MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. TỔNG QUAN VỀ UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ 3
1.1.1. Dịch tễ 3
1.1.2. Đặc điểm lâm sàng ung thư phổi không tế bào nhỏ 4
1.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng ung thư phổi không tế bào nhỏ 7
1.1.4. Phân loại giai đoạn ung thư phổi không tế bào nhỏ 10
1.1.5. Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ 14
1.2. VAI TRÒ PET/CT TRONG MÔ PHỎNG, LẬP KẾ HOẠCH XẠ TRỊ Ở UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ 15
1.2.1. Nguyên lý và chỉ định của PET/CT 15
1.2.2. Vai trò PET/CT trong mô phỏng, lập kế hoạch xạ trị ung thư phổi không tế bào nhỏ 17
1.3. HÓA XẠ TRỊ ĐỒNG THỜI ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ 21
1.3.1. Khái quát về hóa xạ trị đồng thời 21
1.3.2. Lựa chọn hóa xạ trị đồng thời đối với ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn III. 22
1.3.3. Xạ trị điều biến liều trong hóa xạ trị đồng thời. 24
1.3.4. Lựa chọn phác đồ hóa chất thích hợp cho hóa xạ đồng thời 27
1.4. CÁC NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ HÓA XẠ TRỊ ĐỒNG THỜI CÓ SỬ DỤNG PET/CT MÔ PHỎNG, LẬP KẾ HOẠCH XẠ TRỊ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ 30
1.4.1. Trên thế giới 30
1.4.2. Tại Việt Nam 32
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 35
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 35
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 36
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 36
2.2.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hình ảnh PET/CT của bệnh nhân trước khi điều trị hóa xạ trị đồng thời. 36
2.2.2. Kết quả điều trị hóa xạ đồng thời có sử dụng PET/CT mô phỏng, lập kế hoạch xạ trị ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn đoạn III không thể phẫu thuật 37
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: 38
2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp lấy mẫu: 38
2.3.3. Các bước tiến hành nghiên cứu 38
2.3.4. Các kỹ thuật thu thập dữ liệu 39
2.3.4. Phương pháp đánh giá kết quả nghiên cứu 51
2.3.5. Xử lý số liệu 56
2.3.6. Đạo đức nghiên cứu 56
SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU 57
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 58
3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH PET/CT Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ GIAI ĐOẠN III KHÔNG THẺ PHẪU THUẬT TRƯỚC HÓA XẠ TRỊ ĐỒNG THỜI 58
3.1.1. Đặc điểm lâm sàng 58
3.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng ở bệnh nhân nghiên cứu 61
3.2. KẾT QUẢ HÓA XẠ TRỊ ĐỒNG THỜI CÓ SỬ DỤNG PET/CT MÔ PHỎNG, LẬP KẾ HOẠCH XẠ TRỊ 66
3.2.1. Kết quả lập kế hoạch xạ trị bằng PET/CT 66
3.2.2. Đặc điểm hóa xạ trị đồng thời 67
3.2.3. Kết quả điều trị hóa xạ trị đồng thời 71
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 82
4.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH PET/CT Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ GIAI ĐOẠN III KHÔNG THỂ PHẪU THUẬT TRƯỚC HÓA XẠ TRỊ ĐỒNG THỜI 82
4.1.1. Đặc điểm lâm sàng 82
4.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng 86
4.1.3. Đặc điểm tổn thương trên PET/CT trước điều trị 91
4.2. KẾT QUẢ HÓA XẠ TRỊ ĐỒNG THỜI CÓ SỬ DỤNG PET/CT MÔ PHỎNG, LẬP KẾ HOẠCH XẠ TRỊ 96
4.2.1. Kết quả lập kế hoạch xạ trị bằng PET/CT 96
4.2.2. Đặc điểm hóa xạ trị đồng thời 99
4.2.3. Kết quả hóa xạ trị đồng thời 102
4.2.4. Tác dụng phụ hóa xạ trị đồng thời 115
4.2.5. Đánh giá về các bệnh nhân thất bại điều trị 120
4.2.6. Hạn chế của nghiên cứu 121
KẾT LUẬN 123
KIẾN NGHỊ 125
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
169 trang |
Chia sẻ: vietdoc2 | Ngày: 28/11/2023 | Lượt xem: 892 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu kết quả hóa xạ trị đồng thời sử dụng Pet/CT trong lập kế hoạch xạ trị điều biến liều ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn III không phẫu thuật được, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng ứng các tỷ lệ là 83,33%, 100%, 87,5%.
- Không có sự khác biệt giữa tổng liều xạ và liều xạ theo giai đoạn IIIA, IIIB và IIIC (p>0,05).
Bảng 3.20. Liều xạ trị theo kích thước khối u
Kích thước
khối u
Liều xạ
Liều xạ trung vị
50 - <60 Gy
60 Gy
≤ 50 mm (n=18)
2 (11,11%)
16 (88,89%)
58,89±3,23
>50 mm (n=12)
0
12 (100%)
60,5±1,73
So sánh p
0,503
0,126
Nhận xét:
- Ở nhóm bệnh nhân có kích thước khối u >50 mm thì 100% BN có liều xạ 60 Gy, ở nhóm có kích thước khối u ≤50 mm có 88,89% BN có liều xạ 60 Gy. Tuy vậy, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
- Chưa thấy sự khác biệt giữa tổng liều xạ và liều xạ theo kích thước khối u với p>0,05.
Bảng 3.21. Số chu kì hóa chất đã điều trị ở bệnh nhân nghiên cứu
Số chu kỳ
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Hoàn thành 6 chu kì hóa chất + 2 chu kì bổ trợ (1)
17
56,76
Hoàn thành 6 chu kì hóa chất (2)
11
36,67
Hoàn thành 6 chu kì hóa chất trở lên (1+2)
28
93,33
Hoàn thành 4-5 chu kì hóa chất
2
6,67
Tổng
30
100
Nhận xét: hầu hết bệnh nhân (93,33%) hoàn thành đủ 6 chu kỳ hóa chất trở lên, trong đó 56,67% bệnh nhân điều trị thêm 2 chu kỳ bổ trợ và có 2 bệnh nhân (6,67%) chỉ điều trị được 4-5 chu kỳ hóa chất.
Bảng 3.22. Số chu kì hóa chất theo một số đặc điểm bệnh nhân và liều xạ
Số chu kì hóa chất
Đặc điểm
Min-Max
Điều trị chu kì bổ trợ n (%)
p
Điểm toàn trạng
0 điểm (n=12)
6 - 6
10 (83,33%)
0,3
1 điểm (n=18)
4 - 6
7 (38,89%)
Týp mô bệnh
Biểu mô tuyến (n=22)
4 – 6
14 (63,64%)
0,536
Biểu mô vảy (n=8)
4 - 6
3 (37,50%)
Giai đoạn bệnh
IIIA (n=6)
4 - 6
5 (88,33%)
0,754
IIIB (n=16)
4 - 6
10 (62,50%)
IIIC (n=8)
5 - 6
2 (25%)
Kích thước khổi u
≤ 50 mm (n=18)
4 - 6
9/18 (50%)
0,5
>50 mm (n=12)
5 - 6
8 (66,67%)
Mức liều xạ
50 - < 60 Gy (n=2)
4 - 5
0 (0%)
0,739
60 Gy (n=28)
4 - 6
17 (60,71%)
Nhận xét:
- Ở bệnh nhân có điểm toàn trạng 0 điểm: 100% bệnh nhân điều trị đủ 6 chu kỳ hóa chất và 83,33% bệnh nhân điều trị thêm 2 chu kỳ hóa chất bổ trợ, cao hơn nhóm có điểm toàn trạng là 1, tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê với p> 0,05.
- Nhóm bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến có tỷ lệ điều trị thêm 2 chu kỳ bổ trợ là 63,64%, cao hơn so với nhóm ung thư biểu mô vảy (63,64% so với 10%), tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê với p> 0,05.
- Nhóm giai đoạn IIIA có tỷ lệ điều trị thêm 2 chu kỳ bổ trợ cao nhất (83,33%), tiếp đến là ở giai đoạn IIIB là 62,5% và ở giai đoạn IIIC là thấp nhất (6,67%), tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê với p> 0,05.
- Nhóm có kích thước khối u >50 mm có tỷ lệ điều trị thêm 2 chu kỳ bổ trợ là 66,67%, cao hơn so với nhóm có kích thước khối u ≤50mm (66,67%so với 50%), tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê với p> 0,05.
- Nhóm điều trị xạ đủ 60Gy có 60,71% BN điều trị thêm 2 chu kỳ bổ trợ, trong khi 2 bệnh nhân không điều trị đủ 60Gy đều không điều trị được 2 chu kỳ bổ trợ.
3.2.3. Kết quả điều trị hóa xạ trị đồng thời
Bảng 3.23.Kết quả HXĐT theo tiêu chuẩn PERCIST 1.0 và RECIST 1.1
Kết quả
PERCIST 1.0
RECIST 1.1
n
%
n
%
Đáp ứng hoàn toàn
10
34,48
4
13,79
Đáp ứng một phần
13
44,84
17
58,63
Bệnh ổn định
3
10,34
5
17,24
Bệnh tiến triển
3
10,34
3
10,34
n*
29
100
29
100
* Có 1 BN tử vong nên không đánh giá.
Nhận xét:
- Đánh giá kết quả HXĐT theo tiêu chuẩn PERCIST 1.0 trên bệnh nhân cho thấy đáp ứng một phần chiếm tỷ lệ cao nhất (44,84%), tiếp theo là đáp ứng hoàn toàn chiếm 34,48%, bệnh ổn định và tiến triển đều gặp tỷ lệ như nhau (10,34%).
- Đánh giá kết quả HXĐT theo tiêu chuẩn RECIST 1.1 trên BN cho thấy đáp ứng một phần chiếm tỷ lệ cao nhất (89,66%), tiếp theo là bệnh ổn định là (17,24%), đáp ứng hoàn toàn là 13,79%, bệnh tiến triển gặp 10,34%.
- Có sự khác biệt vể đánh giá kết quả HXĐT theo tiêu chuẩn PERCIST 1.0 và RECIST 1.1: tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn theo tiêu chuẩn PERCIST 1.0 cao hơn so với tiêu chuẩn RECIST 1.1. (34,48% so với 13,79%), ngược lại tỷ lệ đáp ứng một phần và bệnh ổn định theo tiêu chuẩn PERCIST 1.0 thấp hơn so với tiêu chuẩn RECIST 1.1. (44,84% và 10,34% so với 58,63% và 17,24%).
Bảng 3.24. Kết quả HXĐT bằng tiêu chuẩn PERCIST 1.0 theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi
n (%)
Tổng
Đáp ứng hoàn toàn và một phần
Bệnh ổn định
Bệnh tiến triển
41-60
(n= 15)
11
(73,33%)
1
(6,67%)
3 (20%)
15 (100%)
61-75 (n=14)
12
(85,71%)
2
(14,29%)
0
14
(100%)
p
0,768
0,543
0,862
0,695
Nhận xét: ở cả hai nhóm tuổi (41-60 tuổi và 61-75 tuổi), bệnh nhân có tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn và một phần đều chiếm tỷ lệ cao nhất (73,33%-85,71%), tiếp đến là bệnh ổn định (6,67%-14,29%), và ở nhóm 61-75 tuổi không có bệnh nhân bệnh tiến triển sau HXĐT. Tuy nhiên chưa có sự khác biệt có ý nghĩa về kết quả HXĐT theo nhóm tuổi 41-60 và 61-75 tuổi (p>0,05).
Bảng 3.25. Kết quả HXĐT bằng tiêu chuẩn PERCIST 1.0. theo giới
Giới tính
n (%)
Tổng
Đáp ứng hoàn toàn và một phần
Bệnh tiến triển
Bệnh ổn định
Nam (n=24)
20 (83,33%)
1 (4,17%)
3 (12,50%)
24 (100%)
Nữ (n=5)
3 (60%)
2 (40%)
0
5 (100%)
So sánh p
0,135
0,263
0,178
Nhận xét: ở nhóm bệnh nhân nam, tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn và một phần là cao nhất (83,33%), bệnh ổn định là 12,5% đều cao hơn so với nữ, ngược lại tỷ lệ bệnh tiến triển thấp hơn so với nữ (4,17% so với 40%), tuy nhiên chưa có sự khác biệt có ý nghĩa về kết quả HXTĐT theo giới (p >0,05).
Bảng 3.26. Kết quả HXĐT tiêu chuẩn PERCIST 1.0. theo giai đoạn khối u
Giai đoạn T
n (%)
Tổng
Đáp ứng hoàn toàn và một phần
Bệnh ổn định
Bệnh tiến triển
T1, T2
(n=4)
3 (75%)
1 (25%)
0
4 (100%)
T3
(n=12)
10 (83,34%)
1 (8,33%)
1 (8,33%)
12 (100%)
T4
(n=13)
10 (76,93%)
1 (7,69%)
2 (15,38%)
13 (100%)
p
0,772
0,617
0,675
Nhận xét: ở các giai đoạn T, đáp ứng hoàn toàn và một phần đều chiếm tỷ lệ cao nhất (75%-83,34%); ở giai đoạn T1 và T2, không có bệnh nhân tiến triển; ở giai đoạn T3 tỷ lệ bệnh tiến triển và ổn định gặp như nhau (8,33%); ở giai đoạn T4 tỷ lệ bệnh tiến triển cao hơn bệnh ổn định (15,38% so với 7,69%). Tuy nhiên chưa có sự khác biệt có ý nghĩa về kết quả HXĐT theo giai đoạn T với p >0,05.
Bảng 3.27. Kết quả HXĐT tiêu chuẩn PERCIST 1.0 theo giai đoạn hạch
Giai đoạn N
Đáp ứng hoàn toàn và một phần
Bệnh ổn định
Bệnh tiến triển
Tổng
N0
(n=1)
1
(100%)
0
0
1
(100%)
N1
(n=2)
2
(100%)
0
0
2
(100%)
N2
(n=12)
10
(83,33%)
2
(16,67%)
0
12
(100%)
N3
(n=14)
9
(64,28%)
2
(14,29%)
3
(21,43%)
14
(100%)
p
0,698
0,245
0,396
Nhận xét: ở mọi giai đoạn N, tỷ lệ bệnh nhân đáp ứng hoàn toàn và một phần chiếm đa số (68,75%-100%), tuy nhiên chưa có sự khác biệt có ý nghĩa về kết quả HXĐT theo giai đoạn N (p >0,05).
Bảng 3.28. Kết quả HXĐT bằng tiêu chuẩn PERCIST 1.0 theo liều xạ
Liều xạ (Gy)
Đáp ứng hoàn toàn và một phần
Bệnh ổn định
Bệnh tiến triển
Tổng
50- < 60
(n=2)
2
(100%)
0
0
2
(100%)
60
(n=27)
21
(77,78%)
3
(11,11%)
3
(11,11%)
27
(100%)
p
0,999
0,999
Nhận xét: ở cả nhóm điều trị liều xạ 50-0,05).
Bảng 3.29. Kết quả HXĐT bằng tiêu chuẩn PERCIST theo số chu kì hóa chất và liều xạ
Số chu kỳ
hóa chất+liều xạ
Đáp ứng hoàn toàn và một phần
Bệnh ổn định
Bệnh tiến triển
Tổng
≥ 6 chu kỳ, liều xạ 60Gy (n=26)
20
(76,92%)
3
(11,54%)
3 (11,54%)
26 (100%)
≥ 6 chu kỳ, liều xạ 50-<60Gy (n=1)
1(100%)
0
0
1
(100%)
4-5 chu kì, liều xạ 60Gy (n=1)
1 (100%)
0
0
1
(100%)
4-5 chu kì, liều xạ 50-<60Gy (n=1)
1 (100%)
0
0
1 (100%)
P
0,999
0,999
Nhận xét: ở cả 2 nhóm điều trị 4-5 chu kì hóa chất và ≥6 chu kì hóa chất kết hợp với liều xạ ở 2 mức (50-0,05).
PFS
OS
Thời gian (tháng)
Trung vị
- Thời gian số thêm bệnh không tiến triển (PFS):
21,03 ± 21,12
- Thời gian sống thêm toàn bộ (OS):
26,27 ± 22,30
Biểu đồ 3.6. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển (OS) và thời gian sống thêm toàn bộ (PFS) ở bệnh nhân nghiên cứu
Nhận xét: thời gian sống thêm bệnh không tiến triển trung trình của các bệnh nhân nghiên cứu là 21,03 tháng và thời gian sống thêm toàn bộ trung bình là 26,27 tháng.
Bảng 3.30. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển theo điểm toàn trạng và giai đoạn bệnh
Đặc điểm
(n=29)
Trung vị PFS (tháng)
p
Điểm toàn trạng
0 (n=12)
30,25 ± 23,83
0,03
1 (n=18)
14,89 ± 17,14
Giai đoạn bệnh
IIIA (n=6)
14,17 ± 7,81
0,30
IIIB (n=16)
26,75 ± 23,76
IIIC (n=8)
14,75 ± 20,86
Nhận xét:
- Ở nhóm BN có điểm toàn trạng là 0 có thời gian sống thêm bệnh không tiến triển là 30,25 ± 23,83 tháng, cao hơn rõ rệt so với nhóm BN có điểm toàn trạng là 1 (30,25 ± 23,83 tháng so với 14,89± 17,14 tháng) với p<0,05.
- Ở nhóm BN giai đoạn IIIB có thời gian sống thêm bệnh không tiến triển là 26,75 ± 23,76 tháng, cao hơn so với nhóm BN ở giai đoạn IIIA và IIIC, tuy nhiên chưa có sự khác biệt có ý nghĩa về thời gian sống thêm bệnh không tiến triển theo giai đoạn bệnh với p>0,05.
18,78 tháng
24,42 tháng
p= 0,849
Biều đồ 3.7. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển theo kích thước khối u
Nhận xét: thời gian sống thêm bệnh không tiến triển ở nhóm có đường kính khối u ≤ 5cm là 24,42 tháng, cao hơn so với nhóm có đường kính khối u >5cm (24,42 tháng so với 18,78 tháng), tuy nhiên chưa thấy sự khác biệt có có ý nghĩa về thời gian sống thêm bệnh không tiến triển theo kích thước khối u (p >0,05).
Bảng 3.31.Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển theo mức độ đáp ứng điều trị
Đáp ứng
(n=26)
Trung vị PFS
(tháng)
Min – max
(tháng)
p
Hoàn toàn và một phần (n=23)
25,70 ± 21,83
5 – 73
0,017
Bệnh ổn định (n=3)
13,33 ± 1,53
12 – 15
Nhận xét: ở 26 bệnh nhân (do có 1 bệnh nhân tử vong ngay sau điều trị và 3 bệnh nhân tiến triển nên chúng tôi không tính thời gian sống thêm bệnh không tiến triển), thời gian sống thêm bệnh không tiến triển ở nhóm đáp ứng điều trị hoàn toàn và một phần là 25,70 ± 21,83 tháng, cao hơn rõ rệt so với nhóm bệnh ổn định (25,7± 21,83 tháng so với 13,33 ± 1,53 tháng) với p<0,05.
Bảng 3.32. Thời gian sống thêm toàn bộ theo theo điểm toàn trạng và giai đoạn bệnh
Đặc điểm
Trung vị OS
(tháng)
p
Điểm toàn trạng
0 (n=12)
34,67 ± 25,77
0,156
1 (n=18)
20,67 ± 18,33
Giai đoạn bệnh
IIIA (n=6)
20 ± 14,41
0,225
IIIB (n=16)
33 ± 24,77
IIIC (n=8)
17,5 ± 19,31
Nhận xét:
- Ở nhóm bệnh nhân có điểm toàn trạng là 0 có thời gian sống thêm toàn bộ là 34,67 ± 25,77 tháng, cao hơn so với nhóm BN có điểm toàn trạng là 1, tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
- Ở nhóm bệnh nhân giai đoạn IIIB có thời gian sống thêm là 33,0 ± 24,77 tháng, cao hơn so với nhóm BN ở giai đoạn IIIA và IIIC, tuy nhiên chưa có sự khác biệt có ý nghĩa về thời gian sống thêm toàn bộ theo giai đoạn bệnh với p>0,05.
<
p= 0,56
<
27 tháng
25,21 tháng
Biểu đồ 3.8. Thời gian sống thêm toàn bộ theo liều xạ
Nhận xét: thời gian sống thêm toàn bộ ở nhóm điều trị tổng liều xạ 0,05.
Thời gian (năm)
1 năm
2 năm
Xác suất sống còn (%)
89%
83%
Biểu đồ 3.9. Xác suất sống còn của bệnh nhân
Nhận xét: xác suất sống còn của BN tại thời điểm 1 năm là 89%, 2 năm là 83%.
3.2.4. Tác dụng phụ
Bảng 3.33. Phân bố mức độ tác dụng phụ trên nhóm bệnh nhân
Tác dụng phụ
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Độ 0
0
0
Độ 1
10
33,33
Độ 2
12
40
Độ 3
7
23,33
Độ 4
0
0
Độ 5
1
3,33
Tổng
30
100,0
Nhận xét: trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu, tác dụng phụ độ 2 gặp tỷ lệ nhiều nhất (40%), tiếp theo là độ 1 gặp 33,33%, độ 3 là 33,33% và chỉ có 1 bệnh nhân (3,33%) gặp tác dụng phụ nặng nhất (độ 5) (BN viêm phổi do xạ và tử vong).
Bảng 3.34. Tác dụng phụ trên hệ tạo máu
Tác dụng phụ
Thiếu máu
Giảm bạch cầu
Giảm tiểu cầu
n
%
n
%
n
%
Độ 0
28
93,34
13
43,33
29
96,67
Độ 1
1
3,33
5
16,67
1
3,33
Độ 2
1
3,33
8
26,67
0
Độ 3
0
4
13,33
0
Độ 4
0
0
0
Tổng
30
100
30
100
30
100
Nhận xét: Bệnh nhân điều trị HXĐT gặp tác dụng phụ chủ yếu ở mức độ nhẹ (độ 1-2), trong đó tỷ lệ giảm bạch cầu gặp nhiều nhất ở các bệnh nhân nghiên cứu (17/30 bệnh nhân - 51,0%) và chủ yếu gặp độ 1-2, tiếp đến thiếu máu gặp ở 2/30 BN (6,66%) với độ 1-2. Chỉ có 1/30 BN (3,33%) có giảm tiểu cầu độ 1.
Bảng 3.35. Các tác dụng phụ ngoài hệ tạo máu
Tác dụng phụ
Độ 0
Độ 1
Độ 2
Độ 3-4
Độ 5
n
%
n
%
n
%
n
%
n
%
Viêm phổi do xạ
22
73,34
5
16,67
1
3,33
1
3,33
1
3,33
Xơ phổi do xạ
20
66,67
6
20
3
10
1
3,33
Viêm thực quản
8
26,67
19
63,33
3
10
Tổn thương gan
29
96,67
1
3,33
Tổn thương thận
30
100,0
0
0
0
0
Nôn, buồn nôn
23
76,67
5
16,67
2
6,66
Mệt mỏi
12
40
17
56,67
1
3,33
Nhận xét: các tác dụng phụ ngoài hệ tạo máu gặp nhiều nhất là viêm thực quản (73,33%), tiếp đến mệt mỏi gặp 60%, nhưng chủ yếu là độ 1 và độ 2. Các tác dụng phụ như nôn - buồn nôn, viêm phổi do xạ, xơ phổi do xạ, tổn thương gan gặp tỷ lệ thấp (3,33%-26,66%). Có 1 bệnh nhân viêm phổi do xạ (3,33%) mức độ 5 và tử vong sau HXĐT.
CHƯƠNG 4
BÀN LUẬN
4.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH PET/CT Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ GIAI ĐOẠN III KHÔNG THỂ PHẪU THUẬT TRƯỚC HÓA XẠ TRỊ ĐỒNG THỜI
4.1.1. Đặc điểm lâm sàng
4.1.1.1. Tuổi, giới, tiền sử hút thuốc và bệnh lý mắc kèm
Về tuổi và giới: ở các bệnh nhân nghiên cứu, tuổi trung bình là 58,23 tuổi (thấp nhất là 43 tuổi và cao nhất là 74 tuổi), trong đó nhóm tuổi gặp nhiều nhất là 61 - 70 tuổi, chiếm 44,33%, tiếp đến là nhóm tuổi 51 - 60 tuổi gặp 40% (Bảng 3.1). Về giới, nam giới chiếm đa số (83,33%), nữ giới chiếm tỷ lệ thấp (16,67%), tỷ lệ nam/nữ xấp xỉ 5:1 (Biểu đồ 3.1). Như vậy BN chủ yếu là ở lứa tuổi trung niên và người cao tuổi, trong đó nam giới chiếm đa số. Kết quả về phân bố tuổi và giới trong nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đồng với các nghiên cứu trong và ngoài nước.
Nghiên cứu của Bùi Công Toàn và cộng sự (2013) tại Bệnh viện K ở nhóm BN UTPKTBN giai đoạn III HXĐT cho thấy nhóm tuổi gặp nhiều nhất là 51-60 tuổi (51%), tuổi trung bình là 55,2 tuổi, tuổi mắc bệnh cao nhất là 71 tuổi và có bệnh nhân tuổi mắc bệnh thấp nhất chỉ là 28 tuổi, tỷ lệ nam/nữ là 4/1 [51]. Tác giả Nguyễn Đức Hạnh (2018) nghiên cứu phân bố tuổi, giới ở bệnh nhân UTP hóa xạ trị đồng thời tại Bệnh viện Phổi Trung ương thấy tuổi trung bình là 58, tuổi lớn nhất là 73 tuổi, tuổi thấp nhất là 41 tuổi, nhóm tuổi gặp nhiều nhất là 50 - 60 chiếm (50%), nam chiếm đa số với 86,4% [53]. Lê Tuấn Anh (2013) nghiên cứu trên 1158 bệnh nhân UTP tại Trung tâm Ung Bướu, bệnh viện Chợ Rẫy, gặp tuổi trung bình là 56 tuổi, đa số ở tuổi từ 50 – 59 và tỉ lệ nam/nữ là 4/1 [52].
Venuta F. (2016) nghiên cứu dịch tễ UTP trên toàn cầu cho thấy thực tế có ít các ca tử vong liên quan đến UTP ở độ tuổi dưới 40 tuổi, chỉ khoảng 0,5%. Tại Vương quốc Anh mỗi năm có khoảng 61% bệnh nhân UTP được chẩn đoán ở những người từ 70 tuổi trở lên. Độ tuổi chẩn đoán trung bình ở Hoa Kỳ là 70 tuổi và 68% bệnh nhân được chẩn đoán trên 65 tuổi. Nakamura K. và cộng sự (2017), trong nghiên cứu trên 2299 bệnh nhân UTP là nam và 1283 nữ tại Nhật Bản, thấy tuổi trung bình mắc bệnh của nam là 67,5 tuổi và nữ là 65,9 tuổi, cao nhất ở nhóm từ 70 đến 74 tuổi đối với nam và từ 65 đến 69 tuổi đối với nữ [60]. Trong nghiên cứu điều trị HXĐT cho BN UTPKTBN giai đoạn III không thể phẫu thuật tại Nhật, Nobuyuki Y. (2010) ghi nhận tuổi bệnh nhân trung bình là 63 tuổi, cao hơn trong nghiên cứu của chúng tôi [32]. Sự khác biệt về phân bố tuổi của bệnh nhân trong các nghiên cứu về HXTĐT do sự khác nhau về đặc điểm đối tương nghiên cứu: những bệnh nhân phải có thể trạng tốt mới có đủ điều kiện để thực hiện hết liệu trình điều trị.
Tuổi là một yếu tố tiên lượng không mạnh đối với UTP, tuổi trẻ thì liên quan tới yếu tố thể trạng tốt hơn nhưng mức độ ác tính cao, bệnh tiến triển nhanh. Tuổi già thì thường thể trạng chung kém, có các bệnh lý phối hợp, khó khăn trong việc triển khai điều trị đa mô thức [2]. Giới tính cũng là yếu tố tiên lượng yếu. Nữ giới có tỷ lệ mắc thấp hơn có liên quan đến tình trạng hút thuốc lá thường ít hơn nam giới. Tuy nhiên, trong một vài thập kỷ gần đây, xu hướng bệnh nhân nữ mắc UTP tăng nhanh, có liên quan tới tình trạng đột biến gen, đặc biệt là đột biến gen EGFR, do vậy khi bệnh xuất hiện di căn thì khả năng đáp ứng với các thuốc điều trị đích cao hơn, nên tiên lượng lại tốt hơn so với nam giới [2].
Về tiền sử hút thuốc và bệnh lý mắc kèm: tiền sử hút thuốc lá là một yếu tố liên quan chặt chẽ với bệnh UTP. Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ BN có tiền sử hút thuốc lá là 76,67%, trong đó 43,34% BN hút ≥30 bao - năm và 33,33% BN hút 20 bao-năm là 28,3%, thấp hơn tỷ lệ hút thuốc so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi [62].
Về bệnh kết hợp, chúng tôi ghi nhận ở các bệnh nhân nghiên cứu gồm tăng huyết áp với tỷ lệ nhiều nhất (16,67%), tiếp đến đái tháo đường 13,33%, có 6,67% mắc kèm COPD mức độ nhẹ đến vừa (FEV1≥50% số lý thuyết) (Bảng 3.2). Tỷ lệ BN có bệnh lý kết hợp trong nghiên cứu của chúng tôi thấp cũng là do tiêu chuẩn lựa chọn để đáp ứng yêu cầu BN phải có thể trạng tốt trong chỉ định HXĐT ở UTPKTBN giai đoạn III không thể phẫu thuật. Lê Thị Yến (2019), trong nghiên cứu về HXĐT điều trị UTPKTBN cũng ghi nhận tỷ lệ bệnh kết hợp thấp (8,6%) [55].
4.1.1.2. Triệu chứng lâm sàng
- Về điểm toàn trạng:
Điểm toàn trạng là một yếu tố tiên lượng quan trọng và dự báo độc lập trong điều trị UTP. Thang điểm toàn trạng tốt là một trong bốn yếu tố tiên lượng tốt (gồm: giai đoạn bệnh sớm, điểm toàn trạng tốt, gầy sút cân dưới 5% và giới nữ) [8]. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân để HXĐT phải đảm bảo có chỉ số toàn trạng tốt (theo thang điểm ECOG là 0-1) mới thì có thể chịu đựng được các tác dụng phụ có thể xảy ra liên quan quá trình điều trị phác đồ này [5]. Trong nghiên cứu này chúng tôi lựa chọn thang điểm toàn trạng của tất cả bệnh nhân theo ECOG là 0-1, trong đó 40% BN 0 điểm, 60% BN 1 điểm (Biểu đồ 3.3). Điểm toàn trạng của bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như kết quả của một số nghiên cứu trong nước và ngoài nước. Tác giả Nguyễn Đức Hạnh (2018) nghiên cứu HXĐT ở bệnh nhân UTPKTBN thấy tỷ lệ bệnh nhân có điểm PS 0 điểm là 62,7%, cao hơn so với kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi [54]. Tác giả Bùi Công Toàn và cộng sự (2013) khi nghiên cứu HXĐT điều trị UTPKTBN cũng ghi nhận tất cả các bệnh nhân đều có toàn trạng tốt với 0 điểm chiếm 52% [51]. Trong nghiên cứu PROCLAIM, Senan S. và cộng sự (2016), thấy tỷ lệ bệnh nhân HXĐT UTPKTBN có điểm toàn trạng 0 - 1 điểm gần tương tự nhau (khoảng 50%) [48]. Tác giả Bradley J. D. (2015), trong nghiên cứu RTOG 0617 trên bệnh nhân UTPKTBN giai đoạn IIIB điều trị HXĐT cùng phác đồ hóa trị, tỷ lệ toàn trạng 0 điểm chiếm 59% [34]. Nghiên cứu KCSG-LU05 04 của Ahn J. S. và cộng sự (2015) gặp tỷ lệ bệnh nhân có điểm toàn trạng 0 điểm chiếm đa số với 63% [63]. Tác giả Nobuyuki Y. và cộng sự (2010) ghi nhận tỷ lệ bệnh nhân có điểm toàn trạng Karnofsky 90-100, (tương đương với PS 0 điểm) chiếm 47% [32].
- Các triệu chứng lâm sàng:
Gầy sút cân cũng là một triệu chứng tiên lượng độc lập đối với bệnh nhân UTPKTBN [12]. Trong nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận 70% BN có triệu chứng sút cân, trong đó sút cân dưới 5% và ≥5% có tỷ lệ gần tương đương (36,67% và 33,33%) (Biểu đồ 3.2). Kết quả này cũng tương tự các nghiên cứu trước đây trong nước và trên thế giới. Tác giả Bùi Công Toàn và cộng sự (2013) cũng ghi nhận 88% các bệnh nhân UTP sút cân ở mức tối thiểu dưới 5% trọng lượng cơ thể trong vòng 6 tháng trước điều trị [51]. Nguyễn Đức Hạnh (2018) cũng ghi nhận tỷ lệ gầy sút cân là 62,1% ở các bệnh nhân nghiên cứu [53]. Nghiên cứu của Lê Thị Yến (2019) gặp 65,8% bệnh nhân sút cân dưới 5% [54].
Kết quả nghiên cứu chúng tôi nhận thấy các triệu chứng lâm sàng hay gặp là đau ngực (76,67%), ho kéo dài (60,0%); ho ra máu và khó thở gặp tỷ lệ thấp (6,67%). Hội chứng cận u gặp tỷ lệ thấp: hội chứng cận u xương khớp gặp 6,7% và hội chứng trung thất chỉ gặp ở 1 BN (3,33%) (Bảng 3.3). Nguyễn Đức Hạnh (2018), thấy triệu chứng đau ngực ở nhóm bệnh nhân UTP nghiên cứu là 71,2%, ho khan gặp ở 51,5% bệnh nhân [53]. Nghiên cứu của Lê Thị Yến (2019) trên nhóm bệnh nhân UTP gặp triệu chứng ho là 67,1%, đau ngực là 61,4% [54]. Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như kết quả của một số nghiên cứu trong nước, các triệu chứng đau ngực và ho kéo dài đều là triệu chứng hay gặp nhất.
4.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng
- Một số dấu ấn ung thư:
CEA và Cyfra 21-1 là các dấu ấn có giá trị trong định hướng chẩn đoán, theo dõi kết quả điều trị và tiên lượng đối với bệnh nhân UTPKTBN [65]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, giá trị trung bình Cyfra 21-1 trong huyết tương là 5,38 mg/ml và đa số bệnh nhân tăng Cyfra 21-1 huyết tương (70%); giá trị trung bình CEA là 3,09 ng/ml và 56,67% BN tăng CEA huyết tương (Bảng 3.4). Kết quả cho thấy mức CEA và Cyfra 21-1 trong nhóm BN nghiên cứu của chúng tôi tương tự như một số nghiên cứu trong và ngoài nước. Phạm Văn Trân và cộng sự (2021), nghiên cứu tại Bệnh viện K trên 40 bệnh nhân UTPKTBN thấy tỷ lệ nồng độ CEA huyết tương tăng ở 85% BN, Cyfra 21-1 tăng ở 70% BN, trong đó có 65% bệnh nhân tăng đồng thời cả CEA và Cyfra 21-1 huyết tương [13]. Sone. K. và cộng sự (2017) nghiên cứu trên 100 bệnh nhân UTPKTBN thấy 58,4% BN tăng nồng độ Cyfra 21-1, 51,3% BN tăng nồng độ CEA huyết tương [65]. Các nghiên cứu cho thấy rằng nồng độ CEA và Cyfra 21-1 trong huyết tương chủ yếu được sử dụng trong đánh giá, theo dõi đáp ứng điều trị hóa chất, xạ trị và điều trị miễn dịch đối với UTPKTBN khi sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh và thường không sử dụng trong chẩn đoán.
- Đặc điểm mô bệnh học và đột biến gen:
Trong hơn một thập kỷ đây cùng với những tiến bộ trong sinh học phân tử UTPKTBN, đặc biệt là phát hiện các đột biến gen, đã cung cấp các phương pháp điều trị nhắm trúng đích, cho kết quả cải thiện thời gian sống còn rất đáng kể, đặc biệt cho nhóm bệnh nhân ở giai đoạn di căn xa. Do đó, chẩn đoán típ mô bệnh và xét nghiệm đột biến gen cũng là một yếu tố tiên lượng cho bệnh nhân UTPKTPN. Mặc dù hầu hết các bệnh nhân ung thư phổi đều có liên quan đến hút thuốc, song có khoảng 15% bệnh nhân UTP xảy ra ở những người không bao giờ hút thuốc, và đột biến EGFR chủ yếu ở BN típ ung thư biểu mô tuyến [66], [67].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: trong số BN nghiên cứu típ ung thư biểu mô tuyến chiếm đa số (73,33%), típ ung thư biểu mô vảy chỉ gặp 26,67% (Biểu đồ 3.4). Các nghiên cứu trên thế giới và trong nước hiện nay cũng nhận thấy xu hướng típ ung thư biểu mô tuyến ngày càng trở nên phổ biến và chiếm tỷ lệ cao nhất ở các bệnh nhân UTPKTBN. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Đức Hạnh (2018) cũng thấy típ ung thư biểu mô tuyến là cao nhất nhất (53%), biểu mô vảy chỉ chiếm 22,7% [53]. Vũ Hữu Khiêm (2017) nghiên cứu tại Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai ở nhóm bệnh nhân UTPKTBN được điều trị HXĐT cũng thấy tỉ lệ típ biểu mô tuyến cao nhất (73%), týp biểu mô vảy chỉ gặp 21,4% [68]. Tác giả Auperin A. (2010) trong phân tích tổng hợp 6 nghiên cứu về HXĐT ở UTPKTBN giai đoạn III trên 1205 bệnh nhân thấy ung thư biểu mô tuyến chỉ chiếm 33%, và 23% BN không phân loại được týp mô bệnh [35]. Travis W.D. và cộng sự (2015) ghi nhận ở bệnh nhân UTPKTBN típ ung thư biểu mô tuyến có tỷ lệ cao nhất (40%), tiếp đến là ung thư tế bào vảy 30%, típ tế bào nhỏ khoảng 15%, ung thư biểu mô tế bào lớn chỉ gặp khoảng 3-9% [14]. Trong nghiên cứu KCSG-LU05-04, Ahn J.S. và cộng sự (2015) thấy típ ung thư biểu mô tuyến chiếm tỷ lệ cao nhất với 51,7% bệnh nhân UTPKTBN [63]. Bradley J.D. và cộng sự (2015) trong nghiên cứu RTOG 0617 cũng ghi nhận thấy ung thư biểu mô vảy có tỷ lệ cao nhất với 46,5%, trong khi típ ung thư biểu mô tuyến đứng sau với 40.08% [55]. Từ các kết quả này cho thấy sự thay đổi bộ mặt týp mô bệnh học trong nhóm UTPKTBN trong những năm gần đây, xu hướng ung thư biểu mô tuyến có xu hướng có tỷ lệ tăng dần so với các nhóm khác, có liên quan tới số lượng bệnh nhân nữ giới tăng lên, số bệnh nhân không hút thuốc lá tăng lên và tỷ lệ các đột biến gen, đặc biệt là gen EGFR [69]. Trong nghiên cứu JCOG003A, Yuichiro O. (2003) phân tịch trên 240 bệnh nhân của 6 nghiên cứu HXĐT với các phác đồ hóa chất khác nhau trên bệnh nhân UTPKTBN giai đoạn III không thể phẫu thuật, thấy sự phân bố các típ mô bệnh không khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các phân nhóm bệnh nhân (p = 0,696) và tác giả cũng không có sự liên quan giữa týp mô bệnh học với kết quả điều trị các phác đồ hóa xạ trị đồng thời ở bệnh nhân UTPKTBN [70]. Ung thư biểu mô tế bào lớn và típ hỗn hợp tuyến vảy ít gặp hơn ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Trong nghiên cứu của chúng tôi không gặp ca bệnh nào típ tế bào lớn. Tác giả Vũ Hữu Khiêm (2017) báo cáo gặp tỷ lệ ung thư tế bào lớn thấp, chỉ 4,8% [68].
Tỷ lệ đột biến gen EGFR thường chiếm tỷ lệ cao ở BN nữ, người châu Á. Đây là một yếu tố tiên lượng tốt đối với BN UTPKTBN giai đoạn di căn, đặc biệt đây là yếu tố thuận lợi tiên lượng thời gian sống thêm bệnh không tiến triển, tăng tỷ lệ kiểm soát bệnh ở BN được điều trị với thuốc ức chế tyrosine kinase [2], [71]. Trong nghiên cứu của chúng tôi thấy 6/30 BN (20%) có đột biến gen EGFR (Biểu