MỤC LỤC
Lời cám ơn.i
Lời cam đoan .ii
Mục lục.iii
Danh mục các bảng .v
Danh mục hình vẽ .vi
Danh mục ảnh .ix
Danh mục ảnh mẫu chuẩn.xii
Danh mục các bản đồ phân bố các loài thuộc họ nhài (Oleaceae) ở Việt Nam . xiii
Ký hiệu viết tắt phòng tiêu bản . . xiv
Mở đầu.1
1.Tính cấp thiết của đề tài luận án.1
2.Mục đích của đề tài luận án.2
3.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án .2
4.Bố cục luận án.2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .3
I. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU HỌ NHÀI (OLEACEAE Hoffmanns. & Link.) TRÊN
THẾ GIỚI .3
1.1.Vị trí của họ Oleaceae trong ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta).3
1.2. Các hệ thống phân loại họ Nhài (Oleaceae Hoffmanns. & Link) .8
II.1.3.TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU HỌ NHÀI (OLEACEAE Hoffmanns. & Link)
Ở CÁC NƯỚC LÂN CẬN VIỆT NAM .23
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .27
2.1. Đối tượng nghiên cứu .27
2.2. Nội dung nghiên cứu.27
2.3. Phương pháp nghiên cứu.27
2.3.1. Phương pháp điều tra thu thập mẫu vật.27
2.3.2. Phương pháp hình thái so sánh.27
2.3.3. Phương pháp hình thái hạt phấn.28
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu sinh học phân tử.34
2.3.5. Phương pháp đánh giá giá trị tài nguyên của họ Nhài ở Việt Nam .35iv
2.3.6. Phương pháp đánh giá bảo tồn của họ Nhài ở Việt Nam.35
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .36
3.1. Đặc điểm hình thái họ Nhài (Oleaceae Hoffnmanns. & Link) .36
3.1.1. Dạng thân.36
3.1.2. Lá .36
3.1.3. Cụm hoa .37
3.1.4. Lá bắc.38
3.1.5. Hoa.39
3.1.6. Qủa.40
3.1.7. Hạt .40
3.2. Lựa chọn hệ thống phân loại họ Nhài (Oleaceae Hoffmanns. & Link) ở
Việt Nam và kết quả phân tích dữ liệu trình tự gen xây dựng sơ đồ mối quan hệ
gần gũi có thể giữa các taxon thuộc họ Nhài.40
3.3. Khóa định loại các, các tông, phân tông, chi thuộc họ Nhài
(Oleaceae Hoffmanns. & Link) Ở Việt Nam.46
3.4. Khóa định loai đến nhánh, loài, dưới loài và mô tả các taxon trong họ
Nhài (Oleaceae Hoffmanns. & Link) ở Việt Nam.47
3.5. Giá trị của các loài thuộc họ Nhài (Oleaceae Hoffmanns. & Link)
ở Việt Nam. 140
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 150
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN . 151
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN . 152
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 154
BẢNG TRA CỨU TÊN KHOA HỌC
BẢNG TRA CỨU TÊN VIỆT NAM
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Danh sách các loài nghiên cứu hạt phấn
Phụ lục 2. Ảnh mẫu chuẩn các loài thuộc họ Nhài (Oleaceae) ở Việt Nam
Phu lục 3: Bản đồ phân bố các loài thuộc họ Nhài (Oleaceae) ở Việt Nam
Phụ lục 4: Danh sách các loài nghiên cứu sinh học phân tử và dữ liệu trình tự gen
367 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 626 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu phân loại họ nhài (OLEACEAE Hoffmanns. & Link) ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
03. Checkl. Pl. Sp.
Vietn. 2: 1162.
Cây gỗ, cao 15- 25 m; cành không lông; chồi hình nón có lông. Nhánh mang
lá dài 15-30 cm, không lông; cuống chung, dài 5-8 cm. Lá kép mọc đối 7-9 lá chét;
phiến lá hình trứng-hình mác hay bầu dục cỡ 8-12 x 2-4 cm, mỏng, mặt trên không
lông, thường có lông dọc theo gân, gốc hình nêm, mép lá có răng cưa nhỏ, chóp lá
có đuôi; gân bên 10-12 đôi; cuống lá chét, dài 0,5-1,5 cm. Cụm hoa mọc ở đầu cành
95
hay nách lá, nhiều hoa, dài 20-30 cm. Hoa nhỏ; cuống dài 3-4 mm. Đài hình chén,
dài 1-1,5 mm; có thùy ngắn. Tràng màu trắng; thùy hình thuyền, thuôn, đỉnh tù, dài
1,5-3(4) mm. Nhị 2, nhỏ dài vượt quá thùy tràng, 3-3,5 mm; bao phấn hình trứng
hoặc bầu dục, dài 1 mm. Bầu hình nón, dài 0,5 mm; vòi nhụy hình trụ, dài 1-1,5
mm; vòi nhụy xẻ 2, dài 2-3 mm. Quả có cánh, cỡ 2-4 cm x 4-5 mm; cánh men
xuống phần giữa của phân quả. (Hình 3.42).
Loc. class.: Nepan 1930. Typus: Wallich, N, 2836 (photo-K!). (ảnh 3.7.A).
Sinh học và sinh thái: Mùa hoa quả tháng 2-4, có quả 7-10. Thường gặp
đường đỉnh, hay gặp rải rác trong rừng, ở độ cao 1100-1200 m.
Phân bố: Lào Cai, Lạng Sơn, Bắc Giang, Lâm Đồng. (bản đồ 3.7: 2). Còn có
ở, Trung Quốc.
Mẫu nghiên cứu: LÀO CAI, AT050415-12 (VQG HOÀNG LIÊN).
Giá trị sử dụng: Nhựa cây làm thuốc nhuận tràng. [12], [13].
2.3. Fraxinus stylosa Lingels. – Tần
Lingels. 1920. Pflanzenr. IV, 243(1): 23; Z. Wei, 1992. Fl. Reipubl. Pop. Sin. 61:
23; M. C. Chang, 1996. Fl. China, 15: 276.
– Fraxinus fallax Lingels. 1920. Pflanzenr. IV, 243(1): 23.
– Fraxinus fallax var. stylosa (Lingels.) Chun & J. L. Wu, 1987. J. Wuhan Bot.
Res. 5: 348.
Cây gỗ, cao 6-8 m; cành không lông; chồi hình trứng, màu nâu sẫm, sáng
bóng khi khô. Nhánh mang lá, dài 6-15 cm, không lông. Lá kép mọc đối 3-5 lá chét,
không lông, cuống chung 2-5 cm; phiến lá hình trứng-hình mác hay hình mác rộng,
cỡ 3,5-8 x 0,8-2 cm, mỏng như giấy, chóp lá nhọn dài; gốc lá hình nêm rộng tới gần
tròn, mép xẻ răng cưa nhỏ mịn, giảm dần ở phía gốc lá, đôi khi mép nguyên nhẵn cả
hai mặt, hiếm khi có lông ở mặt dưới; gân giữa nổi rõ ở mặt dưới, gân bên 8-10 đôi;
cuống lá chét, dài 2-3 mm, không lông. Cụm hoa hình xim, dài 8-10 cm, không
lông, mọc ở đầu cành hay nách lá, rất nhiều hoa; lá bắc cụm hoa hình sợi rất ngắn
dài 0,5 mm. Hoa màu trắng hay vàng nhạt; cuống hoa dài 2-3 mm. Đài hình chén,
dài 1 mm, 4-5 thùy tù hình tam giác, dài 0,2 mm, không lông. Tràng màu trắng hay
vàng nhạt, hình hình thuyền-mũi mác, dài 2 x 0,5 mm. Nhị 2, chỉ nhị hình trụ, dài 2
96
mm; bao phấn hình bầu dục, dài 1-2 mm. Hạt phấn có dạng hình cầu hơi dài ở vị trí
xích đạo: P = 19,7µm, E = 18,4µm, P/E = 1,07, bề mặt ngoài hạt phấn dạng lưới, độ
dày bề mặt ngoài 1,4μm. Quả có cánh hình thuôn, cỡ 1,5-2 cm x 2,5-3 mm. Hạt 1.
(Hình 3.43).
Loc. class.:Temperietes Ostasien, Schensi, Huan-tou-san. Typus: Jiang Su
No 2468 (NAS).
Sinh học và sinh thái: Mùa hoa quả tháng 4-7. Gặp đường đỉnh, rừng hỗn
giao cây lá kim, nơi ẩm, ở độ cao 1100-1200 m.
Phân bố: Hà Giang (Bát Đại Sơn), (bản đồ 3.7 : 3). Còn có ở, Trung Quốc
(Cam Túc, Hà Nam, Thiểm Tây, Tứ Xuyên).
Mẫu nghiên cứu: HÀ GIANG, DKH 5161 (HN).
2.4. Fraxinus insularis Hemsl. – Tần bì duyên hải
Hemsl. 1889. J. Linn. Soc., Bot. 26: 86; Z. Wei, 1992. Fl. Reipubl. Pop. Sin. 61: 20;
M. C. Chang et al. 1996. Fl. China, 15: 273; C.B. Clarke in Hook. F. 1882. Fl. Brit.
Ind 1: 150; Gagnep. 1933. Fl. Gen. Indoch. 3: 1063; T. Đ. Ly, 2003. Checkl. Pl. Sp.
Vietn. 2: 1162.
– Fraxinus championii Little, 1959. Phytologia 6: 507.
– Fraxinus. floribunda subsp. insularis (Hemsl.) S. S. Sun, 1985. Bull. Bot. Res.,
Harbin 5(1): 49.
– Fraxinus insularis var. henryana (Oliv.) Z. Wei, 1992. in Fl. Reipubl. Popul. Sin.
61: 22.
– Fraxinus retusa var. calcicola C. Y. Wu ex P. Y. Bai, 1983. Acta Bot. Yunnan. 5:
178.
– Fraxinus taiwaniana Masam. 1934. Trans. Nat. Hist. Soc. Taiwan 24: 210.
– Tu chanh
Cây gỗ, cao 20-30 m; cành có lông thưa; chồi hình nón, có lông màu nâu
sẫm, khi khô sáng bóng. Nhánh mang lá có lông thưa, dài 10-30 cm. Lá kép mọc
đối 7-9 lá chét, cuống chung, dài 5-8 cm; phiến lá hình chữ nhật, bầu dục-hình mũi
mác, cỡ 6-9 x 2-3,5 cm, mỏng như giấy, không lông, gốc gần tròn, mép lá có răng
cưa, chóp lá nhọn có đuôi kéo dài; gân bên 7-11 đôi; cuống lá chét, dài 1-1,5 cm.
97
Cụm hoa mọc ở đầu cành hay nách lá, dài 8-10 cm, nhiều hoa; cuống mảnh nhỏ, dài
3 cm. Hoa lưỡng tính. Đài hình chuông dài 1- 1,5(2) mm; thùy cụt hay không có
răng. Tràng màu trắng, thùy hình thuyền, dài 2 mm. Nhị 2, dài hơn thùy tràng, dài
3-3,5 mm; bao phấn hình bầu dục, dài 0,3-0,5 mm. Bầu hình nón, dài 0,5 mm; vòi
nhụy hình trụ, dài 0,5 mm; núm nhụy dài 0,3 mm. Quả có cánh, màu đỏ nâu, hình
thìa cỡ 2-4 cm x 3,5-4,5 mm; cánh men xuống phần trên cuả phân quả. (Hình 3.44).
Loc. class.: Luchu Archipelago Typus: Wright s.n. (K).
Sinh học và sinh thái: Mùa hoa quả tháng 4-7. Gặp đường đỉnh, rừng hỗn
giao cây lá kim, nơi ẩm, ở độ cao 1100-1200 m.
Phân bố: Hà Nội (Ba Vì), KonTum (Đắk Glay, Đắc Choong), (bản đồ 3.7:
4). Còn có ở, Trung Quốc, Nhật Bản.
Mẫu nghiên cứu: HÀ NÔI, Hà Thị Dụng 1b (HN). – KON TUM, Hiến
174 (HN).
2.5. Fraxinus chinensis Roxb. – Trần bì trung quốc
Roxb. 1820. Fl. Ind. 1: 150; Z. Wei, 1992. Fl. Reipubl. Pop. Sin. 61: 30; M. C.
Chang et al. 1996. Fl. China, 15: 273; P. S. Green, 2000. Fl. Thailand, 7(2) 300; C.
B. Clarke in hook. f, 1882. Fl. Brit. Ind 1: 150; Gagnep. 1933. Fl. Gen. Indoch. 3:
1063; Phamh. 2003. Illustr. Fl. Vietn. 2: 882; T. Đ. Ly, 2003. Checkl. Pl. Sp. Vietn.
2: 1162.
Cây gỗ, cao 3-20 m; cành thường không lông, hay có lông thưa đôi khi có
lông dày; chồi hình trứng hay hình nón, có lông màu nâu. Nhánh mang lá không
hoặc có lông lúc non. Lá kép mọc đối 7-9 lá chét; cuống chung, dài 3-9 cm; phiến lá
hình trứng hoặc bầu dục-mũi mác, cỡ 4-16 x 2-7 cm, mỏng như giấy, nhẵn hoặc có
lông thưa, đôi khi có lông thưa dọc theo gân chính ở mặt trên, gốc lá thường tù, mép
có răng cưa, một nửa hay toàn bộ mép lá, chóp lá có đuôi dài nhọn; gân bên 5-10
đôi; cuống lá chét, dài 2-15 mm. Cụm hoa mọc ở đầu cành hay nách lá dài 5-6 cm.
Hoa đơn tính khác gốc, hoa nhỏ. Đài hình chén, dài 1-1,5 mm. Tràng tiêu giảm. Hoa
cái nhụy nhỏ, dài 2-3 mm. Quả có cánh men xuống đến phần giữa của quả, thấp hơn
phần quả, hình thìa hẹp, cỡ 4-6 cm x 5-7 mm. (Hình 3.45).
Loc. class.: China. Typus: Herb. Wallich 7124 (K-W).
98
Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 4-5, có quả tháng 7-9. Mọc ở sườn
núi, trên các bãi cát ven sông, ven đường hay gặp đường đỉnh, rừng hỗn giao, nơi
ẩm, ở độ cao 1100-2200 m.
Phân bố: Hà Nội (Hương Sơn), Hà Nam (Kiện Khê), Kon Tum, Lâm Đồng
(Đà Lạt, Lạc Dương), (bản đồ 3.7: 5). Còn có ở, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Lào, Nga.
Mẫu nghiên cứu: HÀ NAM, 5189 (HN). – LÂM ĐỒNG, Liên 830 (VNM).
Giá trị sử dụng: Vỏ thường được dùng chữa bệnh cảm lạnh sinh ra lỵ, bạch
đới, viêm gan vàng da, bỏng, lở loét, viêm kết mạc, đau mắt hột; lá chữa da bị dị
ứng, viêm da mề day, mụn nhọt, đắp vết thương do ngã chảy máu, đứt tay, chân.
[13].
2.5b. Fraxinus chinensis subsp. rhynchophylla (Hance) A.E.Murray. – Tần bì lá
mũi
A.E. Murray, 1983. Kalmia 13: 6; M. C. Chang et al. 1996. Fl. China, 15: 273;
Phamh. 2003. Illustr. Fl. Vietn. 2: 882; T. Đ. Ly, 2003. Checkl. Pl. Sp. Vietn. 2:
1162.
– Fraxinus rhynchophylla Hance, 1869. J. Bot. 7: 164. Z. Wei, 1992. in Fl. Reipubl.
Pop. Sin. 61: 29.
Dưới loài này khác với loài trên bởi các đặc điểm: Lá kép mọc đối 5-7 chét;
phiến lá chét hình trứng rộng đến bầu dục- hình mũi mác, cỡ 5-9 x 3,5-5 cm, có
lông ở gân mặt trên, mép có răng cưa, chóp lá có đầu nhọn, hoặc có đuôi; gân bên
6-9 trên mỗi bên của gân chính. Hạt phấn có dạng hình cầu hơi dài ở vị trí xích đạo,
P = 19,2µm, E = 18,2µm, P/E = 1,05, bề mặt ngoài hạt phấn dạng lưới, độ dày bề
mặt ngoài 1,3μm. Quả có cánh hẹp hình thìa, cỡ 2,5-4 cm x 4,5-6 mm.
Loc. class.: China Typus: David, A., 1703 (K).?
Sinh học và sinh thái: Mùa hoa quả tháng 3-5, có quả tháng 9-10. Ven rừng,
gần sông, suối nơi ẩm, ở độ cao 300-1000 m.
Phân bố: Yên Bái (Trạm Tấu), (bản đồ 3.7: 6). Còn có ở, Trung Quốc, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Nga.
Mẫu nghiên cứu: YÊN BÁI, N.H.Hiến, M Franck 495 (HN).
99
Giá trị sử dụng: Vỏ thân dùng trị viêm ruột, bạch đới, viêm khí quản mãn
tính, viêm kết mạc, mắt sưng đỏ đau khi ra gió, da mẩn ngứa. Lá dùng trị da bị dị
ứng, viêm da, da bi mày đay, nhọt mủ. [9], [13].
SUBTRIB.2. SCHREBERINAE (Wight) Wallander & V. Albert. – PHÂN
TÔNG SƠN BIÊN
Cây gỗ lớn. Lá đơn hoặc kép lông chim, mọc đối. Hoa lưỡng tính. Tràng có
lông. Quả nang, vỏ quả hóa gỗ.
Typus: Schrebera Roxb.
Trên thế giới phân tông có 2 chi và khoảng 12 loài. Ở Việt Nam có 1 chi, 1
loài.
GEN.3. SCHREBERA Roxb. – SƠN BIÊN
Roxb. 1799. Pl. Coromandel 2: 1; C.B. Clarke, 1882. in Hook. f. Fl. Brit. Ind. 3:
604; Gagnep. 1933. Fl. Gen. Indoch. 3: 1061; Kerr, 1939. Fl. Siam. En. 2: 156,
Plate XI:1; P.S. Green, 2000. Fl. Thailand, 7: 298; Phamh. 2003. Illustr. Fl. Vietn.
2: 899; T. Đ. Ly, 2003. Checkl. Pl. Sp. Vietn. 2: 1172; M. Newman & al. 2008.
Checkl. Vasc. Pl. Laos: 250.
Cây gỗ hoặc cây bụi. Thường rụng lá hoặc hiếm khi thường xanh. Nhánh
chung mang, lá kép lông chim mọc đối; cuống chung thường có cánh. Cụm hoa xim
hình chùy. Hoa lưỡng tính. Đài hình chuông, bao bọc tràng hoa, có thùy tù hoặc
không có. Tràng màu trắng, đôi khi màu hồng hoặc màu nâu; ống hình trụ, thường
có màu trắng hoặc màu nâu. Thùy tràng hình trứng hoặc bầu dục. Nhị 2, chỉ nhị
dạng sợi ngắn, đính ở giữa ống tràng; bao phấn to, hình bầu dục. Bầu nhỏ 2 ô,
thường có thùy ở đỉnh. Quả nang khi khô tách thành 2 mảnh, vỏ quả hóa gỗ. Hạt
thường có cánh mỏng, hình tam giác, hay hình thận.
Typus: Schrebera swietenioides Roxb.
Trên thế giới có khoảng 10 loài: chủ yếu ở vùng nhiệt đới. Ở Việt Nam có 1
loài
3.1. Schrebera swietenioides Roxb. – Sơn biên
Roxb.1799. Pl. Coromandel 2: 1; Gagnep. 1933. Fl. Gen. Indoch. 3: 1061; Kerr,
1939. Fl. Siam. En. 2: 156, Plate XI:1; P.S. Green, 2000. Fl. Thailand, 7: 298;
100
Phamh. 2003. Illustr. Fl. Vietn. 2: 899; T. Đ. Ly, 2003. Checkl. Pl. Sp. Vietn. 2:
1172; M. Newman & al. 2008. Checkl. Vasc. Pl. Laos: 250.
Cây gỗ nhỏ cao 5-10 m; thân màu xám vỏ có vết nứt dọc. Nhánh mang lá có
lông lúc non hoặc không lông. Lá kép 3-7-9 lá chét, mọc đối; cuống chung, dài 10-
20 cm; phiến hình trứng, bầu dục hoặc hình tim, cỡ 5-10 x 3-7 cm; gốc gần tròn
hoặc tim, chóp có mũi ngắn, gân bên 7-9 đôi; cuống lá chét, dài 1-2 cm. Cụm hoa
thường ở đỉnh cành, xim tập hợp thành hình chùy, dài 5-7 cm. Hoa nhỏ, màu trắng
hoặc có chấm màu nâu ở họng, thơm vào ban đêm; lá bắc nhỏ, dạng lá, dài 5 mm.
Đài không lông, hình chuông, dài 2-3 cm, 5 thùy ngắn hình tam giác, dài 3-4 mm.
Tràng hình phễu màu trắng, dài 4-6 mm, 5-7 thùy hình bầu dục, dài 2-3 mm. Nhị 2,
chỉ hình sợi rất ngắn, dài 1-2 mm, đính vào giữa ống tràng. Bầu 2 ô, hình trứng, dài
1-2 mm; vòi nhụy hình trụ, dài 0,5-1 mm. Quả nang, hình trứng ngược, bề mặt có
tuyến tinh dầu, cỡ 8-10 x 4-5 cm. Hạt 2, hình tam giác có cánh mỏng, dài 2-3 cm.
(Hình 3.46, ảnh 3.54).
Loc. class.: India: Java. Typus: s.n. coll 6519 (K)?
Sinh học, sinh thái: Mọc rải rác trong rừng, ở độ cao 100-400 m. Ra hoa
tháng 5-6, có quả tháng 7-8.
Phân bố: Gia Lai (Yyunpa), Đăk Lăk (Buôn Ma Thuột). (bản đồ 3.8: 1). Còn
có ở Ấn Độ, Lào, Thái Lan, Campuchia.
Mẫu nghiên cứu: GIA LAI, B. H, Quang, 49 (HN); P-2865 (HNU). – ĐẮK
LẮK, Schiuis s.n. (VNM).
Giá trị sử dụng: Rễ dùng để trị bệnh phong (hủi). [13].
SUBTRIB.3. LIGUSTRINAE Koehne. – PHÂN TÔNG RÂM
Cây gỗ hoặc cây bụi nhỏ. Lá đơn mọc đối. Hoa lưỡng tính. Đài 4 thùy, có
lông hoặc nhẵn. Tràng 4 thùy, không lông. Quả mọng.
Typus: Syringa L.
Trên thế giới phân tông có 2 chi và 70 loài. Ở Việt Nam có 1 chi và 5 loài.
GEN.4. LIGUSTRUM L. – RÂM
L. 1753. Sp. Pl. 1. 7; Gagnep. 1933. Fl. Gen. Indoch. 3: 1078; C. B. Clarke in Hook.
f. 1883. Fl. Brit. Ind. 3: 614; Kerr. 1939. Fl. Siem. En. 2: 419; L.Q. Qiu et al. 1992.
101
Fl. Reipubl. Pop. Sin. 61: 136; M. C. Chang et al. 1996. Fl. China 13: 299; Phamh.
1999. Illustr. Fl. Vietn. 2: 888; T. Đ. Ly, 2003. Checkl. Pl. Sp. Vietn. 2: 1167-1168;
M. Newman & al. 2008. Checkl. Vasc. Pl. Laos: 249.
– PARASYRINGA W. W. Smith, 1916. Trans. Bot. Soc. Edinburgh, 27(1): 95.
– NỮ TRINH.
Cây bụi hay cây gỗ nhỏ. Lá đơn, mọc đối, dai như da, mép lá nguyên hay có
răng cưa. Cụm hoa mọc ở nách lá hay ở đỉnh cành, dạng xim hoặc chùy. Hoa lưỡng
tính; không cuống hoặc có cuống ngắn, màu trắng đục hoặc trắng, thường có mùi
rất thơm. Đài nhỏ, hình chuông đến hình nón ngược, cụt hoặc có 4 thùy. Tràng hợp,
dạng phễu, 4 thùy, mép không uốn vào trong; thùy tràng dài hơn hoặc ngắn hơn ống
tràng. Nhị 2, chỉ nhị đính men theo ống tràng, 2 nhị ẩn dưới hoặc thò ra khỏi họng
tràng; bao phấn hình bầu dục hoặc hình chữ nhật, màu vàng hoặc tím. Bầu thượng,
thường có hình tròn, bầu 2 ô; vòi nhụy hình trụ, ngắn hơn nhị; đầu nhụy xẻ 2 thùy.
Quả mọng, vỏ quả trong có màng mỏng như giấy. Hạt 1, nội nhũ nhiều; rễ mầm
ngắn, hướng lên.
Typus: Ligustrum vulgare L.
Trên thế giới có khoảng 50 loài: chủ yếu ở vùng nhiệt đới. Ở Việt Nam có 5
loài.
KHÓA ĐỊNH LOẠI CÁC LOÀI LIGUSTRUM Ở VIỆT NAM
1A. Nhị ngắn hơn ống tràng
2A. Phiến lá, cỡ 6-13 x 2,4-4 cm; gân bên 5-6 đôi; cuống lá dài 2-8 mm............
..................................................................................................... 1.L. robustum
2B. Phiến lá, cỡ 3-6 x 1,5-2,5 cm; gân bên 3-4 đôi; cuống lá dài 1-4 mm.............
............................................................................................................... 2.L. pricei
1B. Nhị dài hơn ống tràng
3A. Gân bên 4-5(7) đôi
4A. Cụm hoa có lông dày đặc; lá bắc dạng lá, dài 2-3 cm. Hạt phấn có dạng
hơi dài ở vị trí xích đạo: P = 32,4µm, E = 26,7µm, P/E = 1,21
...................................................................................3. L. sinense
102
4B. Cụm hoa có lông thưa ngắn; lá bắc hình tam giác, dài 1-2 mm. Hạt phấn
có dạng hình cầu hơi dài ở vị trí xích đạo: P = 26,3µm, E = 24,6µm, P/E =
1,06..............................................................................................4.L. confusum
3B. Gân bên 2-3 đôi .......................................................................... 5.L. retusum
4.1. Ligustrum robustum (Roxb.) Blume – Lệch sông
Blume, 1850. Mus. Bot. 1: 313; C. B. Clarke in Hook. f. 1883. Fl. Brit. Ind. 3: 614;
Gagnep. 1933. Fl. Gen. Indoch. 3: 1078; Kerr. 1939. Fl. Siem. En. 2: 420; L.Q. Qiu.
et al. 1992. Fl. Reipubl. Pop. Sin. 61: 155; Phamh. 2003. Illustr. Fl. Vietn. 2: 888; T.
Đ. Ly, 2003. Checkl. Pl. Sp. Vietn. 2: 1167.
– Phillyrea robusta Roxb. 1820. Fl. Ind. 1: 101.
– Rui na.
Cây bụi hoặc gỗ nhỏ, cao 5-10 m; nhánh có lông thưa hoặc không lông. Lá
đơn mọc đối; phiến lá hình bầu dục thuôn, cỡ 6-13 x 2,4-4 cm, gốc hình nêm, có
mũi nhọn, nhẵn hoặc có lông thưa, gân bên 5-6 đôi, nổi rõ mặt dưới; cuống lá, dài
2-8 mm, có lông lúc non. Cụm hoa hình chùy, dài 5-15 x 3-11 cm; cuống hoa dài 2
mm; lá bắc hình tam giác. Đài hình nón ngược, dài 0,7-1 mm, có lông dày hoặc
thưa. Tràng màu trắng, dài 4-5 mm, ống dài 1,5 mm, thùy tràng dài hơn ống tràng.
Nhị 2, đính trên họng tràng gần gốc tràng, không thò khỏi họng tràng; bao phấn dài
1-1,5 mm. Bầu hình trống, dài 0,5-1 mm, không lông; vòi nhụy hình trụ, dài 1,25
mm, đầu nhụy dài 0,25 mm. Quả màu đen, hình thận hoặc trứng ngược, cỡ 9 x 6
mm. (Hình 3.47, ảnh 3.55).
Loc. class.: Indonesia: Java. Typus: C. L. von Blume (NY)?.
Sinh học và sinh thái: Mọc rải rác trong rừng, ở độ cao 400-2000 m. Ra hoa
tháng 5-7, có quả tháng 8-12.
Phân bố: Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Ninh Bình, Thanh Hóa,
Lâm Đồng (Dran), Đồng Nai. (bản đồ 3.8: 2). Còn có ở Ấn Độ, Mianma, Trung
Quốc, Lào, Campuchia, Malaixia.
Mẫu nghiên cứu: LAI CHÂU, N.T. Hiệp et al., HAL 10534 (HN). – LÀO
CAI, Petelot 3784 (HNU). – HÀ GIANG, B.H. Quang 71 (HN). – CAO BẰNG,
103
Averyanov et al., CBL 256 (HN). – THANH HÓA, Trần Ngọc Ninh & Dumonte
Vincent VN 104 (HN).
4.2. Ligustrum pricei Hayata – Râm cuống
Hayata, 1915. Icon. Pl. Formos. 5: 123; L.Q. Qiu et al. 1992. Fl. Reipubl. Pop. Sin.
61: 166; M. C. Chang et al. 1996. Fl. China, 13: 336; T. Đ. Ly, 2003. Checkl. Pl.
Sp. Vietn. 2: 1167.
– Ligustrum peduculare Rehd. 1916. Fl. Wilson. 2: 209.
– Ligustrum seisuiense T. Shumizu & M. T. Kao, 1962. Acta. Phytotax. Geobot. 20:
67.
Cây bụi hay gỗ nhỏ, cao 2-8 m; cành non nhỏ, mảnh có lông thưa hoặc
không lông. Lá đơn, mọc đối, không lông hoặc có lông ở mặt trên; phiến lá hình bầu
dục đến thuôn, cỡ 3-6 x 1,5-2,5 cm, không lông, gốc lá hình nêm, chóp lá có mũi
nhọn ngắn; gân bên 5-6 đôi, nổi rõ ở mặt trên; cuống lá, dài 1-4 mm. Cụm hoa
hình chùy, dài 3-7 x 1,5-3 cm, không lông. Hoa màu trắng, cuống 1-3 mm. Đài
hình chén, dài 1,5-2 mm. Tràng màu trắng, dài 4-6 mm, 4 thùy tràng dài hơn ống
tràng. Nhị 2, dài 2-4 mm, không thò khỏi họng tràng; bao phấn hình bầu dục, dài 1-
2 mm. Bầu hình trứng, không lông; vòi nhụy hình trụ, dài 1-2 mm, núm nhụy tròn.
Quả hình bầu dục, cỡ 7-10 x 5-7 mm, khi chín có màu đen.
Loc. class.: China: Taiwan: Taizhong, forests and river banks, 900-1700 m,
1912. Typus: Price 245 (TI; iso- K).
Sinh học và sinh thái: Mọc rải rác ven rừng, ở độ cao 300-1400 m. Ra hoa
tháng 5-7, có quả tháng 8-12.
Phân bố: Kon Tum (Kon Plong, Mang Cành), Gia Lai. (bản đồ 3.8: 3). Còn
có ở Trung Quốc ( Hồ Bắc, Tứ Xuyên, Hải Nam), Đài Loan.
Mẫu nghiên cứu: KON TUM, L. Averyanov et al. VH 652 (HN). – GIA
LAI, Trần Đình Lý 567 (HN).
4.3. Ligustrum sinense Lour. – Râm trung quốc
Lour. 1790. Fl. Cochinch. 1: 19 [“sinensis”]; Kerr. 1939. Fl. Siem. En. 2: 420; L.Q.
Qiu. 1992. Fl. Reipubl. Pop. Sin. 61: 158; M. C. Chang et al. 1996. Fl. China 13:
104
302; Phamh. 2003. Illustr. Fl. Vietn. II: 888 [“sinensis”]; T. Đ. Ly, 2003. Checkl.
Pl. Sp. Vietn. 2: 1167; M. Newman & al. 2008. Checkl. Vasc. Pl. Laos: 249.
– Ligustrum indicum (Lour.) Merr. 1935. Trans. Amer. Philos. Soc. 24 (2): 307;
Kerr. 1939. Fl. Siem. En. 2: 420; L.Q. Qiu et al. 1992. Fl. Reipubl. Pop. Sin. 61:
158; M. C. Chang et al. 1996. Fl. China 13: 303; Phamh. 2003. Illustr. Fl. Vietn. 2:
888; T. Đ. Ly, 2003. Checkl. Pl. Sp. Vietn. 2: 1167.
– Phillyrea indica Lour. 1790. Fl. Cochinch. 1: 19.
– Ligustrum nepanlense. Wall. 1820. Fl. Idn. 1: 151.
– Nữ trinh, cây râm, giam, lệch trung quốc.
Cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ, cao 3-4 m; cành non có lông dày đặc. Lá đơn, mọc
đối; phiến lá mỏng mặt như da, hình bầu dục, cỡ 3-6 x 1,5-3 cm, gốc lá nhọn hoặc
gần tròn, chóp có mũi nhọn, có lông ở mặt dưới, mặt trên nhẵn; gân bên 4-5(7) đôi,
gân chính nổi rõ mặt dưới; cuống lá, dài 3-5 mm, có lông dày. Cụm hoa hình
chùy, có lông dày đặc, dài 4-10 cm, nhánh từ trục cụm hoa thường, dài 1,5-4
cm, hoa nhiều; lá bắc dạng lá, dài 2-3 cm. Đài hình nón ngược, không lông, dài 1-
1,5 mm, thùy không rõ hay không có. Tràng màu trắng, ống tràng dài 4-5 mm, thùy
dài hơn ống, 4 thùy, dài 4-6 x 1-1,25 mm. Nhị 2, đính trên họng tràng, chỉ nhị, dài 3
mm, thò khỏi họng tràng; bao phấn hình bầu dục rộng, dài 1-1,5 mm. Hạt phấn có
dạng hơi dài ở vị trí xích đạo: P = 32,4µm, E = 26,7µm, P/E = 1,21, bề mặt ngoài
hạt phấn dạng lưới, độ dày bề mặt ngoài 2,2μm.. Bầu hình trứng; vòi hụy hình trụ,
dài 1,5-2 mm; núm nhụy, dài 0,25-0,5 mm. Quả hình cầu, cỡ 4 x 5 mm. (Hình 3.48,
ảnh 3.56).
Loc. class.: China: habitat agrsse prope cantonem Sinarum. Typus: Loureiro
J. De. 19-1 (P).
Sinh học và sinh thái: Mọc rải rác trong rừng, ở độ cao dưới 1500 m. Ra hoa
tháng 3-6, có quả tháng 9-12.
Phân bố: Lào Cai, Hà Giang, Phú Thọ, Hòa Bình, Ninh Bình, Kon Tum,
Lâm Đồng (Bảo Lộc), (bản đồ 3.8: 4). Còn có ở Trung Quốc (Vân Nam, Quảng
Đông, Quảng Tây).
105
Mẫu nghiên cứu: LÀO CAI, Đoàn khảo sát Việt Trung 2909, Petelot 5884
(HN, HNU). – HÀ GIANG, Averyanov et al., DKH 5212 (HN). – PHÚ THỌ,
Petelot 5673 (HNU). – HÒA BÌNH, Trần Ngọc Ninh VN 79 (HN); Phương 3534
(HN). – NINH BÌNH, Petelot 1480 (VNM); Petelot 850 (VNM); B.Đ. Bình B 918
(HNU). – KOM TUM, L. Averyanov et al. VH 452 (HN).
Giá trị sử dụng: Lá có tinh dầu, ngâm trong dấm hay nước tiểu để trị ngã
đụng giập, lá trị bệnh về bàng quang. Vỏ trị gãy xương; lá trị viêm gan, ho do nóng
phổi, dùng ngoài ra trị đòn ngã tổn thương, vết thương bị nhiễm trùng, bỏng lửa,
mụn nhọt sưng lở, các bệnh do cảm nhiễm. [13].
4.4. Ligustrum confusum Decne. – Râm lỗ bì
Decne. 1879. Nouv. Arch. Mus. II. 2: 24; C. B. Clarke in Hook. f. 1883. Fl. Brit.
Ind. 3: 614; Gagnep. 1933. Fl. Gen. Indoch. 3: 1078; Kerr. 1939. Fl. Siem. En. 2:
420; L.Q. Qiu et al. 1992. Fl. Reipubl. Pop. Sin. 61: 156; M. C. Chang et al. 1996.
Fl. China 13: 304; Phamh. 2003. Illustr. Fl. Vietn. 2: 888; T. Đ. Ly, 2003. Checkl.
Pl. Sp. Vietn. 2: 1167; M. Newman & al. 2008. Checkl. Vasc. Pl. Laos: 249.
– Lệch.
Cây bụi hay cây gỗ nhỏ, cao 5-15 m; cành non có lông ngắn thưa hoặc không
lông. Lá đơn, mọc đối; phiến lá hình bầu dục đến thuôn, cỡ gốc hình nêm đến nêm
rộng, chóp có mũi nhọn, nhẵn hay có lông ở gần gốc hay gân chính; mép nguyên;
gân bên 4-6 đôi; cuống lá dài 3-4 mm, có lông ngắn hoặc nhẵn. Cụm hoa hình chùy,
cỡ 4-11 x 2-8 cm, có lông thưa ngắn ở trục cụm hoa, nhiều hoa, cuống ngắn 1-2
mm; lá bắc hình tam giác, dài 1-3 mm. Đài hình chén không lông, dài 1-1,5 mm, có
4 thùy, răng nhỏ không rõ. Tràng màu trắng, ống dài 1,5-2 mm, thùy tràng, dài 2-3 x
1 mm, hình trứng hoặc hình nêm, dài hơn ống tràng. Nhị 2 dài mảnh, dài 1-1,5 mm,
đính trên tràng, thò ra khỏi họng tràng; bao phấn hình bầu dục, dài 1-1,5 mm. Hạt
phấn có dạng hình cầu hơi dài ở vị trí xích đạo: P = 26,3µm, E = 24,6µm, P/E =
1,06, bề mặt ngoài hạt phấn dạng lưới, độ dày bề mặt ngoài 2,2μm. Bầu hình trứng,
không lông; vòi nhụy hình trụ, dài 1-2 mm, đầu nhụy dài 0,25-0,5 mm. Quả màu
đen hay nâu, gần tròn, cỡ 3-4 x 5-6 mm. (Hình 3.49, ảnh 3.57).
Loc. class.: Himalaya. Syntypi: W. Griffith 3680 (P).
106
Sinh học và sinh thái: Mọc ở vùng núi đá vôi, ở độ cao dưới 1500 m. Ra
hoa tháng 3-4, có quả tháng 6-7.
Phân bố: Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hòa Bình,
Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế,
Kon Tum, Lâm Đồng. (bản đồ 3.8: 5). Còn có ở Ấn Độ, Trung Quốc, Lào,
Campuchia.
Mẫu nghiên cứu: LÀO CAI, Petelot 5883 (HNU). – CAO BẰNG, N.Q.
Bình et al. VN 823 (HN); Phương 1583 (HN). – BẮC KẠN, Petelot 143 (HNU). –
THÁI NGUYÊN, Nguyễn Hữu Hiến & A. Gramain VN 529 (HN); Petelot 2397
(VNM); Petelot 1600 (HNU). – HÀ NAM, P 2501, P 3045 (HNU). – NINH BÌNH,
Petelot 850 (HNU).
Giá trị sử dụng: Ở Vân Nam (Trung Quốc), lá vỏ thân dùng trị viêm miệng
và tê đau. [13].
4.5. Ligustrum retusum Merr. – Râm lá tù
Merr. 1953. Lingnan Sci. J. 14: 49; L.Q. Qiu et al. 1992. Fl. Reipubl. Pop. Sin. 61:
147.
Cây bụi, cao 2-3 m; cành tròn có lông thưa hoặc nhẵn. Lá đơn, mọc đối;
phiến lá hình trứng hoặc trứng ngược, hiếm khi hình tròn, cỡ 2-5 x 0,8-3 mm, chất
da, không lông, gốc hình nêm, chóp tù hoặc lõm; gân bên 2-3(4) đôi, không rõ;
cuống lá dài 1-4 mm. Cụm hoa hình chùy, cỡ 3-7 x 3-5 cm; cuống có lông thưa
cứng. Hoa thường không cuống hoặc có cuống rất ngắn; lá bắc hình sợi, dài 2-3
mm. Đài hình chén, không lông, dài 0,5-1 mm. Tràng màu trắng, ống dài 3-4 mm, 4
thùy hình trứng, dài hơn ống. Nhị 2, dài thò ra khỏi họng tràng, dài 3 mm; bao phấn
hình bầu dục, dài 0,8-1 mm. Bầu hình trống, không lông dài 0,5 mm; vòi nhụy hình
trụ, dài 2 mm, núm nhụy gần tròn. Quả hình bầu dục hoặc gần tròn, cỡ 5-6 x 2-3
mm (Hình 3.50).
Loc. class.: China, hainan. Typus: Lau, S.K 444 (photo-K!). (ảnh 3.7.B).
Sinh học và sinh thái: Mọc ở vùng ven biển, rùng ngập mặn cây sú vẹt, ở độ
cao dưới 100 m. Ra hoa tháng 6-7, có quả tháng 12- năm sau.
107
Phân bố: Quảng Ninh (Cẩm Phả), (bản đồ 3.8: 6). Còn có ở Trung Quốc (Hải
Nam).
Mẫu nghiên cứu: QUẢNG NINH, B.Đ. Bình s.n. (HNU).
Ghi chú: Trong tài liệu thực vật chí Trung Quốc có ghi nhận phân bố ở Việt
Nam. Dựa trên mẫu nghiên cứu (B. Đ. Bình s.n.) lưu giữ tại (HNU) chúng tôi khẳng
định loài Ligustrum retusum Merr.- Râm lá tù, phân bố ở Quảng Ninh Việt Nam.
SUBTRIBE.4. OLEINAE Wallander & V. Albert. – PHÂN TÔNG OLIU
Cây gỗ nhỏ, lớn hoặc cây bụi. Lá đơn, mọc đối. Hoa lưỡng tính hoặc đơn
tính. Tràng 4 thùy hình trứng, hoặc hình tam giác, dạng túi, mép uốn vào trong,
nhẵn. Bầu 2 ô. Quả hạch.
Typus: Olea L.
Trên thế giới phân tông có 12 chi và 338 loài. Ở Việt Nam, phân tông có 3
chi với 23 và 1 dưới loài.
GEN.5. OLEA L. – CHI ÔLIU
L. 1753 Sp. Pl. 1:7; Gagnep. 1933. Fl. Gen. In
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tv_nghien_cuu_phan_loai_ho_nhai_oleaceae_hoffmanns_link_o_viet_nam_2823_1921092.pdf