Hiện nay, tại Đồng Bằng Sông Cửu Long chỉ có Viện cây Ăn Quả Miền
Nam là nơi sản xuất giống đạt yêu cầu. Trong năm 2004 Viện đã phối hợp với
các cơ sở khuyến nông kiểm tra thí điểm hơn 100 cơ sở sản xuất giống cây ăn
trái hợp pháp tại Tiền Giang, thì chỉ có duy nhất một sơ sở được xem là “địa
chỉ xanh” về cung cấp cây giống tại Ngũ Hiệp, Cai Lậy - Tiền Giang. Cơ
quan quản lý Nhà nướcthuộc các Tỉnh, chưa có những biện pháp chế tài nào
để loại trừ những cơ sở cung cấp giốngkhông có chất lượng. Sở dĩ không thể
làm được là do trang thiết bị kỹ thuậtkhông chuyên dụng để thực hiện các
biện pháp kiểm tra, đó là chưa kể đến các đơn vị có khả năng cung ứng giống
sạch bệnh như Viện cây Ăn Quả MiềnNam (Sofri) cũng chỉ cung ứng được
khoảng 2 % lượng nhu cầu cây giống của Vùng. Năm 2003 Viện cây Ăn Quả
Miền Nam chỉ sản xuất được trên 100.000cây giống các loại (trong đó có
45.000 cây đầu dòng, còn lại là cây thương phẩm). Trung tâm giống, trung
tâm khuyến nông, các cơsở cung cấp giống các Tỉnhmua cây đầu dòng của
Viện (50.000đ/ cây) đem về nhân ra báncho nông dân, mỗi địa phương được
khoảng 150.000 - 200.000 cây/ năm (5.000 – 15.000 đồng/ 1 cây). Tính chung
lại cũng chỉ đáp ứng được khoảng trên 20% nhu cầu, còn lại gần 80% chủ yếu
do các cơ sở cung cấp giống khác thực hiện. Mối quan giữaViện và các đơn
vị mua cây giống là quan hệ mua bán thông thường, chưa có sự quan tâm, hỗ
trợ và liên kết đúng mức, chưa có những chuẩn mựcđể đánh giá chất lượng
cây giống.
173 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1606 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu phát triển một số dịch vụ sản xuất – xuất khẩu hàng hóa trái cây đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sự bấp bên của thị trường. Vì vậy tình
trạng manh mún, Nhỏ, lẻ trong sản xuất vẫn cứ tiếp diễn.
Thiếu kiến thức quản lý, thiếu thông tin, thiếu trình độ để cập nhật
khoa học kỹ thuật.
Chưa nhận thức được sự cần thiết của việc gia nhập vào HTX nông
nghiệp: Do Nhà nước chưa thật sự tăng cường thêm sức mạnh cho hệ
thống HTX để tạo dựng niềm tin trong xã hội thông qua các cơ chế
chính sách và sự hỗ trợ cần thiết ban đầu.
Trong khi công tác qui hoạch Vùng chuyên canh trái cây Đồng Bằøng Sông
Cửu Long đang gặp những trở ngại, với trào lưu xây dựng khu công nghiệp,
khu dân cư chính quyền một số địa phương đã phát triển công nghiệp ồ ạt làm
ảnh hưởng nghiêm trọng đến những vùng cây ăn trái lâu năm và trù phú. Tại
huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long với diện tích Bưởi “Năm Roi” cao sản
khoảng 4.600 ha, nhưng nhiều dự án xây dựng đang mọc lên ngay chính cái
nôi Bưởi “Năm Roi” (xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh) khiến hàng ngàn gốc
Bưởi đã bị đốn hạ, san bằng, trong đó nhiều nhất là ở xã Mỹ Hòa.Theo
UBND xã Mỹ Hòa cho biết, địa phương có diện tích đất sản xuất 1.400 ha,
trong đó có đến 1.300 ha chuyên canh Bưởi “Năm Roi” phát triển rất mạnh,
có nhiều vườn Bưởi có tuổi đến 15-20 năm đang cho trái tốt. Thế nhưng nhiều
dự án lớn đi ngang qua xã đã san bằng vài trăm ha vườn Bưởi của khoảng 800
hộ dân. Chính phủ và tỉnh Vĩnh Long khuyến khích riêng Mỹ Hòa chuyển
dịch cơ cấu kinh tế từ các giống cây trồng, vật nuôi khác sang chuyên trồng
Bưởi “Năm Roi”. Tuy nhiên qui hoạch này vẫn do Tỉnh phê duyệt thực hiện.
- 81 -
Huyện Bình Minh đang có chủ trương mở rộng diện tích lên 4.000 -5.000
ha đến năm 2005 để bù cho số diện tích bị mất. Theo đánh giá từ Viện
Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, chất lượng trái của Bưởi “Năm Roi” tại
khu vực Mỹ Hòa là ngon nhất bởi đất đai nơi đây phù hợp nhất cho giống cây
này phát triển. Vì vậy khôi phục lại diện tích cây ăn trái đã xoá sổ chỉ là giải
pháp tình thế, sửa sai vì thiệt hại về vật chất lẫn tinh thần là rất lớn.
Muốn cho thị trường trái cây có sự phát triển, dịch vụ phục vụ sản xuất
và xuất khẩu được đa dạng và chuyên nghiệp, trước hết phải quy hoạch được
những vùng chuyên canh lớn, đủ năng lực sản xuất trái cây hàng hóa cung
ứng cho thị trường. Vấn đề này đã được Viện Cây ăn quả đề xuất với các tỉnh
từ năm 1998 nhưng đến nay đã 7 năm trôi qua mà tình trạng sản xuất manh
mún, Nhỏ lẻ vẫn không thay đổi.
2.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MỘT SỐ DỊCH VỤ HỖ TRỢ SẢN XUẤT TRÁI CÂY
XUẤT KHẨU ĐBSCL
2.3.1. DỊCH VỤ CUNG CẤP GIỐNG CÂY
Để đáp ứng được yêu cầu hàng hóa trái cây xuất khẩu có chất lượng cao, yếu
tố quan trọng đầu tiên là giống cây phải có chất lượng, có khả năng cho trái
nhiều, kích cở lớn và đặc biệt là có thể loại bỏ những gien “xấu” trong giống
cây. Việc xác định những giống cây mang tính chiến lược của Vùng, để có
những kế hoạch phát triển và phổ biến vẫn chưa được quan tâm của các cơ
quan quản lý Nhà nước. Chương trình quốc gia về phát triển cây giống do
Chính phủ lo về kinh phí được triển khai từ năm 1999 và đến năm 2003 Bộ
NN&PTNT đã nhận định rằng các giống cây ăn trái vẫn chưa được sự quan
tâm đúng mức của chương trình này (chỉ có cây Dứa) vì vậy vẫn chưa có sự
phát triển tương xứng với tiềm năng của ngành cây ăn trái nước ta.
Riêng Đồng Bằøng Sông Cửu Long, trong năm 2004 được coi là đột phá
cho năng suất và chất lượng sản phẩm trái cây. Vùng đã kế thừa và tạo dựng
- 82 -
được 30 chủng loại cây ăn trái; riêng Xoài, cây có diện tích lớn, đã có 10
giống nổi tiếng như Xoài cát Hoà Lộc, Cát chu, Ghép nghệ, Ghép xanh, Cát
bồ, Thanh ba... Trong đó giống Nhãn là loại cây trồng có diện tích và sản
lượng xuất khẩu cao nhất, với những giống có chất lượng như Nhãn xuồng
cơm vàng, Nhãn tiêu lá bầu, Nhãn tiêu da bò, Nhãn cơm vàng bánh xe, Nhãn
dona...
BẢNG 2.16
Số lượng cơ sở cung cấp cây giống Đồng Bằøng Sông Cửu Long
Địa phương Số lượng đơn vị cung cấp cây giống
Long An 2
Đồng Tháp 3
An Giang 8
Tiền Giang 18
Vĩnh Long 16
Bến Tre 6
Kiên Giang 4
Cần Thơ 15
Sóc Trăng 9
Bạc Liêu 2
(Nguồn: Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp,
2003).[46]
Với diện tích cây ăn trái lên đến trên 300.000 ngàn ha, số lượng các cơ sở
dịch vụ cung cấp cây giống là quá ít. Chính vì vậy cung không đủ cầu về các
giống cây, dẫn đến các loại giống cây có nhu cầu cao đều được thực hiện
nhân giống tự phát, dựa trên kinh nghiệm. Tính chất “sạch” của giống chỉ
mang tính tương đối, chưa kể đến sự lạm dụng tên giống cây của mỗi Vùng để
thực hiện ý đồ xấu của bộ phận không Nhỏ các thương lái giống cây trồng.
Hiện nay có nhiều nhà vườn thực hiện nhân giống bằng phương pháp chiếc
- 83 -
cành, nhánh để bán và số này hầu như các cơ quan chức năng không thể quản
lý được. Các cơ sở cung cấp giống trên toàn Đồng Bằøng Sông Cửu Long hoạt
động độc lập và không có sự liên kết nào, thậm chí còn là đối thủ cạnh tranh
với nhau.
Điều tra thống kê trên 283 nhà vườn tại Vĩnh Long, Cần Thơ, Tiền
Giang về việc mua được giống có chất lượng tốt (giống sạch được đánh giá
theo cảm quan của nhà vườn sau ít nhất 2 mùa thu hoạch gần nhất) với kết
quả được phản ánh như sau:
BẢNG 2.17
Số lượng nhà vườn mua giống cây có chất lượng (bình quân)
Giống có chất lượng tốt Giống có chất lượng khá
Giống lai tạp có chất
lượng kém
63 người 22,26% 100 người 35,34% 120 người 42,40%
(Nguồn: kết quả điều tra của tác giả)
Qua kết quả trên cho thấy số lượng nhà vườn mua phải giống có chất lượng
kém là rất lớn, chiếm đến 42,4%, trong khi gống có chất lượng tốt chỉ đạt
22,26%. Trong số người được hỏi này cũng đồng ý rằng chất lượng trái cây
phụ thuộc vào chất lượng giống đầu vào từ 70 đến 80%, phần còn lại phụ
thuộc vào chất lượng các yếu tố khác như thổ dưỡng, chất lượng chăm sóc,
phân bón và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.
Tình hình tiếp cận dịch vụ cung ứng giống của các nhà vườn được thể
hiện qua những số liệu điều tra ở bảng 26 với kết quả sau:
BẢNG 2.18
Cơ sở cung cấp giống
Mua cây giống tại
Sofri
Các cơ sở cung cấp
cây giống có tiếng
Các lái thương bán
dạo
Tự sản xuất giống
73 người 25,79%
156
người
55,12% 22 người 7,77% 54 người 19,08%
- 84 -
(Nguồn: kết quả điều tra của tác giả)
Như vậy có thể thấy được rằng phần lớn nhà vườn có thói quen mua cây ở
những nơi cung cấp giống có tiếng như Sầu riêng Chín Hóa, HTX Cái Mơn,...
Hầu hết những nhà vườn này đều có diện tích canh tác trên 1 ha, còn lại là
những nhà vườn do khó khăn về khoảng cách, cũng như về nhu cầu cây giống
nên họ mua cây giống từ những nơi gần hơn hoặc tự sản xuất.
Hiện nay, tại Đồng Bằøng Sông Cửu Long chỉ có Viện cây Ăn Quả Miền
Nam là nơi sản xuất giống đạt yêu cầu. Trong năm 2004 Viện đã phối hợp với
các cơ sở khuyến nông kiểm tra thí điểm hơn 100 cơ sở sản xuất giống cây ăn
trái hợp pháp tại Tiền Giang, thì chỉ có duy nhất một sơ sở được xem là “địa
chỉ xanh” về cung cấp cây giống tại Ngũ Hiệp, Cai Lậy - Tiền Giang. Cơ
quan quản lý Nhà nước thuộc các Tỉnh, chưa có những biện pháp chế tài nào
để loại trừ những cơ sở cung cấp giống không có chất lượng. Sở dĩ không thể
làm được là do trang thiết bị kỹ thuật không chuyên dụng để thực hiện các
biện pháp kiểm tra, đó là chưa kể đến các đơn vị có khả năng cung ứng giống
sạch bệnh như Viện cây Ăn Quả Miền Nam (Sofri) cũng chỉ cung ứng được
khoảng 2 % lượng nhu cầu cây giống của Vùng. Năm 2003 Viện cây Ăn Quả
Miền Nam chỉ sản xuất được trên 100.000 cây giống các loại (trong đó có
45.000 cây đầu dòng, còn lại là cây thương phẩm). Trung tâm giống, trung
tâm khuyến nông, các cơ sở cung cấp giống các Tỉnh mua cây đầu dòng của
Viện (50.000đ/ cây) đem về nhân ra bán cho nông dân, mỗi địa phương được
khoảng 150.000 - 200.000 cây/ năm (5.000 – 15.000 đồng/ 1 cây). Tính chung
lại cũng chỉ đáp ứng được khoảng trên 20% nhu cầu, còn lại gần 80% chủ yếu
do các cơ sở cung cấp giống khác thực hiện. Mối quan giữa Viện và các đơn
vị mua cây giống là quan hệ mua bán thông thường, chưa có sự quan tâm, hỗ
trợ và liên kết đúng mức, chưa có những chuẩn mực để đánh giá chất lượng
cây giống.
- 85 -
Tuy nhiên, Sofri cũng chưa phải là nơi cung cấp được 100% giống có
chất lượng tốt, vì nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan trong đó có
yếu tố quan trọng là về công nghệ, trang thiết bị và kinh phí hoạt động đã
không đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành trái cây. Hiện các cơ sở
chủ yếu cung ứng giống cho Vùng là các cơ sở Nhỏ tự phát và các HTX cây
ăn trái, còn các công ty có tư cách pháp nhân chưa đầu tư nghiên cứu sâu vào
lĩnh vực này vì hiệu quả kinh doanh không có (vốn đầu tư rất lớn, nhưng thu
hồi vốn lâu và nhiều rủi ro).
Nhu cầu về cây giống của Đồng Bằøng Sông Cửu Long là rất lớn, tuy
nhiên Nhà nước vẫn chưa có sự quan tâm và đầu tư đúng mức cho dịch vụ
này, chưa đưa chiến lược giống vào danh sách các chương trình trọng điểm
của quốc gia, vì vậy dịch vụ cung cấp cây giống vẫn đang còn trong tình trạng
hoạt động yếu kém.
Sự yếu kém này đã gây tác hại không Nhỏ đến sự phát triển ngành cây
ăn trái của toàn Vùng, sự bất lực của các cơ quan chức năng đã tạo điều kiện
cho các thương lái vô trách nhiệm gây sóng gió trên thị trường cây giống
Đồng Bằøng Sông Cửu Long và người bị thiệt thòi luôn là người nông dân.
2.3.2. DỊCH VỤ CUNG ỨNG PHÂN BÓN, THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ
VẬT TƯ KỸ THUẬT
Hiện nay, một trong những vấn đề chưa giải quyết được của hàng hóa trái cây
xuất khẩu Đồng Bằøng Sông Cửu Long là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên
sản phẩm còn cao so với yêu cầu nhập khẩu của các thị trường, vì vậy mà
hiện nay sản lượng xuất khẩu trái cây của Việt Nam đang bị sụt giảm mạnh
trên các thị trường, trong đó thị trường Trung Quốc đã sụt giảm 40% trong
năm 2004, khi quốc gia này áp dụng các tiêu chuẩn mới theo WTO.
Theo thống kê của Sở NN&PTNT tại các địa phương Đồng Bằøng Sông
Cửu Long cho thấy, mỗi năm Vùng sử dụng đến 5 triệu tấn hóa chất (gồm
- 86 -
phân bón và thuốc bảo vệ thực vật) thuộc 500 loại khác nhau. Tuy nhiên chỉ
có 70 – 75% các loại hóa chất này được xác định với tên chính xác, còn lại là
những hóa chất không rõ xuất xứ. Đối với các hóa chất bảo vệ thực vật, có
trên 200 chủng loại dưới 700 Nhãn hiệu khác nhau. Ngoài ra còn có vô số hóa
chất “không tên” vẫn được lưu hành rộng rãi trên thị trường.
Theo khuyến cáo của Cơ quan Lương nông Quốc tế (FAO) thì trên thị
trường Đồng Bằøng Sông Cửu Long có hơn 30% hóa chất bảo vệ thực vật
không đáp ứng được tiêu chuẩn yêu cầu và chứa nhiều tạp chất độc hại, cũng
như có rất nhiều hóa chất đã bị cấm sử dụng trên thế giới. Việt Nam là một
thành viên đã phê chuẩn danh sách hóa chất độc hại trong đó có DDT, Furan,
và PCB thuộc Nhóm “hóa chất dơ bẩn” (các chất gây ô nhiễm hữu cơ khó
phân hủy) đã được ký kết qua Công ước Stockholm (Thụy điển) vào tháng 7/
2002.
Tuy nhiên, mặc dù có những điều cấm kỵ trên, nông dân vẫn tiếp tục sử
dụng bừa bãi tất cả mọi hóa chất mà họ có trong tay. Thậm chí những loại hóa
chất nhập cảng lậu bị tịch thu cũng được các cán bộ quản lý tiêu cực tung ra
thị trường chợ đen nông nghiệp.
Việc áp dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón không đúng cách, không
đúng liều lượng thích hợp và không đúng thời điểm là những yếu tố làm cho:
Môi trường thóai hóa nhanh.
Hiệu quả kinh tế trong sản xuất thấp.
Và sức khoẻ của nông dân bị ảnh hưởng vì không có biện pháp phòng bị
an toàn khi tiếp cận với hóa chất.
Chất lượng trái cây bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhất là trước khi thu
hoạch, nhà vườn vẫn còn dùng thuốc đã làm cho dư lượng thuốc bảo vệ
thực vật vẫn còn ở mức cao hơn rất nhiều lần so với mức cho phép theo
- 87 -
các chuẩn mực trong nước và dĩ nhiên là cao hơn mức cho phép tại các
nước nhập khẩu hàng hóa trái cây của Vùng.
Đến nay Bộ NN&PTNT vẫn chưa có biện pháp quản lý chặt chẽ trong việc sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón. Mua sử dụng được xem là chuyện bình
thường, những chú bé choai choai cũng có thể mua được hàng lô những hàng
hóa nguy hiểm này.
Hệ thống phân phối phân bón và thuốc bảo vệ thực vật của tư nhân vươn
đến tận xã ấp, nhà vườn chỉ cần đến các cửa hàng vật tư nông nghiệp tại địa
phương là có thể mua đầy đủ những thứ cần thiết. Số liệu Cục Nông nghiệp,
Bộ NN&PTNT, số nhà vườn mua tại những điểm gần nhà chiếm tới 68%, vì
vừa thuận tiện lại vừa tiết kiệm chi phí vận chuyển, đôi khi họ còn được mua
trả chậm. Một số nhà vườn có điều kiện kinh tế hơn, họ đến mua tại các cửa
hàng lớn hoặc các đại lý thuộc những công ty có thương hiệu… số này chiếm
22%. Số còn lại chiếm 10% mua ở bất kỳ nơi nào khi tiện lợi.
Trong khi đó việc tư vấn để sử dụng đúng cách đúng liều lượng không
được chú trọng trong hệ thống phân phối của các tư thương vì những lý do sau:
Họ không có chuyên môn về kỹ thuật trên từng loại cây ăn trái. Vì vậy
nếu họ có ý tốt để tư vấn cho người mua cũng chỉ dựa vào kinh nghiệm
thu thập được từ những nguồn khác.
Mục tiêu bán hàng là vì lợi nhuận.
Phân bón là mặt hàng rất cần thiết trong ngành sản xuất trái cây, tuy nhiên do
sự quản lý chưa chặt chẽ của các cơ quan quản lý Nhà nước đã dẫn đến tình
trạng các công ty nhập khẩu hoặc sản xuất tung ra thị trường thông qua hệ
thống phân phối của tư thương, giá thị trường do tư thương tự định giá gây ảnh
hưởng rất lớn đến chi phí đầu vào của người nông dân sản xuất trái cây Đồng
Bằøng Sông Cửu Long. Hiện tại giá phân urê tại Đồng Bằøng Sông Cửu Long
dao động 4.150 đồng – 4.230 đồng.
- 88 -
Số liệu Cục Nông nghiệp, Bộ NN&PTNT, người nông dân tại Đồng
Bằøng Sông Cửu Long mua phân bón với giá lẻ cao từ 15% đến 20% do xuất
hiện yếu tố đầu cơ từ những đơn vị phân phối. Đầu năm 2005, Cục nông
nghiệp đã tiến hành kiểm tra giám sát chất lượng một số cơ sở sản xuất, kết
quả cho thấy các mặt hàng phân bón bán ra thị trường nhưng không công bố
tiêu chuẩn chất lượng chiếm tỷ lệ khá cao. Chẳng hạn tỷ lệ phân bón chất
lượng thấp tại Tiền Giang chiếm 40%, Cần Thơ là 38%, Bến Tre là 41,5%.
Với thực trạng giá cả phân bón hiện nay đã gây hao tổn cho nhà vườn và gây
lãng phí cho xã hội là rất lớn, làm đội giá hàng hóa trái cây lên cao một cách
bất hợp lý.
Đối với các dịch vụ cung cấp trang thiết bị, vật tư chuyên phục vụ cho
ngành trái cây của Vùng như máy tưới nước, máy phun thuốc, máy nâng dùng
trong thu hoạch trái, máy đo độ ẩm, độ chính của trái, màn bao trái cây, nhà
lưới… tại Đồng Bằøng Sông Cửu Long là chưa được phát triển. Nếu có nhu cầu
nhà vườn sẽ phải tự liên hệ thông qua các văn phòng đại diện của các công ty
tại các địa phương hoặc phải lên Thành phố Hồ Chí Minh để liên hệ. Vì số
lượng mua không nhiều dẫn đến chi phí phải trả cộng với tiền vận chuyển là
rất cao. Hiện tại, chỉ có một số doanh nghiệp có thể sản xuất một số vật tư
phục vụ cho cây ăn trái như công ty TNHH TM – SX Mai Xuân tại Gò Vấp –
Thành phố Hồ Chí Minh là sản xuất túi bao trái cây. Tuy nhiên túi không thể
tự co dãn theo độ lớn của trái mà chỉ có những kích thước cố định. Nhà nước
chưa có chính sách hỗ trợ người dân sử dụng những sản phẩm chuyên dụng
trong nông nghiệp như túi bao trái, nên giá bán còn khá cao khoảng 120 đồng/
1 túi, vì vậy các hội chợ triển lãm trái cây Đồng Bằøng Sông Cửu Long sản
phẩm này được người xem rất đông nhưng mua thì rất ít.
- 89 -
BẢNG 2.19
Số lượng đơn vị cung ứng vật tư nông nghiệp trong cả nước
Loại hình
Vùng
Cung ứng vật tư Bảo vệ thực vật Giống cây trồng
Sông Hồng 1,291 37,34% 2,520 58,29% 24 5,8%
Đông Bắc 530 15,33% 359 8,3% 56 13,7%
Tây Bắc 95 2,74% 69 1,6% 11 2,7%
Bắc Trung Bộ 865 25% 1,114 25,8% 197 48%
Đông Nam
Bộ
111 3,2% 32 0,7% 20 4,9%
ĐBSCL 206 6% 23 0,5% 86 21%
(Nguồn: Kết quả tổng kết nông thôn, nông nghiệp – 2003).[46]
Được xem là vựa luá, vựa trái cây lớn của Việt Nam nhưng sự phát triển của
mạng lưới các công ty , đại lý, HTX cung ứng vật tư trong nông nghiệp như
vậy là còn khá mỏng, chưa đủ tầm đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành
nông nghiệp trong đó có ngành trái cây. Nhu cầu sử dụng các trang thiết bị,
vật tư để phục vụ cho sản xuất trái cây là đang rất cần thiết, tuy nhiên để có
được nguồn tài chính đáp ứng yêu cầu sản xuất là rất khó khăn cho nhà vườn.
Qua điều tra trên 283 phiếu, thu được số liệu sau:
BẢNG 2.20
Khả năng tài chính của các nhà vườn, xã viên HTX ngành
trái cây
Khả năng đáp ứng tài
chính của HTX
Số hộ xã viên Tỷ lệ %
Khả năng từ 1% - 30% 173 61,13%
Khả năng từ 31% - 50% 59 20,84%
Khả năng từ 51% - 80% 36 12,72%
Khả năng từ 81% - 100% 15 5,3%
- 90 -
(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)
Sự thiếu hụt vốn tín dụng trong sản xuất chủ yếu tập trung vào khu vực đầu tư
trang thiết bị, công cụ phục vụ cho sản xuất, …. Sự thiếu hụt vốn là do giá bán
hàng hóa trái cây biến động thất thường, thay đổi cây trồng thường xuyên,…
dẫn đến khả năng tích lũy vốn không ổn định. Tuy nhiên, đa số đều lo ngại
cho tính hiệu quả trong việc đầu tư không thể thu hồi đủ vốn và cho rằng
không có cơ sở để tin vào hiệu quả các các ứng dụng khoa học mới vì do các
công ty kinh doanh thực hiện tư vấn mà không có sự xác nhận hay khuyến
nghị của các cơ quan quản lý Nhà nước. Như vậy, sự liên kết giữa các cơ quan
quản lý Nhà nước trực tiếp như Sở NN&PTNT và các đơn vị cung cấp không
có mối liên hệ hay kết hợp nào để tư vấn hay hỗ trợ cho các đơn vị sản xuất,
các nhà vườn…
Trong khi để tiếp cận với các tổ chức tín dụng để vay vốn là không dễ
thực hiện do bởi:
Giá trị đất nông nghiệp không cao.
Cách định giá của các tổ chức tín dụng với mức phòng trừ rủi ro là quá
cao, thông thường họ chỉ định giá bằng 50% giá trị thị trường của tài sản
và sau đó chỉ cho vay tối đa là 70% giá trị tài sản đã thẩm định.
Thực trạng này đã và đang tồn tại, làm chậm bước phát triển các loại hình
dịch vụ, làm giảm nhu cầu sử dụng dịch vụ.
Để ngành trái cây Đồng Bằøng Sông Cửu Long có sự phát triển tốt, hàng
hóa trái cây xuất khẩu của Vùng có thể nâng cao được chất lượng và sản
lượng xuất khẩu, thì sự phát triển dịch vụ cung cấp vật tư trang thiết bị phải
phát triển cả về mặt chất lượng và mặt số lượng. Mối liên kết giữa các cơ
quan quản lý Nhà nước, các chương trình hỗ trợ phát triển của Nhà nước và
các đơn vị cung ứng phải có mối quan hệ chặt chẽ nhằm phục vụ nhu cầu sản
xuất của ngành được tốt hơn.
- 91 -
2.3.3. DỊCH VỤ KHUYẾN NÔNG
Để đáp ứng yêu cầu này, việc nâng cao trình độ của những người tham gia
hoạt động cung ứng dịch vụ là vô cùng cần thiết, chẳng hạn, với dịch vụ cung
ứng vật tư kỹ thuật nông nghiệp, mục tiêu vào năm 2010 phải có khoảng 80%
số hợp tác xã có người theo dõi chuyên trách về bảo vệ thực vật. Đồng thời,
các ngành chức năng cũng cần tăng cường vai trò giám sát, hướng dẫn các
dịch vụ về vấn đề chất lượng, kỹ thuật. Ngoài ra có thể có cơ chế "thưởng"
đối với các cơ sở dịch vụ góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất và cơ chế
"phạt" đối với các cơ sở gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.
Nắm vững khoa học kỹ thuật và vận dụng có hiệu quả vào sản xuất trái
cây là đều hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất
lượng. Để thực hiện được công tác tuyên truyền và vận động các nhà vườn
trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất có hiệu quả, cần phải có
đội ngũ khuyến nông địa phương đủ về chất và lượng.
Công tác khuyến nông có ý nghĩa hết sức quan trọng đến sự phát triển
của ngành sản xuất trái cây Đồng Bằøng Sông Cửu Long, tạo tiền đề để có thể
đảm bảo chất lượng trong sản xuất đáp ứng yêu cầu của hàng hóa trái cây
xuất khẩu. Tuy nhiên, hiện các đơn vị khuyến nông nằm trong hệ thống quản
lý của các Sở NN&PTNT địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành
sản xuất trái cây, lực lượng tư vấn kỹ thuật còn yếu về mặt kỹ thuật nghiệp
vụ, mỏng về số lượng.
Theo Cục thống kê Cần Thơ năm 2002, toàn Đồng Bằøng Sông Cửu Long
chỉ có 528 cán bộ khuyến nông về cây ăn trái phụ trách cho gần 300 ngàn ha
cây ăn trái. Bình quân mỗi cán bộ phụ trách 568 ha cây ăn trái. Như vậy có
thể thấy được rằng các cán bộ tư vấn khó có thể hoàn thành tốt công việc của
mình với khối lượng công việc và diện tích canh tác như vậy (chưa đề cập đến
trách nhiệm công việc của họ dành cho toàn ngành nông nghiệp). Người nông
- 92 -
dân rất cần để tiếp cận thông tin mới về khoa học – kỹ thuật mang tính cập,
nhưng chỉ có thể tiếp cận cán bộ khuyến nông thông qua những chương trình
tập huấn do Sở NN&PTNT tổ chức, hoặc thông qua những chương trình tự tổ
chức của các HTX trong vùng, tuy nhiên rất hạn chế và thời gian tiếp xúc
không nhiều.
Chế độ lương Nhà nước trả cho lực lượng cán bộ khuyến nông chưa tạo
được động lực làm việc. Bình quân hàng tháng mỗi cán bộ khuyến nông lãnh
được 565.534 đồng/ 1 tháng, bao gồm các khoản đi xuống cơ sở… trong khi
lương của các bộ khuyến nông tại Thái Lan được lãnh là 15.000 bath – 30.000
bath (chính phủ Thái Lan trả) tương đương với 6 - 10 triệu đồng (giá cả vật
chất tại Thái Lan tương đồng với giá cả Đồng Bằøng Sông Cửu Long, nhiều
mặt hàng rẻ hơn), tiền này chưa bao gồm chi phí xăng dầu, cầu đường để đi tư
vấn tại cơ sở.
Hạn chế về trình độ khoa học kỹ thuật, không được thường xuyên cập
nhật thông tin mới về khoa học kỹ thuật cũng là một trong những điểm yếu
của các bộ khuyến nông. Những chương trình nhằm phổ biến những thành tựu
khoa học mới cho các các bộ khuyến nông chưa được thực hiện thường xuyên
và mang tính hệ thống trong toàn ngành no
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên Cứu Phát Triển Một Số Dịch Vụ Sản Xuất – Xuất Khẩu Hàng Hóa Trái Cây Đồng Bằng Sông Cửu Long.pdf