Luận án Nghiên cứu lựa chọn biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động câu lạc bộ cầu lông trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

MỤC LỤC

Trang bìa Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng, sơ đồ, biểu đồ

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác Thể dục thể thao 5

1.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục thể chất và thể

thao trường học

1.1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ trong xây

dựng nguồn lực

1.2. Những khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu 10

Khái niệm và những cơ sở lí luận về biện pháp

Khái niệm về Câu lạc bộ

Khái niệm hiệu quả

Khái niệm hiệu quả hoạt động

Khái niệm hiệu quả hoạt động của câu lạc bộ cầu lông

1.3. Cơ sở lý luận về Câu lạc bộ Thể dục thể thao trong các trường

Đại học

Cơ sở lý luận về Câu lạc bộ thể dục thể thao

Câu lạc bộ thể dục thể thao trong các trường đại học

1.4. Đặc điểm, mục đích, nội dung và các hình thức tổ chức câu

lạc bộ cầu lông của cán bộ viên chức và sinh viên

Mục đích của tổ chức hoạt động câu lạc bộ cầu lông của cán bộ

viên chức và sinh viên

Nội dung hoạt động câu lạc bộ cầu lông của cán bộ viên chức và

sinh viên

Hình thức tổ chức hoạt động câu lạc bộ cầu lông của cán bộ viên

chức và sinh viên

Hoạt động quản lý câu lạc bộ cầu lông của cán bộ viên chức và

sinh viên các trường đại học

Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của câu lạc bộ

cầu lông

Tác dụng của môn Cầu lông đối với cán bộ viên chức và sinh viên

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

1.5. Những công trình nghiên cứu có liên quan 44

Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài về câu lạc bộ và môn

Cầu lông

Tình hình nghiên cứu trong nước về Câu lạc bộ Thể dục thể thao

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu 50

2.2. Phương pháp nghiên cứu 51

Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm

Phương pháp phân tích SWOT

Phương pháp kiểm tra sư phạm

Phương pháp thực nghiệm

Phương pháp toán học thống kê

 

pdf214 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 396 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu lựa chọn biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động câu lạc bộ cầu lông trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thi đấu cầu lông của cán bộ viên chức và sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội 2 3.1.3.1. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến phong trào tập luyện và thi đấu cầu lông của cán bộ viên chức và sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội 2 84 Thông qua tham khảo tài liệu, cho thấy: Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến phong trào tập luyện và thi đấu cầu lông trong Nhà trường và được chia thành hai nhóm: nhóm yếu tố chủ quan và nhóm yếu tố khách quan. Nhóm yếu tố chủ quan gồm có: Nhận thức; Thái độ; Nhu cầu và động cơ của CBVC và SV về tập luyện cầu lông; Nhóm yếu tố khách quan bao gồm: Sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường; Cơ sở vật chất; đội ngũ hướng dẫn viên; Kinh phí hoạt động, nội dung tập luyện Trên cơ sở đó, luận án tiến hành phỏng vấn 34 chuyên gia (18 chuyên gia GDTC và 16 CB quản lý TDTT) tại Trường ĐHSP Hà Nội 2 bằng phiếu hỏi (phụ lục 7) về các yếu tố ảnh hưởng đến phong trào tập luyện và thi đấu cầu lông của CBVC và SV (bảng 3.17). Bảng 3.17. Kết quả phỏng vấn xác định các yếu tố ảnh hưởng đến phong trào tập luyện và thi đấu cầu lông của CBVC và SV Trường ĐHSP Hà Nội 2 (n=34) Qua bảng 3.17 cho thấy: Theo nguyên tắc phỏng vấn của thang đo Likert, luận án lựa chọn được 07 yếu tố được đánh giá ở mức rất quan trọng và quan trọng (với điểm trung bình từ 4,45 trở lên). Riêng yếu tố cơ sở vật chất và đội ngũ hướng dẫn viên là hai yếu tố đã đánh giá tại mục 3.1.2 của luận án. Vì vậy, luận án chỉ tiến hành đánh giá 05 nhóm yếu tố còn lại. TT Các yếu tố ảnh hưởng CLB cầu lông CBVC CLB cầu lông SV ∑ x % ∑ x % 1 Nhận thức, thái độ tập luyện 166 4.86 97.2 167 4.91 98.20 2 Nhu cầu tập luyện, động cơ tập luyện 167 4.91 98.2 169 4.97 99.40 3 Sự quan tâm của lãnh đạo Nhà trường 166 4.88 97.6 159 4.69 93.80 4 Đội ngũ hướng dẫn viên 168 4.94 98.8 169 4.97 99.40 5 Cơ sở vật chất 167 4.91 98.2 166 4.86 97.2 6 Kinh phí 118 4.47 89.4 117 4.45 89.00 7 Nội dung tập luyện 168 4.94 98.8 168 4.94 98.80 85 3.1.3.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến phong trào tập luyện và thi đấu cầu lông của cán bộ viên chức và sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội 2 Chúng tôi tiến hành phỏng vấn 50 CBVC và 280 SV tham gia tập luyện cầu lông Trường ĐHSP Hà Nội 2 bằng phiếu hỏi, nội dung phỏng vấn về: nhận thức, thái độ tập luyện; về nhu cầu và động cơ tập luyện; sự quan tâm của lãnh đạo Nhà trường; Công tác tổ chức và chương trình tập luyện cầu lông. Cụ thể: Về nhận thức, thái độ tập luyện Kết quả được trình bày ở bảng 3.18. Bảng 3.18. Kết quả khảo sát về nhận thức, thái độ tập luyện cầu lông của CBVC và SV Trường ĐHSP Hà Nội 2 Nội dung CBVC (n=50) SV (n = 280) SL % SL % Nhận thức tầm quan trọng tập luyện Cầu lông Rất quan trọng 24 48 160 57,14 3.07 * Quan trọng 17 34 92 32,85 Không quan trọng 9 18 28 10,00 Thái độ tập luyện Cầu lông Yêu thích tập luyện 18 36 118 42,14 4.08* Bình thường 25 50 145 51,78 Không thích tập luyện 7 14 17 6,08 Ghi chú: * với P>0.05 (5,991) Qua bảng 3.18 cho thấy: - Đối với CBVC: Nhận thức về tầm quan trọng của tập luyện cầu lông chỉ có 24/50 GV chiếm 48%; 17/50 GV chiếm 34% lựa chọn quan trọng và còn số lượng GV 09/50 chiếm 18% số lượng GV nhận thức chưa đúng về tập luyện cầu lông. Bên cạnh đó, về thái độ tập luyện cầu lông có 18/50 GV chiếm 36% yêu thích tập luyện; 25/50 GV chiếm 50% ở mức độ bình thường và có 07/50 GV chiếm 14% không thích tập luyện cầu lông. - Đối với SV: Với tổng số 252/280 SV chiếm 89,99% nhận thức rõ về tầm quan trọng của tập luyện cầu lông đối với sức khỏe. Đây chính là lợi thế để thu hút SV tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa cầu lông. 2 86 Tuy nhiên, vẫn còn 28/280 SV chiếm 10,00% cho rằng tập luyện cầu lông không quan trọng, cần có những giải pháp tác động đến nhóm SV này, giúp họ nhận thức đúng về tầm quan trọng của tập luyện cầu lông đối với sức khỏe. Về thái độ tập luyện cầu lông: với 118/280 SV chiếm 42,14% yêu thích tập luyện cầu lông; 145/280 SV chiếm 51,78% tổng số SV có thái độ tập luyện bình thường và còn 17/280 SV chiếm 6,08% có thái độ không thích tập luyện. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy không có sự khác biệt về nhận thức của CBVC và SV với tính > bảng ở ngưỡng xác xuất p>0.05. Mặc dù có nhận thức đúng về vai trò và tầm quan trọng của tập luyện cầu lông nhưng vẫn có số lượng lớn CBVC và SV không yêu thích tập luyện. Điều này là một trong những yếu tố hạn chế cho sự phát triển phong trào tập luyện và thi đấu cầu lông của CBVC và SV Trường ĐHSP Hà Nội 2. Về động cơ, nhu cầu tập luyện Kết quả khảo sát được trình bày ở bảng 3.19. Bảng 3.19. Kết quả khảo sát nhu cầu và động cơ tập luyện cầu lông của CBVC và SV Trường ĐHSP Hà Nội 2 Nội dung phỏng vấn CBVC (n=50) SV (n=280) (0.05) =5,991 SL % SL % Động cơ tập luyện cầu lông Tập luyện vì sức khỏe 32 64 125 44,64 0,99 Được bạn bè vận động 18 36 97 34,64 Do phải học môn Cầu lông - - 58 20,72 Nhu cầu tham gia tập luyện CLB cầu lông Có nhu cầu tham gia 39 78 208 74,28 0,32 Không có nhu cầu 9 18 58 20,71 Không có ý kiến 2 4 14 5,01 Qua bảng 3.19 cho thấy: Về động cơ tập luyện cầu lông: Có 32/50 CBVC chiếm 64% tham gia do nhận thức được tác dụng của cầu lông đối với sức khỏe; Được bạn bè vận động và do phải học môn Cầu lông chiếm tỉ lệ 2 2 2 87 36%. Điều này cho thấy nhận thức về môn Cầu lông tác động rất lớn đến nhu cầu tập luyện Cầu lông của CBVC. Đối với sinh viên do nhận thức được tác dụng của cầu lông đối với sức khỏe có 125/280 chiếm 44,64%; chỉ còn một phần nhỏ SV tham gia được bạn bè vận động và phải học môn Cầu lông. Ngoài ra động cơ tập luyện của CBVC và SV cũng có sự khác biệt, với tính > bảng, với ngưỡng xác xuất P<0.05. Nhu cầu tham gia CLB cầu lông: Đối với CBVC: Với 39/50 người chiếm 78% có nhu cầu tham gia tập luyện CLB cầu lông. Do đó cần tác động có chủ đích nhiều hơn nữa để nâng cao hứng thú tập luyện và phát triển phong trào tập luyện và thi đấu cầu lông ở CBVC. Đối với SV: Với số lượng lớn SV có nhu cầu tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa môn cầu lông với 208/280 SV chiếm 74,28%. Tóm lại: Khi so sánh tham số về động cơ, nhu cầu tập luyện cầu lông của CBVC và SV cho thấy không có sự khác biệt ở ngưỡng P>0.05. Do đó, để nâng cao hiệu quả tập luyện cần có những biện pháp cụ thể nhằm khuyến khích, thu hút CBVC và SV yêu thích môn Cầu lông tham gia tập luyện đông đảo và phát triển phong trào tập luyện môn Cầu lông. Sự quan tâm của lãnh đạo Nhà trường Kết quả khảo sát được trình bày tại bảng 3.20. Qua bảng 3.20 cho thấy: Ở 03 mức độ đánh giá về sự quan tâm của lãnh đạo Nhà trường đối với phong trào tập luyện môn cầu lông thì có 39/50 CB chiếm 78% và 185/280 SV chiếm 66,07% đồng ý cho rằng lãnh đạo Nhà trường đã rất quan tâm đến phong trào tập luyện môn Cầu lông. Kết quả còn cho thấy có sự đồng nhất ý kiến của CBVC và SV (với tính> bảng ở ngưỡng xác xuất p>0.05). Như vậy, sự quan tâm, ủng hộ của lãnh đạo Nhà trường đóng vai trò rất lớn đối vớn tập luyện cầu lông, đây 2 2 2 2 2 88 là một trong những yếu tố thuận lợi cho việc tổ chức tập luyện cầu lông cho CBVC và SV Trường ĐHSP Hà Nội 2. Bảng 3.20. Sự quan tâm của lãnh đạo Nhà trường thông qua ý kiến đánh giá của CBVC và SV đối với tập luyện môn Cầu lông Nội dung CBVC (n = 50) SV (n = 280) (0.05) =5,991 SL % SL % Sự quan tâm của lãnh đạo Nhà trường Rất quan tâm 39 78 185 66,07 2.74 Quan tâm 10 20 92 32,85 Không quan tâm 1 2 3 1,08 Công tác tổ chức tập luyện cầu lông Luận án tiến hành phỏng vấn 38 CB quản lý, GV Khoa GDTC về công tác tổ chức tập luyện cầu lông của CBVC và SV Trường ĐHSP Hà Nội 2 bằng phiếu hỏi với 02 mức độ “Thường xuyên” và “Không thường xuyên”, kết quả được trình bày ở bảng 3.21. Bảng 3.21. Công tác tổ chức tập luyện cầu lông của CBVC và SV Trường ĐHSP Hà Nội 2 (n = 38) TT Nội dung Thường xuyên Không thường xuyên SL % SL % 1 Hình thức tổ chức tập luyện 1.1 Tập luyện có GV hướng dẫn 23 60,52 15 39,48 1.2 Tập luyện không GV hướng dẫn 21 55,26 17 44,74 1.3 Đội tuyển trường 38 100 0 0 1.4 Câu lạc bộ 38 100 0 0 2 Tổ chức các giải thi đấu thể thao thường niên (cấp trường) 38 100 0 0 3 Tham gia các giải thi đấu ngoài trường 8 21,06 30 78,94 Thông qua bảng 3.21 cho thấy: - Về hình thức tổ chức hoạt động: Với 38/38 CB chiếm 100% cho rằng tập luyện theo hình thức đội tuyển trường và CLB cầu lông được tổ chức “thường 2 89 xuyên”; Tập luyện có GV hướng dẫn “thường xuyên” chỉ có 23/38 CB chiếm 60,52% đồng ý, “không thường xuyên” có 15/38 CB chiếm 39,48% đồng ý; Hình thức tập luyện không có GV hướng dẫn “thường xuyên” chiếm ưu thế hơn với 21/38 CB chiếm 55,26% đồng ý, “không thường xuyên” có 17/38 CB chiếm 44,74% đồng ý. Như vậy, hình thức tổ chức hoạt động được thực hiện thường xuyên và được bố trí GV hướng dẫn cho CBVC và SV tập luyện cầu lông (Trừ hoạt động tự phát). - Về tổ chức các giải thi đấu thể thao thường niên (cấp trường): Trong một năm, Trường ĐHSP Hà Nội 2 đã tổ chức rất nhiều giải thi đấu cầu lông cho CBVC và SV. Trung bình trường tổ chức 03 giải thi đấu cầu lông/năm. - Về các giải thi đấu ngoài trường: Trường ĐHSP Hà Nội 2 thuộc khu vực Hà Nội nên rất nhiều các giải đấu được tổ chức, trung bình 3 - 5 giải/năm. Tuy nhiên, Trường ĐHSP Hà Nội 2 lại không tham gia thường xuyên, hoặc không tham gia đủ các giải. Đây chính là điều bất lợi đối với sự phát triển phong trào tập luyện và thi đấu cầu lông của CBVC và SV trong trường. Kinh phí hoạt động Hoạt động tập luyện môn Cầu lông cũng như các môn thể thao khác rất cần nguồn kinh phí để hoạt động. Đây là điều kiện quan trọng để có thể tổ chức các hoạt động TDTT trong trường. Tuy nhiên đây không phải yếu tố quyết định đến sự thành bại của hoạt động này. Các nguồn kinh phí cho hoạt động ngoại khóa môn Cầu lông trước hết là từ Nhà trường, ngoài ra từ các nguồn kinh phí khác như: Hội viên đóng góp, tài trợ của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, được trình bày ở bảng 3.22. Qua bảng 3.22. cho thấy: Kinh phí phục vụ cho hoạt động tập luyện ngoại khóa cầu lông thường xuyên. Đối với CBVC: Tổng kinh phí: 35.500.000đ (bao gồm: Nhà trường cấp: 20.000.000đ, Hội viên đóng góp: 12.000.000đ, Doanh nghiệp: 3.500.000đ); Đối với SV: Tổng kinh phí: 29.600.000đ (bao gồm: Nhà trường cấp: 25.000.000đ, Hội viên không phải đóng góp, Doanh nghiệp: 4.600.000đ). Nhìn vào thực trạng nguồn kinh phí phục vụ cho hoạt động ngoại 90 khóa cầu lông của CBVC và SV cho thấy: Nhà trường rất quan tâm đến việc đầu tư kinh phí phục vụ cho hoạt động tập luyện cầu lông. Tuy nhiên, với số lượng CBVC và SV tham gia tập luyện ngày càng đông, nguồn kinh phí không đủ đảm bảo cho hoạt động tập luyện cầu lông. Do vậy, cần phải mở rộng công tác XH hóa TDTT nhằm thu hút nguồn tài trợ từ các cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài trường. Bảng 3.22. Thực trạng nguồn kinh phí phục vụ cho các hoạt động tập luyện ngoại khóa cầu lông của CBVC và SV (câu hỏi nhiều lựa chọn) TT Đơn vị Tổng kinh phí/ năm CBVC (n=50) SV (n=280) 1 Nhà trường cấp 20.000.000 25.000.000 2 Hội viên đóng góp 12.000.000 0 3 Doanh nghiệp, tổ chức xã hội 3.500.000 4.600.000 Tổng 35.500.000 29.600.000 Đơn vị tính: đồng Đánh giá về nội dung tập luyện cầu lông Luận án tiến hành điều tra thực trạng về nội dung tập luyện cầu lông của CBVC và SV Trường ĐHSP Hà Nội 2 với tổng số buổi tập của từng nội dung trên 11 tháng đối với CBVC (trừ 1 tháng nghỉ Tết Nguyên Đán không tập) và 10 tháng đối SV (trừ 1 tháng nghỉ Tết Nguyên Đán và 01 tháng nghỉ hè không tập tại trường), tập 02 buổi/ tuần, kết quả ở bảng 3.23. Thông qua bảng 3.23 cho thấy: Môn Cầu lông được xây dựng đủ 04 nội dung, bao gồm: Kỹ thuật, chiến thuật, thi đấu và thể lực. Tuy nhiên, phần lớn tổng số buổi tập của CBVC và SV trong năm đều thường xuyên tổ chức thi đấu là chính. Cụ thể như sau: Nội dung kỹ thuật: Được xây dựng bao gồm các nhóm kỹ thuật cơ bản bao gồm: Nhóm kỹ thuật di chuyển (CBVC: 7 buổi/năm, SV: 5 buổi/năm); Nhóm kỹ thuật giao cầu (CBVC: 6 buổi/năm, SV: 6 buổi/năm); Nhóm kỹ thuật phòng thủ (CBVC: 9 buổi/năm, SV: 9 buổi/năm); Nhóm kỹ thuật tấn công (CBVC: 91 11buổi/năm, SV: 8 buổi/năm); và các kỹ thuật nâng cao (kỹ thuật đánh cầu trên lưới, kỹ thuật móc cầu, kỹ thuật đánh cầu cao sâu bên trái): CBVC: 12 buổi/năm, SV: 10 buổi/năm. Thực tế quan sát cho thấy, mặc dù các nhóm kỹ thuật rất đa dạng từ cơ bản đến nâng cao nhưng không được tập luyện thường xuyên, đặc biệt các kỹ thuật nâng cao chưa được quan tâm đúng mức và được tập luyện trong thời gian ngắn trong từng buổi tập. Bảng 3.23. Nội dung tập luyện Cầu lông của CBVC và SV Trường ĐHSP Hà Nội 2 TT Nội dung tập luyện CLB CBVC CLB SV (0.05) =14,067 Số buổi tập/năm Tỉ lệ % Số buổi tập/năm Tỉ lệ % 1 Nội dung kỹ thuật Nhóm kỹ thuật di chuyển 7 7,29 5 5,68 1,02 Nhóm kỹ thuật giao cầu 6 6,25 6 6,81 Nhóm kỹ thuật phòng thủ 9 9,37 9 10,22 Nhóm kỹ thuật tấn công 11 11,45 8 9,09 Các kỹ thuật nâng cao 12 12,50 10 11,36 2 Chiến thuật 8 8,33 9 10,22 3 Thi đấu 41 42,73 38 43,21 4 Thể lực 2 2,08 3 3,41 Tổng 96 100 88 100 Bảng 3.23 cho thấy: Nội dung chiến thuật: Chiến thuật là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định thành tích thi đấu của môn Cầu lông. Tuy nhiên, yếu tố này không được chú trọng trong từng buổi tập (CBVC: 8 buổi/năm, SV: 9 buổi/năm), như vậy là quá ít so với tổng số buổi tập trong năm. Do đó, sự phối hợp các kỹ - chiến thuật vào tập luyện và thi đấu chưa được hài hòa và chặt chẽ. Nội dung thi đấu: Đây là nội dung quan trọng nhất của môn Cầu lông. Thông qua thi đấu, các kỹ - chiến thuật mới được vận dụng và phối hợp nhuần nhuyễn, ăn ý với nhau, nội dung thi đấu chiếm thời lượng lớn nhất (CBVC: 41 buổi/năm, SV: 38 buổi/năm). Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm giúp cho CBVC và SV 2 92 nâng cao thành tích, được giao lưu, học hỏi lẫn nhau thì nhược điểm lớn nhất lại chính là không có thời gian tập luyện các nội dung khác, dẫn đến mặc dù được thi đấu thường xuyên trong tuần nhưng khả năng vận dụng kỹ - chiến thuật và thể lực không được cải thiện. Nội dung thể lực ít được quan tâm tập luyện, chỉ có 02 buổi đối với CBVC và 03 buổi đối với SV. Tóm lại: Nội dung tập luyện cầu lông chủ đạo là thi đấu. Đây chính là hạn chế rất lớn để phong trào tập luyện cầu lông phát triển. Nhận xét mục 3.1.3: Qua đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến phong trào tập luyện và thi đấu cầu lông của CBVC và SV Trường ĐHSP Hà Nội 2 cho thấy: Đa số CBVC và SV đều nhận thức đúng về vai trò và tầm quan trọng của tập luyện cầu lông đối với sức khỏe, đội ngũ cán bộ GV, HDV hướng dẫn tập luyện môn Cầu lông có chuyên môn vững vàng và Nhà trường rất quan tâm đến kinh phí phục vụ cho hoạt động tập luyện cầu lông. Đây chính là ưu thế trong quá trình phát triển phong trào cầu lông. Bên cạnh đó, mặc dù được sự quan tâm của Nhà trường, công tác tổ chức và chương trình tập luyện cầu lông vẫn chưa có kế hoạch cụ thể và thống nhất. Vì vậy, phong trào tập luyện và thi đấu Cầu lông chưa thu hút được số đông CBVC và SV tham gia. Để phát triển phong trào tập luyện cần tiếp tục nghiên cứu hoạt động của các CLB cầu lông, từ đó tìm ra những biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của CLB góp phần thúc đẩy phong trào tập luyện cầu lông trong Nhà trường. 3.1.4. Thực trạng hoạt động câu lạc bộ cầu lông của cán bộ viên chức và sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội 2 Hoạt động CLB cầu lông là hoạt động then chốt để thúc đẩy phong trào tập luyện cầu lông, góp phần phát triển phong trào TDTT. Do đó luận án tiến hành đánh giá thực trạng hoạt động CLB cầu lông của CBVC và SV Trường Đại học SPHN 2. 93 3.1.4.1. Xác định các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động câu lạc bộ cầu lông của cán bộ viên chức và sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội 2 Trên cơ sở lý luận, luận án tiến hành phỏng vấn 34 chuyên gia (18 chuyên gia GDTC và 16 CB quản lý) để xác định các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động dưới 2 góc độ (Bảng 3.24): - Đánh giá nguồn lực của CLB qua 08 yếu tố sau: 1. Cơ cấu tổ chức; 2. Công tác quản lý hội viên; 3. Tổ chức hoạt động; 4. Cơ chế chính sách; 5. Cơ sở vật chất; 6. Đội ngũ HDV; 7. Sự tích cực của hội viên; 8. Vận động tài trợ và thu hội phí - Đánh giá “Hiệu quả hoạt động tạo ra của CLB” của CLB cầu lông CBVC và SV gồm 03 yếu tố sau: 1. Về mặt giá trị tinh thần; 2. Thể lực, kết quả học tập; 3. Thành tích thi đấu. Những tiêu chí đạt từ 4,21 điểm (rất quan trọng) trở lên sẽ được lựa chọn. Bảng 3.24. Kết quả xác định các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động CLB cầu lông của CBVC và SV Trường ĐHSP Hà Nội 2 TT Tiêu chí CLB Cầu lông CBVC CLB Cầu lông SV ∑ x ∑ x - Đánh giá nguồn lực của CLB cầu lông 1. Cơ cấu tổ chức 147 4,67 156 4,59 2. Công tác quản lý hội viên 157 4,62 152 4,47 3. Tổ chức hoạt động 156 4,59 159 4,68 4. Cơ chế chính sách 155 4,56 158 4,65 5. CSVC 157 4,62 156 4,59 6. Đội ngũ HDV 154 4,53 154 4,53 7. Sự tích cực của hội viên 156 4,64 160 4,71 8 Vận động tài trợ và thu hội phí 152 4,50 153 4,53 `- Đánh giá hiệu quả hoạt động tạo ra của CLB 1 Về mặt giá trị tinh thần 160 4,71 161 4,74 2 Thể lực, kết quả học tập 156 4,59 161 4,73 3 Thành tích thi đấu 153 4,50 157 4,62 94 Qua bảng 3.24 cho thấy: Tất cả các tiêu chí đều được lựa chọn ở mức độ “rất quan trọng”, cụ thể: CLB cầu lông CBVC: Đánh giá nguồn lực của CLB cầu lông: điểm trung bình từ 4,50 - 4,67; Đánh giá hiệu quả hoạt động tạo ra của CLB: Điểm trung bình từ 4,50 - 4,71. CLB cầu lông SV: Đánh giá nguồn lực của CLB cầu lông: điểm trung bình từ 4,53 - 4,71; Đánh giá hiệu quả hoạt động tạo ra của CLB: Điểm trung bình từ 4,62 - 4,74. Như vậy, các tiêu chí đều đáp ứng và được lựa chọn để đánh giá hiệu quả hoạt động CLB cầu lông của CBVC và SV Trường ĐHSP Hà Nội 2. 3.1.4.2. Thực trạng và hiệu quả hoạt động câu lạc bộ cầu lông của cán bộ viên chức và sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội 2 Đánh giá nguồn lực của câu lạc bộ cầu lông CBVC Trường ĐHSP Hà Nội 2 Luận án tiến hành khảo sát thực trạng nguồn lực của CLB cầu lông CBVC, kết quả được trình bày ở bảng 3.25. Bảng 3.25 cho thấy: Về cơ cấu tổ chức CLB cầu lông CBVC bao gồm: Ban chủ nhiệm CLB: Thành phần của Ban chủ nhiệm trong năm 2016-2017 có sự ổn định với số lượng 03 người. Trong đó có 01 lãnh đạo trường, 01 trưởng khoa và 01 cán bộ Công đoàn Trường. Ban chủ nhiệm có trách nhiệm quản lý và điều hành tất cả các vấn đề liên quan đến CLB. Tiểu ban chuyên môn: Năm 2016: 03 cán bộ, năm 2017: 04 cán bộ với nhịp tăng trưởng là 28,57%. Tiểu ban này do Trưởng khoa GDTC phụ trách. Các thành viên của Ban gồm các huấn luyện viên, HDV... có nhiệm vụ tổ chức hướng dẫn, huấn luyện các lớp theo kế hoạch; Xây dựng kế hoạch huấn luyện và thi đấu hàng năm; Kiểm tra đánh giá thành tích của hội viên trong CLB. Tiểu ban tuyên truyền: Năm 2016: 02 cán bộ, năm 2017: 03 cán bộ với nhịp tăng trưởng là 40,0%. Tiểu ban này gồm Công đoàn và Phòng Công tác chính trị, có nhiệm vụ tuyên truyền về lợi ích và tác dụng của tập luyện thể thao trong đó 95 có môn Cầu lông, thu hút được số lượng SV tham gia tập luyện. Đây là điều thuận lợi để tổ chức các hoạt động của CLB cầu lông SV. Tóm lại: Cơ cấu tổ chức của CLB cầu lông CBVC chưa hoàn thiện, vẫn còn thiếu một số tiểu ban như: Tiểu ban tổ chức kế hoạch, tiểu ban tài chính, tiểu ban thi đua - khen thưởng..., do vậy việc phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng tiểu ban chưa được chặt chẽ. Công tác quản lý hội viên: Tổng số hội viên của CLB cầu lông CBVC tham gia trong CLB Cầu lông năm 2016: 16 người, năm 2017: 22 người với nhịp tăng trưởng là 31,58%; Tổ chức sinh hoạt định kỳ năm 2016: 05 buổi, năm 2017: 07 buổi với nhịp tăng trưởng 33,33%. Nhìn chung công tác quản lý hội viên được duy trì ổn định. Tổ chức hoạt động: Tổ chức tập luyện: được tổ chức chủ yếu ở 3 hình thức, cụ thể: Tập luyện theo đội tuyển trường: năm 2016: 04 người, năm 2017: 05 người với nhịp tăng trưởng là 22,22%; Tập luyện theo CLB: năm 2016: 04 người, năm 2017: 07 người nhịp tăng trưởng là 54,54%; Tập luyện theo nhóm, lớp: năm 2016: 08 nhóm, năm 2017: 10 nhóm với nhịp tăng trưởng là 22,22%. Các hoạt động thi đấu và giao lưu, bao gồm: Tổ chức các giải thi đấu nội bộ trong CLB: Số lượng giải đấu năm 2017 (06 giải) nhiều hơn năm 2016 (08 giải) với nhịp tăng trưởng 28,57%; Tổ chức cho hội viên tham gia giải cấp trường với 04 giải năm 2016 tăng lên 05 giải năm 2017 với nhịp tăng trưởng 22,22%; Tổ chức cho hội viên tham gia ngoài trường: năm 2016: 02 giải đến năm 2017: 04 giải với nhịp tăng trưởng 66,66%. Tóm lại: Hình thức tổ chức tập luyện bao gồm: đội tuyển trường; CLB và tập theo nhóm, kết quả cho thấy hình thức tập luyện theo nhóm, lớp vẫn chiếm số lượng đông nhất. Bên cạnh đó, các hoạt động thi đấu và giao lưu của hội viên năm 2017 được tham gia nhiều hơn năm 2016, tuy nhiên số giải thi đấu tham gia chưa nhiều do đó thành tích chưa được nâng cao. 96 Cơ sở vật chất: Năm 2016 - 2017, số lượng sân không thay đổi, cụ thể: Sân trong nhà: 03; Sân ngoài trời: 04. Mặc dù được Ban giám hiệu quan tâm và đầu tư nhiều hơn nhưng với số lượng trang thiết bị, CSVC phục vụ cho hoạt động trong CLB cầu lông còn thiếu thốn cả về số lượng lẫn chất lượng. Điều này làm hạn chế hiệu quả hoạt động của CLB cầu lông CBVC. Cơ chế chính sách: Khen thưởng, ưu tiên những cá nhân có thành tích xuất sắc năm 2016 được tổ chức 03 lần/năm, đến năm 2017 được tổ chức 05 lần/năm ngoài (đầu năm học, cuối kỳ 1 và cuối kỳ 2) với nhịp tăng trưởng là 28,57%. Tuy nhiên, cần xây dựng và có chính sách cụ thể về vật chất và tinh thần hơn nữa nhằm khích lệ, động viên và thu hút số lượng CBVC tham gia các hoạt động của CLB. Đội ngũ hướng dẫn viên: Với số lượng cán bộ tham gia huấn luyện, trọng tài các giải Cầu lông trong trường năm 2016: 03 người, năm 2017: 05 người với nhịp tăng trưởng 50%. Đội ngũ hướng dẫn viên hướng dẫn tập luyện Cầu lông có trình độ chuyên môn cao, đây là thế mạnh cho CLB cầu lông CBVC phát triển. Tuy nhiên các hoạt động chuyên môn chưa được tổ chức thường xuyên, đội ngũ hướng dẫn viên chuyên trách đảm bảo về số lượng và trình độ chuyên môn còn ít. Sự tích cực của hội viên: Số hội viên tham gia thường xuyên: năm 2016 có 05 người, năm 2017 có 07 người với nhịp tăng trưởng là 33,33%; Số hội viên tham gia ở mức thỉnh thoảng: năm 2016 có 09 người, năm 2017 có 12 người với nhịp tăng trưởng 28,57%; Số hội viên bỏ tham gia: năm 2016 có 02 người, năm 2017 có 03 người với nhịp tăng trưởng 40,00%. Như vậy có thể thấy so với năm 2016, thì năm 2017 số hội viên tham gia ở mức thỉnh thoảng vẫn chiếm số đông nhất; Vẫn còn số ít hội viên bỏ tham gia CLB cầu lông dẫn đến hiệu quả tập luyện chưa cao. Vận động tài trợ và thu hội phí: Năm 2016: Vận động được số nhà tài trợ là 01 tương ứng với số tiền là 1.500.000 đồng; Số tiền hội phí thu được là 3.200.000 đồng; Số tiền chi ra là 6.600.000 đồng; Số tiền còn lại -1.900.000 đồng. 97 Năm 2017: Số nhà tài trợ là 02 tương ứng với số tiền là 2.800.000 đồng; Số tiền hội viên nộp theo tháng là 4.400.000 đồng; Số tiền chi ra là 8.300.000 đồng; Số tiền còn lại - 1.100.000 đồng. Kết quả cho thấy, CLB cầu lông CBVC đã thu hút được nhà tài trợ năm 2017 nhiều hơn năm 2016, tuy nhiên do số lượng nhà tài trợ vẫn còn ít, mức hội phí thu theo tháng không nhiều, số tiền chi ra nhiều hơn số tiền thu vào dẫn đến sự thiếu hụt về kinh phí hoạt động. Bảng 3.25. Các yếu tố đảm bảo và các hoạt động của CLB cầu lông CBVC Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Các yếu tố Tiêu chí Câu lạc bộ C

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_lua_chon_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_hoat.pdf
  • jpgQĐ NCS Hồng.jpg
  • docThông tin mới luận án Hồng (02.11.2022) Bản chính thức (1).doc
  • pdfThông tin mới luận án Hồng (02.11.2022) Bản chính thức (1).pdf
  • pdfTóm tắt LA.Hồng(3.11.2022) Bản Chính thức.pdf
Tài liệu liên quan