MỤC LỤC
Trang bìa Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục ký hiệu viết tắt
Danh mục các biểu bảng, biểu đồ trong luận án
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
1.1. Một số khái niệm có liên quan 5
1.2. Quan điểm của Đảng và nhà nước về công tác GDTC trong
thời kỳ đổi mới
10
1.3. Sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giáo dục thể chất
và thể thao trường học
13
1.4. Vị trí, nhiệm vụ, nội dung giáo dục thể chất trường đại học 16
1.4.1. Vị trí của giáo dục thể chất ở trường đại học 16
1.4.2. Nhiệm vụ của giáo dục thể chất trường đại học 17
1.4.3. Nội dung chương trình giáo dục thể chất trường đại học 18
1.5. Đặc điểm của giáo dục thể chất và thể thao trường học 20
1.5.1. Giáo dục thể chất nội khóa 20
1.5.2. Hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa 21
1.6. Ý nghĩa của trò chơi 23
1.6.1. Ý nghĩa của trò chơi đối với đời sống 23
1.6.2. Ý nghĩa giáo dục của trò chơi 25
1.6.3. Mục đích và lợi ích giáo dục của trò chơi 26
1.7. Trò chơi dân gian và thể thao dân tộc là một phương tiện giáo
dục thể chất
27
1.8. Đặc điểm sinh lý, tâm lí độ tuổi sinh viên 30
1.8.1. Đặc điểm sinh lý 30
1.8.2. Đặc điểm tâm lý 31
1.8.3. Đặc trưng tâm lý sinh viên các dân tộc thiểu số 33
1.9. Khái quát về Trường Đại học Tây Bắc 35
1.10. Những công trình nghiên cứu liên quan 37
1.10.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 37
1.10.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 38
Tóm tắt chương 1 42
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC
NGHIÊN CỨU
44
2.1. Đối tượng, khách thể nghiên cứu 44
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 442.1.2. Khách thể nghiên cứu 44
2.2. Phương pháp nghiên cứu 45
2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu 45
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn 46
2.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học 47
2.2.4. Phương pháp quan sát sư phạm 47
2.2.5. Phương pháp kiểm tra sư phạm 48
2.2.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 51
2.27. Phương pháp toán thống kê 52
2.3. Tổ chức nghiên cứu 54
2.3.1. Phạm vi nghiên cứu 54
2.3.2. Kế hoạch nghiên cứu 54
2.3.3. Địa điểm nghiên cứu 54
247 trang |
Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 534 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu phát triển trò chơi vận động dân gian và thể thao dân tộc cho sinh viên khối sư phạm trường Đại học Tây Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c đồng ý
(3.4 – 4.2 điểm) và rất đồng ý (4.21 – 5.0) theo thang đo Likert và hầu như đều
có ý nghĩa thống kê với P<0.05 đến P<0.01 nếu so ý kiến đồng ý trở lên với các
ý kiến còn lại (Bình thường, không đồng ý, rất không đồng ý)
3.2.7. Bàn luận mục tiêu 2
Về sưu tập các trò chơi dân gian vùng Tây Bắc:
Từ xa xưa, cha ông ta đã sáng tạo ra nhiều trò chơi dân gian, góp phần
tạo nên sự đa dạng và đặc sắc của văn hóa cổ truyền dân tộc. Các trò chơi
thường được tổ chức quy củ trong lễ hội, tạo nên nét đặc trưng tiêu biểu, làm
phong phú đời sống văn hoá tinh thần trong phong tục tập quán của cư dân các
vùng miền của đất nước. Trò chơi dân gian mang tính giải trí lành mạnh, rèn
luyện thể lực, kích thích trí thông minh, tài khéo léo của con người, mang tính
cộng đồng rất cao, lôi cuốn mọi người cùng vui chơi và ai cũng có thể tham
gia. Trong các lễ hội, bên cạnh phần lễ, phần hội luôn thu hút sự tham gia của
đông đảo người dân địa phương và du khách thập phương bởi sự phong phú
của các TCDG, tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi cho cả người chơi và
người xem.
84
Bên cạnh việc khuyến khích rèn luyện sức khỏe, thể hiện sự khéo léo của
người chơi, TCDG còn góp phần nâng cao tinh thần cộng đồng, gắn kết tình
làng nghĩa xóm. Cha ông cha ta đã sáng tạo ra rất nhiều trò chơi như: đánh đu,
kéo co, đấu vật, đánh cờ tướng, hô bài chòi... Ðồng bào các dân tộc thiểu số
cũng có các trò chơi khá phong phú như: ném còn, đẩy gậy, đi cà kheo... Các
cư dân vùng biển thì có thi bơi biển, kéo co trên cát, chạy tiếp sức trên bãi biển
hay thi gánh cá.[36], [37].
Trong hành trình hình thành, lưu truyền văn hóa dân gian Tây Bắc, có
những vùng đất đã đi vào tiềm thức của con người, trở thành địa chỉ văn hóa để
mỗi khi nhắc đến, mỗi người đều cảm nhận đó là một miền đất của văn hóa dân
gian. Dọc hành trình lên Tây Bắc, ở đâu, chúng ta cũng gặp những miền đất
văn hóa. Ở đó, có sự hòa điệu tuyệt vời giữa vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng của cảnh
sắc thiên nhiên với chất văn hóa dân gian đậm đà bản sắc. Chính sự hòa điệu
này là yếu tố quan trọng để mời gọi, níu chân du khách và quảng bá, giới thiệu
những sản phẩm văn hóa.
Văn hóa dân gian Tây Bắc được hiện hữu trong đời sống của đồng bào
vùng cao rất tự nhiên, giản dị mà vẫn có những nét riêng độc đáo. Bởi tính diễn
xướng của những loại hình văn hóa dân gian nên mỗi nét lại có cách biểu hiện
riêng [90], [91].
Lễ hội Gầu Tào của đồng bào dân tộc Mông (Mai Châu) là nét sinh hoạt
văn hóa tín ngưỡng đã có từ lâu đời. Việc tổ chức lễ hội Gầu Tào nhằm tôn
vinh bản sắc văn hóa, dân tộc, tăng cường quảng bá với du khách trong nước
và quốc tế về lịch sử, văn hóa và tiềm năng du lịch của xã Hang Kia và xã Pà
Cò. Đồng thời, lễ hội cũng tạo không khí vui tươi phấn khởi cho. Trong Lễ hội
Gầu Tào của người Mông, cây nêu được trồng trên bãi đất rộng, bằng phẳng,
thể hiện sự vững chãi, tâm điểm của trời đất. Nhiều người cao tuổi am hiểu tập
tục của tổ tiên, chia sẻ: ngọn cây nêu bao giờ cũng hướng về hướng Đông, là
85
hướng sinh, với mong muốn của người Mông là cầu sinh con, cũng là hướng
của mặt trời mọc, với mong ước mùa màng bội thu, cầu cho sức khỏe của bản
làng. Việc cúng lễ ngay dưới gốc cây nêu là để cầu trời đất để thần linh phù hộ
cho bản làng yên vui, người người khỏe mạnh, hạnh phúc, ăn nên làm ra, trồng
trọt, chăn nuôi sinh sôi, được mùa[90].
Đến với Lễ hội Gầu Tào, các du khách được thưởng thức những tiết mục
văn nghệ đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông. Du khách cũng
được chứng kiến nghi lễ dựng cây nêu mà từ lâu cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về
người Mông làm và coi đây là biểu tượng thiêng liêng, tránh những xui xẻo,
mang lại may mắn cho năm mới. Du khách còn được tham gia vào các hoạt
động như: múa khèn, ném pao, thăm các gian hàng ẩm thực - văn hóa và xem
thi đấu các môn thể thao dân tộc bắn nỏ, đánh cù, giã bánh dày.
Từ xa xưa, trẻ em đồng bào Thái có rất nhiều trò chơi dân gian và trong
các ngày lễ, tết, ngày hội vui bản vui mường không thể thiếu những trò chơi
này. Nhưng theo năm tháng, nhiều trò chơi đã bị mai một, chỉ còn lại một số
trò như ném còn, đẩy gậy, kéo co, đánh đu....
Những trò chơi của trẻ em đồng bào Thái luôn gắn với câu đồng dao, lời
ca văn vần vào một trò chơi để các em vừa hát vừa chơi hồn nhiên, phù hợp với
tâm sinh lý của trẻ em. Như trò chơi “ Num num tảu tảu” (Vào vào ra ra ).
Ngoài trò chơi “ Num num tẩu tẩu” các em còn có nhiều trò chơi khác như “
Tham ngu” (Hỏi rắn ).
Nhiều em ôm ngang lưng nhau làm dây nhái. Một em làm nhái, em ở đầu
dây hỏi và lừa em ở cuối dây. Vừa chơi vừa hát “ Rắn gì? Rắn ráo trắng; Rắn
gì? Rắn ráo nâu; Kiếm gì ăn? kiếm nhái ăn; Nhái gì? Nhái bén: Đớp được đớp
thử xem”.
Một trò chơi khác khá phổ biến dưới gầm sàn xưa. Bà con thường làm cái
đu cho trẻ em ngồi đu, chơi cùng với câu hát “Ngồi lên đu, đu quay, thang đu
86
cây chó đẻ; đu về dưới cưỡi thuyền; đu lên trên cưỡi ngựa... Đến bãi cỏ chăn
trâu; đến rừng mây chăn voi; đu vút bổng...đu vút bay...bay.”.
Ở bản Bó, phường Chiềng An, thành phố Sơn La, trẻ em đồng bào Thái
ngày xưa có rất nhiều trò chơi. Những trò chơi trẻ em, trời mưa thì chơi dưới
gầm sàn, lúc trăng sáng thì rủ nhau cùng chơi giữ sân bản. Mùa đông trời giá
rét thì nhóm lửa giữa sân cùng chơi, như chơi âm, chơi giáp trận, chơi cướp cờ,
kéo co, đến tết thì chơi ném còn ...
Trò chơi “Phăn liêng” (Giáp trận ) cũng được các em tổ chức chơi rất vui
nhộn cùng hát, cùng chơi. Các em chia ra thành 2 phe, số người tham trận được
bàn bạc thống nhất trước, cử người làm trọng tài, có người ghi điểm. Ai bị chém
tức là lấy tay đụng đến đầu, vai hoặc rốn thì bị loại không được tính điểm. Cách
tính điểm như đã được quy định trong bài hát. Ai tạo được nhiều điểm nhất
được làm tướng cưỡi ngựa hô quân, ai cao điểm thứ 2 thì cầm cờ đi trước, ai
đứng thứ 3 làm phụ tá hộ vệ tướng.
Trò chơi dân gian là một mảng quan trọng trong di sản văn hóa phi vật thể
của người Mường. Đây là tri thức bản địa tồn tại dưới dạng các trò chơi dân
gian ngoài mục đích chính là giải trí còn có mục đích rèn luyện thể lực, rèn
luyện trí óc, giáo dục con người; đồng thời nó phản ánh đời sống, sinh hoạt, sản
xuất, quan hệ giữa con người với con người và với thiên nhiên.
Với người Mường, từ bao đời nay trò chơi dân gian đã đồng hành cùng
con người những lúc vui buồn cũng như khi mệt mỏi, có khi là lúc nông nhàn
hay vào mùa lễ tết.
Bất cứ lúc nào hay ở nơi đâu cũng xuất hiện những trò chơi dân gian giúp
con người được vui chơi, được giải trí nhất là với con trẻ. Không chỉ có vậy,
với người Mường trò chơi dân gian còn là công cụ hữu ích để giáo dục, rèn
luyện trẻ em, giúp các em vừa chơi, vừa học, có một số kỹ năng và nhân cách
con người [91].
87
Về thực trạng sử dụng trò chơi dân gian vùng Tây Bắc:
Trò chơi dân gian là một mảng quan trọng trong di sản văn hóa phi vật thể
đồng bào các dân tộc thiểu số. Đây là tri thức bản địa tồn tại dưới dạng các trò
chơi dân gian, ngoài mục đích chính là giải trí còn có mục đích rèn luyện thể
lực, rèn luyện trí óc, giáo dục con người; đồng thời nó phản ánh đời sống, sinh
hoạt, sản xuất, quan hệ giữa con người với con người và với thiên nhiên. Các
trò chơi dân gian của các dân tộc Tây Bắc khá đa dạng và phong phú, được dân
gian sáng tạo ra trong quá trình lao động sản xuất và trong cuộc sống thường
ngày. Các trò chơi được tổ chức đa dạng cho cả trẻ em và người lớn chơi, các
trò chủ yếu là trò chơi tập thể và được giới thiệu rất cụ thể cách thức chơi, đối
tượng chơi, luật chơi, các bước tiến hành của từng trò chơi [38], [77]. Nhưng
theo năm tháng, nhiều trò chơi đã bị mai một, chỉ còn lại một số trò như ném
còn, đẩy gậy, kéo co, đánh đu....
Về lựa chọn các trò chơi vận động dân gian và thể thao dân tộc:
Trong những điều kiện sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước, trò
chơi ở Việt Nam chưa trở thành hoạt động giải trí thường xuyên của con người
mà còn gắn liền với lễ thức và chỉ xuất hiện trong những thời điểm nhất định
có tính chất định kỳ. Các trò chơi của trẻ em và trò đánh bạc thì có thể diễn ra
quanh năm. Còn phần lớn hoạt động vui chơi của người nông dân Việt Nam
(nhất là ở phía Bắc) đều gắn với hội làng tập trung chủ yếu vào lễ hội xuân. Mà
đã gắn vào lễ hội xuân thì phần lớn các trò chơi đều thích hợp vào những lễ
tiết nông nghiệp mở màn cho một chu kỳ sản xuất mới.
Với tình hình sưu tầm và nghiên cứu về trò chơi dân gian của ta hiện nay,
chúng ta chưa thể đưa ra một sự phân loại thật khoa học.Trên cơ sở những tài
liệu đã sưu tầm được, có thể tạm phân loại trò chơi ở nước ta thành 5 loại sau
đây [32], [35].
Trò chơi mang ý nghĩa tín ngưỡng: Trong lễ hội của làng xã, nhiều nghi
88
lễ ở thời kỳ đầu chỉ thuần túy mang ý nghĩa tín ngưỡng, nhưng từ bên trong nó
đã báo hiệu sẽ là trò chơi.
Nói cách khác, những trò chơi này tuy vẫn chủ yếu thuộc về phần lễ- mà
ý nghĩa bao trùm là tín ngưỡng phồn thực, được thấy rõ trong đó “Tranh nỗ
nướng”, “Rước sinh thực khí”, “Tranh cây mộc tất” và có thể kể cả những tục
tắt đèn để trai gái đùa nghịch trong đình như “Hội rã la”. :Hội làng ném” Bên
cạnh đó còn có các trò chơi phản ánh những tín ngưỡng cổ mà đến nay đã bị
đẩy ra ngoài biên như hình thái thờ thần mặt trời, thờ mặt trăng.
Điều đáng lưu ý là những hình thái tín ngưỡng kể trên không liên quan gì
đến vị thần chính thờ phụng trong làng. Đó là vì thành hoàng, phần lớn là một
nhân vật anh hùng dân tộc hay người có công khai canh làng xã được thờ trong
đình. Về mặt biểu hiện tôn giáo, vị này là đối tượng thờ cúng chính của lễ hội
mà quy cách tế lễ đã được thống nhất ở khắp các làng Việt trên đất nước ta.
Còn những hình thái tôn giáo biểu hiện trong các trò chơi và cả một phần trong
lễ thức – lại là dấu tích của các tín ngưỡng đã được đẩy xuống hàng thứ yếu,
phần nào bị chìm vào dĩ vãng và không trực tiếp liên quan đến việc thờ thành
hoàng trong đình.
Trò chơi giải trí: Nói giải trí là đánh giá mục đích trực tiếp của từng trò
chơi như ta còn thấy ngày nay. Thực ra mọi trò chơi lúc xuất phát đều mang
theo một ý nghĩa tôn giáo nào đấy, mà cái nổi bật nhất là ý nghĩa phồn thực.
Nhưng một số trò chơi như: “đánh đu”; “thả chim”, “bắt chạch trong
chum” thường diễn ra bên ngoài đình, không bị gắn chặt với lễ thức của việc
thờ cúng, hoặc chỉ kết hợp một cách nhẹ nhàng, nên mang nhiều tính chất giải
trí hơn. Vả lại, đến ngày nay, cả người chơi lẫn người xem đều không có cảm
nhận một ý nghĩa tôn giáo nào đối với các trò đó, mà chỉ coi như một trò chơi
thuần
Trò chơi thi tài thi khéo: Những trò chơi này nói chung không còn dính
89
dáng đến một loại tín ngưỡng nào nữa, dù chỉ là dưới dạng vết tích. Trừ trò “thi
ném pháo”ở Thị cầu mà ta còn phải xem lại bối cảnh ra đời của nó để tìm hiểu
ý nghĩa tôn giáo nếu có. Còn những trò chơi khác như “thi thổi cơm”, “thi dệt
vải”, “leo trèo” thì chỉ là những cuộc thi lặp đi lặp lại những sinh hoạt
hàng ngày. Nhưng một khi đã trở thành trò chơi thi tài thi khéo người ta phải
đưa vào đó những điều kiện hạn chế hành động hàng ngày và làm cho nó trở
nên khó khăn hơn, do đó mới có ganh đua giữa người dự thi.
Cũng là trò thổi cơm nhưng có nơi thì thổi trên đầm; ở làng Chuông (Hòa
Bình) thì vừa thổi vừa giữ em vừa ngăn một con cóc không cho nhảy ra khỏi
vòng; còn ở nhiều làng ở nơi khác thì vừa đi vừa thổi. Một số trò chơi thuộc
loại này có thể phát triển thành những trò thi tranh nghề, đôi khi nó lại vượt ra
khỏi lĩnh vực trò chơi để trở về với lao động nhằm kích thích việc sản xuất ra
những sản phẩm thủ công tốt và đẹp hơn.
Trò chơi thi đấu thể thao: Trò chơi vận động dân gian là những trò chơi
dân gian có sự vận động, đua tranh về thể lực là chính, thực hiện theo điều lệ
của cuộc chơi và có sự nhận định hơn/kém, thắng/thua, được/hỏng. Đó chính
là tiền đề của các nội dung hoạt động thể thao dân tộc ở Việt Nam hiện nay
[35], [42].
Từ góc độ giáo dục thể chất, trò chơi vận động dân gian là một trong những
biện pháp giáo dục thể chất có hiệu quả, nhằm góp phần xây dựng những con
người mới phát triển toàn diện, đáp ứng được những yêu cầu khách quan của
sự nghiệp đổi mới đất nước [55].
Cũng có thể xếp thể thao vào hình thức thi tài thi khéo. Nhưng nếu như
thổi cơm, dệt vải lặp đi lặp lại nhiều lần một cách tượng trưng những hành động
bình thường của cuộc sống hàng ngày và trong đó từng người tham gia với tư
cách cá nhân một mình đua tài đua khéo với những người khác, thì ngược lại,
các trò thi đấu thể thao không lặp lại những hành động bình thường, hoặc không
90
lặp lại một cách rõ nét và thường chia thành 2 phe (mỗi phe có thể có 1 hay vài
người). Dù có phần phức tạp hơn các trò chơi khác thường bị chi phối bởi các
quy ước ít nhiều chặt chẽ nhưng đôi khi còn bộc lộ những vết tích của tín
ngưỡng xưa quả cẩu trong “Cướp cầu”, “Đánh phết” có thể là vết tích của hình
thái thờ mặt trời, “Kéo co” không thể không nhắc đến giao động giữa 2 mùa
mưa và khô, có nơi “Bơi chải” mang rõ mục đích cầu mưa Dù sao đây cũng
là những trò chơi gây nhiều hào hứng nhất, có khả năng nhất đi vào cuộc sống
hiện đại.
Trò chơi trẻ em: Đây là một thế giới riêng mà người lớn ít chú ý đến, dù
cho mỗi người lớn đã từng là trẻ em và đã từng chơi những trò của trẻ em.
Trong khi trò chơi của người lớn chủ yếu tập trung vào lễ hội xuân, thì trò chơi
của trẻ em lại rải ra quanh năm và không bị hạn chế ở địa điểm chơi.
Hiện nay các nhà giáo dục học đã nghiên cứu kỹ về trò chơi trẻ em, đã
phân loại các trò chơi phù hợp với sự phát triển – tâm sinh lý trẻ em ở từng lứa
tuổi. Những trò chơi đó mang tính khoa học và tính quần chúng rất cao. Nhưng
điều đáng lưu ý là trò chơi trẻ em ở mỗi nước đều liên quan đến đồng giao, đó
là yếu tố văn hóa riêng của mỗi dân tộc có tác dụng lớn đến việc giáo dục thể
chất và giáo dục thẩm mỹ cho trẻ em, mà chúng ta cần giữ gìn. Phục hồi những
trò chơi truyền thống của trẻ em, tùy theo chủng loại của chúng mà đưa vào
chương trình giáo dục ở nhà trường mẫu giáo, là một việc làm cần thiết để đánh
thức cái hồn dân tộc ẩn tàng trong mỗi một đứa trẻ.
Trò chơi dân gian nếu nhìn vào đặc điểm rất dễ nhận thấy có trò chơi tay
không, trò chơi có đồ chơi và trò chơi đồng dao, có trò chơi cho trẻ em và trò
chơi cho người lớn. Có những trò mang tính suy ngẫm trí tuệ như trò: Đố lá, Đi
Hùm (Cờ Đi Hùm), Đánh Cúi Cái (Đánh Lợn cái)
Chơi các trò này người chơi, nhất là các em nhỏ phải vận dụng sức suy
nghĩ của bộ óc, phải tinh nhanh và phán đoán đường đi, nước bước Sau mỗi
91
cuộc chơi con người như sáng tỏ ra nhiều điều, nhất là trò Đố Lá giúp trẻ em
quan sát, nhận biết được các loại lá trong tự nhiên, một bước chuẩn bị cho cuộc
sống sau này của người miền núi. Có những trò mang tính thể thao, thượng võ
như trò: Vật Mường đè khà, Nỏ bắn bia[88].
Các trò này ngoài việc rèn luyện sức khỏe, nó còn rèn luyện cho con người
có tinh thần quả cảm, tinh anh và sự quyết tâm trong mỗi hành động. Ban đầu
vào các cuộc chơi ai nấy đều hăng hái và có phần ngạo nghễ. Khi kết thúc cuộc
chơi người thắng, người thua đều phục nhau và tôn trọng lẫn nhau.
Có một số trò mang tính sa - man giáo như trò Đập Nàng Khót, Đập Nàng
Bạn Các trò này mang tính sơ khai của hình thái sân khấu múa rối. Người
chơi nhập cuộc chơi với thần linh và cũng là nhân vật chơi, có đối đáp, có các
biểu tượng ngôn ngữ đặc trưng ước lệ, bên ra câu hỏi, bên trả lời bằng cách đập
tay xuống sạp nhàHình thái tổ chức các trò chơi dân gian Mường được chơi
trên các sân bãi nhìn chung là không cần rộng lắm, các trò chủ yếu là trò chơi
tập thể [88].
Các loại trò chơi được phân loại theo căn cứ vào yêu cầu về công tác tổ
chức thực hiện trò chơi: Trò chơi chia thành đội, không chia đội và trò chơi có
một nhóm chuyển tiếp ở giữa.
Trò chơi chia thành đội được tiến hành chơi với điều kiện số người chơi
của các đội phải ngang nhau, thậm chí số lượng các em nữ, các em nam cũng
phải bằng nhau ở các đội chơi, ví dụ: “Kéo co”, “Lò cò tiếp sức”
Luật lệ của những trò chơi này thường nghiêm và chặt chẽ hơn. Như trò
chơi “kéo co” phải quy định từ cách đặt chân ở vạch phân chia, cách cầm
dây.v.v Mỗi đội phải hành động đồng loạt với sự phối hợp chính xác, vì đôi
khi sự thắng - thua là kết quả của sự hợp đồng chặt chẽ ở mức khác nhau của
mỗi đội. Những trò chơi này có tác dụng giáo dục tinh thần tập thể, tính tổ chức
kỷ luật rất tốt.
92
Trò chơi không chia đội lại có thể chia ra: Trò chơi có người điều khiển;
Trò chơi không có người điều khiển.
Trong loại trò chơi này lại có thể chia ra: Các trò chơi mà toàn bộ số người
tham dự cuộc chơi cùng tham gia vào chơi một lúc Các trò chơi mà số người
tham gia chơi phải theo lần lượt, thứ tự.
Đặc điểm của những trò chơi không chia đội là người chơi không cùng
một đích, mỗi người chơi độc lập, cá nhân chịu trách nhiệm về công việc của
mình.
Loại trò chơi có nhóm phụ ở giữa là những trò chơi vừa mang tính chất cá
nhân, nhưng khi cần thiết có thể hợp thành những nhóm, tuy nhiên sự kết hợp
ở đây không thường xuyên mà là ngẫu nhiên.
Trò chơi vận động là một trong những phương tiện giáo dục thể chất nó
được sử dụng kết hợp với bài tập thể chất hoặc du lịch và rèn luyện trong tự
nhiên góp phần củng cố và nâng cao sức khoẻ của con người. Thông qua trò
chơi vận động góp phần giáo dục khả năng nhanh nhẹn, khéo léo, thông minh,
đức tính thật thà, tính tập thể nhằm giáo dục các mặt đức, trí, thể, mỹ v.v đào
tạo con người phát triển một cách toàn diện. Trò chơi vận động còn là một
phương tiện vui chơi giải trí, một hình thức nghỉ ngơi tích cực, một hoạt động
có tính văn hoá góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho con người.
Về phương diện sinh lý vận động: Trò chơi vận động giải toả tâm lý tạo
nên sự lạc quan yêu đời, vui tươi thoải mái góp phần giảm các căng thẳng thần
kinh, giảm và chống đỡ được một số bệnh tật [26], [71].
Với tác dụng to lớn của trò chơi vận động nên đã được nhân dân ta sử
dụng phục vụ trong những ngày hội, ngày tết, ngày lễ và đặc biệt trong các dịp
trại hè của HS các cấp.Trong trường học, trò chơi được sử dụng kết hợp với bài
tập thể chất, nó là một trong những nội dung của chương trình thể dục. Căn cứ
vào đặc điểm của từng trò chơi được sử dụng vào các phần khởi động, cơ bản
93
hay hồi tĩnh của mỗi tiết học thể dục, hoặc những giờ chính khoá chuyên về trò
chơi vận động. Theo tác giả nguyễn Đức Ninh (2016); nghiên cứu phát triển
các môn thể thao dân tộc cho học sinh Trung học cơ sở tỉnh Thái Nguyên; Dựa
trên cơ sở khoa học và thực tiễn, xây dựng, ứng dụng chương trình giảng dạy
và học tập các môn thể thao dân tộc, gồm có: Bắn nỏ, Đẩy gậy, Tung còn [40].
Về cấu trúc nội dung bồi dưỡng kiến thức tổ chức trò chơi dân gian
và thể thao dân tộc cho sinh viên khối sư phạm:
Cấu trúc nội dung được biên soạn trên cơ sở các môn thể thao dân tộc; là
những môn truyền thống và phổ biến của các dân tộc thiểu số phía Bắc. Các
môn thể thao dân tộc này đã được Uỷ ban TDTT (cũ) đưa vào là nội dung chính
thức của Hội thi thể thao các dân tộc thiểu số miền núi. Riêng Bắn nỏ đã trở
thành môn thi của Hội khoẻ Phù Đổng toàn quốc và Đại hội Thể thao quốc
phòng toàn quân. Đặc biệt Bắn nỏ và Đẩy gậy là các môn thi chính thức của Đại
hội TDTT Toàn quốc lần thứ V, năm 2006 [68].
Cấu trúc môn học tự chọn là cơ sở xây dựng chương trình kế hoạch ngoại
khóa, huấn luyện đội đại biểu của nhà trường tham dự Hội khoẻ các cấp. Khi thực
hiện giáo viên phổ biến cho học sinh về phương pháp tổ chức tập luyện, thi đấu,
luật, dụng cụ, sân bãi, để có thể tự tổ chức hoạt động TDTT ngay trong thời gian
học ở trường và sau khi về địa phương công tác.
Theo đó, sinh viên khối sư phạm Trường Đại học Tây Bắc sẽ công tác ở các
trường phổ thông vùng cao, dân tộc. Để sinh viên khối sư phạm Trường Đại học
Tây Bắc tiếp cận các kỹ năng này, với ý tưởng kết hợp vừa có kỹ năng tự tổ chức,
vừa có kỹ năng hướng dẫn tổ chức TCVĐDG và TTDT cho học sinh phổ thông sau
khi tốt nghiệp sẽ công tác, dạy học, đồng thời họ cũng sẽ là đội ngũ hướng dẫn
viên, cộng tác viên thể dục thể thao cơ sở - một nguồn nhân lực quan trọng góp
phần thúc đẩy phát triển TDTT quần chúng vùng Tây Bắc [49], [58].
94
3.3. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các trò chơi vận động dân gian và
thể thao dân tộc đối với sinh viên khối sư phạm (K57) Trường Đại học Tây
Bắc
3.3.1. Cơ sở pháp lý
Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, năm 2013, Điều 60. Nhà nước, xã
hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Điều 61. Phát triển giáo dục là
quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài; Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho
giáo dục; chăm lo giáo dục mầm non; bảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc;
Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân
tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; ưu tiên sử
dụng, phát triển nhân tài; tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo
được học văn hóa và học nghề [44].
Luật TDTT sửa đổi năm 2018, bổ sung Điều 21 như sau: a) Sửa đổi, bổ
sung khoản 1 và Khoản 2 Điều 21 như sau: “1. Nhà nước có chính sách dành
đất đai, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục thể chất và hoạt động thể
thao trong nhà trường, bảo đảm đủ giáo viên, giảng viên thể dục thể thao cho
các cấp học và trình độ đào tạo; ưu tiên phát triển môn bơi, võ cổ truyền và các
môn thể thao dân tộc.
Luật giáo dục đại học năm 2012, Điều 12, chính sách của Nhà nước trong
giáo dục đại học: Phát triển giáo dục đại học để đào tạo nhân lực có trình độ và
chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an
ninh của đất nước; Gắn đào tạo với nghiên cứu và triển khai ứng dụng khoa học
và công nghệ; đẩy mạnh hợp tác giữa cơ sở giáo dục đại học với tổ chức nghiên
cứu khoa học và với doanh nghiệp; Nhà nước đặt hàng và bảo để thực hiện các
nhiệm vụ khoa học và công nghệ đối với cơ sở [43].
95
Như vậy, những quy định trong pháp luật Việt Nam đối với việc bảo tồn
và phát triển TTDT là rất đầy đủ, cụ thể và chặt chẽ. Những quy định đó đã thể
chế hoá quan điểm của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về thể dục, thể thao nói
chung và TTDT nói riêng.
3.3.2. Cơ sở thực tiễn
3.3.2.1. Kết quả khảo sát thực trạng sử dụng trò chơi vận động dân gian
và thể thao dân tộc vùng Tây Bắc
Tiếp cận thực trạng sử dụng trò chơi vận động dân gian và thể thao dân
tộc vùng Tây Bắc thông qua khảo sát ý kiến nhận định của các khách thể nghiên
cứu; Kết quả khảo sát trình bày ở bảng 3.25.
Bảng 3.25. Kết quả khảo sát thực trạng sử dụng trò chơi
vận động dân gian và thể thao dân tộc vùng Tây Bắc (n=352)
TT Đối tượng
và
Nội dung khảo sát
Mức độ
tính
p Hay sử
dụng
Thỉnh
thoảng
Ít sử
dụng
1 Giảng viên: Mức độ sử
dụng trong hoạt động
GDTC và TDTT của
nhà trường (n=23)
02
8.6%
17
73.9%
04
17.5%
55.31 <0.001
2 Cán bộ quản lý TDTT:
Mức độ sử dụng trong
sinh hoạt văn hóa thể
thao cơ sở (n=20)
16
80.0%
02
10.0%
02
10.0%
3 Giáo viên phổ thông:
Mức độ sử dụng trong
GDTC và TDTT của
nhà trường (n=30)
04
13.3%
19
63.4%
07
23.3%
4 Sinh viên khối sư
phạm: Mức độ sử
dụng trong đời sống
hàng ngày (n=279)
43
15.4%
189
67.7%
47
16.8%
bảng 22.45
96
Tổng số người được khảo sát gồm 352 người. Trong đó: Giảng viên Bộ
môn GDTC Trường Đại học Tây Bắc 23 người (6.55%); Cán bộ quản lý TDTT
cơ sở 20 người (5.6%); Giáo viên tiểu học và mầm non 30 người (8.5%) và 279
sinh viên khối sư phạm (79.2%). Qua kết quả ở bảng 3.24 cho thấy: Đối với
giảng viên Trường Đại học Tây Bắc: 21/23 (91.3%) ý kiến cho rằng việc sử
dụng trò chơi vận động dân gian trong GDTC và TDTT nhà trường chỉ thỉnh
thoảng và ít sử dụng; Đối với cán bộ quản lý TDTT cơ sở: 16/20 ý kiến (80.0%)
cho rằng trò chơi vận động dân gian hay được sử dụng trong sinh hoạt văn hóa
thể thao cơ sở, nhất là trong các dịp lễ tết; Đối với giáo viên tiểu học và mầm
non: 19/30 ý kiến (63.4%) và sinh viên khối sư phạm 189 ý kiến (67.7%), cho
rằng trò chơi vận động dân gian thỉnh thoảng được sử dụng trong GDTC và
trong đời sống hàng ngày. Kết quả khảo sát là cơ sở thực tiễn cần thiết phát
triển TCVĐDG và TTDT trong quá trình đào tạo và hoạt động giáo dục
(p<0.001).
3.3.2.2. Kết quả khảo sát nhận thức, động cơ, nhu cầu về trò chơi vận
động dân gian và thể thao dân tộc của sinh viên khối sư phạm Trường Đại học
Tây Bắc
Kết quả khảo sát nhận thức và con đường nhận thức về TCVĐDG và
TTDT của sinh viên khối sư phạm Trường Đại học Tây Bắc thông qua phỏng
vấn 279 sinh viên khối sư phạm được trình bày ở bảng 3.26; Cho thấy:
Nhận thức 1: Trò chơi vận động dân gian và thể thao dân tộc là một di
sản văn