DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU .i
1. Sự cần thiết của nghiên cứu .1
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án.5
3. Câu hỏi nghiên cứu.5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án.5
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu.6
6. Khung nghiên cứu của luận án .8
7. Những đóng góp mới của luận án .9
8. Kết cấu của luận án.10
CHưƠNG 1:.12
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA KẾ TOÁN VÀ THUẾ .12
1.1. Giới thiệu.12
1.2. Khái quát kế toán và thuế .12
1.2.1. Kế toán và lợi nhuận kế toán.12
1.2.2. Thuế và thu nhập chịu thuế .14
1.3. Mối liên hệ giữa kế toán và thuế .16
1.3.1. Cơ sở lý thuyết của nghiên cứu mối liên hệ giữa kế toán và thuế.16
1.3.2. Các khía cạnh đánh giá mối liên hệ giữa kế toán và thuế .21
1.3.3. Nguồn gốc của sự khác biệt giữa kế toán và thuế.22
1.3.4. Hai trường phái về mối liên hệ giữa kế toán và thuế .24
1.3.5. Lợi ích và bất lợi của mối liên hệ giữa kế toán và thuế .27
1.4. Tổng lược các nghiên cứu có liên quan.29
1.4.1. Nghiên cứu mối liên hệ giữa kế toán và thuế dựa trên quy định và nguyên tắc đo
lường.29
1.4.2. Nghiên cứu định lượng mối liên hệ giữa kế toán và thuế trong thực tiễn.34
1.4.2.1. Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của thuế đến kế toán.34
1.4.2.2. Nghiên cứu đánh giá thực tiễn mối liên hệ giữa kế toán và thuế.36
1.4.2.3. Bối cảnh của các nghiên cứu.40
1.4.3. Các nghiên cứu về mối liên hệ giữa kế toán và thuế ở Việt Nam.42
1.4.4. Những vấn đề đặt ra và định hướng nghiên cứu.44
228 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 21/02/2022 | Lượt xem: 449 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu mối liên hệ giữa kế toán và thuế ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Accounting (Philips & cộng sự, 2003; Hanlon, 2005) hoặc là hoạt động lấn át của thuế
(Desai, 2003; Mills, 1998). Khi BTD gia tăng thì các hoạt động tránh thuế tăng (quan
hệ tỷ lệ thuận, hoạt động tránh thuế càng nhiều thì BTD càng lớn). Wilson (2009) cũng
đồng quan điểm khi cung cấp bằng chứng phù hợp để BTD trở thành yếu tố đại diện
hữu ích cho việc đánh giá sự lấn át của thuế trong thực tiễn hoạt động của doanh
nghiệp. Nhƣ vậy, ở mỗi bối cảnh khác nhau những giả thuyết đặt ra là khác nhau. Các
giả thuyết về sự lấn át của kế toán tài chính đƣợc đƣa ra trong bối cảnh hoạt động
tránh thuế diễn ra mạnh mẽ, và gánh nặng thuế tăng cao, BTD kỳ vọng là lớn (trƣờng
hợp này thƣờng thấy ở những quốc gia có hệ thống kế toán và hệ thống thuế tách biệt
nhau, thị trƣờng vốn phát triển mạnh mẽ và kế toán độc lập với thuế). Việc lấn át của
thuế hay chế ngự của thuế (tax aggressive) đƣợc chứng minh xảy ra trong trƣờng hợp
có sự tham gia tích cực từ chính phủ, hay sự điều tiết của nhà nƣớc trong huy động
vốn cao, mối liên hệ giữa kế toán và thuế là chặt chẽ, và chỉ tiêu BTD đƣợc kỳ vọng là
nhỏ. Nhƣ vậy, mặc dù trƣờng hợp vận dụng để đánh giá ở từng quốc gia là khác nhau,
nhƣng tầm quan trọng của chỉ tiêu BTD khi thể hiện mối liên hệ giữa kế toán và thuế
đã đƣợc các nhà nghiên cứu kế toán trên thế giới chứng minh.
Mặt khác, khi xem xét các biến đƣợc sử dụng để đánh giá mối liên hệ giữa kế
toán và thuế có thể thấy các biến gián tiếp đƣợc sử dụng nhƣ tỷ suất thuế thực tế -
effective tax rate (ETR), biến sự phù hợp giữa kế toán và thuế - book tax conformity,
hành vi của kiểm toán,... nhƣng chỉ có một biến trực tiếp đánh giá mối liên hệ giữa kế
toán và thuế là chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế - book tax
differences (BTD). Với mục tiêu đánh giá thực tiễn mối liên hệ giữa kế toán và thuế,
nghiên cứu này sẽ sử dụng chỉ tiêu trực tiếp để đánh giá.
102
Về cách đo lƣờng, nhìn chung trong hầu hết các nghiên cứu, BTD đƣợc xác
định là chênh lệch giữa LNKT và TNCT, và vì vậy công thức tính sẽ là:
BTD = Lợi nhuận kế toán – Thu nhập chịu thuế
Tuy nhiên, việc xác định LNKT và TNCT có sự khác nhau ở các nghiên cứu về
một số vấn đề sau:
Trong khi Manzon và Plesko (2001) và Desai và Dharmapala (2009) sử dụng
LNKT và TNCT nội địa để xác định BTD, thì Frischmann và cộng sự (2008),
Armstrong và cộng sự (2012), Lennox và cộng sự (2013) và Lisowsky và cộng sự
(2013) lại sử dụng các thông tin bao gồm cả thuế nội địa và nƣớc ngoài nhằm kiểm tra
thông tin đầy đủ từ các doanh nghiệp lớn, có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trong việc kiểm
soát doanh nghiệp và lập kế hoạch thuế cho doanh nghiệp. Dễ dàng nhận thấy, các
nghiên cứu có tính đến sự tham gia của thuế nƣớc ngoài thƣờng là những nghiên cứu
gần đây, do vậy tính mới của việc đƣa yếu tố thuế nƣớc ngoài vào phân tích BTD là rất
cao. Mặc dù vậy, xét về bối cảnh và lịch sử nghiên cứu thì hầu hết đƣợc tiến hành ở
các nƣớc phát triển khi đã có nhiều công trình công bố về vấn đề BTD nội địa. Đối với
Việt Nam, các nghiên cứu về BTD chƣa nhiều, cơ sở về nghiên cứu thực tiễn chƣa có,
mặt khác thị trƣờng chứng khoán chƣa phát triển mạnh, các công ty đa quốc gia chiếm
số lƣợng không nhiều. Nếu sử dụng BTD bao gồm cả thuế nƣớc ngoài thì tính đại diện
cho doanh nghiệp Việt Nam không cao. Do đó, LNKT và TNCT dùng để xác định
BTD trong nghiên cứu ở Việt Nam sẽ sử dụng dữ liệu nội địa.
Trong việc xác định LNKT và TNCT, có thể gặp phải trƣờng hợp doanh nghiệp
không báo cáo TNCT thì việc xác định TNCT sẽ đƣợc tính bằng cách lấy Chi phí thuế
chia cho tỷ suất thuế thực tế. Lúc này, chi phí thuế hầu hết đƣợc xác định là chi phí
thuế hiện hành (trừ Cazier & cộng sự, 2010), điều này là phù hợp với phƣơng pháp
tính trong quy định của thuế. Ngoài ra, có một số các nghiên cứu (5/1654) đề cập đến
việc loại trừ chuyển lỗ và các khoản khấu trừ đặc biệt ra khỏi TNCT khi sử dụng để
tính BTD (Mills & Sansing, 2000; Manzon & Plesko, 2001; Frischmann & cộng sự,
2008; Cazier & cộng sự, 2010; Armstrong & cộng sự, 2012...). Điều này cũng phù hợp
với quy định về xác định chi phí thuế theo Bộ Tài chính (2015) (Điều 1 Thông tư Số
54
Xem Phụ lục 2 và Phụ lục 3.
103
96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ tài chính (Sửa đổi, sửa đổi bổ sung Thông tư
78). Để đặt mối liên hệ giữa BTD với các yếu tố liên quan đến tài sản và nguồn vốn
doanh nghiệp, các nghiên cứu nêu trên đã lấy tỷ lệ của hiệu số giữa LNKT với TNCT
trên Tổng tài sản của doanh nghiệp (tổng TS đầu kỳ).
3.2.2.5. Biến độc lập
Các biến độc lập đƣợc đƣa vào mô hình thông qua việc tổng hợp từ các nghiên
cứu trƣớc đây có liên quan đến mối liên hệ giữa kế toán và thuế, tập hợp các biến đƣợc
thể hiện rõ trong Phụ lục 2 và Phụ lục3. Các biến có tần suất xuất hiện từ 30% trở lên
sẽ đƣợc xem xét đƣa vào mô hình với tƣ cách là biến độc lập, tập trung vào ba nhóm
chính đó là các nhân tố đại diện cho thực thi chính sách thuế trong doanh nghiệp; các
nhân tố đại diện cho hành động quản trị lợi nhuận của doanh nghiệp và các yếu tố
kiểm soát của doanh nghiệp.
a. Các nhân tố đại diện cho thực thi chính sách thuế trong doanh nghiệp
(1) Biến tỷ suất thuế thực tế (ETR): Biến ETR đƣợc định nghĩa là tỷ suất thuế
thực tế của doanh nghiệp. ETR thƣờng đƣợc sử dụng để kiểm tra thực tiễn thực thi
chính sách thuế của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này có thể đƣợc so sánh với tỷ suất thuế
luật định – STR để đƣa ra đánh giá về việc thực thi chính sách thuế và việc kiểm soát
lợi nhuận của doanh nghiệp. Theo IAS 12, ETR đƣợc tính bằng chi phí thuế chia cho
lợi nhuận kế toán trƣớc thuế.
(2) Biến chi phí thuế (Taxfee): Biến Taxfee đƣợc sử dụng để kiểm tra việc thực
hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp. Quan điểm về việc xác định chỉ tiêu này cũng
khác nhau giữa các nghiên cứu đƣợc tổng hợp. Trong khi Desai và Dharmapala (2009)
lấy tỷ lệ giữa Chi phí thuế TNDN hoãn lại với tổng tài sản thì Cazier và cộng sự
(2010) và Armstrong và cộng sự (2012) lại lấy tỷ lệ giữa chi phí thuế với tổng tài sản,
Crabbé (2010) lại sử dụng chi phí tƣ vấn thuế chia cho tổng tài sản. Theo một cách
khác, thay vì lấy tỷ lệ thì Tang (2015) lại lấy giá trị chi phí thuế TNDN hiện hành để
kiểm tra chỉ tiêu này. Nhƣ vậy, việc lấy tỷ lệ giữa chi phí thuế (chi phí thuế hiện hành)
với tổng tài sản vừa chiếm ƣu thế trong các nghiên cứu vừa phù hợp với các biến đã
trình bày trƣớc đó đối với nghiên cứu Việt Nam.
(3) Biến chuyển lỗ và kiểm tra chuyển lỗ (Net operating loss – viết tắt là NOL):
Biến NOL đƣợc sử dụng để kiểm tra việc chuyển lỗ của doanh nghiệp, đây là một
104
trong những yếu tố góp phần tạo nên chênh lệch giữa LNKT và TNCT đƣợc báo cáo
trên BCTC. NOL đƣợc xác định là biến nhị phân, nhận giá trị 1 nếu có phát sinh
chuyển lỗ và 0 nếu không có phát sinh chuyển lỗ trong kỳ (cách xác định này đƣợc sử
dụng ở tất cả các nghiên cứu đƣợc tổng hợp có sử dụng biến NOL) (Manzon & Plesko,
2001; Mills & cộng sự, 2002; Xian & cộng sự,2015).
(4) Biến kiểm tra miễn thuế, giảm thuế (Incentive): Trong công thức tính chi phí
thuế phải nộp của doanh nghiệp (Bộ Tài chính, 2015, Thông tƣ 96), miễn thuế, giảm
thuế đƣợc xác định nhƣ là giá trị chênh lệch vĩnh viễn, đƣợc loại trừ khi xác định thu
nhập tính thuế. Do vậy, xét về mặt công thức, miễn thuế, giảm thuế tăng lên sẽ làm
cho thuế phải nộp giảm, từ đó gia tăng chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập
chịu thuế55. Nhƣ vậy, xét về mặt quy định và thực tiễn báo cáo thông tin của các doanh
nghiệp niêm yết, miễn thuế, giảm thuế (ƣu đãi thuế) đủ điều kiện để đƣợc đƣa vào mô
hình với vai trò là biến độc lập để kiểm tra ảnh hƣởng đến chênh lệch giữa LNKT và
TNCT.
b. Nhân tố đại diện cho hành động quản trị lợi nhuận của doanh nghiệp
Biến dồn tích (Accrual) là biến đƣợc sử dụng phổ biến để kiểm tra hành động
quản trị lợi nhuận của doanh nghiệp. Biến dồn tích thƣờng đƣợc sử dụng là tổng giá trị
dồn tích (Total accruals – Taccrual) và giá trị dồn tích có thể điều chỉnh đƣợc
(Discretionary Accruals – DAccrual). Hầu hết các nghiên cứu sử dụng biến DAccrual
để kiểm tra hành động quản trị lợi nhuận của doanh nghiệp ảnh hƣởng đến biến phụ
thuộc. Trong đó: Desai và Dharmapala (2009) sử dụng theo mô hình của Jones (1991);
Cazier và cộng sự (2010), Lisowsky và cộng sự (2013), Tang (2015) và Kraft (2015)
đánh giá DAccrual theo mô hình modified Jones của Kothari và cộng sự (2005);
Watrin và cộng sự (2012) lại sử dụng biến hành động quản trị lợi nhuận dựa trên hoạt
động thực, biến này đƣợc đánh giá qua cả 4 mô hình và đƣợc gọi là biến EM – quản trị
lợi nhuận (Jones, 1991; Deschow & cộng sự, 1995; Kasznik, 1999; Kothari & cộng sự,
2005). Nhƣ vậy, theo xu hƣớng mới và theo đa số các nghiên cứu trƣớc đó sử dụng
biến Accrual, nghiên cứu sẽ sử dụng DAccrual đƣợc xác định theo mô hình modified
55
Theo điều 1 Thông tư Số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ tài chính:
TNTT = TNCT - Thu nhập đƣợc miễn thuế, giảm thuế + Các khoản lỗ đƣợc kết chuyển
105
Jones của Kothari và cộng sự (2005), giá trị này có thể xem xét lấy tỷ lệ đối với tổng
tài sản để phù hợp với các biến còn lại trong mô hình.
c. Các yếu tố kiểm soát của doanh nghiệp
Các biến kiểm soát bao gồm biến quy mô – Size, tỷ suất sinh lời của tài sản –
ROA, tăng trƣởng doanh thu – Sales, đòn bẫy tài chính – leverage và biến lĩnh vực
hoạt động – Sector. Biến Size đƣợc tính toán bằng cách sử dụng hàm Logarit cơ số mũ
tự nhiên của các giá trị: Tài sản, doanh số, giá trị thị trƣờng của cổ phiếu, số lƣợng lao
động (Mills & Sansing, 2000; Plesko, 2003; Cazier & cộng sự, 2010; Dryeng & cộng
sự, 2010; Armstrong & cộng sự, 2012; Lisowsky & cộng sự, 2013...). Biến ROA đƣợc
sử dụng để kiểm tra ảnh hƣởng của hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đến chênh
lệch giữa LNKT và TNCT. Biến này đƣợc xác định bằng cách lấy lợi nhuận kế toán
trƣớc thuế chia cho tổng tài sản bình quân. Biến Sales đƣợc sử dụng để kiểm tra việc
thay đổi của doanh thu thuần ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến biến phụ thuộc. Trong tất cả
các nghiên cứu có sử dụng biến Sales, cách xác định đều tƣơng tự nhau và bằng Doanh
thu thuần năm nay trừ doanh thu thuần năm trƣớc (hay bằng chênh lệch của doanh thu
thuần hàng năm) chia cho doanh thu thuần năm trƣớc. Biến Leverage cũng là một
trong số các biến dùng để kiểm tra hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Biến này
đƣợc xác định bằng cách lấy giá trị khoản nợ dài hạn chia cho tổng tài sản đầu kỳ.
Biến Sector là biến đƣợc sử dụng để kiểm tra ảnh hƣởng của lĩnh vực hoạt động lên
biến phụ thuộc. Tất cả các nghiên cứu đƣợc xem xét có sử dụng biến ngành nghề đều
sử dụng biến phân loại theo các ngành nghề cần kiểm tra ảnh hƣởng (tùy thuộc vào
từng quốc gia và mục đích kiểm tra ngành nghề khác nhau để phân loại) (Chi tiết các
biến đƣợc thể hiện qua bảng 3.1).
3.2.2.6. Mô hình hồi quy
Mô hình nghiên cứu đƣợc sử dụng là mô hình hồi quy dữ liệu bảng (Panel
data). Mô hình này đƣợc đề xuất dựa theo nghiên cứu của Manzon và plesko (2001),
Mills và cộng sự (2002), Xian và cộng sự (2015) (đây là những nghiên cứu trực tiếp
liên quan đến đánh giá ảnh hƣởng của các biến đến BTD). Ngoài ra mô hình hồi quy
dữ liệu bảng còn đƣợc sử dụng trong nhiều nghiên cứu liên quan đến mối liên hệ giữa
kế toán và thuế khác. Biến phụ thuộc trong mô hình là BTD, chín biến độc lập và một
biến kiểm tra là biến lĩnh vực hoạt động – Sector (biến này không đƣa vào mô hình do
106
trong mô hình đã có yếu tố kiểm tra chéo về doanh nghiệp, chỉ đƣa vào khi kiểm tra
thêm ảnh hƣởng theo lĩnh vực hoạt động)56.
Cụ thể mô hình hồi quy đƣợc sử dụng là mô hình 3.2, chi tiết cách đo lƣờng và
phân loại biến đƣợc trình bày trong bảng 3.1.
𝐵𝑇𝐷𝑖𝑡 = 𝛽0 + 𝛽1𝐸𝑇𝑅𝑖𝑡+𝛽2𝑇𝑎𝑥𝑓𝑒𝑒𝑖𝑡 + 𝛽3𝑁𝑂𝐿𝑖𝑡 + 𝛽4𝐼𝑛𝑐𝑒𝑛𝑡𝑖𝑣𝑒𝑖𝑡 + 𝛽5𝐴𝑐𝑐𝑟𝑢𝑎𝑙𝑖𝑡 +
𝛽6𝑆𝑎𝑙𝑒𝑠𝑖𝑡+𝛽7𝑆𝑖𝑧𝑒𝑖𝑡+𝛽8𝑅𝑂𝐴𝑖𝑡+𝛽9𝐿𝑒𝑣𝑒𝑟𝑎𝑔𝑒𝑖𝑡+𝑢𝑖𝑡
(Mô hình 3.2)
Trong đó: - BTDit là chênh lệch giữa LNKT và TNCT của doanh nghiệp i thời kỳ t
chia cho tổng tài sản đầu kỳ;
- β0 là hằng số để ƣớc lƣợng BTD khi các hệ số bằng 0;
- Các giá trị β1 đến β9 là hệ số của các biến độc lập;
- u đại diện cho phần dƣ (sai số của mô hình).
Để đánh giá các nhóm nhân tố ảnh hƣởng đến chênh lệch giữa lợi nhuận kế
toán và thu nhập chịu thuế, nghiên cứu sử dụng kiểm định F để đánh giá mức độ phù
hợp của mô hình hồi quy và kiểm định T đối với các hệ số βj để đánh giá sự ảnh hƣởng
của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc.
56
Chi tiết quá trình đánh giá mô hình và lựa chọn biến đƣợc trình bày trong Phụ lục 3
107
Bảng 3.1: Phân loại biến và cách tính toán các biến trong mô hình
TT Tên biến
Ký hiệu
biến
Loại
biến
Cách tính Các nghiên cứu sử dụng biến liên quan
1
Chênh lệch giữa
LNKT và
TNCT
BTD
Kiểu
số
Bằng LNKT trừ TNCT trừ chuyển lỗ và
khấu trừ khác (TNTT), tất cả chia cho Tổng
tài sản; trong đó TNCT có thể đƣợc tính
bằng chi phí thuế hiện hành/ tỷ suất thuế
danh nghĩa (STR)
Mills và Sansing (1998); Maizon và Plesko (2001);
Mills và cộng sự (2002); Xian và cộng sự (2015);
Kraft (2015); Frischmann và cộng sự (2008); Cazier
và cộng sự (2010); Armstrong và cộng sự (2012)
2
Tỷ suất thuế
thực tế
ETR
Kiểu
số
Là tỷ suất thuế thực tế qua các năm, đƣợc
tính bằng cách lấy chi phí thuế (chi phí thuế
hiện hành và hoãn lại) chia cho lợi nhuận kế
toán trƣớc thuế
Tran (1997); Plesko (2003); Dyreng và cộng sự
(2010); Crabbe (2010); Armstrong và cộng sự
(2012)
3
Quy mô Size
Kiểu
số
Logarit cơ số mũ tự nhiên của tổng tài sản -
Ln (Tổng tài sản)
Mills và Sansing (2000); Plesko (2003); Cazier và
cộng sự (2010); Dryeng và cộng sự (2010);
Armstrong và cộng sự (2012); Lisowsky và cộng sự
(2013)...
4
Lĩnh vực hoạt
động
Sector
Phân
loại
Nhận giá trị 1 nếu thuộc nhóm lĩnh vực hoạt
động thứ j, bằng 0 nếu thuộc nhóm khác (j =
1,2,...,14)
Tran (1997); Mills và Sansing (1998); Lin và cộng
sự (2014); Watrin và cộng sự (2012); Crabbe
(2010); Cho và cộng sự (2006); Kraft (2015)
5
Tăng trƣởng
doanh thu
Sales
Kiểu
số
Xác định bằng doanh thu thuần kỳ này trừ
doanh thu thuần kỳ trƣớc chia cho doanh thu
thuần kỳ trƣớc
Manzon và Plesko (2001); Mills và cộng sự (2002);
6 Tỷ suất sinh lời
của tài sản
ROA
Kiểu
số
Xác định bằng cách lấy lợi nhuận kế toán
trƣớc thuế chia cho tổng tài sản bình quân
Cazier và cộng sự (2010); Lisowsky và cộng sự
(2013); Xian và cộng sự (2015)
7
Đòn bẫy tài
chính
Leverage
Kiểu
số
Xác định bằng cách lấy giá trị nợ dài hạn
chia tổng tài sản đầu kỳ
Plesko (1999); Dyreng và cộng sự (2010); Crabbe
(2010); Armstrong và cộng sự, 2012; Robinson và
Schmidt (2013); Tang (2014); Lin và cộng sự
(2014)
108
TT Tên biến
Ký hiệu
biến
Loại
biến
Cách tính Các nghiên cứu sử dụng biến liên quan
8
Chi phí thuế Taxfee
Kiểu
số
Xác định bằng cách lấy chi phí thuế chia cho
tổng tài sản
Desai và Dharmapala (2009); Cazier và cộng sự
(2010); Armstrong và cộng sự(2012); Crabbe
(2010)
9
Biến dồn tích Accrual
Kiểu
số
Xác định bằng cách lấy trị tuyệt đối của giá
trị dồn tích có thể điều chỉnh đƣợc theo mô
hình Kothari et al (2005) chia cho tổng tài
sản
Tang (2015); Kraft (2015); Watrin và cộng sự
(2012); Xian và cộng sự (2015)
10
Chuyển lỗ NOL
Nhị
phân
NOL nhận giá trị 1 nếu có phát sinh chuyển
lỗ và 0 nếu không có phát sinh chuyển lỗ
trong kỳ
Manzon và Plesko (2001); Mills và cộng sự (2002);
Xian và cộng sự (2015)
11 Biến kiểm tra
miễn thuế, giảm
thuế (ƣu đãi
thuế)
Incentive
Nhị
phân
Biến nhận giá trị 1 nếu có ƣu đãi thuế và
bằng 0 nếu không có
Tác giả đề xuất dựa trên việc phân tích tài liệu
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
109
3.3. Dữ liệu nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu thực tiễn mối liên hệ giữa kế toán và thuế, bao gồm
ảnh hƣởng của thuế đến kế toán và các nhân tố ảnh hƣởng đến mối liên hệ giữa kế toán
và thuế. Số liệu đƣợc sử dụng cho nghiên cứu đƣợc lấy từ thông tin trên báo cáo tài
chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán từ năm 200757 đến
2016. Tổng thể gồm có 2.667 doanh nghiệp đƣợc niêm yết trên thị trƣờng chứng
khoán
58
(tất cả các sàn giao dịch chứng khoán). Trong đó có 718 doanh nghiệp niêm
yết trên hai Sở giao dịch chứng khoán ở Việt Nam là HNX (Sở giao dịch chứng khoán
Hà Nội) và HOSE (Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh). Trong 718
doanh nghiệp có 224 doanh nghiệp có thông tin niêm yết từ năm 2007. Số doanh
nghiệp này đƣợc sử dụng để thu thập thông tin trong thời gian 10 năm từ năm 2007
đến 2016, đƣợc chiết xuất từ dữ liệu báo cáo tài chính của doanh nghiệp (có tham khảo
thông tin từ F-cafe, cophieu 68 và VIETSTOCK59).
Trong quá trình thu thập số liệu và tính toán số liệu phục vụ nghiên cứu của 224
doanh nghiệp có những doanh nghiệp có số liệu không phù hợp với nghiên cứu sẽ
đƣợc loại bỏ. Cụ thể:
- Có 7 doanh nghiệp bị loại khỏi mẫu do số liệu và thông tin không đảm bảo
thời gian nghiên cứu (do hủy niêm yết trƣớc năm 2016);
- Có 7 doanh nghiệp bị loại khỏi mẫu do số liệu và thông tin niêm yết trên thị
trƣờng chứng khoán không nhất quán (có điều chỉnh, hủy và niêm yết lại hoặc chuyển
niêm yết sang các sàn giao dịchchứng khoán khác không thuộc HNX và HOSE);
- Khi tính toán tỷ suất thuế thực tế (ETR) của các doanh nghiệp60, có 3 doanh
nghiệp có số liệu tính toán ETR nhận giá trị âm (<0) và 14 doanh nghiệp có ETR tính
toán có giá trị không phù hợp (quá lớn, vƣợt quá 100%) bị loại khỏi mẫu.
57
Ban đầu nghiên cứu dự định lấy giai đoạn 2006 đến nay cho phù hợp với giai đoạn nghiên cứu thứ 3 trong
chƣơng 3, tuy nhiên khi tiến hành thử thu thập thông tin các doanh nghiệp niêm yết liên tục từ năm 2006 thì số
lƣợng doanh nghiệp đảm bảo yêu cầu quá ít. Từ đóthời gian nghiên cứu đƣợc chọn là từ 2007 để đảm bảo đƣợc
số quan sát phục vụ nghiên cứu.
58Thông tin các doanh nghiệp niêm yết trên hai SởSở giao dịch chứng khoán HOSE và HNX đƣợc trích từ
website của VIETSTOCK tại thời điểm tháng 04/2017.
59Riêng đối vớiVIETSTOCK đƣợc lựa chọn do có cơ cấu phân ngành rõ ràng theo lĩnh vực hoạt động và đƣợc
công bố, cơ cấu phân ngành này đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam năm 2007
(VSIC2007) và The North American Industry Classification System (NAICS 2007)
60
Doanh nghiệp có lợi nhuận kế toán hoặc thuế trung bình bé hơn hoặc bằng không bị loại trừ vì ETR của những
doanh nghiệp này gần nhƣ không có ý nghĩa. Cuối cùng, doanh nghiệp với ETR bằng hoặc lớn hơn 100% cũng
bị loại bỏ do giá trị «bất thƣờng» của các doanh nghiệp này sẽ lấn át và làm sai lệch kết quả nghiên cứu.
110
- Khi thu thập thông tin có liên quan đến các biến của mô hình, có 8 doanh
nghiệp không công bố đầy đủ thông tin qua các năm bị loại ra khỏi mẫu nghiên cứu.
Sau khi loại trừ các doanh nghiệp có thông tin và số liệu không phù hợp với
nghiên cứu trong thời gian 10 năm, từ năm 2007 đến 2016 (tổng cộng có 39 doanh
nghiệp niêm yết không phù hợp để đƣa vào mẫu nghiên cứu), mẫu cuối cùng đƣợc
chọn là 185 doanh nghiệp trên tổng thể 718 đoanh nghiệp61 (xem Phụ lục 4). Thời gian
quan sát là 10 năm, từ đó tổng số quan sát là 1.850.
Việc phân loại lĩnh vực hoạt động cho các doanh nghiệp trong mẫu thực hiện
trên cơ sở phân loại lĩnh vực hoạt động của VIETSTOCK năm 2008. Theo đó mẫu
đƣợc xếp vào 14 nhóm lĩnh vực hoạt động đƣợc trình bày qua Bảng 3.2.
61Chỉ tính trên Sở giao dịchchứng khoán HNX và HOSE.
111
Bảng 3.2: Phân loại các doanh nghiệp trong mẫu theo lĩnh vực hoạt động
ĐVT: Doanh nghiệp
Mã
62
Tên lĩnh vực hoạt
động
Tổng
Số
HNX HoSE Upcom OTC Khác Mẫu
100 Sản xuất nông - lâm -
ngƣ nghiệp
86 22 19 9 22 36 5
200 Khai khoáng 76 26 13 13 22 24 6
300 Tiện ích công cộng 105 9
20 22 32 54 9
400 Xây dựng và bất động
sản
542 101 71 60 288 310 38
500 Sản xuất 765 118 98 112 426 437 75
600 Thƣơng mại (bán sĩ) 142 29 24 7 74 82 13
700 Thƣơng mại (bán lẻ) 57 7 12 7 30 31 6
800 Vận tải và kho bãi 181 22 27 35 84 97 15
900 Công nghệ - Truyền
thông
68 22 3 3 32 40 6
1000 Tài chính và bảo hiểm 311 26 20 5 194 260 6
1100 Thuê và cho thuê 3 1 0 0 2 2 0
1200 Dịch vụ chuyên môn -
Khoa học - kỹ thuật
220 11 3 5 16 201 3
1300 Dịch vụ quản trị doanh
nghiệp
5 0 0 0 5 5 0
1400 Dịch vụ hỗ trợ 39 3 0 6 27 30 1
1500 Giáo dục và đào tạo 4 1 0 0 3 3 0
1600 Dịch vụ chăm sóc sức
khỏe
6 0 0 0 5 6 0
1700 Nghệ thuật và dịch vụ
giải trí
7 0 2 2 3 3 1
1800 Dịch vụ lƣu trú và ăn
uống
42 4 3 7 27 28 1
1900 Dịch vụ khác 8 1 0 0 7 7 0
2000 Hành chính công 0 0 0 0 0 0 0
Cộng 2667 403 315 293 1299 1656 185
Nguồn: Vietstock (Tham khảo NAICS), tháng 04/2017
Trong mẫu nghiên cứu chỉ có các doanh nghiệp thuộc 14 nhóm lĩnh vực hoạt
động xuất hiện gồm các lĩnh vực có mã: 100, 200, 400, 500, 600, 700, 900, 1000,
1400, 1700, 1800. Các lĩnh vực còn lại không có thông tin do vậy khi kiểm tra dữ liệu
mẫu đƣợc bỏ qua không xem xét.
62
Những doanh nghiệp có mã in đậm không có số liệu doanh nghiệp trong mẫu nên không đƣợc chọn để làm lĩnh
vực đại diện và đƣa vào mô hình.
112
3.4. Kết quả nghiên cứu và bàn luận
3.4.1. Đánh giá ảnh hưởng của thuế đến kế toán
Nhƣ đã trình bày ở mục 3.2.1, một trong những nội dung quan trọng trong việc
đánh giá mối liên hệ giữa kế toán và thuế trên thực tiễn đó là kiểm tra trƣờng hợp chế
ngự của thuế (Tax dominance) mà trong nghiên cứu của Lamb và cộng sự (1998),
Nobes và Schwencke (2006), Nguyễn Công Phƣơng (2010) chƣa đề cập đến. Luận án
sử dụng mô hình Cuzdiriorean và cộng sự (2010) (mô hình 3.1) để kiểm tra giả thuyết
H1: Thuế có ảnh hưởng đến kế toán trong thực tiễn.
Luận án sử dụng phần mềm STATA14 để tiến hành phân tích mô hình với số
liệu của 185 doanh nghiệp niêm yết, trên hai sàn giao dịch chứng khoán HNX và
HOSE, trong thời gian 10 năm từ 2007 đến 2016.
Kết quả kiểm tra mô hình là dạng dữ liệu bảng cân bằng.
panel variable: DN2 (strongly balanced)
time variable: Năm, 2007 to 2016
delta: 1 unit
Dữ liệu đƣợc mô tả thông qua bảng 3.3. Ngoài ra, vì mô hình chỉ có một biến
độc lập do vậy bỏ qua các kiểm định liên quan đến mô hình, luận án đi sâu vào kiểm
tra các ƣớc lƣợng phù hợp về ảnh hƣởng theo thời gian và theo đơn vị chéo (doanh
nghiệp). Kết quả ƣớc lƣợng đƣợc trình bày trong bảng 3.4.
Bảng 3.3: Thống kê mô tả các biến trong mô hình 3.1
Biến
(Var.)
Trung bình
(Mean)
Độ lệch
chuẩn
(Std. Dev)
Giá trị nhỏ
nhất (Min)
Giá trị lớn
nhất (Max)
Quan sát
(Obs.)
NetSale 1629284 4320940 0 5.76e+07 N = 1850
PBTmPAT 32538,85 135167,2 0 2788647 N = 1850
Nguồn: Phân tích STATA
113
Bảng 3.4: Kết quả ƣớc lƣợng các mô hình hồi quy từ mô hình 3.1
Biến
Mô hình Pool
OLS
a
LSDV
b
LSDV
c
thêm tác động của
thời gian
Fixed effects thông qua
xtreg
d
(FEM
63
)
Xtreg thêm tác động
thời giane
Coef.
P-
value
Coef.
P-
value
Coef. P-value Coef. P-value Coef. P-value
PBTmPAT 25,65511 0,0000 20,05785 0,0000 19,51623 0,0000 20,05785 0,0000 19,51623 0,0000
_cons 794496,2 0,0000 355742,5 0,5000 -75772,53 0,887 976624,7 0,000 558004,3 0,0000
Năm - - - - - - - - - -
2008 - - - - 119575,8 0,484 - - 119575,8 0,484
2009 - - - - 54035,56 0,752 - - 54035,56 0,752
2010 - - - - 220043,9 0,198 - - 220043,9 0,198
2011 - - - - 518016,6 0,002 - - 518016,6 0,002
2012 - - - - 533684,1 0,002 - - 533684,1 0,002
2013 - - - - 591481 0,001 - - 591481 0,001
2014 - - - - 661253 0,000 - - 661253 0,000
2015 - - - - 1006429 0,000 - - 1006429 0,000
2016 - - - - 657921,8 0,000 - - 657921,8 0,000
DN - - - - - - - - - -
Pvalue<0,1 - - 29 DN - 29 DN - - - - -
P_value>0,1 - - 156 DN - 156 DN - - - - -
63
Khi kiểm tra sự phù hợp giữa FEM và REM thông qua kiểm định Hausman cho thấy mô hình phù hợp với FEM hơn với P-value <0,0001 (phụ lục 5).
114
R-sq 64,41% 0,0000 86,57% 0,0000 87,07% 0,0000 71,46% 0,0000 71,46% 0,0000
Obs/
Group
1.850 1.850 1.850 1.850 185/10 1.850 185/10
Nguồn: Phân tích STATA (xem Phụ lục 5)
Ghi chú:
a- Hồi quy OLS với giả định là không có sự khác biệt về tung độ gốc (cons_) và hệ số tác động (B) giữa các doanh nghiệp với nhau,
nhưng giải định này cần được kiểm định do có thể có sự khác nhau giữa các biến làm ảnh hưởng đến kết quả, do vậy trong hồi quy dữ liệu bảng
các nhà nghiên cứu sẽ xem xét các ảnh hưởng cố định (fixed effects).
b- Mô hình LSDV (Least square dummy variable model) là một trong hai giải pháp để kiểm tra ảnh hưởng cố định của từng doanh
nghiệp. Bằng cách thêm vào biến giả cho từng doanh nghiệp để ước lượng ảnh hưởng của từng doanh nghiệp lên biến kế toán (bằng cách kiểm
soát tính không đồng nhất của các quan sát).
c- Mô hình LSDV khi thêm vào biến giả của cả doanh nghiệp và thời gian để xem xét xem ảnh hưởng biến đại diện cho thuế của từng năm
theo từng doanh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_moi_lien_he_giua_ke_toan_va_thue_o_viet_n.pdf