ các thiết bị/ phương tiện hàng hải chuyên dụng để thực hiện công việc. Sơ đồ tổ chức thực hiện hợp đồng gói thầu T&I của dự án BD1 được thể hiện như sau: Hình 4.11: Các bên tham gia dự án BD1 b) Kết quả đạt được: - Tiến độ: Cơ bản các mốc tiến độ chính quy định trong hợp đồng đều được nhà thầu thực hiện theo kế hoạch, mặc dù có không ít những ảnh hưởng khách quan tác động trong quá trình thực hiện. - An toàn sức khỏe và môi trường đạt kết quả tốt: Đạt trên 10 triệu giờ công lao động không có bất kỳ sự cố nào trên các công trường PTSC-MC. - Chất lượng công trình tốt: Với điều kiện địa chất phức tạp, nhiệt độ cao áp suất cao (HPHT), kỹ thuật cao đòi hỏi áp dụng công nghệ và vật liệu tiên tiến nhất, tối ưu hóa hệ số an toàn, do đó công tác quản lý chất lượng trong quá trình thiết kế, mua sắm, lắp đặt, chạy thử và nghiệm thu đã được đặc biệt coi trọng và thực hiện đúng theo các quy định hiện hành của Việt Nam, đáp ứng chuẩn mực quốc tế. Tất cả các hạng mục công trình của dự án Biển Đông 1 đã hoàn thành xây dựng theo đúng các quy định về tiêu chuẩn dự án và được Đăng kiểm Lloyd’s Register xem xét, phê duyệt và cấp giấy chứng nhận cho toàn bộ các hạng mục thuộc dự án Biển Đông 1. - Chi phí tăng khoảng 80 triệu (USD ) được thể hiện chi tiết trong hình sau: 97 Hình 4.12. Chi phí tăng của dự án Biển Đông (Nguồn: PVN) c) Rủi ro nhà thầu gặp phải khi thực hiện hợp đồng: - Rủi ro về năng lực nhà cung cấp ảnh hưởng đến

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_giai_phap_quan_tri_rui_ro_cua_tong_thau_t.pdf
Tài liệu liên quan