MỤC LỤC
Lời cam đoan I
Lời cảm ơn II
Mục lục III
Danh mục chữ viết tắt VII
Danh mục bảng VIII
Danh mục biểu đồ X
Danh mục hình XI
Trích yếu luận án XII
Thesis abstract XIV
PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu của đề tài 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
1.4 Những đóng góp mới của đề tài 3
1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
2.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng nông thôn mới 5
2.1.1 Vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của xây dựng nông thôn mới 5
2.1.2 Quan điểm về phát triển nông thôn 6
2.1.3 Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số nước trên thế giới 7
2.1.4 Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 –
2020 của Việt Nam 11
2.2 Nhu cầu sử dụng đất trong xây dựng nông thôn trên thế giới và Việt
Nam 13
2.2.1 Nhu cầu sử dụng đất trong phát triển nông thôn trên thế giới 13
2.2.2 Đất đai với phát triển nông thôn Việt Nam trong giai đoạn vừa qua 18
2.2.3 Nhu cầu sử dụng đất trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam 21
2.3 Cơ sở khoa học dự báo nhu cầu sử dụng đất 27
2.3.1 Khái quát về khoa học dự báo nhu cầu sử dụng đất 27
2.3.2 Nghiên cứu dự báo nhu cầu sử dụng đất trên thế giới và ở Việt Nam 29
2.3.3 Ứng dụng mô hình toán tối ưu trong dự báo nhu cầu sử dụng đất 32iv
2.4 Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 33
2.4.1 Một số công trình nghiên cứu liên quan đến xây dựng nông thôn mới 33
2.4.2 Một số công trình nghiên cứu về dự báo nhu cầu sử dụng đất 34
2.5 Nhận xét chung tổng quan tài liệu và hướng nghiên cứu chính của đềtài 38
2.5.1 Nhận xét chung về tổng quan tài liệu 38
2.5.2 Hướng nghiên cứu chính của đề tài 39
PHẦN 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
3.1 Địa điểm nghiên cứu 40
3.2 Thời gian nghiên cứu 40
3.3 Đối tượng nghiên cứu 40
3.4 Nội dung nghiên cứu 40
3.4.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Yên Dũng 40
3.4.2 Đánh giá kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên
Dũng giai đoạn 2010-2015 40
3.4.3 Mối tương quan giữa sử dụng đất với mức độ đạt được các tiêu chí nông thôn
mới trên địa bàn huyện Yên Dũng 41
3.4.4 Xây dựng mô hình dự báo nhu cầu sử dụng đất phục vụ xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn huyện Yên Dũng 41
3.4.5 Đánh giá kết quả dự báo nhu cầu sử dụng đất phục vụ xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn huyện Yên Dũng 42
3.4.6 Đề xuất một số giải pháp quản lý và sử dụng đất trong quá trình xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn huyện Yên Dũng 42
3.5 Phương pháp nghiên cứu 43
3.5.1 Phương pháp điều tra thu thập tài liệu thứ cấp 43
3.5.2 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu mô hình 43
3.5.3 Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp 45
3.5.4 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 45
3.5.5 Phương pháp phân tích tương quan 46
3.5.6 Phương pháp phân tích SWOT 49
3.5.7 Phương pháp dự báo nhu cầu sử dụng đất 49
PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 56v
4.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Yên Dũng 56
4.1.1 Điều kiện tự nhiên, nguồn tài nguyên và môi trường sinh thái 56
4.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội 60
4.1.3 Hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai giai đoạn 2010-2015 62
4.1.4 Đánh giá chung điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Yên Dũng 64
4.2 Đánh giá kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện
Yên Dũng giai đoạn 2010-2015 65
4.2.1 Thực trạng của các xã trước khi triển khai xây dựng nông thôn mới 65
4.2.2 Phân tích thực trạng sử dụng đất gắn với xây dựng nông thôn mới 67
4.2.3 Kết quả huy động và sử dụng nguồn lực xây dựng nông thôn mới 72
4.2.4 Phân tích kết quả thực hiện theo 5 nhóm tiêu chí nông thôn mới 72
4.2.5 So sánh kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới tại huyện Yên Dũng với
các khu vực lân cận và cả nước 75
4.2.6 Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Dũng 77
4.3 Mối tương quan giữa sử dụng đất với mức độ đạt được các tiêu chí nông
thôn mới tại huyện Yên Dũng 80
4.3.1 Thu thập dữ liệu và xác định giá trị của các biến 80
4.3.2 Xác định hệ số tương quan (r) 83
4.3.3 Phân tích mối tương quan giữa một số yếu tố sử dụng đất với mức độ đạt được
các tiêu chí nông thôn mới 88
4.3.4 Đánh giá chung về mối tương quan giữa một số yếu tố sử dụng đất với mức độ
đạt được các tiêu chí nông thôn mới 93
4.4 Xây dựng mô hình dự báo nhu cầu sử dụng đất phục vụ xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn huyện Yên Dũng 95
4.4.1 Xác lập các biến trong mô hình dự báo 95
4.4.2 Xác định nhu cầu sử dụng cho các loại đất thuộc nhóm I và nhóm II 98
4.4.3 Xác định nhu cầu sử dụng cho các loại đất thuộc nhóm III 98
4.4.4 Xác định nhu cầu sử dụng các loại đất thuộc nhóm IV 102
4.4.5 Xây dựng sơ đồ thuật toán của mô hình dự báo nhu cầu sử dụng đất 108
4.5 Đánh giá kết quả dự báo nhu cầu sử dụng đất phục vụ xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn huyện Yên Dũng 109vi
4.5.1 Giới thiệu chung về các xã áp dụng thử nghiệm mô hình 109
4.5.2 Áp dụng thử nghiệm mô hình và đánh giá kết quả dự báo nhu cầu sử dụng đất
đến năm 2020 tại 3 xã Tư Mại, Hương Gián và Đồng Phúc 111
4.5.3 Kiểm định kết quả dự báo của mô hình đến 2015 tại 3 xã Tư Mại, Hương Gián
và Đồng Phúc 123
4.5.4 Đánh giá chung kết quả dự báo nhu cầu sử dụng đất phục vụ xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn huyện Yên Dũng 128
4.6 Đề xuất một số giải pháp quản lý và sử dụng đất trong quá trình xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Dũng 131
4.6.1 Tiếp tục hoàn thiện công tác dồn điền đổi thửa gắn với tích tụ đất đai 131
4.6.2 Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, tạo
điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa 132
4.6.3 Ưu tiên phân bổ, bố trí hợp lý quỹ đất để phát triển hạ tầng nông thôn 133
4.6.4 Hoàn thiện công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới 134
4.6.5 Xác định cụ thể và phân bổ nhu cầu sử dụng một số loại đất đặc thù trong xây
dựng nông thôn mới 136
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 137
5.1 Kết luận 137
5.2 Kiến nghị 139
Danh mục các công trình công bố 140
Tài liệu tham khảo 141
Phụ lục 149
224 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 521 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu nhu cầu sử dụng đất phục vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PTNT ở một số xã chưa sát với thực tế; việc lập đồ án
quy hoạch XDNTM còn nhiều khó khăn, vướng mắc, chất lượng các đồ án không
cao nên phải điều chỉnh nhiều lần, nhiều xã chưa thực hiện cắm mốc chỉ giới các
78
công trình hạ tầng theo quy hoạch được duyệt dẫn đến tỷ lệ các xã đạt được tiêu
chí về quy hoạch và thực hiện quy hoạch chưa cao (mới có 42,11% xã đạt), ảnh
hưởng không tốt đến việc hoàn thành các tiêu chí khác.
(2) Nguồn vốn đầu tư để thực hiện XDNTM rất lớn, trong khi nguồn đối ứng
của huyện Yên Dũng lại thấp (chỉ chiếm khoảng 5,96% tổng nguồn vốn đầu tư nên
việc thực hiện các tiêu chí về xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn gặp nhiều khó
khăn. Đến nay mới chỉ có 31,58% số xã đạt được tiêu chí về cơ sở vật chất văn hoá
và 36,84% số xã đạt các tiêu chí về giao thông, thuỷ lợi.
(3) Nhiều xã chưa bố trí đủ quỹ đất để phát triển hạ tầng nông thôn nên chưa
đạt các tiêu chí về hạ tầng kinh tế, xã hội và môi trường điển hình như ở các xã:
Yên Lư, Đồng Phúc, Tiền Phong, Tân Liễu, Thắng Cương, Hương Gián.
(4) Tuy đã có những thành công bước đầu trong việc dồn điền đổi thửa, nhưng
chưa có những điển hình về tích tụ đất nông nghiệp, chưa có các mô hình sản xuất
nông nghiệp hiệu quả cao, hiện nay bình quân mỗi xã chỉ mới có 1-2 mô hình phát
triển sản xuất quy mô trên 3 ha.
(5) Do áp lực hoàn thành các tiêu chí NTM đúng tiến độ, cùng với tư tưởng
nóng vội, làm theo phong trào, bệnh thành tích nên tại một số xã có những tiêu chí
năm trước đã đạt nhưng năm sau lại không đạt (tính bền vững không cao) như tại
các xã: Tiền Phong, Tư Mại, Đồng Phúc...
(6) Tại một số xã chưa quyết liệt, tập trung chỉ đạo thực hiện nên kết quả đạt
được các tiêu chí NTM còn thấp như xã Đồng Phúc (hiện nay mới đạt 7/19 tiêu
chí), xã Tân Liễu (mới đạt 9/19 tiêu chí).
4.2.6.3. Cơ hội
Thực hiện CTMTQG về XDNTM trong giai đoạn vừa qua cũng như trong
thời gian tới mặc dù có nhiều khó khăn, hạn chế tuy nhiên cũng có không ít cơ hội
cho các xã trên địa bàn huyện Yên Dũng, điển hình như: (1) Đảng và nhà nước ta
đã và đang rất quyết tâm đầu tư cho CTMTQG về XDNTM, với nhiều chủ trương,
chính sách nhằm hỗ trợ, phát triển nông nghiệp - nông thôn. Nghị quyết 26-NQ/TW
đã đề ra chủ trương: ngân sách dành cho nông nghiệp nông thôn 5 năm sau phải
cao gấp 2 lần 5 năm trước (không kể trượt giá).
(2) Tại tỉnh Bắc Giang hiện tại còn có chính sách hỗ trợ, khuyến khích các
địa phương trong việc DĐĐT, xây dựng cánh đồng mẫu, đó là cơ hội lớn để Yên
Dũng tiếp cận được các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình thực hiện
79
XDNTM. (thể hiện rõ tại Nghị quyết số 06/2013/NQ-HĐND ngày 11/7/2013 của
Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Bắc Giang về chính sách hỗ trợ khuyến khích
dồn điền đổi thửa; xây dựng cánh đồng mẫu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn
2014-2016).
(3) Kết quả DĐĐT thời gian qua là tiền đề cho việc tích tụ đất đai, hình thành
các vùng sản xuất tập trung, sản xuất hàng hoá đem lại hiệu quả và thu nhập cao
cho người dân.
(4) Thông qua việc DĐĐT trong XDNTM để các xã trên địa bàn huyện Yên
Dũng tập trung được quỹ đất công ích, tạo quỹ đất để xây dựng và phát triển cơ sở
hạ tầng nông thôn (sau DĐĐT có gần 36,43 ha đất công ích chuyển sang làm giao
thông và kênh mương nội đồng).
4.2.6.4. Thách thức
Để thực hiện thành công CTMTQG về XDNTM các xã trên địa bàn huyện
Yên Dũng đã và đang phải đối diện với nhiều thách thức đó là: (1) Thực hiện
CTMTQG về XDNTM luôn cần nguồn vốn đầu tư lớn để thực hiện các việc như:
bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất và xây dựng cơ sở hạ tầng
nông thôn; DĐĐT; xây dựng cánh đồng mẫu; ...do vậy, huyện Yên Dũng cần chủ
động xây dựng cơ chế chính sách phù hợp để huy động có hiệu quả các nguồn vốn
đầu tư bằng nhiều hình thức khác nhau.
(2) Các vấn đề sử dụng đất gắn với XDNTM đều là những việc rất nhạy cảm,
phức tạp, đặc biệt là khối lượng công việc rất lớn phát sinh sau khi dồn điền đổi
thửa, tích tụ đất đai như đo đạc, chỉnh lý bản đồ, cấp đổi giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất,...
(3) Để giải quyết được khối lượng công việc lớn và phức tạp trên đòi hỏi lực
lượng cán bộ cấp cơ sở phải có đủ trình độ và năng lực chuyên môn.
(4) Thay đổi về nhận thức và trách nhiệm của cán bộ các cấp trong quá trình
thực hiện XDNTM, đặc biệt tránh tư tưởng ỷ lại, trông chờ sự hỗ trợ từ cấp trên,
hoặc làm theo hình thức, theo phong trào để lấy thành tích.
Các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong quá trình XDNTM tại
các xã trên địa bàn huyện Yên Dũng được tổng theo mô hình SWOT tại bảng 4.7.
Thông qua đó để đề xuất các giải pháp, đặc biệt là các giải pháp liên quan đến quản
lý, sử dụng đất nhằm thúc đẩy quá trình XDNTM.
80
Bảng 4.7. Tổng hợp những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong
xây dựng nông thôn mới tại các xã trên địa bàn huyện Yên Dũng
Điểm mạnh:
- Có sự vào cuộc của cả hệ thống
chính trị từ huyện đến cơ sở;
- Được sự ủng hộ của mọi tầng lớp
nhân dân và các đoàn thể xã hội;
- Hiệu quả từ việc DĐĐT, xây dựng
cánh đồng mẫu và sử dụng hợp lý nguồn
lực đất đai trong XDNTM;
- Kết quả thực hiện các tiêu chí NTM
trong giai đoạn 2010-2015 khá cao so
khu vực lân cận và cả nước.
Điểm yếu:
- Công tác rà soát, đánh giá thực
trạng XDNTM chưa sát với thực tế;
- Nguồn lực cho XDNTM còn hạn
chế, nên chưa bố trí đủ kinh phí, quỹ đất
trong quá trình XDNTM;
- Chưa có các điển hình về tích tụ đất
đai, mô hình sản xuất có hiệu quả cao.
- Một số cán bộ có tư tưởng nóng vội,
làm theo phong trào, chưa tập trung chỉ
đạo trong XDNTM
Cơ hội:
- Đảng và nhà nước có nhiều chủ
chương, chính sách hỗ trợ trong quá
trình thực hiện XDNTM;
- Chính sách hỗ trợ của tỉnh Bắc
Giang trong DĐĐT, xây dựng cánh
đồng mẫu;
- DĐĐT là tiền đề cho việc tích tụ đất
đai, hình thành các vùng sản xuất tập
trung, sản xuất hàng hoá;
- Tập trung quỹ đất công ích, tạo quỹ
đất để phát triển cơ sở hạ tầng vùng
nông thôn
Thách thức:
- Huy động có hiệu quả các nguồn
vốn đầu tư để thực hiện XDNTM;
- Khối lượng lớn công việc phát sinh
sau DĐĐT như như chỉnh lý, đo đạc bản
đồ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất
- Nâng cao trình độ chuyên môn cán
bộ cơ sở để giải quyết công việc trong
quá trình XDNTM;
- Thay đổi về nhận thức và trách
nhiệm của cán bộ các cấp trong thực
hiện XDNTM.
4.3. MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA SỬ DỤNG ĐẤT VỚI MỨC ĐỘ ĐẠT ĐƯỢC
CÁC TIÊU CHÍ NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN YÊN DŨNG
4.3.1. Thu thập dữ liệu và xác định giá trị của các biến
4.3.1.1. Xác định giá trị của các biến phụ thuộc
Như đã trình bày trong phần phương pháp nghiên cứu (mục 3.5.5, trang 46)
các biến phụ thuộc biểu diễn mức độ đạt được các tiêu chí NTM của các xã trên
địa bàn huyện Yên Dũng trong giai đoạn 2010-2015, bao gồm các biến: Y (tổng
số tiêu chí đạt); Y1 (số tiêu chí đạt trong nhóm hạ tầng kinh tế - xã hội); Y2 (số
tiêu chí đạt trong nhóm kinh tế và tổ chức sản xuất); Y3 (số tiêu chí đạt trong nhóm
văn hoá - xã hội - môi trường).
Trên cơ sở tổng hợp và xử lý số liệu từ các nguồn tài liệu thứ cấp như: Báo
cáo kết quả thực hiện CTMTQG về XDNTM hàng năm, Báo cáo tổng kết 5 năm
81
thực hiện CTMTQG về XDNTM giai đoạn 2011-2015 của các xã và huyện Yên
Dũng. Giá trị của các biến phụ thuộc được xác định tính đến thời điểm tháng 1
năm 2015 và được tổng hợp tại bảng 4.8.
Bảng 4.8. Giá trị của các biến phụ thuộc đưa vào mô hình
TT Tên xã
Giá trị của các biến phụ thuộc
Y Y1 Y2 Y3
1 Cảnh Thụy 18 7 4 4
2 Lão Hộ 18 7 4 4
3 Đức Giang 13 3 4 3
4 Tiến Dũng 19 8 4 4
5 Xuân Phú 14 4 4 3
6 Tư Mại 13 4 4 3
7 Tân An 11 2 4 3
8 Nội Hoàng 10 3 3 2
9 Quỳnh Sơn 12 4 4 2
10 Nham Sơn 13 4 4 3
11 Tiền Phong 11 2 3 3
12 Yên Lư 9 2 2 3
13 Thắng Cương 11 4 3 2
14 Đồng Phúc 8 1 4 1
15 Đồng Việt 11 5 3 1
16 Trí Yên 8 3 2 1
17 Hương Gián 11 4 3 3
18 Lãng Sơn 12 4 3 3
19 Tân Liễu 7 2 1 2
Y: Tổng số tiêu chí đạt; Y1: Số tiêu chí đạt trong nhóm hạ tầng kinh tế - xã hội; Y2: Số tiêu chí đạt trong
nhóm kinh tế và tổ chức sản xuất; Y3: Số tiêu chí đạt trong nhóm văn hoá - xã hội - môi trường.
4.3.1.2. Xác định giá trị của các biến độc lập
Các chỉ tiêu sử dụng đất (các biến độc lập) được xác định là: Tỷ lệ diện tích
dồn điền đổi thửa (X1); Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất của 5 loại đất hạ
tầng xã hội tiêu biểu (X2); Bình quân diện tích đất ở nông thôn (X3); Tỷ lệ diện
tích đất giao thông so với tổng diện tích tự nhiên của xã (X4); Diện tích bình quân
đầu người của một số loại đất như: đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp (X5),
đất sinh hoạt cộng đồng (X6), đất y tế (X7), đất giáo dục đào tạo (X8), đất thể dục
thể thao (X9), đất bãi thải, xử lý chất thải (X10). Giá trị của các biến độc lập X
được xác định theo 2 phương án khác nhau, đó là:
82
Phương án I: Giá trị của các biến X là giá trị thực được tổng hợp, xử lý từ
các nguồn tài liệu thứ cấp như: (1) Kết quả kiểm kê đất đai năm 2015 của UBND
huyện Yên Dũng; (2) Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến
năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của huyện Yên Dũng;
(3) Báo cáo Kết quả thực hiện CTMTQG về XDNTM, công tác dồn điền đổi thửa,
xây dựng cánh đồng mẫu năm 2014 của UBND huyện Yên Dũng. Kết quả tổng
hợp theo phương án I tại bảng 4.9.
Bảng 4.9. Giá trị của các biến độc lập (theo phương án I)
Tên xã
Giá trị của các biến độc lập
X1 X2 X3 X4 X5 X6 X7 X8 X9 X10
Cảnh Thụy 78,1 136,7 124,6 6,7 1,6 2,1 0,2 8,4 2,4 1,1
Lão Hộ 0 103,2 291,2 7,6 93,4 4,6 0,4 3,4 4,2 0,4
Đức Giang 38,1 94,3 139,8 4,7 32,1 2,9 0,6 3,3 2,2 0,9
Tiến Dũng 86,9 110,3 151,7 5,5 2,5 3 0,2 3,9 3,8 0,5
Xuân Phú 24,2 74,0 137,1 7,4 1,2 1,7 0,4 4,2 2,4 0
Tư Mại 63,4 109,0 114,6 8,2 1,1 0,9 0,2 2,8 5,5 0,5
Tân An 6,8 87,9 140,6 7,2 3,1 2,2 0,5 7,4 2,7 0
Nội Hoàng 0 86,2 148,9 5,3 173,1 0,2 0,2 1,4 0,7 0
Quỳnh Sơn 14,7 83,0 157,3 5,5 32,5 0,9 0,9 7,1 0 0
Nham Sơn 0 65,1 139,9 4,7 146,1 2,2 0,3 13,7 3,3 2,5
Tiền Phong 0 37,6 143,1 4,3 106 0,7 0,1 4,2 0 0
Yên Lư 4,2 10,8 144 3,7 155,5 0,8 0,3 2,3 1,5 0
Thắng Cương 81,5 40,2 138,5 5,6 177,9 3,1 0,5 7,1 0,8 0,4
Đồng Phúc 12,9 34,0 117,7 5,1 150 0,9 0,2 2,6 0,2 0,1
Đồng Việt 11,7 98,5 142,1 5,6 37,7 0,7 0,2 4,6 0,7 0,1
Trí Yên 5,9 71,9 117,5 4,8 52,3 2,3 0,2 6,7 0,9 0,1
Hương Gián 0 49,6 111,7 4,8 0 0,8 0,1 1,4 1,4 0
Lãng Sơn 35,2 57,7 113,7 6,9 22,7 1,2 0,3 2,8 0,8 0,1
Tân Liễu 0 38,5 127,4 3 0 0,4 0,2 2,4 0 0
X1: Tỷ lệ diện tích dồn điền đổi thửa (%); X2: Kết quả thực hiện kế hoạch SDĐ của 5 loại đất hạ tầng xã
hội tiêu biểu (%); X3: Bình quân diện tích đất ở nông thôn (m2/người); X4: Tỷ lệ diện tích đất giao thông
so với tổng diện tích tự nhiên của xã (%); X5: Bình quân diện tích đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp
(m2/người); X6: Bình quân diện tích đất sinh hoạt cộng đồng (m2/người), X7: Bình quân diện tích đất y tế
(m2/người), X8: Bình quân diện tích đất giáo dục đào tạo (m2/người), X9: Bình quân diện tích đất thể dục
thể thao (m2/người), X10: Bình quân diện tích đất bãi thải, xử lý chất thải (m2/người).
83
Phương án II: Trên cơ sở giá trị của các biến độc lập đã được xác định tại
bảng 4.9, căn cứ định mức sử dụng đất trong quy chuẩn NTM và bảng phân
cấp/phân nhóm (tại phụ lục 7b). Các biến độc lập (X) được gán lại theo 5 cấp độ
tương ứng (giá trị nhận từ 1-5) để phân tích tương quan. Giá trị các biến X sau khi
gán lại theo phương án II thể hiện tại bảng 4.10.
Bảng 4.10. Giá trị của các biến độc lập (theo phương án II)
Tên xã
Giá trị của các biến độc lập
X1 X2 X3 X4 X5 X6 X7 X8 X9 X10
Cảnh Thụy 4 5 2 3 1 5 2 5 3 5
Lão Hộ 1 5 5 3 5 5 3 3 5 3
Đức Giang 2 4 2 2 2 5 5 3 3 5
Tiến Dũng 5 5 3 2 1 5 2 3 4 4
Xuân Phú 2 3 2 3 1 4 3 4 3 1
Tư Mại 4 5 1 3 1 2 1 2 5 4
Tân An 1 4 2 3 1 5 4 5 3 1
Nội Hoàng 1 4 2 2 5 1 2 1 1 1
Quỳnh Sơn 1 4 3 2 3 2 5 5 1 1
Nham Sơn 1 3 2 2 5 5 2 5 4 5
Tiền Phong 1 1 2 2 4 2 1 4 1 1
Yên Lư 1 1 2 1 4 2 2 2 2 1
Thắng Cương 5 2 2 2 5 5 4 5 1 4
Đồng Phúc 1 1 1 2 5 2 2 2 1 1
Đồng Việt 1 4 2 2 3 2 1 4 1 1
Trí Yên 1 3 1 2 4 5 2 5 1 1
Hương Gián 1 2 1 2 1 2 1 1 2 1
Lãng Sơn 2 2 1 3 2 3 2 2 1 1
Tân Liễu 1 1 2 1 1 1 2 2 1 1
Xi (i=1-10): Các biến độc lập sau khi được phân nhóm theo phụ lục 8b (giá trị các biến Xi: 1-5)
4.3.2. Xác định hệ số tương quan (r)
Trên cơ sở đã xác định được giá trị của các biến độc lập (X) và biến phụ
thuộc (Y), sử dụng phần mềm SPSS để xác định hệ số tương quan (r) giữa các biến
Y và biến X theo 2 phương án khác nhau ở trên. Kết quả thu được như sau:
84
4.3.2.1. Kết quả xác định hệ số tương quan giữa các biến theo phương án I
Kết quả phân tích tương quan giữa mức độ đạt được các tiêu chí NTM (các
biến phụ thuộc Y) với một số yêu tố sử dụng đất (các biến độc lập X) theo phương
án I tại bảng 4.11 (Xem chi tiết tại phụ lục 8a) cho thấy: với độ tin cậy 95% (chỉ
số Sig <0,05) có 6/10 biến X tương quan với biến Y (gồm các biến X1, X2, X3,
X4, X6 và X9). Trong đó có 4 biến tương quan với Y1 (gồm các biến X1, X2, X6
và X9), 3 biến tương quan với Y2 (gồm các biến X2, X4 và X9) và 1 biến tương
quan với Y3 là biến X9.
Bảng 4.11. Kết qua phân tích tương quan theo phương án I
Y Y1 Y2 Y3
X1
Hệ số tương quan 0,548* 0,547* 0,345 0,339
Giá trị Sig. 0,015 0,015 0,148 0,156
X2
Hệ số tương quan 0,723** 0,711** 0,578** 0,367
Giá trị Sig. 0,000 0,001 0,010 0,122
X3
Hệ số tương quan 0,471* 0,427 0,236 0,355
Giá trị Sig. 0,042 0,068 0,331 0,135
X4
Hệ số tương quan 0,563* 0,447 0,652** 0,363
Giá trị Sig. 0,012 0,055 0,002 0,127
X5
Hệ số tương quan -0,304 -0,316 -0,111 -0,283
Giá trị Sig. 0,206 0,187 0,650 0,241
X6
Hệ số tương quan 0,625** 0,552* 0,407 0,448
Giá trị Sig. 0,004 0,014 0,084 0,054
X7
Hệ số tương quan 0,107 -08 0,350 0,03
Giá trị Sig. 0,662 0,974 0,141 0,990
X8
Hệ số tương quan 0,206 0,176 0,303 0,56
Giá trị Sig. 0,396 0,471 0,208 0,819
X9
Hệ số tương quan 0,672** 0,531* 0,544* 0,648**
Giá trị Sig. 0,002 0,019 0,016 0,003
X10
Hệ số tương quan 0,398 0,309 0,387 0,329
Giá trị Sig. 0,092 0,198 0,101 0,169
**.Tương quan có ý nghĩa ở mức 01 (2-đuôi).
*. Tương quan có ý nghĩa ở mức 05 (2-đuôi).
Hệ số tương quan (r) giữa các biến độc lập (X) và biến phụ thuộc (Y) theo
phương án I được tổng hợp tại bảng 4.12.
85
Bảng 4.12. Hệ số tương quan giữa các biến X và Y theo phương án I
Biến độc lập (X)
Hệ số tương quan với các biến phụ thuộc
Y Y1 Y2 Y3
X1 0,548 0,547
X2 0,723 0,711 0,578
X3 0,471
X4 0,563 0,652
X5
X6 0,625 0,552
X7
X8
X9 0,672 0,531 0,544 0,648
X10
4.3.2.2. Kết quả xác định hệ số tương quan giữa các biến theo phương án II
Kết quả phân tích tương quan giữa các biến phụ thuộc Y và biến độc lập X
theo phương án II tổng hợp tại bảng 4.13 (Xem chi tiết tại phụ lục 8b).
Bảng 4.13. Kết qua phân tích tương quan theo phương án II
Y Y1 Y2 Y3
X1
Hệ số tương quan 0,538* 0,549* 0,287 0,372
Giá trị Sig. 0,018 0,015 0,233 0,117
X2 Hệ số tương quan 0,722
** 0,708** 0,607** 0,381
Giá trị Sig. 0,000 0,001 0,006 0,108
X3 Hệ số tương quan 0,579
** 0,537* 0,266 0,432
Giá trị Sig. 0,009 0,018 0,271 0,065
X4 Hệ số tương quan 0,572
* 0,408 0,670** 0,413
Giá trị Sig. 0,011 0,083 0,002 0,079
X5 Hệ số tương quan -0,260 -0,218 -0,075 -0,378 Giá trị Sig. 0,282 0,371 0,759 0,110
X6 Hệ số tương quan 0,565
* 0,465* 0,435 0,407
Giá trị Sig. 0,012 0,045 0,062 0,083
X7 Hệ số tương quan 0,113 -0,041 0,322 0,044 Giá trị Sig. 0,646 0,867 0,179 0,859
X8 Hệ số tương quan 0,212 0,183 0,263 -0,032 Giá trị Sig. 0,383 0,453 0,276 0,898
X9 Hệ số tương quan 0,717
** 0,531* 0,582** 0,717**
Giá trị Sig. 0,001 0,019 0,009 0,001
X10 Hệ số tương quan 0,626
** 0,524* 0,474* 0,499*
Giá trị Sig. 0,004 0,021 0,040 0,029
**.Tương quan có ý nghĩa ở mức 01 (2-đuôi).
*. Tương quan có ý nghĩa ở mức 05 (2-đuôi).
86
Kết quả phân tích trên cho thấy: với độ tin cậy 95% (chỉ số Sig <0,05) có
7/10 biến độc lập X tương quan với biến phụ thuộc Y (gồm các biến X1, X2, X3,
X4, X6, X9 và X10), trong đó có 6 biến tương quan với biến phụ thuộc Y1 (gồm
các biến X1, X2, X3, X6, X9 và X10), 4 biến tương quan với biến phụ thuộc Y2
(gồm các biến X2, X4, X9 và X10) và 2 biến tương quan với biến phụ thuộc Y3
(gồm các biến X9 và X10).
Hệ số tương quan (r) giữa các biến độc lập (X) và biến phụ thuộc (Y) theo
phương án II được tổng hợp tại bảng 4.14.
Bảng 4.14. Hệ số tương quan giữa các biến X và Y theo phương án II
Biến độc lập (X)
Hệ số tương quan với các biến phụ thuộc
Y Y1 Y2 Y3
X1 0,538 0,549
X2 0,722 0,708 0,607
X3 0,579 0,537
X4 0,572 0,670
X5
X6 0,565 0,465
X7
X8
X9 0,717 0,531 0,582 0,717
X10 0,626 0,524 0,474 0,499
4.3.2.3. So sánh kết quả xác định hệ số tương quan giữa 2 phương án
Kết quả phân tích ở cả 2 phương án trên cho thấy 3 biến X5, X7 và X8 không
có mối tương quan với các biến phụ thuộc Y; 6 biến độc lập gồm X1, X2, X3, X4,
X6, X9 có tương quan với biến Y, hệ số tương quan (r) ở phương án II lớn hơn
phương án I, tuy nhiên sự chênh lệch là không nhiều (bảng 4.15).
Biến độc lập X10 chỉ xác định có mối tương quan ở phương án II, còn tại
phương án I chưa đủ độ tin cậy để khẳng định có tương quan với các biến Y hay
không. Sự khác nhau này là do có sự chênh lệch lớn giữa các xã về quy mô diện
tích đất bãi thải, xử lý chất thải (biến X10), tuy nhiên trong XDNTM để xác định
các tiêu chí đạt hay không đạt chỉ cần đảm bảo định mức sử dụng đất ở mức tối
thiểu theo quy định nên trong phương án I thì X10 không tương quan với biến Y
mà chỉ tương quan ở phương án II.
87
Bảng 4.15. So sánh hệ số tương quan giữa phương án I và II
Biến độc lập (X)
Chênh lệch hệ số tương quan giữa 2 phương án
Y Y1 Y2 Y3
X1 -0,010 0,002
X2 -0,001 -0,003 0,029
X3 0,108 0,537
X4 0,009 0,018
X5
X6 -0,060 -0,087
X7
X8
X9 0,045 0,000 0,038 0,069
X10 0,626 0,524 0,474 0,499
Như vậy, phương án II có ưu thế hơn trong phân tích tương quan, cũng như
xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính để dự báo nhu cầu sử dụng đất phục vụ
XDNTM, do đó đề tài đã lựa chọn phương án II để phân tích mối tương quan, cũng
như xây dựng các phương trình hồi quy tuyến tính giữa các yếu tố sử dụng đất với
mức độ đạt được các tiêu chí NTM trên địa bàn huyện Yên Dũng.
4.3.2.4. Phân cấp mức độ tương quan giữa các biến
Trên cơ sở hệ số tương quan đã được xác định theo phương án II (tại bảng
4.13), căn cứ vào bảng 3.2 (trang 48) mức độ tương quan giữa các biến được phân
cấp như tại bảng 4.16.
Bảng 4.16. Phân cấp mối tương quan giữa một số yếu tố sử dụng đất với
tổng số tiêu chí đạt tại các xã trên địa bàn huyện Yên Dũng
Chỉ tiêu sử dụng đất (các biến độc lập X)
Hệ số
tương
quan
Mức độ tương quan với
biến phụ thuộc (Y)
Tỷ lệ diện tích dồn điền đổi thửa (X1) 0,538 Tương quan tương đối chặt
Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất (X2) 0,722 Tương quan chặt
Bình quân diện tích đất ở nông thôn (X3) 0,579 Tương quan tương đối chặt
Tỷ lệ diện tích đất giao thông so với tổng diện tích tự
nhiên của xã (X4)
0,572 Tương quan tương đối chặt
Bình quân diện tích đất sinh hoạt cộng đồng (X6) 0,565 Tương quan tương đối chặt
Bình quân diện tích đất thể dục thể thao (X9) 0,717 Tương quan chặt
Bình quân diện tích đất bãi thải, xử lý chất thải (X10) 0,626 Tương quan tương đối chặt
Tổng hợp kết quả phân cấp mối tương quan giữa các yếu tố sử dụng đất với
tổng số tiêu chí NTM trên địa bàn huyện Yên Dũng như sau:
88
- Mức độ tương quan chặt bao gồm: Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất
(X2) và Bình quân diện tích đất thể dục thể thao (X9);
- Mức độ tương quan tương đối chặt bao gồm: Tỷ lệ diện tích dồn điền đổi
thửa (X1); tỷ lệ diện tích đất giao thông so với tổng diện tích tự nhiên của xã (X4);
bình quân diện tích đất ở nông thôn (X3), đất sinh hoạt cộng đồng (X6), đất bãi
thải, xử lý chất thải (X10).
- Không có mối tương quan gồm: Bình quân diện tích đất sản xuất kinh doanh
phi nông nghiệp (X5), bình quân diện tích đất y tế (X7), bình quân diện tích đất cơ
sở giáo dục đào tạo (X8).
4.3.3. Phân tích mối tương quan giữa một số yếu tố sử dụng đất với mức độ
đạt được các tiêu chí nông thôn mới
4.3.3.1. Tỷ lệ diện tích dồn điền đổi thửa (X1)
Tỷ lệ diện tích dồn điền đổi thửa (X1) có mối tương quan tương đối chặt với
mức độ đạt được các tiêu chí nông thôn mới (Y). Xét theo nhóm tiêu chí thì tỷ lệ
diện tích dồn điền đổi thửa có tương quan tương đối chặt với nhóm tiêu chí tạ tầng
kinh tế - xã hội (Y1) với r1=0,549. Kết quả phân tích (biểu đồ 4.8) còn cho thấy
khi tỷ lệ diện tích dồn điền đổi thửa tăng lên một mức (tương đương tăng thêm
20%) thì số tiêu chí đạt sẽ tăng thêm tương ứng 1,24 tiêu chí.
Biểu đồ 4.8. Mối tương quan tuyến tính giữa mức độ đạt được các tiêu chí
nông thôn mới với tỷ lệ diện tích dồn điền đổi thửa
Trong giai đoạn 2010-2015, trên địa bàn huyện Yên Dũng, một số xã đã thực
hiện tốt công tác DĐĐT gắn với XDNTM như các xã: Cảnh Thụy, Tiến Dũng,
Thắng Cương, Tư Mại...tuy nhiên, tính đến tháng 11 năm 2015 trên địa bàn huyện
vẫn còn 6/19 xã chưa triển khai công tác DĐĐT, đa số các xã này có số tiêu chí
NTM đạt được là rất thấp như: Tân Liễu, Hương Gián, Tiền Phong,...
y = 1,2465x1 + 9,6908
0
5
10
15
20
0 1 2 3 4 5 6
Bi
ến
p
hụ
th
uộ
c (
Y)
Biến độc lập (X1)
89
4.3.3.2. Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất (X2)
Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất 5 loại đất hạ tầng xã hội tiêu biểu
(X2) có tương quan chặt với mức độ đạt được các tiêu chí nông thôn mới (Y), nếu
xét theo nhóm tiêu chí thì kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất có tương quan
chặt với nhóm tiêu chí hạ tầng kinh tế - xã hội (Y1) với r1=0,708, tương quan tương
đối chặt với nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất (Y2) với r2=0,607. Điều này
một lần nữa cho thấy kết quả thực hiện kế hoạch có ảnh hưởng trực tiếp đến nhóm
tiêu chí về hạ tầng kinh tế - xã hội nhiều hơn là nhóm tiêu chí về Kinh tế và tổ chức
sản xuất (r1>r2).
Biểu đồ 4.9. Mối tương quan tuyến tính giữa mức độ đạt được các tiêu chí
nông thôn mới với kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất
Kết quả phân tích (biểu đồ 4.9) cho thấy khi kết quả thực hiện quy hoạch sử
dụng 5 loại đất hạ tầng xã hội tiêu biểu (đất sinh hoạt cộng đồng, đất cơ sở y tế,
đất cơ sở giáo dục đào tạo, đất thể dục thể thao và đất bãi thải, xử lý chất thải) tăng
lên một mức (tương ứng với kết quả thực hiện đạt thêm 20% so với chỉ tiêu
QHSDĐ) thì số tiêu chí đạt sẽ tăng thêm tương ứng 1,63 tiêu chí. Đa số các xã có
số tiêu chí NTM đạt được cao trong giai đoạn 2010-2015 là những xã đã thực hiện
rất tốt kế hoạch sử dụng đất đối với 5 loại đất hạ tầng xã hội tiêu biểu như các xã:
Cảnh Thụy, Lão Hộ, Tiến Dũng, Tư Mại..., các xã thực hiện kém có thể kể đến
như xã Yên Lư, xã Đồng Phúc, xã Tiền Phong, xã Tân Liễu...
4.3.3.3. Bình quân diện tích đất ở nông thôn (X3)
Bình quân đất ở nông thôn (X3) có tương quan tương đối chặt với mức độ
đạt được các tiêu chí nông thôn mới (Y) với r = 0,579. Xét theo nhóm tiêu chí thì
bình quân diện tích đất ở nông thôn có tương quan tương đối chặt với nhóm tiêu
chí hạ tầng kinh tế - xã hội (Y1) với r1=0,537.
y = 1,631x2 + 6,9881
0
5
10
15
20
0 1 2 3 4 5 6
Bi
ên
p
hụ
th
uộ
c (
Y)
Biến độc lập (X2)
90
Biểu đồ 4.10. Mối tương quan tuyến tính giữa mức độ đạt được các tiêu chí
nông thôn mới với bình quân diện tích đất ở nông thôn
Tại biểu đồ 4.10 cho thấy khi bình quân diện tích đất ở nông thôn tăng lên
một mức (tương đương với tăng thêm 30 m2/người) thì số tiêu chí đạt sẽ tăng thêm
tương ứng 2,06 tiêu chí. Bình quân đất ở nông thôn cao đồng nghĩa với môi trường
sống tốt hơn những xã có diện tích bình quân đất ở nông thôn thấp. Ngoài ra, chỉ
tiêu bình quân đất ở nông thôn tăng cao còn đồng nghĩa với việc khả năng tạo quỹ
đất xây dựng cơ sở hạ tầng thuận lợi hơn, nguồn thu từ đất tăng cao hơn cho địa
phương trong quá trình XDNTM. Một số xã tiêu biểu như xã Lão Hộ, xã Tiến
Dũng, xã Quỳnh Sơn, xã Nội Hoàng.
4.3.3.4. Tỷ lệ diện tích đất giao thông (X4)
Tỷ lệ diện tích đất giao thông so với tổng diện tích tự nhiên (X4) có tương
quan tương đối chặt với mức độ đạt được các tiêu chí nông thôn mới (Y) với r =
0,572. Xét theo nhóm tiêu chí thì tỷ lệ diện tích đất giao thông có tương quan tương
đối chặt với nhóm tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất (Y2) với r2=0,670.
Biểu đồ 4.11. Mối tương quan tuyến tính giữa mức độ đạt được các tiêu chí
nông thôn mới với tỷ lệ diện tích đất giao thông
y = 2,0625x3 + 7,9276
0
5
10
15
20
0 1 2 3 4 5 6
Bi
ến
p
hụ
th
uộ
c (
Y)
Biến độc lập (X3)
y = 3,0441x4 + 5,3235
0
5
10
15
20
0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5
Bi
ến
p
hụ
th
uộ
c (
Y)
Biến độc lập (X4)
91
Kết quả phân tích tại biểu đồ 4.11 cho thấy khi tỷ lệ diện tích đất giao thông
so với diện tích tự nhiên tăng thêm một mức (tương đương với tăng thêm 1,5%)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_nhu_cau_su_dung_dat_phuc_vu_xay_dung_nong_thon_moi_tren_dia_ban_huyen_yen_dung_tinh_bac_g.pdf