LỜI CAM ĐOAN .i
LỜI CẢM ƠN .ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT.vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.vii
DANH MỤC CÁC HÌNH .ix
MỞ ĐẦU.1
1. Tính cấp thiết của đề tài.1
2. Mục tiêu nghiên cứu .2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .3
4. Những đóng góp mới của luận án.3
5. Bố cục của luận án .4
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.5
1.1. Tổng quan về ngành Thông (Pinophyta) .5
1.1.1. Trên thế giới.5
1.1.2. Ở Việt Nam .6
1.2. Một số nghiên cứu về loài Pơ mu và Sa mu dầu .7
1.2.1. Trên thế giới.7
1.2.2. Ở Việt Nam .12
1.2.3. Nghiên cứu ở Khu Dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An .22
1.3. Đặc điểm Điều kiện tự nhiên - Kinh tế - Xã hội khu vực nghiên cứu.25
1.3.1. Vị trí địa lý .25
1.3.2. Địa hình.25
1.3.3. Đặc điểm khí hậu .26
1.3.4. Thuỷ văn.27
1.3.5. Đất đai .28
1.3.6. Đặc điểm kinh tế, xã hội .28iv
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .31
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .31
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .31
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu.31
2.2. Nội dung nghiên cứu.31
2.3. Phương pháp nghiên cứu .32
2.3.1. Phương pháp kế thừa tài liệu.32
2.3.2. Phương pháp phỏng vấn.32
2.3.3. Phương pháp điều tra thực địa .32
2.3.4. Phương pháp thực nghiệm .40
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.48
3.1. Đặc điểm hình thái và giải phẫu .48
3.1.1. Đặc điểm hình thái và giải phẫu loài Pơ mu .48
3.1.2. Đặc điểm hình thái và giải phẫu loài Sa mu dầu.53
3.2. Đặc điểm phát triển theo mùa .58
3.2.1. Đặc điểm phát triển theo mùa của loài Pơ mu .58
3.2.2. Đặc điểm phát triển theo mùa của loài Sa mu dầu.59
3.3. Một số đặc điểm sinh thái .60
3.3.1. Đặc điểm phân bố loài Pơ mu và Sa mu dầu .60
3.3.2. Mật độ, diện tích và trữ lượng.64
3.3.3. Một số đặc điểm quần xã thực vật rừng nơi có loài Pơ mu và Sa mu dầu
phân bố.70
3.3.4. Đặc điểm địa hình, hướng phơi.78
3.3.5. Đặc điểm đất đai.81
3.3.6. Đặc điểm khí hậu .84
3.4. Đặc điểm tái sinh và kỹ thuật nhân giống.85
3.4.1. Đặc điểm tái sinh và ảnh hưởng của độ tàn che đến khả năng tái sinh.85
3.4.2. Thử nghiệm kỹ thuật nhân giống bằng hạt và cành hom loài Pơ mu và
Sa mu dầu .89v
3.5. Thành phần hóa học tinh dầu các bộ phận loài Pơ mu và Sa mu dầu .97
3.5.1. Thành phần hóa học tinh dầu loài Pơ mu.97
3.5.2. Thành phần hóa học tinh dầu loài Sa mu dầu .101
3.6. Một số thông số di truyền dạng gỗ trắng và đỏ .110
3.6.1. Một số thông số di truyền dạng gỗ trắng và đỏ loài Pơ mu .110
3.6.2. Một số thông số di truyền dạng gỗ trắng và đỏ loài Sa mu dầu.114
3.7. Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển loài Pơ mu,
Sa mu dầu tại Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An .116
3.7.1. Đánh giá thực trạng bảo tồn loài Pơ mu và Sa mu dầu hiện nay .116
3.7.2. Các nguyên nhân chính gây suy giảm loài Pơ mu và Sa mu dầu ở Khu
dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An .120
3.7.3. Đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển loài Pơ mu và Sa mu dầu ở Khu
dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An .128
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.136
1. Kết luận.136
2. Kiến nghị.137
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN LUẬN ÁN.138
TÀI LIỆU THAM KHẢO.140
PHỤLỤ
164 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 574 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp bảo tồn loài pơ mu (fokienia hodginsii (dunn) a. henry & h. h. thomas), sa mu dầu (Cunninghamia Konishii Hayata) ở khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An - Nguyễn Thị Thanh Nga, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
omas (2004)
[35] và Phan Kế Lộc và cs. (2013) [33], nón Pơ mu chín vào tháng 10 và 11. Kết quả
nghiên cứu về thời gian nón chín của loài này ở khu vực nghiên cứu có sự dịch chuyển
về tháng nón chín là cuối tháng 12 và đầu tháng 1. Sa mu dầu ở Việt Nam chỉ phân bố
ở một số tỉnh ở phía Bắc (Hà Giang, Sơn La) và Trung (Thanh Hóa, Nghệ An), tuy
nhiên các công trình công bố còn chưa thống nhất về thời gian ra nón và nón chín [32],
[23], [35].Thời gian nón chín của loài Sa mu dầu ở khu DTSQ giống với kết quả
nghiên cứu của Nguyễn Đức Tố Lưu và Philip Ian Thomas (2004) [35], nón loài này
chín tập trung vào tháng 11 và 12. Nắm rõ đặc điểm phát triển theo mùa của Pơ mu, Sa
mu dầu giúp lựa chọn thời điểm phù hợp nhất cho thu hái hạt giống, thu hái cành hom
và cơ khoa sở khoa học cho xúc tiến các biện pháp tái sinh rừng.
Tiến hành đo đếm 100 cây Pơ mu và Sa mu dầu trong điều kiện rừng trồng ở độ
cao từ 950 m đến 1.150 m xã Tây Sơn, huyện Kỳ Sơn cho thấy: Pơ mu sinh trưởng rất
60
chậm, cây độ tuổi từ 20 - 22 tuổi, đường kính ngang ngực trung bình (D1,3) là 28,6 cm,
chiều cao vút ngọn trung bình là 9,8 m; đối với Sa mu dầu cây từ 15 - 16 tuổi đường
kính ngang ngực trung bình (D1,3) là 33 cm, chiều cao vút ngọn trung bình là 14,3 m,
tốc độ sinh trưởng của loài Sa mu dầu nhanh hơn so với Pơ mu. Trong điều kiện tự
nhiên, hai loài cây lá kim này ít bị sâu bệnh nhưng thường những cây có đường kính
0,8 - 1,0 m trở lên thường trong lõi thân bắt đầu bị rỗng ruột dần từ dưới gốc lên. Đặc
biệt đối với loài Sa mu dầu có nhiều cá thể đã bị mục gốc, lủng ruột, gãy cành, ngọn và
đổ chết tự nhiên mà không có sự tác động của con người.
3.3. Một số đặc điểm sinh thái
3.3.1. Đặc điểm phân bố loài Pơ mu và Sa mu dầu
Kết quả điều tra thực địa đã xác định được loài Pơ mu thường phân bố trên
những dãy núi trung bình và núi cao ở 20 xã, 6 huyện thuộc Khu DTSQ miền Tây
Nghệ An bị chia cắt tạo thành 3 vùng chính:
- Vùng 1: Ở phía Bắc và Tây Bắc của khu DTSQ giáp với biên giới Việt Lào,
thuộc các xã: Thông Thụ, Hạch Dịch, Nậm Giải, Tri Lễ, Quang Phong (huyện Quế
Phong), Nhôn Mai, Mai Sơn (huyện Tương Dương), Mỹ Lý (huyện Kỳ Sơn).
- Vùng 2: Ở phía Đông của khu DTSQ, thuộc các xã: Quang Phong (huyện Quế
Phong); Châu Hoàn (huyện Quỳ Châu), Nga My (huyện Tương Dương).
- Vùng 3: Ở phía Nam và Tây Nam của khu DTSQ giáp với biên giới Việt Lào,
thuộc các xã: Tây Sơn, Mường Ải, Na Ngoi, Nậm Càn (huyện Kỳ Sơn), Tam Hợp,
Tam Quang (huyện Tương Dương), Châu Khê, Lục Dạ, Môn Sơn (huyện Con Cuông),
Phúc Sơn (huyện Anh Sơn) (bảng 3.3 và hình 3.12).
Pơ mu thường mọc gần đỉnh và đỉnh núi, đỉnh dông, rải rác hoặc từng cụm
khoảng 3 - 5 cá thể hoặc chủ yếu tập trung tạo thành quần thể từ 25 - 150 cá thể. Quần
thể Pơ mu lớn nhất hiện nay ở TK 150 giáp với TK 148 ở xã Quang Phong, huyện Quế
Phong (N 19025.572’ E 1040 48.522’).
Các khu vực phân bố của loài Sa mu dầu ở Khu DTSQ miền Tây Nghệ An
tương tự như loài Pơ mu, ở trên những dãy núi thuộc 20 xã, 5 huyện bị chia cắt tạo
thành 3 vùng chính:
61
- Vùng 1: Ở phía Bắc và Tây Bắc của khu DTSQ giáp với biên giới Việt Lào,
thuộc các xã: Thông Thụ, Hạch Dịch, Nậm Giải, Tri lễ (huyện Quế Phong), Nhôn Mai,
Mai Sơn (huyện Tương Dương), Mỹ Lý (huyện Kỳ Sơn).
- Vùng 2: Ở phía Đông của khu DTSQ, thuộc các xã: Quang Phong (huyện Quế
Phong), Châu Hoàn, Diên Lãm (huyện Quỳ Châu), Nga My (huyện Tương Dương).
- Vùng 3: Ở phía Nam và Tây Nam của khu DTSQ giáp với biên giới Việt Lào,
thuộc các xã: Tây Sơn, Mường Típ, Mường Ải, Na Ngoi, Nậm Càn (huyện Kỳ Sơn),
Tam Hợp, Tam Quang (huyện Tương Dương), Châu Khê, Môn Sơn (huyện Con
Cuông) (bảng 3.3 và hình 3.12).
C. konishii thường mọc từ mép khe lên đến lưng chừng dông núi, ít khi xuất
hiện ở đỉnh núi, mọc đơn lẻ hoặc từng cụm khoảng 5 - 7 cá thể hoặc chủ yếu tập trung
tạo thành quần thể từ 27 - 222 cá thể. Quần thể Sa mu dầu có số lượng lớn nhất là 222
cá thể ở xã Hạch Dịch, huyện Quế Phong (N 19047.012’ E 1040 51.36,8’).
Bảng 3.3. Phân bố Pơ mu và Sa mu dầu ở Khu DTSQ miền Tây Nghệ An
TT Xã
Tiểu khu*
Huyện Ban quản lý
Vùng
phân bố Pơ mu
Sa mu
dầu
1 Thông Thụ 1, 2 5, 46 6
Quế Phong
Khu BTTN
Pù Hoạt
Vùng 1
2 Hạch Dịch 59, 60 59, 60, 61
3 Nậm Giải 1 91 91, 92
4 Tri lễ 1 95
5 Nhôn Mai 1, 2 509 Tương
Dương
Ban QLRPH
Tương Dương 6 Mai Sơn 1, 2 501, 503
7 Mỹ Lý 1, 2 349, 356 349 Kỳ Sơn
Ban QLRPH
Kỳ Sơn
8 Quang Phong 148,150 150 Quế Phong
Khu BTTN
Pù Huống
Vùng 2 9 Châu Hoàn 1 228 228, 232
Quỳ Châu
10 Diên Lãm - 235
62
TT Xã
Tiểu khu*
Huyện Ban quản lý
Vùng
phân bố Pơ mu
Sa mu
dầu
11 Nga My 563, 568, 577 568, 577
Tương
Dương
12 Tây Sơn 457, 458, 460
457, 458,
460
Kỳ Sơn
Ban QLRPH
Kỳ Sơn
Vùng 3
13 Mường Típ 2 - 488
14 Mường Ải 1, 2 486, 487
15 Na Ngoi 1
465, 479, 480, 489,
490, 491, 492
16 Nậm Càn 1, 2 499, 500 A,C
17 Tam Hợp 697, 683, 704
Tương
Dương
Ban QLRPH
Tương Dương
18 Tam Quang 1, 2
699, 705, 720,
725
699, 724,
725
Tương
Dương
VQG Pù Mát
19 Châu Khê 1
787A,B,779,795
,
808
787A, B,
794, 795,
798, 813
Con Cuông
20 Lục Dạ 1,2 796A, 805 -
21 Môn Sơn 1 835 830, 835
22 Phúc Sơn1, 2 833, 947A - Anh Sơn
Ghi chú: 1 : Những vùng mới phát hiện phân bố của loài Pơ mu
2 : Những vùng mới phát hiện phân bố của loài Sa mu dầu
*: Theo hiện trạng lâm nghiệp toàn tỉnh theo lô rà soát năm 2014 của
tỉnh Nghệ An (Nguồn: Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Bắc Trung Bộ).
63
Hình 3.13. Bản đồ các vùng phân bố loài Pơ mu và Sa mu dầu
ở Khu DTSQ miền Tây Nghệ An
H
ìn
h
3
.1
2
. B
ả
n
đ
ồ
c
á
c
vù
n
g
p
h
â
n
b
ố
lo
à
i P
ơ
m
u
v
à
S
a
m
u
d
ầ
u
ở
K
h
u
D
TS
Q
m
iề
n
T
â
y
N
g
h
ệ
A
n
64
Qua bảng 3.3, hình 3.13 và so sánh với các công bố trước đây đã nghiên cứu ở
khu DTSQ [3], [17], [32], [42], [44], [52], [83], thì kết quả nghiên cứu này đã mở
rộng thêm nhiều xã có loài Pơ mu và Sa mu dầu phân bố (Pơ mu từ 6 xã đến 20 xã
thuộc 5 huyện, Sa mu dầu từ 12 xã đến 20 xã thuộc 5 huyện). Ngoài ra bổ sung đầy đủ
và cụ thể những tiểu khu có 2 loài thông này phân bố.
3.3.2. Mật độ, diện tích và trữ lượng
3.3.2.1. Mật độ loài Pơ mu và Sa mu dầu
Thiết lập các OTC tiêu chuẩn sơ cấp ở những kiểu phân bố điển hình khác nhau
của loài Pơ mu và Sa mu dầu như phân bố rải rác, cụm và phân bố tập trung gần như
tạo thành rừng thuần loài. Mật độ của loài Pơ mu và Sa mu dầu trong 14 OTC thể hiện
ở bảng 3.4.
Bảng 3.4. Mật độ loài Pơ mu và Sa mu dầu trong các OTC
TT
OTC
Kiểu phân bố
Mật độ (cây/ha)
Tiểu khu, xã, huyện
Tọa độ
(GPS)
Pơ mu
Sa mu
dầu
1
TK 5, Thông Thụ,
Quế Phong
N 190 56.191’
E 1040 56.197’
Cụm 30 -
2
TK 60, Hạch Dịch,
Quế Phong
N 190 46.891’
E 1040 48.574’
Quần thể
kích thước
lớn
- 160
3
TK 91, Nậm Giải,
Quế Phong
N 190 43.813’’
E 1040 43.644’
Cụm 20
4
TK 92, Nậm Giải,
Quế Phong
N 190 44.506’
E 1040 45.36,0’
Quần thể
kích thước
bé
- 130
6
TK 150, Quang Phong,
Quế Phong
N 19025.828’
E 1040 48.719’
Quần thể
kích thước
lớn
60 -
65
TT
OTC
Kiểu phân bố
Mật độ (cây/ha)
Tiểu khu, xã, huyện
Tọa độ
(GPS)
Pơ mu
Sa mu
dầu
7
TK 457, Tây Sơn,
Kỳ Sơn
N 19018.627’
E 1040 05.453’
Quần thể
kích thước
bé
50 -
8
N 19018.611’
E 104005.433’
Rải rác - 40
9
TK 490, Na Ngoi,
Kỳ Sơn
N19014.148’
E 104006.093’
Quần thể
kích thước
lớn
- 280
Cụm 50 -
10
TK 699, Tam Quang,
Tương Dương
N 19006.928’
E 104035.061’
Rải rác 30 -
11
TK 704,Tam Hợp,
Tương Dương
N 190 04.841’
E 104021.458’
Cụm - 60
12
N 19005.079’’
E 104021.872’
Rải rác 50 20
13
TK 795, Châu Khê,
Con Cuông
N 18057.538’
E 104037.649’
Cụm 70 -
14
TK 795, Châu Khê
Con Cuông
N 18057.618’
E 104037.497’
Quần thể
kích thước
bé
- 120
Trung bình 45,0 101,5
Qua bảng 3.4, ta thấy trong các OTC đã lập, loài Pơ mu có mật độ trung bình 45
cây/ha, loài Sa mu dầu 101,5cây/ha, mật độ quần thể tối ưu của loài Pơ mu là 70
cây/ha, loài Sa mu dầu là 280 cây/ha. Mật độ tối ưu quần thể là một chỉ tiêu định
hướng cho công tác gây rừng loài.
66
3.3.2.2. Diện tích và trữ lượngloài Pơ mu và Sa mu dầu
Qua kết quả điều tra diện tích nơi cư trú của loài Pơ mu ở khu DTSQ chiếm
tỉ lệ rất nhỏ (178,2 ha) so với tổng diện tích phân bố (10.271,59 ha). Hiện nay diện
tích Pơ mu nhiều nhất là ở xã Nga My (Quế Phong), Nậm Càn (Kỳ Sơn), Tam Hợp,
Tam Quang (Tương Dương), Châu Khê (Con Cuông) và còn lại rất ít ở xã Nậm
Giải (huyện Quế Phong). Trong khu vực nghiên cứu tổng trữ lượng ước tính
13.383,6 m3 với 3.855 cá thể và trung bình một cá thể ở trong khu vực nghiên cứu
đạt 3,47 m3, phần lớn trữ lượng loài này tập trung ở các xã Quang Phong (Quế
Phong), Nga My (Châu Hoàn), Nậm Càn (Kỳ Sơn), Tam Hợp (Tương Dương) và
Châu Khê (Con Cuông).
Diện tích nơi cư trú rừng tự nhiên loài Sa mu dầu trong khu DTSQ cũng chiếm
tỉ lệ rất nhỏ (267,5 ha) so với tổng diện tích phân bố (11.362,9ha). Hiện nay diện tích
Sa mu dầu lớn nhất là ở các xã Hạch Dịch, Nậm Giải (Quế Phong), Tây Sơn, Na Ngoi,
Nậm Càn (Kỳ Sơn) và còn lại rất ít ở xã Diên Lãm (Quỳ Châu). Trong khu vực nghiên
cứu tổng trữ lượng ước tính 70.863,1m3 với 5.601 cá thể, trung bình một cá thểở trong
khu vực nghiên cứu đạt 12,23 m3, phần lớn trữ lượng loài này tập trung ở xã Châu Khê
(Con Cuông), Tam Quang, Tam Hợp (Tương Dương), Nậm Càn, Na Ngoi (Kỳ Sơn),
Hạch Dịch (Quế Phong) (bảng 3.5).
Bảng 3.5. Diện tích và trữ lượng của Pơ mu, Sa mu dầu
ở các xã tại Khu DTSQ miền Tây Nghệ An
TT Xã
Diện tích
cư trú (ha)
Diện tích
phân bố (ha)
Số cá thể
ước tính (cây)
Trữ lượng
ước tính (m3)
Pơ mu
Sa mu
dầu
Pơ mu
Sa mu
dầu
Pơ mu
Sa mu
dầu
Pơ mu
Sa mu
dầu
Vùng 1
1 Thông Thụ 0,35 5,8 236,7 323,6 6 39 36,6 252,4
2 Hạch Dịch 1,2 43,2 369,4 712,3 9 526 95,4 6.703,4
3 Nậm Giải 0,25 35,0 153,4 1.065,3 4 226 24,4 3.234,7
67
TT Xã
Diện tích
cư trú (ha)
Diện tích
phân bố (ha)
Số cá thể
ước tính (cây)
Trữ lượng
ước tính (m3)
Pơ mu
Sa mu
dầu
Pơ mu
Sa mu
dầu
Pơ mu
Sa mu
dầu
Pơ mu
Sa mu
dầu
4 Tri Lễ 1,5 12,5 23,7 70,0 15 25 10,6 258,3
5 Nhôn Mai 2,3 4,9 206,4 206,4 27 42 286,2 1.045,8
6 Mai Sơn 3,9 6,1 410,2 410,2 43 67 455,8 1.668,3
7 Mỹ Lý 6,8 6,9 640,7 173,0 75 55 795,0 1.380,0
Vùng 2
8
Quang
Phong
9,0 2,4 442,5 112,2 296 40 1272,8 16,9
9 Châu Hoàn 11,9 1,5 115,8 188,7 300 28 570,0 17,6
10 Nga My 22,8 4,2 874,9 771,3 675 112 1.282,0 57,8
11 Diên Lãm - 0,1 - 71,4 - 3 - 284,4
Vùng 3
12 Tây Sơn 3,2 22,2 591,8 586,9 45 204 45,0 3.352,7
13 Mường Típ - 16,3 - 97,5 - 196 - 903,6
14 Mường Ải 3,7 18,1 510,51 215,0 45 272 193,5 2.390,0
15 Na Ngoi 4,5 25,6 2115.9 804,1 90 870 170.1 7.467,8
16 Nậm Càn 21,4 33,4 1.748,8 756,2 750 1.354 3.225,0 9.280,3
17 Tam Hợp 19,0 11,5 1.391,2 1.391,2 285 450 1.738,0 7.965,6
18 Tam Quang 28,3 6,43 801 649,4 310 360 967,8 9.920,0
19 Châu Khê 25,0 11,4 1.143,1 1.586,3 670 665 1.931,9 12.768,0
20 Lục Dạ 3,5 - 141,7 - 70 - 99,5 -
21 Môn Sơn 6,5 2,3 74,6 1.171,9 120 67 170,6 1.896,0
22 Phúc Sơn 3,1 - 395,2 - 20 - 13,4 -
Tổng 178,2 267,5 10.271,6 11.362,9 3.855 5.601 13.383,6 70.863,1
68
Khi so sánh ba vùng phân bố chính của loài Pơ mu và Sa mu dầu ở khu DTSQ,
cho thấy đối với loài Pơ mu diện tích cư trú và phần lớn trữ lượng loài này tập trung
nhiều nhất hiện nay là ở vùng 3 (tương ứng 66,3%; 63,9%) và thấp nhất là ở vùng 1
(9,2% và 12,7%) (bảng 3.6 và hình 3.14).
Đối với loài Sa mu dầu ở khu vực nghiên cứu, diện tích cư trú và trữ lượng
phần lớn ở vùng 3 (55,0% và 79,0%) và thấp nhất là ở vùng 2 (2,2% và 0,5%) thể hiện
ở bảng 3.6 và hình 3.15.
Bảng 3.6. So sánh diện tích và trữ lượng phân bố loài Pơ mu và Sa mu dầu
theo các vùng chính ở khu vực nghiên cứu
TT
Vùng
phân
bố
Diện tích cư trú Trữ lượng
Pơ mu Sa mu dầu Pơ mu Sa mu dầu
Ha
Tỉ lệ
%
Ha
Tỉ lệ
%
m3
Tỉ lệ
%
m3
Tỉ lệ
%
1 Vùng 1 16,3 9,2 114,4 42,8 1.704 12,7 14.542,9 20,5
2 Vùng 2 43,7 24,5 5,8 2,2 3.124,8 23,4 376,2 0,5
3 Vùng 3 118,2 66,3 147,27 55,0 8.554,8 63,9 55.944,0 79,0
Hình 3.14. Biều đồ tỉ lệ % diện tích cư
trú và trữ lượng loài Pơ mu
Hình 3.15. Biểu đồ tỉ lệ % diện tích cư trú
và trữ lượng loài Sa mu dầu
69
Khi so sánh loài Sa mu dầu với các vùng phân bố trên cả nước thì ở Nghệ An là
nhiều nhất (số lượng cá thể nhiều với 5.601cá thể và trữ lượng tương đối lớn với
70.863,1m3). Ở Hà Giang [8] và Sơn La [60] số lượng cá thể loài này chỉ đếm theo số
lượng dưới vài chục cá thể còn ở Thanh Hóa [13] có số lượng cá thể nhiều hơn nhưng
trữ lượng không đáng kể.
Khi so sánh kết quả nghiên cứu của Khu BTTN Pù Hoạt (thuộc Khu DTSQ
Tây Nghệ An) với khu hệ lân cận Khu BTTN Xuân Liên, Thanh Hóa [13], cho
thấy diện tích phân bố và trữ lượng loài Pơ mu ở Khu BTTN Pù Hoạt ít hơn nhiều
so với Khu BTTN Xuân Liên còn loài Sa mu dầu thì ngược lại (bảng 3.7, hình
3.16 và hình 3.17).
Bảng 3.7. So sánh diện tích phân bố và trữ lượng Pơ mu và Sa mu dầu
ở Khu BTTN Pù Hoạt, Nghệ An với Khu BTTN Xuân Liên, Thanh Hóa
Khu vực
Diện tích phân bố (ha) Trữ lượng (m3)
Pơ mu Sa mu dầu Pơ mu Sa mu dầu
Khu BTTN Pù Hoạt 570,2 2171,2 167.0 10.448,8
Khu BTTN Xuân Liên [13] 1.627,4 553,5 6.369,7 4.191,1
Hình 3.16. Biểu đồ so sánh diện tích
phân bố và trữ lượng Pơ mu
ở Khu BTTN Pù Hoạt so với Khu BTTN
Xuân Liên
Hình 3.17. Biểu đồ so sánh diện tích
phân bố và trữ lượng Sa mu dầu
ở Khu BTTN Pù Hoạt so với Khu BTTN
Xuân Liên
70
3.3.3. Một số đặc điểm quần xã thực vật rừng nơi có loài Pơ mu và Sa mu
dầu phân bố
3.3.3.1. Cấu trúc tầng thứ
Khảo sát thực địa trên 46 tuyến điều tra ở Khu DTSQ miền Tây Nghệ An, nhận
thấy Pơ mu và Sa mu dầu chủ yếu phân bố ở các khu vực rừng thứ sinh (xuất hiện trong
trạng thái rừng IIIA1, IIIA2, IIIA3). Các khu vực này ít nhiều đều bị tác động của con
người. Còn rất ít khu vực rừng có Pơ mu, Sa mu dầu bị con người tác động rất ít đó là
một vài vùng lõi của VQG Pù Mát và Khu BTTN Pù Hoạt. Đối với các quần thể Pơ mu,
khu vực còn chưa hoặc chịu ít tác động của con người nằm ở xã Tam Quang (huyện
Tương Dương) thuộc các TK 720, 725; xã Châu Khê (huyện Con Cuông): TK 795, 808;
xã Môn Sơn (huyện Con Cuông): TK 835, tương tự đối với các quần thể Sa mu dầu là
các xã: Hạch Dịch (huyện Quế Phong): TK 60 (khoảnh 4); Tam Quang (huyện Tương
Dương): TK 724, 725; xã Châu Khê (huyện Con Cuông): TK 795, 808, 830.
Đặc điểm cấu trúc thảm thực vật rừng của hai loài cây lá kim này tùy thuộc vào
vị trí loài phân bố ở chân, sườn hay đỉnh núi và sự tác động nhiều hay ít của con
người, mà cấu trúc thảm thực vật có thể 3 tầng, 4 tầng hay 5 tầng. Pơ mu mọc ở sườn
dông và một số nơi loài này mọc xen lẫn cùng với Sa mu dầu; và nơi Sa mu dầu mọc
đơn lẻ, theo cụm 3 - 7 cây cấu trúc thảm thực vật thường 5 tầng: tầng vượt tán, tầng ưu
thế thái sinh, tầng dưới tán, tầng cây bụi, tầng thảm tươi hay tầng cỏ quyết như ở bản
Phà Lõm và bản Văn Môn (xã Tam Hợp), khe Ngân (xã Châu Hoàn), núi Pù Lon (xã
Tây Sơn),...Pơ mu mọc ở đỉnh núi hay đỉnh dông có 3 tầng: tầng vượt tán, tầng dưới
tán, tầng cây bụi như ở khe Luồng (xã Châu Khê), Ngã ba Pù Lon (xã Quang
Phong),... Sa mu dầu mọc tập trung tạo thành quần thể phân bố từ chân khe lên đến
sườn và có thể mọc lên đến đỉnh dông rừng thường có 4 tầng rõ rệt: tầng vượt tán, tầng
dưới tán, tầng cây bụi và thảm tươi thấp hay tầng cỏ quyết như ở bản Buộc Mú (xã Na
Ngoi), khe Luồng (xã Châu Khê), suối Huồi Chạm (xã Hạch Dịch),...
Cấu trúc thảm thực vật 5 tầng nơi loài Pơ mu và Sa mu dầu cư trú bao gồm:
tầng vượt tán, tầng ưu thế sinh thái, tầng dưới tán, tầng cây bụi, tầng thảm tươi hay
tầng có quyết.
71
+ Tầng vượt tán (A1) có chiều cao trung bình từ 20 - 30 m. Tầng này có tán
nhấp nhô không liên tục bao gồm nhiều loài cây sống lâu năm, điển hình là các loài
như: Sa mu dầu (Cunninghamia konishii), Hồng quang (Rhodoleia championii), Pơ mu
(Fokienia hodginsii), Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus), Giổi nhung (Michelia
faveolata), Táu quảng tây (Vatica guangxiensis),...
+ Tầng ưu thế sinh thái (A2) là tầng chính của rừng có chiều cao trung bình
từ 12 - 20 m, ngoài những cây của tầng A1 có mặt ở đây còn có thêm các loài khác
như: Cà ổi vọng phu (Castanopsis ferox), Sồi đỏ (Lithocarpus corneus), Cà ổi quả
to (Castanopsis kawakamii), Nhội (Bischofia javanica),Huỳnh đàn (Dysoxylum
loureirii), Rè hương (Phoebe tavoyana), Re trắng quả to(Phoebe macrocarpa),
Chồi dà (Elaeocarpus bonii), Côm tầng (Elaeocarpus dubius), Chàng ràng
(Ormosia pinata), Thông tre lá ngắn (Podocarpus neriifolius), Vối thuốc răng cưa
(Schima superba), Cồng sữa bắc bộ(Eberhardtia tonkinensis), Mắc niễng bạc
(Eberhardtia aurata),...
+ Tầng dưới tán (A3): có chiều cao phổ biến từ 7 - 12 m. Gồm những cây
thường xanh, tán không liên tục, ngoài những cây phổ biến của tầng A1 và tầng A2
còn có những loài khác như: Chắp tay tra (Symingtonia populnea), Chẹo cánh ngắn
(Engelhardtia roxburghiana), Chay lá bồ đề (Artocarpus styracifolius), Súm lá to
(Adinandra petelotii), Giang quảng đông (Ternstroemia kwangtungensis), Huân lang
(Wendlandia acuminata), Hồi lá nhỏ(Illicium parviflorum), Lấu (Psychotria rubra),...
+ Tầng cây bụi (B): Tầng cây bụi thường cao không quá 3 m, có đường kính D
< 6 cm. Thành phần loài gồm: Cơm rượu thon (Glycosmis montana), Chè cẩu (Eurya
nitida), Chè(Camellia sinensis var. bohea), Trọng đũa (Ardisia crenata), Xu hương núi
đinh (Lasianthus dinhensis), Xú hương nhai (Lasianthus schmidtii),...
+ Tầng thảm tươi (C): Tầng thảm tươi nằm sát mặt đất gồm: Các loài cỏ, ráy,
Sa nhân, các loài Quyết thực vật, Quyển bá. Cụ thể có các loài phổ biến sau: Thổ phục
linh (Smilax glabra Roxb),Phymatosorus scolopendria (Ráng ổ chìm lưỡi hươu), Cứt
ngựa(Archidendron balansae), Đỗ quyên vietch (Rhododendron vietchianum),Đỗ
quyên nhỏ lá dày(Rhododendron sororium), Đa hình sóng (Allomorphia sulcata),...
72
Tham gia tầng này còn có những cây tái sinh của những loài cây gỗ lớn ở tầng A1, A2,
A3 và trong đó có cả cây mạ của Pơ mu, có rất ít cây mầm của Sa mu dầu.
Ngoài ra còn có tre nứa và thực vật ngoại tầng: Tầng tre nứa chủ yếu là Sặt ba
vì (Arundinaria baviensis) chiều cao thấp từ 1 - 2 m, thường tạo thành tầng riêng ở
những nơi sáng và tạo thành tầng không liên tục dưới tán rừng. Thực vật ngoại tầng
gồm một số loài Dương xỉ sống phụ sinh như Bổ cốt toái (Asplenium nidus), Ổ phượng
(Aglaomorpha coronans), một số loài họ Lan (Orchidaceae), một số dây leo nhỏ thuộc
họ Na (Annonaceae), họ Trúc đào (Apocynaceae), họ Tiết dê (Menispermaceae),...
Dưới đây là một số phẫu diện đồ đại diện có loài Pơ mu và Sa mu dầu phân bố:
Hình 3.18. Phẫu diện đồ 1 - Khu vực có Pơ mu phân bố
Chú thích:
1. Fokienia hodginsii, 2. Castanopsis faberi, 3. Ormosia sumatrana,
4.Cinnamomum burmannii, 5. Engelhardtia roxburghiana,
6. Neolitsea aurata, 7. Eberhardtia tonkinensis, 8. Euonymus laxiflorus,
9. Fissistigma glaucescens, 10. Drypetes perreticulata, 11. Archidendron tetraphyllum,
12. Quereus mespilifolia
73
Phẫu diện đồ 1: Tại khu vực tiểu khu 795, xã Châu khê (huyện Con Cuông)
(GPS: N 18057.568’ E 104037.737’), độ cao: 974 m, độ dốc 150 - 180, mọc ở đất xám
mùn trên núi phát triển trên đá phiến sét (Xhs)-Humic Acrisols (ACu). Pơ mu mọc ở
đỉnh dông hẹp, 27 cây Pơ mu có kích thước nhỏ, chiều cao cây chỉ khoảng dưới 25 m.
Rừng có 3 tầng rõ rệt. Dưới tán rừng bắt gặp cây mạ Pơ mu, không có dấu hiệu bị tác
động của con người đối với quần thể này (hình 3.18).
Phẫu diện đồ 2: Tại khu
vực tiểu khu 490, Bản Buộc Mú,
xã Na Ngoi (huyện Kỳ Sơn)
(GPS: N190 14.148’ E
104006.093’). Sa mu dầu mọc
bên một sườn núi từ chân núi lên
đến đỉnh với độ dốc 35o- 42o,
trên đất mùn vàng đỏ trên núi
(Fh)-Humic Ferralsols (FRu).
Tại đây Sa mu dầu mọc khá tập
trung thành rừng gần như thuần
loài hơn 150 cá thể, từ độ cao
1.850 m đến 1.950 m.
Hầu hết các cây đều có
kích thước trung bình. Đường
kính cây lớn nhất đạt trên 1,2 m,
cây nhỏ nhất cũng trên 50 cm.
Phần lớn các cây đều cao 25 đến
35 m. Rừng tại đây chia làm 3
tầng rõ rệt. Dưới tán rừng không
thấy C. konishii tái sinh, có dấu
hiệu bị tác động của con người
đối với quần thể này (hình 3.19).
Hình 3.19. Phẫu diện đồ 2 - Khu vực
có Sa mu phân bố
Chú thích:
1. Cunninghamia konishii, 2. Lithocarpus corneus,
3. Phoebe tavoyana, 4. Elaeocarpus dubius,
5. Michelia faveolata, 6. Castanopsis kawakamii,
7. Castanopsis ferox, 8. Rhodoleia championii,
9. Fokienia hodginsii
74
Phẫu diện đồ 3: Tại tiểu khu 704, khe Hang Giơi, xã Tam Hợp (huyện Tương
Dương) (GPS: N 190 04.841’ E 104021.458’), độ cao 1.132m, độ dốc 150- 230, ở đây
loài Pơ mu mọc xen lẫn cùng với loài Sa mu dầu.Rừng ở đây chia làm 5 tầng rõ rệt.
Dưới tán rừng có Pơ mu tái sinh ở giai đoạn cây mạ và khoảnh đất trống bị sạt lở bắt
gặp C. konishii tái sinh ở giai đoạn cây mầm, có dấu hiệu bị tác động của con người
đối với quần thể này (hình 3.20).
Hình 3.20. Phẫu diện đồ 3 - Khu vực có cả Sa mu và Pơ mu phân bố
Chú thích:
1. Fokienia hodginsii, 2. Rhodoleia championii, 3. Vatica guangxiensis
5. Cinnamomum verum, 6. Michelia faveolata, 7. Calophyllum polyanthum,
8. Elaeocarpus grumosus, 9. Cunninghamia konishii, 10. Eberhardtia tonkinensis,
11. Dysoxylum loureirii, 12. Cinnamomum cassia.
3.3.3.2. Một số loài thực vật thường mọc cùng Pơ mu và Sa mu dầu
Chúng tôi đã thu thập số liệu các loài thực vật mọc cùng Pơ mu và Sa mu dầu
trong 12 OTC sơ cấp [OTC3: thuộc TK91, Nậm Giải (huyện Quế Phong); OTC6:
thuộc TK 150, Quang Phong (huyện Quế Phong); OTC7, 8: thuộc TK475, Tây Sơn
(huyện Kỳ Sơn); OTC 9: thuộc TK 490, Na Ngoi (huyện Kỳ Sơn); OTC 10: thuộc TK
699, Tam Đình (huyện Tương Dương); OTC 11, 12:thuộc TK 704, Tam Hợp
75
(huyệnTương Dương); OTC 13, 14: thuộc TK 795, Châu Khê (huyện Con Cuông) (số
thứ tự OTC và tọa độ ở bảng 3.4) và OTC 15:thuộc TK 228, Châu Hoàn (huyệnQuỳ
Châu); OTC16: thuộc TK 568, Nga My (huyện Tương Dương)]. Lập 68 ô 6 cây trong
12 OTC sơ cấp, đã xác định được 265 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 68 họ mọc
cùng Pơ mu và Sa mu dầu. Mẫu vật của các loài được lưu trữ tại phòng mẫu bộ môn
Thực vật học, Trung tâm Thực hành - Thí nghiệm, Trường Đại học Vinh (Số hiệu
mẫu: 0116NG1-1 đến 0116NG1-39, 0515QP-01 đến 0515QP-36, 0615QC-01 đến
0615QC-24, 0715TD-01 đến 0715TD-16, 0514 TS-01 đến 0514TS-28, 0315BM-60
đến 0315BM-115, 0516KC1-1 đến 0516KC1-81, 0716TĐ1-0716TĐ58, 0615TH-1 đến
0615TH-75). Trong các quần xã có loài Pơ mu đã gặp 133 loài thực vật bậc cao có
mạch, thuộc 54 họ. Trong nhóm cây gỗ, họ Re (Lauraceae) có nhiều loài nhất mọc
cùng với Pơ mu có 19 loài, họ Cà phê (Rubiaceae): 9 loài, họ Chè (Theaceae): 8 loài;
các họ Sim (Myrtaceae), Côm (Elaeocarpaceae), Dẻ (Fagaceae) và Đơn nem
(Myrsinaceae) cùng có 5 loài, họ Cam (Rutaceae) có 4 loài, các họ khác chỉ có 1 đến 3
loài. Trong các loài thực vật mọc cùng với Sa mu dầu có 193 loài thực vật bậc cao có
mạch, thuộc 62 họ đã được ghi nhận. Các họ trong nhóm cây gỗ có nhiều loài nhất
sống cùng Sa mu dầu là Re (Lauraceae) với 21 loài, họ Chè (Theaceae): có 11 loài, họ
Cà phê (Rubiaceae) và Đỗ quyên (Ericaceae) cùng có 10 loài; các họ Thầu dầu
(Euphorbiaceae), Côm (Elaeaocarpaceae), Dẻ (Fagaceae) đều có 8 loài,họ Xoan
(Meliaceae) có 7 loài, các họ Na (Annonaceae), Đậu (Fabaceae), Đơn nem
(Myrsinaceae) cùng có 6 loài, họ Ngũ gia bì (Araliaceae) có 4 loài, những họ khác chỉ
1 đến 3 loài.
Qua nghiên cứu đã xác định được một số loài thường mọc cùng với loài Pơ mu
và Sa mu dầu. Để kiểm tra mối quan hệ thân thuộc giữa các loài mọc cùng Pơ mu và
Sa mu dầu thuộc nhóm cây gỗ, chúng tôi sử dụng phương pháp ô 6 cây, tính tần xuất
xuất hiện (Po và Pc). Theo giá trị của Po và Pc tính được cho thấy các loài rất hay gặp
và hay gặp với các loài nghiên cứu được thể hiện ở bảng 3.8. Từ bảng 3.8, cho thấy Pơ
mu là loài xuất hiện cạnh nó nhiều nhất với tần suất 61,5% theo điểm điều tra và
33,5% theo số cá thể. Điều này chứng tỏ Pơ mu là loài có tính quần thể rất cao. Sa mu
76
dầu cũng là loài xuất hiện cạnh nó nhiều nhất với tần suất 75% theo điểm điều tra và
45,5% theo số cá thể nghĩa là loài này có tính quần thể rất rõ rệt.
Cũng từ số liệu trên, ta thấy những loài mọc cùng rất hay gặp và hay gặp với
Pơ mu có 15 loài, Sa mu dầu có 13 loài, có 5 loài thường mọc cùng với cả hai
loài này. Đây là cơ sở việc chọn lựa những loài cây khi trồng hỗn giao với Pơ mu và
Sa mu dầu
Bảng 3.8. Mức độ xuất hiện của loài cây mọc cùng với các loài cây nghiên cứu
TT Loài cây mọc cùng
Pơ mu Sa mu dầu
Po Pc
Mức độ
xuất
hiện
Po Pc
Mức độ
xuất
hiện
1. C
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_mot_so_dac_diem_sinh_hoc_sinh_thai_va_bie.pdf