Luận án Nghiên cứu năng lực cạnh tranh ngành đường mía Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh: Công

nghệ, nguồn nhân lực, vốn, chính sách thương mại, đối thủ

cạnh tranh mới. Theo diễn đàn Kinh tếThếgiới (WEF), các

yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh là: Sựmởcửa nền

kinh tế, vai trò của Nhà nước, khảnăng tài chính, cơsởhạtầng,

công nghệ, quản lý, lao động, thểchế;

Có thểphân tích năng lực cạnh tranh của ngành theo nhóm

yếu tố: (i) Các yếu tốnội tại (năng suất chếbiến, quy mô các

nhà máy; giá cảtrong nước và quốc tế; năng lực tài chính;

năng lực quản lý; các mối quan hệxã hội và truyền thống

doanh nghiệp; uy tín và thương hiệu sản phẩm; và (ii) Các yếu

tốbên ngoài (môi trường pháp lý cho hoạt động cạnh tranh;

môi trường chính sách kinh tếcho hoạt động cạnh tranh; tổ

chức, quản lý của Nhà nước; hình ảnh của quốc gia)

pdf14 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4832 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận án Nghiên cứu năng lực cạnh tranh ngành đường mía Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số khả năng cạnh tranh tăng trưởng (GCI); (ii) chỉ số khả năng cạnh tranh hiện tại (CCI). Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh được thể hiện qua 9 chỉ số thành phần: Chi phí gia nhập thị trường; tiếp cận đất đai; tính minh bạch và tiếp cận thông tin; chi phí về thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước; chi phí không chính thức; thực hiện chính sách của Trung ương; ưu đãi đối với doanh nghiệp nước ngoài; tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh; và các chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Năng lực cạnh tranh của một ngành kinh tế: Năng lực cạnh tranh của ngành chịu tác động của các nhân tố có thể kiểm soát bởi công ty (chiến lược phát triển và cạnh tranh, năng suất, chủng loại sản phẩm); các nhân tố có thể kiểm soát bởi Chính phủ (môi trường kinh doanh, chính sách khoa học công nghệ); 7 các nhân tố chỉ có thể kiểm soát được phần nào (giá các yếu tố đầu vào, công tác giáo dục đào tạo); những nhân tố khó có thể kiểm soát được (biến động tự nhiên, dịch bệnh). Khi đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành, người ta sử dụng các chỉ tiêu: Tỷ lệ bảo hộ hiệu quả (ERP), chi phí các nguồn lực nội địa (DRC): VAi d ERP i = _________ * 100 VAi b ΣQdi Sd DRCi = _________________________________________ (1 + FX Premium) (PibQi - ΣQfi Pfb) Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp-sản phẩm phụ thuộc khả năng duy trì và mở rộng thị phần, lợi nhuận của doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp-sản phẩm thể hiện qua các chỉ tiêu: Trình độ chiến lược và hoạt động của doanh nghiệp; phân tích theo chiến lược quản lý; uy tín của doanh nghiệp trên thị trường; tỷ trọng thị phần hàng năm; hiệu quả-năng suất. 1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng và phương pháp phân tích năng lực cạnh tranh của ngành 1.2.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh: Công nghệ, nguồn nhân lực, vốn, chính sách thương mại, đối thủ cạnh tranh mới. Theo diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh là: Sự mở cửa nền kinh tế, vai trò của Nhà nước, khả năng tài chính, cơ sở hạ tầng, công nghệ, quản lý, lao động, thể chế; Có thể phân tích năng lực cạnh tranh của ngành theo nhóm yếu tố: (i) Các yếu tố nội tại (năng suất chế biến, quy mô các nhà máy; giá cả trong nước và quốc tế; năng lực tài chính; năng lực quản lý; các mối quan hệ xã hội và truyền thống doanh nghiệp; uy tín và thương hiệu sản phẩm; và (ii) Các yếu tố bên ngoài (môi trường pháp lý cho hoạt động cạnh tranh; môi trường chính sách kinh tế cho hoạt động cạnh tranh; tổ chức, quản lý của Nhà nước; hình ảnh của quốc gia). Ngày nay các nhà kinh tế học thường sử dụng mô hình kim cương của M.Porter và mô hình SWOT. Mô hình kim cương của 8 M.Porter cho rằng các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh gồm: Chiến lược, cấu trúc và mức độ cạnh tranh cho biết chiến lược phát triển, điều kiện về các yếu tố đầu vào điều kiện về cầu, các ngành liên quan và hỗ trợ. Mô hình SWOT phân tích các mặt mạnh (S), mặt yếu (W), Cơ hội (O), thách thức (T). 1.2.2.2. Phương pháp phân tích năng lực cạnh tranh của ngành đường mía Để đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành đường mía, có thể sử dụng một số chỉ tiêu như: (i).Nhóm chỉ tiêu về năng suất như sản lượng, doanh thu, thị phần; (ii). Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả của sản xuất gồm các chỉ tiêu: Chi phí, giá cả, lợi nhuận, doanh thu/vốn và doanh thu/lao động. Phân tích kinh tế ngành hàng cũng là một phương pháp để đánh giá năng lực cạnh tranh. Trong ngành hàng đường mía các tác nhân chuỗi giá trị ngành hàng được thể hiện qua sơ đồ sau: Để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành hàng đường mía cần phải tiết kiệm chi phí ở cả 3 khâu: sản xuất nguyên liệu, chế biến và lưu thông phân phối. Các yếu tố cấu thành giá thành tiêu thụ đường mía Giá thành mía nguyên liệu phụ thuộc 3 nhóm yếu tố quan trọng là: Năng suất mía, chất lượng mía và chi phí vận Sản xuất mía nguyên liệu Chế biến đường Phân phối sản phẩm Chi phí mía nguyên liệu Giá thành tiêu thụ đường mía CP lưu thông, tiêu thụ CPchế biến 9 chuyển. Chi phí chế biến đường tại các nhà máy phụ thuộc 3 nhóm yếu tố quan trọng là: Công suất chế biến, công nghệ chế biến và tỷ lệ huy động công suất nhà máy. Chi phí lưu thông phụ thuộc 3 nhóm yếu tố quan trọng là: Hiệu quả của kênh phân phối, chi phí bán hàng và tỷ lệ tồn kho. Bảng 1. Các chỉ tiêu phân tích năng lực cạnh tranh ngành đường mía Nhóm các chỉ tiêu Sử dụng đánh giá cho 1. Chỉ tiêu về NS, sản lượng 1.1. Năng suất mía nguyên liệu SX mía nguyên liệu 1.2. Năng suất lao động SX nguyên liệu, chế biến, tiêu thụ SP 1.3. Sản lượng, doanh thu SX nguyên liệu, chế biến, tiêu thụ SP 1.4. Thị phần ngành đường mía Chế biến, tiêu thụ 2. Chỉ tiêu về hiệu quả SXKD 2.1. Giá thành mía nguyên liệu Sản xuất nguyên liệu 2.2. Giá thành CB, tiêu thụ đường Chế biến, tiêu thụ SP 2.3. Giá trị gia tăng SX nguyên liệu, chế biến, tiêu thụ SP 2.4. GTGT, lợi nhuận/lao động SX nguyên liệu, chế biến, tiêu thụ SP 2.5. Thu nhập hỗn hợp/lao động Sản xuất nguyên liệu mía 1.3. Kinh nghiệm một số nước nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành đường mía và khả năng vận dụng đối với Việt Nam Đã nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành đường mía ở một số nước như: Trung Quốc, Thái lan, Philipines, Indonesia và rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như: Vận dụng hợp lý quy luật tuần tự của quá trình phát triển, nâng cao năng lực ở khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ; khai thác ưu thế sẵn có, đồng thời biến bất lợi thành lợi thế, nâng cao năng lực cạnh tranh ở khâu nguyên liệu; tăng cường vai trò nhà nước trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh ngành đường mía. 10 Chương 2 PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH ĐƯỜNG MÍA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH ĐƯỜNG MÍA HIỆN NAY 2.1.1. Thực trạng phát triển của ngành đường mía Việt Nam Kết quả nghiên cứu về sản xuất đường mía ở Việt Nam những năm gần đây cho thấy (i) tốc độ phát triển sản lượng đường ở Việt Nam tăng rất nhanh. Nếu so với Thái Lan, thì trong 20 năm tốc độ tăng của Thái Lan chỉ đạt 290% còn Việt Nam chỉ trong vòng 11 năm tăng tới 203%. Tuy nhiên, về sản lượng đường trên đầu người hiện nay ở Việt Nam chỉ bằng 1/5- 1/4 của Thái Lan; (ii) năng suất lao động ngành đường mía của Việt Nam còn thua xa các nước khác trên Thế giới. Năng suất mía của Việt Nam chỉ cao hơn Cu Ba và thấp hơn các nước khác. Sản lượng đường trung bình của Việt Nam là 2,6 tấn/lao động (Thái Lan 14 tấn/lao động, Brazil 68 tấn/lao động, Úc 221 tấn/lao động). Qua các chỉ số bình quân của toàn chuỗi ngành hàng đường mía về sản xuất mía cũng như chế biến đường có thể khẳng định rằng khả năng cạnh tranh của ngành đường mía Việt Nam là rất kém. 2.1.2. Hiệu quả của ngành đường mía Để phân tích chỉ tiêu hiệu quả của ngành đường mía, đã tiến hành phân tích (i) chi phí sản xuất ở các khâu. Trong khâu trồng mía, chi phí lao động trung bình cho sản xuất 1 tấn mía nguyên liệu bình quân chung cả nước là 3,8 công/tấn mía. Giá thành sản xuất 1 tấn mía cây bình quân chung cả nước là 169,5 ngàn đồng, (10,9 USD/tấn); (ii) chi phí lao động sản xuất mía, giá thành nguyên liệu mía và năng suất mía hoà vốn cho từng vùng, làm rõ những nơi có chi phí và giá thành thấp, trung bình và cao để thấy rõ lợi thế của từng vùng; (iii) đồng thời đã so sánh khả năng cạnh tranh của cây mía nguyên liệu với một số cây trồng khác trong cùng điều kiện canh tác như ngô, lạc, sắn cho chế biến công nghiệp, cà phê, dứa Cayeen, điều, đỗ tương, cỏ cho chăn nuôi, cây ăn quả để thấy được lợi thế và khó khăn của cây mía trong cuộc cạnh tranh trong nước với các loại cây trồng khác trong nông nghiệp. Qua nghiên cứu cho thấy giá thành mía 11 nguyên liệu của Việt Nam còn khá cao và có sự khác nhau giữa các vùng. Bảng 2. Giá thành mía nguyên liệu niên vụ 2003-2004 Đơn vị: 1000 đồng/tấn mía cây Hạng mục Giá thành SX mía Giá bán mía tại ruộng Giá bán mía tại cổng NMĐ Chi phí BQ vận chuyển mía Toàn quốc 169,5 224,9 267,8 36,1 1. TDMNBB 169,3 220,2 264,0 34,3 2. BắcTr. Bộ 182,2 198,7 238,9 27,4 3. DHNTB 181,5 238,2 272,3 32,9 4. Tây Nguyên 142,1 216,6 254,8 32,6 5. Đông NB 186,9 216,8 258,1 47,2 6. ĐBSCL 155,3 259,2 318,7 42,3 Nguồn: Viện QHTK Nông nghiệp 2005. Đối với sản phẩm đường, qua nghiên cứu đã chỉ ra (i) giá thành sản xuất đường còn khá cao. Đa số các NMĐ có giá thành sản xuất đường cao hơn giá bán. Bình quân 5 năm trở lại đây giá thành sản xuất đường trắng chưa tính thuế khoảng 4900 đ/kg, tương đương 310 USD/tấn.; (ii) các nhà máy đường quy mô lớn thường có giá thành đường thấp hơn so với các nhà máy đường quy mô nhỏ và trung bình; (iii) Hiệu suất thu hồi đường của các nhà máy đạt 80-82%, xấp xỉ bình quân của thế giới nhưng gấp đôi so với Uc và thấp hơn 1 số nước như Trung Quốc, Đài Loan, Cu Ba và Mỹ. Tỷ lệ tiêu hao mía đường của các nhà máy chế biến đường công nghiệp vẫn còn khá cao từ mức 13 mía/1 đường trước khi thực hiện chương trình mía đường nay xuống còn khoảng 11 mía/1 đường; (iv) Trong cơ cấu chi phí sản xuất đường, chi phí nguyên liệu chiếm tỷ lệ lớn nhất (53–55%) và có sự khác nhau giữa các nhà máy, tiếp đến là chi phí khấu hao (gần 10%), chi phí lao động chiếm 12%, chi phí vật liệu phụ, nhiên liệu, năng lượng chiếm tỷ lệ 8%, chi phí quản lý trên 7%, ngoài ra là các chi phí khác. 12 Nghiên cứu và phân tích tình hình giá bán đường cho thấy: giá bán đường thường không ổn định do yếu tố cung-cầu trong nước và tình trạng đường nhập lậu chưa được ngăn chặn triệt để. Bình quân trong cả niên vụ 2003-2004, giá bán của các nhà máy đạt 4.000 đ/kg đối với đường RS và 4.600 đ/kg đối với đường tinh luyện RE. Giá bán sản phẩm đường tinh chế tại thị trường nội địa có sự khác nhau. Trong năm 2004-2005, các nhà máy đường có vốn đầu tư nước ngoài có mức giá trung bình 6.625VND/kg, trong khi đó mức giá của các nhà máy đường quốc doanh chỉ đạt 6.300VND/kg. Tuy nhiên, sự khác biệt này phản ánh tính thời vụ của ngành sản xuất đường và sự khác biệt trong thời điểm kinh doanh. Bảng 3. Giá thành SX và giá bán đường niên vụ 2003-2004 Vùng Tỷ lệ mía/đường Giá thành SX đường Giá bán đường Toàn quốc 10,4 4573 4381 1. TDMNBB 10,4 4406 4184 2. BắcTrung Bộ 9,8 4072 4359 3. DHNTB 9,7 5083 4690 4. Tây Nguyên 9,5 4133 4481 5. Đông NB 11,0 4568 4033 6. ĐBSCL 11,8 5177 4540 Nguồn: Báo cáo của các NMĐ, năm 2005 Qua các chỉ số bình quân của toàn ngành về sản xuất mía và chế biến đường, có thể khẳng định rằng khả năng cạnh tranh của ngành đường mía Việt Nam là rất kém. Không có một chỉ số nào về sản xuất mía cũng như sản xuất đường cho thấy Việt Nam tiếp cận được với tiêu chuẩn trung bình của Thế giới. 2.2. THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ CẤU THÀNH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH ĐƯỜNG MÍA VIỆT NAM HIỆN NAY 2.2.1. Những nhân tố liên quan đến các điều kiện về yếu tố đầu vào của ngành đường mía. Phân tích các yếu tố đầu vào như khí hậu, như đất đai, địa hình, thổ nhưỡng, thời gian nắng, lượng mưa, biên nhiệt độ 13 trong vụ mía, khả năng đất trồng mía, tổ chức sản xuất mía nguyện liệu, cơ cấu giống mía của các vùng, đặc điểm lao động của hộ nông dân trồng mía, hệ thống cơ sở hạ tầng và vốn đầu tư, đã rút ra kết luận là, Việt Nam có điều kiện nông nghiệp để phát triển mía đường trên mức trung bình Thế giới, với điều kiện phải đảm bảo đủ nước tưới, cung ứng các loại giống mía có năng suất cao, mạng lưới giao thông thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu, cơ giới hoá khâu làm đất và thu hoạch. Trên cơ sở phân tích về công suất thiết kế, trình độ kỹ thuật của các nhà máy đường, chi phí hoạt động của các nhà máy đường, đã rút ra kết luận: các nhà máy chế biến đường ở Việt Nam có quy mô trung bình nhỏ, công suất đầu tư nhà máy thấp so với các nước, công nghệ sản xuất đa dạng trong đó khoảng gần một nửa công suất thiết kế sử dụng công nghệ thiết bị đơn giản. Điều này ảnh hưởng lớn tới năng suất chế biến và hạn chế năng lực cạnh tranh của ngành đường mía Việt Nam. 2.2.2. Những nhân tố về chiến lược, cấu trúc ngành đường mía Luận án đã nghiên cứu tình hình phân bố các nhà máy đường, hình thức tổ chức sản xuất của lao động trồng mía như Hộ nông dân, các trang trại trồng mía nguyên, các nông-lâm trường tham gia sản xuất mía nguyên liệu. Đồng thời đã nghiên cứu khá cụ thể về cơ cấu kỹ thuật và cơ cấu tổ chức kinh doanh các thành phần kinh tế tham gia trong ngành đường mía hiện nay. Qua phân tích đã rút ra kết luận là, việc phân bố nhà máy đường chưa hợp lý, xa nguồn nguyên liệu làm tăng chi phí vận chuyển; việc tổ chức sản xuất mía chủ yếu theo mô hình kinh tế hộ nông dân sản xuất nhỏ làm cho việc cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy gặp khó khăn. 2.2.3. Những nhân tố liên quan đến các điều kiện về cầu Luận án đã trình bày tình hình tiêu thụ đường trong nước kể cả thị trường tiêu thụ gián tiếp và trực tiếp, đồng thời đã phân tích tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu đường của các nước trên Thế giới. Từ đó đã rút ra kết luận các yếu tố về cầu vừa tạo điều kiện thuận lợi, vừa đặt ra những khó khăn thách thức cho ngành đường mía Việt Nam. Thuận lợi là cầu thị trường trong nước ngày càng gia tăng, kể cả thị trường đường công nghiệp gián tiếp cũng như thị trường tiêu dùng trực tiếp. 14 Nhưng khó khăn là sự gia tăng sản lượng và năng suất cao của đường Thế giới làm cho giá đường nhập khẩu rẻ hơn, tạo cho ngành đường mía phải đối mặt với vấn đề tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất. 2.2.4. Những nhân tố về các ngành liên quan và các ngành hỗ trợ Luận án đã nhấn mạnh mối quan hệ giữa nhà máy đường và hộ trồng mía thông qua các loại hợp đồng kinh tế trồng–thu mua mía, đã phân tích rõ tình hình thực hiện mối quan hệ dưới hình thức hợp đồng, chỉ ra những mặt được và hạn chế. Kết quả cho rằng, trong toàn bộ hoạt động ngành mía đường không thực sự tồn tại một tác nhân nào đóng vai trò chủ đạo, có ý nghĩa quyết định đối với hoạt động của toàn chuỗi. Thay vào đó, là các mối quan hệ đan xen, ràng buộc lẫn nhau, vừa cạnh tranh vừa liên kết giữa các tác nhân. Việc giải quyết hài hoà mối quan hệ này sẽ góp phần quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi ngành hàng mía đường về lâu dài. 2.2.5. Những nhân tố liên quan đến vai trò Nhà nước Luận án đã phân tích các yếu tố về chính sách như: Chính sách thương mại và giá cả, các quy định về kiểm soát và can thiệp về đầu tư vào các nhà máy, phân chia lợi nhuận của các nhà máy Nhà nước, tạo lập môi trường cạnh tranh giữa các nhà máy, chính sách hỗ trợ cho các nhà máy gặp khó khăn. Qua phân tích cho thấy các chính sách vĩ mô khi vận hành vào thực tiễn cũng đã thể hiện một số hạn chế như: Chính sách tài chính có nhiều điểm chưa phù hợp như thời gian vay vốn ngắn, lãi suất vay vốn cao, áp lực trả vốn vay lớn; thời gian khấu hao ngắn; tỷ giá thay đổi theo hướng mất giá đồng VND; doanh nghiệp không được cấp đủ 30% vốn lưu động định mức; qui hoạch một số nhà máy và vùng nguyên liệu chưa phù hợp; công tác nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng mía, chưa ngang tầm với yêu cầu đặt ra. Đánh giá về mức độ bảo hộ của Nhà nước luận án chỉ ra, mức thuế khoảng 40% sẽ giúp đạt được sản lượng đầu ra tương tự trên thị trường trong nước nếu giấy phép nhập khẩu được cấp tự do. Nghiên cứu chỉ tiêu chi phí các nguồn lực trong nước cho thấy DRC của mặt hàng đường trung bình cả nước là 1,53, (miền Bắc là 1,50, miền Trung là 1,58, miền Nam là 1,52. Hệ 15 số bảo hộ (NPCO) sản phẩm đầu ra là 1,44. Mức bảo hộ này cho thấy các nhà sản xuất và các nhà máy chế biến đường được hưởng mức hỗ trợ cao. Hệ số bảo hộ hiệu quả (EPC) là 1,52. Các chỉ tiêu này cho thấy mặt hàng đường của Việt nam kém sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. 2.3. ĐÁNH GIÁ CƠ HỘI, THÁCH THỨC, THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI NGÀNH ĐƯỜNG MÍA VIỆT NAM. 2.3.1. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với sản xuất mía nguyên liệu của Việt Nam trong xu thế cạnh tranh và hội nhập quốc tế Điểm mạnh 1. Là cây trồng truyền thống của hộ nông dân, phù hợp với nhiều địa phương, suất đầu tư không cao 2. Được Chính phủ, Bộ Nông nghiệp & PTNT và các địa phương quan tâm, hỗ trợ đầu tư. 3. Đã hình thành các vùng sản xuất tập trung gắn với các NMĐ Điểm yếu 1. Phát triển tự phát, sản xuất có quy mô nhỏ, phân tán, thiếu nước tưới, năng suất, sản lượng không ổn định. 2. Kỹ thuật thâm canh thấp, cơ cấu giống mía chưa hợp lý, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới còn yếu. 3. Quản lý, xây dựng vùng nguyên liệu còn bộc lộ nhiều yếu kém, hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển không đồng bộ. 4. Quan hệ và sự phối hợp giữa NMĐ và hộ nông dân trồng mía chưa chặt chẽ. Cơ hội 1. Thị trường mía đường trong nước thế giới có nhiều thuận lợi. 2. Các NMĐ đã được sắp xếp củng cố lại, nhu cầu về mía nguyên liệu ngày càng lớn. 3. Có sự hỗ trợ của Chính phủ và Bộ chủ quản. Thách thức 1. Thị trường đường thế giới biến động sản phẩm đường của Việt Nam có tính cạnh tranh thấp. 2. Giá nguyên vật liệu, sản phẩm đầu vào biến động tăng, chi phí sản phẩm cao, hiệu qủa kinh tế giảm. 3. Cây mía kém năng lực cạnh tranh so với các loại cây trồng nông nghiệp khác. 4. Khí hậu, thời tiết không thuận lợi, diễn biến rất phức tạp. 5. Phải chịu sức ép cạnh tranh rất lớn về giá và chất lượng đường với các nước có lợi thế như Thái lan, Usc, ấn Độ, Brazil.v.v 16 2.3.2. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với công nghiệp chế biến đường của Việt Nam trong xu thế cạnh tranh và hội nhập quốc tế Điểm mạnh 1. Đã hình thành ngành công nghiệp chế biến đường, với các vùng sản xuất mía tập trung, có quy mô khá lớn, gắn với các NMĐ. 2. Đã xuất hiện những mô hình tổ chức sản xuất chế biến đường có hiệu qủa, có khả năng cạnh tranh và phát triển ổn định. 3. Dây chuyền chế biến đang từng bước hiện đại hoá. Điểm yếu 1. Sản xuất quy mô nhỏ, phân tán, thiếu tưới, năng suất, hàm lượng đường thấp; Mối quan hệ và sự phối hợp giữa NMĐ và hộ nông dân trồng mía chưa chặt chẽ. 2. Đa số có quy mô công suất nhỏ, năng lực chỉ đạo tổ chức sản xuất yếu, giá thành đường cao, cơ cấu chi phí chưa hợp lý, hiệu suất thu hồi đường thấp, tiềm lực tài chính hạn chế. 3. Nhiều NMĐ, trước đây được xây dựng, ngoài mục đích về kinh tế còn có ý nghĩa thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo, khó có thể thay đổi theo cơ chế thị trường trong thời gian ngắn. Cơ hội 1. Thị trường mía đường trên thế giới đang có nhiều thuận lợi. 2. Nhu cầu về đường trong nước các năm tới còn rất lớn. 3. Các NMĐ đã được sắp xếp củng cố lại. 4. Được ưu đãi về tiến trình giảm thuế quan. Thách thức 1. Thị trường đường thế giới và khu vực biến động. 2. Giá nguyên vật liệu, sản phẩm đầu vào biến động tăng, chi phí sản phẩm cao, hiệu qủa kinh tế giảm. 3. Một số nhà máy chưa hiện đại hoá được công nghệ, giá thành cao. 4. Phải chịu sức ép cạnh tranh rất lớn cả về giá và chất lượng đường với các nước có lợi thế như Thái Lan, Úc, Ấn Độ, Brazil. 17 Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH ĐƯỜNG MÍA Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM TỚI 3.1. BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG TĂNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH ĐƯỜNG MÍA 3.1.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước Luận án chỉ ra, trong dài hạn, việc tiêu thụ và giá cả đường trên Thế giới có xu hướng tăng do dân số thế giới tiếp tục tăng; mức tăng nhu cầu tiêu thụ đường và các sản phẩm sau đường, ên cạnh đường ở các quốc gia đang phát triển cao hơn các quốc gia đang phát triển; giá đường trên thị trường quốc tế biến động mang tính chu kỳ nhưng 10 năm qua tương đối ổn định, đạt trung bình khoảng 240 USD/tấn, trong khi đó giá đường trong nước của Việt Nam luôn cao hơn giá đường nhập khẩu. úc, Indonesia có xu hướng giảm sản lượng đường nhằm nâng cao giá đường hiện đang là vấn đề được các nước quan tâm. Môi trường pháp lý quốc tế có những thay đổi làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của ngành đường mía như: Tác động của vòng đàm phán Doha và xu hướng bỏ trợ cấp nông sản; lộ trình giảm thuế đường theo lộ trình gia nhập AFTA; ngành sản xuất đường của Việt Nam chịu sự cạnh tranh của Thái Lan là nước nằm trong khu vực và Brazil, Úc là những nước sản xuất đường lớn nhất trên Thế giới. Tự do hóa thương mại tác động lớn đến khả năng cạnh tranh của ngành mía đường, khi Việt Nam gia nhập WTO: Lộ trình cắt giảm hàng rào thuế quan; tỷ giá hối đoái biến động; ngành mía đường Việt Nam giai đoạn 2005-2020 sẽ vẫn duy trì và ổn định khối lượng sản xuất trong nước, ít nhất là bằng và hơn mức hiện tại. Nhu cầu tiêu dùng đường trong nước tiếp tục tăng, trong thời gian tới cầu luôn lớn hơn cung; nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm sau đường và bên cạnh đường có xu hướng tăng khá nhanh do thị hiếu tiêu dùng thay đổi. Quyết định 28/2004/QĐ-TTg của Chính phủ tạo cơ hội và tiền đề để ngành đường Việt Nam nâng cao khả năng cạnh 18 tranh trong hội nhập vì theo Quyết định này, các nhà máy sản xuất thua lỗ không cổ phần hoá được sẽ phải bán hoặc phá sản. Sản xuất mía nguyên liệu tiếp tục bị cạnh tranh gay gắt bởi các cây trồng khác có hiệu quả hơn. Dự báo trong 5 năm tới, năng suất, chất lượng mía phải tăng nhanh hơn, từ trên 51,8 tấn/ha hiện nay lên đến trên 65 tấn/ha, chữ đường 11 CCS. Đó là thách thức lớn phải có sự tập trung đầu tư thỏa đáng mới giải quyết được. Vì vậy, tập trung nâng nhanh năng suất, chất lượng mía, tăng hiệu quả của cây mía trong sản xuất nông nghiệp vừa là thách thức vừa là mục tiêu sống còn của các nhà máy đường 3.1.2. Yêu cầu và những định hướng cơ bản tăng cường năng lực cạnh tranh của ngành đường mía tới 2010 Xu hướng quốc tế hiện nay đòi hỏi ngành mía đường Việt Nam phải nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và thị trường thế giới, một số yêu cầu cần quán triệt là: Cần có biện pháp cứng rắn hơn trong việc xử lý các doanh nghiệp nhỏ, không có khả năng cạnh tranh; Bảo hộ thương mại sẽ được sử dụng để tài trợ một số chi phí hiện nay của chương trình mía đường. Tuy nhiên, sự bảo hộ này sẽ làm tăng chi phí của đối với nền kinh tế; việc tăng năng suất trong điều kiện không có bao cấp và bảo hộ thương mại sẽ làm tối thiểu hoá chi phí hiện nay của cạnh tranh đối với nền kinh tế. Để tăng cường năng lực cạnh tranh của ngành đường mía tới 2010, các định hướng cơ bản là: Nâng cao năng suất sản xuất nguyên liệu mía đường; tăng sản lượng và thị phần sản phẩm đường mía nước ta những năm tới; giảm chi phí sản xuất và nâng cao hiệu quả sản phẩm đường. 3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH ĐƯỜNG MÍA NHỮNG NĂM TỚI 3.2.1. Giải pháp tăng cường năng lực nội sinh của ngành đường mía Đối với sản xuất mía nguyên liệu: Các nhà máy phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT hoàn thành việc rà soát, quy hoạch vùng nguyên liệu; đầu tư tập trung cho các vùng sản xuất mía nguyên liệu có lợi thế; tổ chức tốt khâu thu mua mía nguyên liệu; nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ 19 trong sản xuất nông nghiệp; đầu tư xây dựng hệ thống công trình thuỷ lợi nhằm tăng diện tích mía được tưới nước. Để mở rộng công suất sản xuất đường hợp lý, các nhà máy tập trung đầu tư theo chiều sâu trên cơ sở rà soát quy hoạch vùng nguyên liệu, áp dụng các biện pháp nâng cao năng suất, đa dạng hoá sản phẩm đường mía, hiện đại hoá trang thiết bị, công nghệ của các nhà máy đường để nâng cao năng suất chế biến và khai thác tối ưu tính kinh tế nhờ qui mô. Các Tổng công ty, Công ty triển khai kế hoạch sắp xếp đổi mới các doanh nghiệp theo Nghị quyết Trung ương III, thực hiện Quyết định số 28/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp. Kiên quyết xử lý các doanh nghiệp không đủ điều kiện cổ phần hóa (CPH) qua phương thức bán hoặc cho phá sản. Để thực hiện Quyết định số 28/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các doanh nghiệp cần phải thực hiện các vấn đề tồn tại như: Xác định số nợ lãi vay, phí bảo lãnh, phí tái bảo lãnh của các tổ chức tín dụng...để làm thủ tục xoá nợ lãi vay; Đối với số tiền vay trả lãi vay trong thời gian xây dựng nhà máy, tuy là xuất xứ từ khoản lãi vay, nhưng là nợ gốc, sau khi áp dụng các giải pháp hỗ trợ của Nhà nước theo Quyết định số 28/2004/QĐ-TTg ngày 04/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ mà vẫn còn lỗ, không thanh toán được các khoản vay ngân hàng thương mại nhà nước thì trước khi xác định giá trị doanh nghiệp để CPH, việc xử lý các khoản nợ này thực hiện theo Thông tư số 126/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004 của Bộ Tài Chính; cần xác định số nợ Ngân sách Nhà nước bằng thuế giá trị gia tăng VAT phải nộp còn nợ đến hết ngày 31/12/2003, số còn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfNghiên cứu năng lực cạnh tranh ngành đường mía Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế.pdf
Tài liệu liên quan