Luận án Nghiên cứu nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành giáo dục thể chất trường Đại học Cần Thơ

MỤC LỤC

Trang bìa

Trang phụ bìa

Mục lục

Danh mục ký hiệu viết tắt trong luận án

Danh mục các biểu bảng, biểu đồ, hình vẽ trong luận án

MỞ ĐẦU 1

Mục đích nghiên cứu: 3

Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của sinh viên ngành GDTC trường ĐHCT. 3

Mục tiêu 2: Xác đinh các biện pháp nâng cao NLCM và NVSP cho sinh viên ngành GDTC trường ĐHCT. 3

Giả thuyết khoa học của luận án: 3

CHƯƠNG 1 4

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

1.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước và các Nhà giáo dục về GDTC 4

1.2. Các đặc điểm phát triển thể chất của sinh viên. 7

1.2.1. Các đặc điểm về phát triển lứa tuổi sinh viên. 7

1.2.2. Đặc điểm phát triển các tố chất thể lực của lứa tuổi sinh viên. 8

1.2.3. Những đặc điểm phát triển sinh lý cơ bản lứa tuổi 18-22. 13

1.2.4. Những đặc điểm phát triển tâm lý cơ bản lứa tuổi 18-22 của sinh viên 15

1.3. Thực tiễn công tác đào tạo GV GDTC tại trường ĐHCT. 19

1.4. Năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm 23

1.4.1. Khái niệm về năng lực và đặc điểm của năng lực 23

1.4.2. Năng lực chuyên môn (Professionnal competency) 25

1.4.3. Khái niệm và đặc điểm về NVSP 26

1.5. Điểm lược một số công trình nghiên cứu có liên quan. 30

Có thể điểm lược một số công trình có liên quan sau đây 30

CHƯƠNG 2 33

ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 33

2.1. Đối tượng nghiên cứu 33

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu. 33

2.1.2. Khách thể nghiên cứu: 33

2.2. Phương pháp nghiên cứu 33

2.2.1. Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu 33

2.2.2. Phương pháp phỏng vấn bằng phiếu 34

2.2.3. Phương pháp kiểm tra y học [43]. 34

2.2.4. Phương pháp kiểm tra tâm lý 38

2.2.5. Phương pháp kiểm tra sư phạm 39

2.2.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 51

2.2.7. Phương pháp toán học thống kê 51

2.3. Tổ chức nghiên cứu: 54

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 56

3.1. Đánh giá thực trạng NLCM và NVSP của SV ngành GDTC trường ĐHCT 56

3.1.1. Xác định nội dung cấu thành và tiêu chí đánh giá NLCM TDTT của SV ngành GDTC Trường ĐHCT 56

3.1.2. Xác định nội dung cấu thành và tiêu chí đánh giá năng lực NVSP của SV ngành GDTC trường ĐHCT 63

3.1.3. Đánh giá thực trạng NLCM của SV ngành GDTC Trường ĐHCT 78

3.1.4. Đánh giá thực trạng NL NVSP của SV ngành GDTC Trường ĐHCT 87

3.2. Xác định các biện pháp nâng cao NLCM và NVSP cho SV ngành GDTC trường ĐHCT. 100

3.2.1. Xác định các biện pháp nâng cao NLCM cho SV ngành GDTC trường ĐHCT . 101

3.2.3. Kết quả thực hiện các biện pháp nâng cao NLCM và NVSP cho SV ngành GDTC trường ĐHCT 113

3.2.4. Đánh giá hiệu quả các biện pháp nâng cao NLCM và NVSP cho SV ngành GDTC trường ĐHCT 117

3.2.5. Đánh giá hiệu quả các biện pháp nâng cao năng lực NVSP ccủa SV ngành GDTC trường ĐHCT 131

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 140

A. Kết luận 140

B. Kiến nghị 140

 

docx224 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành giáo dục thể chất trường Đại học Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cũng cho thấy năng lực điều khiển quá trình giao tiếp của SV chưa thật sự tốt. Ngoài các tiêu chí nêu trên sử dụng các phương tiện giao tiếp thông qua hình ảnh, thông qua ngôn ngữ cơ thể, thông qua công nghệ thông tin cũng góp phần quyết định quá trình giao tiếp trong hoạt động giảng dạy của người thầy sẽ đem lại hiệu quả cao hơn, điểm số mà SV đạt được cũng chỉ ở mức trên trung bình (6.33 điểm). Thông qua 5 tiêu chí đánh giá cho thấy năng lực giao tiếp của SV chỉ đạt số điểm bình quân là 6.36, chứng tỏ năng lực giao tiếp của SV ngành GDTC trường ĐHCT cũng ở ngưỡng trên trung bình và năng lực giao tiếp của sinh viên là khá đồng đều giữa các sinh viên (Cv < 10%), có thể đại diện cho số trung bình thể tổng thể (ɛ < 0.05). 3.1.4.2. Đánh giá thực trạng năng lực diễn đạt bằng lời nói của SV ngành GDTC Trường ĐHCT Bảng 3.25. Thực trạng năng lực diễn đạt bằng lời nói của SV (n=30) TT Tiêu chí (Điểm) Tham số đặc trưng Cv 1 Dễ hiểu, mạch lạc, rõ ràng, dễ nhớ 6.25 0.72 11.55 0.03 2 Lời giảng súc tích, có nhiều thông tin dễ nhớ 6.22 0.63 10.21 0.03 3 Đảm bảo tính chính xác hợp lý, khoa học, hệ thống, phù hợp với HS 6.35 0.70 11.07 0.03 4 Cách nói của Thầy hấp dẫn HS 6.18 0.65 10.44 0.03 5 Biết làm chủ lời nói của mình 6.32 0.67 10.62 0.03 Đánh giá chung 6.26 0.67 10.58 0.03 Căn cứ vào bảng 3.25 ta thấy, năng lực diễn đạt bằng lời nói của SV được thể hiện qua tiêu chí đầu tiên là: dễ hiểu, mạch lạc, rõ ràng, dễ nhớ. Đây được xem là tiêu chí tiên quyết để người thầy truyền đạt kiến thức, kỹ năng đến cho người học, thông qua đó để hoàn thành nhiệm vụ lên lớp của người thầy. Điểm đánh giá cho tiêu chí này là 6.25, ở mức trên trung bình. Lời giảng súc tích có nhiều thông tin dễ nhớ là công cụ để người thầy truyền đạt đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần phải nắm được cho người học, điểm đánh giá chỉ đạt 6.22. Bên cạnh đó, cách nói của người thầy phải đảm bảo tính chính xác, hợp lý, khoa học và có hệ thống về mặt kiến thức, kỹ năng giúp cho người học dễ tiếp thu hơn, điểm cho tiêu chí này là 6.35. Mặt khác cách nói của người thầy cũng phải hấp dẫn HS, thông qua giọng nói, cách lên xuống ngữ điệu khi nói, đôi khi lời nói mang tính hài hước, đồng thời người thầy phải biết luôn làm chủ lời nói của mình để hạn chế tối đa việc truyền thụ sai kiến thức và gây hiểu lầm cho người học thì điểm đánh giá cho SV cũng chỉ đạt 6.18 và 6.32. Như vậy, thông qua 5 tiêu chí đánh giá có thể thấy năng lực diễn đạt bằng lời nói của SV chỉ đạt ở mức trên trung bình với 6.28 điểm. Song có thể nói rằng năng lực diễn đạt băng lời nói giữa các SV là chưa thật đồng đều (Cv = 10.58% > 10%), nhưng giá trị trung bình vẫn có thể đại diện cho trung bình tổng thể (ɛ = 0.03 < 0.05). 3.1.4.3. Đánh giá thực trạng năng lực soạn giáo án của SV ngành GDTC Trường ĐHCT Bảng 3.26. Thực trạng năng lực soạn giáo án của SV (n=30) TT Tiêu chí (Điểm) Tham số đặc trưng Cv 1 Phân phối thời gian phù hợp phần mở đầu 7.03 0.68 9.70 0.02 2 Nội dung, mục tiêu giáo án phù hợp với phân phối chương trình 6.88 0.61 8.83 0.02 3 Bố trí đội hình lên lớp phù hợp (vị trí GV, HS) 6.85 0.65 9.55 0.02 4 Thị phạm động tác chính xác, phân tích kỹ thuật ngắn gọn 6.92 0.74 10.65 0.03 5 Hướng dẫn khởi động chung và chuyên môn phù hợp 6.85 0.57 8.35 0.02 6 Phân phối thời gian phần cơ bản phù hợp 7.15 0.60 8.40 0.02 7 Sắp xếp lượng vận động phù hợp với từng bài tập 6.83 0.61 8.93 0.02 8 Bài tập bổ trợ cho kỹ thuật động tác chính phù hợp 6.92 0.59 8.47 0.02 9 Bài tập hướng dẫn tập mô phỏng kỹ thuật động tác chính hợp lý 7.00 0.73 10.43 0.03 10 Bài tập kỹ thuật động tác chính của tiết học 6.90 0.62 9.05 0.02 11 Bài tập kỹ thuật động tác theo nhóm (nhiệm vụ GV, HS) 6.72 0.58 8.64 0.02 12 Bài tập phát triển thể lực chung (nhiệm vụ GV,HS) 6.75 0.54 7.94 0.02 13 Bài tập hồi phục phù hợp với người học 7.32 0.56 7.69 0.02 14 Đánh giá trung thực tiết học 7.00 0.61 8.65 0.02 15 Giao bài tập về nhà phù hợp 7.05 0.56 7.95 0.02 Đánh giá chung 6.94 0.62 8.89 0.02 Căn cứ vào bảng 3.26 ta thấy, soạn giáo án được xem là nội dung công việc vô cùng quan trọng của người thầy trước khí lên lớp. Nó quyết định sự thành công cho người thầy trong tiết giảng. Giáo án được soạn công phu, tỉ mỉ từng chi tiết nhỏ đến tổng thể, mục tiêu chính của tiết dạy đối với người thầy nói chung, đặc biệt là đối với GV GDTC nói riêng, là rất quan trọng. Phân phối thời gian cho từng hoạt động, đảm bảo tính chính xác trong sắp xếp lượng vận động sẽ tác động tích cực lên người học, thúc đẩy quá trình phát triển thể chất cho người học. Giáo án môn GDTC gồm có ba phần: Phần mở đầu gồm có 4 tiêu chí là phân phối thời gian, nội dung và mục tiêu giáo án phù hợp với phân phối chương trình, bố trí đội hình lên lớp phù hợp, thị phạm động tác và phân tích kỹ thuật ngắn gọn nhằm mục đích xây dựng biểu tượng đúng đắn về kỹ thuật động tác sẽ tập cho người học được đánh giá có điểm số từ 6.85 ở tiêu chí bố trí đội hình lên lớp phù hợp đến 7.03 điểm ở tiêu chí phân phối thời gian phù hợp, chứng tỏ việc biên soạn giáo án của SV là chưa thuần thục ở mức trên trung bình. Phần cơ bản là phần quan trọng nhất của giáo án GDTC. Giáo án thể hiện được những nội dung bài tập chính của tiết học kèm theo đó là lượng vận động thích hợp, đồng thời giáo án phải thể hiện được những bài tập dẫn dắt cho người học đi vào bài tập chính. Phần cơ bản được thể hiện qua 9 tiêu chí từ tiêu chí thứ 5 đến tiêu chí thứ 12 được đánh giá thấp nhất là 6.72 điểm ở tiêu chí bài tập kỹ thuật động tác theo nhóm và lớn nhất 7.15 điểm ở tiêu chí phân phối thời gian phần cơ bản phù hợp, nói chung cũng chỉ ở mức trên trung bình. Phần kết thúc có 3 tiêu chí thể hiện thông qua các bài tập hướng dẫn hồi phục sau vận động cho người học, những nhận xét và đánh giá tiết học, hướng dẫn cho người học tự tập ở nhà để nâng cao năng lực vận động có điểm số thấp nhất là 7.00 ở tiêu chí đánh giá trung thực tiết học và lớn nhất 7.32 điểm ở tiêu chí bài tập hồi phục phù hợp với người học, nói chung thuộc diện chớm tốt (7-8 điểm). Tóm lại, thông qua 15 tiêu chí đánh giá cho thấy năng lực biên soạn giáo án của SV ngành GDTC trường ĐHCT, chỉ đạt với mực điểm trên trung bình với điểm số là 6.94, chứng tỏ năng lực biên soạn giáo án lên lớp của SV còn hạn chế, nhưng năng lực này về cơ bản lại phát triển khá đồng đều (Cv = 8.89% < 10%) và có thể đại diện cho số trung bình tổng thể (ɛ = 0.02 < 0.05). 3.1.4.4. Đánh giá thực trạng năng lực giảng dạy của SV ngành GDTC Trường ĐHCT Bảng 3.27. Thực trạng năng lực giảng dạy của SV (n=30) TT Tiêu chí (Điểm) Tham số đặc trưng Cv 1 Biết giới thiệu mục tiêu, nhiệm vụ buổi học, kiểm tra bài cũ 6.30 0.49 7.83 0.02 2 Biết hướng dẫn lớp khởi động chung, chuyên môn 6.42 0.53 8.19 0.02 3 Biết thị phạm động tác đúng 6.47 0.53 8.22 0.02 4 Biết kết hợp lời nói với thị phạm động tác 6.32 0.50 7.91 0.02 5 Biết phân tích kết hợp với giảng giải kỹ thuật động tác 6.27 0.44 7.06 0.02 6 Biết tổ chức lớp tập luyện theo nội dung giáo án 6.25 0.47 7.52 0.02 7 Biết cách hướng dẫn học sinh sửa sai động tác 6.38 0.52 8.14 0.02 8 Biết tổ chức đối đãi các học sinh cá biệt 6.32 0.47 7.36 0.02 9 Biết vận dụng phương pháp trò chơi trong quá trình lên lớp 6.37 0.52 8.09 0.02 10 Biết xử lý tình huống bất ngờ quá trình lên lớp 6.48 0.59 9.12 0.02 11 Biết kiểm tra và đánh giá môn học 6.28 0.49 7.74 0.02 12 Biết hướng dẫn học sinh hồi phục sau vận động 6.28 0.45 7.17 0.02 13 Biết nhận xét, đánh giá buổi học một cách đầy đủ 6.32 0.47 7.36 0.02 14 Biết giao bài tập về nhà và kiểm tra học sinh thực hiện 6.35 0.51 8.04 0.02 Đánh giá chung 6.34 0.50 7.89 0.02 Năng lực giảng dạy của người thầy được thể hiện ở bảng 3.27 cho ta thấy, từ tiêu chí 1 đến tiêu chí 5 có điểm số đánh giá từ 6.27 ở tiêu chí biết phân tích kết hợp với giảng giải kỹ thuật động tác đến 6.47 ở tiêu chí biết thị phạm động tác đúng. Tiếp theo là các tiêu chí đánh giá năng lực tổ chức, quản lý điều hành lớp học tập luyện theo sự hướng dẫn của người thầy với kết quả ở bảng 3.27 cho thấy từ tiêu chí biết tổ chức lớp tập luyện theo nội dung giáo án (6.25 điểm), biết cách hướng dẫn HS sửa sai động tác (6.38 điểm), biết tổ chức đối đãi các HS cá biệt (6.32 điểm), biết vận dụng phương pháp trò chơi trong quá trình lên lớp (6.37 điểm), biết xử lý tình huống bất ngờ trong quá trình lên lớp (6.48 điểm), đến tiêu chí biết kiểm tra và đánh giá môn học (6.28 điểm). Tất cả kết quả đánh giá cho thấy năng lực tổ chức quản lý và điều hành lớp học đều được đánh giá ở mức độ trên trung bình. Các tiêu chí biết hướng dẫn HS hồi phục sau vận động, biết nhận xét đánh giá buổi học một cách đầy đủ, biết giao bài tập về nhà và kiểm tra HS thực hiện, đây là các tiêu chí đánh giá phần kết thúc tiết học. Điểm số ở 3 tiêu chí này đạt được cũng chỉ ở mức trên trung bình (6.28 – 6.35 điểm). Tóm lại, thông qua 14 tiêu chí đánh giá có thể thấy năng lực lên lớp giảng dạy của SV ngành GDTC trường ĐHCT chỉ đạt được ở ngưỡng trên trung bình và phát triển khá đồng đều (Cv < 10%), cũng như giá trị trung bình cũng có thể đại diện cho giá trị trung bình tổng thể (ɛ = 0.02 <0.05) 3.1.4.5. Đánh giá thực trạng năng lực thị phạm động tác của SV ngành GDTC Trường ĐHCT Bảng 3.28. Thực trạng năng lực thị phạm động tác của SV (n=30) TT Tiêu chí (Điểm) Tham số đặc trưng Cv 1 Thị phạm động tác một cách chuẩn xác 7.00 0.63 9.04 0.02 2 Thị phạm động tác kết hợp với phân tích, giảng giải 6.73 0.60 8.94 0.02 3 Thị phạm động tác kết hợp với hướng thị phạm động tác 6.70 0.64 9.56 0.02 4 Thị phạm động tác theo đúng các bước thị phạm 6.67 0.65 9.75 0.02 5 Biết kết hợp phân tích động tác một cách ngắn gọn, dễ hiểu 6.70 0.61 9.16 0.02 6 Biết trình bày những đặc điểm chính của động tác 6.60 0.61 9.26 0.02 7 Nêu được những sai lầm thường mắc khi thực hiện động tác 6.75 0.67 9.98 0.03 8 Biết thị phạm cả động tác sai 6.83 0.61 8.93 0.02 Đánh giá chung 6.75 0.63 9.33 0.02 Căn cứ vào bảng 3.28 ta thấy, năng lực thị phạm động tác được đánh giá là 7.00 điểm, năng lực thị phạm động tác kết hợp với phân tích giảng giải đạt 6.73 điểm, năng lực thị phạm động tác kết hợp với hướng thị phạm động tác đạt 6.70 điểm, năng lực thị phạm động tác theo đúng các bước thị phạm đạt 6.67 điểm, năng lực biết kết hợp phân tích động tác một cách ngắn gọn, dễ hiểu đạt 6.70 điểm, năng lực biết trình bày những đặc điểm chính của động tác đạt 6.60 điểm, năng lực nêu được những sai lầm thường mắc khi thực hiện động tác đạt 6.75 điểm, năng lực biết thị phạm cả động tác sai đạt 6.83 điểm. Tóm lại, tổng hợp 8 tiêu chí đánh giá năng lực thị phạm động tác của SV ngành GDTC trường ĐHCT cho thấy năng lực này ở SV cũng chỉ đạt ở ngưỡng trên trung bình với điểm số 6.75 và phân bố khá đồng đều giữa các SV với nhau (Cv = 9.33% < 10%), đồng thời cũng có thể đại diện cho số trung bình tổng thể (ɛ = 0.02 <0.05) 3.1.4.6. Đánh giá thực trạng năng lực ứng xử tình huống sư phạm của SV ngành GDTC Trường ĐHCT Bảng 3.29. Thực trạng năng lực ứng xử tình huống sư phạm của SV (n=30) TT Tiêu chí (Điểm) Tham số đặc trưng Cv 1 Biết xử lý tình huống khi học sinh bị ngất xỉu 6.15 0.48 7.76 0.02 2 Biết sơ cấp cứu chấn thương ban đầu 6.03 0.63 10.47 0.03 3 Biết xử lý tình huống khi phụ huynh xin cho con không học môn GDTC 6.20 0.73 11.71 0.03 4 Biết tổ chức lớp học trong điều kiện thiếu trang thiết bị dạy học 6.15 0.57 9.31 0.02 5 Biết sử dụng học sinh thực hiện tốt kỹ thuật động tác hổ trợ giáo viên 6.13 0.53 8.66 0.02 6 Biết xử lý hợp lý với học sinh kiến tập 6.08 0.49 8.10 0.02 7 Biết xử lý hợp lý với học sinh có ý thức tổ chức kỷ luật kém 6.15 0.60 9.77 0.02 8 Biết xử lý đối với học sinh tiếp thu chậm 6.25 0.57 9.06 0.02 Đánh giá chung 6.14 0.58 9.45 0.02 Ứng xử tình huống sư phạm là năng lực vô cùng quan trọng đối với mọi người thầy khi lên lớp. Thực trạng năng lực ứng xử tình huống sư phạm của SV được thể hiện thông qua bảng 3.29 ta thấy, tiêu chí biết xử lý tình huống khi HS bị ngất xỉu có điểm số là 6.15 ở mức trên trung bình. Người GV GDTC phải biết sơ cấp cứu chấn thương ban đầu khi người học bị chấn thương trong quá trình tập luyện. Chấn thương trong thể thao rất phức tạp và xảy ra ở tất cả các bộ phận cơ thể người tập mà thường gặp nhất là bong gân, trật khớp, nặng hơn là gãy tay, gãy chân. Đứng trước các tình huống như vậy người thầy phải thật sự bình tĩnh, trước tiên là trấn an tinh thần cho người bị chấn thương và tập thể lớp; đồng thời biết cách sơ cấp cứu ban đầu một cách phù hợp nhất. Đánh giá về năng lực này có điểm số dành cho SV là 6.03, cho thấy năng lực này của SV là khá khiêm tốn. Bên cạnh đó hiện còn một số PH hay muốn can thiệp vào chuyện học môn GDTC của con mình, sợ học GDTC ảnh hưởng không tốt đến việc học tập các môn khác, nên đòi hỏi người giáo viên GDTC phải hết sức khôn khéo tư vấn những tác dụng tốt của môn học GDTC để PH yên tâm. Năng lực này của SV được đánh giá 6.20 điểm. Hiện nay có rất nhiều trường học từ trung học cơ sở đến ĐH cơ sở sân tập và dụng cụ để giảng dạy còn thiếu rất nhiều, đòi hỏi người giáo viên phải biết biên soạn giáo án giảng dạy phù hợp với thực trạng cơ sở vật chất hiện có, đồng thời biết đề xuất với nhà trường để cải thiện cơ sở giảng dạy môn GDTC, điểm số đánh giá cho SV ở tiêu chí này là 6.15 điểm, Trong quá trình giảng dạy người giáo viên phải biết sử dụng một số em có năng khiếu làm trợ giáo cho lớp, hỗ trợ cho giáo viên trong quá trình lên lớp, tiêu chí này được đánh giá 6.13 điểm. Trong quá trình lên lớp chắc rằng sẽ có các em bị bệnh vào thời điểm học môn GDTC; Tình huống này đòi hỏi giáo viên phải biết xử lý hợp lý, đặc biệt là với HS nữ, điểm số dành cho SV ở tiêu này là 6.08. Tiêu chí biết xử lý hợp lý với HS có ý thức tổ chức kỷ luật kém và tiêu chí biết xử lý đối với HS tiếp thu chậm của SV cũng được đánh giá là 6.15 và 6.25 điểm. Tóm lại, thông qua 8 tiêu chí đánh giá cho thấy năng lực ứng xử tình huống sư phạm của SV ngành GDTC trường ĐHCT chỉ đạt 6.14 điểm nằm trong khung năng lực trên trung bình. Năng lực này phát triển khá đồng đều giữa các sinh viên với nhau (Cv = 9.45% < 10%) và có thể đại diện cho đối tượng nghiên cứu (ɛ = 0.02 <0.05) 3.1.4.7. Đánh giá thực trạng năng lực chủ nhiệm lớp của SV ngành GDTC Trường ĐHCT Bảng 3.30. Thực trạng năng lực chủ nhiệm lớp của SV TT Tiêu chí (Điểm) Tham số đặc trưng Cv 1 Biết tổ chức bầu ban cán sự lớp 6.27 0.48 7.63 0.02 2 Biết tổ chức ổn định nề nếp 6.30 0.56 8.84 0.02 3 Biết tổ chức hướng dẫn học sinh vệ sinh trường lớp 6.43 0.56 8.69 0.02 4 Biết tổ chức tác động hình thành nhân cách HS 6.27 0.51 8.17 0.02 5 Biết tổ chức hướng dẫn cho học sinh học tập 6.20 0.44 7.09 0.02 6 Biết tổ chức phong trào thi đua của lớp 6.17 0.52 8.46 0.02 7 Biết nêu gương người tốt, việc tốt 6.33 0.54 8.49 0.02 8 Biết tổ chức các công tác khác 6.38 0.49 7.62 0.02 Đánh giá chung 6.29 0.51 8.11 0.02 Thông qua bảng 3.30 ta thấy, năng lực làm chủ nhiệm lớp đòi hỏi ở mọi người thầy phải có kiến thức và rèn luyên mới có được. Đánh giá năng lực này có 8 tiêu chí là: biết tổ chức bầu ban cán sự lớp, biết tổ chức ổn định nề nếp, biết tổ chức hướng dẫn HS vệ sinh trường lớp, biết tổ chức tác động hình thành nhân cách HS, biết tổ chức hướng dẫn cho HS học tập, biết tổ chức phong trào thi đua của lớp, biết nêu gương người tốt, việc tốt, biết tổ chức các công tác khác. Điểm đánh giá thấp nhất cho năng lực này là 6.17 ở tiêu chí biết tổ chức phong trào thi đua của lớp và lớn nhất là 6.43 ở tiêu chí biết tổ chức hướng dẫn HS vệ sinh trường lớp. Tóm lại, đánh giá chung về năng lực chủ nhiệm lớp của SV ngành GDTC trường ĐHCT đạt ở ngưỡng trên trung bình (6.29 điểm). Năng lực này phát triển khá đồng đều trong SV (Cv = 8.11% < 10%) và có thể đại diện cho số trung bình tổng thể (ɛ = 0.02 <0.05) 3.1.4.8. Đánh giá thực trạng năng lực đánh giá môn học của SV ngành GDTC Trường ĐHCT Bảng 3.31. Thực trạng năng lực đánh giá môn học của SV (n=30) TT Tiêu chí (Điểm) Tham số đặc trưng Cv 1 Có kế hoạch đánh giá 6.43 0.50 7.70 0.02 2 Biết kiểm tra, đánh giá thành tích thể thao của học sinh 6.32 0.47 7.36 0.02 3 Biết kiểm tra, đánh giá thái độ của học sinh trong quá trình học 6.45 0.50 7.71 0.02 4 Biết kiểm tra, đánh giá bằng định lượng 6.33 0.47 7.44 0.02 5 Biết kiểm tra, đánh giá bằng định tính 6.30 0.46 7.27 0.02 6 Biết xây dựng thang điểm kiểm tra, đánh giá bằng định lượng 6.33 0.47 7.44 0.02 7 Biết xây dựng thang điểm kiểm tra, đánh giá bằng định tính 6.32 0.47 7.36 0.02 Đánh giá chung 6.35 0.48 7.56 0.02 Thực trạng năng lực đánh giá môn học của SV được thể hiện ở bảng 3.31. Kiểm tra đánh giá là nhiệm vụ tất yếu của người thầy ở tất cả các môn học. Riêng người thầy GDTC còn phải kiểm tra thành tích của người học về các môn TT để thông qua đó đánh giá được sự phát triển thể chất của người học, do vậy đòi hỏi người thầy phải có kế hoạch kiểm tra theo từng giai đoạn của từng nội dung học; Đồng thời phải biết kiểm tra thành tích học tập của hs, biết kiểm tra, đánh giá thái độ của hs trong quá trình học, biết kiểm tra, đánh giá bằng định lượng, biết kiểm tra, đánh giá bằng định tính, biết xây dựng thang điểm kiểm tra.Đánh giá năng lực đánh giá môn học của SV thông qua 7 tiêu chí. Tiêu chí có kết quả thấp nhất là 6.30 điểm ( biết kiểm tra đánh giá bằng định tính) và tiêu chí có kết quả cao nhất là biết kiểm tra đánh giá thái độ của HS trong quá trình học (6.45 điểm). Đánh giá chung về năng lực này của SV cũng ở mức trung bình (6.35 điểm), phát triển khá đồng đều giữa các SV (Cv = 7.56%) và có thể đại diện cho số trung bình tổng thể (ɛ = 0.02 <0.05 Tóm lại: Khảo sát thực trạng 29 tiêu chí đánh giá NLCM một số môn thể thao có trong chương trình đào tạo và 70 tiêu chí đánh giá NL NVSP của SV ngành GDTC trường ĐHCT có thể đưa đến nhận định: - NLCM của SV ở một số môn TT hơn kém nhau không đáng kể (P> 0.05), chỉ ở mức trung bình và phát triển không đồng đều (Cv > 10%) với số điểm bình quân là 5.75 ± 0.71 - Năng lực NVSP chỉ ở ngưỡng trên trung bình và phát triển khá đồng đều giữa các SV với số điểm bình quân là 6.48 ± 0.57, trong đó năng lực tốt nhất là soạn giáo án và năng lực thị phạm, kém nhất là năng lực ứng xử, năng lực diễn đạt và năng lực chủ nhiệm lớp. - Trong 2 năng lực khảo sát thì năng lực NVSP có phần khá hơn năng lực chuyên môn TDTT (P< 0.05, t = 4.29). Bàn luận: NLCM của SV ngành GDTC có thể coi là nhiệm vụ hàng đầu, là điều kiện có tính quyết định cho sự tồn tại và phát triển của BM.GDTC trường ĐHCT. Để nâng cao trình độ, NLCM, LA đã tiến hành khảo sát 30 SV K39 ở năm học thứ tư của khóa học về học 4 môn TT: chạy 100m điểm TB 5.86±0.91, bóng chuyền điểm TB 5.78±0.71, bóng đá điểm TB 5.58±0.63, cầu lông điểm TB 5.81±0.66. Như vậy điểm mà SV đạt được ở các môn TT nói trên chỉ ở mức trung bình. Điều này cho thấy nếu so với chuẩn giáo viên THPT theo thông tư 20/2018 của Bộ giáo dục & Đào tạo thì NLCM của SV ngành GDTC trường ĐHCT mới chỉ ở ngưỡng đạt yêu cầu [12]. Hơn thế nữa trong xu thế tuyển dụng hiện nay của các trường THPT, các trung tâm văn hóa TT đều ưu tiên chọn SV tốt nghiệp loại khá giỏi. Chính vì vậy để dáp ứng nhu cầu xã hội việc cấp bách là nâng cao NLCM cho SV ngành GDTC. Song song với đó luận án cũng tiến hành khảo sát thực trạng NL NVSP của SV K39 với 70 tiêu chí đã thu thập được của 8 năng lực cơ bản. Kết quả năng lực giao tiếp đạt điểm TB 6.36 ±0.62, năng lực diễn đạt bằng lời nói đạt 6.26 ±0.67, năng lực soạn giáo án đạt 6.94 ±0.62, năng lực giảng dạy đạt 6.34 ±0.50, năng lực thị phạm động tác đạt 6.75 ±0.63, năng lực xử lý tình huống sư phạm đạt 6.14 ±0.58, năng lực chủ nhiệm lớp đạt 6.29 ±0.51, năng lực đánh giá môn học đạt 6.35 ±0.48. Thông qua kết quả khảo sát cho thấy NL NVSP của SV tốt hơn NLCM, nếu so với chuẩn giáo viên theo thông tư 20/2018 của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo thì cũng chỉ đáp ứng ở mức đạt yêu cầu [12].Cho nên cần thiết phải nâng cao năng lực NVSP cho SV ngành GDTC là việc cần phải làm ngay. Hơn thế nữa theo chiều sâu, người GV còn phải đồng thời trang bị các kiến thức liên ngành để có tầm hiểu biết rộng, đủ sức luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn đang đặt ra. Mặt khác, mỗi giáo viên còn phải không ngừng nâng cao bản lĩnh nghề nghiệp, phải thực sự tâm huyết trong việc nghiên cứu, giảng dạy, phải tự vươn lên để khẳng định vị thế của mình, khắc phục mọi biểu hiện thoả mãn, tự kiêu, thiếu tích cực trong tương lai. NLCM và NVSP của người GV GDTC được thể hiện khi lên lớp giảng dạy, chất lượng giảng dạy của người thầy thông qua phương pháp sư phạm của họ. Do vậy ngay từ khi còn đang ở trên ghế nhà trường ĐH, SV phải biết tự trang bị cho mình những kiến thức tự học, tự rèn luyện để nâng cao NLCM và NVSP. Có như vậy thì nghề nghiệp trong tương lai của mình mới vững chắc. 3.2. Xác định các biện pháp nâng cao NLCM và NVSP cho SV ngành GDTC trường ĐHCT Thông tư 20/2018 của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo quy định chuẩn người giáo viên THPT cần phải đạt là, tuân thủ các quy định và rèn luyện về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức và tạo dựng phong cách nhà giáo, nắm vững chuyên môn và thành thạo nghiệp vụ; thường xuyên cập nhật, nâng cao NLCM và nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS [12]. Xuất phát từ thực tiễn đổi mới công tác đào tạo của trường ĐHCT về đổi mới công tác quản lý đào tạo, về đổi mới nội dung chương trình đào tạo, đổi mới đề cương môn học theo hướng tiếp cận năng lực người học. Từ chủ trương của nhà trường BM.GDTC đã triển khai công tác quản lý người học ngay khi tuyển sinh đầu vào; đồng thời thực hiện đổi mới chương trình đào tạo cho SV ngành GDTC, đổi mới đề cương môn học cho phù hợp với chương trình mới. Thông qua nghiên cứu các tài liệu và công trình nghiên cứu có liên quan [1], [6], [9], [11], [12], [24], [25], [30], [83] và tham vấn các GV trong BM.GDTC LA đề xuất 6 biện pháp nâng cao NLCM và 5 biện pháp nâng cao NL NVSP cho SV ngành GDTC mà theo Nguyễn Như Ý cũng như Nguyễn Tôn Nhan và Phú Văn Hẳn, đó là cách làm, cách thức tiến hành giải quyết một vấn đề cụ thể [75], [56], để tiến hành phỏng vấn các chuyên gia 3.2.1. Xác định các biện pháp nâng cao NLCM cho SV ngành GDTC trường ĐHCT Bảng 3.32. Xác định các biện pháp nâng cao NLCM cho SV (n=80) tt Biện pháp Hoàn toàn không phù hợp Không phù hợp Phù hợp một phần Phù hợp Hoàn toàn phù hợp Hệ số tương quan biến tổng Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến Thang đo Likert Đánh giá n n n n n 0,849 1 Đổi mới công tác quản lý đào tạo 0 5 1 23 51 0,491 0,840 4.5 RPH 2 Đổi mới đề cương, chương trình 0 4 3 28 45 0,438 0,843 4.4 RPH 3 Nâng cao cơ sở sân tập và trang thiết bị học tập 0 4 0 27 49 0,561 0,836 4.5 RPH 4 Đổi mới phương pháp giảng dạy 0 4 3 28 45 0,438 0,843 4.4 RPH 5 Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên 0 4 0 37 39 0,362 0,847 4.4 RPH 6 Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá theo năng lực SV 0 3 1 23 53 0,323 0,848 4.6 RPH Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy.(KMO) 0,767 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 693,026 df 105 Sig. 0,000 Tổng phương sai trích 68,244 Để xác định các biện pháp nâng cao NLCM, luận án tiến hành tham vấn ý kiến 80 chuyên gia. Kết quả tham vấn và xử lý chúng được được giới thiệu ở bảng 3.32 Kết quả thực hiện kiểm định Cronbach’s Alpha xác định các biện pháp năng cao NLCM cho SV cho thấy, hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo là 0.849 lớn hơn 0.6 cho nên thang đo đạt giá trị tin cậy. Bên cạnh đó, giá trị hệ số tương quan biến tổng không có biện pháp nào bé hơn 0.3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá thang đo bằng giá trị kiểm định KMO là 0.767 nằm trong khoảng từ 0.5 – 1 cho nên phù hợp. Giá trị kiểm định Bartlett’s là 0.000 bé hơn 0.05 cho nên dữ liệu tương thích với tổng thể. Giá trị tổng phương sai trích là 68.244% lớn hơn 50% cho nên mô hình nghiên cứu là phù hợp. Thang đo Linkert có giá trị trung bình từ 4.4 đến 4.6 có nghĩa là rất phù hợp. Trên cơ sở phân tích kết quả phỏng vấn chuyên gia đề tài đã chọn được 6 biện pháp để nâng cao NLCM cho SV ngành GDTC Trường ĐHCT là: đổi mới công tác quản lý đào tạo, đổi mới đề cương chương trình môn học, nâng cao cơ sở sân tập và trang thiết bị học tập, đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng đội ngũ GV, đổi mới công tác kiểm tra đánh giá theo năng lực SV. Tiếp theo LA xác định nội hàm của từng biện pháp nâng cao NLCM 3.2.1.1. Biện pháp 1: đổi mới công tác quản lý đào tạo SV ngành GDTC trường ĐHCT Mục đích Đổi mới công tác quản lý đào tạo nói chung, SV ngành GDTC nói riêng nhằm đảm bảo cho SV thực hiện đúng tiến độ học tập theo kế hoạch hoặc vượt tiến độ học tập theo chương trình đào tạo, đạt kết quả tốt nhất, giúp người học tố

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_nghien_cuu_nang_cao_nang_luc_chuyen_mon_va_nghiep_vu.docx
  • pdfQuyet dinh thanh lap HD danh gia LATS cap Truong Nguyen Van Thai (CT).pdf
  • pdfToan van LATS Nguyen Van Thai (Can Tho).pdf
  • docxTom tat LATS Nguyen Van Thai (Can Tho).docx
  • docxTrang thong tin LATS Nguyen Van Thai (Can Tho).docx
Tài liệu liên quan