Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục chữ cái viết tắt . i
Danh mục ký hiệu . ii
Danh mục bảng . vi
Danh mục hình, đồ thị . vii
MỞ ĐẦU. 1
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN . 6
1.1. Ozone trong khí quyền tầng thấp . 6
1.1.1. Nguồn gốc và phân bố. 6
1.1.2. Tiết diện hấp thụ của ozone . 11
1.1.3. Vai trò và tác động của ozone . 12
1.2 Đo đạc, quan trắc ozone trong khí quyển . 13
1.2.1 Khái quát chung . 13
1.2.2 Nguyên lý phương pháp đo ozone trong khí quyền . 15
1.2.2.1 Đo tổng lượng cột ozone . 16
1.2.2.2 Đo phân bố mật độ ozone theo phương thẳng đứng . 19
1.3 Nguyên lý đo đạc phân bố ozone trong khí quyển tầng thấp dùng kỹ
thuật LIDAR hấp thụ vi sai . 24
1.3.1 Cơ sở vật lý của kỹ thuật LIDAR và LIDAR hấp thụ vi sai. 24
1.3.2 Hệ LIDAR và phương trình LIDAR. 27
1.3.3 Kỹ thuật LIDAR hấp thụ vi sai . 34
1.3.4 Lựa chọn bước sóng cho LIDAR hấp thụ vi sai đo ozone. 37
1.3.5 Đo phân bố ozone dùng kỹ thuật LIDAR hấp thụ vi sai trong khí
quyển tầng thấp. 39
1.3.6 Tính toán phân bố nồng độ ozone theo độ cao . 45
1.3.7 Độ chính xác của phép đo ozone dùng LIDAR hấp thụ vi sai . 49
Kết luận Chương 1 . 51
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ VÀ MÔ PHỎNG HỆ LIDAR HẤP THỤ VI SAI ĐO
PHÂN BỐ OZONE TRONG KHÍ QUYỂN TẦNG THẤP. 532.1 Thiết kế hệ LIDAR hấp thụ vi sai đo phân bố ozone. 53
2.1.1 Sơ đồ khối hệ LIDAR hấp thụ vi sai . 53
2.1.2 Khối phát quang học. 54
2.1.3 Khối thu quang học. 55
2.1.4 Khối thu quang điện tử. 56
2.1.5 Phần mềm xử lý, tính toán . 56
2.2 Lựa chọn cặp bước sóng phát . 56
2.3 Mô phỏng tín hiệu LIDAR hấp thụ vi sai đo phân bố ozone . 58
2.4 Kết quả mô phỏng và thảo luận. 61
Kết luận Chương 2 . 67
CHƯƠNG 3. PHÁT TRIỂN MỘT HỆ LIDAR HẤP THỤ VI SAI ĐỂ ĐO
ĐẠC PHÂN BỐ OZONE TRONG KHÍ QUYỂN TẦNG THẤP . 68
3.1 Cấu hình hệ LIDAR hấp thụ vi sai đo ozone. 68
3.2 Xây dựng hệ laser màu phản hồi phân bố . 69
3.2.1 Bộ dao động phát. 71
3.2.2 Hệ quang học bơm. 72
3.2.3 Bộ khuếch đại quang. 73
3.2.4 Môi trường hoạt chất. 73
3.2.5 Bơm luân chuyển chất màu . 73
3.3 Xây dựng bộ phát hệ LIDAR hấp thụ vi sai và đo đạc đánh giá. 74
3.4 Chế tạo hệ telescope tử ngoại và khối quang học thu. 79
3.4.1 Chế tạo telescope. 79
3.4.2 Chế tạo hệ mài phôi kính quang học . 79
3.4.3 Khối quang học thu . 82
3.5 Phát triển khối điện tử thu . 84
3.6 Xây dựng phần mềm thu ghi, xử lý tín hiệu . 85
3.7 Đo đạc đánh giá hệ LIDAR hấp thụ vi sai . 86
Kết luận Chương 3 . 90
CHƯƠNG 4. ĐO ĐẠC THỬ NGHIỆM PHÂN BỐ OZONE TRONG LỚP
KHÍ QUYỂN TẦNG THẤP . 92
4.1 Xử lý số liệu. 92
4.2 Tính toán phân bố nồng độ ozone theo độ cao . 924.3 Kết quả đo đạc phân bố nồng độ ozone theo độ cao. 95
4.4 Phân tích sai số, đánh giá kết quả đo đạc . 96
Kết luận Chương 4 . 99
KẾT LUẬN CHUNG. 100
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ . 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 103
127 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 482 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu phân bố khí Ozone trong khí quyển tầng thấp với độ phân giải cao trên cơ sở phát triển và ứng dụng phương pháp Lidar hấp thụ ví sai - Phạm Minh Tiến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lựa chọn cho hệ LIDAR hấp thụ vi sai phải
nằm sâu hơn trong miền tử ngoại (băng Hartley), giữa khoảng 266 nm và 320 nm.
38
Hình 1.22. Tiết diện hấp thụ tử ngoại của SO2 và ozone [3]
Trong miền phổ này có khí nhiễu là SO2. Hình 1.22 cho thấy tiết diện hấp thụ
của SO2 khá lớn trong miền phổ từ 277 nm đến 300 nm. Do đó, SO2 có thể gây sai
số, nhất là khi có ô nhiễm khói bụi gây ra nồng độ SO2 cao. 13 cặp bước sóng, với
giữa 0,9 và 8,7 nm đã được lựa chọn để tiết diện hấp thụ vi sai của SO2 bằng
không với sai số dưới 3% cho mỗi cặp [3]. Nếu chúng ta có thể sử dụng 1 trong các
cặp bước sóng này (Bảng 1.3), phép đo ozone bằng kỹ thuật LIDAR hấp thụ vi sai
sẽ tránh được sự hiện diện của SO2 trong số hạng hiệu chỉnh ở biểu thức (1.29). Bảng
1.3 liệt kê các cặp bước sóng theo thứ tự giảm dần của tiết diện hấp thụ vi sai.
Chúng ta cũng nhận thấy các số hạng hiệu chỉnh D, E và F trong biểu thức
(1.26) đều có chứa 1/, do đó cặp bước sóng nên được lựa chọn sao cho tỷ số giá
trị / là lớn nhất có thể. Sự lớn một cách tương đối của giá trị / sẽ làm giảm
suy hao gây bởi son khí cần phải hiệu chỉnh [3].
Như vậy, để lựa chọn cặp bước sóng tối ưu cho hệ LIDAR hấp thụ vi sai đo
ozone, chúng ta cần cân nhắc và xem xét:
1. Tiết diện hấp thụ ở bước sóng on để đáp ứng độ cao quan trắc mong
muốn
2. Lựa chọn on và off sao cho đủ lớn để không ảnh hưởng đến độ phân
giải không gian (biểu thức 1.25)
3. / nên được lựa chọn lớn nhất có thể
4. Lựa chọn on và off sao cho giảm thiểu ảnh hưởng bởi các khí nhiễu.
39
Bảng 1.3. Các cặp bước sóng thường dùng cho đo đạc LIDAR hấp thụ vi sai
loại bỏ ảnh hưởng của SO2 [3]
Cặp bước sóng Tiết diện hấp thụ ozone
Cặp on
(nm)
off
(nm)
on-off
(nm)
(on)
10-23 m2
(on)-(off)
10-23 m2
A 280,9 289,6 8,7 35,4 20,8
B 277,6 284,1 6,5 46,4 20,6
C 280,9 288,3 7,4 35,4 18,3
D 277,6 282,7 5,1 46,4 16,7
E 278,6 282,9 4,3 42,3 12,6
F 284,1 289,6 5,5 25,8 11,2
G 277,6 280,9 3,3 46,4 11,0
H 282,9 286,4 3,5 29,7 8,9
I 286,4 289,6 3,2 20,8 6,2
J 280,9 282,7 1,8 35,4 5,7
K 282,7 284,1 1,4 29,7 3.9
L 286,4 288,3 1,9 20,8 3,7
M 278,6 279,5 0,9 42,3 2,1
1.3.5 Đo phân bố ozone dùng kỹ thuật LIDAR hấp thụ vi sai trong khí quyển
tầng thấp
Đối với lớp khí quyển tầng cao (tầng bình lưu), hầu hết các nhóm nghiên cứu,
trạm quan trắc sử dụng nguồn laser excimer XeCl, phát trực tiếp bước sóng on trong
vùng UV ở 308 nm với công suất rất mạnh 100W [40]. Đối với bước sóng off, một
số kỹ thuật được sử dụng như hệ phát ở bước sóng 353 nm tương ứng với bức xạ
Stokes của hiệu ứng Raman kích thích trong ống chứa đầy khí hydro [41,42,43], bước
sóng 355 nm là họa ba bậc ba của laser Nd:YAG [41,44,45], hay dùng bước sóng
351 nm được phát bởi laser XeF [46,47]. Các hệ DIAL UV này có thể dùng quan
trắc ozone đến độ cao 20 – 30 km vào ban đêm.
Không giống như đối với lớp khí quyển tầng cao, việc khảo sát phân bố ozone
trong lớp khí quyển tầng thấp hay tầng đối lưu được nghiên cứu triển khai với các
40
cặp bước sóng trong khoảng từ 266 nm tới 320 nm. Các hệ LIDAR hấp thụ vi sai sử
dụng các bức xạ phát từ họa ba bậc bốn của laser Nd:YAG ở 266 nm; bức xạ laser là
các vạch Stokes 289 nm, 299 nm, 316 nm từ các ống Raman chứa các khí hơi áp suất
thấp H2, D2, He [48,49] hay 276.2 nm, 287.2 nm, 299.1 nm từ CO2 [50,51] được bơm
bởi bước sóng họa ba bậc bốn của laser Nd:YAG ở 266 nm; cặp bước sóng 277 và
313 nm là dịch chuyển Raman kích thích (Stimulated Raman Shifting – SRS) của
bức xạ 248 nm phát bởi laser excimer krypton-fluoride trong hydro [52]; hay các cặp
bước sóng được phát bởi các hệ laser màu [39,53,54].
Hình 1.23 trình bày sơ đồ khối một hệ DIAL được lắp đặt tại Viện nghiên cứu
và phát triển Quang điện tử ở Bucharest (Rumani) [48]. Hệ sử dụng các họa ba bậc
bốn của laser Nd:YAG và các ống Raman H2, D2 để phát các bức xạ laser ở bốn bước
sóng 266, 289, 299 và 316 nm. Do tiết diện hấp thụ khác nhau ở mỗi bước sóng, các
cặp bước sóng on – off đã được sử dụng cho đo đạc ozone ở những độ cao khác nhau.
Đối với lớp thấp của tầng đối lưu (1-3 km), cặp bước sóng 266 và 289 nm đã được
sử dụng, lớp giữa tầng đối lưu (3-6 km) là cặp 289 và 299 nm và cho những độ cao
cao hơn (lên tới 12 km), hệ dùng cặp bước sóng 299 và 316 nm. Hệ LIDAR hấp thụ
vi sai đa cặp bước sóng này cho phép kết hợp tính toán loại trừ ảnh hưởng của son
khí trong phương trình LIDAR. Hệ có khả năng đo đạc phân bố ozone đến độ cao 12
km vào ban đêm và 8 km vào ban ngày.
Hình 1.23. Hệ DIAL đo phân bố ozone tại Bucharest – Rumani [50]
Với ưu điểm là có thể điều chỉnh liên tục bước sóng, các laser màu cũng rất
được chú ý trong thiết kế chế tạo làm nguồn phát cho các hệ DIAL đo phân bố ozone
khí quyển. Người ta có thể dùng bức xạ được nhân tần của các laser màu làm bước
sóng off hoặc cả bước sóng on và off trong hệ LIDAR ozone. Hình 1.24 giới thiệu
41
một hệ DIAL do Trung tâm Nghiên cứu Quan trắc Môi trường tiên tiến của Viện
Khoa học và Công nghệ Gwangju (Hàn Quốc) thiết kế chế tạo [53]. Hệ có bước sóng
on là họa ba bậc bốn của laser Nd:YAG 266 nm, bước sóng off ở 299.5 nm là bức
xạ nhân tần của một laser màu (Hình 1.25).
Hình 1.24. Hệ DIAL đo ozone tại Viện KH và CN Gwangju (Hàn Quốc) [53]
Hình 1.25. Tiết diện hấp thụ của ozone trong vùng phổ UV. Bước sóng on và bước
sóng off được xác định ở 266 nm và 299,5 nm [53]
Hệ DIAL tại Gwangju (Hàn Quốc) có thể đo đạc phân bố nồng độ ozone tới
độ cao 2 km với độ phân giải không gian 50 m và phân giải thời gian 2 phút. Nguồn
42
sai số quan trọng nhất trong hệ đo DIAL này là nhiễu cảm ứng tín hiệu (Signal-
Induced-Noise, SIN) do PMT bị chiếu rọi mạnh ở trường gần. Để ngăn chặn bức xạ
mạnh ở những khoảng cách ngắn, người ta có thể dùng cả phần cứng (mạch cổng
điện tử) và phần mềm (hiệu chỉnh đường nền của một tín hiệu LIDAR). Một sai số
khác cũng không thể bỏ qua là do nồng độ son khí và độ dốc của đường phân bố son
khí cao trong lớp khí quyển thấp trong tầng đối lưu. Sai số này cần được bù trừ bằng
cách đưa thêm vào phương trình LIDAR các số hạng hiệu chỉnh [53].
Hình 1.26 trình bày một hệ DIAL với hai bước sóng phát on và off dùng laser
màu ở 285 nm và 291 nm [39]. Hai bước sóng này là kết quả lựa chọn giữa bốn sự
xem xét: 1) tối ưu khoảng độ cao xác định phân bố ozone; 2) giảm ảnh hưởng ánh
sáng nền khi hoạt động ban ngày; 3) giảm ảnh hưởng xen vào của son khí; 4) phạm
vi điều chỉnh được bước sóng phát của các laser màu . Sự lựa chọn bước sóng này là
sự lựa chọn linh động và tối ưu cho sự phân bố ozone tại địa phương, sự hấp thụ do
các thành phần khác, độ cao khảo sát phân bố, cấu hình đặc trưng của hệ, bao gồm
cả công suất phát, kích thước gương telescope và đặc trưng của ống nhân quang điện
(PMT) [55]. Mặc dù ở những bước sóng ngắn hơn cho độ nhạy phép đo cao hơn từ
tiết diện hấp thụ vi sai ozone lớn nhưng chúng lại làm giới hạn khoảng đo theo độ
cao do giảm mạnh bởi hấp thụ ozone và sự suy hao do tán xạ (phân tử) Rayleigh, dẫn
đến kéo dài thời gian thu ghi tín hiệu. Thêm vào đó, bước sóng ngắn đòi hỏi đặc
trưng động học của hệ đầu dò rộng hơn và đòi hỏi thêm kênh đo. Với công suất phát
được thiết kế 4 mJ/xung ở bước sóng on 285 nm cho phép đo phân bố ozone tới độ
cao 9 km khi trời trong và 7 km khi có son khí với độ phân giải không gian 750 m,
độ phân giải thời gian 10 phút. Do có bức xạ nền mặt trời khi đo ban ngày, bước
sóng 291 nm được lựa chọn làm bước sóng off. Các bước sóng dài hơn sẽ làm tăng
nhiễu nền bức xạ Mặt trời và giảm tỷ số tín hiệu trên nhiễu một cách đáng kể.
43
(a)
(b)
Hình 1.26. Sơ đồ khối bộ phát (a) và bộ thu (b) của hệ DIAL dùng laser màu phát ở
hai bước sóng λon=285 nm và λoff=291 nm [39]
Sai số gây bởi sự có mặt của son khí trong lớp khí quyển bao sát hành tinh và
lớp khí quyển tầng thấp không đơn giản là một hàm của sự phân tách hai bước sóng
on và off, giảm sự phân tách tán xạ ngược vi sai ở hai bước sóng cũng sẽ làm giảm
tiết diện hấp thụ vi sai ozone. Sai số này rất nhạy với thành phần, kích thước và phân
bố theo phương thẳng đứng của son khí tại nơi quan trắc. Dẫu sao thì ảnh hưởng của
44
son khí trong đo đạc cũng sẽ thấp hơn khi bước sóng on nằm trên triền dốc nhất của
đồ thị tiết diện hấp thụ của ozone. Do vậy, các tác giả thiết kế hệ đã lựa chọn cặp
bước sóng 285-291 nm là cặp bước sóng tối ưu cân bằng giữa độ cao tối đa có thể
đo, tác động của tán xạ ngược bởi son khí và ảnh hưởng gây bởi nền bức xạ Mặt trời.
Bộ thu của hệ DIAL hoạt động với hai telescope riêng rẽ. Telescope Newtonian
đường kính 40 cm dùng để đo ozone từ 3 đến 8 km và có thể đạt đến 12 km tùy thời
tiết. Telescope có đường kính 10 cm dùng đo trong khoảng 1 đến 5 km.
Các hệ LIDAR hấp thụ vi sai được trình bày ở trên, đo ghi các bức xạ tán xạ
ngược đàn hồi của hai bức xạ on và off từ các thành phần của khí quyển, gọi là các
hệ LIDAR hấp thụ vi sai tán xạ đàn hồi. Các hệ DIAL này cho phép đo đạc phân bố
ozone đến các khoảng độ cao khác nhau trong tầng đối lưu với độ phân giải từ vài
chục tới vài trăm mét, tùy theo cặp bước sóng được sử dụng, cường độ bức xạ laser
phát và điều kiện thời tiết. Một số các vấn đề gặp phải đối với hệ LIDAR hấp thụ vi
sai tán xạ đàn hồi là nếu dùng cặp bước sóng có một bức xạ mạnh, như bức xạ ở 266
nm của họa ba bậc bốn laser Nd:YAG, để tăng độ cao đo đạc thì sẽ làm tăng nhiễu
cảm ứng tín hiệu gây sai số lớn; nếu dùng bức xạ phát nằm sâu trong miền tử ngoại,
như bức xạ ở 266 nm có tiết diện hấp thụ cao của ozone, thì tuy độ nhạy phát hiện
tăng nhưng lại làm hạn chế độ cao đo đạc; nếu lựa chọn khoảng cách vi sai giữa hai
bước sóng on và off lớn để có độ phân giải không gian tốt hơn thì kết quả đo cần
phải được hiệu chỉnh bằng số liệu son khí được đo từ các phương pháp khác hoặc
phải sử dụng hệ LIDAR hấp thụ vi sai có nhiều cặp bước sóng.
Ngoài ra, kỹ thuật LIDAR hấp thụ vi sai Raman cũng đã được phát triển để
đo phân bố ozone trong khí quyển. Trong các hệ LIDAR hấp thụ vi sai thông thường,
hai tín hiệu LIDAR ở hai bước sóng on và off là hai tín hiệu đàn hồi được tán xạ
ngược bởi các phân tử và các hạt trong khí quyển. Còn trong các hệ LIDAR hấp thụ
vi sai Raman, chỉ một bước sóng được phát và hệ sử dụng tán xạ Raman của O2 và
N2 trong khí quyển làm bước sóng on và off để đo đạc phân bố ozone.
Phương trình LIDAR trong trường hợp tán xạ Raman sẽ khác với phương
trình LIDAR (1.21) ở những điểm sau:
1) Hệ số tán xạ ngược (R) trong phương trình LIDAR (1.21) được thay bằng
hệ số tán xạ ngược Raman [3]:
45
𝛽ோሺ𝑅ሻ ൌ 𝑁ோሺ𝑅ሻ ௗఙሺగሻௗஐ (1.30)
Được tính bởi mật độ số phân tử khí cho tán xạ Raman và tiết diện Raman vi
sai theo phương ngược lại 𝑑𝜎ሺ𝜋ሻ/𝑑Ω.
2) Sự suy hao ánh sáng trên đường quay trở lại từ thể tích tán xạ phải được
xem xét ở bước sóng dịch chuyển Raman λR.
Để đo phân bố ozone trong lớp khí quyển tầng thấp, hệ LIDAR hấp thụ vi sai
Raman được thiết kế với nguồn phát là họa ba bậc bốn của laser Nd:YAG ở bước
sóng 266 nm. Các vạch Raman dao động – quay của oxy và nitơ ở 277,5 nm và 283,6
nm là các tín hiệu ở bước sóng on và off tương ứng. Đo nồng độ ozone ở lớp khí
quyển tầng thấp với hệ LIDAR hấp thụ vi sai này đạt tới độ cao 2 km và có thể được
thực hiện đo đạc cả ngày lẫn đêm [56,57]. Thuận lợi của kỹ thuật LIDAR hấp thụ vi
sai Raman so với kỹ thuật thông thường là thiết bị phát bức xạ laser đơn giản hơn do
chỉ phải phát một bức xạ, số hạng hiệu chỉnh do tán xạ ngược vi sai trong phương
trình LIDAR ở bước sóng phát sẽ không có. Việc đo phân bố ozone bằng kỹ thuật
LIDAR hấp thụ vi sai thông thường với các tín hiệu tán xạ đàn hồi trong vùng không
đồng nhất về son khí là rất khó khăn khi xác định số hạng này, nhất là trường hợp
hai bước sóng on và off phân tách nhau xa vì phải sử dụng số liệu son khí được đo
bằng các phương pháp khác đưa vào trong tính toán hoặc phải phát triển hệ LIDAR
hấp thụ vi sai với nhiều cặp bước sóng. Tuy nhiên, sử dụng hệ LIDAR hấp thụ vi sai
Raman đo ozone cũng có một số điểm không thuận lợi là tín hiệu Raman yếu, chúng
ta phải có nguồn phát laser công suất mạnh trong vùng tử ngoại và bộ thu phải được
bổ sung thêm thiết bị tách phổ dùng cách tử UV có mật độ vạch lớn, hiệu chỉnh chính
xác.
1.3.6 Tính toán phân bố nồng độ ozone theo độ cao
Đối với các hệ LIDAR hấp thụ vi sai tán xạ đàn hồi, phương trình LIDAR
(1.22) được viết cho hai bước sóng on và off. Sau khi lấy tỷ số, nồng độ ozone N(R)
giữa độ cao R và R+R trong biểu thức (1.26) có thể viết bằng tổng của các số hạng
tín hiệu đo Ns(R), số hạng tán xạ ngược vi sai Nb(R) và các số hạng suy hao vi sai
Ne(R) gây bởi các phân tử khí quyển, son khí và các loại khí can thiệp như sau
[3,39,58]:
𝑁ைయሺ𝑅ሻ ൌ 𝑁௦ሺ𝑅ሻ 𝛿𝑁ሺ𝑅ሻ 𝛿𝑁ሺ𝑅ሻ (1.31)
46
𝑁ைయሺ𝑅ሻ sẽ là mật độ trung bình của ozone trong khoảng không gian có độ cao
R, không phải là một hàm mật độ liên tục theo độ cao khí quyển. Trong thực tế,
phương pháp LIDAR hấp thụ vi sai cho phép đo đạc mật độ trung bình của ozone
với độ phân giải không gian từ vài chục đến vài trăm mét [58]. Vì các số liệu đo đạc
LIDAR là không liền nhau nên các số hạng vế phải phương trình (1.34) được viết
như sau [39,58]:
𝑁௦ሺ𝑅ሻ ൌ ଵଶ∆ோ∆ఙೀయ ln
ሺఒ,ோሻ൫ఒ,ோା∆ோ൯
൫ఒ,ோ൯ሺఒ,ோା∆ோሻ൨ (1.32)
𝛿𝑁ሺ𝑅ሻ ൌ ଵଶ∆ோ∆ఙೀయ ln
ఉሺఒ,ோሻఉ൫ఒ,ோା∆ோ൯
ఉ൫ఒ,ோ൯ఉሺఒ,ோା∆ோሻ൨ (1.33)
𝛿𝑁ሺ𝑅ሻ ൌ െ ଵ∆ఙೀయ ൣ𝛼ሺ𝜆, 𝑅ሻ െ 𝛼൫𝜆, 𝑅൯൧ (1.34)
NS(R) là số hạng chính trong biểu thức nồng độ ozone (1.31), tính trực tiếp từ
tỷ số cường độ tín hiệu và cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ tỷ số tín hiệu trên nhiễu
của các tín hiệu ở bước sóng on và off. Các số hạng 𝛿𝑁ሺ𝑅ሻ và 𝛿𝑁ሺ𝑅ሻ được xem
như các số hạng hiệu chỉnh, phải được tính toán để xác định nồng độ ozone phân bố
theo độ cao chính xác hơn. Chúng ta phải chú ý tới các số hạng hiệu chỉnh nhất là
trong những trường hợp khí quyển tầng thấp có gradient lớn của son khí, khí quyển
ô nhiễm, có khói bụi của núi lửa và những thành phần tạo ra do quá trình đốt nhiên
liệu [39].
Trong thời kỳ đầu khi các hệ LIDAR hấp thụ vi sai được phát triển để đo phân
bố nồng độ ozone trong khí quyển, sự khác nhau của tán xạ và tán xạ ngược gây bởi
son khí giữa hai bước sóng on và off coi là không đáng kể và được bỏ qua. Công thức
(1.32) được xem là nghiệm gần đúng của phương trình LIDAR hấp thụ vi sai. Sau
khi nhận thấy nồng độ phân bố ozone được tính gần đúng như vậy có sai số lớn và
nguyên nhân đến từ sự tán xạ vi sai của phân tử và son khí, nhiều công trình đã nghiên
cứu và đóng góp vào sự cải thiện trong phương pháp tính toán nồng độ ozone [55,59-
66].
Số hạng tán xạ ngược vi sai Nb(R) không thể thêm bớt đơn giản như các số
hạng suy hao do sự khác nhau giữa hai hệ số tán xạ ngược ở hai bước sóng on và off.
Sự khác nhau này thường bỏ qua ở nơi tán xạ ngược hoàn toàn do các khí tự nhiên
trong khí quyển, nhưng nó trở nên lớn khi tồn tại gradient son khí. Số hạng suy hao
47
vi sai Ne(R) bao gồm suy hao do tán xạ Rayleigh, suy hao do son khí và do sự hấp
thụ của các loại khí khác nhất là bởi SO2 là khí có nguồn gốc từ sự đốt nhiên liệu.
Các suy hao do tán xạ Rayleigh của các phân tử khí quyển thường được hiệu chỉnh
bằng đường phân bố chuẩn từ các số liệu đo đạc khí tượng. Còn đối với sự suy hao
vi sai của son khí, một số đánh giá, ước lượng về đường phân bố son khí được đưa
vào trong tính toán để hiệu chỉnh. Trong thực tiễn, người ta đã thừa nhận các hệ số
suy hao và hệ số tán xạ ngược biến đổi nghịch đảo với bước sóng trong vùng bước
sóng bao gồm cả on và off. Thông thường, hệ số suy hao do son khí được giả sử phụ
thuộc vào số mũ Angstrom [58]:
𝛼ሺ𝑅ሻ ൌ ுằ ௦ốఒആ (1.35)
Vì giữa on và off là nhỏ, nên sự gần đúng giữa hệ số suy hao 𝛼ሺ𝜆, 𝑅ሻ
và 𝛼൫𝜆, 𝑅൯ có thể được viết là [58]:
𝛼ሺ𝜆, 𝑅ሻ ൎ 𝛼൫𝜆, 𝑅൯ 1 𝜂 ఒఒ൨ (1.36)
Đối với tán xạ phân tử, số mũ =4, nên [58]:
𝛼ሺ𝜆, 𝑅ሻ ൎ 𝛼൫𝜆, 𝑅൯ 1 4 ఒఒ൨ (1.37)
Công thức xác định các số hạng hiệu chỉnh 𝛿𝑁ሺ𝑅ሻ và 𝛿𝑁ሺ𝑅ሻ được viết gần
đúng trong môi trường khí quyển không đồng nhất là [58,60,63]:
𝛿𝑁ሺ𝑅ሻ ൌ ሺସିఎሻಓଶ∆ ൬
൫ఒ,ோ൯
ଵା൫ఒ,ோ൯ െ
൫ఒ,ோାோ൯
ଵା൫ఒ,ோାோ൯൰ (1.38)
𝛿𝑁ሺ𝑅ሻ ൌ െ𝐴ఒൣ𝜂𝛼൫𝜆, 𝑅൯ 4𝛼൫𝜆, 𝑅൯൧ (1.39)
Trong đó, thừa số A và B(R) là:
Αఒ ൌ ଵఒೀయഊ ൨
(1.40)
𝐵൫𝜆, 𝑅൯ ൌ ఉೌೝ൫ఒ,ோ൯ఉ൫ఒ,ோ൯ (1.41)
𝛿𝑁ሺ𝑅ሻ tỷ lệ nghịch với độ phân giải R. Khi R nhỏ, sai số có thể trở nên
lớn, nhất là ở những nơi có sự thay đổi đột ngột của hệ số tán xạ ngược, ví dụ như
trong đám mây. 𝛿𝑁ሺ𝑅ሻ tỷ lệ thuận với thừa số A. Thừa số này lại tỷ lệ nghịch với
tỷ số là tỷ số xác định độ nhạy của phương pháp vi sai. Chúng ta có thể thấy
48
một cách hiển nhiên là nhỏ nếu sự khác nhau giữa on và off là nhỏ, dẫn tới
A lớn và số hạng hiệu chỉnh 𝛿𝑁ሺ𝑅ሻ có thể sẽ rất lớn [58].
Trong không khí ô nhiễm, son khí nổi lên như là một nguồn gốc gây sai số.
Đó là lý do tại sao các hệ LIDAR hấp thụ vi sai thường thêm vào bước sóng thứ ba,
thường gọi là bước sóng quy chiếu, nằm ngoài vùng hấp thụ của ozone, để đo đạc
độc lập son khí. Tuy nhiên, trong trường hợp phát triển hệ LIDAR không quá phức
tạp, chỉ gồm 2 kênh bước sóng on và off, bước sóng off được xem như bước sóng
quy chiếu và phương pháp lặp đã được sử dụng để xác định đồng thời hệ số tán xạ
ngược 𝛽൫𝜆, 𝑅൯, hệ số suy hao son khí 𝛼൫𝜆, 𝑅൯ và mật độ phân bố ozone
𝑁ைయሺ𝑅ሻ [39].
Xuất phát từ phương trình LIDAR (1.21) viết cho bước sóng off, biểu thức
mật độ phân bố ozone được viết lại như sau [39]:
𝑁ைయሺ𝑅ሻ ൌ ଵଶఙೀయோ ቊln ൬
൫ఒ,ோ൯
൫ఒ,ோାோ൯൰ െ
ln ቈ ቀఉ൫ఒ,ோ൯ାఉೌೝ൫ఒ.ோ൯ቁ ோ
మ⁄
ቀఉ൫ఒ,ோାோ൯ାఉೌೝ൫ఒ,ோାோ൯ቁ ሺோାோሻమൗ
െ 2ൣ𝛼൫𝜆, 𝑅൯
𝛼൫𝜆, 𝑅൯൧Δ𝑅ቋ (1.42)
Suy từ (1.45) chúng ta có hệ số tán xạ ngược của son khí:
𝛽൫𝜆, 𝑅൯ ൌ 𝑒𝑥𝑝 ൜ln ൬ ൫ఒ,ோ൯൫ఒ,ோାோ൯൰ െ 2𝑁ைయሺ𝑅ሻ𝜎ைయΔ𝑅 െ 2 ቀ𝛼൫𝜆, 𝑅൯
𝛼൫𝜆, 𝑅൯ቁ Δ𝑅ൠ . ோ
మቀఉ൫ఒ,ோାோ൯ାఉೌೝ൫ఒ,ோାோ൯ቁ
ሺோାோሻమ െ 𝛽൫𝜆, 𝑅൯ (1.43)
Giả sử tỉ số lidar (tỉ số giữa hệ số suy hao son khí và hệ số tán xạ ngược son
khí), 𝑆 ൌ 𝛼 𝛽⁄ , là được biết cho tín hiệu bước sóng off , hệ số suy hao son khí
ở bước sóng off có thể viết là [39]:
𝛼൫𝜆, 𝑅൯ ൎ 𝛼൫𝜆, 𝑅 Δ𝑅൯ ൌ 𝑆𝛽൫𝜆, 𝑅 Δ𝑅൯ (1.44)
Trong (1.43), hệ số tán xạ ngược và suy hao của các phân tử khí quyển có thể
tính từ số liệu khí tượng, 𝑁ைయሺ𝑅ሻ tính từ (1.32). Với giả sử một giá trị khởi đầu
𝛽൫𝜆, 𝑅൯ ở một độ cao tham chiếu, ta tính 𝛽൫𝜆, 𝑅൯ từ (1.46). Sau đó,
49
𝛽൫𝜆, 𝑅൯ lại được thay thế vào (1.43) để tính giá trị ước lượng lần hai với giá
trị 𝛼൫𝜆, 𝑅൯ chính xác hơn là [39]:
𝛼൫𝜆, 𝑅൯ ൌ 𝑆 ൫𝛽ሺ𝑅 Δ𝑅ሻ 𝛽ᇱ ሺ𝑅ሻ൯ 2⁄ (1.45)
Với 𝛽ᇱ ሺ𝑅ሻ là giá trị ước lượng lần đầu. Với một số lần lặp lại (vòng lặp son
khí), chúng ta nhận được một giá trị 𝛽൫𝜆, 𝑅൯ không thay đổi một cách có ý
nghĩa khi lặp tiếp vòng sau.
Vòng lặp son khí sẽ dừng lại khi thỏa mãn điều kiện 𝜉 ൏ 𝜉. Trong đó,
𝜉 sự khác nhau tương đối của các hệ số tán xạ ngược giữa hai bước lặp liền kề,
được định nghĩa là [39]:
𝜉 ൌ ଵ∑ ఉೌೝ ሺோሻೃೝೃసೃೞ
∑ |𝛽 ሺ𝑅ሻ െ 𝛽ାଵሺ𝑅ሻ|ோೝோୀோೞ (1.46)
Với l biểu diễn thứ tự bước lặp, Rs là độ cao khởi đầu. Cho các bước lặp son
khí, 𝜉 được chọn là 0,01 [39].
Từ các biểu thức (1.32), (1.38) và (1.39) chúng ta sẽ tính được mật độ phân
bố ozone có hiệu chỉnh son khí. Mật độ ozone này lại được thay vào biểu thức (1.43)
để cập nhật lại các hệ số tán xạ ngược son khí và sau đó là mật độ phân bố ozone lại
được cập nhật tiếp. Vòng lặp tiếp tục và chúng ta gọi là vòng lặp ozone. Tương tự
vòng lặp son khí, vòng lặp ozone sẽ dừng lại khi thỏa điều kiện 𝜉ைయ ൏ 𝜉ைయ, với k là
thứ tự vòng lặp ozone:
𝜉ைయ ൌ
ଵ
∑ ேೀయ
ೕೃ
∑ ห𝑁ைయ ሺ𝑅ሻ െ 𝑁ைయାଵሺ𝑅ሻหோ (1.47)
Thông thường, hai vòng lặp ozone là đạt đến 𝜉ைయ ൌ 0,001. Phương pháp
vòng lặp này cho phép hiệu chỉnh son khí trong tính toán mật độ ozone, giảm sai số
từ 50% xuống 5% [39].
1.3.7 Độ chính xác của phép đo ozone dùng LIDAR hấp thụ vi sai
Độ chính xác của một phép đo LIDAR hấp thụ vi sai được xác định bởi sai số
thống kê do đặc trưng ngẫu nhiên của quá trình phát hiện tín hiệu mà nó sẽ tuân theo
thống kê Poisson [37]. Độ chính xác của phép đo phụ thuộc vào các gần đúng được
áp dụng để suy ra mật độ số của ozone từ tín hiệu thu được. Nó phụ thuộc vào độ
tuyến tính của tín hiệu LIDAR.
50
Theo thống kê Poisson, sai số thống kê của nồng độ ozone được viết theo biểu
thức [37,39,55]:
𝜀௦ሺ𝑅ሻ ൌ ଵଶேೀయሺோሻఙೀయோ ට∑
ሺఒ,ோሻ
ேഊൣሺఒ,ோሻି್,ሺఒ,ோሻ൧మ
(1.48)
với λ là λon hoặc λoff ; P(λ,R) là tín hiệu lidar ở bước sóng λ, độ cao R; Nλ là số
xung laser (laser shots) ở bước sóng λ; Pb(λ,R) là bức xạ nền. Trong biểu thức (1.48),
sai số thống kê tỷ lệ nghịch với độ phân giải không gian R, nên nếu R càng nhỏ
thì 𝜀ௌሺ𝑅ሻ lại trở nên lớn. Sai số thống kê cuối cùng còn phải tính đến sự phụ thuộc
vào các thông số hệ thống thực nghiệm, thời gian thu ghi tín hiệu, phân giải độ cao
thẳng đứng theo mối liên hệ sau [37,39,55]:
𝜀௦ሺ𝑅ሻ ∝ ሺ𝐴Δ𝑅ଷ𝑃𝑇ሻିଵ ଶൗ (1.49)
Trong đó a là diện tích telescope; P0 là công suất laser phát; Ta là thời gian thu
ghi. Độ chính xác của phép đo cũng phụ thuộc vào độ chính xác của tiết diện hấp thụ
ozone và sự gần đúng liên quan đến độ đơn sắc của các bức xạ laser. Bảng 1.4 chỉ ra
các nguồn sai số và các sai số chưa tính tới của phép đo sau hiệu chỉnh [55].
Bảng 1.4. Các sai số chưa tính của phép đo phân bố ozone sau hiệu chỉnh [55]
Nguồn sai số Sai số chưa
tính đến
Tiết diện hấp thụ ozone
Giá trị tuyệt đối (Bass & Paur) 2%
Ảnh hưởng nhiệt độ <0.5%
Độ rộng vạch laser <0.3%
Suy hao Rayleigh <0.6%
Hấp thụ khác
SO2 – điều kiện bình thường Bỏ qua
SO2 – sau núi lửa phun trào 1%
NO2 <0.3%
Tán xạ ngược và suy hao do son khí
Có núi lửa phun: hiệu chỉnh bằng đo phân bố kích thước 30%
Có núi lửa phun: dùng kênh Raman <5%
Nhiễu nền <5%
51
Đối với ảnh hưởng của nhiệt độ lên các tiết diện hấp thụ ozone và số hạng suy
hao Rayleigh, sự hiệu chỉnh cần phải có đường áp suất – nhiệt độ hàng ngày được
cung cấp bởi các đầu dò radio gắn trên các bóng thám không, so sánh với các số liệu
vệ tinh hay nhiệt độ được đo bởi các hệ LIDAR ở lớp khí quyển tầng cao. Đối với
các sai số liên quan đến ôxít nitơ, một đường trung bình hàng năm thường được sử
dụng để hiệu chỉnh.
Các hệ LIDAR hấp thụ vi sai được chế tạo có thể tác động tới độ tuyến tính
của tín hiệu lidar và gây sai số cho nồng độ phân bố ozone. Các vấn đề chính trong
kỹ thuật LIDAR hấp thụ vi sai là:
Sai số thẳng hàng: để đo đạc ozone chính xác, trục của các tia laser và
telescope thu phải thẳng hàng. Sự sai lệch trong thẳng hàng sẽ tác động tới độ
dốc của tín hiệu và do đó ảnh hưởng tới mật độ ozone thu được.
Nhiễu cảm ứng tín hiệu trong ống nhân quang điện PMT: hiệu ứng này gây
bởi cường độ cao từ ánh sáng tán xạ của bức xạ laser trong vài kilomet đầu.
Nó sẽ sinh ra một sự giảm tín hiệu một cách chậm chạp mà nó sẽ chồng lên
ánh sáng nền [41]. Ảnh hưởng này có thể dễ nhận biết ở khoảng cách cao, nơi
tỷ số tín hiệu trên nhiễu thấp. Để tránh hiệu ứng này, người ta thường sử dụng
những chặn ngắt cơ khí khi thiết kế thực nghiệm vì ngắt điện tử trên mạch
điện hay nhân quang điện thường kém hiệu quả.
Sự bão hòa của hệ thu: ở những độ cao thấp, các hệ đếm photon không thể xử
lý được cường độ mạnh thu bởi các ống nhân quang điện. Đa số các hệ lidar
dùng một vài kênh điện tử cho một bước sóng cho phép duy trì độ tuyến tính
của tín hiệu bằng cách chuyển kênh. Về mặt này, sử dụng các kênh Raman là
rất có lợi vì cường độ thấp của chúng cho phép kiểm tra độ tuyến tính của các
kênh Rayleigh ở những khoảng độ cao thấp.
Kết luận Chương 1
Tóm lại, Chương 1 đã khái quát sơ lược về ozone trong khí quyển, giới thiệu
các phương pháp, kỹ thuật quan trắc phân bố ozone theo độ cao được sử dụng chủ
yếu trong mạng lưới quan trắc ozone hiện nay trên thế giới và đi sâu trình bày kỹ
thuật LIDAR hấp thụ vi sai đo phân bố ozone. Các kết luận chính rút ra từ Chương
1 như sau:
52
Không giống như ozone trong tầng bình lưu đóng vai trò hữu ích bởi sự hấp
thụ hầu hết các bức xạ tử ngoại mặt trời có hại về mặt sinh học, ozone trong
lớp khí quyển tầng thấp tiếp xúc trực tiếp và có tác động tiêu cực tới các dạng
hình thái của sự sống, sức khỏe của con người, mùa màng, thực vật, các công
trình kiến trúc và đóng góp vào hiệu ứng nhà kính.
Để đo đạc phân bố thẳng đứng của ozone trong lớp khí quyển tầng thấp, các
kỹ thuật được sử dụng chủ yếu hiện nay là đầu dò điện hóa bay theo bóng
thám không thời tiết, kỹ thuật viễn thám dùng các máy quang phổ đặt trên mặt
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_phan_bo_khi_ozone_trong_khi_quyen_tang_th.pdf