Luận án Nghiên cứu phương pháp viết sử của sử gia Việt Nam qua bộ quốc sử thời Lê Đại Việt sử ký toàn thư

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU.1

1.Tính cấp thiết của đề tài .1

2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án .2

3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu của luận án .3

4. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu .4

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án.5

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án.5

7. Cấu trúc của Luận án.6

Chương 1: TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .7

1.1. Về Mục lục học và Thư tịch học .7

1.2. Về Văn bản.9

1.3. Về mối quan hệ của các bộ sách sử với ĐVSKTT.13

1.4. Về phương pháp và tư tưởng viết sử.15

1.5. Về nội dung sử liệu.19

1.6. Về các sử gia.21

1.7. Về các văn bản chỉnh lý đã công bố.23

1.8. Nhận xét đánh giá và định hướng nghiên cứu.24

Tiểu kết chương 1.26

Chương 2: KHẢO SÁT VĂN BẢN VÀ TRUYỀN BẢN ĐVSKTT.27

2.1. Vấn đề văn bản bản ĐVSKTT .27

2.1.1. Tổng quan về văn bản ĐVSKTT và quan điểm của học giới .27

2.1.2. Về bài ―Phàm lệ tục biên‖ của Lê Hy .32

2.2. Vấn đề văn bản bản NCQB.38

2.2.1. Văn bản bản NCQB của Paul Démiville.38

2.2.2. Văn bản VHv.2330-2336 tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm .51

2.2.3. Vấn đề bản khắc in NCQB .52

Tiểu kết chương 2.65Chương 3: CÁC THỂ BIÊN SOẠN CỦA ĐVSKTT .66

3.1. Thể biên soạn của Lê Văn Hưu.66

3.2. Thể biên soạn của Ngô Sĩ Liên.69

3.2.1. Về việc biên soạn ĐVSKTT của Ngô Sĩ Liên .69

3.2.2. Kỷ .70

3.2.3. Ngoại kỷ và Bản kỷ.76

3.2.4. Bản kỷ thực lục.81

3.2.5. Toàn thư.84

3.3. Thể tài Bản kỷ thực lục và bản kỷ tục biên của Phạm Công Trứ và Lê Hy .85

3.4. Thể tài Cương mục: Đại thư 大書 và Phân chú 分注.89

Tiểu kết chương 3.97

Chương 4: Tư TưỞNG VIẾT SỬ TRONG BỘ ĐVSKTT .98

4.1. Tư tưởng viết sử của các sử gia trước thời Lê sơ .98

4.1.1.Tư tưởng viết sử của Lê Văn Hưu.98

4.2. Tư tưởng viết sử của các sử gia thời Lê sơ.114

4.2.1. Phan Phu Tiên .114

4.2.2. Ngô Sĩ Liên .115

4.2.3. Vũ Quỳnh .127

4.3. Tư tưởng viết sử của các sử gia thời Lê Trung hưng .130

Tiểu kết chương 4:.135

KẾT LUẬN .136

DANH MỤC BÀI VIẾT LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .140

TÀI LIỆU THAM KHẢO .142

PHỤ LỤC.151

pdf164 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 29/12/2022 | Lượt xem: 525 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu phương pháp viết sử của sử gia Việt Nam qua bộ quốc sử thời Lê Đại Việt sử ký toàn thư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
於其後。極知僭妄,罪無所逃。然職在當為,不敢以才識謭陋為辭,謹編定成書,留之史舘。[100, tr. 55] 71 Theo Mã Sử biên niên, nhưng thẹn vì chắp vá còn thô, học Lân Kinh so việc đâu dám mong cẩn nghiêm sánh kịp. [37, tr.102]① Nói Mã sử thƣờng nói đến Sử ký của Tƣ Mã Thiên hoặc Tư trị thông giám của Tƣ Mã Quang, nhƣng ở đây có lẽ là Sử ký của Tƣ Mã Thiên, còn Lân Kinh tức là Kinh Xuân Thu. Ý là Ngô Sĩ Liên theo phƣơng pháp soạn sử của Tƣ Mã Thiên và Khổng Tử làm sách sử ĐVSKTT. Việt Nam từ Đinh Tiên Hoàng đến đời Lê sơ, các vua đều xƣng đế, thì Kỷ chắc là thể biên soạn sách sử tốt nhất, nên Ngô Sĩ Liên sử dụng thể Kỷ ghi chép Việt sử. Nhƣng Ngô Sĩ Liên viết “Theo Mã Sử biên niên”, Sử ký của Tƣ Mã Thiên là bộ Thông sử thể kỷ truyện, có 5 thể chỉ có Bản kỷ thuộc thể Biên niên. Sách sử biên niên sớm nhất là Xuân Thu, nhƣng sách này không có thể Kỷ. Tƣ Mã Thiên sáng tạo thể Kỷ và vận dụng trong công trình lớn Sử ký, đây là khởi đầu cho việc sách sử sử dụng thể Kỷ. Nguyễn Chi Sinh 阮芝生 viết rằng: Tên BẢN KỶ từ sách cổ Vũ bản kỷ, nhƣng thể lệ học từ sách Xuân Thu.“本紀”的名稱來自 古代的《禹本紀》,而其體例實是學自《春秋》. [58] Trƣớc sách Sử Ký đã có tên BẢN KỶ, đến Tƣ Mã Thiên thể này càng đƣợc phát triển mạnh. Sách sử đời sau Thể biên niên 編年體 và Thể kỷ truyện 紀傳體 đều sử dụng thể này, gọi tên là Bản kỷ hoặc Kỷ. Nguyễn Chi Sinh tổng kết nguyên tắc Tƣ Mã Thiên soạn Bản kỷ: Phương pháp biên soạn Bản kỷ có ba loại, thứ nhất là biên niên, nếu không có năm có thể chép, hoặc có năm nhưng không thể ghi lại được, thì cũng là sự bất đắc dĩ; thứ hai là lấy sự thống trị thiên hạ làm trung tâm, loại này tuyệt đại đa số là đế vương; thứ ba là thể coi trọng sự đơn giản mà nghiêm cẩn, chỉ chép những việc lớn. Xét từ ba điểm đó, nội dung Bản kỷ đề cập đến là những việc, cương yếu của lịch sử, Thể này coi người thống trị của tổ chức nhân quần làm đầu mối, dựa theo trình tự thời gian để ghi chép các loại hoạt động trọng yếu của nhân quần.“‘本紀’體 裁的作法有三:一、以編年為主。其無年可編或有年而不能逐編出者,乃是不 ① 效馬史之編年,第漸補綴;法麟經之比事,敢望謹嚴。[100, tr. 57] 72 得已。二、以宰製天下者為中心。此絕大多數為帝王。三、體貴簡嚴,僅書大 事。由此三點看來,本紀所及的乃是歷史的綱要,它是以人群組織的宰製者統 系,按照時間的順序來記載人群各種重要的活動。”[58] Ngô Sĩ Liên rõ rằng phƣơng pháp và nguyên lý biên soạn của Bản kỷ và Kỷ theo Tư Mã Thiên và Tư Mã Quang, và phát triển tƣ tƣởng biên soạn của mình. Ông ấy soạn nhiều Kỷ về thời đại Việt sử khác với sách sử đời trƣớc nhƣ An Nam chí lược và Đại Việt sử lược, Cụ thể nhƣ xem bảng sau: Bảng 3.1 Sự sử 史事 ĐVSKTT 大越史記全書 Đại Việt sử lược 越史略 An Nam chí lược 安南志略 Ghi chú Kinh Dƣơng vƣơng 涇陽王 Lạc Long Quân 貉龍君 Hồng Bàng thị kỷ 鴻龐氏紀 Không có Không có Hùng Vƣơng 雄王 Văng Lang Quốc 文郎國 Hồng Bàng thị kỷ 鴻龐氏紀 Quốc sơ duyên cách 國初沿革 Không có An Dƣơng Vƣơng 安陽王 Thục thị kỷ 蜀氏紀 Quốc sơ duyên cách 國初沿革 Không có Nƣớc Nam Việt 南越國 Triệu thị Kỷ 趙氏紀 趙紀 Triệu Thị Thế gia 趙氏世家 Thuộc Tây Hán 屬西漢 Thuộc Tây Hán kỷ屬 西漢紀 Lịch đại thủ nhậm 歷代守任 Không có Trƣng Trắc徵側 Trƣng Nữ Vƣơng kỷ 徵女王紀 Lịch đại thủ nhậm 歷代守任 Không có Thuộc Đông Hán 屬東漢 Thuộc Đông Hán kỷ 屬東漢紀 Lịch đại thủ nhậm 歷代守仁 Không có Sĩ Nhiếp/Tiếp 士燮 Sĩ Vƣơng kỷ 士王紀 Lịch đài thủ nhậm 歷代守任 Không có Thuộc Ngô Tấn Tống Tề Lƣơng 屬吳晉宋齊梁 Thuộc Ngô Tấn Tống Tề Lƣơng kỷ 屬吳晉宋齊梁紀 Lịch đại thủ nhậm 歷代守任 Không có Lý Bí 李賁 Tiền Lý kỷ 前李紀 Không có Không có Triệu Quang Phục 趙光復 Triệu Việt Vƣơng kỷ 趙越王紀 Không có Không có Lý Phật Tử 李佛 子 Hậu Lý kỷ 後李紀 Không có Không có Thuộc Tùy Đƣờng 屬隋唐 Thuộc Tùy Đƣờng kỷ 屬隋唐紀 Lịch đại thủ nhậm 歷代守任 Không có 73 Khúc Thừa Mỹ 曲承美 Dƣơng Định Nghệ 楊廷藝 Nam bắc phân tranh kỷ 南北分爭紀 Lịch đại thủ nhậm 歷代守任 Ngũ Đại thời tiếm thiết 五代時僭竊 Ngô Quyền 吳 權 Ngô thị kỷ 吳氏紀 Ngô kỷ 吳紀 Ngũ Đại thời tiếm thiết 五代 時僭竊 Đinh Triều 丁朝 Đinh kỷ 丁紀 Đinh kỷ 丁紀 Đinh thị thế gia 丁氏世家 Tiền Lê 前黎朝 (黎桓) Lê kỷ 黎紀 Lê kỷ 黎紀 Lê thị thế gia 黎氏世家 Lý Triều 李朝 Lý kỷ 李紀 Nguyễn kỷ 阮紀 Lý thị thế gia 李 氏世家 Trần Triều 陳朝 Trần kỷ 陳紀 Hậu Trần kỷ 後陳紀 Trần Thị Thế gia 陳氏世家 Đại Việt sử lược chƣa ghi sử đời Trần. An Nam chí lược ghi sử Trần chƣa xong. Triều Minh chiếm lĩnh 明朝 佔領 Thuộc Minh kỷ 屬明 紀 Nhà Hậu Lê (Lê Lợi) 後黎朝(黎利) Lê Hoàng triều kỷ 黎皇朝紀 Bảng này làm theo ĐVSKTT (NCQB) nguyên bản công bố do Nxb. KHXH (Hà Nội), năm 1993; Đại Việt sử lược bản của Nxb. Thƣ Viện Quốc gia (Bắc Kinh), năm 2011; An Nam chí lược bản của Nxb. Thƣ cục Trung Hoa (Bắc Kinh), năm 2000. Kỷ thể hiện Quốc thống, là vấn đề quan trọng nhất trong biên soạn sách sử, nhân vật nào và sự kiện nào đƣợc soạn vào Kỷ đều biểu hiện tƣ tƣởng quan niệm chính trị và lịch sử. Ngô Sĩ Liên soạn Kỷ khác rất nhiều với hai bộ sách thời Trần. An Nam chí lược sáng tác ở Trung Quốc, nên Lê Tắc dùng thể Thế gia thay cho Kỷ để phù hợp với chính trị nhà Nguyên. Đại Việt sử lược là bộ sử đƣợc soạn theo Đại Việt sử ký, các Kỷ thể hiện tƣ tƣởng biên soạn của Lê Văn Hƣu. Đại Việt sử lược ghi nƣớc Nam Việt là quốc thống đầu tiên, tiếp theo là các Thứ sử quản trị Giao Châu, tiếp nữa là Ngô Quyền dựng lại Quốc thống. Ngô Sĩ 74 Liên có tƣ tƣởng biên soạn của mình, soạn nhiều Kỷ từ thƣợng cổ đến nhà Lê sơ để chứng tỏ rằng Quốc thống của Việt Nam có sự kế thừa lâu dài: Dòng mối ức vạn năm, vô cùng sánh ngang trời; vua giỏi sáu bảy vị, sáng hơn cả đời xưa. Tuy mạnh yếu mỗi lúc khác nhau, mà hào kiệt đời nào cũng có. [37, tr. 101]① Ngô Sĩ Liên soạn kỷ nổi bật ở các vấn đề sau: Thiết lập quốc thống: Ngô Sĩ Liên nhận định Triệu Đà là một anh hùng, tuy nhiên việc dựng nƣớc Nam Việt vẫn không đƣợc coi là khai sáng Quốc thống của nƣớc Việt. Ông lựa chọn Thần Nông thị là Thủy tổ của nƣớc Việt, nên ghi rõ rằng: Nước Đại Việt ở phía nam Ngũ Lĩnh, thế là trời đã phân chia giới hạn Nam – Bắc. Thuỷ tổ của ta là dòng dõi họ Thần Nông, thế là trời sinh chân chúa, có thể cùng với Bắc triều mỗi bên làm đế một phương. [37, tr.99]② Ngô Sĩ Liên lấy tài liệu huyền thoại trong sách Lĩnh Nam chích quái nhƣ Hồng Bàng Thị, Kinh Dƣơng Vƣơng, Lạc Long Quân, Hùng Vƣơng, soạn Hồng Bàng Thị Kỷ, để đƣa Quốc thống Việt lên thời điểm sớm hơn, tức Thần Nông thị thƣợng cổ. Trung tâm quyền lực: Thục Vƣơng tên là Phán xây dựng vƣơng quốc An Dƣơng. Vua ngƣời Thục nắm quyền và cai trị đất Việt, nên Ngô Sĩ Liên soạn Thục Thị Kỷ. Vua Hán Vũ Đế đánh diệt Nam Việt, đất Việt thuộc nhà Hán, vua Hán gọi nơi đó là địa phƣơng, nên Ngô Sĩ Liên soạn các Kỷ thuộc Tây Hán, Đông Hán, Ngô, Tấn, Tống, Tề, Lƣơng, Tùy, Đƣờng.v.v... Ngƣời Việt tự chủ: Vì Giao Châu có nhiều bảo vật, nên thời Bắc thuộc thƣờng xuyên bị quan viên từ phía Bắc đến vơ vét, đàn áp, khiến dân chúng liên tiếp khởi nghĩa chống lại chính quyền. Ngô Sĩ Liên viết: ① 統緒之傳億萬年,與天罔極;英明之君六七作,於古有光。雖強弱時或不同,而豪傑世未嘗乏。[100, tr.57] ② 大越居五嶺之南,乃天限南北也。其始祖出於神農氏之後,乃天啟真主也,所以能與北朝各帝一方 焉。[100, tr.55] 75 Phàm người nước Việt ta căm giận người Bắc triều xâm lược tàn bạo, nhân lòng người căm ghét, đánh giết quận thú để tự lập, thì đều chép là khởi binh, xưng quốc hiệu. Không may mà bại vong thì cũng chép là khởi binh, để tỏ lòng khen ngợi. [37, tr.104] ① Bị Tô Định 蘇定 giết chồng oan uổng, nên Trƣng Trắc 徵側, đã cùng em gái Trƣng Nhị徵貳 khởi nghĩa. Lý Bí 李賁 bất bình nhà Lƣơng, cùng Tinh Thiều并韶 khởi binh chống nhà Lƣơng; nên Ngô Sĩ Liên soạn Trưng Nữ Vương kỷ, Tiền Lý kỷ, Triệu Việt Vương kỷ. Trần Bá Tiên 陳霸先 diệt loạn Lý Bí và chống Triệu Quang Phục 趙光復 và Lý Phật Tử 李佛子. Khi Trần Bá Tiên lập nên nhà Trần thì ngƣời Việt đã tự chủ, nên Ngô Sĩ Liên không soạn Trần kỷ. Sự ngƣỡng mộ của đời sau: Sĩ Vương kỷ là bài Kỷ rất đặc thù do Ngô Sĩ Liên soạn. Sĩ Nhiếp 士燮 là Thứ sử Giao Châu đến 40 năm, giáo hóa địa phƣơng và không có chiến tranh, ngƣời Việt đánh giá ông rất cao và tôn xƣng là Sĩ Vƣơng. Lê Văn Hưu nói: Sĩ Vương biết lấy khoan hậu khiêm tốn để kính trọng kẻ sĩ, cho người dân thân yêu mà đạt đến quý thịnh một thời; lại hiểu nghĩa, thức thời, tuy tài và dũng không bằng Triệu Vũ Đế, nhưng chịu nhún mình thờ nước lớn, để giữ vẹn bờ cõi, có thể gọi là người trí. Tiếc rằng con nối không gánh vác nổi cơ nghiệp của cha, để cho bờ cõi nước Việt đã toàn thịnh mà lại bị chia cắt, đáng buồn thay! [37, tr.164] ② Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Nước ta thông thi thư, học lễ nhạc, làm một nước văn hiến, là bắt đầu từ Sĩ Vương, công đức ấy không những chỉ ở đương thời mà còn truyền mãi đời sau, há chẳng lớn sao? [37, tr.165]③ Sĩ Nhiếp quản lý Giao Châu nhiều năm, dân chúng chƣa từng phải chịu chiến tranh, địa phƣơng có nhiều hiền tài, ① 凡我越人憤北人侵暴,因人心甚惡,攻殺郡守以自立,皆書起兵稱國。不幸而敗亡者,亦書起兵以 應之。[100, tr. 67-68] ② 黎文休曰:士王能以寬厚謙虛下士,得人親愛,而致一時之貴盛。尤能明義識時,雖才勇不及趙武 帝,而屈節事大以保全疆土,可謂智矣。惜其嗣子弗克,負荷先業,使越土宇既皆全盛而復分裂。悲 夫![100, tr.132] ③ 史臣吳士連曰:我國通詩書,習禮樂,為文獻之邦,自士王始。其功德豈特施於當時,而有以遠及 于後代,豈不盛矣哉![100, tr.133] 76 lại có công tích lớn và giáo hóa dân chúng tôn kính đời sau, nên Ngô Sĩ Liên soạn Sĩ Vương kỷ để nói rõ rằng Việt Nam không chỉ có Quốc thống lâu dài, mà còn là một nƣớc văn hiến. Tƣ Mã Thiên soạn Khổng Tử thế gia kể về đạo thánh hiền, Ngô Sĩ Liên soạn Sĩ Vương kỷ nhớ lại sự nghiệp và công đức của vua. 3.2.3. Ngoại kỷ và Bản kỷ Ngô Sĩ Liên đã soạn ra các Kỷ để ghi viết sử Việt, ông tiếp tục chia Kỷ thành Ngoại kỷ và Bản kỷ, thể này có ảnh hƣởng lớn và đƣợc các sử gia Vũ Quỳnh, Phạm Công Trứ kế thừa. Sách sử trƣớc đó là An Nam chí lược và Đại Việt sử lược chắc không có Ngoại kỷ và Bản kỷ, bởi thể này là sự sáng tạo cá nhân của Ngô Sĩ Liên trong sự phát triển của sử học Việt Nam. Thể Ngoại kỷ và Bản kỷ là do ông học tập từ Tư trị thông giám do nhóm Tƣ Mã Quang biên soạn. Chúng tôi nhận định rằng, thể tài Ngoại kỷ của Ngô Sĩ Liên đã học theo từ Tư trị thông giám ngoại kỷ của Lƣu Thứ劉恕. Sách này bắt đầu từ năm Chu Uy Liệt Vƣơng周 威烈王 thứ 23 (năm 404 tƣớc Cn) và kết thúc vào năm Hiển Đức 顯德 thứ 4 đời vua Chu Thế Tông 周世宗 (năm 957). Lƣu Thứ có kế hoạch biên soạn Tiền kỷ 前紀 và Hậu kỷ 後紀, đƣợc viết rõ trong bài Thông giám ngoại kỷ dẫn: Thường suy nghĩ bộ Sử ký của Tư Mã Thiên bắt đầu từ Hoàng Đế, nhưng thiếu sự kiện của Bao Hy [Phục Hy] và Thần Nông chưa ghi chép. Tư Mã Quang làm sách ghi sử các đời nhưng chưa ghi sử trước Chu Liệt Vương. Học giả đã khảo sát và đọc sách tiểu thuyết, nội dung kỳ quái, không biết tin theo vào đâu. Như sau đời Lỗ Ẩn Công, chỉ căn cứ Tả thị, Quốc ngữ, Sử ký, Chư tử, và thêm bớt nội dung chưa dùng Xuân Thu, chưa lạm dùng Kinh của Thánh nhân. Từ Bao Hy đến Tam Tấn làm chư hầu, so với việc sau chưa được một hai phần trăm soạn thành Tiền Kỷ. Một tổ bốn tông của bản triều, thực lục quốc sử, soạn thành Hậu Kỷ. 嘗思司馬遷《史記》始於黃帝, 而包羲神農闕漏不錄,公為歷代書而不及周烈王之前,學者考古當閱小說,取捨 乖異,莫知適從,若魯隱之後,止據《左氏》、《國語》、《史記》、諸子,而 增損不及春秋,則無與於聖人之經,包羲至未名三晉為諸侯,比於後事,百無一 二,可為前紀。本朝一祖四宗,可實錄國史,於朝廷為后紀。[51] 77 Rất tiếc sau đó gia đình Lƣu Thứ gặp nạn và bị liệt, tay phải không cầm đƣợc bút và viết chữ, nên đã nói lại cho con trai tên là Hi Trọng 羲仲 ghi chép: Thường nghĩ rằng sự nghiệp suốt đời chưa làm gì thành công, đã làm việc ở sử cục 10 năm, chép Quốc Ngữ và sách khác, soạn Thông giám tiền kỷ. Nhà tôi rất nghèo và sách tham khảo không đầy đủ. Sống ở miền nam hẻo lánh, nhà các sĩ nhân không tàng sách. Tôi ốm đau 600 ngày, không được cùng ai thảo luận văn sử, hỗn loạn quên nhiều. Ở phương xa không xem được sách của triều đình, không dám nghĩ đến việc soạn Hậu kỷ; nên đổi tên sách từ Tiền kỷ thành Ngoại kỷ, như Quốc ngữ vẫn gọi tên là Xuân Thu ngoại truyện v.v... tạm thời không soạn được Tiền Hậu kỷ, chỉ soạn được Ngoại kỷ. Ngày sau sách hoàn thành, ông soạn thành Tiền Hậu kỷ, thì có thể bỏ những chỗ rườm rà của Ngoại kỷ mà soạn Tiền kỷ, để hoàn chỉnh trước tác của một nhà... Thứ tuy không kịp xem được sách ấy, nhưng cũng là chí hướng cả đời của mình. 常自念平生事業無一成,就史局十年,俛仰竊錄,因取 諸書以國語為本,編通鑑前紀。家貧書籍不具,南徼僻陋,士人家不藏書,臥 病六百日,無一人語及文史,昏亂遺忘,繁簡不當,遠方不可得國書,絕意於 后紀。乃更前紀曰外紀,如國語稱春秋外傳之意也。聊敘不能作前後紀, 而為外紀焉。它日書成,公為前後紀,則可刪削外紀之繁冗而為前紀,以備古 今一家之言。恕雖不及見,亦平生之志也。[51] Lƣu Thứ muốn một mình soạn thành Tiền kỷ và Hậu kỷ cho công trình Tư trị thông giám, nhƣng vì bị liệt không đƣợc viết chữ do đó đã đổi tên bản thảo Tiền Kỷ thành Ngoại kỷ. Ông tiếp tục hy vọng Tƣ Mã Quang sửa chữa Ngoại kỷ soạn thành Tiền kỷ, và sẽ soạn Hậu Kỷ tiếp theo. Tiếc thay Lƣu Thứ mất trong năm Nguyên Phƣơng thứ 9, thọ 47 tuổi. Tƣ Mã Quang làm bài Tư trị thông giám Ngoại kỷ tự, đánh giá cao nhất về tài hoa và công nghiệp của ngƣời bạn, ông viết: Đạo Nguyên thích làm sách, chí muốn bao gồm cả vũ trụ mà không sót việc gì, ông soạn Tư trị thông giám ngoại kỷ 10 quyển, (). Nay hoàng đế lên ngôi, đặt tên là Tư trị thông giám, việc Đạo Nguyên ghi chép đều trước Thông giám, vì vậy gọi tên là Ngoại kỷ. 道原好著書,志欲籠絡宇宙而無所遺,其著《資治通鑑外紀》 78 十卷。今上即位,賜名曰資治通鑑,道原所編之事,皆在通鑑之前,故曰 外紀焉.[51] Sách Tư trị thông giám ngoại kỷ của Lƣu Thứ cho rằng sách Tư trị thông giám của Tƣ Mã Quang đã có thể tài Kỷ. Hồ Tam Tỉnh 胡三省 chú thích: Ôn công biên niên dùng phép Xuân Thu, nhân Bản kỷ trong Sử Ký và Hán Thư mà gọi là Kỷ. 溫公系年用《春秋》之法,因《史》《漢》‘本紀’而謂之‘紀’[53] Vì Tư trị thông giám đều là Kỷ, không có thể tài khác, nên công trình này vẫn gọi là Tư trị thông giám bản kỷ đƣợc. Theo kế hoạch của nhóm biên soạn Tƣ Mã Quang và Lƣu Thứ, Tư trị thông giám phải có Tư trị thông giám tiền kỷ, Tư trị thông giám bản kỷ, Tư trị thông giám hậu kỷ, nhƣng cuối cùng hoàn thành là Tư trị Thông giám bản kỷ tức là Tư trị thông giám. Tư trị thông giám tiền kỷ chƣa hoàn thiện nên đổi tên là Tư trị thông giám ngoại kỷ. Đây là nguồn gốc thể tài Ngoại kỷ và Bản kỷ của Ngô Sĩ Liên. Bài tựa Thông giám ngoại kỷ dẫn chép đối thoại của Tƣ Mã Quang và Lƣu Thứ nhƣ sau: Tôi tham dự công việc ở sử cục, thường hỏi Tư Mã Quang rằng: Sao sách của ông không bắt đầu từ Nghiêu Thuấn thời thượng cổ? Ông trả lời, Từ Chu Bình vương tới nay, việc nằm cả trong Xuân thu, sách của Khổng tử không thể thêm bớt. Tôi hỏi tiếp, vì sao không bắt đầu từ thời năm bắt được con kỳ lân [năm Lỗ Ai Công thứ 14]? Trả lời, Kinh không được soạn tiếp theo. Thứ này bèn biết được hiền nhân soạn sách tôn kính thánh nhân như thế, nho giả có thể làm theo. 恕蒙辟實史局,嘗 請於公。曰公之書不始於上古堯舜何也?公曰周平王以來,事包春秋,孔子之 書不可損益。曰曷不始於獲麟之歲?曰經不可續也。恕乃知賢人著書尊避聖人 也如是,儒者可以法矣。[51] Lƣu Thứ soạn sử Tiền Kỷ trƣớc, từ Chu Uy Liệt Vƣơng đến Bao Hy thời thƣợng cổ. Do ông bị liệt không viết chữ đƣợc và bản thảo không hoàn thiện thì thay đổi tên là Ngoại kỷ; vì vậy, Kỷ của Tư trị thông giám Ngoài kỷ và Tư trị thông giám bản kỷ không có phân chia điểm khác và giống nhau. 79 Khảo sát cho thấy các Kỷ trong ĐVSKTT của Ngô Sĩ Liên vẫn là một chỉnh thể và không có sự chia phân. Đại Việt sử ký ngoại kỷ toàn thư tự viết: Nước Đại Việt ở phía nam Ngũ Lĩnh, thế là trời đã phân chia giới hạn Nam - Bắc. Thuỷ tổ của ta là dòng dõi họ Thần Nông, thế là trời sinh chân chúa, có thể cùng với Bắc triều mỗi bên làm đế một phương. Nhưng vì thiếu sử sách biên chép mà sự thực đều nghe truyền miệng, lời ghi có phần quái đản, sự việc có khi quên sót, cho đến có khi viết chữ không đúng, ghi chép rườm rà, chỉ làm loạn mắt, còn dùng làm gương sao được. [37, tr. 99]① Ngô Sĩ Liên đã bình luận sử về vua Hồng Bàng nhƣ sau: Khi trời đất mới mở mang, có thứ do khí hoá ra, đó là Bàn Cổ thị. Có khí hoá ra rồi sau có hình hoá, không thứ gì ngoài hai khí âm dương cả. Kinh Dịch nói: "Trời đất nung ủ, vạn vật thuần hoá, đực cái hợp tinh, vạn vật hoá sinh" . Cho nên có vợ chồng rồi sau mới có cha con, có cha con rồi sau mới có vua tôi. Nhưng thánh hiền sinh ra, tất có khác thường, đó là do mệnh trời. Nuốt trứng chim huyền điểu mà sinh ra nhà Thương , giẫm vết chân người khổng lồ mà dấy nhà Chu , đều là ghi sự thực như thế. Con cháu Thần Nông thị là Đế Minh lấy con gái Vụ Tiên mà sinh Kinh Dương Vương, tức là thuỷ tổ của Bách Việt. Vương lấy con gái Thần Long sinh ra Lạc Long Quân, Lạc Long Quân lấy con gái Đế Lai mà có phúc lành sinh trăm con trai. Đó chẳng phải là cái đã gây nên cơ nghiệp của nước Việt ta hay sao? Xét sách Thông Giám Ngoại kỷ chép: Đế Lai là con Đế Nghi; cứ theo sự ghi chép ấy thì Kinh Dương Vương là em ruột Đế Nghi, thế mà kết hôn với nhau, có lẽ vì đời ấy còn hoang sơ, lễ nhạc chưa đặt mà như thế chăng? [37, tr.132-133]② ① 大越居五嶺之南,乃天限南北也。其始祖出於神農氏之後,乃天啟真主也,所以能與北朝各帝一方 焉。奈史籍闕於記載,而事實出於傳聞,文涉怪誕,事或遺忘,以至謄寫之失真,記錄之繁冗,徒為 嵬目,將何鑒焉?[100, tr.55] ② 天地開肇之時,有以氣化者,盤古氏是也。有氣化,然後有形化,莫非陰陽二氣也。《易》曰:天 地絪縕,萬物化醇。男女媾精,萬物化生。故有夫婦,然後有父子。有父,然後有君臣。然而聖賢之 生,必異乎常,乃天所命。吞玄鳥卵而生商,屐巨人跡而興周,皆紀其實然也。神農氏之後帝明,得 婺僊女而生涇陽王,是為百粵始祖。王娶神龍女生貉龍君。君娶帝來女而生育有百男之祥。此其所以 能肇我越之基也歟。考之《通鑑外紀》,帝來,帝宜之子。據此所載,涇陽王,帝宜之弟,乃相為婚 姻,蓋世尚鴻荒,禮樂未著而然者歟。[100, tr.97-98] 80 Dịch giả chú giải: “Thông giám ngoại kỷ tức phần ngoại kỷ của sách Tư trị thông giám (294 quyển) do Tư Mã Quang đời Tống soạn”, [37, tr. 133] sách Thông giám ngoại kỷ chắc chắn là sách Tư trị thông giám ngoại kỷ của Lƣu Thứ mà không phải Tƣ Mã Quang. Theo đoạn văn trên của Ngô Sĩ Liên, ông đã kết hợp huyền thoại đất Việt với ghi chép về Đế Lai, Đế Nghi trong Tư trị thông giám ngoại kỷ để làm thành Hồng Bàng kỷ. Tư trị thông giám ngoại kỷ quyển 1 bản Tứ Khố toàn thư ghi chép: Đế Minh nguyên niên Đinh Hợi, ở ngôi 49 năm. Đế Trực nguyên niên Bính Tí, ở ngôi 45 năm‖, 帝明元年丁亥,在位四十九年。帝直元年丙子,在位 四十五年. Chữ Trực 直 và Nghi 宜 tự dạng gần giống, dễ viết nhầm. Nhƣng sau Đế Trực là Đế Ly còn có tên là Khắc“帝釐,一名克”, không có Đế Lai. Có thế là Ngô Sĩ Liên đã xem và tham khảo văn bản sớm và khác với bản sau. Điều đó cho phép xác định rằng, Ngô Sĩ Liên đã tham khảo, học tập từ Lƣu Thứ và Tƣ Mã Quang. Ảnh chụp nguyên văn của Tư trị thông giám ngoại kỷ quyển 1 bản Tứ Khố toàn thư Ngô Sĩ Liên cũng cho biết: lấy hai bộ sách của tiên hiền ra hiệu chính, biên soạn lại, thêm vào một quyển Ngoại kỷ, tất cả gồm mấy quyển, lấy tên là ĐVSKTT. [37, tr. 100] ① . Ông viết tiếp trong Nghĩ tiến ĐVSKTT biểu: Gọi tên là ĐVSKTT, ① 取先正二書,校正編摩,增入外紀一卷,凡若干卷,名曰《大越史記全書》。[100, tr.55] 81 soạn thêm Hồng Bàng, Thục Vương là phần Ngoại kỷ, cả thảy mấy quyển, nay đã biên xong. [37, tr.102] ① Ngô Sĩ Liên soạn chƣơng mới là Hồng Bàng kỷ và Thục kỷ mở đầu và Quốc thống thứ nhất của Việt sử, tức là quyển thứ nhất của ĐVSKTT. Ngô Sĩ Liên tiếp theo nội dung hai bộ sách sử Đại Việt sử ký của Lê Văn Hƣu và Phan Phu Tiên soạn thành sách sử từ Triệu Vũ Đế đến khi ngƣời Minh về nƣớc. Ngô Sĩ Liên đƣa phần ghi chép về Ngô Quyền lên đầu Bản kỷ, trong Phàm lệ ông viết: Chép bắt đầu từ Ngô Vương, vì vương là người nước Việt ta đương lúc Nam Bắc phân tranh, đã dẹp loạn, dựng nước, để nối đại thống của Hùng Vương và Triệu Vũ [đế] [37, tr.103]② Sách Đại Việt sử lược vẫn biên soạn là sau Ngô kỷ tiếp theo Triệu kỷ, sau Ngô Quyền tức là các đời nhƣ Đinh, Lê, Lý, Trần. Ngô Sĩ Liên nhận định Ngô Quyền là bắt đầu của Bản kỷ, trƣớc đó là Ngoại kỷ để ghi viết sử về Hồng Bàng thị, Hùng Vƣơng, Triệu Vũ Đế. Tuy nhiên, trong sách sử ĐVSKTT có Ngoại kỷ và Bản kỷ, nhƣng đều ghi chép Quốc thống về Việt sử mà chƣa có sự phân chia. 3.2.4. Bản kỷ thực lục Ngô Sĩ Liên làm theo khuôn mẫu biên soạn của Tư trị thông giám và soạn thành Ngoại kỷ và Bản kỷ trong ĐVSKTT, tuy nhiên, nếu nhƣ ông muốn làm trọn theo Tƣ Mã Quang thì phải soạn thêm cả Hậu kỷ nữa. Phạm Công Trứ viết nội dung trong ĐVSKTT là: Từ Lê Thái Tông đến Lê Cung Hoàng, vì sách sử trƣớc đã ghi chép thì gọi tên là Bản kỷ thực lục. 其自國朝太宗 至恭皇,則因前書所載,題曰本紀實錄 [100, tr. 60] Bắt đầu ở quyển thứ 11 ĐVSKTT ghi chép: Triều liệt đại phu Quốc tử giám tư nghiệp kiêm sử quan tu soạn thần Ngô Sĩ Liên biên 朝列大夫國子監司業兼史官修撰臣吳士連編, quyển này ghi viết sử về Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông và Lạng Sơn Vƣơng Lê Nghi Dân, tức là Ngô Sĩ Liên đã hoàn thành công việc biên soạn Thực lục ba triều, gọi tên là Bản kỷ thực lục. Phạm Công Trứ nhận định Ngô Sĩ Liên đã soạn rất tốt thực lục ba triều ① 名曰大越史記全書。增入鴻龐、蜀王外紀,總若干卷,今已成編。[100, tr.57] ② 其記始于吳王者,王我越人,當南北紛爭之時,能撥亂興邦,以繼雄王、趙武之統,故也。[100, tr.67] 82 và vẫn gọi tên sách sử mà mình làm tiếp là Bản kỷ thực lục. Lê Quý Đôn ghi chép trong Nghệ văn chí của sách Đại Việt thông sử: Trong năm Hồng Đức, viên quan Tế Tửu Ngô Sĩ Liên đã biên soạn bản kỷ ba triều từ năm Thuận Thiên đến Diên Ninh của Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông và Lê Nhân Tông, ghi chép việc sử tỉ mỉ và thể lệ nhất quán. 洪德年間,祭酒吳仕連編述自順天至延寧,為三朝本紀,敘事頗詳, 粗有端緒。[47] Khi biên soạn ĐVSKTT, Ngô Sĩ Liên đã làm Ngoại kỷ, Bản kỷ và thực lục ba triều, giống nhƣ mô hình mà nhóm Tƣ Mã Quang và Lƣu Thứ soạn Tư trị thông giám. Lƣu Thứ và Tƣ Mã Quang chƣa làm đƣợc Hậu kỷ về một tổ bốn tông nhà Tống. Tuy nhiên sau Ngoại kỷ và Bản kỷ, Ngô Sĩ Liên đã hoàn thành Hậu kỷ của mình trong ĐVSKTT, nhƣng không gọi tên là Hậu kỷ và gọi tên Bản kỷ thực lục chắc để giữ lễ cũng nhƣ bày tỏ sự ngƣỡng mộ của mình đối với sử học biên soan và sử giả trƣớc. Nhƣng thể tài Bản kỷ thực lục chƣa xuất hiện trên các sách sử trƣớc. Thực lục là loại thể tài của quốc sử, Kim Dục Phất 金毓黻 khảo sát quá trình phát triển của thể tài Thực lục: Tùy chí đã ghi Chu Hưng Tự soạn Lương hoàng đế thực lục ba quyển, ghi viết sử về Lương Vũ Đế, Tạ Ngô (sách Đường chí ghi là Tạ Hạo) soạn Lương hoàng đế thực lục năm quyển ghi sử về Lương Nguyên Đế, đều là chính sử. Sách thực lục là ký chú của các vua và thêm nội dung. Đến đời Đường trở về sau, sau khi một vị vua mất và vua mới lên ngôi, [vua mới] ra lệnh tiếp tục soạn thực lục, các đời làm theo và trở thành điển chế.《隋志》著錄《周興嗣梁皇帝實錄》三卷,紀 武帝事,謝吳(《唐志》作昊)《梁皇帝實錄》五卷,紀元帝事,皆為官撰之 書,原出於記注,而所取材,則不以記注為限,迨唐以後,則每帝崩殂後,必 由繼嗣之君,敕修實錄,沿為定例。[76] Thực lục là sử ghi chép về vua đƣơng triều, do sử quan triều đình biên soạn. Thời Lê, việc soạn sử vẫn rất quan trọng. Năm Thuận Thiên thứ 4 (1431), vua Lê Thái Tổ ra lệnh soạn Lam sơn thực lục và tự tay làm bài tự, ký tên là Lam Sơn động chủ.帝命作《藍山實錄》,帝自作序,著藍山峒主 [100, tr.564] Sử liệu cũng cho 83 biết, vào những năm đầu nhà Lê sơ, đã có chức danh Quốc sử, nhƣ sử liệu chép rằng, năm Thái Hòa 太和 thứ 6 (1448), Quốc sử Đồng tu NguyễnVăn Tộ về trí sĩ tức là nghỉ hƣu. 國史同修阮文祚致職 [100, tr. 618] Thực tế, trong thời gian này, có tới bốn vị tiến sĩ quan chức là Quốc sử viện Đồng tu. Đó là Bùi Phúc, Nguyễn Văn Chất, Phan Hoan và Nguyễn Thu Thông. Tài liệu này chứng minh rằng đến đời Lê Thái Tông nhà Lê chắc chắn đã có Quốc sử viện và đã thiếp lập cơ cấu và chức viên hoàn bị. Quốc sử quan biên soạn nhật lịch cho vua đƣơng triều. Năm Quang Thuận thứ 8 黎聖宗光順八年 (1467) vua Lê Thánh Tông muốn xem nhật lịch của mình, sử quan Lê Nghĩa không cự tuyệt đƣợc: Vua muốn xem quốc sử, sai nội quan tới Hàn lâm viện dụ riêng sử quan Lê Nghĩa rằng: "Trước kia, Phòng Huyền Linh làm sử quan, Đường Thái Tông muốn xem Thực lục, Huyền Linh không cho xem. Nay ngươi với Huyền Linh thì ai hơn?". Nghĩa trả lời: "Sự kiện ở cửa Huyền Vũ, Huyền Linh lại không thẳng thắn ghi lại, Đường Thái Tông phải bảo ghi rồi sau mới ghi, như thế e rằng cũng chưa phải là hiền thần". Nội quan nói: "Vua muốn xem ghi chép hằng ngày từ năm Quang Thuận thứ 1 đến năm thứ 8". Nghĩa trả lời: "Vua mà xem quốc sử, hẳn không phải là việc hay. Những việc làm của Đường Thái Tông và Phòng Huyền Linh đã bị đời sau chê bai đấy!". Nội quan nói: "Vua bảo là xem những ghi chép hằng ngày để biết trước có lỗi gì còn có thể sửa được". Nghĩa nói: "Chỉ cần bệ hạ gắng làm điều hay thôi, việc gì phải xem quốc sử". Nội quan dụ bảo nhiều lần, Nghĩa nói: "Thánh chúa nếu biết sửa bỏ lỗi lầm thì đó là phúc lớn vô hạn của xã tắc, thế dẫu không khuyên can mà cũng là khuyên can". Rồi dâng những ghi chép hằng ngày lên. Vua xem xong trả lại cho Sử Viện. [37, tr.424-425]① Nhật lịch tức là Thực lục sử quan biên soạn dâng vua Lê Thánh Tông. Thể lệ biên soạn Nhật lịch này tƣơng tự với Trung Quốc. ① “帝欲觀國史,令內官就翰林院密諭史官黎義曰:‘昔房玄齡為史官,唐太宗欲觀實錄,玄齡不與 之觀,今爾與玄齡孰賢?’義曰:‘玄武門之事,玄齡卻不直書,唐太使之而後書。恐未為賢。’內 官曰:‘帝欲觀光順元年至八年日曆。’義曰:‘人君觀國史,固非美事。唐太、玄齡所為,而後世 非之。’內官曰:‘帝欲觀日曆,向者有過,得以悛改耳。’義曰:‘陛下強為善而已,何必觀史乎?’ 內官諭之再三,義曰:‘聖主實能改過,社稷無疆之福,此是不諫而諫。’遂進日曆,帝觀畢,遂還 史院。”[100, tr. 666-667] 84 Thể tài thực lục và bản kỷ là thể tài biên soạn khác nhau, hợp thành một thể tài Bản kỷ thực lục là điều chƣa từng thấy trong sách sử trƣớc. Ngô Sĩ Liên biên soạn thực lục ba triều và thêm hai chữ bản kỷ, tức ghi rõ rằng sách này vẫn thuộc Thực lục, vận dụng Bản kỷ để chỉ rõ sách này là phần tiếp theo của ĐVSKTT 15 quyển. Một mình Ngô Sĩ Liên đã hoàn thành đầy đủ mô hình của nhóm Tƣ Mã Quang và Lƣu Thứ. Nhƣng Ngô Sĩ Liên chƣa dâng Bản kỷ thực lục cho triều đình cùng ĐVSKTT, có thể vì sách này đã ghi chép về Lạng Sơn Vƣơng Lê Nghi Dân, tức là anh trai của Lê Thánh Tông, Lê Nghi Dân giết Lê Nhân Tông, và các đại thần giết Lê Nghi Dân, tiếp theo Lê Thánh Tông lên ngôi. Ba vị vua đó là anh em. Ngô Sĩ Liên đã tham dự chính sự của Lê Nghi Dân và vì thế mà bị Lê Thánh Tông mắng. Ngô Sĩ Liên theo thể tài thực lục soạn sử, vì suy nghĩ kính húy tôn giả, thì chƣa dâng Bản kỷ thực lục cho triều đình. Tuy Bản kỷ thực lục tách biệt với ĐVSKTT 15 quyển, nhƣng qua tên thể tài vẫn chỉ ra

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_phuong_phap_viet_su_cua_su_gia_viet_nam_q.pdf
  • pdfTT Ye Shao Fei.pdf
  • pdfTT Eng Ye Shao Fei.pdf
  • pdfTrichyeu_Ye Shao Fei.pdf
  • jpgScan0060.JPG
  • jpgScan0059.JPG
  • pdfQD_Ye Shao Fei.pdf
Tài liệu liên quan