MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
CHỮ VIẾT TẮT
DANH SÁCH BẢNG
DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
DANH SÁCH BẢN ĐỒ
MỞ ĐẦU .2
1. Lí do chọn nghiên cứu đề tài .2
2. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .3
2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước . 3
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .4
3. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu đề tài .7
3.1. Mục tiêu .7
3. 2. Nhiệm vụ .7
4. Phạm vi nghiên cứu .8
5. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu .9
5.1. Các quan điểm nghiên cứu .9
5.1.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ .9
5.1.2 Quan điểm hệ thống. 9
5.1.3. Quan điểm lịch sử, viễn cảnh .9
5.1.4. Quan điểm phát triển bền vững. 9
5.2. Các phương pháp nghiên cứu .10
5.2.1. Phương pháp tổng hợp tài liệu, số liệu thống kê. 10
5.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa .10
5.2.3. Phương pháp xử lí và phân tích tài liệu, số liệu .10
5.2.4. Phương pháp bản đồ, biểu đồ và ứng dụng công nghệ GIS .11
5.2.5. Phương pháp chuyên gia .11
5.2.6. Phương pháp thang điểm tổng hợp .11
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn .12
7. Cấu trúc của luận án .13
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ KINH TẾ .14
1.1. Cơ sở lí luận về tổ chức lãnh thổ kinh tế .14
1.1.1. Quan niệm về tổ chức lãnh thổ .14
1.1.2. Quan niệm và nguyên tắc của tổ chức lãnh thổ kinh tế .16
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ kinh tế .19
1.1.4. Một số hình thức cơ bản của tổ chức lãnh thổ kinh tế .25
1.2. Cơ sở thực tiễn nghiên cứu một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế .31
195 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 572 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế ở tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
Long
Thành
H.
Nhơn
Trạch
N
gư
ời
/H
ộ
N
gư
ời
Số nhân khẩu của hộ NN Bình quân nhân khẩu/hộ nông nghiệp
Biểu đồ 2.3: Số nhân khẩu và bình quân nhân khẩu trên 1 hộ nông nghiệp
phân theo huyện, thị xã, TP của tỉnh Đồng Nai (1/7/2011)
Với 66,57% dân số sống ở khu vực nông thôn và 30,07% số lao động đang
hoạt động trong các ngành kinh tế, nhưng chỉ tạo ra 8,29% so với tổng GDP.
Hơn nữa, năng suất lao động của ngành nông nghiệp lại thấp nhất trong các
ngành kinh tế, mà phải gánh thêm một lượng lớn người phụ thuộc nên thu nhập
trung bình của cư dân nông thôn nhìn chung còn thấp. Do vậy, trong những năm
tới cần phải giảm số hộ nông nghiệp và thay vào đó là các hình thức tổ chức lãnh
thổ nông nghiệp khác có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế và thu nhập cao hơn
cho người lao động nông nghiệp.
Về quy mô sản xuất của hộ nông nghiệp:
Đối với trồng trọt
Với diện tích canh tác bình quân của 1 hộ sản xuất nông nghiệp của tỉnh
Đồng Nai là 1,32 ha/hộ (phụ bảng 2.3). Trong đó đất trồng cây hàng năm là
0,36ha, đất trồng lúa là 0,18ha và đất trồng cây lâu năm là 0,78ha. Điều này cho
thấy đất canh tác nông nghiệp còn manh mún, gây khó khăn cơ giới hóa nông
nghiệp và khó có được khối lượng sản phẩm đạt an toàn về chất lượng.
77
Đối với chăn nuôi
Từ phụ bảng 2.4 cho thấy vật nuôi chủ lực của tỉnh Đồng Nai được nuôi
trong hộ chiếm tỷ lệ lớn (bò chiếm 99,28%, gia cầm chiếm 56,99 và lợn chiếm
64,63%). Trong đó bò gần như được nuôi manh mún và có qui mô nhỏ ở trong
các hộ (số lượng trung bình khoảng 3- 5 con), chỉ có một số lượng đàn bò rất nhỏ
so với tổng số đàn bò của tỉnh được nuôi theo hình thức công nghiệp ở trong các
trang trại của công ty bò sữa Long Thành. Với quy mô nhỏ lẻ, manh mún và
phân tán, khó kiểm soát về dịch bệnh nên năng suất và và hiệu quả kinh tế thấp.
Đánh giá chung: Nông hộ là một hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
đóng vai trò quan trọng ở Đồng Nai, chiếm 78,13% giá trị sản xuất nông nghiệp
và 95,7% lao động phục vụ trong ngành nông nghiệp. Mặc dù bộc lộ những hạn
chế về quy mô nhỏ, phân tán và khó áp dụng khoa học tiến tiến, nhưng về cơ bản
chưa thể xóa bỏ hoàn toàn trong đều kiện của nước ta hiện nay nói chung và
Đồng Nai nói riêng.
b) Trang trại
Các trang trại của tỉnh Đồng Nai phần lớn là loại hình trang trại gia đình, sử
dụng lao động gia đình là chủ yếu, hợp đồng thuê thêm lao động thường xuyên
không nhiều.
Trang trại trồng cây hàng năm
Kết quả điều tra của Cục Thống kê Đồng Nai năm 2010 có 222 trang trại
trồng cây hàng năm, chiếm 6,87% tổng số trang trại của tỉnh (tăng 47 trang trại
so với năm 2006). Phần lớn các trang trại trồng cây hàng năm tập trung ở những
huyện có tỷ trọng nông nghiệp lớn trong cơ cấu kinh tế như: huyện Xuân Lộc,
huyện Tân Phú và thị xã Long Khánh. Vốn đầu tư của trang trại trồng cây hàng
năm thấp nhất trong các loại hình trang trại. Nguyên nhân vốn đầu tư của trang
trại trồng cây hàng năm thấp là do chi phí đầu tư về giống và các loại vật tư nông
nghiệp không lớn; chi phí bỏ ra của các trang trại trong việc xây dựng cơ sở hạ
tầng ở mức thấp. Loại hình trang trại trồng cây hàng năm sử dụng diện tích đất
canh tác tương đối lớn (bình quân 5,22 ha/trang trại). Quy mô đất của trang trại
78
trồng cây hàng năm là điều kiện thuận lợi để áp dụng cơ giới hóa các khâu làm
đất, thu hoạch
Việc sử dụng lao động thường xuyên trong các trang trại trồng cây hàng
năm bình quân là 5,23 lao động/trang trại, trong đó lao động chủ hộ là 2,27 lao
động/trang trại. Tuy nhiên, các trang trại này lại sử dụng số lao động thuê mướn
thời vụ cao hơn cả so với các loại hình trang trại ở tỉnh Đồng Nai (bình quân
5,94 lao động/trang trại). Điều này xuất phát từ tính chất sản xuất của loại hình
trang trại trồng cây hàng năm: một năm có thể sản xuất 2-3 vụ; thu họach cần
phải tập trung trong thời gian ngắn. Nhưng số lao động thường xuyên của các
trang trại không thể thực hiện toàn bộ các công việc trong quá trình sản xuất, nên
việc thuê mướn lao động thời vụ là tất yếu. Lao động thuê mướn thời vụ trong
nông nghiệp của tỉnh Đồng Nai ngày càng trở nên khan hiếm do sự chuyển dịch
lao động sang ngành công nghiệp. Đây là những khó khăn, trở ngại cho việc phát
triển trang trại trồng cây hàng năm trong thời gian tới.
Trang trại trồng cây lâu năm
Số lượng trang trại trồng cây lâu năm là 1175 trang trại (năm 2010). Đây là
loại hình trang trại sản xuất chiếm số lượng tương đối lớn (chiếm 36,36%) so với
tổng số trang trại của tỉnh. Các chủ trang trại đã biết tận dụng lợi thế về đất, khí
hậu của tỉnh để phát triển sản xuất kinh doanh các loại cây ăn trái đặc sản như:
buởi Tân Triều, chôm chôm, sầu riêng Long Khánh, đặc biệt là các cây công
nghiệp lâu năm như: cao su, cà phê, tiêu và điều là hàng hóa xuất khẩu chủ lực
của Việt Nam nói chung và Đồng Nai nói riêng.
Năm 2010 số lao động thường xuyên làm việc trong các trang trại trồng cây
lâu năm là 3843 lao động (chiếm 31,87% số lao động thường xuyên của trang
trại), bình quân 3,27 lao động thường xuyên/trang trại; số lao động thời vụ là
4519 lao động (chiếm 63,36% tổng số lao động thời vụ của các trang trại), bình
quân 3,85 lao động thời vụ/trang trại. Nhìn chung, lao động làm việc thường
xuyên trong các trang trại trồng cây lâu năm yêu cầu phải biết kỹ thuật trồng,
chăm sóc và thực hành thành thạo các biện pháp kỹ thuật như: áp dụng mô hình
tưới nước tiết kiệm, bón phân qua đường ống, xử lí ra hoa trái vụ vvv
79
Sản phẩm hàng hóa của trang trại trồng cây lâu năm sản xuất ra chủ yếu
được bán thông qua thương lái. Qua khảo sát thực tế ở một số huyện như Xuân
Lộc, Cẩm Mỹ, Long Thành cho thấy: Hầu hết các chủ trang trại trồng cây lâu
năm, kể cả trang trại trồng cao su cũng đều bán sản phẩm cho thương lái trước
khi đến tay các doanh nghiệp sơ chế hoặc chế biến xuất khẩu và tiêu thụ trong
nước. Đây là một thực tế đang diễn ra khá phổ biến ở Đồng Nai.
Trang trại chăn nuôi:
Đồng Nai là tỉnh có truyền thống chăn nuôi, nhất là chăn nuôi lợn và gia
cầm (chủ yếu là gà công nghiệp). Năm 2010 tỉnh Đồng Nai có số lượng đàn lợn
xếp thứ 4 trên 63 tỉnh, thành của cả nước (gần 1.119.823 con không kể lợn sữa).
Cùng với các hình thức chăn nuôi khác ở địa phương, hình thức chăn nuôi trang
trại đang chiếm ưu thế và phát triển nhanh về số lượng với việc sử dụng phương
pháp chăn nuôi công nghiệp là chủ yếu (phụ bảng 2.8 và 2.9).
Căn cứ vào phụ bảng 2.9, ta thấy số lượng bò nuôi trong các trang trại so
với tổng số đàn bò của địa phương vẫn chiếm tỷ trọng thấp mà chủ yếu được
chăn nuôi ở các hộ gia đình, nên khó áp dụng phương thức chăn nuôi theo kiểu
công nghiệp để tăng năng suất và hiệu quả kinh tế. Mặt khác, còn gây khó khăn
kiểm soát dịch bệnh và ô nhiễm môi trường, do vấn đề liên kết giữa khâu chăn
nuôi với giết mổ còn mang tính tự phát.
Chăn nuôi trang trại ở tỉnh Đồng Nai chủ yếu là chăn nuôi lợn và gia cầm
(gia cầm chiếm 43,01%, lợn chiếm 35,37%), nhưng lại cho hiệu quả kinh tế cao
rõ rệt (năm 2010 đạt 4.127.732,189 triệu đồng chiếm 47,23% tổng GTSX của
ngành chăn nuôi tính theo giá thực tế) [15], [16].
Đến năm 2010 toàn tỉnh có số lượng trang trại chăn nuôi là 1581 trang trại
chiếm 48,93% về tổng số lượng trang trại hiện có của tỉnh Đồng Nai. Nhưng đây
là loại hình trang trại có thu nhập trung bình cao hơn mức trung bình của các loại
hình trang trại và chỉ đứng sau trang trại tổng hợp. Năm 2010 trung bình 1 trang
trại chăn nuôi của tỉnh có thu nhập là 155,78 triệu đồng và 1 lao động trong trang
trại chăn nuôi có mức thu nhập là 3,08 triệu đồng/1 tháng. Tuy nhiên giữa các
địa phương có sự chênh lệch tương đối lớn về thu nhập, thể hiện qua biểu đồ 2.4
và phụ bảng 2.9.
80
9,687
12,537
5,145 7,817
38,765
22,860
43,561
31,500
42,396
27,338
3,100
1.55
2.55
3
2.11
1.64
5.86
5.06
6.25
2.62
5.96
3.08
0
1
2
3
4
5
6
7
0
5,000
10,000
15,000
20,000
25,000
30,000
35,000
40,000
45,000
50,000
Biên
Hòa
Vĩnh
Cửu
Tân Phú Định
Quán
Xuân
Lộc
Long
Khánh
Trảng
Bom
Cẩm Mỹ Thống
Nhất
Long
Thành
Nhơn
Trạch
T
ri
ệu
đ
ồn
g/
th
án
g
T
ri
ệu
đ
ồn
g
Tổng thu nhập Thu nhập của 1 lao động trung bình trong 1 tháng
Biểu đồ 2.4 : Thu nhập bình quân 1 tháng của 1 lao động làm việc tại trang trại
chăn nuôi theo huyện, (TX, TP) ở tỉnh Đồng Nai năm 2010
Sự hình thành và phát triển loại hình trang trại chăn nuôi có ở các địa
phương trong tỉnh. Song, tập trung nhiều nhất ở huyện Thống Nhất, Trảng Bom
và Xuân Lộc. Tuy nhiên, các địa phương có mức thu nhập trung bình của 1 lao
động trang trại cao đó là Cẩm Mỹ, Trảng Bom và Long Khánh. Vì đây là những
địa phương có quy mô trang trại lớn hơn (kể cả trang trại trồng trọt và chăn nuôi)
nên thu nhập của người lao động cao hơn.
Các trang trại chăn nuôi được đầu tư khá lớn về cơ cở vật chất như: chuồng
trại theo mô hình công nghiệp hoặc bán công nghiệp. Đối với chăn nuôi lợn đa
số các trang trại đều sử dụng chuồng nuôi lồng sắt. Một số trang trại xây dựng
chuồng kín (có máy lạnh để duy trì nhiệt độ), tránh được dịch bệnh từ bên ngoài.
Quy mô đầu tư vốn bình quân 1 trang trại chăn nuôi năm 2010 là 707,58 triệu
đồng/trang trại, đây là mức đầu tư đứng thứ 2 so với các loại hình trang trại.
Phần lớn trang trại chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, nên sử dụng ít
lao động. Lao động thường xuyên bình quân của 1 trang trại chăn nuôi là 3,4
người, có kinh nghiệm trong lĩnh vực chăn nuôi, biết xử lí những bệnh thông
thường khi vật nuôi mắc phải. Nhiều trang trại đã thực hiện tiêm phòng vác xin
cho gia súc, gia cầm nên hạn chế được dịch bệnh. Mặt khác, do tính chất của
ngành chăn nuôi không bị tác động bởi thời vụ, nên việc thuê mướn lao động của
81
các trang trại chăn nuôi là không đáng kể (bình quân 1 trang trại thuê 2 lao động
thời vụ).
Việc tăng số lượng trang trại chăn nuôi đã làm tăng nhu cầu sử dụng đất.
Đến năm 2010 các trang trại chăn nuôi trên toàn tỉnh đã sử dụng 1542 ha đất,
bình quân một trang trại sử dụng 0,97 ha. Với vị trí địa lí ở vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam, nơi có TP. Hồ Chí Minh là thị trường tiêu thụ các sản phẩm
chăn nuôi (thịt bò, lợn, gà) của địa phương. Trong những năm qua các trang trại
chăn nuôi đã cung cấp phần lớn các sản phẩm của ngành cho Đồng Nai và TP.
Hồ Chí Minh.
Sự phát triển mạnh mô hình trang trại chăn nuôi đã tác động đến cơ cấu giá
trị sản xuất nông nghiệp theo hướng tích cực, từng bước đưa chăn nuôi trở thành
ngành sản xuất chính. Đến năm 2010 tỷ trọng ngành chăn nuôi đã chiếm 33,6%
tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, trong đó giá trị sản xuất của trang trại
chăn nuôi chiếm 47,23% tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi, góp phần đưa
Đồng Nai trở thành tỉnh dẫn đầu về tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu ngành nông
nghiệp so với các tỉnh thành khác ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Bảng 2.12 : Tỷ trọng GTSX của các trang trại chăn nuôi so với GTSX của
ngành chăn nuôi ở tỉnh Đồng Nai năm 2010
Giá trị SX trang
trại chăn nuôi
(triệu đồng)
GTSX ngành chăn nuôi
(triệu đồng)
Tỷ trọng GTSX trang
Trại chăn nuôi so với
GTSX của ngành
chăn nuôi (%)
Định Quán 32.541,51 674.194 4,83
Nhơn Trạch 16.047,40 250.813 6,40
Vĩnh Cữu 38.366,60 266.684 14,39
Long Thành 183.934,05 745.164 24,68
Tân Phú 181.489,51 483.798 37,51
Xuân Lộc 728.425,31 1.679.062 43,38
Cẩm mỹ 505.671,72 1.083.464 46,67
Biên Hòa 420.549,36 701.359 59,96
Thống Nhất 496.221,98 754.164 65,80
Trảng Bom 1.184.573,90 1.641.162 72,18
Long Khánh 339.910,83 459.336 74,00
Tổng số 4.127.732,19 8.739.200 47,23
Nguồn : Tác giả xử lí từ nguồn [8] và [15], [16]
82
Các trang trại chăn nuôi nói riêng và ngành chăn nuôi của tỉnh nói chung
trong thời gian qua gặp phải những khó khăn cần phải giải quyết trong thời gian
tới, đó là: sự hình thành một số cơ sở giết mổ tự phát gây ô nhiễm môi trường,
lây lan dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người; Giá thức ăn cho chăn
nuôi tăng cao lại không ổn định, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất và mở
rộng quy mô của trang trại.
Trang trại tổng hợp
Năm 2010 tại tỉnh Đồng Nai có 95 trang trại tổng hợp. Số lượng trang trại
tổng hợp phần lớn tập trung ở 3 huyện: Long Khánh, Xuân Lộc và Định Quán.
Đó là những trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp như: trồng trọt kết hợp với
chăn nuôi; trồng nấm, nuôi ong, cây cảnh; một số trang trại sản xuất kinh doanh
giống cây – con và dịch vụ nông nghiệp.
Trang trại tổng hợp chủ yếu là sản xuất kinh doanh đa lĩnh vực trong nông
nghiệp, nên có mức đầu tư vốn cao nhất trong các loại hình trang trại. Đồng thời
sử dụng số lao động tương đối lớn, trong đó lao động thường xuyên là 7 người và
lao động thuê mướn là 3 người.
Quy mô sử dụng đất đối với trang trại tổng hợp khá cao, chỉ xếp sau trang
trại lâm nghiệp. Phần lớn chủ trang trại tổng hợp là những người có kinh nghiệm,
có kiến thức trong việc tổ chức điều hành sản xuất kinh doanh. Một bộ phận lao
động làm việc thường xuyên có tay nghề được huấn luyện phù hợp như: kỹ thuật
trồng nấm, nuôi ong, chiết –ghép, lai tạo cây giống, kỹ thuật phối tinh gia súc
Nhờ vậy, hiệu quả sản xuất kinh doanh của loại hình trang trại này đứng đầu về
giá trị sản xuất. Bình quân GTSX của trang trại tổng hợp năm 2010 là 1021,93
triệu đồng/trang trại. Đây cũng là loại hình trang trại có mức thu nhập cao nhất
của tỉnh Đồng Nai (bình quân đạt 231,32 triệu đồng/trang trại).
83
Đánh giá những kết quả và hạn chế của trang trại
Sự hình thành và phát triển trang trại ở tỉnh Đồng Nai đã góp phần giải
quyết việc làm cho 11.292 lao động nông nghiệp (7158 lao động chủ trang trại và
4134 lao động thuê thường xuyên) cùng với 6769 lao động thời vụ (lực lượng lao
động ở nông thôn trong thời kì nông nhàn) [16], chiếm 4,3% tổng số lao động
hoạt động trong ngành nông nghiệp và đóng góp 21,87% giá trị sản xuất của
ngành nông nghiệp cho địa phương.
Bảng 2.13. So sánh giá trị sản xuất của ngành trồng trọt/ diện tích đất trồng trọt
của
địa phương với GTSX của các trang trại trồng trọt/ diện tích đất trồng trọt
của trang trại năm 2010
STT Đơn vị hành chính
GTSX ngành TT/DT
đất trồng trọt
(Triệu đồng/ha)
GTSX trang trại
trồng trọng/diện tích
đất trồng trọt của
trang trại
(triệu đồng/ha)
So sánh GTSX thu
được của trang
trại với GTSX
trồng trọt/ 1 ha đất
canh tác (triệu
đồng/ha)
1 Long Thành 32,74 40,31 +7,57
2 Tân Phú 56,29 65,41 +9,12
3 Biên Hòa 23,81 35,65 +11,84
4 Nhơn Trạch 24,81 37,56 +12,75
5 Vĩnh Cữu 40,30 55,41 +15,11
6 Định Quán 47,52 68,46 +20,94
7 Thống Nhất 41,79 83,47 +41,68
8 Xuân Lộc 45,58 106,27 +60,69
9 Trảng Bom 39,97 122,47 +82,50
10 Long Khánh 42,51 161,51 +119
11 Cẩm mỹ 44,15 177,11 +132,96
Toàn tỉnh 42,48 108,79 +66,31
Nguồn : Tác giả xử lí từ nguồn [8] và [16]
Từ bảng 2.13 cho ta thấy GTXS nông nghiệp thu được trên 1 hecta đất canh
tác nông nghiệp của các trang trại của tỉnh Đồng Nai đều cao hơn GTSX nông
nghiệp của ngành trồng trọt thu được trên 1 héc ta đất trồng trọt. Mặc dù quy mô
của các trang trại của tỉnh Đồng Nai nhìn chung vẫn nhỏ, nhưng với những kết
84
quả mang lại của các trang trại đã chứng tỏ ưu thế của hình thức tổ chức lãnh thổ
nông nghiệp này hơn hẳn nông hộ.
Những loại hình trang trại đang hoạt động có hiệu quả và chiếm ưu thế hiện
nay ở Đồng Nai phải kể đến:
- Loại hình trang trại chăn nuôi: ưu thế thuộc về trang trại chăn nuôi lợn thịt
có quy mô từ 100 đến trên 200 con (tập trung chủ yếu ở TP. Biên Hòa và các
huyện Trảng Bom, Long Thành, Nhơn Trạch; trang trại chăn nuôi gia cầm (chủ
yếu là gà thịt và gà đẻ trứng) tập trung ở huyện Thống Nhất.
- Loại hình trang trại trồng cây lâu năm: ưu thế là các trang trại trồng cây
công nghiệp lâu năm (trong đó điển hình là trang trại điều, tiêu, cao su và cà phê)
- Loại hình trang trại trồng cây hàng năm: ưu thế thuộc về trang trại trồng
cây lúa, ngô.
Mặc dù đạt được những kết quả trên, nhưng các chủ trang trại vẫn gặp phải
khó khăn đó là vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Các trang trại sản xuất với qui mô
tương đối lớn, nhưng đầu ra của thị trường không ổn định và bị tư thương ép giá,
gây khó khăn cho các trang trại. Hơn nữa, trong thời gian gần đây thường bùng
phát dịch bệnh trên gia súc (bệnh lợn tai xanh, cúm, lở mồm long móng trên lợn,
bò); dịch cúm ở gia cầm; bệnh vàng lùn xoắn lá xuất hiện ở lúa
Mặt khác, giá vật tư phục vụ nông nghiệp ngày càng tăng cao đã ảnh
hưởng không nhỏ đến việc đầu tư sản xuất của các trang trại trên địa bàn toàn
tỉnh. Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của các trang trại vẫn còn
rất hạn chế do trình độ chuyên môn chưa cao, thiếu hiểu biết về nhu cầu thị
trường, thường lúng túng và chịu thua thiệt khi giá nông sản xuống thấp. Sự liên
kết giữa các trang trại với nhau và liên kết giao dịch với các tổ chức kinh tế khác
còn ở mức thấp nên dễ bị thiệt thòi.
Sự ra đời của một số loại hình trang trại chăn nuôi còn mang tính tự phát,
thiếu quy hoạch, gây ô nhiễm môi trường (chẳng hạn như các trang trại chăn
nuôi lợn ở phường Trảng Dài của TP. Biên Hòa). Do đó, cần phải tăng cường
quản lý và quy hoạch đối với các loại hình trang trại này trong thời gian tới.
85
Tuy còn có những khó khăn hạn chế, nhưng với những thành quả mà các
trang trại mang lại đã góp phần hình thành ở Đồng Nai các vùng chuyên canh: cà
phê, điều, cao su và tiêu. Ngoài ra còn hình thành vùng nguyên liệu gắn với các
cơ sở chế biến và cung cấp giống cây trồng, vật nuôi như: công ty Donafood
Đồng Nai (liên kết giữa trồng với chế biến hạt điều); Tổng công ty cao su Đồng
Nai (gắn kết gữa trồng với chế biến và cung cấp giống cao su); công ty Nông súc
sản Đồng Nai (gắn liền giữa chế biến với giết mổ gia súc, gia cầm) Tất cả
những mối liên kết này nhằm góp phần nâng cao giá thành nông sản và giúp
người nông dân (các chủ trang trại) yên tâm đẩy mạnh sản xuất cũng như chủ
động, hạn chế tối đa mức độ ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất và đưa
họ trở thành những người nông dân triệu phú.
c) Vùng chuyên canh
Vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, điều và hồ
tiêu); vùng chuyên canh cây ăn trái (xoài, chôm chôm và sầu riêng); vùng
chuyên canh cây lương thực (lúa và ngô), được tỉnh xác định là những cây trồng
chính của tỉnh Đồng Nai.
- Vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm
+ Vùng chuyên canh cao su
Đồng Nai là địa phương có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc trồng cây
cao su, là tỉnh có diện tích và sản lượng cao su đứng thứ 5 so với các tỉnh, thành
trồng cao su của cả nước. Diện tích trồng cao su của tỉnh Đồng Nai đạt 44.722
ha, chiếm 36,7% diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm của tỉnh.
Tuy nhiên, cao su của tỉnh Đồng Nai chủ yếu được trồng trong các nông
trường do Tổng công ty cao su Đồng Nai quản lý và khai thác, chiếm 89% diện
tích cao su toàn tỉnh. Cao su được trồng tập trung ở các huyện: Cẩm Mỹ, Long
Thành, Thống Nhất và TX. Long Khánh. Đây là những huyện nằm ở phía Nam
của tỉnh, nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây cao su. Tổng diện
tích thu hoạch của 4 huyện, thị này chiếm 84,5% diện tích thu hoạch cao su của
tỉnh (năm 2005) và đến năm 2010 chiếm 82,74% diện tích thu hoạch và chiếm
83,67% tổng sản lượng cao su trên địa bàn toàn tỉnh. Trong đó, huyện Cẩm Mỹ
và Long Thành chiếm gần 60% diện tích trồng và sản lượng cao su của tỉnh.
86
+ Vùng chuyên canh cà phê
Tỉnh Đồng Nai có điều kiện tự nhiên thích hợp cho trồng cà phê vối,
nhưng so với các tỉnh ở khu vực Tây Nguyên thì diện tích cà phê của tỉnh Đồng
Nai không nhiều, chỉ chiếm 3,34% diện tích cà phê của cả nước. Đây là một
trong những cây trồng chủ lực của tỉnh Đồng Nai, được trồng chủ yếu ở huyện
Cẩm Mỹ, Tân Phú, Định Quán và Trảng Bom. Bốn địa phương này chiếm
73,13% diện tích trồng cà phê của toàn tỉnh.
+ Vùng chuyên canh điều
Cây điều vừa là cây lấy hạt cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm bổ
dưỡng, vừa là loại cây trồng có tác dụng phủ xanh, bảo vệ môi trường, đồng thời
là nguồn nguyên liệu cung cấp cho các cơ sở chế biến gỗ.
Mặc dù thu nhập đem lại từ cây điều thấp hơn so với các cây trồng khác
(như tiêu), nhưng cây điều có khả năng thích nghi tốt trên vùng đất xấu, không
chủ động được nước tưới. Trong những năm qua, cùng với việc ứng dụng thành
tựu khoa học kĩ thuật và sự ra đời các cơ sở chế biến trên địa bàn tỉnh, nên việc
tăng lên diện tích và năng suất điều của tỉnh Đồng Nai không ngừng tăng lên.
Tổng diện tích điều của tỉnh đạt 50.366 ha (năm 2010) [8] chiếm 40,9%
diện tích cây công nghiệp lâu năm của tỉnh và được trồng chủ yếu ở những vùng
đất xấu không chủ động được nước tưới về mùa khô ở các huyện Định Quán và
Xuân Lộc.
- Vùng chuyên canh cây ăn trái:
Năm 2010 cây ăn trái chiếm 34,76% giá trị sản xuất ngành trồng trọt và
54% giá trị sản xuất cây lâu năm. Trong đó Xoài, sầu riêng và chôm chôm là
những cây ăn trái chủ lực của tỉnh Đồng Nai, chiếm 70,4% giá trị sản xuất của tất
cả các loại cây ăn trái của tỉnh và được trồng thành những vùng tập chung cụ thể
như sau:
+ Vùng chuyên canh xoài: Xoài là ăn trái chủ lực của tỉnh Đồng Nai. Năm
2010 giá trị sản xuất xoài chiếm 21,3% giá trị sản xuất và 19,1% diện tích trồng
của cây ăn trái. Xoài được trồng chủ yếu ở huyện Vĩnh Cửu và Xuân Lộc.
+ Vùng chuyên canh chôm chôm: Đây là cây ăn trái đặc sản, nổi tiếng của
tỉnh Đồng Nai. Năm 2010 giá trị sản xuất chôm chôm chiếm 40,1% giá trị sản
87
xuất và 22,6% diện tích trồng của cây ăn trái, được trồng chủ yếu ở TX.Long
Khánh, huyện Xuân Lộc và Thống Nhất.
- Vùng chuyên canh cây lương thực:
Lương thực là cây trồng chính trong nhóm cây hàng năm của tỉnh Đồng
Nai, chiếm 61,5% giá trị xủa xuất của cây hàng năm và chiếm 21,7% giá trị sản
xuất ngành trồng trọt.
+ Vùng chuyên canh lúa: Lúa là cây lương thực chính của địa phương
với diện tích gieo trồng lúa năm 2010 là 69430ha, chiếm 59,28% diện tích đất
trồng cây hàng năm [8]. Đất trồng lúa nước phân bố chủ yếu ở các khu vực Đồng
Bằng ven sông Đồng Nai, sông Thị Vải, sông La Ngà chiếm nhiều nhất thuộc
các huyện: Tân Phú (13064 ha), Xuân Lộc (12748ha), Định Quán (10453ha),
Vĩnh Cửu (7623ha) và Nhơn Trạch (7464ha).Các địa phương này chiếm 73,69%
diện tích trồng lúa và 73,13% sản lượng lúa cả năm của tỉnh. Tuy nhiên trong
những năm gần đây diện tích lúa của các địa phương này bị giảm đi đáng kể (từ
năm 2006 đến 2010 diện tích trồng lúa giảm 3035ha). Sở dĩ diện tích trồng lúa
giảm là do một số vùng trồng lúa năng suất kém của huyện Nhơn trạch và Long
Thành bị nhiễm mặn và một phần chuyển đổi sang các mục đích khác như: xây
dựng khu công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, đất ở và sử dụng vào các mục
đích khác.
+ Vùng chuyên canh ngô: Ngô là cây lương thực có hạt chính đứng thứ 2
sau cây lúa và chiếm 40,72% diện tích cây lương thực có hạt của tỉnh. Năm 2010
tổng diện tích ngô của tỉnh đạt 47.697ha và sản lượng đạt 282.400 tấn. Đứng đầu
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và xếp thứ 5 cả nước sau tỉnh Sơn La, Đăklăk,
Nghệ An và Thanh Hóa cả về diện tích và sản lượng. Trong đó vùng trồng ngô
lớn tập trung của tỉnh là huyện Xuân Lộc và Cẩm Mỹ (chiếm xấp xỉ 50% diện
tích và sản lượng ngô của cả tỉnh).
88
2.3.1.2. Công nghiệp
a) Cụm công nghiệp
Căn cứ vào khoản 1 điều 2 của quyết định số 06 ngày 10/01/2007 của Chủ
tịch UBDN tỉnh Đồng Nai ban hành qui định tạm thời về tổ chức quản lí cụm
công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của tỉnh có qui định: Cụm công nghiệp là tên
gọi chung cho các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp do Chủ tịch UBND
tỉnh quyết định thành lập. Theo quy hoạch phát triển cụm công nghiệp của tỉnh
nhằm bố trí các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề
truyền thống trong diện di dời khỏi nội thành, nội thị hoặc các khu dân cư tập
trung và thu hút các dự án đầu tư mới với quy mô vừa và nhỏ. Cụm công nghiệp
có ranh giới xác định và không có dân cư sinh sống.
Năm 2010 tỉnh Đồng Nai có 8 CCN trên tổng số 43 CCN được phê duyệt
thành lập đã đi vào hoạt động (bảng 2.14).
Bảng 2.14: Quy mô và tỷ lệ diện tích doanh nghiệp thuê của các cụm
công nghiệp tỉnh Đồng Nai năm 2010
Đơn vị hành
chính
Số lượng
Cụm công
nghiệp
Diện tích quy
hoạch (ha)
Diện tích đã cho
thuê (ha)
Tỷ lệ diện tích
đất cho thuê (%)
TP. Biên Hòa 3 227,33 73,63 32,39
H. Vĩnh Cửu 3 405 11,29 2,79
H. Nhơn Trạch 1 94 14 14,89
Tổng số 8 726,33 98,92 13,62
Nguồn: tổng hợp số liệu từ báo cáo danh mục các cụm CN trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai của Sở Công thương năm 2010
Mục đích ra đời của các cụm công nghiệp chính là nhằm di dời các cơ sở
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề truyền thống, tồn tại phân tán ở
các huyện, thị xã, thành phố, nhất là khu vực trung tâm TP. Biên Hòa và các khu
vực nội thị, các khu dân cư, đang hoạt chưa kiểm soát hết được
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2013_01_28_4157675956_9462_1869351.pdf