MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC vii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT viii
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ x
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU xiv
MỞ ĐẦU 1
i. Lý do chọn đề tài 1
ii. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu của luận án 1
iii. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
iv. Phương pháp nghiên cứu 3
v. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3
vi. Điểm mới của Luận án 3
vii. Bố cục của Luận án 4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 5
1.1. Tổng quan về phát thải trên động cơ xăng 5
1.1.1. Tình hình ô nhiễm môi trường do khí thải từ động cơ đốt trong 5
1.1.2. Phát thải độc hại trong động cơ xăng và ảnh hưởng của chúng tới sức khỏe con người và môi trường 6
1.2. Các biện pháp giảm phát thải độc hại từ khí thải động cơ xăng 8
1.2.1. Kiểm soát phát thải từ bên trong động cơ 9
1.2.2. Sử dụng nhiên liệu thay thế 10
1.2.3. Xử lý khí thải sau cửa thải bằng bộ xúc tác khí thải ba thành phần 11
1.3. Ảnh hưởng của nhiên liệu xăng pha cồn tới phát thải của động cơ và hoạt động của BXT 20
1.3.1. Ảnh hưởng của nhiên liệu xăng pha cồn tới phát thải của động cơ 20
1.3.2. Ảnh hưởng của nhiên liệu xăng pha cồn tới hoạt động của BXT 22
1.4. Tổng hợp các nghiên cứu nâng cao hiệu quả BXT 26
1.4.1. Các nghiên cứu trong nước 26
1.4.2. Các nghiên cứu trên thế giới 28
1.5. Hướng tiếp cận và nội dung nghiên cứu của luận án 32
CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG MÔ HÌNH MÔ PHỎNG BỘ XÚC TÁC KHÍ THẢI BA THÀNH PHẦN TRÊN PHẦN MỀM AVL BOOST 34
2.1. Cơ sở lý thuyết mô phỏng 34
2.1.1. Lý thuyết về các phản ứng xúc tác diễn ra trong BXT 34
2.1.2. Lý thuyết về đặc điểm lỗ rỗng trong khối xúc tác có cấu trúc dạng tổ ong 36
2.1.3. Lý thuyết sự khuếch tán trong lớp vật liệu trung gian 38
2.1.4. Lý thuyết tính toán λ theo thành phần khí thải và lý thuyết tính toán lưu lượng khí thải đi vào BXT 40
2.1.5. Lý thuyết tính toán tốc độ của các phản ứng diễn ra trong bộ xử lý xúc tác 41
2.1.6. Mô hình trao đổi nhiệt giữa khí thải và BXT 44
2.2. Quy trình mô phỏng trên phần mềm AVL Boost 44
2.3. Xây dựng mô hình mô phỏng BXT 45
2.3.1. Xây dựng mô hình 45
2.3.2. Nhập dữ liệu cho mô hình 46
2.4. Thực nghiệm xác định các thông số đầu vào của BXT 50
2.4.1. Đối tượng và nhiên liệu thử nghiệm 50
2.4.2. Chế độ thử nghiệm 51
2.4.3. Trang thiết bị thử nghiệm 52
2.4.4. Kết quả thử nghiệm 52
2.4.5. Tính toán lưu lượng khí thải 54
2.5. Hiệu chuẩn mô hình mô phỏng 55
2.6. Kết luận chương 2 57
CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU NÂNG CAO HIỆU QUẢ BỘ XÚC TÁC KHÍ THẢI BA THÀNH PHẦN KHI SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU XĂNG PHA CỒN 58
3.1. Đánh giá hiệu quả chuyển đổi các thành phần phát thải của BXTEMT khi sử dụng nhiên liệu xăng pha cồn 59
3.2. Xác định hiệu suất mục tiêu của BXT cải tiến 63
3.3. Nghiên cứu mô phỏng nâng cao hiệu quả BXT thông qua điều chỉnh các thông số kỹ thuật của BXT 64
3.3.1. Ảnh hưởng của mật độ lỗ tới hiệu suất xử lý của BXT 64
149 trang |
Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 419 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu nâng cao hiệu quả bộ xúc tác ba thành phần cho động cơ sử dụng nhiên liệu xăng pha cồn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1%
Cảm biến nhiệt độ loại K
0-800oC
0,01oC
-
Cảm biến lamda Bosch LSU 4.9
0,65 - 20
0,01
0,1 A/F
Hình 2.11. Sơ đồ hệ thống thử nghiệm
2.4.4. Kết quả thử nghiệm
Tổng hợp các kết quả thực nghiệm khi xe sử dụng các nhiên liệu RON95, E10, E20 được tổng hợp trong các Bảng 2.10-2.12.
Bảng 2.10. Kết quả thử nghiệm khí thải khi sử dụng nhiên liệu RON95
Tải (%)
v (km/h)
CO (ppm)
HC (ppm)
NOx (ppm)
CO2 (ppm)
λ
tkt (oC)
Gnl (kg/h)
25
20
16.220
2.952
5.561
121.234
0,995
335
0,689
30
14.661
2.662
4.791
120.629
0,996
341
0,727
40
17.429
2.968
4.325
119.234
0,999
345
0,755
50
15.693
2.638
3.916
121.563
1.000
349
0,794
60
15.433
2.441
3.266
120.537
0,995
350
0,799
50
30
15.943
1.323
8.494
123.098
0,9986
511
1,339
40
13.915
1.296
9.134
121.700
0,998
514
1,405
50
15.328
1.199
9.313
120.889
0,9989
517
1,435
60
13.911
1.065
9.166
122.100
0,9989
520
1,465
70
13.241
979
8.782
122.420
0,9993
525
1,505
75
30
14.508
1.180
8.402
123.405
0,993
538
1,696
40
13.184
1.141
8.831
124.051
0,994
545
1,816
50
12.545
1.095
8.962
124.149
0,995
551
1,798
60
13.200
1.021
9.061
124.160
0,995
553
1,841
70
12.986
869
8.571
124.544
0,996
558
1,958
100
40
73.420
2.774
2.837
76.068
0,869
568
1,934
50
67.024
2.826
4.155
79.158
0,874
576
1,979
60
64.837
3.042
4.566
81.403
0,871
581
1,961
70
78.949
3.160
4.694
79.591
0,844
591
2,155
80
83.158
3.528
1.336
66.634
0,817
602
2,539
Bảng 2.11. Kết quả thử nghiệm khí thải khi sử dụng nhiên liệu E10
Tải (%)
v (km/h)
CO (ppm)
HC (ppm)
NOx (ppm)
CO2 (ppm)
λ
tkt (oC)
Gnl (kg/h)
25
20
14.554
2.857
6.293
123.326
1,035
342
0,716
30
13.645
2.513
5.769
123.414
1,036
352
0,756
40
15.291
2.800
4.991
123.457
1,037
368
0,785
50
14.143
2.478
4.577
123.773
1,037
372
0,818
60
13.565
2.321
3.966
124.055
1,035
375
0,832
50
30
13.872
1.318
8.775
123.326
1,038
521
1,398
40
13.336
1.217
9.322
124.314
1,039
523
1,465
50
13.729
1.118
9.425
125.257
1,038
525
1,505
60
13.101
996
9.487
126.473
1,039
529
1,521
70
12.531
905
9.095
126.755
1,039
531
1,557
75
40
13.510
1.164
8.772
127.500
1,033
544
1,752
50
11.770
1.110
9.066
127.640
1,035
554
1,879
60
11.540
1.058
9.464
127.796
1,036
557
1,878
70
11.996
982
9.562
127.871
1,034
565
1,907
80
11.834
815
8.841
128.631
0,95
578
2,027
100
40
59.266
2.582
3.783
82.533
0,905
577
2,006
50
53.327
2.395
5.337
84.605
0,91
588
2,051
60
52.660
2.478
4.822
87.727
0,907
592
2,050
70
61.445
2.821
5.053
83.949
0,879
604
2,284
80
74.987
3.162
1.360
73.940
0,851
614
2,663
Bảng 2.12. Kết quả thử nghiệm khí thải khi sử dụng nhiên liệu E20
Tải (%)
v (km/h)
CO (ppm)
HC (ppm)
NOx (ppm)
CO2 (ppm)
λ
tkt (oC)
Gnl (kg/h)
25
20
13.666
2.620
6.780
126.195
1,078
348
0,739
30
12.236
2.466
6.245
126.401
1,08
359
0,779
40
13.255
2.492
5.494
126.585
1,082
375
0,812
50
13.291
2.252
4.826
126.875
1,082
388
0,852
60
12.745
2.149
4.291
126.997
1,083
392
0,861
50
30
13.381
1.248
8.978
127.095
1,079
530
1,435
40
12.659
1.131
9.420
127.301
1,082
536
1,508
50
13.304
1.013
9.534
127.485
1,082
538
1,546
60
12.233
945
9.317
127.775
1,081
540
1,571
70
11.799
811
9.380
127.897
1,083
542
1,619
75
40
12.124
1.132
9.192
124.369
1,078
553
1,818
50
11.430
1.006
9.346
125.557
1,078
562
1,945
60
10.837
1.052
9.472
125.573
1,079
566
1,948
70
10.552
948
9.846
125.832
1,079
575
2,004
80
11.323
787
9.083
126.451
1,08
592
2,115
100
40
46.266
2.244
4.173
90.091
0,941
585
2,103
50
41.627
2.187
5.688
92.084
0,947
602
2,124
60
40.180
2.166
5.342
93.806
0,943
608
2,112
70
52.346
2.327
5.443
83.281
0,914
615
2,338
80
60.088
2.590
1.529
79.656
0,885
624
2,788
2.4.5. Tính toán lưu lượng khí thải
Ngoài các thông số đầu vào trong mô hình mô phỏng BXT được thể hiện trong Bảng 2.10-2.12, thông số lưu lượng khí thải (Gkt) được tính toán dựa trên lưu lượng khí nạp (Gkn) và lượng nhiên liệu tiêu thụ (Gnl) theo công thức:
Gkt = Gkn+Gnl (2.36)
Lưu lượng khí nạp có thể được tính toán gián tiếp theo lưu lượng nhiên liệu và hệ số dư lượng không khí (λ) theo công thức:
Gkn = λ.Gnl.(A/F) (2.37)
Gkt được xác định bằng cách thay Gkn từ công thức (2.37) vào (2.36):
Gkt = Gnl(1+ λ. (A/F)) (2.38)
Theo Juan E. Tibaquira [81], A/F của các mẫu nhiên liệu xăng pha cồn được thể hiện trong Bảng 2.13.
Bảng 2.13. Tỷ số A/F của các nhiên liệu xăng pha cồn [81]
Nhiên liệu
RON95
E10
E20
E100
A/F
14,49
13,89
13,31
8,87
Gkt được tính toán trên cơ sở kết hợp các kết quả đo Gnl trong Bảng 2.10-2.12, công thức (2.38) và tỷ số A/F trong Bảng 2.13, kết quả được tổng hợp trong Bảng 2.14.
Bảng 2.14. Lưu lượng khí thải tại các chế độ làm việc
Tải (%)
v (km/h)
RON95
E10
E20
λ
Gnl (kg/h)
Gkt (kg/h)
λ
Gnl (kg/h)
Gkt (kg/h)
λ
Gnl (kg/h)
Gkt (kg/h)
25
20
0,995
0,69
10,62
1,035
0,72
11,01
1,078
0,74
11,34
30
0,996
0,73
11,22
1,036
0,76
11,63
1,08
0,78
11,98
40
0,999
0,75
11,68
1,037
0,79
12,09
1,082
0,81
12,51
50
1
0,79
12,30
1,037
0,82
12,60
1,082
0,85
13,12
60
0,995
0,80
12,32
1,035
0,83
12,79
1,083
0,86
13,27
50
30
0,9986
1,34
20,72
1,038
1,40
21,55
1,079
1,44
22,04
40
0,998
1,41
21,73
1,039
1,47
22,61
1,082
1,51
23,23
50
0,9989
1,44
22,21
1,038
1,51
23,20
1,082
1,55
23,81
60
0,9989
1,47
22,67
1,039
1,52
23,47
1,081
1,57
24,17
70
0,9993
1,50
23,29
1,039
1,56
24,03
1,083
1,62
24,96
75
40
0,993
1,70
26,09
1,033
1,75
26,89
1,078
1,82
27,90
50
0,994
1,82
27,98
1,035
1,88
28,89
1,078
1,95
29,85
60
0,995
1,80
27,72
1,036
1,88
28,90
1,079
1,95
29,92
70
0,995
1,84
28,38
1,034
1,91
29,30
1,079
2,00
30,78
80
0,996
1,96
30,21
0,95
2,03
28,77
1,08
2,12
32,52
100
40
0,869
1,93
26,29
0,905
2,01
27,22
0,941
2,10
28,44
50
0,874
1,98
27,04
0,91
2,05
27,98
0,947
2,12
28,90
60
0,871
1,96
26,71
0,907
2,05
27,88
0,943
2,11
28,62
70
0,844
2,16
28,51
0,879
2,28
30,17
0,914
2,34
30,78
80
0,817
2,54
32,60
0,851
2,66
34,14
0,885
2,79
35,63
2.5. Hiệu chuẩn mô hình mô phỏng
Mục tiêu của nội dung này nhằm đánh giá, hiệu chuẩn tính chính xác và độ tin cậy của mô hình mô phỏng BXT. Quá trình hiệu chuẩn được thực hiện tương ứng với xe thử nghiệm hoạt động tại 50% tải. Đây là chế độ tải mà xe thử nghiệm cũng như BXT hoạt động ở trạng thái ổn định nhất. Tải trọng của xe và nhiệt độ của BXT không quá thấp hoặc quá cao so với các chế độ khác. Các thông số về phát thải, hệ số dư lượng không khí λ cũng ở trạng thái ổn định và đảm bảo yêu cầu để hiệu chuẩn mô hình.
Thông số hiệu suất chuyển đổi các thành phần phát thải của BXT khi xe sử dụng các loại nhiên liệu RON95, E10, E20 sẽ được sử dụng làm thông số hiệu chuẩn mô hình. Hiệu suất chuyển đổi của BXT (HS) được xác định dựa trên sự thay đổi hàm lượng phát thải giữa hai điểm đo phía trước (TBXT) và phía sau BXT (SBXT), kết quả tổng hợp được thể hiện trên Bảng 2.15.
Bảng 2.15. Phát thải và hiệu suất của BXTEMT tại 50% tải
Nhiên liệu
v
(km/h)
CO
HC
NOx
TBXT
(ppm)
SBXT
(ppm)
HS
(%)
TBXT
(ppm)
SBXT
(ppm)
HS
(%)
TBXT
(ppm)
SBXT
(ppm)
HS
(%)
RON95
30
15.943
5.143
67,7
1.323
576
56,5
8.494
2.926
65,6
40
13.915
4.526
67,5
1.296
583
55,0
9.134
3.100
66,1
50
15.328
4.840
68,4
1.199
550
54,1
9.313
3.211
65,5
60
13.911
4.787
65,6
1.065
468
56,1
9.166
3.212
65,0
70
13.242
4.751
64,1
979
434
55,6
8.782
3.213
63,4
E10
30
13.872
4.173
69,9
1.318
540
59,1
8.775
3.269
62,7
40
13.337
3.990
70,1
1.217
511
58,0
9.322
3.455
62,9
50
13.729
3.976
71,0
1.118
482
56,9
9.425
3.411
63,8
60
13.101
3.844
70,7
996
438
56,0
9.487
3.440
63,7
70
12.531
4.541
63,8
905
395
56,3
9.095
3.308
63,6
E20
30
13.381
3.899
70,9
1.248
472
62,2
8.978
3.447
61,6
40
12.659
3.638
71,3
1.131
440
61,1
9.420
3.748
60,2
50
13.304
3.772
71,6
1.013
400
60,5
9.534
3.739
60,8
60
12.233
3.513
71,3
945
379
59,9
9.317
3.733
59,9
70
11.799
4.142
64,9
811
339
58,2
9.380
3.817
59,3
Trên cơ sở các tham số đầu vào đã xác định được ở trên (mục 2.4.4, 2.4.5), tiến hành chạy mô hình mô phỏng tại chế độ 50% tải. Trên cơ sở các kết quả thu được là hiệu suất xử lý đối với các thành phần phát thải CO, HC, NOx, so sánh và hiệu chỉnh các thông số trên mô hình mô phỏng với mục tiêu đưa mức sai lệch hiệu suất trung bình với mỗi thành phần phát thải giữa mô phỏng và thực nghiệm không vượt quá 5%.
Bảng 2.16. Sai lệch hiệu suất chuyển đổi các thành phần phát thải của BXT giữa mô phỏng và thực nghiệm
Tải
v (km/h)
E0
E10
E20
CO
HC
NOx
CO
HC
NOx
CO
HC
NOx
50%
30
-3,4
-1,2
1,3
-2,7
-1,9
1,3
-1,3
-3
0,2
40
-1,7
-2,4
-1
-1,5
-2,4
-0,5
-1,2
-2,7
-1,4
50
-0,9
-3,1
-1,1
-0,5
-1,9
-1,4
-1
-3
-1,2
60
1,4
-3,3
-0,9
1,4
-1,7
-2
1,2
-4,8
-1,7
70
2,1
-3
-2,5
1,2
-3,3
-1,7
1,3
-2,4
-2,2
Sai lệch trung bình (%)
-0,5
-2,6
-0,84
-0,42
-2,24
-0,86
-0,2
-3,18
-1,26
Cụ thể, trong nghiên cứu này, hai hệ số K, E của các phản ứng diễn ra trong BXT là các thông số được sử dụng để hiệu chỉnh mô hình. Sai lệch hiệu suất giữa mô phỏng và thực nghiệm được tổng hợp trong Bảng 2.16. Kết quả cho thấy sai lệch hiệu suất chuyển đổi trung bình của BXT với các thành phần phát thải giữa mô phỏng và thực nghiệm đều nhỏ hơn 5%, điểm có sai lệch lớn nhất là 4,8% ứng với phát thải HC khi sử dụng nhiên liệu E20. Xét trung bình trên toàn bộ đặc tính sai lệch giữa mô phỏng và thực nghiệm của các thành phần phát thải lần lượt ứng với RON95, E10 và E20 cụ thể như sau:
- Sai lệch CO thấp nhất trong ba thành phần phát thải là 0,5%, 0,42% và 0,2%.
- Sai lệch HC lớn nhất trong ba thành phần phát thải là 2,6%, 2,24% và 3,18%.
- Sai lệch NOx là 0,84%, 0,86% và 1,26%.
Như vậy mô hình mô phỏng BXT đã đảm bảo độ tin cậy, do vậy có thể sử dụng để thực hiện các nghiên cứu tiếp theo.
2.6. Kết luận chương 2
Cơ sở lý thuyết về mô hình mô phỏng BXT và cơ chế các phản ứng diễn ra trong lõi bộ xúc tác đã được làm rõ trong chương này. Lý thuyết về cấu trúc lỗ rỗng và sự khuyếch tán trong lớp vật liệu trung gian, các mô hình xác định tốc độ các phản ứng diễn ra trong lõi xúc tác, mô hình trao đổi nhiệt giữa khí thải và BXT cũng đã được trình bày.
Xây dựng thành công mô hình mô phỏng BXT trên phần mềm AVL-Boost. Trong đó các thông số điều kiện biên đầu vào của mô hình bao gồm hàm lượng các thành phần phát thải CO, HC, NOx, CO2, hệ số dư lượng không khí λ, nhiệt độ và lưu lượng khí thải được xác định bằng thực nghiệm.
Việc hiệu chuẩn mô hình mô phỏng được thực hiện bằng cách hiệu chỉnh hệ số tốc độ phản ứng K và năng lượng hoạt hóa E trong các phản diễn ra trong lõi xúc tác. Sau quá trình hiệu chuẩn sai lệch hiệu suất xử lý các thành phần phát thải giữa mô phỏng và thực nghiệm đều nhỏ hơn 5%, đảm bảo đủ độ tin cậy cần thiết.
Sau khi đã xác nhận độ tin cậy, mô hình này sẽ được dùng để nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của nhiên liệu xăng pha cồn đến hiệu quả chuyển đổi các thành phần phát thải của BXT cũng như nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chuyển đổi của BXT. Những nội dung này được trình bày cụ thể hơn trong chương tiếp theo.
CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU NÂNG CAO HIỆU QUẢ BỘ XÚC TÁC KHÍ THẢI BA THÀNH PHẦN KHI SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU XĂNG PHA CỒN
Trên cơ sở mô hình mô phỏng đã được hiệu chuẩn đạt độ tin cậy cần thiết như trình bày ở Chương 2, trong Chương 3 mô hình trên được dùng để đánh giá ảnh hưởng và nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả BXT khi sử dụng nhiên liệu xăng pha cồn. Quy trình nghiên cứu mô phỏng được thể hiện trên sơ đồ Hình 3.1.
Hình 3.1. Nội dung, mục tiêu và quy trình mô phỏng
Quá trình mô phỏng được thực hiện trình tự theo ba bước, cụ thể như sau:
- Bước 1: Đánh giá ảnh hưởng của nhiên liệu sinh học tới hiệu suất chuyển đổi của BXTEMT, từ các kết quả đạt được sẽ được sử dụng làm cơ sở xác định hiệu suất mục tiêu của BXT cải tiến (BXTct).
- Bước 2: Nghiên cứu nâng cao hiệu quả BXT thông qua cải tiến các thông số kỹ thuật của BXTEMT như mật độ lỗ, thể tích lõi, lượng và tỷ lệ các kim loại quý.
- Bước 3: Nghiên cứu sử dụng hệ xúc tác mới thay thế một phần hay hoàn toàn cho hệ xúc tác Pt/Rh nhằm không chỉ nâng cao hiệu quả mà còn giảm giá thành của BXT.
3.1. Đánh giá hiệu quả chuyển đổi các thành phần phát thải của BXTEMT khi sử dụng nhiên liệu xăng pha cồn
Hiệu suất chuyển đổi các thành phần phát thải của BXTEMT khi sử dụng nhiên liệu RON95, E10 và E20 được tổng hợp trong các Bảng 3.1-3.4 cũng như được so sánh chi tiết trên các Hình 3.2-3.5.
Bảng 3.1. Kết quả mô phỏng hiệu suất chuyển đổi của BXTEMT tại 25% tải
v (km/h)
RON95
E10
E20
CO(%)
HC(%)
NOx(%)
CO(%)
HC(%)
NOx(%)
CO(%)
HC(%)
NOx(%)
20
69,64
59,96
66,85
70,64
61,11
64,71
71,04
64,04
63,17
30
70,76
58,08
65,06
71,68
58,50
62,35
72,40
62,98
61,73
40
69,62
56,66
64,42
71,60
58,43
61,85
72,52
59,39
60,59
50
68,66
56,47
64,06
71,42
58,23
61,00
71,63
59,18
57,19
60
68,78
57,15
60,91
69,83
57,95
59,23
71,42
58,35
58,17
Bảng 3.2. Kết quả mô phỏng hiệu suất chuyển đổi của BXTEMT tại 50% tải
v (km/h)
RON95
E10
E20
CO(%)
HC(%)
NOx(%)
CO(%)
HC(%)
NOx(%)
CO(%)
HC(%)
NOx(%)
30
64,34
55,26
65,55
67,22
57,20
64,06
69,56
59,18
61,81
40
65,77
52,62
66,06
68,58
55,49
62,44
70,06
58,40
58,81
50
67,52
51,03
65,52
70,54
55,08
62,41
70,65
57,50
59,58
60
66,99
52,76
64,96
72,06
54,42
61,74
72,48
55,10
58,23
70
66,22
52,67
63,41
64,97
53,05
61,94
66,19
55,81
57,10
Bảng 3.3. Kết quả mô phỏng hiệu suất chuyển đổi của BXTEMT tại 75% tải
v (km/h)
RON95
E10
E20
CO(%)
HC(%)
NOx(%)
CO(%)
HC(%)
NOx(%)
CO(%)
HC(%)
NOx(%)
30
59,23
55,25
65,08
67,25
57,30
61,98
69,04
61,76
59,56
40
60,36
54,86
63,19
67,95
56,67
61,48
70,53
60,35
58,65
50
61,39
56,30
62,91
66,21
55,95
61,05
68,68
58,83
59,64
60
59,47
54,31
61,97
65,57
56,01
60,51
67,70
59,16
55,09
70
58,25
52,07
59,63
61,60
54,23
55,31
63,84
55,12
53,12
Bảng 3.4. Kết quả mô phỏng hiệu suất chuyển đổi của BXTEMT tại 100% tải
v (km/h)
RON95
E10
E20
CO(%)
HC(%)
NOx(%)
CO(%)
HC(%)
NOx(%)
CO(%)
HC(%)
NOx(%)
40
34,05
27,97
52,63
40,66
33,23
49,80
45,77
43,58
46,85
50
31,50
26,11
50,28
37,75
32,66
48,64
46,94
40,64
46,22
60
31,86
27,28
49,17
34,23
32,12
44,63
43,03
40,90
40,17
70
29,90
27,13
47,89
33,29
28,77
42,43
42,45
37,69
35,17
80
26,36
26,98
41,24
29,38
28,53
37,21
38,65
35,59
34,46
Hình 3.2. Hiệu suất chuyển đổi của BXTEMT với thành phần CO khi sử dụng nhiên liệu RON95, E10 và E20
Hình 3.3. Hiệu suất chuyển đổi của BXTEMT với thành phần HC khi sử dụng nhiên liệu RON95, E10 và E20
Hình 3.4. Hiệu suất chuyển đổi của BXTEMT với thành phần NOx khi sử dụng nhiên liệu RON95, E10 và E20
Hình 3.5. Hiệu suất chuyển đổi trung bình của BXTEMT trên bốn đường đặc tính với các thành phần phát thải khi sử dụng nhiên liệu RON95, E10 và E20
Bảng 3.5. Thay đổi hiệu suất BXTEMT khi sử dụng nhiên liệu E10 và E20 so với khi sử dụng nhiên liệu RON95
Thông số
Nhiên liệu
CO
HC
NOx
∆hs
E10
4,66
2,64
-2,05
E20
7,43
6,55
-4,97
Bảng 3.5 thể hiện thay đổi hiệu suất của BXT (∆hs) khi sử dụng nhiên liệu E10 và E20 so với khi sử dụng nhiên liệu RON95. ∆hs được xác định theo công thức sau:
∆hsi (x) = HSi (x) – HSi (RON95) (3.1)
Trong đó:
- i: Các thành phần phát thải (CO, HC, NOx)
- x: Nhiên liệu E10 hoặc E20
- HSi (RON95): Hiệu suất chuyển đổi của phát thải i khi sử dụng nhiên liệu RON95
- HSi (x): Hiệu suất chuyển đổi của phát thải i khi sử dụng nhiên liệu E10 hoặc E20.
So với khi sử dụng nhiên liệu RON95, hiệu suất chuyển đổi đối với thành phần CO, HC có xu hướng tăng trong khi đó hiệu suất chuyển đổi đối với thành phần NOx của BXT có xu hướng giảm khi tăng tỷ lệ ethanol trong nhiên liệu.
Bảng 3.6. So sánh sự thay đổi phát thải và mức độ thay đổi hiệu suất BXT khi xe sử dụng nhiên liệu E10 và E20 so với khi sử dụng nhiên liệu RON95
Thông số
Nhiên liệu
CO
HC
NOx
Thay đổi hàm lượng phát thải phía trước BXT (%)
E10
-11,11
-6,54
9,96
E20
-19,97
-12,99
16,09
∆hs% (%)
E10
6,26
5,49
-3,41
E20
13,14
13,63
-8,26
Thay đổi hàm lượng phát thải phía sau BXT (%)
E10
-18,57
-10,19
18,02
E20
-31,53
-23,28
32,37
Bảng 3.6 trình bày kết quả tổng hợp sự thay đổi phát thải (trước và sau BXT) cũng như mức thay đổi hiệu suất của BXT (∆hs%) khi xe sử dụng nhiên liệu E10 và E20 so với khi sử dụng nhiên liệu RON95. ∆hs% có thể diễn giải theo công thức sau:
∆hs% = (HSi (x) – HSi (RON95))/HSi (RON95).100% (3.2)
Từ kết quả thể hiện nêu trên có thể nhận thấy có sự thay đổi đáng kể về hàm lượng phát thải và hiệu suất chuyển đổi các thành phần phát thải khi sử dụng nhiên liệu E10, E20 so với khi sử dụng nhiên liệu RON 95, cụ thể như sau:
- Về hàm lượng phát thải phía trước BXT: Có sự giảm đáng kể phát thải CO, HC nhưng có sự tăng mạnh phát thải NOx (Bảng 2.10 - 2.12). Xét trung bình trên bốn đường đặc tính phát thải CO giảm 11,11% với nhiên liệu E10, 19,97% với nhiên liệu E20. Phát thải HC cũng có sự tương đồng khi giảm lần lượt 6,54% với nhiên liệu E10 và 12,99% với nhiên liệu E20. Trong khi đó hàm lượng phát thải NOx tăng lần lượt 9,96%, 16,09% khi sử dụng nhiên liệu E10 và E20.
- Hiệu suất chuyển đổi BXT (Hình 3.3 – 3.5): Sự cải thiện môi trường ô xy hóa trong BXT đã giúp cải thiện đáng kể hiệu suất chuyển đổi CO và HC. Cụ thể, xét trung bình trên bốn đặc tính hiệu suất chuyển đổi CO tăng 6,26%, 13,14% tương ứng với khi sử dụng nhiên liệu E10 và E20. Tương tự với HC, hiệu suất chuyển đổi khi sử dụng nhiên liệu E10 và E20 tăng lần lượt 5,49% và 13,63%. Trong khi đó hòa khí của động cơ có xu hướng nhạt hơn khi sử dụng nhiên liệu E10, E20 (λ > 1 ở các chế độ 25%, 50% và 75% tải) đã làm giảm môi trường khử trong BXT dẫn tới hiệu quả chuyển đổi NOx giảm, với mức giảm lần lượt là 3,41% khi sử dụng nhiên liệu E10 và 8,26% khi sử dụng nhiên liệu E20 (Bảng 3.6).
- Hàm lượng phát thải phía sau BXT: Có thể nhận thấy xu hướng ngược chiều trong sự thay đổi các hàm lượng phát thải của động cơ và hiệu suất chuyển đổi của BXT khi sử dụng xăng pha cồn. Vì vậy hàm lượng phát thải phía sau BXT CO, HC giảm còn NOx tăng mạnh (Bảng 3.6). Cụ thể như sau:
+ Hàm lượng phát thải CO trung bình trên bốn đặc tính 25%, 50%, 75%, 100% tải giảm lần lượt 18,57% và 31,53% khi sử dụng nhiên liệu E10 và E20.
+ Hàm lượng phát thải HC trung bình trên bốn đặc tính 25%, 50%, 75%, 100% tải giảm lần lượt 10,19% và 23,28% khi sử dụng nhiên liệu E10 và E20.
+ Hàm lượng phát thải NOx trung bình trên bốn đặc tính 25%, 50%, 75%, 100% tải tăng lần lượt 18,02% và 32,37% khi sử dụng nhiên liệu E10 và E20.
3.2. Xác định hiệu suất mục tiêu của BXT cải tiến
Tổng hợp từ các kết quả trên mục 3.1 cho thấy khi tăng tỷ lệ ethanol trong nhiên liệu phát thải CO, HC có xu hướng giảm trong khi đó NOx có xu hướng tăng mạnh. Do vậy, với mục tiêu đặt ra là phát thải của xe đối với cả ba thành phần CO, HC, NOx khi sử dụng nhiên liệu xăng pha cồn (trang bị BXTct) tương đương hoặc tốt hơn so với khi sử dụng nhiên liệu xăng thông thường (khi trang bị BXTEMT) sẽ đòi hỏi cần có những giải pháp điều chỉnh nhằm thay đổi hiệu suất chuyển đổi đối với từng thành phần phát thải của BXT. Các điều chỉnh nhằm hướng tới cải thiện mạnh hiệu suất khử NOx trong khi đó hiệu suất ô xy hóa CO, HC giữ nguyên hoặc giảm không đáng kể (Bảng 3.6).
Từ yêu cầu nên trên, hiệu suất mục tiêu của BXTct khi sử dụng xăng E10, E20 sẽ được xác định như sau: Phát thải phía trước BXT được xác định là phát thải của xe khi sử dụng nhiên liệu E10, E20. Phát thải phía sau BXT được lấy là phát thải của xe khi sử dụng nhiên liệu RON95 (khi trang bị BXTEMT).
Thông qua các kết quả phát thải trong Bảng 2.10-2.12, hiệu suất mục tiêu của BXTct xét trung bình trên bốn đường đặc tính được thể hiện trong Bảng 3.7.
Bảng 3.7. Hiệu suất mục tiêu của BXTct khi sử dụng nhiên liệu E10, E20
E10
E20
CO
HC
NOx
CO
HC
NOx
BXTct
50,88
44,43
63,77
42,91
41,28
65,26
Như vậy, so với BXTEMT hiệu suất trung bình trên bốn đường đặc tính của BXTct với thành phần CO, HC có thể giảm tối đa 10,32% và 6,26% (khi sử dụng E10), trong khi đó hiệu suất NOx cần tăng tối thiểu 9,92% (khi sử dụng E20) như thể hiện trong Hình 3.6. Do vậy, để đạt được mục tiêu này cần thiết phải có những điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả của BXT, đặc biệt là hiệu quả chuyển đổi đối với thành phần NOx.
Bảng 3.8. So sánh hiệu suất mục tiêu của BXTct và hiệu suất của BXTEMT khi sử dụng nhiên liệu E10, E20
E10
E20
CO
HC
NOx
CO
HC
NOx
BXTEMT
61,20
50,69
58,10
63,96
54,60
55,18
BXTct
(mục tiêu)
50,88
44,43
64,21
42,91
41,28
65,26
Thay đổi
-10,32
-6,26
6,11
-21,05
-13,32
9,92
BXTEMT
+9,92
-6,26
-10,32
Hình 3.6. Yêu cầu hiệu suất chuyển đổi các thành phần phát thải của BXTct so với BXTEMT
3.3. Nghiên cứu mô phỏng nâng cao hiệu quả BXT thông qua điều chỉnh các thông số kỹ thuật của BXT
Như đã phân tích ở trên, để xác định được giá trị bộ thông số kỹ thuật phù hợp của BXT, cần phải tiến hành đánh giá ảnh hưởng của các thông số kết cấu đến hiệu suất chuyển đổi của BXT. Để thuận tiện, từ phần này, BXT điều chỉnh (BXTđc) dùng để gọi tên BXT kế thừa và điều chỉnh một số thông số kỹ thuật từ BXTEMT.
3.3.1. Ảnh hưởng của mật độ lỗ tới hiệu suất xử lý của BXT
Các phản ứng chuyển đổi diễn ra chủ yếu trên bề mặt lõi xúc tác. Vì vậy để tăng hiệu suất của BXT cần tăng diện tích bề mặt lõi. Diện tích bề mặt có thể được cải thiện bằng hai phương pháp. Phương pháp thứ nhất đó là tăng độ xốp, nhấp nhô bề mặt. Phương pháp này được thực hiện trong quá trình nhúng phủ, chế tạo lớp vật liệu nền và lớp vật liệu trung gian. Phương pháp thứ hai đó là sử dụng các công nghệ chế tạo nhằm gia tăng mật độ lỗ (cell). Để đánh giá ảnh hưởng của mật độ lỗ tới diện tích bề mặt lõi xúc tác, 4 lõi có cùng đường kính và chiều dài (50x100 mm) với mật độ lỗ lần lượt là 100, 200, 400 và 600 cell/in2 đã được sử dụng. Diện tích bề mặt và thể tích thông qua của các lõi xúc tác được thể hiện trong Bảng 3.9 [82]. Kết quả cho thấy khi tăng mật độ lỗ từ 100 lên 400 cell/in2 diện tích bề mặt lõi xúc tác tăng đến 2 lần.
Bảng 3.9. Mức độ thay đổi diện tích bề mặt và độ giảm thể tích thông qua BXT khi sử dụng các lõi có mật độ lỗ khác nhau [82]
Lõi xúc tác
Thể tích
(ml)
Độ giảm thể tích (%)
Độ tăng diện tích bề mặt so với 100 cell (%)
Không lõi
200
-
-
100 cell/in2
183,2
-8,38
-
200 cell/in2
175,7
-12,15
58
400 cell/in2
170,02
-15,47
100
600 cell/in2
163,88
-18,06
173
Hình 3.7 thể hiện hiệu suất chuyển đổi các thành phần phát thải của BXT khi thay đổi mật độ lỗ lõi xúc tác. Kết quả cho thấy, khi mật độ lỗ tăng từ 100 đến 400 cell/in2, hiệu suất chuyển hóa tăng mạnh, tiếp tục tăng mật độ lỗ từ 400 lên 800 cell/in2 hiệu suất tăng không nhiều. Nguyên nhân do mật độ lỗ là thông số ảnh hưởng đến diện tích phản ứng của khí thải với lớp vật liệu xúc tác, diện tích phản ứng có xu hướng tăng tỷ lệ với mật độ lỗ. Do đó, khi tăng mật độ lỗ lượng khí thải tác dụng với bề mặt lớp xúc tác càng nhiều dẫn tới hiệu suất chuyển hóa các thành phần phát thải càng cao. Khi mật độ lỗ lớn hơn 400 cell/in2, về lý thuyết có thể tăng diện tích của bề mặt phản ứng nhưng khi đó kích thước của các lỗ càng bé lại vì vậy không gian phản ứng tăng không đáng kể, chính vì vậy làm cho hiệu suất chuyển đổi các thành phần phát thải tăng không nhiều [82].
BXTEMT
Hình 3.7. Ảnh hưởng khi thay đổi mật độ lỗ (cell) tới hiệu quả chuyển đổi các thành phần phát thải của BXT, tại chế độ 50% tải, tốc độ 50 km/h, nhiên liệu RON95
Ngoài ra, khi tăng mật độ lỗ sẽ yêu cầu các công nghệ và kỹ thuật rất phức tạp nhằm phủ lớp vật liệu trung gian và vật liệu xúc tác đồng đều lên trên bề mặt lớp vật liệu nền. Nếu kỹ thuật phủ không phù hợp có thể dẫn đến làm thu hẹp thậm chí tắc lỗ và gây cản trở lưu động của dòng khí thải, làm tăng công thải dẫn tới giảm công suất và hiệu suất của động cơ [82].
Từ những phân tích trên, có thể thấy rằng lõi của BXTđc có mật độ lỗ phù hợp là 400 cell/in2 vừa đảm bảo hiệu suất chuyển đổi cao mà không làm ảnh hưởng quá lớn tới công suất, hiệu suất nhiệt của động cơ. Bên cạnh đó với mật độ lỗ không quá cao sẽ đòi hỏi các kỹ thuật nhúng, phủ, chế tạo BXT cũng không quá phức tạp.
3.3.2. Ảnh hưởng của thể tích BXT
Thể tích lõi xúc tác là thông số ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ không gian (GHSV) qua lõi xúc tác. GHSV được định nghĩa là tỷ số giữa lưu lượng thể tích dòng khí thải (m3/h) và thể tích lõi xúc tác (m3). Để đảm bảo đủ thời gian cho các phản ứ