LỜI CAM KẾT . i
LỜI CẢM ƠN . ii
MỤC LỤC . iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT . vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU . vii
DANH MỤC HÌNH . ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ. x
LỜI MỞ ĐẦU . 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU . 8
1.1. Nghiên cứu về du lịch cộng đồng . 8
1.1.1. Cộng đồng. 8
1.1.2. Du lịch cộng đồng . 10
1.2. Nghiên cứu về phát triển du lịch cộng đồng . 13
1.2.1. Quan điểm về phát triển trong nghiên cứu . 13
1.2.2. Phát triển du lịch cộng đồng . 17
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng . 25
1.3.1. Sức hấp dẫn của điểm đến du lịch . 25
1.3.2. Khả năng tiếp cận điểm đến du lịch . 26
1.3.3. Tính tiện nghi của điểm đến du lịch . 28
1.3.4. Sự tham gia của người dân địa phương . 29
1.3.5. Kiến thức và kỹ năng về du lịch của người dân địa phương . 30
1.3.6. Lãnh đạo cộng đồng . 32
1.3.7. Sự hỗ trợ của các tổ chức trong cộng đồng . 33
1.3.8. Hợp tác và hỗ trợ từ bên ngoài cộng đồng . 34
1.4. Xác định khoảng trống nghiên cứu và định hướng nghiên cứu . 35
Tiểu kết chương 1 . 38
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU . 39
2.1. Cơ sở lý thuyết liên quan đến nghiên cứu . 39
2.1.1. Lý thuyết phát triển bền vững . 39
232 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 400 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng tiểu vùng Tây Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
8 Giường/đệm ngủ cho khách đảm bảo
sạch sẽ, thoáng mát Ni Made Ernawati (2015);
CHD9
Có nhiều địa điểm thuận tiện cho hoạt
động mua sắm quà lưu niệm, sản phẩm
truyền thống địa phương
Khánh Giao (2011); Baum (2013);
CHD10
Các sản phẩm quà lưu niệm nhỏ gọn,
thuận tiện để khách du lịch có thể vận
chuyển mang về nhà
Ni Made Ernawati (2015);
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
+) Kiến thức và kỹ năng về du lịch của người dân địa phương
Kiến thức và kỹ năng về du lịch của người dân địa phương (ký hiệu: KKT) trong
nghiên cứu được hiểu là những hiểu biết về du lịch và cách thức mà người dân địa
phương triển khai hoạt động CBT trong cộng đồng của mình. Tác giả tiếp cận đánh giá
nhân tố kiến thức và kỹ năng về du lịch của người dân địa phương ảnh hưởng đến phát
triển CBT tại khu vực nghiên cứu dựa trên 7 thước đo (bảng 3.12) được kế thừa và điều
chỉnh từ các nghiên cứu của Davis và cộng sự (1988); Andereck và cộng sự (2005);
Nopparat Satarat (2010); Moscardo (2010); Ni Made Ernawati (2015).
83
Bảng 3.12: Tổng hợp thước đo kiến thức và kỹ năng về du lịch của người dân
Ký hiệu Mô tả thước đo Nguồn tham khảo
KKT1
Người dân được đào tạo kỹ năng và kiến
thức về CBT
Ni Made Ernawati (2015);
Moscardo (2011);
KKT2
Hướng dẫn viên là người bản địa, có thể
hướng dẫn và giải thích các chi tiết về tài
nguyên thiên nhiên và văn hóa của bản
mình cho du khách
Nopparat Satarat (2010); Ni Made
Ernawati (2015);
KKT3
Hướng dẫn viên sẵn sàng hỗ trợ giúp
khách và chủ nhà trao đổi thông tin một
cách thuận tiện, rõ ràng
Nopparat Satarat (2010);
Andereck và cộng sự (2005);
Davis và cộng sự (1988)
KKT4
Các tour du lịch trong bản luôn gắn với
cuộc sống hàng ngày của người dân
Nopparat Satarat (2010); Ni Made
Ernawati (2015);
KKT5
Người dân sẵn sàng chia sẻ những bài
học, kinh nghiệm lao động sản xuất để du
khách học tập, trải nghiệm
Ni Made Ernawati (2015);
Andereck và cộng sự (2005);
Davis và cộng sự (1988)
KKT6
Khách du lịch luôn thấy thoải mái nói
chuyện và trao đổi kiến thức với các thành
viên trong cộng đồng
Nopparat Satarat (2010);
Andereck và cộng sự (2005);
Davis và cộng sự (1988)
KKT7
Các bộ phận và các thành viên trong cộng
đồng được phân chia nhiệm vụ rõ ràng và
có ý thức hợp tác/phối hợp với các bên
liên quan trong quá trình hoạt động CBT
Moscardo (2011); Andereck và
cộng sự (2005); Davis và cộng sự
(1988)
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
+) Hợp tác và hỗ trợ từ bên ngoài cộng đồng
Hợp tác và hỗ trợ từ bên ngoài cộng đồng trong nghiên cứu được hiểu là sự liên
kết, phối hợp hợp cùng thực hiện CBT giữa cộng đồng địa phương với các cơ quan, tổ
chức và doanh nghiệp khác bên ngoài cộng đồng. Từ tổng quan nghiên cứu đã chỉ ra
Hợp tác và hỗ trợ từ bên ngoài cộng đồng có thể cung cấp, trợ giúp cho cộng đồng trong
việc điều hành CBT, bao gồm cả hỗ trợ về kinh phí cho cho phát triển du lịch, cũng như
cung cấp những tư vấn cho hoạt động kinh doanh CBT (Hiwasaki, L, 2006). Kế thừa
kết quả nghiên cứu của các học giả trước đây, kết hợp tham vấn ý kiến chuyên gia, luận
án đánh giá ảnh hưởng của nhân tố hợp tác và hỗ trợ từ bên ngoài cộng đồng đến phát
triển CBT tại khu vực nghiên cứu trên ba đối tượng là hợp tác và hỗ trợ của chính quyền
(ký hiệu: HCQ); doanh nghiệp (ký hiệu: HDN) và tổ chức phi chính phủ (ký hiệu: HPC)
84
với mục đích nhằm đánh giá xem đơn vị/tổ chức nào giữ vai trò quan trọng hơn trong
tư vấn, hỗ trợ, quảng bá hoạt động CBT cũng như đào tạo tập huấn nâng cao kiến thức,
kỹ năng cho người dân địa phương phát triển CBT tại khu vực nghiên cứu.
Bảng 3.13: Tổng hợp thước đo hợp tác và hỗ trợ từ bên ngoài cộng đồng
Ký hiệu Mô tả thước đo Nguồn tham khảo
HCQ1
Chính quyền địa phương giữ vai
trò quan trọng trong tư vấn, hỗ trợ
cho người dân cách làm du lịch
Armstrong (2012); Hiwasaki, L (2006);
Reid, M., và Gibb, K, (2004); Brennan
và Allen (2001); Kibicho (2008);
Lucchetti và Font (2013)
HCQ2
Chính quyền địa phương hỗ trợ
giúp cộng đồng trong việc tiếp thị
và quảng bá các hoạt động CBT
Armstrong (2012); Hiwasaki, L (2006);
Reid, M., và Gibb, K, (2004); Brennan
và Allen (2001); Kibicho (2008);
Lucchetti và Font (2013)
HCQ3
Chính quyền địa phương tổ chức
các lớp đào tạo, tập huấn cho
người dân nâng cao kỹ năng và
kiến thức về CBT
Armstrong (2012); Hiwasaki, L (2006);
Reid, M., và Gibb, K, (2004); Brennan
và Allen (2001); Kibicho (2008);
Lucchetti và Font (2013)
HDN1
Doanh nghiệp kinh doanh CBT
giữ vai trò quan trọng trong tư
vấn, hỗ trợ cho người dân cách
làm du lịch
Armstrong (2012); Hiwasaki, L (2006);
Reid, M., và Gibb, K, (2004); Brennan
và Allen (2001); Kibicho (2008);
Lucchetti và Font (2013)
HDN2
Doanh nghiệp kinh doanh CBT hỗ
trợ giúp cộng đồng trong việc tiếp thị
và quảng bá các hoạt động CBT
Armstrong (2012); Hiwasaki, L (2006);
Reid, M., và Gibb, K, (2004); Brennan
và Allen (2001); Kibicho (2008);
Lucchetti và Font (2013)
HDN3
Doanh nghiệp tổ chức các lớp đào
tạo, tập huấn cho người dân nâng
cao kỹ năng và kiến thức về CBT
Armstrong (2012); Hiwasaki, L (2006);
Reid, M., và Gibb, K, (2004); Brennan
và Allen (2001); Kibicho (2008);
Lucchetti và Font (2013)
HPC1
Tổ chức phi chính phủ giữ vai trò
quan trọng trong tư vấn, hỗ trợ
cho người dân cách làm du lịch
Armstrong (2012); Hiwasaki, L (2006);
Reid, M., và Gibb, K, (2004); Brennan
và Allen (2001); Kibicho (2008);
Lucchetti và Font (2013)
HPC2
Tổ chức phi chính phủ hỗ trợ giúp
cộng đồng trong việc tiếp thị và
quảng bá các hoạt động CBT
Armstrong (2012); Hiwasaki, L (2006);
Reid, M., và Gibb, K, (2004); Brennan
và Allen (2001); Kibicho (2008);
Lucchetti và Font (2013)
HPC3
Tổ chức phi chính phủ tổ chức các
lớp đào tạo, tập huấn cho người
dân nâng cao kỹ năng và kiến thức
về CBT
Armstrong (2012); Hiwasaki, L (2006);
Reid, M., và Gibb, K, (2004); Brennan
và Allen (2001); Kibicho (2008);
Lucchetti và Font (2013)
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
85
- Biến kiểm soát
Ngoài các biến độc lập và biến phụ thuộc, mô hình nghiên cứu còn có các biến
kiểm soát liên quan đến đối tượng khảo sát, gồm: Giới tính; Độ tuổi; Dân tộc; Trình độ
học vấn; Tình trạng hôn nhân; Thời gian tham gia hoạt động CBT; Thu nhập trung
bình/tháng.
*) Đánh giá độ tin cậy của thước đo
Jennings (2010) cho rằng, độ tin cậy giữ vai trò quan trọng trong nghiên cứu, các
nhà nghiên cứu cần đảm bảo các công cụ thu thập số liệu - đó là các câu hỏi và các biện
pháp được sử dụng đảm bảo mức độ tin cậy và hợp lệ. Có hai loại độ tin cậy là độ tin
cậy bên trong và bên ngoài (Creswell, 2007). Độ tin cậy bên trong đề cập đến tính nhất
quán của các câu trả lời của người trả lời hoặc sự giống nhau giữa các mẫu phản hồi ở
các cuộc điều tra khác nhau trong một nghiên cứu. Độ tin cậy bên ngoài thể hiện tính
tổng quát, mức độ mà các mẫu đại diện cho tổng thể (Miles & Huberman, 1994).
Để đánh giá độ tin cậy của các thước đo cho các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển
CBT như trình bày, tác giả đã tiến hành tham khảo ý kiến chuyên gia, tổng hợp các chỉ
báo liên quan đến các nhân tố trong nghiên cứu. Sau đó, xây dựng bảng hỏi sơ bộ, tiến
hành điều tra 100 đối tượng là người dân địa phương tại các điểm CBT thuộc tỉnh Sơn
La và Điện Biên, các đơn vị mẫu được chọn theo phương pháp lấy mẫu tiện lợi, phi xác
suất nhằm phát hiện những lỗi mắc phải trong điều tra và là căn cứ để tác giả điểu chỉnh
bảng câu hỏi đảm bảo tính dễ hiểu và tính nhất quán, đồng bộ, phù hợp với điều kiện
chung nhất của các đối tượng khảo sát. Tiếp tục điều chỉnh thước đo thông qua trao đổi,
tham vấn ý kiến 9 chuyên gia, từ đó xây dựng được bảng hỏi chính thức cho nghiên cứu.
*) Chọn mẫu nghiên cứu chính thức
Thông thường có hai phương pháp chọn mẫu là chọn mẫu ngẫu nhiên (probability
sampling) và chọn mẫu phi xác suất (non-probability sampling), tuy nhiên, chọn mẫu
ngẫu nhiên là phương pháp thường được sử dụng hơn. Chọn mẫu ngẫu nhiên là tập hợp
các phương pháp chọn mẫu, theo đó, mỗi phần tử mẫu đều có cơ hội được chọn và trở
thành thành viên của mẫu (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng
phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.
Trong phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, thường có bốn phương pháp thực hiện
là (1) chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản; (2) chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng; (3) chọn mẫu
hệ thống và (4) chọn mẫu theo nhóm. Mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm
riêng, trong phạm vi nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên
86
phân tầng, phương pháp này có ưu điểm là tính phân bố và đồng nhất cao, điều này giúp
cho hiệu quả thống kê cao.
Theo Nguyễn Đình Thọ (2013), chọn mẫu theo phương pháp phân tầng là việc
phân chia tổng thể thành những nhóm nhỏ thỏa mãn tiêu chí các phần tử trong cùng một
nhóm có tính đồng nhất cao và các phần tử giữa các nhóm có tính dị biệt cao. Cũng theo
tác giả, việc chọn mẫu phân tầng có thể thực hiện theo tỷ lệ (proportionate stratified
sampling) hoặc không theo tỷ lệ (disproportionate stratified sampling). Do đặc điểm của
khu vực nghiên cứu có địa hình phức tạp, việc di chuyển giữa các điểm nghiên cứu mất
khá nhiều thời gian, nhiều điểm đến giao thông đi lại không thuận tiện. Do vậy, tác giả
lựa chọn phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng không theo tỷ lệ tại 11 điểm CBT
thuộc 4 tỉnh tiểu vùng Tây Bắc, các điểm điều tra và số lượng phiếu điều tra không tỷ lệ
với tổng thể mẫu.
Liên quan đến mẫu nghiên cứu, có nhiều quan điểm khác nhau trong việc xác
định kích thước mẫu. Tuy nhiên, Burns và Bush (1995) cho rằng, có 3 nhân tố cần được
xem xét khi cân nhắc đến quy mô mẫu nghiên cứu là: (1) Số lượng các thay đổi của tổng
thể; (2) Độ chính xác mong muốn; (3) Mức độ tin cậy cho phép trong ước lượng giá trị
của tổng thể. Theo Mugenda (1999) cỡ mẫu cho một tổng thể là từ 10.000 trở lên hoặc
tổng thể lớn và không biết chính xác quy mô của tổng thể thì tính theo công thức:
Trong đó:
- N là quy mô mẫu nghiên cứu;
- Z là giá trị phân phối hai bên tương ứng với độ tin cậy lựa chọn, với độ tin cậy
sử dụng là 95% thì giá trị Z = 1,96;
- e là sai số chọn mẫu cho phép (mức sai lầm cho phép mắc phải), trong nghiên
cứu sử dụng mức sai số cho phép +/- 5%;
- p là tỷ lệ trong tổng thể của biến nghiên cứu, theo Burns và Bush (1995) thì số
lượng các thay đổi của tổng thể 50% thường được chỉ ra trong các nghiên cứu xã hội.
Do vậy, các nghiên cứu trong thực tiễn thường chọn mức p = 50% (hay 0,5), vì đây được
coi là mức độ an toàn trong xác định quy mô mẫu nghiên cứu.
Kích thước mẫu tổi thiểu cho quy mô từ 10.000 nhân khẩu trở lên, đối chiếu bảng
thống kê thì kích cỡ mẫu tối thiểu là 384 phiếu.
2
2
2
)1(
e
ppZ
N
−
=
α
87
Trong trường hợp số lượng tổng thể ít hơn 10.000 thì được tính theo công thức
Trong đó:
- Nf: kích thước mẫu mong muốn khi tổng thể dưới 10.000
- n: cỡ mẫu (khi số lượng lớn hơn 10.000) = 384
- N: ước tính quy mô số lượng
Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch các tỉnh Hòa Bình,
Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, tại thời điểm nghiên cứu có khoảng 16 điểm CBT đang
triển khai, số nhân khẩu khoảng 9.000. Tuy nhiên, còn khoảng 30 điểm CBT khác trên
địa bàn đang hoạt động nhưng chưa có số liệu thống kê cụ thể. Do vậy, nghiên cứu sử
dụng phương pháp chọn mẫu cho quy mô từ 10.000 nhân khẩu trở lên.
Nghiên cứu đã điều tra thử nghiệm 100 đối tượng là người dân địa phương tại
các điểm CBT thuộc tỉnh Sơn La và Điện Biên trong khoảng thời gian từ tháng 3/2017
đến tháng 5/2017, tỷ lệ phiếu thu về đạt yêu cầu là 75%. Tỷ lệ không đạt yêu cầu là 25%,
một số lỗi thường mắc là người được hỏi điền không đầy đủ các thông tin cần thiết hay
trả lời một phương án, không hiểu câu hỏi hoặc không trả lời đủ các phương án. Do vậy,
để có một cỡ mẫu khoảng 384 thì số lượng phiếu tối thiểu cần chuyển cho các đối tượng
điều tra là:
Tóm lại, để tăng tính đại diện của mẫu, tác giả đã phát đi 600 phiếu điều tra tại
11 điểm CBT tuộc 4 tỉnh nghiên cứu (tỉnh Hòa Bình 2 điểm; Sơn La 4 điểm; Điện Biên
3 điểm; Lai Châu 2 điểm). Tổng số phiếu thu về là 534 phiếu (đạt khoảng 89%), trong
đó số phiếu hợp lệ sử dụng được cho phân tích là 518 phiếu, vượt yêu cầu mẫu tối thiểu
cho nghiên cứu.
Quá trình thu phát phiếu được tiến hành từ tháng 6/2017 đến tháng 12/2017, một
nhóm sinh viên (gồm 7 người thuộc Bộ môn Quản trị Kinh doanh, Khoa Kinh tế, Trường
Đại học Tây Bắc) có kinh nghiệm nghiên cứu đã được lựa chọn và hướng dẫn để hỗ trợ
tác giả trong thu thập dữ liệu.
384
05,0
)5,01(5,0*96,1
2
2
=
−
=N
Nn
nN f /1 +
=
512
75
100*384
==fN
88
3.2.4.3. Phương pháp phân tích số liệu
Để đảm bảo những mục tiêu nghiên cứu đề ra, luận án sử dụng phần mềm SPSS22
để hỗ trợ cho việc xử lý số liệu thu thập được trong giai đoạn nghiên cứu định lượng
chính thức, cụ thể như sau:
- Kiểm định độ tin cậy của thước đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha và và hệ
số tương quan biến tổng. Các chỉ báo có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên được coi
là chấp nhận được, các chỉ báo có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,7 trở lên được coi là
chấp nhận cho việc nghiên cứu (Tavakol và Dennick, 2011). Ngoài ra, các biến quan sát
dùng để đo cùng một nội dung nghiên cứu nên chúng phải có tương quan chặt chẽ với
nhau. Nếu một biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (hiệu chỉnh) > 0,3 thì biến
đó đạt yêu cầu và nếu < 0,3 thì được coi là biến rác cần loại bỏ.
- Phân tích nhân tố khám phá EFA để thu gọn, rút trích các biến quan sát có ý
nghĩa hội tụ và tách biệt. Các biến quan sát có trọng số (factor loading) nhỏ hơn 0,4
trong EFA sẽ tiếp tục bị loại bỏ (Gerbing & Anderson, 1988). Các biến còn lại sẽ được
sử dụng cho phân tích tương quan pearson và hồi quy đa biến để kiểm định độ thích ứng
của mô hình lý thuyết và các giả thuyết.
- Phân tích tương quan: Với giả định các biến độc lập và biến phụ thuộc có tương
quan với nhau, mối tương quan này sẽ được kiểm tra bằng hệ số Pearson. Nếu hệ số
này khác 0 và có ý nghĩa thống kê, chứng tỏ biến độc lập và biến phụ thuộc có tương
quan với nhau.
- Hồi quy đa biến, được thực hiện nhằm xem xét mức độ, thứ tự tác động từng
nhân tố ảnh hưởng đến phát triển CBT tiểu vùng Tây Bắc Việt Nam bằng phương pháp
ước lượng tổng bình phương nhỏ nhất (OLS). Tiêu chuẩn kiểm định lấy theo mức ý
nghĩa 5% để đưa ra kết luận chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết; giá trị R bình phương hiệu
chỉnh (Adjusted Square) được sử dụng để xem xét mức độ biến động của biến phát triển
CBT do các nhân tố tác động đến.
- Kiểm tra các khuyết tật trong mô hình hồi quy như hiện tượng đa cộng tuyến
(hệ số VIF); hiện tượng tự tương quan (thống kê Durbin-Watson); sự phù hợp của mô
hình nghiên cứu với tập dữ liệu khảo sát (thống kê Fisher).
Ngoài ra, để kiểm tra sự khác biệt trung bình những tác động của biến nhân khẩu,
kiểm định T-test cho 2 biến giới tính và tình trạng hôn nhân; kiểm định ANOVA cho
các biến nhân khẩu còn lại cũng được sử dụng để kiểm soát mức độ giải thích của biến
nhân khẩu này đối với phát triển CBT tại tiểu vùng Tây Bắc Việt Nam.
89
Tiểu kết chương 3
Trong chương này, luận án đã giải quyết một số vấn đề sau:
Thứ nhất, trình bày khái quát một số chỉ tiêu về đặc điểm kinh tế - xã hội của khu
vực nghiên cứu, một số đặc điểm về cơ sở vật chất, kỹ thuật và nguồn nhân lực trong
phát triển CBT tại tiểu vùng Tây Bắc;
Thứ hai, trình bày chi tiết việc thiết kế nghiên cứu, trong đó tập trung vào xây dựng
quy trình nghiên cứu của luận án gồm cả nghiên cứu định tính và định lượng. Tổng hợp
thành 4 bước từ xây dựng thước đo đến nghiên cứu định tính; nghiên cứu định lượng sơ
bộ; nghiên cứu định lượng chính thức.
Thứ ba, trình bày mục tiêu, đối tượng nghiên cứu định tính; phương pháp thực
hiện; cách thức chọn mẫu cũng như phương pháp phân tích số liệu;
Thứ tư, trình bày mục tiêu, đối tượng nghiên cứu định lượng; phương pháp thực
hiện; cách chọn mẫu nghiên cứu cũng như phương pháp phân tích số liệu. Xác định
phương pháp chủ đạo giúp xử lý thông tin, số liệu trong nghiên cứu, gồm phân tích
thống kê, tổng hợp so sánh, phân tích định lượng. Luận án đã sử dụng phần mềm SPSS22
để hỗ trợ cho phân tích đánh giá số liệu trong nghiên cứu định lượng.
90
CHƯƠNG 4:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Kết quả nghiên cứu định tính
Căn cứ mục tiêu và các công việc cụ thể phải thực hiện của nghiên cứu định tính
trong mục 3.2.3.1, một số nội dung cụ thể về kết quả nghiên cứu định tính được tác giả
tổng hợp như sau:
4.1.1. Đánh giá phát triển CBT tiểu vùng Tây Bắc
Sau khi tham khảo ý kiến chuyên gia, mười hai thước đo được sử dụng để đánh
giá sự phát triển CBT tại tiểu vùng Tây Bắc (bảng 3.8) được sử dụng trong nghiên cứu
định tính, tác giả đã tiến hành các cuộc thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu hai đối tượng là
người dân địa phương và khách du lịch (bảng 3.5), kết quả như sau:
Đối với người dân địa phương, tác giả đã hỏi những người dân địa phương tại các
điểm nghiên cứu câu hỏi CBT có giúp gì cho cuộc sống của ông/bà? Ông/bà có cảm nhận
được hoạt động du lịch của bản mình phát triển hay không? Kết quả phỏng vấn chỉ ra có
20/20 người dân được hỏi cho rằng hoạt động CBT tại bản của họ phát triển vì đã tạo thêm
việc làm và thu nhập cho họ: “ Khách du lịch đã góp phần tích cực vào sự phát triển của
bản chúng tôi, nó tạo thêm thu nhập và việc làm cho nhiều hộ gia đình trong bản, hiện tại
gia đình chúng tôi đang triển khai dịch vụ nhà nghỉ, bán hàng tạp hóa, các thành viên trong
gia đình tôi vừa phục vụ nhà nghỉ, vừa chạy xe ôm/xe điện và hướng dẫn du khách” (phỏng
vấn người dân địa phương 3).
Chất lượng cuộc sống của người dân trong thôn bản cũng được cải thiện, khoảng 2/3
số người được hỏi cho rằng hệ thống giao thông đi lại trong bản đã được bê tông hóa hoặc
dải sỏi nên đi lại thuân tiện, hàng quán mọc lên nhiều hơn. Đồng thời, một số điểm trường
học trong bản được các tổ chức, đoàn khách du lịch tình nguyện trao tặng tủ sách, tủ thuốc.
Bên cạnh đó, họ còn được hưởng lợi ích gián tiếp từ việc trích lập các quỹ chung cho cộng
từ nguồn thu của hoạt động kinh doanh CBT để phát triển thôn bản: “ nếu tham gia biểu
diễn văn nghệ mỗi buổi tôi được từ 50.000 đến 250.000 đồng. Nếu khách ngủ qua đêm thì
giao động khoảng 50.000 đến 70.000 đồng/khách/đêm, ngoài ra còn nhiều khoản thu khác
mà khách phải trả như mua hàng, ăn uống. Các khoản này người dân phải trích lại 10%
vào quỹ chung của cộng đồng” (phỏng vấn người dân địa phương 6).
Một số ít (4/20) người được phỏng vấn cho rằng hoạt động du lịch tại bản đã thúc
đẩy việc khôi phục, duy trì và phát triển các nghề thủ công truyền thống như dệt thổ
cẩm, đan lát cũng như một số phong tục tập quán truyền thống trước đây: “Trong bản
đang khôi phục lại nghề thêu, dệt thổ cẩm. Trước kia chúng tôi đều biết làm nhưng do
91
mất thời gian nên đã bỏ, tuy nhiên bây giờ nhiều gia đình trong bản có một khung cửi
trong nhà và dệt khi nào có khách quan tâm” (phỏng vấn người dân địa phương 12).
Có 2/20 người được phỏng vấn cho biết ngoài việc tăng thu nhập cho người dân,
phát triển CBT trong bản còn được thể hiện qua ý thức của họ đối với giữ gìn vệ sinh
môi trường thôn bản như công tác vệ sinh đường làng, nhiều bản có khu để rác và nhà
vệ sinh công cộng, nhiều gia đình không còn thói quen chăn thả gia súc, gia cầm dưới
gầm sàn. Việc tham quan các khu di tích, hang động cũng tác động đến người dân và du
khách trong công tác bảo vệ môi trường tốt hơn: “Tôi nhận thấy có sự thay đổi đáng kể
từ khi triển khai du lịch cộng đồng tại bản, mọi người cũng chú ý hơn trong việc dọn
dẹp đường trong bản hay các khu công cộng và nhà cửa. Công tác vệ sinh xung quanh
cũng được quan tâm nhiều hơn, không vứt rác bừa bãi” (phỏng vấn người dân địa
phương 4). Tuy nhiên, vẫn còn 18/20 người được hỏi cho rằng vấn đề liên quan đến
cảnh quan tự nhiên, suy thoái môi trường sống cũng được người dân phản ánh như “hệ
thống thoát nước trong bản chưa được quan tâm, vẫn còn hiện tượng phóng uế, vứt rác
bừa bãi gây mùi hôi thối” (phỏng vấn người dân địa phương 17); hay hiện tượng chặt
cây, san lấp ao hồ để làm bãi đậu xe ở Mai Châu, Hòa Bình, Bản Áng, Mộc Châu.
Bằng kỹ thuật quan sát trong quá trình phỏng vấn tác giả nhận thấy thực tế vẫn
còn một số hạn chế như việc chăn thả gia súc, gia cầm bừa bãi gây mất vệ sinh trong
thôn bản vẫn còn; nhiều gia đình vẫn chăn thả gia súc, gia cầm và để đồ dùng dưới gầm
sàn nhà. Nhiều bản đã có thùng đựng rác công cộng nhưng ý thức vứt rác bừa bãi vẫn
còn, hệ thống nước thải vẫn chảy ra đường đi. Một số nghề thủ công truyền thống (dệt
vải, đan lát) được cho là có phục hồi, tuy nhiên vẫn còn rất khiêm tốn và chưa thực
sự được chú trọng. Văn hóa, phong tục tập quán truyền thống cũng có phần bị giao thoa,
không còn giữ được những nét đặc trưng riêng có.
Khi được hỏi quan điểm đánh giá của ông/bà về sự hài lòng của khách du lịch
đến thăm làng bản mình, các thành viên trong nhóm thảo luận 2, tại bản Bon, Mường
Chiên, Quỳnh Nhai cho rằng: “khách du lịch rất gần gũi và thân thiện, họ hòa nhập rất
nhanh vào các hoạt động lao động giao lưu, nhất là giao lưu văn nghệ, lửa trại”.
Ngoài ra, khách du lịch cũng rất thích đi ngắm cảnh và chụp ảnh quanh làng bản, “họ
tỏ ra thích thú khi được xem và chụp những tấm hình về những công cụ lao động của
người dân như coọng nước; khung cửi, lò rèn” (thảo luận nhóm 1, Bản Mển, Điện
Biên). Các thành viên cả 2 nhóm thảo luận đều cho rằng hoạt động CBT góp phần quan
trọng đối với quảng bá hình ảnh địa phương. “Chúng tôi cho rằng qua những hoạt động
CBT như thế này, nếu làm tốt sẽ góp phần quảng bá hình ảnh của bản làng chúng tôi,
đặc biệt là vấn đề ẩm thực và văn hóa truyền thống của địa phương”.
92
Đối với khách du lịch, 14/17 khách được hỏi cho biết họ nhận thấy có sự khác
biệt rất rõ rệt giữa những người dân tham gia kinh doanh CBT và không tham gia trong
cùng một bản, “Tôi thấy những người dân làm CBT họ nhanh nhẹn, cởi mở hơn và cách
thức sắp xếp bố trí công việc cũng khác so với những người dân không tham gia hoạt
động CBT” (Khách du lịch 14). Điều này đồng nghĩa với những người dân tham gia
kinh doanh CBT đã hiểu biết hơn về kỹ năng kinh doanh, kiến thức và kinh nghiệm mới
từ việc giao tiếp với khách du lịch.
8/17 người được hỏi cho rằng đánh giá phát triển CBT không chỉ dừng ở việc xem
xét các khía cạnh về kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường, mà cần xem xét đến sự tương
tác qua lại giữa người dân địa phương và khách du lịch, phát triển những kỹ năng nghề
truyền thống “CBT sẽ thực sự phát triển khi có sự tương tác, trao đổi thông tin giữa khách
du lịch và người dân địa phương, thêm vào đó những ngành nghề truyền thống, phong tục
tập quán cũng được phát triển để đa dạng hóa các sản phẩm du lịch (Khách du lịch 11).
Hầu hết khách du lịch được phỏng vấn và thảo luận nhóm đều đồng ý với quan
điểm phát triển CBT góp phần quảng bá hình ảnh của địa phương, họ sẵn sàng giới thiệu
với người thân/bạn bè của mình đến tham quan du lịch. Tuy nhiên, rất ít khách du lịch
(4/17) có mong muốn quay trở lại điểm CBT đã tham quan, “các điểm CBT của Tây
Bắc rất đặc trưng cả về cảnh quan và văn hóa, tuy nhiên tôi chỉ cần đi 3 đến 4 điểm là
có thể thấy được toàn bộ bức tranh CBT của vùng và không muốn quay lại hay đi tiếp,
bởi vì các hoạt động CBT ở các điểm na ná giống nhau, nào là ăn các món dân tộc, múa
xòe, uống rượu cần Nếu các điểm CBT không tạo được tính đặc trưng riêng thì sẽ rất
khó tồn tại lâu dài và cạnh tranh với các loại hình du lịch khác” (Khách du lịch 8).
Liên quan đến vấn đề vệ sinh môi trường, nhiều khách du lịch bày tỏ mối quan
ngại về rác thải, đặc biệt là rác thải không thể phân hủy như chai, lọ nhựa, túi nilon còn
vứt bừa bãi khắp nơi trong bản. Thêm vào đó là hệ thống thoát nước cũng được đề cập,
“chúng tôi cho rằng cần có biện pháp xỷ lý triệt để vấn đề nước thải chảy qua đường
gây mùi, ô nhiễm và tắc đọng rác thải, mất vệ sinh và mỹ quan” (Khách du lịch 13).
Một số người cho rằng cần trú trọng đến công tác vệ sinh cỏ hai bên đường đi “tôi thấy
vấn đề vệ sinh sạch sẽ trong bản cần được quan tâm hơn, hệ thống nước thải ra đường
và cây cỏ hai bên đường vẫn còn nhiều, có khi cả phân trâu/bò nữa, nói chung không
đẹp lắm” (Khách du lịch 15).
Tổng hợp quan điểm đánh giá của người dân địa phương và khách du lịch cho
thấy có bốn nội dung được đề cập đến là: (1) phát triển CBT gắn với phát triển kinh tế,
tạo thêm sinh kế và thu nhập cho người dân địa phương; (2) góp phần bảo tồn phục hồi
giá trị văn hóa, phong tục tập quán truyền thống bản địa; (3) nâng cao ý thức của người
93
dân và khách du lịch trong giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ tài nguyên tự nhiên; (4)
đáp ứng nhu cầu của khách khi được tương tác, trải nghiệm với người dân địa phương.
Đối với khách du lịch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_mot_so_nhan_to_anh_huong_den_phat_trien_d.pdf