Luận án Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của bò sữa chậm sinh và ứng dụng hormone để khắc phục

MỤC LỤC

Trang

Lời cam đoan. i

Lời cảm ơn . ii

Mục lục. iii

Danh mục chữ viết tắt . vi

Danh mục bảng . vii

Danh mục ảnh . viii

Danh mục hình, sơ đồ . ix

MỞ ĐẦU. 1

1. Tính cấp thiết . 1

2. Mục tiêu đề tài. 3

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài . 3

4. Những đóng góp mới của luận án . 4

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 5

1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu đặc điểm sinh sản trên bò. 5

1.1.1. Đặc điểm sinh lý sinh sản của bò cái . 5

1.1.2. Sự điều hòa hoạt động sinh dục của tuyến nội tiết . 13

1.1.3. Hormone tuyến yên và vai trò của chúng trong sinh sản. 15

1.1.4. Hormone của buồng trứng, nhau thai và prostaglandin trong sinh sản . 16

1.1.5. Đặc tính sinh học của hormone sinh sản. 17

1.1.6. Vai trò của một số hormone đối với gia súc cái. 17

1.2. Progesterone và ứng dụng trong sinh sản . 19

1.2.1. Vai trò của progesterone . 19

1.2.2. Progesterone và hoạt động của buồng trứng. 24

1.2.3. Progesterone và ứng dụng trong chăn nuôi. 25

1.2.4. Định lượng progesterone để chẩn đoán có thai sớm. 26

1.3. Một số nghiên cứu ở trong và ngoài nước về đặc điểm sinh sản và

điều tiết sinh sản trên bò có liên quan đến luận án . 28

1.3.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài. 28iv

1.3.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam. 31

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 37

2.1. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu. 37

2.1.1. Vật liệu nghiên cứu . 37

2.1.2. Nội dung nghiên cứu. 37

2.1.3. Phương pháp nghiên cứu. 38

2.2. Xử lý số liệu . 47

2.3. Địa điểm nghiên cứu . 47

2.4. Thời gian nghiên cứu . 48

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . 49

3.1. Tình hình sinh sản của đàn bò sữa vùng Ba Vì, Hà Nội. 49

3.1.1. Tuổi phối giống lần đầu, tuổi đẻ lần đầu . 49

3.1.2. Khối lượng cơ thể khi bò cái đẻ lần đầu . 53

3.1.3. Thời gian mang thai của đàn bò sữa qua các lứa đẻ . 54

3.1.4. Thời gian động dục lại sau khi đẻ . 56

3.1.5. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ. 60

3.1.6. Tỷ lệ đẻ, sẩy thai, đẻ non, sát nhau . 63

3.1.7. Hệ số phối giống và tỷ lệ thụ thai . 65

3.1.8. Hiện tượng chậm sinh (rối loạn sinh sản) . 67

3.2. Đánh giá tình trạng hoạt động của buồng trứng bò sau khi đẻ . 71

3.2.1. Động dục trở lại của bò sữa đến 120 ngày sau khi đẻ . 71

3.2.2. Nguyên nhân gây chậm động dục sau 120 ngày sau đẻ ở buồng trứng. 73

3.2.3. Ảnh hưởng mùa vụ đến chức năng buồng trứng sau đẻ . 77

3.2.4. Ảnh hưởng của lứa đẻ đến chức năng buồng trứng . 80

3.2.5. Ảnh hưởng của thể trạng bò đến chức năng buồng trứng bò sữa sau đẻ . 82

3.3. Định lượng progesterone phát hiện bệnh buồng trứng và chẩn đoán

thai sớm nhằm nâng cao khả năng sinh sản ở bò sữa . 84

3.3.1. Kết quả chẩn đoán nguyên nhân chậm sinh bằng khám qua trực tràng. 85

3.3.2. Kết quả chẩn đoán bệnh buồng trứng bằng định lượng progesterone

trong sữa. 86v

3.3.3. Chẩn đoán có thai sớm bằng định lượng progesterone trong sữa. 90

3.4. Sử dụng hormone nhằm nâng cao khả năng sinh sản . 92

3.4.1. Điều trị bệnh buồng trứng không hoạt động. 92

3.4.2. Điều trị bệnh u nang buồng trứng . 94

3.4.3. Điều trị bệnh thể vàng tồn lưu . 96

3.4.4. Điều trị bò chậm sinh không rõ nguyên nhân bằng phác đồ tổng hợp

(GnRH- PGF2α- PGF2α- GnRH) . 98

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 102

1. Kết luận . 102

2. Kiến nghị. 104

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN

ĐẾN LUẬN ÁN. 105

TÀI LIỆU THAM KHẢO. 106

PHỤ LỤC. 117

pdf148 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 712 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của bò sữa chậm sinh và ứng dụng hormone để khắc phục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g qua chế độ chăm sóc nuôi dưỡng chúng trước và sau khi phối giống, đồng thời thể hiện khả năng hồi phục chức năng sinh sản và sức sản xuất sữa của chúng. Kết quả đánh giá khối lượng cơ thể của 4.274 cá thể bò sữa khi đẻ lần đầu tại vùng Ba Vì, Hà Nội được trình bày trong bảng 3.2. Bảng 3.2. Khối lượng cơ thể bò cái khi đẻ lần đầu Chỉ số Khối lượng cơ thể khi đẻ lần đầu (kg) n (con) 4.273 X 410,79 SD 49,68 Min 398 Max 620 Khối lượng cơ thể trung bình khi đẻ lứa đầu của đàn bò sữa trong vùng Ba Vì Hà Nội là 410,79 kg, khoảng giao động khá lớn từ 398 đến 620 kg. Kết quả nghiên cứu của Tăng Xuân Lưu (1999), cũng trên đàn bò lai HF tại Ba Vì cho biết khối lượng cơ thể khi đẻ lần đầu của nhóm bò F1 là 334,47  6,3 kg, nhóm F2 là 355,35  5,16 kg, nhóm F3 là 363,33 4,09 kg. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở thời điểm này có cao hơn so với nghiên cứu cũng trên đàn bò sữa vùng Ba Vì. Theo chúng tôi có lẽ do trong những năm 2000-2001, chăn nuôi bò sữa vùng Ba Vì nói riêng và Hà Nội nói chung phát triển chậm (khoảng 3.500 con) bò lai chủ yếu ở mức 50 - 75,5% HF 54 và bò sữa lai trền nền đàn bò lai Zebu ở phía Bắc và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng còn hạn chế (giá sữa và giá bò giống cũng ở mức trung bình). Đến nay, đàn bò sữa đã tăng lên trên 8.000 con và chủ yếu là bò lai trên 85 % HF. Thêm vào đó là một số lượng lớn bò tơ được chuyển từ khu vực phía Nam ra, mà những bò này lại là những con lai trên nền bò Brahman, giống bò có khối lượng cơ thể lớn hơn rất nhiều so với bò lai trên nền bò Sind. Mặt khác, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng bò sữa những năm sau này đã được cải tiến nhiều do yếu tố giá sữa và giá giống bò, với hai lí do giống và dinh dưỡng, như vậy khối lượng cơ thể bò lai trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn giai đoạn trước là hoàn toàn phù hợp và tương đương với các kết quả nghiên cứu gần đây của Nguyễn Văn Đức (2005) và Phạm Văn Giới và cs. (2007b). 3.1.3. Thời gian mang thai của đàn bò sữa qua các lứa đẻ Thời gian mang thai là một trong những chỉ tiêu phản ánh trung thực khả năng thích nghi với điều kiện sống cũng như duy trì tính ổn định của các giống gia súc. Đối với bò sữa, biết được thời gian mang thai giúp người quản lý cũng như người chăn nuôi có kế hoạch chủ động trong việc phân lô, phân đàn chăm sóc nuôi dưỡng trước khi đẻ, vừa đảm bảo an toàn cho bê con và bò mẹ trong quá trình sinh đẻ. Biết được thời gian dự kiến đẻ giúp cho người quản lý còn chủ động cho bò đẻ theo ý muốn như: tránh bò đẻ vào ban đêm, các ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày mưa bão, lũ...Tránh được những chí phí không cần thiết trong sản xuất sẽ giảm được chi phí trong chăn nuôi. Chính vì ý nghĩa đó, chúng tôi tiến hành theo dõi các lứa đẻ từ lứa đẻ 1 đến trên lứa đẻ thứ 6 của 1.068 bò cái sinh sản. Kết quả được thể hiện qua bảng 3.3 cho thấy thời gian mang thai bình quân của bò lai HF nuôi tại Ba Vì Hà Nội giữa các lứa đẻ không có sự sai khác nhau rõ rệt (P>0,05). Kết quả của Tăng Xuân Lưu và cs. (2012) nghiên cứu chi tiết theo từng nhóm tỷ lệ máu lai (50, 75, 87,5%...) ở các lứa đẻ cho biết thời gian mang thai nằm trong khoảng 276,33 ± 0,56 đến 278,55 ± 2,26 ngày, sự sai khác giữa các phẩm giống trong năm không lớn (P>0,05). Tuy nhiên, nếu so sánh giữa các mùa trong năm thì có sự sai khác giữa mùa hè và mùa thu đông (P<0,05), đặc biệt là nhóm F2 và nhóm F3. Nhóm F2 có thời gian mang thai trong mùa hè là 271,02 ± 55 2,31 ngày và mùa đông xuân là 276,87 ± 2,21 ngày. Đối với phẩm giống F3 trở lên, có sự sai khác đáng kể giữa các tháng mùa hè và các tháng mùa thu và mùa đông từ 6-8 ngày. Bảng 3.3. Thời gian mang thai qua các lứa đẻ Chỉ tiêu Lứa 1 - 2 Lứa 3 - 5 Lứa ≥ 6 n (con) 432 492 144 X (ngày) 277,24 277,65 276,63 SD 23,69 21,74 16,56 Min 275 275 275 Max 287 290 290 Quá trình theo dõi nhiều năm cho thấy nhiệt độ, độ ẩm và chỉ số THI có tác động rõ rệt đến bò sữa như tỷ lệ đẻ sớm, đẻ non, sảy thai, đặc biệt là vào các tháng nắng nóng trong năm do bò bị stress nhiệt (Vũ Chí Cương và cs., 2006). Một số tác giả khác đã nghiên cứu về thời gian mang thai của bò lai HF tại vùng Ba Vì và một số địa phương trong cả nước. Theo Lương Văn Lãng và Võ Văn Sự (1979), bò HF nuôi tại Nông trường Sao Đỏ, Sơn La có thời gian mang thai là 279,87 ngày. Theo Nguyễn Văn Thưởng và Trần Doãn Hối (1982), thời gian có chửa của các nhóm bò lai 3/4 và 5/8 máu HF tại Nông trường Ba Vì tương ứng là 278,3 và 280,1 ngày. Theo Nguyễn Quốc Đạt và Nguyễn Thanh Bình (2006), thời gian mang thai của bò Holstein Friensian thuần nhập nội nuôi ở khu vực TP Hồ Chí Minh là 276,57 ngày. Theo Cù Xuân Dần và Lê Khắc Thận (1985), thời gian mang thai của bò dao động trong khoảng 278 - 290 ngày. Theo Sato et al. (1992a), thời gian mang thai của bò HF là 281 ngày. Như vậy, kết quả của chúng tôi thu được thấp hơn của các nghiên cứu trên từ 5 đến 7 ngày nhưng sự sai khác này đều nằm trong ngưỡng dao động chung. Tuy nhiên, theo chúng tôi về lý do bò vùng Ba Vì đẻ sớm hơn từ 5 đến 7 ngày so với quy luật, có thể là trong những năm gần đây đàn bò nuôi tại Ba Vì Hà Nội phần lớn là bò tăng cơ học từ nhiều vùng khác nhau trong cả nước đưa về (chủ 56 yếu là bò tơ có chửa từ miền Nam ra), nên bị stress do chuyển vùng, mặt khác đều nuôi theo phương thức nhốt tại chuồng là chủ yếu. Hơn nữa do nhiệt độ và ẩm độ môi trường nuôi cũng biến đổi khí hậu nóng lên trền toàn cầu theo chiều hướng bất lợi cho đàn bò sữa nói chung. Đối với bò sữa thì khi nhiệt độ trên 250C và ẩm độ trên 75% là bị stress nhiệt. Sự mẫn cảm với nhiệt độ, ẩm độ càng thể hiện ở bò HF thuần và bò có máu lai HF cao. Tất cả các yếu tố đó đã ảnh hưởng đến thời gian mang thai của bò. Trong sản xuất, biết được thời gian bò đẻ sớm hơn bình thường từ 5 đến 7 ngày, điều này sẽ giúp cho vùng chăn nuôi bò sữa Ba Vì quản lý bò đẻ được tốt hơn, hạn chế được rùi ro trong quá trình đẻ của bò, chăm sóc bê, bò mẹ chủ động và có hiệu quả hơn. Sự phát hiện này giúp cho việc quản lý ở các cơ sở chăn nuôi tập thể, tập trung có ý nghĩa thiết thực. Ảnh 3.1. Bò đẻ sớm do bị strees nhiệt Nguồn: Dự án Jica - Viện Chăn nuôi (2002) 3.1.4. Thời gian động dục lại sau khi đẻ Thời gian động dục lại sau khi đẻ là một chỉ tiêu quan trọng, phản ánh chế độ chăm sóc nuôi dưỡng bò sinh sản giai đoạn trước khi đẻ và giai đoạn đầu sau khi đẻ, phản ánh khả năng phục hồi tử cung sau khi đẻ. Thời gian động dục lại sau khi đẻ càng ngắn thì khoảng cách giữa hai lứa đẻ càng giảm và năng suất sinh sản cũng như khả năng sản xuất sữa của một đời bò được nâng cao, hiệu quả chăn nuôi trong một đời bò lớn. Kết quả nghiên cứu về thời gian động dục lại sau đẻ của bò sữa vùng Ba Vì được thể hiện qua bảng 3.4. 57 Bảng 3.4. Thời gian động dục lại sau khi đẻ Chỉ số Thời gian động dục lại sau khi đẻ n (con) 746 X (ngày) 117,69 SD 97,23 Min 35 Max 180 Kết quả theo dõi 746 bò sau khi đẻ, từ lứa 1 đến lứa 6 cho thấy thời gian động dục lại sau khi đẻ của bò lai hướng sữa vùng Ba Vì, Hà Nội là 117,69 ngày với độ biến động lớn (35-160 ngày). Theo chúng tôi có sự biến động lớn là do chế độ đầu tư, chăm sóc nuôi dưỡng của các hộ khác nhau, tỷ lệ máu lai HF khác nhau và năng suất sữa cũng khác nhau, dẫn đến thời gian động dục của bò cũng khác nhau sau khi đẻ. Qua quá trình theo dõi chúng tôi thấy thời gian động dục lại sau khi đẻ có xu hướng giảm dần ở các lứa đẻ sau. Điều này có thể do khả năng thích nghi, thích ứng với các điều kiện sống của đàn bò tốt hơn qua thời gian. Thời gian động dục lại sau khi đẻ phụ thuộc nhiều vào chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng còn phụ thuộc vào thời gian hồi phục tử cung và sự tái sinh của bề mặt biểu mô ở các núm nhau. Sự hồi phục này thường hoàn thiện sau khi đẻ 30 ngày và để nội mạc tử cung trở lại trạng thái bình thường thì cần thêm 15 ngày (Nguyễn Tấn Anh và cs., 1995). Theo Nguyễn Trọng Tiến và cs. (1991), khoảng 60 ngày sau khi đẻ có 75% số bò cái có cơ quan sinh dục được hồi phục, sau 75 ngày có 87%. Đối với bò đẻ khó, sót nhau, thời gian này là 4 tháng, và tác giả cũng cho biết sự hồi phục tử cung phía không mang thai chỉ mất 11,4 ngày. Sự co dạ con còn phụ thuộc vào từng cơ thể, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, quá trình đẻ và sự hộ lý chăm sóc sau khi đẻ. Theo Sato et al. (1992a), quá trình hồi phục tử cung bò sau khi đẻ không biến chứng là 45 ngày và để cơ quan sinh dục hồi phục nhanh nhất cần chăm sóc, 58 nuôi dưỡng thật tốt giai đoạn trước khi đẻ 1 tháng và sau khi đẻ 2 tháng. Như vậy, thời gian động dục lại sau khi đẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng đặc biệt quan trọng là dinh dưỡng trong thời kỳ trước khi đẻ. Nghiên cứu trên đàn bò lai hướng sữa ở thành phố Hồ Chí Minh, Chung Anh Dũng (2001), cho biết, đối với những bò có điểm thể trạng từ 3,0-3,5, sau khi đẻ đã biểu hiện khả năng sinh sản tốt, thời gian động dục lại sau khi đẻ là 62,81 ngày. Cũng theo tác giả này, thời gian động dục lại sau khi đẻ của các nhóm bò lai trung bình là 88 ngày. Theo nghiên cứu của Tăng Xuân Lưu và cs. (1999), cũng trên đàn bò lai hướng sữa nuôi tại Ba Vì, Hà Tây (cũ), thời gian động dục lại sau khi đẻ ở nhóm bò lai F1 là 91,88 4,2 ngày; nhóm bò F2 là 106,17 5,45 ngày. Theo Trần Thị Loan và cs. (2012), thời gian động dục lại sau đẻ nhóm bò F2 là 102,13 ± 4,46 ngày và nhóm F3 là 118,11 ± 4,52 ngày. Đinh Văn Cải và cs. (2005) khi nghiên cứu ảnh hưởng của stress nhiệt đối với bò lai hướng sữa và bò Hà Lan thuần (HF) nhập nội nuôi tại khu vực phía Nam nhận thấy bò lai động dục lại vào mùa khô (tính từ sau khi đẻ) là 76,72 ngày, vào mùa mưa là 76,62 ngày, còn bò HF thuần là 130,1 và 154,4 ngày tương ứng. Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Tấn và cs. (2014) trên đàn bò sữa thành phố Hồ Chí Minh cho thấy thời gian sau khi đẻ đến phối giống lần đầu là 95,9 ngày (78,4-136,4 ngày), còn khoảng cách từ sau đẻ đến phối giống có chửa là 209,9 ngày (201,6-241,2 ngày). Theo Shearer et al. (1990), Wolfenson et al. (2000), stress gây hiện tượng không động dục ở bò đang trong thời kỳ cho sữa vì tuyến thượng thận tiết ra nhiều progesterone và làm tăng tỷ lệ chết phôi. Cùng tác giả Sato et al. (1992a), cho biết, bò sau khi sinh, nhiều bò sẽ rụng trứng trong vòng 20-30 ngày. Tuy nhiên, hiện tượng động dục ngầm hay rụng trứng thầm lặng thường chiếm tỷ lệ cao, những bò này sẽ rụng trứng trở lại vào lúc 45-50 ngày sau đẻ. Rụng trứng thầm lặng cũng thường xảy ra đối với những bò có mặt bằng dinh dưỡng thấp và gầy yếu trước lúc đẻ và cũng thường động dục sau 100 ngày sau đẻ. 59 Như vậy, thời gian động dục lại sau khi đẻ trong nghiên cứu của chúng tôi tương đối cao so với các kết quả trước đây. Theo chúng tôi, kết quả này là do sự tác động của 3 yếu tố đó là sự thay đổi tỷ lệ máu lai HF trong đàn bò ngày càng cao hơn, sự biến đổi nhiệt độ môi trường nuôi theo hướng ấm lên và sự chăm sóc không hợp lý của người chăn nuôi đối với bò giai đoạn cạn sữa cũng như giai đoạn sau khi đẻ khi mà năng suất sữa ở giai đoạn đỉnh trong chu kỳ. Điều này được thể hiện rõ hơn trong phần đánh giá sự ảnh hưởng của thể trạng bò đến khả năng hoạt động của buồng trứng sau khi đẻ (mục 3.2.5) Trong quá trình theo dõi và nghiên cứu chúng tôi thấy rằng thời gian động dục lại sau đẻ còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng, nhất là tỷ lệ protein trong khẩu phần thức ăn, phụ thuộc vào năng suất sữa của từng cá thể và bởi mùa vụ... Đối với bò có sản lượng sữa cao, thời gian động dục lại sau khi đẻ kéo dài hơn và ngược lại. Theo Abdelrahim et al. (2004), chu kỳ hoạt động của buồng trứng (chu kỳ sinh nang) không phụ thuộc vào khả năng hồi phục tử cung sau đẻ mà hoàn toàn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng do người chăn nuôi cung cấp cho bò và khả năng thu nhận thức ăn của bản thân con vật. Nếu trong tháng cuối của thời kỳ thai kỳ (tháng thứ 9) có chế độ dinh dưỡng tốt, điểm thể trạng đạt trung bình (3,0-3,5 điểm), bò sẽ sinh sản tốt vào thời kỳ tiếp theo. Như vậy, thời gian động dục lại sau khi đẻ của bò phụ thuộc rất lớn vào chế độ chăm sóc nuôi dưỡng trong thời kỳ cạn sữa và sau khi đẻ cũng như thời tiết khí hậu vùng nuôi. Tỷ lệ máu bò HF trong con lai tăng lên, sản lượng sữa cao nên ảnh hưởng của prolactin đến phân tiết GnRH trong chu kỳ sóng nang của bò cũng tăng lên, đồng nghĩa với việc kéo dài thời gian động dục lại sau khi đẻ. Đỉnh sữa trong chu kỳ tiết sữa của bò sữa Việt Nam thường đạt ở tháng sữa thứ nhất đến tháng sữa thứ 3 (Phạm Văn Giới và cs., 2007). Chính yếu tố này ảnh hưởng lớn đến khả năng động dục trở lại của bò sữa trong thời gian sau khi đẻ. Mặt khác, do không chủ động được nguồn thức ăn xanh thô vào mùa đông và đầu xuân (từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau) nên giai đoạn này dinh 60 dưỡng cho bò thường không ổn định ở chăn nuôi nhỏ. Một điểm yếu trong chăn nuôi nhỏ phụ thuộc vào điều kiện kinh tế nên trong thời gian bò cai sữa chờ đẻ (2 tháng chửa cuối) trước khi bò đẻ ít được chú trọng so với bò đang khai thác sữa. Chính hai yếu tố này đã tác động rất lớn đến khả năng động dục trở lại của bò sau khi đẻ. Vì vậy, trong chăn nuôi bò sữa cần có kế hoạch chủ động chăm sóc nuôi dưỡng tốt từ những tháng trước khi đẻ và ngay sau khi đẻ cũng như có kế hoạch kiểm tra sự hồi phục tử cung sau đẻ để có tác động kịp thời giúp cho bò nhanh trở lại chu kỳ sinh sản. 3.1.5. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ Bình thường thời gian mang thai của bò là 9 tháng 10 ngày (trung bình 280-285 ngày), sau khi đẻ từ 35-50 ngày tử cung hồi phục lại chức năng sinh lý bình thường, khả năng sinh sản lại trở lại bình thường, tiếp đó đến thời gian chờ phối 30-45 ngày. Muốn rút ngắn khoảng cách giữa hai lứa đẻ để nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi bò sữa, người chăn nuôi phải quan tâm đặc biệt đến thời gian chờ phối nhằm phát hiện động dục chính xác và phối giống kịp thời để nâng cao tỷ lệ có chửa và không bỏ lỡ một chu kỳ động dục nào. Như vậy, khoảng cách lý tưởng giữa hai lần đẻ của bò là 12 tháng (cứ mỗi năm sinh ra một bê). Tuy nhiên, trong thực tế do nhiều nguyên nhân làm cho khoảng cách giữa hai lứa đẻ kéo dài, thậm chí dài tới 3 năm hoặc hơn thế và trong trường hợp này thường phải loại thải bò. Bảng 3.5. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ Chỉ số Khoảng cách giữa hai lứa đẻ (ngày) n (con) 746 X 437,43 SD 258,65 Min 400 Max 540 Do vậy, chúng tôi tiến hành điều tra theo dõi khoảng cách giữa hai lứa đẻ nhằm góp phần đánh giá thực trạng sinh sản ở đàn bò sữa nuôi tại Ba Vì, Hà Nội 61 để giúp cho người chăn nuôi có cái nhìn khách quan hơn, thấy được những việc cần làm trong quá trình chăn nuôi bò sữa. Kết quả thể hiện ở bảng 3.5. Qua bảng 3.5 cho thấy với 746 bò đẻ được kiểm tra, khoảng cách giữa hai lứa đẻ của đàn bò sữa nuôi tại Ba Vì, Hà Nội là 437,43 ngày (dao động 400-540 ngày). Để có thể đánh giá được con số này, chúng ta cần so sánh với một số nghiên cứu khác về khoảng cách giữa các lứa để trên bò sữa của các tác giả khác. Theo Nguyễn Hữu Lương và cs. (2007 khi nghiên cứu trên đàn bò HF thuần nhập nội nuôi tại Tuyên Quang cho biết khoảng cách giữa lứa đẻ 1 và 2 của bò là 17,0 ± 3,2 tháng. Nhóm tác giả Nguyễn Quốc Đạt và Nguyễn Thanh Bình (2006), nghiên cứu trên đàn bò HF nhập nội nuôi tại TP. Hồ Chí Minh và Lâm Đồng có khoảng cách lứa đẻ 1-2 là 15,3 ± 2,1 tháng. Tác giả Nguyễn Kim Ninh (1994), cho biết nhóm bò lai F1 được nuôi với thức ăn ổn định có khoảng cách giữa hai lứa đẻ 416,6 10,68 ngày (13,7 tháng). Theo Trần Trọng Thêm (1986), khoảng cách hai lứa đẻ của đàn bò sữa Phù Đổng là 503  37,8 ngày. Tác giả Lê Xuân Cương (1993), khoảng cách giữa hai lứa đẻ của nhóm bò lai F1 Miền Nam là 488,0 ngày, ở đàn bò vàng Việt Nam là 20,2 tháng. Nghiên cứu trên đàn bò HF nuôi tại Mộc Châu, Lê Viết Ly và cs. (1997) cho biết khoảng cách giữa hai lứa đẻ toàn đàn qua các năm 1992, 1993, 1994, 1995 tương ứng là 17,1; 16,8; 15,2; 15,4 tháng. Vũ Chí Cương và cs. (2004) cho biết khoảng cách giữa hai lứa đẻ của hai nhóm bò lai F2 và F3 HF nuôi tại Phù Đổng là 440,6 7,2 và 442,8 10,9 ngày, ở Ba Vì là 443,12  10,12 và 461,58  19,24 ngày, ở TP. Hồ Chí Minh là 457,4  14,89 và 460,9  16,4 ngày. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ của đàn bò F3 có xu hướng dài hơn F2. Khoảng cách hai lứa đẻ của đàn F2, F3 nuôi tại Ba Vì lớn hơn nuôi tại Phù Đổng và cũng có hệ số biến động lớn hơn (22,89-29,77% so với 11,10-11,85%). Theo kết quả nghiên cứu của Tăng Xuân Lưu và cs. (2004b), khoảng cách hai lứa đẻ của bò lai hướng sữa 3/4 HF tại Ba Vì là 443 ngày, bò lai 7/8 HF là 461 ngày. Kết quả của Trần Thị Loan và cs. (2012), theo dõi trên đàn bò sữa Ba Vì có khoảng cách giữa hai lứa đẻ nhóm bò lai F1 432,2±7,16 ngày và nhóm bò lai F3 là 441,01±7,86 ngày. Nguyễn Văn Đức (2005), khảo sát khả năng sản xuất sữa của đàn bò lai hướng sữa Việt 62 Nam ở hai vùng Đông Bắc bộ và Nam bộ cho kết quả khoảng cách giữa hai lứa đẻ của cả hai vùng là 419,6 ngày. Theo Đinh Văn Cải và cs. (2005), ảnh hưởng của stress nhiệt đối với bò lai hướng sữa và bò Hà Lan thuần (HF) nhập nội nuôi tại khu vực phía Nam, có khoảng cách lứa đẻ ở bò lai 370,3- 378,6 ngày và 455,4-497,4 ngày. Sadal (dẫn theo Nguyễn Kim Ninh, 1994) đã đưa ra chỉ tiêu đánh giá năng suất bò cái bằng khoảng cách lứa đẻ, bò có khoảng cách lứa đẻ 410 ngày là bò rất tốt, 411-460 ngày là tốt, 461 ngày trở lên là bò không tốt. Khi nghiên cứu trên đàn bò sữa nuôi theo phương thức tập trung, nhóm tác giả Nguyễn Kim Ninh và Lê Trọng Lạp (1992) cho biết trong điều kiện chăm sóc nuôi d- ưỡng đầy đủ, khoảng cách giữa 2 lứa đẻ là 378 ngày, còn nuôi dưỡng kém thì 424 -540 ngày. Theo Sato et al. (1992a), khi nghiên cứu ảnh hưởng của giống đến sinh sản đã có kết luận bò lai hướng sữa có tỷ lệ máu bò nhiệt đới cao (Bò Bosindicus) có khoảng cách lứa đẻ và thời gian động dục lại sau khi đẻ ngắn hơn rõ rệt so với nhóm bò có tỷ lệ máu ôn đới cao (Bò Bos taurus). Khoảng cách giữa hai lứa đẻ là thước đo khả năng sinh sản cũng như sức sản xuất sữa trên đời con bò sữa. Khoảng cách lứa đẻ dài ảnh hưởng đến toàn bộ thời gian cho sản phẩm, tới tổng sản lượng sữa và số bê con được sinh ra trong một đời bò mẹ, dẫn đến hạn chế việc nâng cao tiến bộ di truyền. Khoảng cách hai lứa đẻ phụ thuộc lớn vào thời gian động dục lại sau khi đẻ. Đồng thời, phụ thuộc vào khả năng phát hiện động dục, trình độ tay nghề của dẫn tinh viên; phụ thuộc cơ địa của bản thân con vật, khả năng phục hồi tử cung, khả năng “sạch” của đường sinh dục; phụ thuộc vào thời tiết khí hậu, chế độ chăm sóc dinh dưỡng trong thời gian trước và sau khi phối giống Các kết quả nghiên cứu trên phù hợp với nhận xét của nhiều tác giả cho rằng khoảng cách giữa hai lứa đẻ của bò cái sinh sản trước hết phụ thuộc vào yếu tố di truyền (giống), thứ đến là tác động của yếu tố ngoại cảnh như điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, chế độ khai thác sử dụng, khí hậu, mùa vụ, trình độ quản lý... Về yếu tố di truyền, các giống khác nhau có khoảng cách lứa đẻ 63 khác nhau; các phẩm giống có máu lai khác nhau cũng có khoảng cách giữa hai lứa đẻ khác nhau. Trong cùng một giống (một nhóm) nhưng điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng khác nhau cũng có khoảng cách lứa đẻ khác nhau (Nguyễn Tiến Văn, 1992). Trong nghiên cứu này, khoảng cách giữa hai lứa đẻ của bò sữa nuôi tại Ba Vì là khá dài so với một số công bố khác. Theo chúng tôi, vùng Ba Vì trong những năm gần đây đàn bò có tỷ lệ máu lai HF tăng cao trên 87,5%, hơn nữa bò chủ yếu được đưa từ TP. Hồ Chí Minh ra nên chúng thường bị stress trong thời gian 1 đến 2 năm đầu sau đó mới ổn định. Trong năm đầu đàn bò còn bị bệnh ký sinh trùng đường máu nên sự hồi phục sức khỏe sau điều trị kéo dài. Mặt khác, do sản lượng sữa của đàn bò cũng được nâng cao nên việc sử dụng thức ăn tinh trên 40% trong khẩu phần ăn có thể dẫn đến sự rối loạn hormone sinh sản cũng dẫn đến giảm tỷ lệ đậu thai sau khi phối giống. Chúng tôi thấy kết quả thu được ở các nhóm bò lai hướng sữa vùng Ba Vì, Hà Nội là hoàn toàn phù hợp với những nhận định của các tác giả trong nước khi nghiên cứu về sinh sản trên bò sữa. 3.1.6. Tỷ lệ đẻ, sẩy thai, đẻ non, sát nhau Các giống bò sữa hiện nuôi ở nước ta đều có nguồn gốc từ các nước ôn đới nên khả năng chống chịu với bệnh tật không cao so với vùng thích nghi của chúng, tỷ lệ máu ngoại càng cao thì sức đề kháng càng giảm. Bên cạnh đó, việc khai thác sữa và chế độ nuôi dưỡng chăm sóc chưa phù hợp cũng dễ làm bò mắc một số bệnh liên quan đến sinh sản như sảy thai, đẻ non và sát nhau. Kết quả về điều tra các bệnh này ở bò vùng Ba Vì, Hà Nội được thể hiện tại bảng 3.6. Bảng 3.6. Tỷ lệ đẻ, sẩy thai, đẻ non và sát nhau Chỉ tiêu Số con theo dõi Số con đẻ Tỷ lệ (%) Tỷ lệ đẻ toàn đàn 815 569 69,82 Tỷ lệ sẩy thai, đẻ non 619 29 4,68 Tỷ lệ sát nhau 569 25 4,39 64 Theo dõi 815 bò trong tuổi sinh sản cho thấy có 619 bò được phối có chửa, 569 bò đẻ trong năm (69,82%), 29 bò đẻ non, sảy thai (4,68%) và 25 bò bị sát nhau (4,39%). Tham khảo một số nghiên cứu tương tự cho thấy: Kết quả nghiên cứu của Tăng Xuân Lưu và cs. (2001), trên đàn bò sữa vùng Ba Vì cho biết tỷ lệ đẻ toàn đàn là 69,44%, trong đó tỷ lệ đẻ ở nhóm bò lai F1 là 71,9%, F2 69,2% và F3 66,85%. Tỷ lệ đẻ non, sảy thai 4,06%, tỷ lệ sát nhau 20,31% (nhóm F1 là 16,56%, nhóm F3 là 23,53%).Trịnh Quang Phong và cs. (2012) điều tra sinh sản trên đàn bò vùng Tản Lĩnh, Ba Vì và Gia Lâm, Hà Nội cho biết tỷ lệ đẻ của hai vùng tương ứng là 61,22% và 62,31%. Nhóm tác giả cho rằng tỷ lệ đẻ này là của những vùng mới phát triển chăn nuôi bò sữa và bò chủ yếu là chuyển vùng từ TP. Hồ Chí Minh ra nên tỷ lệ đẻ thấp. Theo Phan Văn Kiểm (1998), đàn bò sữa vùng Hà Nội có tỷ lệ đẻ toàn đàn là 60-65%, tỷ lệ đẻ non, sảy thai là 5,86%, tỷ lệ sát nhau là 4,34% và nhận thấy các chỉ tiêu trên có chiều hướng gia tăng ở nhóm bò có tỷ lệ máu lai HF cao và ở bò HF thuần. Theo Sato et al. (1992a), đàn bò sinh sản của Nhật Bản bị sót nhau từ 5- 15% (nhiều trường hợp đẻ non từ 270-275 ngày). Nếu đàn bò có tỷ lệ sát nhau từ 15-20%, cần phải xem xét sự thiếu hụt dinh dưỡng, đặc biệt là yếu tố selen hoặc vitamin A. Phần lớn bò sát nhau thường bị nhiễm trùng tử cung, sẽ dẫn đến giảm năng suất sinh sản. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ đẻ toàn đàn cao hơn (69,82%) và tỷ lệ đẻ non sảy thai và sát nhau thấp hơn các nghiên cứu trước đây. Để có kết quả này phải khẳng định rằng trong những năm gần đây, các điều kiện về dinh dưỡng, chăm sóc, vệ sinh thú y, quản lý kỹ thuật được nâng lên. Đặc biệt là tỷ lệ sát nhau giảm từ 20,31% xuống còn 4,39%. Nguyên nhân đó là do hơn 5 năm trở lại đây đàn bò ở Ba Vì đã được sử dụng hỗn hợp khoáng KL-01, một sản phẩm chống sát nhau và bại liệt dùng cho bò ăn trước khi đẻ 30-35 ngày đã làm giảm được tỷ lệ bại liệt và sát nhau trên đàn bò. Mặt khác một lượng thức ăn tinh cho đàn bò được sử dụng từ các nhà máy chế biến thức ăn thay cho việc tự phối trộn trước đây của người chăn nuôi. 65 3.1.7. Hệ số phối giống và tỷ lệ thụ thai Hệ số phối giống và tỷ lệ thụ thai có sự liên quan chặt chẽ với nhau, hệ số phối giống là số lần phối để một bò cái có chửa. Hệ số bằng 1 là lý tưởng nhất trong thụ tinh nhân tạo hoặc cho đực nhảy trực tiếp. Trong thực tế chăn nuôi khó đạt được chỉ số này. Hệ số phối giống cao hay thấp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như giống bò, phát hiện động dục, thời gian phối giống, chất lượng tinh dịch, kỹ thuật dẫn tinh, tình trạng sinh lý cơ thể gia súc, thời tiết, khí hậu, mùa vụ, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng thời kỳ trước và sau khi động dục, khả năng hồi phục tử cung sau đẻ Hệ số phối giống càng cao có nghĩa tỷ lệ thụ thai càng thấp và ảnh hưởng tới khoảng cách giữa hai lứa đẻ, cũng như hiệu quả chăn nuôi sẽ thấp. Qua theo dõi hệ số phối giống ở bò sữa Ba Vì, Hà Nội trong những năm qua chúng tôi thu được kết quả trình bày tại bảng 3.7. Bảng 3.7. Hệ số phối giống và tỷ lệ thụ thai Chỉ tiêu Hệ số phối giống (Liều tinh) Tỷ lệ thụ thai (%) Tổng số lần phối 1.793 1.793 Số con có chửa 812 812 Kết quả 2,21 45,29 Bảng trên cho thấy hệ số phối giống của bò vùng Ba Vì, Hà Nội là 2,21 lần, tương ứng với tỷ lệ thụ thai lần đầu trung bình là 45,29%. Theo Lê Xuân Cương (1993), đàn bò lai hướng sữa Miền Nam có hệ số phối giống là 1,78 lần và trong điều kiện khí hậu nóng, dinh dưỡng không đủ đã làm cho hệ số phối giống tăng từ 1,45 lên 1,58 và 2,25 lần và tỷ lệ thụ thai ở nhóm bò F1 là 57,1% với nền thức ăn ổn định. Nguyễn Kim Ninh (1994), cho biết hệ số phối giống đàn bò lai F1 thí nghiệm là 1,67 lần và tỷ lệ thụ thai là 58,03%. Nguyễn Quốc Đạt (1998), cho biết hệ số phối đậu thai của nhóm bò lai 66 hướng sữa gia tăng từ 1,68 đến 1,93 và 2,07 lần khi tỷ lệ máu HF trong con lai tăng tương ứng 50,0; 75,0 và 87,5%. Theo kết quả nghiên cứu trên đàn bò sữa Ba Vì của Tăng Xu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfss_bssga_la_tang_xuan_luu_911_2005199.pdf
Tài liệu liên quan