MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan . I
Lời cảm ơn . II
Mục lục . III
Danh mục các từ viết tắt . VI
Danh mục các bảng . VII
Danh mục các hình . IX
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề . 1
2. Mục đích nghiên cứu . 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
4. Những đóng góp mới của luận án về học thuật và lý luận . 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC 5
1.1. Buồng trứng . 5
1.2. Tế bào trứng . 7
1.2.1. Sự hình thành tế bào mầm nguyên thủy 7
1.2.2. Sự phát triển của tế bào mầm nguyên thủy thành túi noãn 8
1.2.3. Sự phát triển của túi noãn thành tế bào trứng 9
1.3. Nang trứng . 10
1.3.1. Sự hình thành nang trứng nguyên thủy . 10
1.3.2. Sự phát triển của nang trứng . 11
1.3.3. Chức năng của nang trứng . 14
1.3.4. Sự hình thành sóng nang 15
1.4. Hormone . 16
1.4.1. Cơ chế điều khiển của hormone đến sự phát triển nang trứng 161.4.2. Vai trò của FSH 17
1.5. Thu tế bào trứng . 19
1.5.1. Thu tế bào trứng từ buồng trứng lò mổ . 19
1.5.2. Thu tế bào trứng từ bò sống . 20
1.5.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến số lượng số lượng, chất lượng tế
bào trứng và kết quả tạo phôi in vitro khi siêu âm hút tế bào trứng . 23
1.6. Nuôi tế bào trứng in vitro 32
1.6.1. Nuôi thành thục tế bào trứng in vitro 32
1.6.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả nuôi thành thục tế bào
trứng 35
1.7. Tạo phôi in vitro . 43
1.7.1. Thụ tinh in vitro 43
1.7.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thụ tinh của tế bàotrứng 46
1.8. Nuôi phôi in vitro . 48
1.8.1. Môi trường nuôi phôi 48
1.8.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của phôi . 50
1.9. Ảnh hưởng của kỹ thuật siêu âm hút tế bào trứng đến kết quả
nuôi thành thục, thụ tinh và tạo phôi in vitro . 53
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 56
2.1.Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu 56
2.1.1.Vật liệu . 56
2.1.2. Nội dung nghiên cứu 56
2.1.3.Phương pháp nghiên cứu . 56
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu . 64
CHƯƠNG 3. KÊT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . 66
3.1. Ảnh hưởng của áp lực hút . 663.2. Ảnh hưởng của tần suất siêu âm hút tế bào trứng . 76
3.3. Ảnh hưởng của kích thước nang trứng . 84
3.4. Ảnh hưởng của pha nang trứng phát triển và pha nang trứng trội. 91
3.5. Ảnh hưởng của liều lượng FSH . 96
3.6. Ảnh hưởng của giống bò . 104
3.7. Ảnh hưởng của tuổi bò cho tế bào trứng . 109
3.8. Ảnh hưởng của mùa vụ 113
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ . 120
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬNÁN .
122
TÀI LIỆU THAM KHẢO 123
TIẾNG VIỆT 123
TIẾNG ANH . 124
PHỤ LỤC . 148
168 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 602 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của kỹ thuật siêu âm hút tế bào trứng bò để tạo phôi trong ống nghiệm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộ
38,5
0
C, trong điều kiện 5% CO2 và độ ẩm tối đa.
2.1.3.5. Nuôi hợp tử và phôi in vitro
Sau khi ủ tinh trùng với tế bào trứng 5 h trong tủ nuôi CO2, các tế bào
trứng (hay có thể gọi là các hợp tử, có sự xuất hiện của thể cực thứ 2) được
tách khối tế bào cumulus, bằng cách hút nhiều lần qua đầu pipet thủy tinh vô
trùng trong môi trường nuôi in vitro và nuôi 20, 25 hay 30 hợp tử giả định
trên trong 7 ngày trong giọt môi trường nuôi CR1aa 100 µl, bổ sung thêm 20
µl axit amin không thay thế (MEM essential amino acid 100x, Sigma), 10 µl
axit amin thay thế (MEM essential amino acid 100x, Sigma), 1mg/ml (L-
glutamic (Sigma), 3mg/ml BSA (Sigma, No-730), 5% huyết thanh bê mới
sinh (Wako Pure Chemical Industries Ltd., Osaka, Japan) và kháng sinh
(100.000 iu penicilin/ml + 100l streptomycin/ml). Nếu số lượng tế bào trứng
nuôi ít hơn 20 tế bào trứng thì thể tích mỗi giọt được tính theo tỉ lệ cứ một
hợp tử giả định sử dụng 5µl môi trường CR1aa trên. Các giọt nuôi được phủ
dầu khoáng (Paraffin oil, Wako Pure Chemical, Japan) và quá trình nuôi được
duy trì ở được giữ trong tủ CO2 (CO2 Incubator, Sanyo, Japan) ở nhiệt độ
38,5
0
C, trong điều kiện 5% CO2 và độ ẩm tối đa. Sau khi nuôi nuôi in vitro
24 - 48 h tiến hành đánh giá sự phân chia của hợp tử.
2.1.3.6. Đánh giá chất lượng phôi dâu và phôi nang
Ở bò, thu hoạch phôi in vitro hoặc phôi in vivo thường ở giai đoạn phôi
dâu và phôi nang, tương ứng với ngày thứ 7 hoặc thứ 8 sau khi thụ tinh.
Phương pháp đánh giá chất lượng đóng vai trò quan trọng trong việc
lựa chọn những phôi có chất lượng tốt để cấy truyền hoặc đông lạnh để đạt
được tối đa tỉ lệ có chửa. Đánh giá và phân loại phôi dâu, phôi nang được
được đánh giá theo 4 mức độ khác nhau, dựa vào giai đoạn phát triển, vòng
trong suốt và khối tế bào chất.
- Loại A (rất tốt): Phôi có hình thái chuẩn đúng với giai đoạn phát triển. Vòng
trong suốt tròn đẹp, khối tế bào đậm phân chia đều, rõ, không có tế bào rời
hoặc mảnh vụn bên ngoài.
- Loại B (tốt): Phôi có hình dáng kích thước tốt, phản ánh đúng giai đoạn phát
triển, nhưng khối tế bào không đẹp, không đều, không rõ nét như loại A. Sự
liên kết của các tế bào tương đối chặt chẽ, đôi khi có mảnh vụn tế bào hoặc tế
bào rời.
- Loại C (trung bình): Phôi có màu sắc phân bố không đều, các tế bào liên kết
lỏng lẻo, nhiều tế bào rời nhiều mảnh vụn xen kẽ hoặc tụ thành đám nhỏ.
Kích thước tế bào nhỏ hơn bình thường. Màng trong suốt có thể còn nguyên
vẹn nhưng nhỏ hoặc không tròn.
- Loại D (loại kém): Phôi phát triển chậm so với tuổi, các tế bào phôi bị vỡ,
màng trong suốt bị khuyết tật, có hình dạng và kích thước không bình thường,
hoặc phôi bị thoái hóa. Đây là loại phôi không đủ tiêu chuẩn cấy cũng như
đông lạnh.
2.1.3.7. Bố trí thí nghiệm
Gồm có 8 thí nghiệm được thực hiện độc lập với nhau, trong suốt thời
gian từ năm 2006 – 2011, để xác định sự ảnh hưởng của một số yếu tố đến số
lượng nang trứng, số lượng tế bào trứng, chất lượng tế bào trứng, hợp tử phân
chia, phôi dâu và phôi nang thu được và từ đó xác định được yếu tố thích hợp
cho kết quả tốt nhất khi siêu âm hút tế bào trứng bò để tạo phôi trong ống
nghiệm.
Để hạn chế tối đa sự tác động của các yếu tố ngoại cảnh làm ảnh hưởng
đến các thí nghiệm. Bò cho tế bào trứng sử dụng trong từng thí nghiệm có
điểm thể trạng, cân nặng tương đối đồng đều. Sử dụng máy siêu âm để xác
định sự đồng đều về hoạt động và kích thước của hai buồng trứng. Được
chăm sóc nuôi dưỡng trong cùng một điều kiện, cho ăn 4 kg thức ăn tinh và
50 kg cỏ tươi/ngày. Bò cho tế bào trứng ở các thí nghiệm không giống nhau.
Trước khi tiến hành thí nghiệm 3 tuần, cứ hai ngày một lần các nang trứng có
kích thước từ 5 mm trở lên được loại bỏ, để loại bỏ sự tồn tại của thể vàng
trên buồng trứng, hạn chế sự tác động của nang trội và đưa hoạt động buồng
trứng của nhóm bò thí nghiệm về pha nang trứng phát triển. Siêu âm hút tế
bào trứng trong tất cả các thí nghiệm được thực hiện bởi một người kỹ thuật.
Nhóm người thực hiện soi tìm tế bào trứng, đánh giá chất lượng tế bào trứng,
nuôi thành thục, thụ tinh và tạo phôi trong từng thí nghiệm hầu như không có
sự thay đổi. Hệ thống máy móc, thiết bị, môi trường,giống nhau. Các thí
nghiệm được sắp xếp theo tính quan trọng và mức độ sử dụng liên tục trong
quá trình nghiên cứu.
Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của áp lực hút. Mục đích của
nghiên cứu là đánh giá sự ảnh hưởng của bốn mức độ áp lực hút 60 mmHg,
90 mmHg, 120 mm Hg và 150 mmHg, dựa vào một số tác giả đã công bố
(Pawel và cs., 2007; Bols và cs., 1996) lên số lượng tế bào trứng, chất lượng
tế bào trứng, hợp tử phân chia, phôi dâu và phôi nang thu được. Thí nghiệm
được tiến hành trên ba bò sữa HF có cùng độ tuổi với nhau (8 tuổi). Siêu âm
hút tế bào trứng được thực hiện với ở tần suất 2 lần/tuần (theo Viana 2004).
Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của tần suất siêu âm hút tế bào
trứng. Mục đích của nghiên cứu là đánh giá sự ảnh hưởng của ba tần suất hút:
2 tuần/lần, 1 tuần/lần và ½ tuần/lần lên số lượng nang trứng, số lượng tế bào
trứng, chất lượng tế bào trứng, hợp tử phân chia, phôi dâu và phôi nang thu
được. Thí nghiệm được tiến hành trên ba bò sữa HF có cùng độ tuổi (5 tuổi),
sử dụng áp lực hút được nghiên cứu ở thí nghiệm 1 (120 mmHg).
Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của kích thước nang trứng được
thực hiện trên hai bò sữa HF (6 tuổi), để đánh giá sự ảnh hưởng của kích
thước nang trứng lên số lượng nang trứng được hút, số lượng tế bào trứng,
hợp tử phân chia, phôi dâu và phôi nang thu được. Siêu âm hút tế bào trứng
được thực hiện ở áp lực hút 120 mmHg của thí nghiệm 1 và ở tần suất ½
tuần/lần được nghiên cứu ở thí nghiệm 2.
Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của pha nang trứng phát triển và
pha nang trứng trội. Mục đích của nghiên cứu là đánh giá sự ảnh hưởng của
pha nang trứng phát triển và pha nang trứng trội lên số lượng nang trứng, số
lượng tế bào trứng, chất lượng tế bào trứng, hợp tử phân chia, phôi dâu và
phôi nang thu được khi siêu âm hút tế bào trứng không liên tục.
Trước khi siêu âm hút tế bào trứng, tiến hành xác định pha nang trứng
phát triển và pha nang trứng trội của đợt sóng nang. Mười bốn bò thí nghiệm
HF ( 3 – 6 tuổi) được siêu âm và hút loại bỏ tất cả các nang trứng có kích
thước từ 2 mm trở lên (ngày 0). Ngày 1 trở đi xuất hiện một đợt nang trứng
mới, có kích thước từ 2 mm trở lên được huy động, phát triển cho đến khi một
nang trứng phát triển nhanh hơn các nang trứng còn lại gọi là nang trội, nang
trội tiếp tục tăng nhanh về mặt kích thước. Lúc này các nang trứng còn lại
giảm phát triển và ngừng hẳn. Khi các nang trứng còn lại ngừng phát triển thì
từ ngày 0 đến thời điểm này được gọi là pha nang trứng phát triển và từ thời
điểm các nang trứng ngừng phát triển cho đến khi xuất hiện một đợt nang
trứng mới gọi là pha nang trội. Siêu âm hút tế bào trứng được thực hiện ở áp
lực hút 120 mmHg.
Thí nghiệm 5: Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng FSH được tiến
hành trên hai bò HF (3 tuổi), sáu liều lượng FSH (ANTLIN: Denka
Phamaceutical Co., Kawasaki, Japan) được nghiên cứu, bao gồm một liều
lượng đối chứng (không sử dụng FSH) và 5 liều lượng thí nghiệm: 2mg, 3mg,
4mg, 5mg và 6mg. Dựa vào kết quả nghiên cứu của Goodhand và cs. (1999);
Reis và cs. (2002); Chaubal và cs. (2007); De Roover và cs. (2005). Mục đích
của nghiên cứu là đánh giá sự ảnh hưởng của liều lượng FSH lên số lượng
nang trứng, số lượng tế bào trứng, chất lượng tế bào trứng, hợp tử phân chia,
phôi dâu và phôi nang thu được. Mỗi một liều lượng FSH được chia làm hai
phần bằng nhau, một phần được tiêm vào buổi sáng và một phần được tiêm
vào buổi chiều (sau ngày hút tế bào trứng). Sau khi tiêm FSH 2 ngày (Khoảng
cách giữa các lần siêu âm hút tế bào trứng là 4 ngày) tiến hành siêu âm hút tế
bào trứng. Siêu âm hút tế bào trứng được thực hiện ở áp lực hút 120 mmHg
và tần suất ½ tuần/lần.
Thí nghiệm 6: Nghiên cứu ảnh hưởng của giống bò. Nghiên cứu được
tiến hành trên hai bò HF và hai bò lai hướng sữa F3 (HF x lai Sind) ở áp lực
hút 120 mmHg, tần suất 1/2 tuần/lần để đánh giá sự ảnh hưởng của hai giống
bò này lên số lượng nang trứng, số lượng tế bào trứng, chất lượng tế bào
trứng, hợp tử phân chia, phôi dâu và phôi nang thu được.
Thí nghiệm 7: Nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi bò. Mục đích của nghiên
cứu là đánh giá ảnh hưởng của tuổi bò cho tế bào trứng lên số lượng nang
trứng, số lượng tế bào trứng, chất lượng tế bào trứng, hợp tử phân chia, phôi
dâu và phôi nang thu được. Thí nghiệm được tiền hành trên bò sữa HF 3 tuổi
và 6 tuổi, ở áp lực hút 120 mmHg, tần suất ½ tuần/lần.
Thí nghiệm 8: Nghiên cứu ảnh hưởng của mùa vụ. Mục đích của
nghiên cứu là xác định sự ảnh hưởng của vụ đông - xuân và hè - thu lên số
lượng nang trứng, số lượng tế bào trứng, chất lượng tế bào trứng, hợp tử phân
chia, phôi dâu và phôi nang thu được. Thí nghiệm được tiến hành tên hai bò
sữa HF (6 tuổi). Siêu âm hút tế bào trứng được thực hiện ở áp lực hút 120
mmHg và tần suất ½ tuần/lần.
2.1.3.8. Xử lý số liệu
Kết quả nghiên cứu của các thí nghiệm về số lượng nang trứng, số
lượng tế bào trứng, chất lượng tế bào trứng, hợp tử phân chia, phôi dâu và
phôi nang được phân tích, đánh giá sự khác nhau về thống kê giữa các yếu tố
ở các thí nghiệm sử dụng chương trình Paired t-test trong phần mềm minitab,
phiên bản 14. Các giá trị được trình bày dưới dạng X ± SE (X: Bình quân;
SE: Sai số chuẩn).
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành từ năm 2006 đến năm 2011, tại:
- Bộ môn Sinh lý, Sinh sản và Tập tính vật nuôi - Viện Chăn nuôi.
- Bộ môn Hóa sinh, Sinh lý động vật - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
- Khoa Thú y - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
- Trạm kiểm nghiệm và bảo tồn vật nuôi - Viện Chăn nuôi.
- Các hộ nuôi bò huyện Ba Vì, Hà Nội và huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Ảnh hưởng của áp lực hút
* Ảnh hưởng của áp lực hút đến số lượng nang trứng được hút và tế bào
trứng thu được
Để đánh giá sự ảnh hưởng của áp lực hút, 72 lượt buồng trứng của bò
sống được siêu âm hút tế bào trứng. Tổng số nang trứng được hút (Bảng 3.1)
ở áp lực 60 mmHg, 90 mmHg, 120 mmHg và 150 mmHg, tương ứng: 167,
172, 170 và 178 nang. Tổng số tế bào trứng thu được từ các nang trứng ở áp
lực 60 mmHg, 90 mmHg, 120 mmHg và 150 mmHg, tương ứng 54, 75, 138
và 155 tế bào trứng.
Bảng 3.1. Số lượng nang trứng được hút và ảnh hưởng của áp lực hút
đến số lượng tế bào trứng thu được
Áp lực hút
Nang trứng được hút Tế bào trứng thu được
%
n X ± SE n X ± SE
60 mmHg 167 9,28
a
± 0,52
54 3,00
a
± 0,27
32,34
90 mmHg 172 9,56
a
± 0,57
75 4,17
b
± 0,35
43,60
120 mmHg 170 9,44
a
± 0,39
138 7,67
c
± 0,31
81,18
150 mmHg 178 9,89
a
± 0,52
155 8,61
c
± 0,44
87,08
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột không mang chữ cái giống nhau thì sai
khác có ý nghĩa P < 0,05%; %: Tỉ lệ tế bào trứng thu được/nang trứng được hút;
X: Bình quân/buồng trứng/lần
Từ kết quả nang trứng được hút cho thấy, số lượng nang trứng được
hút/buồng trứng/lần không có sự khác nhau (P < 0,05) vào thời điểm siêu âm
hút tế bào trứng ở các mức độ áp lực 60 mmHg, 90 mmHg, 120 mmHg và
150 mmHg, tương ứng: 9,28; 9,56; 9,44 và 9,89 nang. Song lại có sự ảnh
hưởng rõ rệt của áp lực hút đến kết quả tế bào trứng thu được (P < 0,05), có
sự sai khác biệt giữa áp lực 120 và 150 mmHg so với áp lực 60 và 90 mmHg,
tương ứng: 7,67 và 8,61 tế bào trứng/buồng trứng/lần so với 3,00 và 4,17 tế
bào trứng/buồng trứng/lần (P < 0,05). Nhưng căn cứ vào số lượng tế bào
trứng/buồng trứng/lần siêu âm hút tế bào trứng cho thấy ở áp lực hút 150
mmHg cao nhất.
Qua số lượng tế bào trứng thu được/nang trứng được hút, có thể thấy
rằng số lượng nang trứng được hút không có sự khác nhau (p < 0,05), tuy
nhiên tỉ lệ tế bào trứng thu được/nang trứng được hút lại có sự chênh lệch
giữa các mức độ áp lực hút, tương ứng: 32,34% ở 60 mmHg, 43,60% ở 90
mmHg, 81,18% ở 120 mmHg và 87,08% ở 150 mmHg. Như vậy có thể thấy
rằng khi tăng áp lực hút thì số lượng tế bào trứng thu được cũng như tỉ lệ tế
bào trứng thu được tăng lên. Tỉ lệ tế bào trứng thu được ở áp lực hút 60 và 90
mmHg của chúng tôi thấp hơn nhiều so với kết quả của Nguyễn Văn Lý và cs.
(2006), song ở áp hút 120 và 150 mmHg lại tương đối phù hợp với tác giả,
khi tác giả thu tế bào trứng bằng phương pháp hút dịch nang trứng và phương
pháp phẫu thuật thu được tỉ lệ tế bào trứng thu được/nang trứng có kích thước
≤ 8 mm là 82,38%. Như vậy, có thể nói, quá trình siêu âm hút tế bào trứng là
một quá trình phức tạp, bao gồm rất nhiều yếu tố và bị hạn chế bởi khả năng
quan sát so với thu tế bào trứng từ buồng trứng lò mổ, tỉ lệ tế bào trứng thu
được ở áp suất thích hợp cho kết quả tốt.
Kết quả thu được cho thấy, ở áp lực hút thấp số lượng tế bào trứng thu
được thấp. Nguyên nhân có thể do ở lực hút yếu nên dịch nang trứng cùng với
các tế bào trong dịch nang trứng không được hút ra hết. Mặt khác ở những
nang trứng lớn do lực hút chậm nên có thể đã có một số lượng dịch nang
trứng bị thoát ra xung quanh vết kim đâm. Số lượng tế bào trứng tăng lên khi
áp lực hút tăng cao là do lực hút mạnh đã hút được tối đa dịch nang trứng và
lực tác động cơ học lên sự liên kết giữa tế bào trứng và các tế bào xung
quanh. Nhưng số lượng tế bào trứng thu được tăng lên có làm ảnh hưởng đến
chất lượng tế bào trứng, đặc biệt là màng cumulus cần được nghiên cứu để
tìm ra áp lực hút đảm bảo cho quá trình tạo phôi in vitro vì khả năng phát
triển cao nhất của tế bào trứng khi có hình thái tròn trịa, tế bào chất đồng nhất
và phải có từ 3 lớp màng cumulus trở lên (Rita và cs., 2003).
* Ảnh hưởng của áp lực hút đến chất lượng tế bào trứng
Đánh giá chất lượng tế bào trứng là khâu quan trọng để đạt được kết
quả cao trong quá trình nuôi thành thục, thụ tinh in vitro, liên quan mật thiết
đến kết quả hợp tử phân chia, số lượng phôi dâu và phôi nang thu được. Đánh
giá chất lượng tế bào trứng được thực hiện trên màn hình của kích hiển vi soi
nổi, dựa vào đặc điểm hình thái, màu sắc, đặc biệt là đặc điểm và số lượng
màng cumulus (Hình 3.1) để phân loại chất lượng tế bào trứng theo bốn mức
độ từ tốt đến xấu A, B, C và D. Kết quả nghiên cứu và thực tiễn cho thấy, chỉ
có tế bào trứng có chất lượng loại A và B mới có khả năng phát triển tốt.
Kết quả thu được cho thấy, có sự ảnh hưởng của áp lực hút lên chất
lượng tế bào trứng loại A (P < 0,05). Bình quân tế bào trứng loại A ở các mức
độ áp lực 60, 90, 120 và 150 mmHg, tương ứng 1,44; 1,89; 3,78 và 2,44 tế
bào trứng/buồng trứng/lần (Bảng 3.2). Như vậy, tế bào trứng loại A/buồng
trứng/lần thấp nhất ở áp lực 60 mmHg và cao nhất ở áp lực hút 120 mmHg.
Có sự khác biệt (P < 0,05) về số lượng tế bào trứng loại B/buồng
trứng/lần ở áp lực 60 mmHg và 90 mmHg so với 120 mmHg và 150 mmHg,
tương ứng: 1,06 và 1,33 tế bào trứng so với 3,00 và 3,17 tế bào trứng. Ở áp
lực 150 mmHg cho kết quả tế bào trứng loại B/buồng trứng/lần cao nhất và
thấp nhất ở áp lực hút 60 mmHg (P < 0,05).
Có sự sai khác (P < 0,05) về số lượng tế bào trứng loại C/buồng
trứng/lần ở áp lực 150 mmHg so với áp lực 60 mmHg, 90 mmHg và 120
mmHg, tương ứng: 1,44 tế bào trứng so với 0,33; 0,56 và 0,56 tế bào trứng.
Tương tự, tế bào trứng loại D ở áp lực hút 150 mmHg có sự khác biệt với áp
lực hút 60 mmHg, 90 mmHg và 120 mmHg (P < 0,05). Bình quân số lượng tế
bào trứng/buồng trứng/lần loại D ở áp lực 150 mmHg (1,56 tế bào), cao hơn
so với áp lực 60 mmHg, 90 mmHg và 120 mmHg (tương ứng: 0,17; 0,39 và
0,33 tế bào trứng).
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của áp lực hút đến chất lượng tế bào trứng
Áp lực
Hút
Chất lượng tế bào trứng
A B C D
X ± SE (n) X ± SE (n) X ± SE (n) X ± SE (n)
60 mmHg 1,44
a
± 0,17 (26)
1,06
a
± 0,17 (19) 0,33
a
± 0,14 (6)
0,17
a
± 0,09 (3)
90 mmHg 1,89
b
± 0,16 (34)
1,33
a
± 0,20 (24)
0,56
a
± 0,17 (10)
0,39
a
± 0,12 (7)
120 mmHg 3,78
c
± 0,27 (68)
3,00
b
± 0,26 (54)
0,56
a
± 0,15 (10)
0,33
a
± 0,11 (6)
150 mmHg 2,44
b
± 0,23 (44)
3,17
b
± 0,27 (57)
1,44
b
± 0,20 (26)
1,56
b
± 0,18 (28)
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột không mang chữ cái giống nhau thì sai
khác có ý nghĩa P < 0,05; A, B, C và D: Chất lượng tế bào trứng theo thứ tự từ cao
đến thấp; X: Bình quân/buồng trứng/lần
Như vậy có thể nói rằng áp lực đã ảnh hưởng đến chất lượng tế bào
trứng. Sự ảnh hưởng này liên quan mật thiết đến kết quả nuôi thành thục và
tạo phôi in vitro. Nguyễn Văn Lý và cs. (2006); Nguyễn Hữu Đức và cs.
(2003) đã tiến hành nghiên cứu và có kết luận rằng, chất lượng tế bào trứng
trước khi nuôi ảnh hưởng đến tỉ lệ trứng thành thục. Số lượng tế bào
trứng/buồng trứng/lần có chất lượng C và D cao là một kết quả không mong
muốn khi siêu âm hút tế bào trứng bò để tạo phôi trong ống nghiệm. Tế bào
trứng loại A, B thường được sử dụng, do có tỉ lệ thành thục, thụ tinh và tạo
phôi trong ống nghiệm cao, còn chất lượng tế bào trứng loại C và D thường
không được sử dụng để nuôi thành thục, thụ tinh và tạo phôi trong ống
nghiệm do kết quả thu được rất kém (Shiora và cs., 1988). Nguyễn Văn lý và
cs. (2006) cũng có kết luận tương tự khi ông nghiên cứu ảnh hưởng của chất
lượng tế bào trứng đến khả năng thành thục từ tế bào trứng được thu từ buồng
trứng của lò mổ thấy rằng, không có sự sai khác ý nghĩa về tỉ lệ thành thục
giữa tế bào trứng loại A và tế bào trứng loại B (71,19% và 69,46%; P < 0,05),
nhưng tỉ lệ thành thục của tế bào trứng loại C lại thấp hơn nhiều so với loại A
và B, chỉ đạt (38,35%; P < 0,05).
Tế bào trứng loại A Tế bào trứng loại B
Tế bào trứng loại C Tế bào trứng loại D
Hình 3.1.Tế bào trứng có chất lượng A, B, C và D
Kết quả của chúng tôi thu được ở áp suất 60 mmHg tương đối phù hợp
với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Lý và cs. (2006) về tế bào trứng loại
A và B/buồng trứng/lần, khi ông tiến hành nghiên cứu siêu âm hút tế bào
trứng trên bò sống, số lượng tế bào trứng loại A và B thu được/buồng
trứng/lần siêu âm, tương ứng 1,44 và 0,97 tế bào trứng. Tuy nhiên, ở áp lực
hút 90, 120 và 150 mmHg của chúng tôi lại cao hơn.
* Ảnh hưởng của áp lực hút đến hợp tử phân chia, phôi dâu và phôi nang thu được
Tế bào trứng loại A và B được nuôi thành thục, thụ tinh, nuôi hợp tử và
phôi in vitro đến giai đoạn phôi dâu và phôi nang. Kết quả thu được cho thấy,
có sự sai khác về số lượng hợp tử phân chia (Bảng 3.3) ở áp lực hút 120
mmHg, 150 mmHg so với 60 và 90 mmHg (P < 0,05), tương ứng 3,61; 2,50
so với 1,50 và 1,72 hợp tử/buồng trứng/lần. Số lượng hợp tử/tế bào trứng nuôi
thành thục cao nhất ở áp lực 60 mmHg (60%) so với áp lực 90 (53,45%), 120
mmHg (53,28%) và 150 mmHg (44,55%). Như vậy, tỉ lệ hợp tử thu được ở áp
lực 60 mmHg tốt nhất. Kết quả này cho thấy rằng, ở áp lực này sự ảnh hưởng
đến chất lượng tế bào trứng ít hơn so với các mức độ áp lực khác. Tuy nhiên ở
áp lực này số lượng tế bào trứng thu được là rất thấp, do vậy số lượng hợp tử
thu được/buồng trứng/lần rất thấp, chỉ đạt 1,50 hợp tử. Trong khi đó tỉ lệ hợp
tử phân chia ở áp lực hút 120 mmHg có phần thấp hơn áp lực 60 mmHg,
nhưng số lượng hợp tử thu được/buồng trứng/lần lại cao nhất (3,61 hợp tử; P
< 0,05).
Hợp tử sau khi phân chia được tiếp tục nuôi đến giai đoạn phôi nang và
phôi dâu. Qua số lượng phôi dâu và phôi nang thu được cho thấy, (Bảng 3.3)
không có sự ảnh hưởng của áp lực hút đến số lượng phôi dâu và phôi nang thu
được (P < 0,05). Song căn cứ vào số lượng phôi thu được/buồng trứng/lần thì
ở áp lực hút 120 mmHg (1,11 phôi) cao hơn so với áp lực 60 mmHg, 90
mmHg và 150 mmHg (tương ứng: 0,56; 0,61 và 0,67 phôi/buồng trứng/lần).
Tỉ lệ phôi dâu và phôi nang thu được ở các mức độ áp lực 60. 90, 120
và 150 mmHg tương ứng: 22,22; 18,97; 16,39 và 11,88 %. Từ kết quả thu
được cho thấy, ở áp lực hút càng cao khả năng thu được tế bào trứng càng
lớn, song tỉ lệ hợp tử phân chia, phôi dâu và phôi nang thu được đã bị giảm
xuống. Dựa vào mục tiêu của nghiên cứu này là tìm ra áp lực hút thích hợp
cho số lượng phôi dâu và phôi nang thu được cao nhất ta thấy ở áp lực hút
120 mmHg đáp ứng được điều đó, với 1,11 phôi/buồng trứng/lần siêu âm, cao
hơn các mức độ áp suất còn lại (P < 0,05).
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của áp lực hút đến sự phân chia của hợp tử, phôi
dâu và phôi nang
Áp lực hút
Tế bào trứng
nuôi in vitro (n)
Hợp tử phân chia Phôi dâu và phôi nang
X ± SE (n) % X ± SE (n) %
60 mmHg 45 1,50
a
± 0,23 (27)
60,00 0,56
a
± 0,17 (10)
22,22
90 mmHg 58 1,72
a
± 0,21 (31)
53,45 0,61
a
± 0,14 (11)
18,97
120 mmHg 122 3,61
b
± 0,31 (65)
53,28 1,11
a
± 0,20 (20)
16,39
150 mmHg 101 2,50
c
± 0,23 (45)
44,55 0,67
a
± 0,14 (12)
11,88
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột không mang chữ cái giống nhau thì sai
khác có ý nghĩa P < 0,05; %: Tỉ lệ hợp tử, phôi dâu và phôi nang thu được/tế bào
trứng nuôi in vitro; X: Bình quân/buồng trứng/lần
* Kết luận
Qua kết quả nghiên cứu ta thấy có sự biến động rất lớn về số lượng tế
bào trứng, chất lượng tế bào trứng, hợp tử phân chia, phôi dâu và phôi nang
thu được (P < 0,05). Số lượng tế bào trứng ở áp lực hút 150 mmHg cao nhất
(8,61 tế bào trứng/buồng trứng/lần). Chất lượng tế bào trứng loại A, B ở áp
lực hút 120 mmHg cao nhất (3,78 và 3,00 tế bào trứng/buồng trứng/lần). Số
lượng hợp tử phân chia, phôi dâu và phôi nang thu được cao nhất ở tần suất
120 mmHG (1,11 phôi/buồng trứng/lần). Từ kết quả nghiên cứu này có thể
đưa ra kết luận rằng, áp lực hút 120 mmHg là tốt nhất.
Hình 3.2. Biểu đồ đánh giá số lượng nang trứng, số lượng tế bào trứng,
hợp tử phân chia, phôi dâu và phôi nang thu được ở 4 mức độ áp suất
khác nhau
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với tác giả Hashimito và cs.
(1998); Jaskowski. (2001); Kruip và cs. (1994); Pawel và cs. (2007) khi các
tác giả nghiên cứu ảnh hưởng của áp lực hút khi siêu âm hút tế bào trứng trên
bò sống kết luận rằng, áp lực hút ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng tế
bào trứng. Tương tự Pawel và cs. (2007) đã nghiên cứu ảnh hưởng của áp lực
hút lên số lượng và chất lượng tế bào trứng ở lợn và bò đi đến kết luận rằng,
áp lực hút tế bào trứng ảnh hưởng đến chất lượng tế bào trứng (P < 0,05).
Nghiên cứu của Bols và cs. (1996) về sự ảnh hưởng của áp lực hút lên số
lượng tế bào trứng thu được cũng cho thấy, số lượng tế bào trứng thu được
tăng lên khi sử dụng áp lực hút > 130 mmHg so với 50 mmHg, 70 mmHg, 90
mmHg và 110 mmHg.
Nghiên cứu ảnh hưởng của áp lực hút được nhiều nhà khoa học trên thế
giới quan tâm nghiên cứu thấy rằng, mức độ áp lực hút sử dụng trong quá
trình siêu âm hút tế bào trứng có sự liên quan mật thiết với số lượng tế bào
trứng được hút ra cũng như chất lượng tế bào trứng (Bols và cs., 1996;
Jaskowski, 2001; Kruip và cs., 1994; Pawel và cs., 2007). Theo các lập luận
của các nhà khoa học trong quá trình siêu âm hút tế bào trứng, các tế bào
trứng có thể bị ảnh hưởng của áp lực hút, tốc độ, dòng xoáy, khi tăng áp suất
lên cao làm giảm khả chất lượng tế bào trứng và làm tăng tỉ lệ tế bào trứng bị
lột trần (không có màng cumulus). Lập luận của các tác giả cũng phù hợp với
giả thuyết và kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Bols và cs. (1996) cũng cho
rằng, độ chính xác của áp lực hút phụ thuộc vào cấu tạo của thiết bị siêu âm
hút tế bào trứng, đường kính của kim hút tế bào trứng, độ dài và kích thước
của ống dẫn dịch. Rõ ràng áp lực hút đóng một vai trò quan trọng khi siêu âm
hút tế bào trứng và thụ tinh ống nghiệm, kết quả sau cũng cho thấy các tác giả
có kết quả khác nhau khi sử dụng áp lực hút khác nhau: Moreno (1993) sử
dụng áp suất 120 mmHg (kim 18 G), Gibbons. (1994) sử dụng 75 mmHg
(kim 17 G), Manjunatha (2008) sử dụng 110 mmHg (kim 18 G).
Khi siêu âm hút tế bào trứng, số lượng tế bào trứng thu được cao hay
thấp còn phụ thuộc vào kỹ thuật siêu âm hút tế bào trứng. Để xác định chính
xác số lượng, kích thước nang trứng, thu được hết số lượng tế bào trứng, việc
cố định và di chuyển buồng trứng là một trong những yếu tố rất quan trọng để
có hình ảnh sắc nét của các nang trứng trên màn hình máy siêu âm. Kỹ thuật
thường cố định và di chuyển buồng trứng thường được thực hiện bằng bốn
ngón tay (trừ ngón tay cái). Ở Phương pháp sử dụng bốn ngón tay, cho phép
xoay chuyển buồng trứng theo nhiều góc độ khác nhau để đạt được khả năng
quan sát mong muốn. Vị trí của buồng trứng nằm ngang so với đầu dò siêu
âm và hình ảnh thu được có hình tròn. Khi đếm và đo kích thước của nang
trứng, buồng trứng được đưa về phía bên phải và phía bên trái. Để hút được
tối đa số lượng tế bào trứng chúng ta đưa buồng trứng từ dưới lên trên và từ
trên xuống dưới (Hình 3.3).
Hình 3.3. Phương pháp cố định buồng trứng bằng bố
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ss_bssgs_la_phan_le_son_6885_2005359.pdf