Luận án Nghiên cứu khu hệ dơi (Chiroptera) ở một số tỉnh vùng Tây Bắc Việt Nam

MỞ ĐẦU .1

Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.5

1.1. Khái quát về tình hình nghiên cứu dơi trên thế giới .5

1.2. Lược sử nghiên cứu Dơi ở Việt Nam.6

1.2.1. Giai đoạn trước 1954.7

1.2.2. Giai đoạn 1954 - 1975.7

1.2.3. Giai đoạn 1975 đến nay.10

1.3. Một số thay đổi về vị trí phân loại dơi ở Việt Nam .12

1.4. Thành phần loài dơi ghi nhận ở KVNC đã công bố.20

1.5. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, xã hội KVNC .23

1.5.1. Tỉnh Sơn La.23

1.5.1.1. Đặc điểm tự nhiên .23

1.5.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội .25

1.5.2. Tỉnh Điện Biên .26

1.5.2.1. Đặc điểm tự nhiên .26

1.5.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.27

1.5.3. Tỉnh Lai Châu.30

1.5.3.1. Đặc điểm tự nhiên .30

1.5.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội .31

Chương 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, TƯ LIỆU, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG

PHÁP NGHIÊN CỨU.33

2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.33

2.2. Vật liệu nghiên cứu .36

2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.36

2.3.1. Đối tượng nghiên cứu.36

2.3.2. Phạm vi nghiên cứu.36

2.4. Phương pháp nghiên cứu.36

2.4.1. Khảo sát trên thực địa.36

2.4.1.1. Thu mẫu dơi .37

2.4.1.2. Xử lý mẫu trên thực địa.38

2.4.1.3. Ghi tiếng kêu siêu âm.38

2.4.2. Trong phòng thí nghiệm.382.4.2.1. Xử lý và bảo quản mẫu vật.38

2.4.2.2. Nghiên cứu đặc điểm di truyền phân tử .40

2.4.2.3. Xử lý số liệu siêu âm.41

2.4.2.4. Định loại mẫu vật .42

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .43

3.1. Tính đa dạng của các loài dơi ở KVNC .43

3.1.1. Thành phần loài dơi ở KVNC .43

3.1.2. Cấu trúc thành phần loài dơi ở KVNC.50

3.1.3. So sánh thành phần loài dơi giữa các tỉnh.51

3.1.4. So sánh thành phần loài dơi vùng Tây Bắc với một số vùng khác .52

3.1.5. Các ghi nhận mới cho KVNC và Việt Nam.56

3.2. Một số đặc điểm phân bố của các loài dơi ở KVNC.59

3.2.1. Phân bố theo sinh cảnh.60

3.2.1.1. Rừng trên núi đất.61

3.2.1.2. Rừng trên núi đá.62

3.2.1.3. Rừng tre nứa, rừng hỗn giao tre nứa .63

3.2.1.4. Sinh cảnh nương rẫy.63

3.2.1.5. Sinh cảnh khu dân cư .64

3.2.2. Phân bố theo đai cao.65

3.2.2.1. Đai nhiệt đới ẩm dưới 700 m .66

3.2.2.2. Đai nhiệt đới ẩm núi thấp trên 700 m.66

3.3. Đặc điểm nhận dạng một số loài dơi ở KVNC .67

3.3.1. Họ Dơi quả (Pteropodidae) .67

3.3.2. Họ Dơi lá mũi (Rhinolophidae).72

3.3.3. Họ Dơi nếp mũi (Hipposideridae).81

3.3.4. Họ Dơi thò đuôi (Molossidae).85

3.3.5. Họ Dơi bao đuôi (Emballonuridae).88

3.3.6. Họ Dơi muỗi (Vespertiliondae).89

3.3.7. Họ Dơi Cánh dài (Miniopteridae) .108

3.4. Khóa định loại dơi ở KVNC .111

3.4.1.1. Khóa định loại các họ.111

3.4.1.2. Khóa định loại các loài trong họ Dơi quả (Propodidae) .113

3.4.1.3. Khóa định loại các loài trong họ Dơi nếp mũi (Hipposideridae).114

3.4.1.4. Khóa định loại các loài trong họ Dơi lá mũi (Rhinolophidae).1153.4.1.5. Khóa định loại các loài họ Dơi muỗi (Vespertilionidae) .116

3.4.1.6. Khóa định loại các loài trong họ Dơi ma (Megadermatidae).119

3.4.1.7. Khóa định loại các loài trong họ Dơi cánh dài (Miniopteridae) .119

3.4.1.8. Khóa định loại các loài trong họ Dơi thò đuôi (Molossidae).119

3.5. Đặc điểm tiếng kêu siêu âm của các loài Dơi lá mũi và Dơi nếp mũi.120

3.5.1. Đặc điểm tiếng kêu siêu âm của các loài Dơi lá mũi .120

3.5.1.1. Tần số tiếng kêu siêu âm.120

3.5.1.2. Tương quan giữa tần số tiếng kêu siêu âm với kích thước cơ thể .123

3.5.2. Đặc điểm tiếng kêu siêu âm của các loài Dơi nếp mũi .125

3.5.2.1. Tần số tiếng kêu siêu âm.125

3.5.2.2. Tương quan giữa tần số tiếng kêu âm với kích thước cơ thể.127

KẾT LUẬN .129

KHUYẾN NGHỊ.131

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ.132

TÀI LIỆU THAM KHẢO .133

pdf159 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 538 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu khu hệ dơi (Chiroptera) ở một số tỉnh vùng Tây Bắc Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iảm). Mặt khác, KVNC có địa hình phức tạp, nhiều sinh cảnh sống (rừng trên núi đất, rừng trên núi đá), có nhiều hang động tạo điều kiện sống cho nhiều loài dơi cư trú tại nơi đây. Trong số 64 loài dơi ghi nhận được trong KVNC, có 17 loài phân bố ở 5 vùng trong cả nước bao gồm: Cynopterus sphinx, Eonycteris spelaea, Macroglossus sobrinus, Megaerops niphanae, Rousettus leschenaulti, Rhinolophus affinis, R. malayanus, R. pusillus, Hipposideros armiger, H. larvatus, H. pomona, Megaderma spasma, Taphozous melanopogon, Pipistrellus javanicus, Scotophilus heathii, S. kuhlii, Myotis muricola. Có 25 loài phân bố ở 4 vùng (Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ), bao gồm: Sphaerias blanfordi, Rhinolophus luctus, R. macrotis, R. microglobosus, R. pearsoni, R. thomasi, Aselliscus stoliczkanus, Coelops frithii, Hipposideros cineraceus, Megaderma lyra, Pipistrellus coromandra, P. tenuis, Scotomanes ornatus, Tylonycteris fulvida, Myotis annectans, M. horsfieldii, M. siligorensis, Harpiocephalus harpia, Murina cyclotis, M. eleryi, M. feae, M. harrisoni, Kerivoula hardwickii, K. papillosa, Miniopterus fuliginosus. Có 14 loài phân bố ở 3 vùng, trong đó: có 11 loài phân bố ở Vùng Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc Trung bộ bao gồm: Rhinolophus siamensis, R. marshalli, R. paradoxolophus, Thainycteris aureocollaris, Ia io, Hypsugo pulveratus, Pipistrellus abramus, Myotis chinensis M. indochinensis, M. laniger, M. pilosus; 02 loài phân bố ở vùng Tây Bắc, Đông Bắc và Nam Trung Bộ bao gồm: Hypsugo cadornae, 56 Miniopterus pusillus; 1 loài phân bố ở vùng Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ (Kerivoula kachinensis). Có 6 loài phân bố ở 2 vùng, trong đó có: 2 loài phân bố ở vùng Tây Bắc, Đông Bắc (Tylonycteris tonkinensis, Chaerephon plicatus), 3 loài phân bố ở vùng Tây Bắc, Nam Trung Bộ (Eudiscopus denticulus, Hesperoptenus tickelli, Murina annamitica), 1 loài phân bố ở vùng Tây Bắc và Bắc Trung Bộ (Myotis annamiticus). Có 2 loài chỉ phân bố ở vùng Tây Bắc: Myotis altarium, Tadarida sp. và đây cũng là ghi nhận mới cho Việt Nam. 3.1.5. Các ghi nhận mới cho KVNC và Việt Nam Căn cứ vào các tài liệu đã công bố ở trong và ngoài nước, chúng tôi đã so sánh, đối chiếu với thành phần loài thu được mẫu vật trong thời gian thực hiện luận án. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp 5 loài ghi nhận mới cho vùng Tây Bắc và 2 loài ghi nhận mới cho Việt Nam (bảng 3.5). Bảng 3.5. Các loài dơi mới ghi nhận ở vùng Tây Bắc và Việt Nam Số TT Tên Việt Nam Tên khoa học Ghi nhận mới TB SL ĐB LC VN KVNC 1. Dơi chó ấn Cynopterus sphinx x 2. Dơi quả lưỡi dài Eonycteris spelaea x 3. Dơi ăn mật hoa lớn Macroglossus sobrinus x 4. Dơi quả không đuôi lớn Megerops niphanae x 5. Dơi mũi ba lá Aselliscus stocliczkanus x 6. Dơi nếp mũi quạ Hipposideros amiger x 7. Dơi mũi bé Hipposideros cineraceus x 8. Dơi lá mũi nhỏ Rhinolophus pusillus x 9. Dơi lá lớn Rhinolophus luctus x x x x 10. Rhinolophus cf. siamensis x 11. Rhinolophus cf. macrotis x 12. Dơi lá rẻ quạt Rhinolophus marshalli x 13. Dơi lá mũi bắc Rhinolophus microglobosus x x 14. Dơi răng cửa lớn Hesperopterus tickelli x x x 57 15. Dơi muỗi răng cửa khía Hypsugo pulveratus x 16. Dơi vách mũi dài Hypsugo cadornea x x 17. Dơi tai lông mặt Myotis annectans x x x 18. Dơi tai việt nam Myotis annamiticus x x x x 19. Dơi tai cánh ngắn Myotis horsfieldii x x x 20. Dơi tai lớn Myotis chinensis x x x 21. Dơi tai đông dương Myotis indochinensis 22. Dơi tai trung hoa Myotis laniger x x x 23. Dơi sọ tai cao Myotis siligorensis x 24. Dơi tai chân nhỏ Myotis muricola x 25. Dơi tai chân dài Myotis pilosus x 26. Dơi tai dài Myotis altarium x x x x x 27. Dơi muỗi sọ dẹt Pipistrellus abramus x 28. Dơi muỗi nâu Pipistrellus coromandra x x 29. Dơi nghệ lớn Schotophillus heathii x x 30. Dơi đốm hoa Scotomanes ornatus x x 31. Dơi muỗi cổ vàng Thainycteris aureocollaris x x 32. Dơi cánh dài Miniopterus fuliginosus x x 33. Dơi cánh dài nhỏ Miniopterus pusillus x x x x 34. Dơi bao đuôi nâu đen Tophozous melanopogone x x 35. Dơi thò đuôi Charaephon plicatus x 36. Tadarida sp. x x x x Ghi chú: TB = Tây Bắc, SL = Sơn La, ĐB = Điện Biên, LC = Lai Châu, VN = Việt Nam, KVNC = KVNC. Những loài ghi nhận mới cho Việt Nam - Cho đến hết tháng 6 năm 2017 thành phần loài dơi ghi nhận được ở Việt Nam là 124 loài thuộc 35 giống và 8 họ (phụ lục 1). So sánh với thành phần loài dơi đã công bố trong các tài liệu (phụ lục 1), kết quả nghiên cứu này đã bổ sung ghi nhận mới 2 loài cho khu hệ dơi Việt Nam là M. altarium, Tardarida sp. 58 Những ghi nhận mới cho vùng Tây Bắc Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu được công bố bao gồm những ghi nhận được về các loài dơi ở vùng Tây Bắc (chi tiết phụ lục 1); trong đó, đáng kể đến các tài liệu: Ogood (1932) [119], Dao Van Tien (1978) [169], Đặng Huy Huỳnh và cs (1994) [16], Trần Hồng Việt và cs (2006a,b,c d) [62-65], Trần Hồng Việt và cs (2007a,b) [66, 67], Phạm Văn Nhã (2008) [23], Đặng Ngọc Cần và cs (2008) [2], Vũ Đình Thống và cs (2009)[48], Chi Cục Kiểm Lâm tỉnh Điện Biên (2008) [5], Trần Hồng Hải (2010) [11], Trần Hồng Hải và cs (2010) [12] Kruskops (2013)[110], Nguyen Truong Son et al. (2015)[127], Vuong Tan Tu et al. (2017) [137, 138]. So sánh với thành phần loài dơi đã ghi nhận trong những tài liệu đã công bố trên, nghiên cứu này đã ghi nhận bổ sung 5 loài dơi cho vùng Tây Bắc (chi tiết bảng 3.5) Những ghi nhận mới cho KVNC So sánh thành phần loài dơi ghi nhận được trong quá trình điều tra thực địa với những tài liệu đã công bố (bảng 1.2) cho thấy: kết quả nghiên cứu của luận án đã bổ sung nhiều loài dơi cho KVNC (bảng 3.5), cụ thể là: + KVNC (Điện Biên, Lai Châu, Sơn La): 14 loài dơi + Tỉnh Sơn La: 15 loài dơi + Tỉnh Điện Biên: 18 loài dơi + Tỉnh Lai Châu: 15 loài dơi. Cho đến nay, các tài liệu công bố về thành phần loài dơi ở Điện Biên và Lai Châu, gồm 3 tài liệu chính: Ogood (1932), Đặng Huy Huỳnh và cs (1994), Đặng Ngọc Cần và cs (2008). Trong các tài liệu Đặng Huy Huỳnh và cs (1994), Đặng Ngọc Cần và cs (2008) có ghi địa điểm phân bố của loài ở Mường Muôn, Mường Mơ và Mường Buôn, thuộc tỉnh Lai Châu cũ. Thực tế, các địa danh này không có tên như đã ghi trong các tài liệu đã công bố; tên thực của những địa danh đó là Mường Mươn và Mương Mô - có thể hai tài liệu này đã trích dẫn từ Ogood (1932) nên đã phiên âm chưa chính xác. Năm 2003, tỉnh Lai Châu cũ tách thành 2 tỉnh Điện Biên và Lai Châu hiện nay. Theo địa giới hành chính mới này, Mường Mươn thuộc huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên; Mường Mô thuộc huyện Nậm Nhún tỉnh Lai Châu. Mặt khác, trong Ogood (1932) có ghi địa điểm thu mẫu Muong Buom, nhưng chúng tôi tìm địa danh này trong thực tế không thấy (có thể tên địa danh đã 59 thay đổi). Tuy nhiên, theo bản đồ thu mẫu của Ogood (1932), địa danh Muong Buom thuộc tỉnh Lai Châu hiện nay. 3.2. Một số đặc điểm phân bố của các loài dơi ở KVNC Qua quá trình điều tra chúng tôi đã ghi nhận được số loài dơi phân bố theo sinh cảnh và đai cao thể hiện trong bảng 3.6. Bảng 3.6. Thành phần loài dơi phân bố theo sinh cảnh và độ cao Stt Loài Sinh cảnh Đai cao (m) RTN RTND TN NR KDC 700 I Pteropodidae 1 Cynopterus sphinx 1 0 0 0 1 1 1 2 Eonycteris spelaea 1 1 0 0 0 1 1 3 Macroglossus sobrinus 1 0 1 1 1 1 1 4 Megerops niphanae 1 1 0 0 1 1 1 5 Sphaerias blanfordi 1 0 1 0 0 0 1 II Hipposideridae 6 Aselliscus stoliczkanus 1 1 1 1 1 1 1 7 Coelops frithii 0 0 0 1 0 0 1 8 Hipposideros amiger 1 1 0 1 1 1 1 9 Hipposideros pomona 1 1 1 1 1 1 1 10 Hipposideros cineraceus 1 1 0 0 1 1 1 11 Hipposideros larvatus 1 1 1 1 1 1 1 III Rhinolophidae 12 Rhinolophus affinis 1 1 1 1 1 1 1 13 Rhinolophus pusillus 1 1 1 1 1 1 1 14 Rhinolophus luctus 1 1 1 0 0 1 1 15 Rhinolophus cf. siamensis 1 1 1 1 0 1 1 16 Rhinolophus malayanus 1 1 0 1 1 1 1 17 Rhinolophus marshalli 1 0 0 1 0 1 1 18 Rhinolophus microglobosus 1 1 0 1 1 1 1 19 Rhinolophus pearsoni 1 1 1 1 1 1 1 20 Rhinolophus thomasi 1 1 0 1 1 1 1 21 Rhinolophus cf. macrotis 1 1 0 1 0 1 1 IV Vespertilionidae 22 Harpiocephalus harpia 0 1 0 0 0 0 1 23 Hesperopterus tickelli 1 0 0 0 0 0 1 24 Hypsugo pulveratus 1 1 0 0 0 1 1 25 Hypsugo cadornae 1 1 0 0 0 0 1 26 Ia io 0 1 0 0 1 1 1 27 Kerivoura hardwickei 0 1 0 0 0 1 0 60 28 Myotis altarium 1 1 0 0 0 0 1 29 Myotis annectans 1 1 0 1 1 1 1 30 Myotis annamiticus 1 1 0 1 0 1 1 31 Myotis horsfieldii 1 1 1 1 0 1 1 32 Myotis chinensis 1 1 0 0 0 0 1 33 Myotis indochinensis 1 0 0 1 0 1 0 34 Myotis laniger 1 1 0 1 0 1 1 35 Myotis muricola 1 0 0 0 1 1 1 36 Myotis siligorensis 1 1 1 1 1 1 1 37 Myotis pilosus 0 1 0 1 0 0 1 38 Pipistrellus abramus 1 1 0 1 1 1 1 39 Pipistrellus coromandra 1 1 1 1 1 1 1 40 Pipistrellus javanicus 1 0 0 0 1 0 1 41 Schotophillus heathii 1 1 0 1 1 1 1 42 Scotomanes ornatus 1 0 0 1 0 0 1 43 Thainycteris aureocollaris 1 0 0 0 0 0 1 44 Tylonycteris fulvida 1 1 0 1 1 1 1 45 Tylonycteris tonkinensis 1 1 1 0 0 1 1 V Emballonuridae 46 Tophozous melanopogon 0 1 0 0 0 0 1 VI Miniopteridae 47 Miniopterus fuliginosus 1 1 0 1 1 1 1 48 Miniopterus pusillus 1 1 0 0 0 0 1 VII Molossidae 49 Chaerephon plicatus 0 1 0 0 0 0 1 50 Tadaria sp. 0 1 0 0 0 0 1 Tổng 42 39 14 28 24 35 48 Ghi chú: Ghi chú: RTN: Rừng trên núi đất, RTND: Rừng trên núi đá, TN: Rừng tre nứa, xen tre nứa, NR: nương rẫy, KDC: Khu dân cư, 0: không ghi nhận, 1: có ghi nhận. 3.2.1. Phân bố theo sinh cảnh Căn cứ vào Quyết định số 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/6/2009 và kết quả quan sát địa hình, địa mạo, thảm thực bì có thể chia sinh cảnh KVNC thành một số loại hình chính như sau: - Rừng trên núi đất. - Rừng trên núi đá. - Rừng tre nứa, hỗn giao nứa. - Khu dân cư (bản làng, thị trấn, thị xã, thành phố). - Nương rẫy. 61 Kết quả tổng hợp thành phần loài dơi phân bố theo sinh cảnh thể hiện trong bảng 3.7. và hình 3.3. Bảng 3.7. Thành phần loài dơi phân bố theo các sinh cảnh khác nhau Stt Sinh cảnh Loài Giống Họ n % n % n % 1 RTN 42 65,63 17 60,71 5 62,50 2 RTND 39 60,94 17 60,71 7 87,50 3 TN 14 21,88 8 28,57 4 50,00 4 NR 28 43,75 11 39,29 5 62,50 5 KDC 24 37,50 12 42,86 5 62,50 Ghi chú: RTN: Rừng trên núi đất, RTND: Rừng trên núi đá, TN: Rừng tre nứa, xen tre nứa, NR: nương rẫy, KDC: Khu dân cư. Hình 3.3. Số lượng loài dơi ở các sinh cảnh khác nhau trong KVNC 3.2.1.1. Rừng trên núi đất Loại hình rừng này chiếm phần lớn diện tích KVNC. Phân bố ở hầu hết các huyện, xã trong KVNC lên đến độ cao 1.600 m. Thành phần loài cây thường gặp trong khu vực này là Dẻ gai (Castahopsis chinensis), Nghiến (Burettiodendron tonkinensis), Bách xanh (Calocedrus macrolepis), Vàng Anh (Saraca dves), Trám trắng (Canarium album), Trám đen (C. tramdenum), Mán đỉa (Achydendron clyppearia),. Ở vùng có độ cao thấp loại rừng này, bị khai thác nhiều, một số nơi bị khai thác đến cạn kiệt, hầu hết hiện nay là rừng thứ sinh phục hồi gặp nhiều ở Sơn La (xã Dồm Cang, Chiềng Xuân, Chiềng Bôm, Nậm Păm,..), Điện Biên (xã Nà Tấu, xã Mường Nhé,) Lai Châu (xã Mường Mô, Nậm Hàng,..) Ở những vùng địa hình phức tạp độ cao lớn, rừng còn tốt đạt trạng thái IIb hoặc IIIa còn gặp ở các nơi như: Sơn La (xã Co Mạ, Long Hẹ, Sốp Cộp,..), Điện Biên (Mường Phăng, xã Sìn Thầu, Nậm Kè,..) Lai Châu (Vàng San). 62 Nhìn chung loại rừng này chiếm diện tích chủ yếu trong KVNC, rừng khá rậm rạp thức ăn phong phú. Nhiều khu vực dân cư còn thưa, tác động không nhiều vì vậy thành phần loài dơi phát hiện được là 42 loài dơi (chiếm 65,63% tổng số loài dơi KVNC) 17 giống (chiếm 60,71%) và 5 họ (chiếm 62,5%). Trong dạng sinh cảnh này, họ Dơi muỗi là họ có số lượng loài nhiều nhất, bao gồm: 20 loài, họ có số lượng loài nhiều thứ 2 là 10 loài (họ Rhinolophidae), họ Pteropodidae và họ Hipposideridae có số lượng là 5 loài, họ có số lượng loài ít nhất là Miniopteridae (5 loài). Loài có số lượng cá thể bắt gặp nhiều nhất là Hipposideros pomona (33 cá thể), Hipposideros larvatus (32 cá thể), Miniopterus fuliginosus (17 cá thể), Sphaerias blanfordi (15 cá thể), Rhinolophus affinis (14 cá thể), Aselliscus stocliczkanus (12 cá thể). Bên cạnh đó vẫn có nhiều loài chỉ thu được 01 cá thể duy nhất trong sinh cảnh này như: Miniopterus pusillus, Eonycteris spelaea, Rhinolophus cf. siamensis, Rhinolophus cf. macrotis, Myotis altarium, Myotis indochinensis, Thainycteris aureocollaris. 3.2.1.2. Rừng trên núi đá Đây là dạng sinh cảnh khá phổ biến trong KVNC, gặp ở khắp các tỉnh trong KVNC. Đặc trưng của sinh cảnh này là địa hình rất chia cắt, hiểm trở, thảm thực bì xanh tốt quanh năm, thành phần loài thực vật ở đây chủ yếu là Nghiến (Burettiodendron tonkinensis), Trai (Garcinia fagraeoides), Đa (Ficus), Ruối (Streblus asper), Nhìn chung, thảm thực vật ở kiểu sinh cảnh này kém đa dạng về thành phần loài. Tuy nhiên, địa hình chia cắt, hiểm trở nên con người ít tác động. Mặt khác, sinh cảnh này có nhiều hang động, là nơi cư trú của nhiều loài dơi trong KVNC. Dạng sinh cảnh này chúng tôi đã thống kê được 39 loài dơi (60,94 %), 17 giống (60,71%), 7 họ (87,5%). Dạng sinh cảnh rừng trên núi đá, họ có số lượng loài nhiều nhất là họ Dơi muỗi (Vespertilionidae) 18 loài, họ Dơi lá mũi (Rhinolophidae) 9 loài, họ Dơi nếp mũi (Hipposideridae) 5 loài, họ Dơi cánh dài (Miniopteridae), họ Dơi quả (Pteropodidae) và họ Dơi thò đuôi (Molossidae) 2 loài, họ Dơi bao đuôi (Emballonuridae) 1 loài. 63 Trong 39 loài dơi KVNC loài có số lượng cá thể nhiều nhất là loài Rhinolophus pusillus (45 cá thể), Rhinolophus thomasi (44 cá thể), Rhinolophus pearsoni (33 cá thể), Rhinolophus affinis (30 cá thể), Myotis siligorensis (20 cá thể); Tadaria sp. (17 cá thể), Rhinolophus malayanus (14 cá thể), Rhinolophus cf. siamensis (10 cá thể). Loài có số lượng cá thể ít nhất là Scotophillus heathii, Myotis ricketti, Ia io, Harpiocephalus harpia, Chaerephon plicatus (1cá thể). 3.2.1.3. Rừng tre nứa, rừng hỗn giao tre nứa Đây là kiểu rừng phục hồi sau khai thác, sau nương rẫy hoặc rừng núi đất đá bị thoái hóa nghiêm trọng. Rừng có thể là thuần loài tre, nứa hoặc hỗn giao giữa các loài cây trong họ Tre (Bambuceae) với các cây gỗ khác. Kiểu rừng này thường có 2 tầng, tầng phía trên là một số loài cây gỗ như: Dẻ gai (Castanopsis chinensis), tầng phía dưới là các cây họ tre. Đặc điểm của kiểu này là các loài cây trong họ tre mọc rất dày, đi lại khó khăn, tầng cây bụi, cây cỏ không phát triển được. Ở Sơn La thường gặp ở huyện Vân Hồ (xã Tân Xuân), Sốp Cộp (xã Dồm Cang), Điện Biên (xã Leng Sù Sìn, Xã Mường Phăng), Lai Châu (Phong Thổ, Lai Châu). Ở dạng sinh cảnh này thảm thực bì kém đa dạng, nguồn thức ăn không phong phú bằng các dạng sinh cảnh trước, ở dạng sinh cảnh này chúng tôi đã thống kê được 14 loài dơi (chiếm 21,88%), 8 giống (chiếm 28,57%), 4 họ (chiếm 50,00%) (bảng 3,6) Họ Rhinolophidae có số lượng loài nhiều nhất là 5 loài, họ Vespertilionidae (4 loài), họ Hipposideridae (3 loài). Họ có số lượng loài ít nhất là họ Pteropodiae (2 loài) Các loài có số lượng cá thể nhiều nhất trong dạng sinh cảnh này là Rhinolophus pusillus (10 cá thể), Tylonycteris tonkinensis (6 cá thể), Hipposideros larvatus và Myotis siligorensis (4 cá thể). Loài có số lượng cá thể ít nhất là Spherias blanford, Rhinolophus luctus, R. pearsoni, Pipistrellus coromandra (1 cá thể). 3.2.1.4. Sinh cảnh nương rẫy Sinh cảnh nương rẫy thường rất trống trải, nhiệt độ cao và độ ẩm giao động lớn và thay đổi theo mùa, hơn nữa con người thường xuyên tác động. Tuy nhiên, ở những nơi nương rẫy gần bìa rừng vẫn có một số loài dơi bay ra để kiếm ăn. Thành 64 phần loài dơi ở sinh cảnh nương rẫy kém đa dạng hơn thành phần loài dơi ở các sinh cảnh Rừng trên núi đất, rừng trên núi đá vôi. Ở dạng sinh cảnh này chúng tôi đã thống kê được 28 loài dơi (chiếm 43,75%) thuộc 11 giống (chiếm 39,29%), 5 họ (chiếm 62,5%). Trong dạng sinh cảnh này, họ có số lượng loài nhiều nhất là họ Vespertilionidae (12 loài), Rhinolophidae (9 loài), họ Hipposideridae (5 loài). Họ có số lượng loài ít nhất là họ Pteropodidae và Miniopteridae (1 loài). 3.2.1.5. Sinh cảnh khu dân cư Tại các sinh cảnh khu dân cư (thành phố, thị xã, bảng làng). ở các thành phố, thị xã, thị trân dân cư tập trung đông đúc, thành phần loài cây đơn điệu chủ yếu là các loài cây bóng mát, cây ăn quả xung quanh nhà dân. Tại các bản làng, xã có thể gần rừng hoặc xa rừng nên thảm thực bì phong phú hơn hoặc ở một số nơi có các hầm cống, hầm thủy điện (thủy điện Sơn La). Sinh cảnh khu dân cư là sinh cảnh của con người nên thành phần loài dơi kém đa dạng hơn các sinh cảnh Rừng trên núi đất, rừng trên núi đá, nương rẫy. Tại sinh cảnh này chúng tôi đã điều tra phát hiện được 24 loài dơi (chiếm 37,50%), 12 giống (chiếm 42,86%), 5 họ (chiếm 62,5%). Họ Dơi muỗi (Vespertilionidae) có số lượng loài nhiều nhất với 9 loài, họ Dơi lá mũi (Rhinolophidae) có 6 loài, họ Dơi nếp mũi (Hipposideridae) có 5 loài, họ Dơi quả (Pteropodidae) có 3 loài. Họ có số lượng cá thể ít nhất là họ Dơi cánh dài (Miniopteridae) chỉ có 1 loài. Loài có số lượng cá thể lớn nhất là Hipposideros amiger 22 cá thể. Các cá thể loài này bắt được chủ yếu sống trong hầm cống thủy điện Sơn La. Những loài khác có số lượng cá thể ít hơn: Pipistrellus abramus (11 cá thể), Megaerops niphanae (6 cá thể), Pipistrellus coromandra, Rhinolophus affinis và Hipposideros larvatus (4 cá thể). Những loài có số lượng cá thể ít nhất: Aselliscus stocliczkanus, Hipposideros pomona, Cynopterus sphinx, Rhinolophus malayanus, ia io, Myotis annectans, Myotis muricola, Pipistrellus javanicus, Scotophillus heathii với 1 cá thể. Như vậy: Trong số 50 loài dơi thu thập được mẫu vật trong 5 sinh cảnh khác nhau của KVNC, có 8 loài có mặt trong cả 5 sinh cảnh (Aselliscus stoliczkanus, Hipposideros pomona, H. larvatus, Rhinolophus affinis, Rhinolophus pusillus, R. 65 pearsoni, Myotis siligorensis, Pipistrellus coromandra); có 12 loài có mặt trong 4 sinh cảnh (Macroglossus sobrinus, Hipposideros amiger, Rhinolophus cf. siamensis, R. malayanus, R. microglobosus, R. thomasi, Myotis annectans, M. horsfieldii, Pipistrellus abramus, Schotophillus heathii, Tylonycteris fulvida, Miniopterus fuliginosus); có 7 loài có mặt trong 3 sinh cảnh (Megaerops niphanae, Hipposideros cineraceus, Rhinolophus luctus, R cf. macrotis, Myotis annamiticus, Myotis laniger, Tylonycteris tonkinensis); 15 loài có mặt trong 2 sinh cảnh (Cynopterus sphinx, Eonycteris spelaea, Sphaerias blanfordi, Rhinolophus marshalli, Hypsugo pulveratus, Hypsugo cadornae, Ia io, Myotis altarium, M. chinensis, M. indochinensis, M. muricola, M. pilosus, Pipistrellus javanicus, Scotomanes ornatus, Miniopterus pusillus); có 8 loài chỉ có trong một sinh cảnh. Trong 8 loài chỉ có mặt ở 1 sinh cảnh: Sinh cảnh rừng trên núi đá có 5 loài (Harpiocephalus harpia, Kerivoura hardwickii, Tophozous melanopogon, Chaerephon plicatus, Tadaria sp.). Sinh cảnh rừng trên núi đất có 2 loài ( Hesperopterus tickelli, Thainycteris aureocollaris); Sinh cảnh nương rẫy có 1 loài (Coelops frithii). 3.2.2. Phân bố theo đai cao Do đồi núi ở Việt Nam thay đổi từ Bắc vào Nam nên cảnh quan chịu sự ảnh hưởng của độ cao. Thái Văn Trừng (1978) chia các đai: Nhiệt đới ẩm (dưới 700m ở miền Bắc và dưới 1.000m ở miền Nam), Á nhiệt đới (từ 700m – 1.600m ở miền Bắc và từ 1.000m – 1.800m ở miền Nam), Ôn đới ấm núi thấp tầng trên (từ 1.600m – 2.400m ở miền Bắc và từ 1.800m – 2.600m ở miền Nam), Ôn đới lạnh núi vừa tầng dưới: trên 2.400m ở miền Bắc và 2.600m ở miền Nam [56]. Khu vực Tây Bắc có địa hình chia cắt phức tạp, độ cao trong khoảng từ 200 – 2.000 m so với mặt nước biển. Căn cứ vào tài liệu phân chia của Thái Văn Trừng (1978) chúng tôi chia KVNC thành 3 đai cao: - Đai nhiệt đới ẩm có độ cao dưới 700 m. - Đai á nhiệt đới có độ cao từ 700 – 1600 m - Đai Ôn đới ấm núi thấp tầng trên có độ cao trên 1.600 m. Tuy nhiên, điều kiên thời gian hạn chế nên chúng tôi chưa có điều kiện nghiên cứu sinh cảnh ở đai độ cao trên 1600 m, vì vậy trong phạm vi luận án chúng tôi chỉ trình bày kết quả tìm hiểu sự phân bố của các loài dơi ở 2 đai độ cao: Dưới 66 700 m và đai độ cao trên 700 m để làm tư liệu cho những nghiên cứu tiếp theo về lĩnh vực này. 3.2.2.1. Đai nhiệt đới ẩm dưới 700 m Thuộc đai cao này sinh cảnh đa dạng, các điều kiện khí hậu khá thuận lợi nhưng sự tác động của con người trong khu vực này rất lớn (có nhiều vùng đồi núi trọc, vùng sản xuất nương rẫy khá rộng lớn). Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nơi rừng được bảo vệ như: Sơn La (xã Tân Xuân, xã Xuân Nha, xã Nặm Păm, xã Long Hẹ), Điện Biên (xã Chung Chải, xã Mường Nhé, xã Leng Sù Sìn,..), Lai Châu (xã Vàng San, xã Mường Mô, xã Nậm Hàng,..). Trong đai độ cao này chúng tôi đã thống kê được 35 loài dơi 15 giống 5 họ. Trong đó họ có số lượng loài nhiều nhất là họ Vespertilionidae (15 loài), họ Rhinolophidae (10 loài), họ Hipposideridae (5 loài), họ Pteropodidae (4 loài). Họ có số lượng loài ít nhất là Miniopteridae (1 loài). Trong 35 loài thống kê được trong sinh cảnh này, các loài có số lượng cá thể lớn như Hipposideros larvatus (60 cá thể), Hipposideros pomona (42 cá thể), Rhinolophus pusillus (38 cá thể), Hipposideros armiger (30 cá thể), Rhinolophus affinis (28 cá thể). Loài có số lượng cá thể ít nhất bao gồm: Eonycteris spelaea, Rhinolophus cf. macrotis, Ia io, Myotis muricola (1 cá thể). 3.2.2.2. Đai nhiệt đới ẩm núi thấp trên 700 m Ở đai cao này, địa hình chia cắt, phức tạp sườn núi có độ dốc lớn, thảm thực vật còn tương đối nguyên vẹn, sự tác động của người dân còn ít đặc biệt là có nhiều hang động tạo điều kiện cho nhiều loài dơi cư trú. Qua điều tra chúng tôi đã xác định được 48 loài dơi thuộc 24 giống và 7 họ ở đai độ cao này. Trong đó họ có số lượng loài nhiều nhất là họ Vespertilionidae 22 loài, họ Rhinolophidae 10 loài, họ Hipposideridae 6 loài, họ Pteropodidae 5 loài, họ Miniopteridae và họ Molossidae 2 loài. Họ có số lượng loài ít nhất là họ Emballonuridae 1 loài. Trong 48 loài dơi ghi nhận được trong đai độ cao trên 700 m, loài có số lượng cá thể bắt gặp nhiều nhất bao gồm: Hipposideros larvatus (71 cá thể), Rhinolophus pusillus (51 cá thể), Miniopterus fuliginosus (51 cá thể), Rhinolophus thomasi (50 cá thể), R. pearsoni (36 cá thể), R. affinis (31 cá thể), Myotis siligorensis (30 cá thể), Hipposideros armiger (27 cá thể), Aselliscus stocliczkanus 67 (25 cá thể), Hipposideros pomona (21 cá thể), Pipistrellus coromandra (19 cá thể). Loài có số lượng cá thể ít nhất bao gồm: Chaerephon plicatus, Eonycteris spelaea, Harpiocephalus harpia, Ia io, Myotis muricola, Thaionycteris aureocollaris với 1 cá thể. Như vậy: Đai cao trên 700 m có số lượng loài, số lượng giống, họ nhiều hơn đai cao dưới 700 m. Có 15 loài chỉ bắt gặp ở đai độ cao > 700 m như: Sphaerias blanfordi, Coelops frithii, Harpiocephalus harpia, Hesperopterus tickelli, Hypsugo cadornae, Myotis altarium, Myotis chinensis, Myotis pilosus, Pipistrellus javanicus, Scotomanes ornatus, Thainycteris aureocollaris, Tophozous melanopogon, Miniopterus pusillus, Chaerephon plicatus, Tadaria sp. Điều này có thể giải thích rằng: ở độ cao trên 700 m địa hình phức tạp, diện tích rừng còn lại tương đối nhiều, sự tác động của con người vào rừng ít hơn. Mặt khác, ở độ cao này có nhiều hang động tạo điều kiện về nơi cư trú cho nhiều loài dơi. Có 2 loài chỉ bắt gặp ở đai độ cao ≤ 700 m như Kerivoura hardwickii, Myotis indochinensis. 3.3. Đặc điểm nhận dạng một số loài dơi ở KVNC 3.3.1. Họ Dơi quả (Pteropodidae) Dơi chó Ấn - Cynopterus sphinx Đây là loài dơi quả cỡ trung bình (hình 3.4), có FA 66,5 - 76,9 mm (phụ lục 4). Kích thước sọ: GL 30,49 – 33,56 mm; CCL 28,38 – 31,03 mm; CBL 29,30 – 32,1 mm (phụ lục 5), viền tai màu trắng, có đuôi nhưng đuôi rất ngắn, gốc mấu xương ổ mắt có một lỗ nhỏ, các răng cửa mọc thẳng hàng. Các đặc điểm khác phù hợp với mô tả của Kruskop (2013), Bates & Harrison (1997). Hình 3.4. Cynopterus sphinx (Từ trái qua phải: sọ, hính thái ngoài và địa điểm ghi nhận) 68 Hình 3.5. So sánh R1 trên genbank (Cynopterus sphinx) (Query: trình tự của mẫu nghiên cứu, Sbjct: trình tự so sánh trong ngân hàng gen) Kết quả phân tích di truyền: Trình tự đoạn gen nghiên cứu của tất các các mẫu thuộc giống Cynopterus thu được ở KVNC tương đồng 99% với trình tự đoạn gen của loài C. sphinx đã công bố trên GenBank (https://www.ncbi.nlm.nih.gov; hình 3.5). Trước đây, đã có 3 loài loài thuộc giống dơi này ghi nhận được ở Việt Nam: Cynopterus sphinx, C. horsfieldii và C. branchyotis với FA của chúng lần lượt trong khoảng 65,0–75,0 mm, 68,0 –76,0 mm và 59,0–68,0 mm [99]. Các cá thể ghi nhận

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_khu_he_doi_chiroptera_o_mot_so_tinh_vung.pdf
Tài liệu liên quan