MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt vi
Danh mục các ký hiệu toán học vii
Danh mục bảng x
Danh mục hình xii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
6 Những đóng góp mới của luận án 4
7 Cấu trúc nội dung luận án 4
Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT
BỊ BĂM ÉP NƯỚC DỨA 5
1.1 Đặc điểm cấu tạo, phân loại, thành phần hoá học và công dụng
của quả dứa 5
1.1.1 Đặc điểm cấu tạo của quả dứa 5
1.1.2 Phân loại dứa 6
1.1.3 Thành phần hóa học của quả dứa 8
1.1.4 Công dụng của quả dứa 10
1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ dứa 12
1.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ dứa trên thế giới 12
1.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ dứa trong nước 13
1.3 Tình hình nghiên cứu công nghệ và thiết bị ép nước dứa 20iv
1.3.1 Tình hình nghiên cứu công nghệ và thiết bị ép nước dứa trênthế giới 20
1.3.2 Tình hình nghiên cứu công nghệ và thiết bị ép nước dứa ởViệt Nam 29
1.4 Kết luận chương 1 33
Chương 2 NGUYÊN LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 35
2.1 Nguyên liệu nghiên cứu 35
2.2 Đối tượng nghiên cứu 35
2.3 Phương pháp nghiên cứu 36
2.3.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết kết hợp với mô hình hóa và
mô phỏng quá trình ép nước dứa 37
2.3.2 Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm 37
2.3.3 Phương pháp xác định các thông số của quá trình nghiên cứu 40
2.3.4 Phương pháp xử lý gia công số liệu đo đạc 48
Chương 3 MÔ HÌNH HÓA VÀ MÔ PHỎNG QUÁ TRÌNH ÉP NƯỚC DỨA 52
3.1 Mô hình hóa quá trình ép nước dứa 52
Mô hình kết cấu bộ phận ép nước dứa 52
3.1.2 Quy luật chuyển động của vật liệu trong bộ phận ép 53
3.1.3 Quy luật biến đổi áp suất của vật liệu trong bộ phận ép 59
3.2 Mô phỏng quá trình biến đổi vận tốc và áp suất trong bộ phận ép 64
3.2.1 Khảo sát sự biến đổi vận tốc của vật liệu theo chiều dọc trục 64
3.2.2 Khảo sát quy luật biến đổi áp suất của vật liệu trong quá trình ép 65
3.2.3 Khảo sát ảnh hưởng của góc nghiêng của trục vít xoắn đến
áp suất của vật liệu 66
3.3 Lựa chọn các thông số cơ bản của bộ phận ép 67
3.4 Kết luận chương 3 68
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 69
4.1 Thí nghiệm xác định một số tham số của mô hình lý thuyết 69v
4.1.1 Xác định vận tốc góc của vật liệu trong bộ phận ép 69
4.1.2 Mối quan hệ giữa hệ số giảm thể tích của vật liệu với áp suất ép 71
4.1.3 Mối quan hệ giữa nồng độ pha rắn trong hỗn hợp bã - dịch quả
với áp suất ép 74
4.1.4 Xác định ảnh hưởng của áp suất ép đến độ sót dịch quả theo bã 76
4.1.5 Xác định ứng suất cắt giới hạn của vật liệu trong quá trình ép 77
4.1.6 Khảo sát quy luật biến đổi áp suất trong vùng ép bằng thực nghiệm 79
4.2 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm đơn yếu tố 81
4.2.1 Ảnh hưởng của tốc độ dao băm nd 82
4.2.2 Ảnh hưởng của tốc độ vít xoắn n 83
4.2.3 Ảnh hưởng của khe hở cửa thoát bã s 84
4.2.4 Ảnh hưởng của chiều rộng lỗ sàng a 86
4.3 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm đa yếu tố 88
4.4 Kết quả nghiên cứu tối ưu tổng quát 93
4.5 Kết quả thí nghiệm ứng với giá trị tối ưu của các yếu tố vào 94
4.6 Ứng dụng các kết quả nghiên cứu để hoàn thiện thiết kế liên
hợp máy băm ép nước dứa BE-500 96
4.6.1 Hoàn thiện thiết kế liên hợp máy băm ép nước dứa BE-500 96
4.6.2 Xác định một số chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của liên hợp máy
băm ép nước dứa BE-500A 97
4.6.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của liên hợp máy băm ép
nước dứa BE-500A. 99
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 100
Kết luận 100
Kiến nghị 101
Danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến luận án 102
Tài liệu tham khảo 103
142 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 576 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu một số thông số về cấu tạo và chế độ làm việc của liên hợp máy băm ép nước dứa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Brix kế ATAGO-3T (hình 2.7).
Hình 2.7 Brix kế ATAGO-3T
Để xác định hàm lượng chất khô hòa tan trong dịch quả, lấy dịch quả
(không pha nước), đem lọc bỏ hết bã lẫn trong dịch, sau đó đo nồng độ chất
khô hòa tan trong dung dịch bằng Brix kế. Do độ Brix phụ thuộc vào nhiệt độ
nên để đảm bảo kết quả đo được chính xác, chúng tôi sử dụng nhiệt kế để đo
nhiệt độ dung dịch. Kết quả đo hiển thị trên Brix kế (gọi là 0Brix đọc), mỗi
0Brix tương đương với 1% chất khô hòa tan có trong dịch quả (Lương Minh
Châu, 1999) [4], (Trần Mạnh Hùng, Phạm Thanh Sơn, 1999) [15]. Nồng độ
chất khô trong dịch quả được tính như sau:
Nồng độ chất khô = 0Brix đọc ± hệ số hiệu chỉnh nhiệt độ.
Hệ số hiệu chỉnh nhiệt độ được tra trong bảng của tài liệu kèm theo thiết bị,
nếu t0 > 200C thì dùng dấu (+), nếu t0 < 200C thì dùng dấu (-).
46
2.3.3.2 Phương pháp xác định các yếu tố vào
a) Xác định tốc độ vòng quay vít xoắn, dao băm
Tốc độ quay của vít xoắn và dao băm được đo bằng đồng hồ đo tốc độ
kỹ thuật số hiệu Lutron LT-1236L (hình 2.8). Đây là thiết bị đo theo nguyên
lý không tiếp xúc, phạm vi đo từ 0,5 ÷ 99.999 vg/ph, sai số ±0,1%.
Hình 2.8 Thiết bị đo số vòng quay LT-1236L
b) Xác định khe hở cửa thoát bã
Khe hở cửa thoát bã được xác định bằng dưỡng chuyên dùng. Điều
chỉnh khe hở cửa thoát bã bằng cách di chuyển trục của vít xoắn theo chiều
trục nhờ tay quay của bộ phận điều chỉnh khe hở.
c) Lựa chọn hình dạng và kích thước của sàng
Chọn sàng kiểu lỗ dài có chiều rộng lỗ từ 0,6÷2,2mm, hệ số rơi của
sàng bằng 0,3; chiều dày 1,0mm để đảm bảo độ bền và thông thoáng của
sàng.
2.3.3.3 Xác định một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của quá trình ép
a) Xác định năng suất máy và chi phí điện năng riêng
Để xác định năng suất ép và chi phí điện năng riêng trong mỗi lần thí
47
nghiệm, chúng tôi dùng cân đồng hồ loại 30kg, sai số 0,1kg, đồng hồ bấm giây
điện tử cấp chính xác 0,01 giây và thiết bị đo điện năng mã hiệu EM-306 do Ấn
Độ sản xuất (hình 2.9) kiểu điện tử hiển thị số, có độ chính xác 0,01kWh.
Hình 2.9 Thiết bị đo điện năng EM-306 (Ấn Độ)
Năng suất máy Q được tính theo công thức:
3600.qQ
t
, kg/h. (2.8)
Trong đó:
q- khối lượng nguyên liệu ép được trong thời gian t, kg;
t- thời gian ép, s.
Chi phí điện năng riêng Nr tính theo công thức:
r
1000.NN
q
, kWh/t. (2.9)
Trong đó:
N- chỉ số điện năng tiêu thụ trên điện kế điện tử, kWh.
b) Xác định lượng dịch quả còn lại trong bã
Lượng dịch quả còn lại trong bã được xác định bằng phương pháp nấu
bã. Thiết bị thí nghiệm bao gồm: bếp chưng cách thủy (Trung Quốc), tủ sấy
chân không Model 867-1 (Thượng Hải), cân phân tích điện tử SA510 (Mỹ),
phạm vi cân 510g, sai số 0,0001g (hình 2.10).
48
a)
b)
c)
Hình 2.10 Thiết bị xác định độ sót dịch quả theo bã
a- bếp chưng cách thủy; b- tủ sấy chân không; c- cân phân tích
Phương pháp tiến hành: lấy mẫu bã sau khi ép có khối lượng q1 = 100g
cho vào bình chưng cách thủy, sau đó cho tiếp 500ml nước nóng có nhiệt độ
khoảng 700C vào bình rồi đặt lên bếp đun cách thủy, đun sôi trong 1 giờ.
Trong quá trình chưng, khuấy bã để cho dịch quả tan ra hết. Sau khi nấu bã
xong để nguội, cho bã vào một túi vải (dùng loại vải trơn để chống dính làm
mất bã), ép hết nước, tiếp tục rửa dưới vòi nước cho đến khi hết chất hoà tan.
Cho túi bã vào tủ sấy chân không ở nhiệt độ 125-1300C khoảng 1 giờ sao cho
bã không dính vào túi vải, tiến hành trút hết bã trong túi vải ra đĩa nhôm và
tiếp tục đưa vào sấy cho đến khi khối lượng không đổi. Cân xác định khối
lượng q2 của bã sau khi sấy (Lương Minh Châu, 1999) [4].
Lượng dịch quả còn lại trong bã được xác định theo công thức :
1 2b
1
q q .100
q
, % (2.10)
2.3.4 Phương pháp xử lý gia công số liệu đo đạc
Trong nghiên cứu thực nghiệm máy, các kết quả đo đạc thường là các
đại lượng ngẫu nhiên. Trong kỹ thuật nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm,
xác suất tin cậy thường dùng trong khoảng 0,7 - 0,9, xác suất của dụng cụ đo
trong khoảng 0,95 - 0,99. Vì vậy để đảm bảo độ tin cậy, các thí nghiệm phải
được lặp lại ít nhất 3 lần. Nếu trong quá trình khảo nghiệm thấy các số liệu có
49
sai lệch bất thường, phải tiến hành đo lại để đảm bảo độ tin cậy cao (Đặng
Thế Huy, 1998) [19], (Lê Công Huỳnh, Trần Như Khuyên, 1995) [21]. Để xử
lý và gia công các số liệu thí nghiệm, chúng tôi áp dụng qui tắc của lý thuyết
xác xuất và thống kê toán học.
a) Phương pháp xử lý số liệu đo đạc
Sau khi đã lặp lại n lần thí nghiệm, ta nhận được các giá trị Xi (i=1 n).
Giá trị trung bình của mỗi lần đo được tính theo công thức sau:
n
i
i 1
1x x
n
(2.11)
Sai lệch bình phương trung bình:
n
2
i i
i 1
(x x )
n 1
(2.12)
Sai số trung bình:
tb n
(2.13)
Giá trị độ tin cậy được tính theo tiêu chuẩn Student với mức ý nghĩa =
0,05, số bậc tự do f = n-1. Khi đó giá trị tin cậy sẽ là:
tbx x t . (2.14)
Đối với các số liệu chưa đáng tin cậy (số liệu nghi ngờ) cần kiểm tra lại
theo tiêu chuẩn 3 như sau:
Nếu Xnghi ngờ - X > 3 thì loại bỏ; trường hợp Xnghi ngờ- X ≤ 3 thì chấp
nhận được.
b) Phương pháp gia công số liệu
50
Sau khi thí nghiệm cần phải tiến hành gia công số liệu theo phương pháp
phân tích phương sai nhằm xác định độ tin cậy về mức độ ảnh hưởng của các
yếu tố tới các thông số mục tiêu và xác định tính đồng nhất của phương sai để
kiểm định độ tin cậy của kết quả đo đạc. Thuật toán của phân tích phương sai
như sau:
Phương sai yếu tố là tổng bình phương sai lệch ở từng thí nghiệm, giữa
giá trị trung bình tổng thể ( y..) với các giá trị trung bình của yj ứng với mỗi
mức yếu tố xi (Tạ Văn Đĩnh, 2002) [10], (Phạm Văn Lang, Bạch Quốc
Khang, 1998) [26]:
k
2
j
j 12
yt
(y y..)
S
k 1
(2.15)
Phương sai thí nghiệm là tổng bình phương các sai lệch giữa giá trị trung
bình j.Y ứng với mỗi mức yếu tố xi với giá trị ijY ứng với mỗi lần đo lặp lại
với mỗi mức yếu tố. Phương sai thí nghiệm được xác định như sau:
k n
2
ij j
j 1 i 12
tn
(y y. )
S
N k
(2.16)
Với N-k = k(n-1): là số bậc tự do.
Dùng tiêu chuẩn Fisher để đánh giá tỷ số:
2
yt
2
tn
S
F
S
(2.17)
Để kiểm nghiệm “ giá trị không” xem hai phương sai đó khác nhau nhiều
hay ít. Đối chiếu với giá trị Fb (tra bảng tiêu chuẩn Fisher với = 0,05 và bậc
tự do f1 = k-1; f2 = N-k).
Nếu F> Fb thì yếu tố đó có ảnh hưởng đáng kể đến thông số mục tiêu.
Nếu F< Fb thì yếu tố đó ảnh hưởng không đáng kể đến thông số mục tiêu
(Trần Như Khuyên, 1997) [23].
51
Để đánh giá tính thuần nhất của phương sai ta phải tính phương sai thí
nghiệm ngẫu nhiên đối với mỗi thí nghiệm Sj2 ở mỗi mức biến thiên của yếu
tố xi:
2
ij j2
j
(y y. )
S
n 1
(2.18)
Vì số thí nghiệm lặp lại lớn hơn 2 (n = 3) nên có thể áp dụng tiêu chuẩn
Cooren để đánh giá tỷ số G giữa phương sai cực đại Sj
2
max với tổng phương sai
k
2
j
j 1
S
có đảm bảo không vượt quá tiêu chuẩn Gb (tra bảng tiêu chuẩn Cooren
với = 0,05 và f1 = n-1; f2 = N- k).
2
jmax
k
2
i
j 1
S
G
S
(2.19)
Nếu G< Gb thì các giá trị phương sai được coi là đồng nhất, không
phương sai nào vượt quá nhiều so với các phương sai khác, khi đó kết quả đo
đạc đảm bảo độ tin cậy.
52
Chương 3
MÔ HÌNH HÓA VÀ MÔ PHỎNG QUÁ TRÌNH ÉP NƯỚC DỨA
Trong liên hợp máy băm ép nước dứa, băm và ép là hai quá trình diễn
ra liên tục và kế tiếp nhau, trong đó ép là quá trình chính có tính chất quyết
định đến năng suất, chất lượng và chi phí năng lượng riêng, băm là quá trình
phụ nhằm làm nhỏ sơ bộ vật liệu tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ép. Vì
vậy trong nội dung này chúng tôi chỉ nghiên cứu mô phỏng quá trình ép.
3.1 Mô hình hóa quá trình ép nước dứa
Ép nước dứa là quá trình cơ học phức tạp diễn ra trong bộ phận ép. Tuy
nhiên có thể mô phỏng quy luật biến đổi các thông số trong quá trình ép bằng
các hàm toán học dựa trên các quy luật thay đổi áp suất và vận tốc chuyển động
của vật liệu, qua đó có thể xác định được một số thông số về cấu tạo và chế độ
làm việc nhằm định hướng cho việc thiết kế.
Mô hình kết cấu bộ phận ép nước dứa
Ép là quá trình tách pha lỏng (dịch quả) ra khỏi hỗn hợp hai pha lỏng -
rắn (bã - dịch quả) ở bộ phận băm chuyển xuống. Có thể phân chia quá trình
ép trong bộ phận ép thành hai vùng có chức năng khác nhau: Lc là chiều dài
vùng cấp liệu và Le là chiều dài vùng ép (hình 3.1).
Lc Le
p
R
v rv o
x
L
Hình 3.1 Mô hình kết cấu bộ phận ép
53
Vùng cấp liệu là vùng tiếp nhận vật liệu từ bộ phận băm chuyển sang
vùng ép dưới dạng hỗn hợp rắn, lỏng, khí. Vùng cấp liệu cấu tạo không có
lưới sàng nên không có sự thoát dịch quả ra khỏi hỗn hợp bã - dịch quả. Quá
trình chuyển động của vật liệu trong vùng này diễn ra giống như trong vít vận
chuyển, vật liệu được tự do chuyển động, các lớp vật liệu tiến lại gần nhau,
mật độ tăng dần nhưng tạo ra áp suất không đáng kể. Chiều dài vùng cấp liệu
Lc là thông số phụ thuộc vào số vòng vít xoắn, bước vít xoắn, tốc độ quay của
vít xoắn, hệ số thể tích nạp liệu,... Các thông số này sẽ được lựa chọn sau khi
mô phỏng sao cho lượng cấp liệu ở vùng cấp liệu phải bằng lượng cấp liệu ở
bộ phận băm.
Vùng ép là vùng công nghệ thực hiện quá trình phân chia pha lỏng, rắn,
khí. Khác với vùng cấp liệu, trong vùng ép, pha lỏng và khí được thoát dần ra
ngoài qua lỗ sàng làm giảm thể tích hỗn hợp vật liệu, pha rắn được dồn ép và
nén chặt lại. Để bù trừ cho phần pha lỏng và khí mất đi đảm bảo cho áp suất
tác động lên hỗn hợp vật liệu tăng từ từ trong quá trình ép, phù hợp với quá
trình thoát dịch quả trong các ống mao dẫn của tế bào vật liệu thì điều kiện
cần thiết là phải giảm dần thể tích buồng chứa liệu và giảm dần vận tốc của
vật liệu theo chiều dọc trục. Như vậy, chiều dài vùng ép Le là thông số phụ
thuộc vào số vòng vít xoắn, bước vít xoắn, độ côn của vít xoắn,... Các thông
số này sẽ được lựa chọn khi mô phỏng quá trình ép sao cho pha rắn (bã) di
chuyển đến mặt cắt cuối của vùng ép nhận được áp suất lớn nhất để được ép
kiệt nước trước khi thoát ra ngoài qua cửa thoát.
3.1.2 Quy luật chuyển động của vật liệu trong bộ phận ép
a) Lượng cấp liệu
Theo nguyên lý kết cấu của máy, mặt ngoài của vít xoắn có dạng hình
trụ, máng vít cũng có dạng hình trụ. Quá trình dịch chuyển vật liệu trong
máng vít xoắn cũng tương tự như quá trình vận chuyển vật liệu của vít tải
54
(Trần Như Khuyên, 2007) [25]. Để đảm bảo quá trình nạp liệu được liên tục
từ bộ phận băm sang bộ phận ép, năng suất vận chuyển tính theo lý thuyết Qlt
của vít xoắn ở vùng cấp liệu phải bằng năng suất của bộ phận băm Qb.
2 2
v v
lt
(R r )Q S.n.
60
, kg/h (3.1)
Trong đó:
Rv, rv- bán kính ngoài và trong của vít xoắn, m;
S- bước vít xoắn, m;
n- tốc độ quay của vít xoắn, vg/ph;
- khối lượng riêng của vật liệu, kg/m3.
Tuy nhiên, khi vít xoắn quay thì vật liệu có thể quay theo và vận tốc góc
của vật liệu vl có thể dao động trong giới hạn vl0 ( - vận tốc góc của
vít xoắn).
Nếu vận tốc góc của vật liệu vl = 0 thì năng suất thực tế Qc của vít xoắn ở
vùng cấp liệu bằng năng suất lý thuyết Qlt, và bằng năng suất của bộ phận
băm Qb:
c lt bQ Q Q (3.2)
Nếu vật liệu quay cùng với vít xoắn với vận tốc góc vl thì năng suất
thực tế của vít xoắn Qc = 0 vì không có sự dịch chuyển vật liệu dọc trục.
Nếu vl0 thì vật liệu có vận tốc quay trung bình khác với vận tốc góc
của vít xoắn, khi đó năng suất vít xoắn được tính theo công thức (Xokolov
A.Ia, 1976) [42], (Ñîêîëîâ A.ß, 1960) [70]:
c nc bQ Q (3.3)
Trong đó: ηnc - hệ số thể tích nạp liệu:
vl
nc 1
(3.4)
Từ các kết quả trên cho thấy, khi thiết kế chế tạo vít xoắn cần chú ý một số
đặc điểm sau:
55
- Để nâng cao năng suất cần phải giảm chuyển động quay của vật liệu theo
vít xoắn, nghĩa là hình dạng và tính chất bề mặt của vít xoắn phải đảm bảo sự
liên kết nhỏ nhất với sản phẩm.
- Bề mặt trong của máng vít phải hãm được sản phẩm quay, nghĩa là ma
sát theo chiều quay giữa vật liệu với máng vít phải lớn, nhưng ma sát theo
chiều dọc trục phải nhỏ để không cản trở sự di chuyển theo phương dọc trục
của vật liệu.
Vì vậy cần phải gia công vít xoắn có độ nhẵn bóng cao, buồng vít có thể
tạo các gờ theo hướng dọc trục để hạn chế chuyển động quay của vật liệu theo
vít xoắn nhưng không cản trở chuyển động dọc trục của vật liệu (Trần Thị
Nhị Hường, Nguyễn Đại Thành, 1995) [17], (John A.C., 1990) [56].
b) Vận tốc của vật liệu trong vùng cấp liệu
Sự chuyển động của vật liệu trong vùng cấp liệu bao gồm chuyển động
quay và chuyển động tịnh tiến theo phương dọc trục. Để xác định các thành
phần vận tốc của vật liệu, ta xét một phần tử vật liệu M tại điểm A nằm trên
bán kính trung bình của vít xoắn. Nếu cắt mặt trụ trên đó có điểm A chuyển
động dọc theo đường sinh rồi trải phẳng ra thì đường xoắn vít sẽ trở thành
những đường thẳng nghiêng với mặt cắt ngang trục vít xoắn một góc (gọi là
góc nâng cánh vít), ta được đa giác vận tốc biểu diễn sự dịch chuyển của vật
liệu trong vùng cấp liệu (hình 3.2).
Hình 3.2 Đa giác vận tốc biểu diễn sự dịch chuyển
của vật liệu trong vùng cấp liệu
56
Như đã phân tích ở trên, quá trình dịch chuyển vật liệu trong buồng ép
giống như quá trình dịch chuyển từng lớp dọc theo cánh vít, nhanh hay chậm
phụ thuộc vào bước vít S, dạng vít xoắn. Do đó có thể giả thiết rằng, trong
quá trình dịch chuyển không có quá trình xáo trộn giữa các lớp trên cánh vít,
khi đó quỹ đạo chuyển động của các phần tử vật liệu trên mỗi đường vít là
chuyển động phức tạp, bao gồm:
- Chuyển động quay tương đối của vật liệu quanh trục của vít xoắn với vận
tốc góc vl:
vl = - qc (3.5)
Trong đó:
qc- vận tốc góc của vật liệu so với máng vít, s-1,
- vận tốc góc của vít xoắn, s-1.
- Chuyển động tịnh tiến của vật liệu dọc theo trục vít xoắn với vận tốc vnc:
Nếu bước vít không đổi, thì mọi điểm của vật liệu trong rãnh vít xoắn
sẽ có quỹ đạo đường xoắn ốc. Vận tốc chuyển động vM của vật liệu tại điểm A
trên bề mặt cánh vít, cách đường tâm trục vít xoắn một khoảng Rtbc sẽ gồm
vận tốc tịnh tiến theo chiều trục vnc và vận tốc tiếp tuyến vqc = Rtbc.qc vuông
góc với trục của vít xoắn do chuyển động quay tạo ra, do đó:
2 2 2 2 2
nc M qc M tbc qcv v - v v - R . (3.6)
Giả sử phần tử vật liệu M tại vị trí bán kính trung bình Rtbc di chuyển từ
điểm A đến A3. Từ điểm A vẽ đoạn thẳng AA2 vuông góc với đường tâm của
vít xoắn biểu diễn vận tốc vòng của vít xoắn, từ A2 vẽ đoạn thẳng biểu diễn
vận tốc trượt trên cánh vít khi không có trượt quay A2A0 và khi có trượt quay
A2A3 nghiêng với AA2 một góc (góc nâng cánh vít), từ các điểm A0, A3 dựng
đoạn thẳng vuông góc với AA2 ta được các đoạn thẳng A1A3 và AA0 biểu diễn
vận tốc dọc trục của vật liệu, trong đó:
57
AA3 = vM biểu diễn vận tốc tuyệt đối của chất điểm vật liệu M (gọi tắt
là vận tốc tuyệt đối của vật liệu);
AA2 = v biểu diễn vận tốc vòng của vít xoắn v = Rtb.;
A2A3 = vt biểu diễn vận tốc trượt của vật liệu trên rãnh vít khi có trượt
quay;
A2A0 = vto biểu diễn vận tốc trượt của vật liệu trên rãnh vít khi không
có trượt quay.
AA1 = vqc biểu diễn vận tốc vòng của vật liệu so với máng vít;
A1A2= vvlc biểu diễn vận tốc vòng của vật liệu so với vít xoắn.
AAo = vno biểu diễn vận tốc dọc trục của vật liệu khi không có trượt
quay.
A1A3 = vnc biểu diễn vận tốc dọc trục của vật liệu khi có trượt quay;
Từ đa giác vận tốc ta có thể xác định được vận tốc của vật liệu khi
không có trượt quay và có trượt quay như sau:
- Khi không có trượt quay, vận tốc dọc trục của vật liệu được xác định
theo công thức:
c
no
c
Qv
3600. .F
(3.7)
vno- vận tốc dọc trục của vật liệu khi không có trượt quay, m/s;
Qc- năng suất vận chuyển vật liệu của vít xoắn trong vùng cấp liệu,
kg/h;
γ- khối lượng riêng của vật liệu, kg/m3;
Fc- diện tích tiết diện ngang của vật liệu trong vùng cấp liệu, m2.
- Khi có trượt quay, vận tốc dọc trục của vật liệu được xác định từ đồ
thị tam giác vận tốc A1A2A3:
nc vlc qc tbc qcv = v .tg v v tg v R . tg (3.8)
Trong đó:
58
vnc- vận tốc dọc trục của vật liệu trong vùng cấp liệu, m/s,
vvlc- vận tốc vòng của vật liệu so với vít xoắn, m/s,
v- vận tốc vòng của vít xoắn, m/s,
vqc- vận tốc vòng của vật liệu so với máng vít, m/s,
Rtbc- bán kính trung bình của cánh xoắn trong vùng cấp liệu, m,
- góc nâng cánh vít, độ.
Trong thực tế, vật liệu dứa sau khi băm bao gồm cả pha lỏng (dịch quả)
pha rắn (bã) và pha khí, do pha lỏng có độ nhớt nên có hiện tượng trượt quay
của vật liệu so với trục vít, do đó vận tốc dọc trục của vật liệu được xác định
theo công thức (3.8).
Từ công thức (3.8) cho thấy muốn tăng vận tốc dọc trục vnc của vật liệu
có thể tăng vận tốc vòng của vít xoắn v, tăng góc nâng hoặc giảm vận tốc
vòng của vật liệu so với máng vít vqc.
c) Vận tốc của vật liệu trong vùng ép
Việc tính toán vận tốc của vật liệu trong vùng ép cũng tương tự như
trong vùng cấp liệu nên có thể dùng công thức (3.8) để xác định vận tốc di
chuyển của vật liệu. Tuy nhiên do đường kính trục vít xoắn có dạng hình côn
với góc nghiêng so với đường tâm của vít xoắn là nên vận tốc di chuyển dọc
trục được xác định như sau:
vne = (v - vqe)tg.cos (3.9)
Trong đó:
vne- vận tốc dọc trục của vật liệu trong vùng ép, m/s;
v- vận tốc vòng của vít xoắn so với máng vít, m/s;
- góc nghiêng của trục vít xoắn so với đường tâm vít xoắn, độ;
vqe - vận tốc vòng của vật liệu tại bán kính trung bình của cánh vít so
với máng vít ở bộ phận ép, phụ thuộc vào góc nghiêng và được tính theo
công thức:
59
qe tbe qe tbc qe
x.tgv R . (R )
2
(3.10)
ωqe- vận tốc góc của vật liệu trong vùng ép, s-1;
x- khoảng cách theo chiều trục của điểm đang xét đến gốc tọa độ.
Thay công thức (3.10) vào (3.9), ta xác định được vận tốc di chuyển
của vật liệu theo chiều dọc trục:
ne tbc qe
x.tgv [v-(R ) ].tg .cos
2
(3.11)
Công thức (3.11) cho phép ta khảo sát mối quan hệ giữa vận tốc di
chuyển của vật liệu vne theo chiều dọc trục với chiều dài vít xoắn x. Do góc
nghiêng của trục vít (tính bằng radian) rất nhỏ nên khi tính toán có thể tính
gần đúng tg và cos 1 .
3.1.3 Quy luật biến đổi áp suất của vật liệu trong bộ phận ép
Quá trình biến đổi áp suất, chuyển động của vật liệu và thoát dịch quả
diễn ra khi ép nguyên liệu dứa trong máy ép kiểu vít xoắn là quá trình rất
phức tạp, đến nay chưa có công trình nghiên cứu lý thuyết nén ép vật liệu dứa
trong máy ép kiểu vít xoắn được công bố. Vì vậy việc nghiên cứu để đưa ra
một phương trình lý thuyết biểu diễn quá trình nén ép riêng cho loại vật liệu
này gặp nhiều khó khăn. Những giả thiết sau đây có thể thích hợp cho việc
vận dụng một số kết quả nghiên cứu lý thuyết nén ép các loại thực phẩm khác
vào nghiên cứu quá trình ép nước dứa:
1) Nhiệt độ của vật liệu thay đổi không đáng kể trong quá trình ép, do tỉ
lệ nước quả trong hỗn hợp lớn và thời gian vật liệu trong buồng ép rất ngắn;
2) Thể tích pha khí trong nguyên liệu dứa trong buồng ép không đáng
kể, không ảnh hưởng đến quá trình khảo sát và tính toán;
3) Vật liệu trong buồng ép gồm hai pha lỏng và rắn chuyển động tuân
theo quy luật của chất lỏng nhớt.
60
a) Áp suất trong vùng cấp liệu
Áp dụng kết quả nghiên cứu lý thuyết của A.Ia. Xokolov về quá trình
nén ép thực phẩm được coi là vật liệu lỏng nhớt, phương trình vi phân biểu
diễn mối quan hệ giữa áp suất ép theo chiều dọc trục với hệ số thể tích nạp
liệu trong vùng cấp liệu có dạng như sau (Ñîêîëîâ A.ß, 1960) [70]:
5c tb c
nc tb2
c tbc b b
1 F .cos dp F. . .1,23.10 sin 0,33
.R dx l l
, ( c0 x L ) (3.12)
Trong đó:
nc - hệ số thể tích nạp liệu;
c - hệ số độ nhớt động lực của vật liệu, Ns/m2;
Fc- diện tích tiết diện của vật liệu trong vùng cấp liệu, m2;
- vận tốc góc của vít xoắn, s-1;
Rtbc- bán kính trung bình của vít xoắn, m;
p- áp suất ép theo chiều trục của vít xoắn, N/m2;
x- khoảng cách theo chiều dọc trục từ điểm được xét đến gốc tọa độ, m;
tb - góc nâng cánh vít theo bán kính trung bình, rad;
lb - chiều dài đường bao của máng vít tại tiết diện thẳng góc với đường
xoắn ốc, m;
- ứng suất cắt giới hạn của vật liệu, N/m2.
b) Áp suất trong vùng ép
Khác với vùng cấp liệu, vùng ép có lưới sàng bao quanh vít xoắn để
cho dịch quả thoát ngoài. Do dịch quả thoát qua các lỗ sàng nên thể tích vật
liệu giảm dần. Vì vậy, ta có thể vận dụng công thức (3.12) để xây dựng
phương trình biểu diễn quy luật biến đổi áp suất trong vùng ép có bổ sung hệ
số giảm thể tích vật liệu trong vùng ép do có sự thoát dịch quả qua lỗ sàng:
61
5e tb e
nc ge tb2
e tbe b b
1 F .cos dp F. . 1,23.10 sin 0,33
.R dx l l
,( cL x L ) (3.13)
Trong đó:
ge - hệ số giảm thể thể tích vật liệu trong vùng ép do có sự thoát dịch
quả qua lỗ sàng.
Trong phương trình (3.12) và (3.13), chỉ số “c” biểu diễn các thông số
của vùng cấp liệu, chỉ số “e” biểu diễn các thông số của vùng ép.
Từ các phương trình (3.12) và (3.13), sau khi biến đổi ta được phương
trình biểu diễn quy luật thay đổi áp suất trong vùng cấp liệu và vùng ép như
sau:
2 nc c tbc
b 2 2
v v tb b
5 2 2
v v tb
. . Rl ( 0,33 )
dp (R r )cos l
dx 1,23.10 (R r )sin
, ( c0 x L ) (3.14)
nc ge e tbe2
b 2 2
v v tb b
5 2 2
v v tb
. . .R
l 0,33
[R (r x.tg ) ].cos ldp
dx 1,23.10 [R (r x.tg ) ].sin
, ( cL x L ) (3.15)
Phương trình (3.14) và (3.15) biểu diễn quy luật biến đổi áp suất p
trong vùng cấp liệu và vùng ép theo chiều dài vít xoắn x. Đây là cơ sở lý
thuyết quan trọng để khảo sát ảnh hưởng của một số thông số về cấu tạo và
chế độ làm việc của bộ phận ép.
Các tham số trong các phương trình (3.14) và (3.15) được xác định:
- Vận tốc góc của vật liệu trong vùng cấp liệu ωqc và vùng ép ωqe theo chiều
dài vít xoắn được xác định bằng thực nghiệm (mục 4.1) có dạng như sau:
qc = 1,01, s
-1
7,8155xqe 0,9407.e
, s-1 (3.16)
- Hệ số nạp liệu nc được xác định theo công thức:
qcvlcnc 1 1
(3.17)
62
- Hệ hệ số giảm thể tích vật liệu trong vùng ép ge do có sự thoát dịch quả qua
lỗ sàng được xác định theo kết quả thí nghiệm (mục 4.1) là hàm của áp suất
ép p theo công thức:
0,0491p
ge 92,468.e
(3.18)
- Hệ số độ nhớt động lực của hỗn hợp bã – dịch quả được xác định theo
công thức (Nguyễn Bin và ctv, 2006) [1], (Trương Vĩnh và ctv, 2005) [40]:
d r
d r
15(1 A. )
1 A
, N.s/m2 (3.19)
Trong đó:
d- độ nhớt của dịch quả, Ns/m2;
r- độ nhớt của pha rắn, Ns/m2.
A- nồng độ pha rắn trong hỗn hợp bã - dịch quả, được xác định
theo công thức:
r
h
GA
G
(3.20)
Gr- khối lượng pha rắn trong hỗn hợp, kg;
Gh- khối lượng hỗn hợp bã - dịch quả, kg.
Do độ nhớt của dịch quả d nhỏ hơn rất nhiều so với độ nhớt của bã r
nên có thể bỏ qua, khi đó công thức (3.19) có dạng:
d (1 15A)
1 A
, N.s/m2 (3.21)
Độ nhớt của dịch quả d được xác định bằng thiết bị đo độ nhớt (mục
2.3.3) là d = 1,5.103N.s/m2.
Nồng độ pha rắn trong hỗn hợp bã – dịch quả A phụ thuộc vào hàm
lượng dịch quả trong hỗn hợp. Kết quả thí nghiệm (mục 4.1) đã xác định được
nồng độ pha rắn trong hỗn hợp bã - dịch quả như sau:
Trong vùng cấp liệu Ac = 0,1579;
Trong vùng ép hệ số Ae là hàm số của áp suất ép p được biểu diễn bằng
63
phương trình hồi quy thực nghiệm:
3 2
eA 0,0002p 0,0267p 0,155p 16,179 (3.22)
- Diện tích tiết diện của vật liệu trong vùng cấp liệu Fc được tính:
2 2
c v vF π(R r ) , m
2 (3.23)
Rv, rv- bán kính ngoài và bán kính trong của vít xoắn ở vùng cấp liệu, m.
- Diện tích tiết diện của vật liệu trong vùng ép Fe được tính theo công thức:
2 2 2 2
e v ve v vF (R r ) [R (r x.tg ) ] , m
2 (3.24)
Trong đó:
rve - bán kính trong của vít xoắn trong vùng ép:
rve = rv + x.tg, m (3.25)
x- khoảng cách từ gốc tọa độ đến điểm đang xét ở vùng ép, m
- góc nghiêng của trục vít xoắn, rad.
- Bán kính trung bình của vít xoắn Rtbc ở vùng cấp liệu:
v v
tbc
R rR
2
, m (3.26)
- Bán kính trung bình của vít xoắn Rtbe ở vùng ép:
v ev v v
tbe
R r R (r x.tg )R
2 2
, m (3.27)
- Vận tốc góc của vít xoắn được xác định theo công thức:
n
30
, s-1 (3.28)
n- tốc độ quay của trục vít xoắn, vg/ph.
- Ứng suất cắt giới hạn của vật liệu được xác định bằng thực nghiệm (mục
4.1) là hàm phụ thuộc vào áp suất ép theo phương trình:
0,0483p408,36.e , N/m2 (3.29)
- Chiều dài của đường bao của máng vít lb tại tiết diện thẳng góc với đường xoắn
phụ thuộc vào góc nâng của cánh vít tb và được xác định theo công thức:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tran_dinh_hung_luan_an_sua_in_nop_hoi_dong_18_12_2012_tran_dinh_hung_6691_2005361.pdf