LỜI CẢM ƠN .i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . iii
MỤC LỤC .iv
DANH MỤC CÁC BẢNG.vi
DANH MỤC CÁC HÌNH . viii
MỞ ĐẦU.1
CHưƠNG 1. TỔNG QUAN .4
1.1. Vị trí phân loại cá Chuối hoa .4
1.2. Tình hình nghiên cứu về cá chuối hoa trên thế giới và Việt Nam.4
1.2.1. Tình hình nghiên cứu cá chuối hoa trên thế giới .4
1.2.2. Tình hình nghiên cứu cá chuối hoa ở Việt Nam .7
1.3. Một số kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái họ cá quả .9
1.3.1. Nghiên cứu về đặc điểm môi trường sống họ cá quả .9
1.3.2. Nghiên cứu về đặc điểm dinh dưỡng họ cá quả.9
1.3.3. Nghiên cứu về đặc điểm sinh sản họ cá quả .11
1.4. Một số nghiên cứu sử dụng kích thích tố sử dụng trong sản xuất giống các
loài họ cá lóc.14
1.5. Một số nghiên cứu về dinh dưỡng và thức ăn của cá bố mẹ, cá con trong sản
xuất giống họ cá quả .18
1.5.1. Dinh dưỡng và thức ăn cho cá bố mẹ trong sản xuất giống họ cá quả.18
1.5.2. Dinh dưỡng và thức ăn cho cá con trong sản xuất giống họ cá quả.20
1.6. Một số nghiên cứu về mật độ ương nuôi cá con trong sản xuất giống họ cá
quả.24
CHưƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .26
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.26
2.2. Vật liệu nghiên cứu .27
2.2.1. Mẫu vật.27
2.2.2. Hóa chất, dụng cụ, vật tư .28
2.3. Phương pháp nghiên cứu.29
2.3.1. Sơ đồ khối nghiên cứu .29
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu một số đặc điểm sinh học cá chuối hoa ngoài tự
nhiên.30
279 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 364 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và xây dựng kỹ thuật sản xuất giống cá chuối hoa channa maculata (lacepède, 1801), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhau đi kèm mỗi cột của đồ thị thể hiện sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê (p<0,05))
107
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tăng trƣởng đặc trƣng về khối lƣợng của
cá chuối hoa trong thí nghiệm tƣơng đƣơng so với thí nghiệm của Tiền Hải Lý
(2016) trên cá dày khi thay thế TACB 16 ngày có tăng trƣởng đặc trƣng về khối
lƣợng (16,4%/ ngày), khi thay thế TACB 13 ngày(16,2%/ ngày) và khi thay thế
TACB 10 ngày (15,2%/ ngày). Nhƣng kết quả nghiên cứu lại cao hơn nghiên cứu
của Bui Minh Tam et al. (2004) trên cá lóc đen đã có tăng trƣởng đặc trƣng là
6,1%/ngày khi tập ăn TACB ở 15 ngày tuổi và cũng cao hơn so với đối tƣợng này
trong nghiên cứu của Ngô Minh Dung (2010) khi tập ăn TACB ở ngày tuổi thứ 17
nhƣng tăng trƣởng đặc trƣng chỉ đạt 8,24%/ngày. Tuy nhiên, tăng trƣởng đặc trƣng
của cá chuối hoa lại thấp hơn so với báo cáo của một số loài cá khác nhƣ cá vƣợc
măng (Sander lucioperca) là 18,5%/ngày và 16,4%/ngày khi tập ăn TACB ở ngày
tuổi thứ 19 và thứ 12 (Kestemont et al., 2007), trên cá ba sa (Pangasius bocourti) là
20,8%/ngày khi sử dụng thức ăn chế biến ở ngày tuổi thứ 2 (Le et al., 2002) và cá
kết (Micronema bleekeri) ở ngày thứ 7 là 17,8%/ngày (Nguyễn Văn Triều và nnk.,
2008).
c2/ Tăng trưởng về chiều dài
Các chỉ tiêu tăng trƣởng về chiều dài khi ƣơng cá chuối hoa ở các chế độ tập
chuyển đổi TACB cho cá tại các thời điểm khác nhau đƣợc thể hiện trong bảng
3.17
Bảng 3.17. Tăng trƣởng (theo chiều dài, cm) của cá chuối hoa ở các chế độ tập
chuyển đổi TACB cho cá ở các thời điểm khác nhau
Nghiệm thức TL0 (cm) TLfl (cm)
DLG
(cm/ngày)
SGR
(%/ngày)
Chuyển đổi ngày 7 0,90 ± 0,02a 2,20 ± 0,10a 0,043 ± 0,003a 2,96 ±0,15a
Chuyển đổi ngày 9 0,90 ± 0,02a 2,40 ± 0,10ab 0,050 ± 0,003ab 3,25 ±0,14ab
Chuyển đổi ngày 11 0,90 ± 0,02a 2,53 ± 0,06b 0,054 ± 0,002b 3,43 ± 0,10b
Chuyển đổi ngày 13 0,90 ± 0,02a 3,10 ± 0,27c 0,073 ± 0,009c 4,10 ± 0,29c
Chuyển đổi ngày 15 0,90 ± 0,02a 3,33 ± 0,21c 0,081 ± 0,007c 4,35 ± 0,21cd
Chuyển đổi ngày 17 0,90 ± 0,02a 3,64 ± 0,06d 0,091 ± 0,002d 4,64 ± 0,10d
Ghi chú: Số liệu có chữ mũ trong cùng cột khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa (P<0,05);TL0 (cm) là chiều
dài của cá tại thời điểm bắt đầu thí nghiệm; TLfl (cm) là chiều dài của cá tại thời điểm kết thúc thí nghiệm;
DLG (cm/ngày) là tăng trưởng bình quân ngày của cá trong thời gian thí nghiệm; SGR(%/ngày) là tăng
trưởng đặt biệt của cá trong thời gian TN
108
Cá có chiều dài ban đầu là 0,90 cm đƣợc bố trí ở các nghiệm thức tập chuyển
đổi TACB cho cá ở các thời gian khác nhau. Sau 30 ngày ƣơng chiều dài của cá đạt
từ 2,20-3,64 cm. Chiều dài của cá tại nghiệm thức tập chuyển đổi TACB cho cá ở
ngày thứ 7, 9 và 11 lần lƣợt đạt 2,20 ± 0,10cm; 2,40 ± 0,10cm và 2,53 ± 0,06, trong
đó các nghiệm thức tập chuyển đổi TACB cho cá ở ngày thứ 7 và 9; 9 và 11 khác
nhau không có ý nghĩa (p>0,05) nhƣng nghiệm thức tập chuyển đổi TACB cho cá ở
ngày thứ 7 và 11 khác biệt có ý nghĩa (p<0,05). Chiều dài của cá tại nghiệm thức tập
chuyển đổi TACB cho cá ở ngày 13 và 15 lần lƣợt là 3,10 ± 0,27 cm và 3,33 ± 0,21
khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Chiều dài của cá đạt cao nhất là ở
nghiệm thức tập chuyển đổi TACB cho cá ở ngày thứ 17 là 3,64 ± 0,06 và khác biệt
đáng kể với tất cả các nghiệm thức.(p<0,05) (Bảng 3.17)
Các số liệu trên Hình 3.58 cho thấy, cá thí nghiệm có chiều dài ban đầu tƣơng
đối đồng đều khác nhau không có ý nghĩa (p>0,05). Chiều dài của cá chuối hoa thí
nghiệm tăng đều theo thời gian ƣơng ở tất cả các nghiệm thức thí nghiệm. Sự khác
biệt về chiều dài bắt đầu xuất hiện từ ngày ƣơng thứ 7.
Hình 3.58. Chiều dài trung bình của cá chuối hoa trong quá trình thí nghiệm
Ở ngày ƣơng thứ 14 các nghiệm thức tập chuyển đổi TACB cho cá ở ngày thứ
7, 9 và 11 chiều dài cá lần lƣợt đạt 1,20cm; 1,23cm và 1,33cm, giữa chúng khác
nhau không có ý nghĩa (p>0,05), nhƣng thấp hơn có ý nghĩa so với cá ƣơng ở các
nghiệm thức tập chuyển đổi TACB cho cá ở ngày thứ 13, 15 và 17 lần lƣợt là 1,70
cm, 1,83 cm và 1,87 cm (p<0,05). Tuy nhiên, đến ngày ƣơng thứ 21 giữa các
nghiệm thức có sự phân hóa rõ ràng hơn các nghiệm thức tập chuyển đổi TACB
109
cho cá ở ngày thứ 7, 9 và 11 có chiều dài đạt lần lƣợt là 1,70 cm; 1,70 cm và 1,86
cm và khác nhau không có ý nghĩa (p>0,05). Tuy nhiên, ở các nghiệm thức tập
chuyển đổi TACB cho cá ở ngày thứ 13, 15 và 17 chiều dài đạt lần lƣợt là 2,23 cm;
2,43 cm và 2,63 cm và khác nhau không có ý nghĩa (p>0,05). Qua Bảng 3.17 và
Hình 3.58 cho thấy, thời điểm tập chuyển đổi TACB đã ảnh hƣởng đến tăng trƣởng tích
lũy về chiều dài của cá chuối hoa trong thời gian thí nghiệm. Kết quả thí nghiệm này
khá tƣơng đồng với kết quả nghiên cứu của Tiền Hải Lý (2016) tiến hành trên cá
dày (Channa lucius) trong thời gian 30 ngày với chiều dài ban đầu 0,87 cm. Sau 30
ngày ƣơng chiều dài của cá đạt từ 2,56 -3,0 cm. Trong đó, ở nghiệm thức tập chuyển
đổi TACB cho cá ở ngày thứ 16 thì cá đạt chiều dài cao nhất (3,00 cm) và khác biệt
có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức tập chuyển đổi TACB cho cá ở
ngày thứ 10 nhƣng không có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức tập chuyển đổi
TACB cho cá ở ngày thứ 13 sau khi ƣơng.
Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày
Tốc độ tăng trƣởng bình quân ngày của cá theo chiều dài cũng có sự khác biệt
giữa các nghiệm thức tập chuyển đổi TACB cho cá ở các thời điểm khác nhau. Cá
ƣơng ở nghiêm thức tập chuyển đổi TACB cho cá ở ngày thứ 17 có tốc độ tăng
trƣởng bình quân ngày về chiều dài đạt cao nhất là 0,091 ± 0,002 cm/ngày và khác
biệt đáng kể với tất cả các nghiệm thức còn lại (Bảng 3.17). Giữa các nghiệm thức
tập chuyển đổi TACB cho cá ở ngày thứ 7 và 9; 9 và 11; 13 và 15 tốc độ tăng trƣởng
bình quân ngay ngày khác nhau không có ý nghĩa (p>0,05), lần lƣợt là 0,043 ±
0,003cm/ngày và 0,050 ± 0,003 cm/ngày; 0,050 ± 0,003 cm/ngày và 0,054 ± 0,002
cm/ngày; 0,073 ± 0,009 cm/ngày và 0,081 ± 0,007g/ngày. Tuy nhiên, giữa nghiệm
thức tập chuyển đổi TACB cho cá ở ngày thứ 7, 11 với 13 và 15 khác biệt có ý
nghĩa (p<0,05). Kết quả thí nghiệm này cũng tƣơng tự kết quả nghiên cứu của Tiền
Hải Lý (2016) tiến hành trên cá dày cho thấy tốc độ tăng trƣởng tuyệt đối về chiều
dài của cá có khuynh hƣớng giảm từ nghiệm thức tập chuyển đổi TACB cho cá ở
ngày thứ 16, 13 và 10 với các giá trị lần lƣợt là 0,071 cm/ngày, 0,070 cm/ngày,
0,057 cm/ngày. Tuy nhiên, tốc độ tăng trƣởng tuyệt đối của nghiệm thức tập chuyển
đổi TACB cho cá ở ngày thứ 16 và 13 khác biệt (p<0,05) so với tốc độ tăng trƣởng
của cá ở nghiệm thức tập chuyển đổi TACB cho cá ở ngày thứ 10. Nghiệm thức tập
chuyển đổi TACB cho cá ở ngày thứ 10 có tốc độ tăng trƣởng chiều dài thấp nhất
(0,057cm/ngày).
110
Hình 3.59. Tốc độ tăng trƣởng bình quân ngày về chiều dài của cá chuối hoa trong
quá trình thí nghiệm (Các chữ cái khác nhau đi kèm mỗi cột của đồ thị thể hiện sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05))
Số liệu tại hình 3.59 cho thấy, cá chuối hoa ƣơng ở thời kỳ 1-7 ngày có tốc độ
tăng trƣởng bình quân ngày thấp nhất và không có sự khác biệt rõ rệt giữa các
nghiệm thức. Có thể giai đoạn này là giai đoạn cá mới bắt đầu chuyển từ dinh dƣỡng
bằng noãn hoàng sang dinh dƣỡng bên ngoài nên cá chƣa có sự thích nghi dẫn đến
tốc độ tăng trƣởng trong thời gian này thấp, mặt khác giai đoạn này ở tất cả các
nghiệm thức chế độ cho ăn đang giống nhau nên giữa các nghiệm thức chƣa có sự
khác biệt (p>0,05). Giai đoạn ƣơng từ 8-14 ngày đã có sự phân hóa rõ về chiều dài
giữa các nghiệm thức, giai đoạn này chia các nghiệm thức thí nghiệm thành 2 nhóm:
Nhóm 1: gồm các nghiệm thức tập chuyển đổi TACB cho cá ở ngày thứ 7, 9 và 11
lần lƣợt đạt 0,032 cm/ngày, 0,036 cm/ngày và 0,050 cm/ngày (p>0,05); Nhóm 2 có
tốc độ tăng trƣởng cao hơn nhóm 1 (p<0,05) và gồm các nghiệm thức tập chuyển
đổi TACB cho cá ở ngày thứ 13, 15 và 17 lần lƣợt đạt 0,100 cm/ngày, 0,126
cm/ngày và 0,120 cm/ngày (p>0,05). Giai đoạn ƣơng từ 15-21 ngày chiều dài có sự
khác nhau giữa các nghiệm thức tập chuyển đổi TACB cho cá ở ngày thứ 7, 9, 11,
13, 15, 17 lần lƣợt đạt 0,071 cm/ngày, 0,067 cm/ngày, 0,076 cm/ngày, 0,076
cm/ngày, 0,081 cm/ngày và 0,114 cm/ngày. Trong đó giữa các nghiệm thức tập
chuyển đổi TACB cho cá ở ngày thứ 7, 9, 11, 13 và 15 khác biệt không có ý nghĩa
(p>0,05); tƣơng tự giữa các nghiệm thức tập chuyển đổi TACB cho cá ở ngày 11,
13, 15 và 17 khác biệt cũng không có ý nghĩa (p>0,05). Nhƣ vậy, tốc độ tăng trƣởng
bình quân về chiều dài cho cá ở giai đoạn này chỉ nghiệm thức tập chuyển đổi
TACB cho cá ở ngày 7 và 9 là khác biệt rõ rệt với nghiệm thức tập chuyển đổi
111
TACB cho cá ở ngày 17 (p<0,05). Giai đoạn ƣơng từ ngày thứ 22 đến khi kết thúc
thí nghiệm chỉ có sự khác nhau giữa nghiệm thức tập chuyển đổi TACB cho cá ở
ngày 7 so với các ngày 13, 15 và 17 (p<0,05). Còn giữa các nghiệm thức khác
không có sự khác biệt có ý nghĩa (p>0,05).
Tốc độ tăng trưởng đặc trưng
Qua bảng 3.17 cho thấy tốc độ tăng trƣởng đặc trƣng là 2,96 - 4,64%/ngày .
Trong đó, ở nghiệm thức tập chuyển đổi TACB cho cá ở ngày 17 đạt cao nhất với
tốc độ tăng trƣởng đặc trƣng 4,64%/ngày và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
so với các nghiệm thức tập chuyển đổi TACB cho cá ở ngày 9, 11, 13 nhƣng không
có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức tập chuyển đổi TACB cho cá ở ngày thứ 15
sau khi ƣơng (p>0,05).
Từ hình 3.60 cho thấy, tốc độ tăng trƣởng đặc trƣng về chiều dài của cá
chuối hoa ƣơng ở thời kỳ 1-7, 15-21 và 22-30 ngày không có sự khác biệt rõ rệt giữa
các nghiệm thức (p>0,05).
Hình 3.60. Tốc độ tăng trƣởng đặc trƣng về chiều dài của cá chuối hoa trong quá
trình thí nghiệm (Các chữ cái khác nhau đi kèm mỗi cột của đồ thị thể hiện sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê P<0,05))
Ở thời kỳ 8-14 ngày tốc độ tăng trƣởng đặc trƣng ở các nghiệm thức thí
nghiệm đƣợc chia làm 2 nhóm phân biệt rõ ràng: Nhóm 1 gồm các nghiệm thức tập
chuyển đổi TACB cho cá ở ngày thứ 7, 9 và 11 lần lƣợt đạt 2,95 %/ngày, 3,27
%/ngày và 4,38 %/ngày (p>0,05); Nhóm 2 có tốc độ tăng trƣởng cao hơn nhóm 1
(P<0,05) và gồm các nghiệm thức tập chuyển đổi TACB cho cá ở ngày thứ 13, 15 và
17 lần lƣợt đạt 7,85 %/ngày, 9,18 5/ngày và 8,85 %/ngày (p>0,05).
112
d/ Hệ số phân đàn và phân hóa sinh trưởng
d1/ Hệ số phân đàn
Hệ số phân đàn ở giai đoạn 0-7 ngày ƣơng tƣơng đối cao dao động từ 11,21 -
11,81% và không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức thí nghiệm (p>0,05). Hệ số
phân đàn ở giai đoạn 8-14 ngày ƣơng đã có mức phân hóa rõ giữa các nghiệm thức thí
nghiệm. Hệ số phân đàn ở nghiệm thức tập chuyển đổi TACB cho cá ở ngày ƣơng thứ
7 đạt cao nhất là 15,34% và có sự khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) với các nghiệm thức
khác. Tiếp đến là hệ số phân đàn của các nghiệm thức tập chuyển đổi TACB cho cá ở
ngày thứ 9 và 11 lần lƣợt là 11,45% và 9,56% (p>0,05) và thấp nhất là các nghiệm
thức tập chuyển đổi TACB cho cá ở ngày thứ 15 và 17 (4,34% và 4,65%)(p>0,05).
Hệ số phân đàn ở giai đoạn 15-21 ngày đã chia các nghiệm thức thí nghiệm thành 3
nhóm rõ ràng và có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nhóm (p<0,05) và giữa các
nghiệm thức trong cùng 1 nhóm không có sự khác biệt có ý nghĩa (p>0,05) cụ thể nhƣ
sau: Nhóm 1 có hệ số phân đàn cao nhất dao động từ 14,65 -17,32% gồm các nghiệm
thức tập chuyển đổi TACB cho cá ở các ngày thứ 7, 9 và 11. Tiếp đến là nhóm 2 có
hệ số phân đàn từ 7,43-9,64% gồm các nghiệm thức tập chuyển đổi TACB cho cá ở
các ngày thứ 13 và 15. Thấp nhất là hệ số phân đàn của nghiệm thức tập chuyển đổi
TACB cho cá ở ngày nuôi thứ 17 (4,12%).
Hình 3.61. Hệ số phân đàn về khối lƣợng của cá chuối hoa trong thời gian thí nghiệm
(Các chữ cái khác nhau đi kèm mỗi cột của đồ thị thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (P<0,05))
113
Qua giai đoạn từ 14- 21 ngày nuôi cũng cho thấy hệ số CV giảm khi thời
điểm tập chuyển đổi từ thức ăn sống sang thức ăn chế biến diễn ra chậm hơn. Điều
này có thể do thời điểm tập chuyển đổi TACB cho cá sớm thì lƣợng giun chỉ cung
cấp cho cá ít, trong khi chỉ có một số cá thể vƣợt đàn là có thể sử dụng đƣợc thức ăn
chế biến nên sinh trƣởng nhanh hơn dẫn đến sự phân đàn cao. Tuy nhiên, đến giai
đoạn từ 22-30 ngày thì hầu hết các cá thể trong đàn đều có thể sử dụng thức ăn chế
biến, nên sự chênh lệch về sinh trƣởng giữa các cá thể trong đàn không lớn nên hệ
số CV giảm. Giai đoạn này cho thấy thời điểm tập chuyển đổi TACB cho cá ở ngày
thứ 15 và 17 có hệ số phân đàn thấp từ (3,43 - 4,47%), hệ số phân đàn tại thời điểm
tập chuyển đổi TACB cho cá ở ngày thứ 7, 9, 11 và 13 lần lƣợt là (9,72 %, 9,32%,
8,43% và 7,83%) (Hình 3.61) và khác biệt không có ý nghĩa giữa các nghiệm thức
này (p>0,05) nhƣng khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức tập chuyển đổi
TACB cho cá ở ngày thứ 15 và 17.
d2/ Phân hóa sinh trưởng
Đối với những loài cá dữ,có đặc tính săn mồi thì sự phân kích cỡ trong quần
đàn là một vấn đề quan trọng (Kestemont et al., 2007). Sự phân hóa về khối lƣợng
cá chuối hoa đƣợc trình bày trong Hình 3.62.
Hình 3.62. Tỷ lệ phân hóa về khối lƣợng (%) của cá chuối hoa bột sử dụng thức
ăn chế biến ở các thời điểm thay thế khác nhau sau 30 ngày thí nghiệm
Hình 3.62 cho thấy sự phân hoá kích cỡ của cá thể hiện rõ ở nghiệm thức
ngày thứ 7 và 9 ở các nghiệm thức này có xuất hiện 4 nhóm cá có khối lƣợng (W)
khác nhau. Chiếm ƣu thế là nhóm cá cỡ nhỏ nhất (W<0,15 g) chiếm đến 47 - 49%,
114
nhóm W = 0,15- 0,3 g chiếm 43-46%, kế đến nhóm cỡ W = 0,31 -0,45 g chiếm 5 -
6% và nhóm cỡ lớn nhất (W > 0,45 g) chỉ chiếm 1- 3%. Nguyên nhân của hiện
tƣợng này rất có thể cá chuối hoa bột giai đoạn này không thể sử dụng hiệu quả
thức ăn chế biến, dẫn đến sự chênh lệch kích cỡ trong quần đàn, từ đó sẽ dẫn tới tỷ
lệ sống thấp bởi hiện tƣợng ăn nhau, điều này giải thích vì sao tỉ lệ sống trong
nghiệm thức này thấp (28,89 -40,31%) so với những nghiệm thức còn lại
(p<0,05). Kết quả này hoàn toàn phù hợp với nhận định của Qin et al. (1996a) đối
với cá ăn động vật thì sự khác nhau về kích cỡ trong cùng một điều kiện nuôi sẽ
làm tăng tỷ lệ ăn nhau.
Ở 2 nghiệm thức tập chuyển đổi TACB cho cá ngày thứ 11 và 13 không
xuất hiện nhóm kích cỡ quá lớn (W≥0,45 g) mà chỉ có 3 nhóm cá nhƣ: cá cỡ nhỏ
(W< 0,15 g) chỉ chiếm 15-25%, nhóm cỡ W = 0,15-0,30 g chiếm 58-64% và
nhóm kích cỡ lớn W = 0,31-0,45 g chiếm tỷ trọng 17-21%. Tỷ lệ sống ở nhóm này
đạt 49,60% và 63,19%.
Sự phân hóa sinh trƣởng của cá chuối hoa nghiệm thức tập chuyển đổi
TACB cho cá ở ngày thứ 15 và 17 cũng không xuất hiện nhóm kích cỡ quá nhỏ
(W <0,15 g), cá cỡ W = 0,15-0,30 g chiếm 15-40 % và nhóm kích cỡ lớn W =
0,31-0,45 g chiếm ƣu thế với tỉ lệ (57 - 68 %). Nhóm cỡ lớn nhất (W > 0,45 g)
chiếm 3-17%. Vì thế, cho nên ở các nghiệm thức này cá có tỷ lệ sống cũng tƣơng
đối cao (77,49 - 82,61%).
Theo Tiền Hải Lý (2016) thì cá dày bột thời điểm thay thế TACB 10
ngày, 13 ngày và 16 ngày tuổi có tỷ lệ phân đàn cao nhất ở nghiệm thức thay thế
TACB 10 ngày tuổi. Theo Ngô Minh Dung (2010) thì cá lóc đen bột khi thay thế
TACB ở thời điểm 10 ngày, 17 ngày và 24 ngày tuổi thì cá có tỷ lệ phân đàn cao
nhất ở nghiệm thức thay thế TACB ở thời điểm 10 ngày tuổi. NguyễnThị Ngọc
Lan (2004) cho rằng cá lóc bông ở 3 ngày đầu tiên cho thay thế TACB có tỷ lệ
phân đàn cao hơn các nghiệm thức còn lại. Theo Victor & Akpocha (1992) cho
rằng cá sẽ thể hiện tính ăn nhau rất lớn khi chúng đƣợc nuôi trong điều kiện dinh
dƣỡng thấp, thức ăn không thích hợp, cá hoàn toàn phụ thuộc vào thức ăn tự
nhiên. Kết quả nghiên cứu của Qin & Fast (1996b) trên cá lóc đen nhận thấy sự
khác biệt kích cỡ càng lớn thì tỉ lệ ăn nhau càng tăng. Nghiên cứu về sự ảnh
hƣởng của khác biệt kích cỡ lên tỉ lệ ăn nhau từng đƣợc chứng minh trên một số
loài cá khác nhƣ trên cá tuyết (DeAngelis et al., 1979), cá bơn Nhật Bản
115
(Paralichthys olivaceus) (Dou et al., 2000), hay trong nghiên cứu của Kestemont
et al., (2007) về 2 loài cá chẽm (Dicentrarchus labrax) và cá vƣợc (Perca
fluviatilis) cũng kết luận rằng khi có sự khác biệt kích cỡ trong quần đàn thì tỉ lệ
ăn nhau sẽ tăng.
Từ kết quả nghiên cứu của một số tác giả và kết quả của thí nghiệm có thể
nhận định rằng tỷ lệ sống, mức độ phân hóa sinh trƣởng của cá sẽ đạt đƣợc hiệu
quả cao khi lựa chọn đúng thời điểm chuyển đổi TACB cho cá. Việc tập chuyển
đổi TACB cho cá thành công trên cá chuối hoa bột sẽ có ý nghĩa rất lớn trong thực
tiễn sản xuất, giảm áp lực từ thức ăn tƣơi sống trong ƣơng cá giống và góp phần
giảm giá thành sản xuất. Cá chuối hoa bột chuyển đổi từ thức ăn tƣơi sống sang
TACB ở thời điểm 15 -17 ngày tuổi đã cho tỷ lệ sống và tăng trƣởng tốt nhất và
mức độ phân hóa sinh trƣởng thấp nhất.
e/ Khả năng chịu sốc cơ học của cá
Kết quả gây sốc cơ học đối với cá chuối hoa ƣơng ở giai đoạn cá bột lên cá
hƣơng ở các nghiệm thức tập chuyển đổi TACB cho cá tại các thời điểm khác nhau
đƣợc trình bày trong hình 3.63. Sốc cơ học đối với cá bột cá chuối hoa 20 ngày tuổi
cho thấy, tỷ lệ cá bị sốc hoặc chết do sốc cơ học ở nghiệm thức tập chuyển đổi
TACB cho cá ở ngày thứ 7, 9 và 11 lần lƣợt là ( 60,7-66,7%, 53,3 - 68,7% và 52 -
60,0%) cao hơn so với cá tập chuyển đổi TACB cho cá ở ngày 13, 15 và 17(lần lƣợt
là 30,0-46,0%, 19,3-29,3% và 13,3-22,6%)(p<0,05) và không có sự khác biệt thống
kê về các chỉ tiêu này giữa nghiệm thức tập chuyển đổi TACB cho cá ở ngày thứ 15
và 17 (p>0,05) (Hình 3.63a).
a) Tỷ lệ cá bị sốc và bị chết bởi tác động cơ học của ở thời điểm 20 ngày tuổi
116
b) Tỷ lệ bị sốc và bị chết bởi tác động cơ học của cá ở thời điểm 30 ngày tuổi
Hình 3.63. Tỷ lệ bị sốc và bị chết do sốc cơ học của cá ƣơng tập chuyển đổi TACB
cho cá ở các thời điểm khác nhau (Các chữ cái khác nhau trên mỗi cột của đồ thị
thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05))
Ở ngày ƣơng thứ 30 cá sử dụng đƣợc hoàn toàn thức ăn chế biến thì khả năng chịu
đựng đối với tác động cơ học tăng lên đáng kể. Kết quả gây sốc cơ học cho thấy tỷ lệ
cá bị sốc và bị chết do sốc cơ học ở nghiệm thức tập chuyển đổi TACB cho cá ở
ngày thứ 7 và 9 lần lƣợt là 22 - 29,3% và 24,7 -30,0 % và cao hơn so với các nghiệm
thức tập chuyển đổi TACB cho cá ở ngày ƣơng khác (p < 0,05). Tỷ lệ cá bị sốc và
bị chết do sốc cơ học của cá ở các nghiệm thức tập chuyển đổi TACB cho cá ở ngày
thứ 13-17 lần lƣợt là 6,7 -10%, 6 -10% và 6 - 6% và không có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p>0,05) (Hình 3.63b).
Nhƣ vậy, thời điểm tập chuyển đổi TACB cho cá có ảnh hƣởng tích cực đến
sức chịu sốc của cá. Từ kết quả trên cho thấy thời điểm thích hợp để chuyển thức ăn
sống sang thức ăn chế biến cho cá là từ ngày ƣơng thứ 15 đến ngày ƣơng thứ 17.
Nhƣ vậy, kết quả nghiên cứu trên cá chuối hoa cho thấy tỷ lệ sống và tốc
độ tăng trƣởng tăng dần từ nghiệm thức tập chuyển đổi TACB cho cá ở ngày ƣơng
thứ 7, 9, 11, 13, 15 và 17. Kết quả nghiên cứu cũng phù hợp với những nhận định
của các kết quả nghiên cứu trƣớc đây nhƣ Tiền Hải Lý (2016), Phạm Minh Thành
và Nguyễn Văn Kiểm (2009) cho rằng trong quá trình ƣơng tốc độ tăng trƣởng của
cá sẽ chậm khi trong môi trƣờng không có thức ăn ƣa thích mà bắt buộc phải sử
dụng thức ngoài. Theo Person-Le Ruyet et al., (1993) cá bột phải sử dụng thức ăn
chế biến sớm thì tăng trƣởng cũng kém. Tuy nhiên, mức độ phân hóa trong quần
117
đàn lại giảm dần từ nghiệm thức tập chuyển đổi TACB cho cá ở ngày nuôi thứ 7,
9, 11, 13, 15 và 17. Kết quả nghiên cứu cũng phù hợp với các kết quả nghiên cứu
trƣớc đây nhƣ Tiền Hải Lý (2016), Ngô Minh Dung (2010), Victor & Akpocha
(1992), Qin &Fast (1996b) cho rằng chúng sẽ thể hiện tính ăn nhau cao khi đƣợc
nuôi trong môi trƣờng thức ăn không thích hợp, điều kiện dinh dƣỡng thấp.
Dựa vào kết quả về tỉ lệ sống, tăng trƣởng và tỷ lệ phân hóa sinh trƣởng và
khả năng chịu sốc cơ học của cá trong thí nghiệm tập chuyển đổi TACB cho cá ở
ngày nuôi thứ 7, 9, 11, 13, 15 và 17 cho thấy có thể sử dụng thức ăn chế biến để
ƣơng cá chuối hoa. Đây là cơ sở để mở ra triển vọng trong việc thay thế thức ăn
tƣơi sống bằng thức ăn chế biến trong ƣơng nuôi cá chuối hoa. Đối với cá chuối
hoa thời điểm thích hợp để bắt đầu cho ăn thức ăn chế biến là 15 ngày tuổi với
phƣơng thức thay thế dần thức ăn tƣơi sống bằng thức ăn chế biến với tỉ lệ 20%
TACB/ngày.
3.2.4. Ương cá chuối hoa giai đoạn cá hương lên cá giống
3.2.4.1. Ảnh hưởng của mật độ lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và hệ số phân đàn của cá
con giai đoạn cá hương lên cá giống.
a/ Diễn biến các yếu tố môi trường trong quá trình ương
Yếu tố môi trƣờng có ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của
của thủy sinh vật (Trƣơng Quốc Phú và nnk., 2006). Trong suốt thời gian thí
nghiệm, các yếu tố môi trƣờng đƣợc ghi nhận và trình bày trong Bảng 3.18
Bảng 3.18. Diễn biến các yếu tố môi trƣờng trong quá trình ƣơng
Nghiệm
thức
Nhiệt độ
(toC)
Oxy hòa tan
(mg/l)
pH
Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều
1,0 con/L 29,1±0,4 30,7±0,7 5,30±0,04 5,28±0,03 7,81±0,01 8,16±0,02
1,5 con/L 29,4±0,7 30,5±0,4 5,27±0,02 5,27±0,03 8,03±0,03 8,18±0,01
2,0 con/L 29,5±0,5 30,9±0,3 5,28±0,04 5,28±0,03 7,84±0,02 8,10±0,03
2,5 con/L 29,5±0,5 30,8±0,2 5,30±0,04 5,29±0,03 7,79±0,02 8,14±0,03
3,0 con/L 29,5±0,4 30,8±0,1 5,30±0,04 5,29±0,03 7,79±0,02 8,14±0,03
Nhiệt độ, oxy và pH ảnh hƣởng đến sự phát triển của cá con trong quá trình
ƣơng nhƣ: hô hấp, sức đề kháng, tăng trƣởng, tiêu hóa. Các yếu tố này là thƣờng
118
biến đổi trong suốt quá trình ƣơng nuôi. Nhiệt độ nƣớc trong thời gian ƣơng cá
chuối hoa trong bể dao động khoảng 29,1-29,5oC vào buổi sáng và 30,5 - 30,8oC
vào buổi chiều ở tất cả các nghiệm thức và nhiệt độ dao động trong ngày không lớn
hơn 2oC.Chỉ số Oxy hòa tan (DO) trong các nghiệm thức thí nghiệm dao động
trong ngày không lớn, giá trị DO của các nghiệm thức nằm trong khoảng 5,27 -
5,30 mg/l. Chỉ số pH của các nghiệm thức nằm trong khoảng 7,79 - 8,18, dao
động pH của các nghiệm thức trong ngày<0,5. Theo Trƣơng Quốc Phú và nnk.,
(2006) thì nhiệt độ thích hợp cho tôm, cá phát triển nằm trong khoảng 25- 32oC,
DO lý tƣởng cho tôm, cá > 5mg/l. Theo Boyd (1990), pH thích hợp cho cá nói
chung từ 6-9. Vì vậy, nhiệt độ, DO và pH của các nghiệm thức đều nằm trong
khoảng thích hợp cho cá chuối hoa phát triển.
b/ Tỷ lệ sống
Theo Refsite & Kittelsen (1976) thì mật độ ƣơng là một trong những nhân tố
ảnh hƣởng đến tỷ lệ sống và hoạt động sống của cá. Kết quả tỷ lệ sống cụ thể của cá
trong thí nghiệm ƣơng cá chuối hoa giai đoạn cá hƣơng lên cá giống đƣợc trình bày
trên Hình 3.64.
Hình 3.64. Tỷ lệ sống của cá chuối hoa khi ƣơng ở các mật độ ƣơng khác nhau
(Các chữ cái khác nhau đi kèm mỗi cột của đồ thị thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p<0,05))
Mật độ ƣơng ảnh hƣởng lên tỷ lệ sống của cá chuối hoa (p<0,05).(Hình
3.64).Tỷ lệ sống ở các mật độ từ 1-1,5 con/l từ 91,92 - 93,76% cao hơn so với
119
nhóm nuôi ở mật độ 2,0-3,0 con/l (60,44 -85,05) (p<0,05). Nguyên nhân ở nhóm
mật độ cao thấp hơn là do ở giai đoạn cuối của thí nghiệm kích thƣớc (chiều dài,
khối lƣợng) cá tăng lên nên tổng sinh khối của nhóm nuôi ở mật độ cao lớn điều này
làm chất lƣợng nƣớc giảm dẫn đến nhiều cá thể bị bệnh chết. Theo Nguyễn Trọng Nho
& Tạ Khắc Thƣờng (2004) khi ƣơng cá chép mõm nhọn cho thấy tỷ lệ sống giảm
từ 95% xuống 68,5% khi tăng mật độ ƣơng nuôi từ 0,1 -1 con/l. Hatziathanasius et
al., (2002) ƣơng loài Dicentrarchus labrax với mật độ từ 5 – 20 con/l từ cỡ 17,1 lên
21,5 mm cho thấy, tỷ lệ sống ở mật độ 5 và 10 con/l (lần lƣợt là 63,7 và 60,2%) cao
hơn mật độ 15 và 20 con/l (lần lƣợt là 44,7 và 48,4%).
Tỷ lệ sống của cá chuối hoa trong nghiên cứu này cao hơn tỷ lệ sống của cá
lóc bông trong nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phƣơng và nnk., (2008), theo nhóm
tác giả này thì cá lóc bông (cá 31 ngày tuổi) ƣơng ở mật độ 0,9-1,2 con/l và thời
gian ƣơng là 30 ngày thì tỷ lệ sống chỉ đạt 7,15-15,4% (ƣơng trong bể) và 17,1-
41,1% (ƣơng trong giai). Tuy nhiên, tỷ lệ sống cá chuối hoa trong thí nghiệm này
tƣơng tự với kết quả nghiên cứu trên cá dày của Tiền Hải Lý (2016) sau 30 ngày
ƣơng tỷ lệ sống mật độ 1-1,5 con/l đạt cao nhất (91,3-92,3%) và có ý nghĩa
(p<0,05) so với nghiệm thức ƣơng ở mật độ 2 con/l và 2,5 con/l
c. Tăng trưởng
c1. Tăng trưởng về khối lượng
Tăng trƣởng là quá trình lớn lên về kích thƣớc của cá. Sau 28 ngày ƣơng, sự
lớn lên về khối lƣợng của cá chuối hoa đƣợc ghi nhận trong Bảng 3.19, Hình 3.65
Bảng 3.19. Tăng trƣởng (theo khối lƣợng, g) của cá cá chuối hoa ở các mật độ ƣơng
khác nhau
Nghiệm thức W0 (g)
Wfl
(g)
DWG
(g/ngày)
SGR
(%/ngày)
Mật độ 1,0 con/l 0,25 ± 0,034a 0,87 ± 0,020c 0,022 ± 0,001a 4,45 ± 0,08c
Mật độ 1,5 con/l 0,25 ± 0,034a 0,86 ± 0,015c 0,021 ± 0,001a 4,40 ± 0,14c
Mật độ 2,0 co
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_mot_so_dac_diem_sinh_hoc_va_xay_dung_ky_t.pdf