Luận án Nghiên cứu một số cơ sở khoa học nhằm bảo tồn loài đỗ quyên lá nhọn (Rhododendron Moulmainense hook. f. ) tại Lâm Đồng

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU .viii

DANH MỤC HÌNH ẢNH .x

MỞ ĐẦU.1

1. Tính cấp thiết của luận án. 1

2. Mục tiêu của luận án . 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 2

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án . 3

5. Những đóng góp mới của luận án. 3

6. Bố cục luận án. 4

Chương 1.5

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.5

1.1. TRÊN THẾ GIỚI .5

1.1.1. Nghiên cứu về chi Đỗ quyên. 5

1.1.2. Nghiên cứu về Đỗ quyên lá nhọn . 14

1.2. TẠI VIỆT NAM.19

1.2.1. Nghiên cứu về chi Đỗ quyên. 19

1.2.2. Nghiên cứu về Đỗ quyên lá nhọn . 26

1.3. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CHUNG .28

Chương 2.30

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.30

2.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .30

2.1.1. Nghiên cứu bổ sung một số đặc điểm sinh học và lâm học cây Đỗ quyên lá nhọn

ở Lâm Đồng . 30

2.1.2. Nghiên cứu đa dạng di truyền giữa các quần thể và các cá thể bằng kỹ thuật

phân tử ISSR và SCoT . 30

2.1.3. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống bằng giâm hom . 30

2.1.4. Nghiên cứu trồng thử nghiệm Đỗ quyên lá nhọn tại Lâm Đồng. 30

2.1.5. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn nguồn gen Đỗ quyên lá nhọn tại Lâm Đồng. 30

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .30

2.2.1. Quan điểm và cách tiếp cận . 30iv

2.2.2. Vật liệu nghiên cứu. 31

2.2.3. Đặc điểm khu vực xây dựng mô hình trồng thử nghiệm . 32

2.2.4. Phương pháp kế thừa tài liệu . 34

2.2.5. Phương pháp nghiên cứu bổ sung một số đặc điểm sinh học và lâm học cây Đỗ

quyên lá nhọn ở Lâm Đồng . 34

2.2.6. Phương pháp nghiên cứu đa dạng di truyền giữa các quần thể và các cá thể bằng

kỹ thuật phân tử ISSR và SCoT. 43

2.2.7. Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật nhân giống bằng hom . 47

2.2.8. Phương pháp trồng thử nghiệm Đỗ quyên lá nhọn. 51

2.2.9. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn nguồn gen Đỗ quyên lá nhọn tại Lâm Đồng . 51

Chương 3.53

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .53

3.1. Kết quả nghiên cứu bổ sung một số đặc điểm sinh học và lâm học cây Đỗ

quyên lá nhọn ở Lâm Đồng .53

3.1.1. Đặc điểm hình thái, vật hậu. 53

3.1.2. Đặc điểm phân bố và sinh thái loài Đỗ quyên lá nhọn . 63

3.1.3. Đặc điểm cấu trúc rừng nơi Đỗ quyên lá nhọn phân bố. 69

3.1.4. Đặc điểm tái sinh rừng tự nhiên nơi có Đỗ quyên lá nhọn phân bố . 78

3.1.6. Đặc điểm đa dạng sinh học rừng nơi Đỗ quyên lá nhọn phân bố. 85

3.2. Đa dạng di truyền của các quần thể Đỗ quyên lá nhọn.88

3.2.1. Đa dạng di truyền các quần thể và tổng thể loài Đỗ quyên lá nhọn. 89

3.2.2. Quan hệ di truyền giữa các quần thể Đỗ quyên lá nhọn . 92

3.2.3. Quan hệ di truyền giữa các cá thể trong các quần thể và tổng thể loài . 98

3.3. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống Đỗ quyên lá nhọn .101

3.3.1. Ảnh hưởng của loại thuốc bột và nồng độ thuốc bột tới tỷ lệ ra rễ, chiều dài rễ và

số lượng rễ/hom Đỗ quyên lá nhọn. 102

3.3.2. Ảnh hưởng của loại thuốc nước tới tỷ lệ ra rễ, chiều dài rễ và số lượng rễ/hom

Đỗ quyên lá nhọn. . 106

pdf193 trang | Chia sẻ: thinhloan | Ngày: 13/01/2023 | Lượt xem: 414 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu một số cơ sở khoa học nhằm bảo tồn loài đỗ quyên lá nhọn (Rhododendron Moulmainense hook. f. ) tại Lâm Đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Chính vì vậy để loài có thể tồn tại qua mùa khô thì việc loài thường phân bố tại những khu vực ẩm ướt là phù hợp. 3.1.3.3. Cấu trúc mật độ và độ tàn che rừng nơi Đỗ quyên lá nhọn phân bố Mật độ và độ tàn che tầng cây cao là các chỉ tiêu cấu trúc rừng, phản ánh kết cấu của rừng theo mặt phẳng nằm ngang. Đây là hai nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến tiểu hoàn cảnh rừng, tình trạng tái sinh dưới tán rừng. Kết quả nghiên cứu mật độ rừng nơi có Đỗ quyên lá nhọn phân bố được thể hiện ở bảng 3.9. Bảng 3.9: Mật độ và độ tàn che của rừng tự nhiên có Đỗ quyên lá nhọn phân bố tại Lâm Đồng STT OTC Địa điểm N (cây /ha) Độ tàn che NĐỗ quyên lá nhọn (cây/ha) Trung bình (cây/ha) 1 Bidoup 1480 0,5 260 109 2 1380 0,8 80 3 1240 0,7 120 76 4 1460 0,6 40 5 1500 0,8 200 6 1160 0,8 160 7 1300 0,8 80 8 1520 0,8 40 9 1380 0,8 120 10 1340 0,5 60 11 1020 0,9 80 12 1360 0,8 60 13 1760 0,8 120 14 Tuyền Lâm 2000 0,8 60 50 15 1000 0,6 40 16 Hòn Nga 800 0,5 60 56 17 1040 0,7 100 18 780 0,5 40 19 780 0,5 40 20 860 0,6 40 Kết quả nghiên cứu mật độ rừng tự nhiên trên 20 ô tiêu chuẩn (bảng 3.9) cho thấy mật độ rừng tự nhiên nơi có Đỗ quyên lá nhọn phân bố tại các khu vực nghiên cứu dao động từ 780-2000 cây/ha. Trong đó, tại Bidoup mật độ dao động từ 1.020- 1.760 cây/ha; Khu vực Tuyền Lâm dao động từ 1.000-2.000 cây/ha; Hòn nga dao động từ 780-1040 cây/ha. Như vậy, mật độ tầng cây cao trong các lâm phần điều tra còn khá cao, do đây là khu vực rừng nghiên cứu thuộc lâm phần quản lý của Vườn Quốc gia, các Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn, được bảo vệ nghiêm ngặt và không còn bị tác động của con người. Về độ tàn che rừng: độ tàn che của lâm phần có Đỗ quyên lá nhọn phân bố dao động từ 0,5-0,9, trung bình chung là 0,68. Độ tàn che rừng chưa thấy có ảnh hưởng tới cấu trúc mật độ cây rừng. Độ tàn che rừng cao nhất ở các lâm phần rừng thuộc 77 khu vực Bidoup và trạng thái rừng RKB. Các kết quả nghiên cứu khá tương đồng với công bố của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng (2020); Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà (2015), [36], [37]. 3.1.3.4. Cấu trúc mật độ Đỗ quyên lá nhọn phân bố theo điều kiện sinh thái và hướng phơi Phân bố của Đỗ quyên lá nhọn tại Lâm Đồng chủ yếu ở độ cao từ 1.350 m tới 1.765 m, nên phân bố Đỗ quyên lá nhọn theo độ cao chưa rõ ràng (bảng 3.3). Tuy nhiên, điều kiện khí hậu ở Bidoup, Hòn Nga và Tuyền Lâm có sự khác biệt. Khu vực Bidoup và Hòn Nga có nền nhiệt độ thấp hơn, nhưng có độ ẩm không khí cao hơn Tuyền Lâm. Độ dốc ở khu vực Bidoup chỉ yếu là 150, trong khi ở Hòn Nga và Tuyền Lâm chủ yếu là 20 - 300. Trong các lâm phần điều tra, mật độ Đỗ quyên lá nhọn dao động lớn từ 40 - 260 cây/ha (bảng 3.9). Khu vực có Đỗ quyên lá nhọn phân bố nhiều nhất là tại Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà, mật độ dao động từ 40 - 260 cây/ha, bình quân 109 cây/ha. Tại khu vực Hòn Nga, mật độ Đỗ quyên lá nhọn dao động từ 40 - 100 cây/ha, trung bình 56 cây/ha. Mật độ Đỗ quyên lá nhọn thấp nhất là địa điểm Tuyền Lâm, mật độ dao động từ 40 - 60 cây/ha, trung bình 50 cây/ha. Kết quả nghiên cứu nhận thấy có sự chênh lệch về mật độ tại các khu vực nghiên cứu là khá lớn, điều này cho ta thấy điều kiện môi trường sống tại những khu vực này có sự khác nhau. Ở khu vực Bidoup có điều kiện khí hậu phù hợp, đặc biệt là độ ẩm cao, môi trường sống thuận lợi nên mật độ cây tại đây là cao nhất. Trong khi tại Tuyền Lâm do độ ẩm thấp hơn và môi trường sống có sự tác động lớn do đó mật độ bị suy giảm khá nhiều. Ngoài ra, độ dốc tại khu vực Bidoup thấp hơn so với Hòn Nga và Tuyền Lâm, đây cũng có thể là yếu tố ảnh hưởng tới mật độ phân bố của Đỗ quyên lá nhọn tại Lâm Đồng. Kết quả nghiên cứu ở trên cũng tương đồng với nghiên cứu của Thomson và cộng sự (1993) [112] cho rằng độ dốc và môi trường sống tại khu vực có sự phân bố của loài là các yếu tố quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho cây con loài Đỗ quyên R. ponticum phát triển. 78 Kết quả điều tra về mật độ cây Đỗ quyên lá nhọn trong các OTC cho thấy hướng phơi cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phân bố của Đỗ quyên lá nhọn (bảng 3.3 và bảng 3.9). Cùng một loài cây, cùng một độ cao nhưng hướng phơi khác nhau thì mật độ phân bố của loài cũng khác nhau. Ở hướng phơi phía Đông và Tây mật độ Đỗ quyên lá nhọn nhiều hơn so với hướng phơi phía Bắc và Nam. Ở các hướng phơi phía Đông và Tây, mật độ Đỗ quyên lá nhọn chủ yếu biến động từ 120 cây đến 260 cây, trong khi ở hướng phơi phía Bắc và Nam mật độ cây Đỗ quyên lá nhọn chủ yếu chỉ biến động từ 40 cây tới 80 cây. Hơn thế nữa, loài Đỗ quyên lá nhọn sinh trưởng tốt trong điều kiện ánh sáng đầy đủ, ra hoa và kết quả vào mùa xuân năm sau. Các kết quả nghiên cứu ở trên cũng khá tương đồng với nghiên cứu của Na và cộng sự (2014) [85]. Các tác giả cho rằng khi Đỗ quyên lá nhọn phân bố trong điều kiện bóng râm một phần thì phát triển tốt, nhưng không ra hoa, điều này có thể lý giải tại sao ở hướng phơi phía Tây và Đông (hướng nhận nhiều ánh sáng mặt trời) có mật độ cây nhiều hơn phía Nam và Bắc (hướng nhận ít ánh sáng mặt trời hơn). 3.1.4. Đặc điểm tái sinh rừng tự nhiên nơi có Đỗ quyên lá nhọn phân bố 3.1.4.1. Cấu trúc tổ thành cây tái sinh rừng tự nhiên Tổ thành cây tái sinh có ảnh hưởng quan trọng đến tổ thành rừng trong tương lai cũng như việc đề xuất các biện pháp tác động hợp lý nhằm rừng theo hướng bền vững với những loài có giá trị và quý hiếm. Kết quả nghiên cứu cấu trúc tổ thành cây tái sinh được thể hiện ở bảng 3.10 và phụ lục 03. Bảng 3.10: Công thức tổ thành lớp cây tái sinh tại Lâm Đồng ÔTC Địa điểm Số loài tham gia CTTT Ki Đỗ quyên ln (%) Công thức tổ thành 1 Bidoup 12 0 18,75 Ccd + 12,5 Dg + 12,5 Ktn + 6,25 Nm + 6,25 BLld + 6,25 Blt + 6,25 B + 6,25 Cô + 6,25 Cn + 6,25 D3c + 6,25 Db 79 ÔTC Địa điểm Số loài tham gia CTTT Ki Đỗ quyên ln (%) Công thức tổ thành + 6,25 Dđ 2 7 8,33 12,5 Dtb + 12,5 Đh + 12,5 Trđ + 8,33 Đq + 8,33 Blt + 8,33 Ct + 8,33 Db + 29,17 Lk 3 7 3,23 19,35 Đh + 9,68 Dtb + 9,68 Bd + 9,68 T2ld + 6,45 Ct + 6,45 Cô + 6,45 Nm + 3,23 Đq + 32,26 Lk 4 5 0 32,14 Db + 14,29 Dt + 14,29 Trđ + 7,14 Ccd + 7,14 Đh + 0 Đq + 25,0 Lk 5 6 0 13,04 Bn + 8,70 Dm + 8,70 Dt + 8,70 Đh + 8,70 Gđ + 8,70 Trđ + 0 Đq + 43,48 Lk 6 7 6,06 15,15 Vb + 9,09 Dg + 9,09 Db + 6,06 Cmvn + 6,06 Dtb + 6,06 Đq + 6,06 Trđ + 42,42 Lk 7 6 0 14,81 Ktnh + 11,11 Db + 7,41 Bn + 7,41 Cbd + 7,41 Đh + 7,41 Lx + 0 Đq + 44,44 Lk 8 4 7,14 17,86 Db + 7,14 Đq + 7,14 B + 7,14 Cbd + 50,0 Lk 9 4 0 19,05 Db + 9,52 Đh + 9,25 Ktnh + 9,52 Cbd + 0 Đq + 52,38 Lk 10 5 9,09 22,73 Db + 13,64 Đh + 9,09 Ct + 9,09 Đq + 9,09 Gđ + 36,36 Lk 11 9 2,86 14,29 Dt + 8,57 Đh + 8,57 Nm + 8,51 Qr + 5,71 Cd + 5,71 Dm + 5,71 Dtn + 5,71 80 ÔTC Địa điểm Số loài tham gia CTTT Ki Đỗ quyên ln (%) Công thức tổ thành Lx + 5,71 Tb + 2,86 Đq + 31,43 Lk 12 7 5,56 16,67 Db + 13,89 Đh + 13,89 Cô + 11,11 Cng + 8,33 Cmvn + 5,56 Đq + 5,56 Str + 25,0 Lk 13 6 13,33 16,66 Db + 13,33 Đq + 10,0 Dt + 6,67 Ct + 6,67 Dm + 6,67 Qr + 40 LK 14 Tuyền Lâm 5 0 19,23 Bưsp + 19,23 Csp + 15,38 Dtn + 7,69 Dg + 7,69 Thtr + 0 Đq + 30,78 LK 15 4 3,85 15,38 Thtr + 11,54 Ttr + 7,69 Hn + 7,69 Mt + 3,85 Đq + 57,69 Lk 16 Hòn Nga 10 0 25,0 Lx + 12,5 Tlt + 12,5 Thtr + 12,5 Cmvn + 6,25 Bt + 6,25 Blt + 6,25 Db + 6,25 Hn + 6,25 Qr + 0 Đq + 6,25 Str 17 9 0 15,38 Cmvn + 15,38 Qr + 7,69 Ccd + 7,69 Cô + 7,69 Db + 7,69 Lx + 7,69 Tb + 7,69 Tlt + 7,69 Ttr + 0 Đq + 15,38 Lk 18 8 0 15,79 Ba + 10,53 Blt + 10,53 Bb + 10,53 Dmoc + 5,26 Ttr + 5,26 Hq + 5,26 Ct + 5,26 Lđ + 0 Đq + 31,58 LK 19 6 0 15,0 Cmvn + 10 Ccd + 10% Db + 10% Qr + 10% Tlt + 10 Ttr + 0 Đq + 35 LK 20 6 0 19,05 Hn + 9,52 Blt + 9,52 Cmvn + 9,52 Str + 9,52 Thtr + 9,52 Ttr + 0 Đq + 3,33 Lk 81 Trong đó: BLld: Bời lời lá dài; Blt: Bời lời thon; Bu: Bùi; Ccd: Côm cuống dài; Cô: Cồng; Cn: Cứt ngựa; D3c: Dẻ 3 cạnh; Dg: Dẻ gai; Db: Diên bạch; Dđ: Dung đen; Ktn: Kha thụ nguyên; Ct: chẹo tía; Dtb: Dẻ trung bộ; Đh: Đa hương; Đqln: Đỗ quyên lá nhọn; Trđ: Trâm đỏ; Nm: Ngũ mạc; T2ld: Thông 2 lá dẹt; Dt: Dung tuyến; Bn: Bứa núi; Dm: Dẻ móc; Gđ: Gò đồng; Cmvn: Cáp mộc VN; Vb: Vú bò; Cbd: Côm bidoup; Ktnh: Kha thụ nhím; Lx: Luống xương; Mx: Mạ xưa; Cd: Chân danh; Dtn: Dẻ trái nhỏ; Qr: Quế rừng; Tb: Tân bời; Cng: Cơm nguội; Str: Sơn trâm; Bưsp: Bứa Sp; Csp: Côm Sp; Thtr: Thông tre; Hn: Hồi núi; Mt: Màng tang; Ttr: Trâm trắng; Bt: Bạch tùng; Tlt: Thích lá thon; Ba: Ba bét; Bb: Bưởi bung; Dmoc: Duyên mộc; Hq: Hồng quang; Lđ: Liên đàn Kết quả bảng 3.10 cho thấy số loài cây tái sinh tham gia vào công thức tổ thành dao động từ 4 - 12 loài. Tại khu vực Bidoup, các loài ưu thế chủ yếu là những loài tiên phong ưa sáng như: Diên bạch 32,14%, Đa hương 19,35%, Dung tuyến 14,23% và Thông 2 lá dẹt 9,68%. Đỗ quyên lá nhọn cũng là loài chiếm ưu thế trong lớp cây tái sinh tại khu vực Bidoup với 13,33%. Tại Tuyền Lâm các loài cây tiên phong ưa sáng cũng khá phong phú như: Thông tre 15,38%, Dẻ trái nhỏ 15,38%, Trâm trắng 11,54%. Trong khi Đỗ quyên lá nhọn chỉ có chỉ số IV% = 3,85%. Tuy nhiên, tại khu vực Hòn Nga, ngoài những loài cây ưu thế tái sinh chủ yếu như: Luống xương 25,0%, Hồi núi 19,05%, Cáp mộc VN 15,0%, thì Đỗ quyên lá nhọn không có cây con tái sinh. Số liệu tại bảng 3.10 đã thể hiện rõ, hệ số tổ thành tái sinh của Đỗ quyên lá nhọn dao động từ 2,86% - 13,33%. Trong đó, khu vực Bidoup hệ số tái sinh Đỗ quyên lá nhọn cao nhất với 13,33%; Tuyền Lâm là 3,85%. Quá trình điều tra cho thấy Đỗ quyên lá nhọn có xu hướng tái sinh rải rác tại những nơi có cây mẹ phân bố ngoài bìa rừng những nơi có đủ sáng. Như vậy, tại các khu vực nghiên cứu, Đỗ quyên lá nhọn tham gia vào CTTT tầng cây tái sinh khá thấp, ngoại trừ khu vực Bidoup. Trong khi, tái sinh của các loài cây gỗ lớn có giá trị kinh tế khác như: Diên bạch, Đa hương, Trâm trắng, Thông 2 lá dẹt, Thông tre, lại xuất hiện khá nhiều trong công thức tổ thành tầng cây tái sinh. 82 3.1.4.2. Cấu trúc mật độ cây tái sinh và mật độ cây tái sinh có triển vọng Mật độ, phẩm chất, nguồn gốc là những chỉ tiêu đánh giá năng lực tái sinh của cây rừng. Kết quả nghiên cứu về mật độ, chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh tại các ô tiêu chuẩn có Đỗ quyên lá nhọn phân bố tại các khu vực nghiên cứu được thể hiện qua bảng 3.11 và 3.12. Đỗ quyên lá nhọn thường mọc thành từng cụm và phân bố tập trung với diện tích nhỏ. Do đó, kết quả chỉ thể hiện đánh giá mật độ cây tái sinh theo từng khu vực phân bố chứ không tính trên ha. Bảng 3.11: Mật độ cây tái sinh và cây tái sinh triển vọng ÔTC Đại điểm Trạng thái Nts (Cây/vùng phân bố) Ntstv (cây/ vùng phân bố) Ntstv (%) 1 Bidoup RKB 0 0 0 2 RKB 1.000 0 0 3 RKB 500 500 100 4 RKB 0 0 0 5 RKB 0 0 0 6 RKB 1.000 500 50 7 RKB 0 0 0 8 RKB 1.000 0 0 9 RKB 0 0 0 10 RKB 1.000 0 0 11 RKB 500 0 0 12 RKB 1.000 0 0 13 RKB 2.000 500 25 14 Tuyền Lâm RKB 0 0 0 15 RKB 500 500 100 16 RKB 0 0 0 17 RKB 0 0 0 83 ÔTC Đại điểm Trạng thái Nts (Cây/vùng phân bố) Ntstv (cây/ vùng phân bố) Ntstv (%) 18 Hòn Nga RKB 0 0 0 19 RKB 0 0 0 20 RKB 0 0 0 Từ bảng 3.11 cho thấy, mật độ cây Đỗ quyên lá nhọn tái sinh tại các khu vực nghiên cứu dao động từ 500 - 2.000 cây/vùng phân bố, mật độ tái sinh triển vọng dao động từ 500 cây/vùng phân bố, chiếm 25% - 100% cây tái sinh trong lâm phần. Tại quần thể Bidoup, mật độ tái sinh là 500 - 2.000 cây, cây tái sinh triển vọng chiếm bình quân 58,3% số cây tái sinh trong lâm phần, dao động từ 25% - 100%. Quần thể Tuyền Lâm, mật độ tái sinh là 500 cây, nhưng cây tái sinh triển vọng rất cao đạt 100%. Cây tái sinh triển vọng tại các vùng phân bố có số cây tái sinh triển vọng cao nhưng chủ yếu là cây tái sinh từ chồi, xét về mặt số lượng cá thể thì quần thể có xu hướng phát triển, tuy nhiên về mặt di truyền thì có nền tảng di truyền thấp, vì cây tái sinh chủ yếu từ chồi đặc điểm di truyền giống cây mẹ. Kết quả nghiên cứu khá tương đồng với kết quả của Jin và cộng sự (2015) [65] khi nghiên cứu Đỗ quyên lá nhọn cho rằng cây tái sinh thấp khi mật độ lâm phần cao. Như vậy, đối với những khu vực có tỷ lệ cây tái sinh triển vọng thấp cần tác động biện pháp kỹ thuật lâm sinh để thúc đẩy quá trình tái sinh, nâng cao mật độ và tỷ lệ tái sinh có triển vọng. 3.1.4.3. Phân bố cây tái sinh theo cấp chất lượng và nguồn gốc Xét về chất lượng cây tái sinh, tại các lâm phần nghiên cứu đa số cây tái sinh có phẩm chất tốt và trung bình. Cây tái sinh có nguồn gốc từ chồi cao hơn so với cây tái sinh từ hạt. Tại Bidoup tỷ lệ cây tái sinh có chất lượng tốt dao động từ 50 - 100% và số cây có chất lượng trung bình dao động từ 25 - 50%. Cây tái sinh chủ yếu từ chồi, chiếm từ 75 - 100%. Tại Tuyền Lâm cây tái sinh có chất lượng tốt chiếm 100% và tỷ lệ cây tái sinh từ hạt chiếm 100%. Kết quả nghiên cứu được thể hiện tại bảng 3.12. 84 Bảng 3.12: Phân bố cây tái sinh theo cấp chất lượng và nguồn gốc ÔTC Đại điểm Trạng thái Nts (Cây/vùng phân bố) Phân chia theo chất lượng Nguồn gốc Nt (%) Ntb (%) Nx (%) N (hạt) (%) N (chồi) (%) 1 Bidoup RKB 0 0 0 0 0 0 2 RKB 1.000 100 0 0 0 100 3 RKB 500 100 0 0 100 0 4 RKB 0 0 0 0 0 0 5 RKB 0 0 0 0 0 0 6 RKB 1.000 50 50 0 50 50 7 RKB 0 0 0 0 0 0 8 RKB 1.000 50 50 0 0 100 9 RKB 0 0 0 0 0 0 10 RKB 1.000 50 50 0 100 0 11 RKB 500 100 0 0 0 100 12 RKB 1.000 100 0 0 0 100 13 RKB 2.000 75 25 0 25 75 14 Tuyền Lâm RKB 0 0 0 0 0 0 15 RKB 500 100 0 0 100 0 16 Hòn Nga RKB 0 0 0 0 0 0 17 RKB 0 0 0 0 0 0 18 RKB 0 0 0 0 0 0 19 RKB 0 0 0 0 0 0 20 RKB 0 0 0 0 0 0 Cũng từ kết quả nghiên cứu đánh giá tạm thời có thể thấy tình trạng cây Đỗ quyên lá nhọn tái sinh trong khu vực nghiên cứu khá tốt. Cây tái sinh có chất lượng 85 từ trung bình đến tốt, đây là điều kiện thuận lợi cho quá trình phục hồi rừng tự nhiên. Để quá trình phục hồi rừng diễn ra một cách thuận lợi, cần có những biện pháp lâm sinh như: khoanh nuôi bảo vệ lớp cây tái sinh có chất lượng từ trung bình đến tốt, loại bỏ dần những cây có chất lượng xấu trong quá trình phát luống, vệ sinh rừng. Đồng thời quá trình phát luống thực vật ngoại tầng, lớp thực bì dưới nền rừng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cây mẹ ra hoa kết quả, phát tán hạt giống, hạt giống rơi xuống tiếp xúc với nền đất sẽ tái sinh tốt hơn. 3.1.6. Đặc điểm đa dạng sinh học rừng nơi Đỗ quyên lá nhọn phân bố Đa dạng sinh học thể hiện tính đa dạng của loài và quần thể, tính biến động di truyền giữa các loài và tất cả sự tập hợp phức tạp của các loài thành các quần xã và hệ sinh thái. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, do những nguyên nhân khác nhau, nguồn tài nguyên đa dạng sinh học đã bị tuyệt chủng hoặc đang bị đe dọa tuyệt chủng. Nguyên nhân gây ra sự suy thoái đa dạng sinh học chủ yếu là do ảnh hưởng của các yếu tố môi trường như: biến đổi khí hậu, lũ lụt và các tác động thiếu hiểu biết của con người chính là nguyên nhân gây ra suy giảm đa dạng sinh học. 3.1.6.1. Độ phong phú và kiểu phân bố Độ phong phú (A) của các quần thể có loài Đỗ quyên lá nhọn phân bố có sự khác nhau rõ rệt, kết quả được thể hiện tại bảng 3.13. Bảng 3.13: Độ phong phú và tỷ lệ A/F của loài Đỗ quyên lá nhọn Các kết quả ở trên nhận thấy quần thể Tuyền Lâm có độ phong phú cao nhất là 75, tiếp đến là quần thể Bidoup đạt 69 và thấp nhất là quần thể Hòn Nga đạt 39. Như vậy, độ phong phú của Đỗ quyên lá nhọn khác nhau tùy theo khả năng thích ứng của chúng với các nhân tố sinh thái tại khu vực nghiên cứu không giống nhau. TT Quần thể Độ phong phú (A) Tỷ lệ A/F 1 Bidoup 69 0,69 2 Tuyền lâm 75 0,75 3 Hòn Nga 39 0,39 86 Độ phong phú (A) và tần suất xuất hiện (F) của loài Đỗ quyên lá nhọn ở những quần thể nghiên cứu khác nhau dẫn đến tỷ lệ A/F và kiểu phân bố của chúng cũng khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy các quần thể nghiên cứu đều có kiểu phân bố lan truyền (contagious), với tỷ lệ A/F > 0,05. Dạng phân bố này phổ biến nhất trong tự nhiên và nó thường gặp ở những hiện trường ổn định (Odum, 1971) [91]. Như vậy, chứng tỏ điều kiện sống ở 3 quần thể có Đỗ quyên lá nhọn phân bố tự nhiên tương đối ổn định, không chịu những tác động của con người hay thay đổi lớn của điều kiện môi trường. Nhưng vì có vùng phân bố hẹp chỉ tập trung tại một số nơi trong tỉnh Lâm Đồng, hiện những quần thể này đang trong quá trình già cỗi, thiếu lớp kế cận do đó cần phải có những biện pháp khoanh nuôi, xúc tiến tiến tái sinh đối với loài này. 3.1.6.2. Chỉ số đa dạng sinh học loài (H) và mức độ chiếm ưu thế (Cd) Theo Shannon – Weiner (1963) [102], khi quần xã thực vật có chỉ số H càng lớn thì mức độ đa dạng càng cao. Còn Odum (1971) [91] thì cho rằng chỉ số Shannon (H) ở rừng mưa nhiệt đới ẩm thường rất cao và dao động từ 5,06 - 5,40, trong khi ở rừng ôn đới hay rừng trồng nhiệt đới thường rất thấp thì (H) chỉ dao động từ 1,16 - 3,40. Kết quả nghiên cứu của luận án được thể hiện tại bảng 3.14. Bảng 3.14: Chỉ số đa dạng sinh học loài (H) và chỉ số mức độ chiếm ưu thế (Cd) của các quần thể Đỗ quyên lá nhọn Quần thể Số loài Số lượng cá thể Chỉ số Shannon (H) Chỉ số mức độ chiếm ưu thế (Cd) Bidoup 79 895 5,254 0,039 Tuyền Lâm 45 150 4,768 0,063 Hòn Nga 39 196 4,672 0,055 Tổng cộng 54,3 413 4,89 0,052 Từ kết quả tại bảng 3.14 cho thấy chỉ số Shannon (H) ở các khu vực nghiên cứu dao động từ 4,672 đến 5,254, trung bình 4,89; cao nhất là quần thể Bidoup với 5,254 và thấp nhất là quần thể Hòn Nga với 4,672. Các kết quả tại bảng 3.14 cũng cho thấy những khu vực có Đỗ quyên lá nhọn phân bố thì chỉ số H không chỉ phụ 87 thuộc vào thành phần số lượng loài mà còn phụ thuộc vào số lượng cá thể và xác suất xuất hiện của các cá thể trong mỗi loài. Chỉ số đa dạng cao hơn chỉ số trung bình quy định, điều này chứng tỏ thành phần số lượng loài và tính đồng đều phân bố của lâm phần tại khu vực điều tra ở mức tương đối cao. Cũng theo kết quả ở bảng 3.14 thì chỉ số mức độ chiếm ưu thế (Cd) dao động từ 0,039 đến 0,063, trung bình là 0,052. Trong đó có 2 quần thể có chỉ số cao hơn mức trung bình là quần thể Tuyền Lâm đạt 0,063 và Hòn Nga đạt 0,055. Điều này có nghĩa là lâm phần phân bố của Đỗ quyên lá nhọn tại Bidoup có sự đa dạng về số lượng loài cao nhất, tiếp đó tới quần thể Hòa Nga và quần thể Tuyền Lâm có sự đa dạng loài thấp nhất. Chỉ số đa dạng sinh học loài (H) và chỉ số mức độ chiếm ưu thế (Cd) của các quần thể Đỗ quyên lá nhọn không đồng nhất giữa các quần thể khác nhau của khu vực nghiên cứu. 3.1.6.3. Chỉ số tương đồng (Sorensen’s Index - SI) Chỉ số tương đồng giữa các quần thể Đỗ quyên lá nhọn có sự khác nhau rõ rệt: giữa quần thể Bidoup và Hòn nga có chung 29 loài trên tổng số 94 loài; giữa quần thể Bidoup và Tuyền lâm có chung 30 loài trên tổng số 99 loài; giữa quần Hòn nga và Tuyền lâm có chung 13 loài trên tổng số 70 loài. Bảng 3.15: Chỉ số tương đồng (SI) các quần thể Đỗ quyên lá nhọn Chỉ số SI Quần thể BD&HN BD&TL HN&TL Số cá thể/QT Bidoup 0,475 0,465 0,313 1028 Hòn Nga 114 Tuyền Lâm 150 Kết quả ở bảng 3.15 cho thấy chỉ số tương đồng (SI) giữa quần thể Bidoup và Hòn nga là 0,475; giữa quần thể Bidoup và Tuyền Lâm là 0.465 và giữa quần thể Hòn Nga và Tuyền lâm là 0,313. Như vậy, thành phần loài thân gỗ giữa các quần thể Bidoup và Hòn Nga có tính tương đồng cao nhất, kế đến là giữa quần thể 88 Bidoup và Tuyền Lâm và thấp nhất là giữa quần thể Hòn Nga và Tuyền Lâm. Giá trị SI giữa các quần thể khác nhau chứng tỏ mức tương đồng về thành phần loài của các quần thể là khác nhau. Có thể lý giải nguyên nhân là do sự khác nhau về yếu tố khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng giữa các quần thể là không đồng nhất (Stein và cộng sự, 2014) [108]. Tuy nhiên giá trị chỉ số SI giữa quần thể Bidoup với Tuyền Lâm và Hòn Nga lại không có sự sai khác lớn (0,475 - 0,465) cho thấy loài Đỗ quyên lá nhọn thích nghi rộng với điều kiện sinh thái của khu vực nghiên cứu nên chúng có mặt ở 3 quần thể. Kết quả này cũng chứng tỏ mức độ đa dạng sinh học của 3 quần thể nghiên cứu có sự khác biệt, tuy nhiên mức độ sai khác không lớn. Tuy nhiên để xác định chính xác mức độ tương đồng giữa các quần thể thì rất cần phải phân tích đa dạng di truyền bằng các chỉ thị phân tử để có kết luận chính xác hơn. 3.2. Đa dạng di truyền của các quần thể Đỗ quyên lá nhọn Sự đa dạng di truyền cho phép các loài thực vật phát triển và thích ứng với biến đổi khí hậu và thay đổi điều kiện môi trường. Sự hiểu biết về đa dạng di truyền quần thể là cần thiết cho bảo tồn dài hạn, phát triển và khai thác bền vững nguồn gen. Đặc biệt những loài đang bị đe dọa thường có kích thước quần thể nhỏ. Mức độ khác nhau về di truyền thường cao giữa các quần thể trong các mảnh rừng bị chia cắt nhỏ (Nguyễn Minh Tâm và cộng sự, 2005) [26]. Việc hiểu biết mức độ và phân bố đa dạng di truyền của các loài quý hiếm và có nguy cơ bị đe dọa là vấn đề cần thiết, đây là cơ sở khoa học để định hướng chiến lược cho các hoạt động bảo tồn tại chỗ nhằm đảm bảo sự tồn tại bền vững và tiềm năng tiến hóa của các quần thể (Hogbin và Peakall, 1999; Lopes và cộng sự, 2014) [61], [76]. Dữ liệu di truyền cũng hỗ trợ cho việc thu thập mẫu phục vụ cho việc bảo tồn chuyển chỗ, cụ thể là các bộ sưu tập lõi của nguồn tài nguyên di truyền thực vật (Odong và cộng sự, 2013) [90]. Cách tiếp cận này đã được áp dụng cho nhiều loài thực vật, bao gồm cả một số loài đỗ quyên như R. nivale ở Tây Tạng (Xu và cộng sự, 2017b) [122]. R. aureum, R. protistum var. giganteum ở Trung Quốc (Liu và cộng sự, 2012; Wu và 89 cộng sự, 2015) [75], [120] và R. ferrugineum quần thể ở Bắc Apennines (Bruni và cộng sự, 2012) [49]. 3.2.1. Đa dạng di truyền các quần thể và tổng thể loài Đỗ quyên lá nhọn Trong nghiên cứu trước đây về đa dạng di truyền quần thể và biến dị di truyền, kết quả cho thấy càng tăng số lượng locus điều tra thì kết quả phân tích càng đáng tin cậy hơn (Carling và Brumfield, 2007) [51]. Đã có nhiều nghiên cứu khác nhau sử dụng sự kết hợp của hai hoặc nhiều kỹ thuật DNA fingerprinting để nghiên cứu di truyền quần thể (Kumar và cộng sự, 2014; Xu và cộng sự, 2017b; Talebi và cộng sự, 2018; Agarwal và cộng sự, 2019) [68], [122], [109], [42]. Để khai thác tốt nhất tất cả dữ liệu phân tích trong nghiên cứu đa dạng di truyền quần thể Đỗ quyên lá nhọn, phối hợp 2 chỉ thị phân tử ISSR và SCoT được mô tả trong bảng 3.16. Kết quả tại bảng 3.16 cũng cho thấy mức độ đa dạng di truyền của 3 quần thể đều thấp khi dựa trên tỷ lệ phần trăm băng đa hình (percentage of polymorphic bands – PPB), mức độ dị hợp tử di truyền/chỉ số đa dạng gen (genetic heterozygosity/Nei’s gene diversity index - He) và chỉ số Shannon (I). Cụ thể: 3.2.1.1. Tỷ lệ các locus đa hình Khi sử dụng kỹ thuật phối hợp ISSR và SCoT, tỷ lệ các locus đa hình của quần thể Tuyền Lâm, Hòn Nga và Bidoup trong phạm vi nghiên cứu lần lượt là 28,79; 37,88 và 46,21%. Trong quần thể tổng, tỷ lệ locus đa hình cao hơn hẳn so với từng quần thể đơn lẻ (PPB = 66,67%), đây là một điều hiển nhiên vì nó thể hiện tính tổ hợp của toàn bộ tập hợp các mẫu được khảo sát. Như vậy, mức độ đa hình ở các quần thể khác nhau là khác nhau, trong đó quần thể Bidoup có tỷ lệ các locus đa hình cao nhất, quần thể Hòn Nga kém đa dạng hơn và quần thể Tuyền Lâm có mức độ đa dạng cực thấp. Điều này cũng phù hợp với thực tế khảo sát ở các quần thể. Số lượng cá thể và diện tích phân bố Đỗ quyên lá nhọn ở quần thể Bidoup cao hơn 2 quần thể còn lại. Quần thể Bidoup do nằm trong vùng quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà nên được bảo vệ tốt. Quần thể Hòn Nga tuy ở vùng sâu, cách xa khu dân cư nhưng vẫn có các hoạt động khai thác lâm sản, phá rừng với mục đích lấy đất canh tác, lấy củi Trong khi quần thể Tuyền Lâm nằm 90 rất gần khu du lịch Tuyền Lâm và khu vực đất nông nghiệp, có sự tác động mạnh mẽ của con người nên gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống và trữ lượng của loài. Bên cạnh đó, các cá thể trong các quần thể hầu hết phân bố thành từng đám nhỏ rải rác, bị phân mảnh, từ đó làm suy giảm mức độ trao đổi di truyền, ảnh hưởng bất lợi đến tính đa dạng di truyền quần thể. Mặt khác quần thể nhỏ duy trì số allen ít và gen đồng hợp tử cao, nên mức độ đa dạng di truyền thấp. Rõ ràng, quần thể bị phân cắt thành các quần thể nhỏ hơn về kích thước và cuối cùng dẫn đến sự tuyệt chủng loài (Templeton, 1991) [111]. Ở chi Đỗ quyên, kết quả nghiên cứu trên đối tượng R. nivale và R. concinnum ở Trung Quốc, Xu và cộng sự (2017b); Zhao và cộng sự (2012b) [122], [128] cũng ghi nhận cả 2 loài Đỗ quyên này có tỷ lệ locus đa hình cao hơn ở cấp loài (PPL = 85,71 - 91,22%) nhưng thấ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_mot_so_co_so_khoa_hoc_nham_bao_ton_loai_d.pdf
  • pdfCV đăng tải LA.pdf
  • docThong tin ve luan an đăng lên mang.Trung.doc
  • pdfTóm tắt Luận án EN Trung.Final.pdf
  • pdfTóm tắt Luận án VN Trung final.pdf
  • docTrích yếu luan an Trung.doc
Tài liệu liên quan