MỤC LỤC
TRANG
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN 5
1.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất và sử dụng nấm dược liệu 5
1.1.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất nấm dược liệu 5
1.1.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng nấm dược liệu trong chăm sóc
sức khỏe cộng đồng 10
1.1.2.1. Tình hình nghiên cứu tách chiết các hợp chất có hoạt tính
sinh học trong nấm dược liệu 15
1.1.2.2 Tình hình nghiên cứu tách chiết các hợp chất có hoạt tính
sinh học trong nấm dược liệu ở nước ta 16
1.2. Nấm Đầu khỉ Hericium erinaceus (Bull.: Fr.) Pers. 17
1.2.1. Giới thiệu về nấm Đầu khỉ Hericium erinaceus (Bull.: Fr.) Pers. 17
1.2.2. Vị trí nấm Đầu khỉ trong phân loại nấm học 18
1.2.3. Đặc điểm hình thái quả thể và một số đặc tính sinh học của nấmĐầu khỉ 18
1.2.4. Thành phần hóa học của nấm Đầu khỉ H. erinaceus 19
1.2.4.1. Một số thành phần dinh dưỡng trong nấm Đầu khỉ 19
1.2.4.2. Một số thành phần hóa học mang lại giá trị dược liệu chonấm Đầu khỉ 20
1.2.5. Tình hình nuôi trồng nấm Đầu khỉ trên thế giới và trong nước 25
1.2.6. Một số phương pháp được sử dụng để tách polysaccharide từ quả
thể và hệ sợi nấm dược liệu 30
1.2.6.1. Phương pháp tách chiết trong cồn 30
1.2.6.2. Phương pháp tách chiết trong nước nóng 30
1.2.6.3. Phương pháp tách chiết trong kiềm nóng kết hợp với sự
hỗ trợ của lò vi sóng và siêu âm 31
1.2.6.4. Phương pháp tách chiết trong nước nóng kết hợp với sự
hỗ trợ của lò vi sóng và siêu âm 32
Chương 2: VẬT LIỆU VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1. Vật liệu 34
2.2. Các loại môi trường 36
2.3. Phương pháp nghiên cứu 39
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tuyển chọn, xây dựng QTCN phân lập
giống nấm Đầu khỉ 39
2.3.1.1. Khảo nghiệm, tuyển chọn giống nấm Đầu khỉ 39
2.3.1.2. Phân lập giống nấm Đầu khỉ 40
2.3.1.3. Nghiên cứu độ tuổi của quả thể nấm thích hợp để phân
lập giống gốc 41
2.3.1.4. Nghiên cứu các điều kiện nhân giống gốc nấm Đầu khỉ 41
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu xây dựng QTCN nhân giống nấm Đầu
khỉ dạng dịch thể các cấp. 42
2.3.2.1. Nhân giống Đầu khỉ dạng dịch thể trung gian cấp 1 (dung
tích 200 ml) 42
2.3.2.2. Nhân giống Đầu khỉ dạng dịch thể trung gian cấp 2 (dung
tích 2000 - 5000 ml) 43
2.3.2.3. Nhân giống Đầu khỉ dạng dịch thể sử dụng trong nuôi
trồng nấm Đầu khỉ trên nguồn cơ chất tổng hợp (dung tích 120 lít) 44
2.3.2.4. Phương pháp kiểm tra chất lượng giống nấm dạng dịchthể 45
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu xây dựng QTCN nuôi trồng nấm Đầu khỉ
trên nguồn cơ chất tổng hợp sử dụng giống nấm dạng dịch thể. 46
2.3.3.1. Phương pháp xử lý nguyên liệu nuôi trồng nấm Đầu Khỉ 46
2.3.3.2. Nghiên cứu điều kiện thích hợp để nuôi trồng nấm Đầu khỉ
trên nguồn cơ chất tổng hợp, sử dụng giống nấm dạng dịch thể. 47
2.3.3.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm 47
2.3.4. Phương pháp xác định một số thành phần dinh dưỡng, vitamin, axit
amin trong nấm Đầu khỉ 49
2.3.5. Phương pháp nghiên cứu một số điều kiện tách chiết thu nhận
polysaccharide trong quả thể nấm Đầu khỉ 49
2.3.5.1. Phương pháp thu nhận polysaccharide trong mẫu quả thể
nấm nấm Đầu khỉ 49
2.3.5.2. Lựa chọn hóa chất kiềm thích hợp 50
2.3.5.3. Nghiên cứu nồng độ dung dịch NaOH thích hợp 50nấm 50
2.3.5.5. Phương pháp đánh giá hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định 50
2.3.5.6. Phương pháp đánh giá hoạt tính gây độc tế bào trên các
dòng tế bào ung thư người nuôi cấy invitro 51
2.3.5.7. Phương pháp kiểm tra hoạt tính ức chế hình thành khối u 3
chiều trên thạch mềm (anti-tumor promoting assay) in vivo 52
2.3.5.8. Phương pháp nghiên cứu trên động vật thực nghiệm 53
2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu 54
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 55
3.1. Kết quả tuyển chọn, phân lập lại giống nấm Đầu khỉ H. erinaceus 50
3.1.1. Kết quả so sánh, đánh giá và khảo nghiệm 4 giống nấm Đầu khỉ
H. erinaceus trên diện hẹp 51
3.1.1.1. Một số đặc trưng hình thái của 4 giống nấm Đầu khỉ
nghiên cứu tuyển chọn 51
3.1.1.2. Thời gian sinh trưởng của 4 giống nấm Đầu khỉ khảonghiệm 52
3.1.1.3. Đánh giá khả năng chống chịu đối với các loại sâu bệnh hại
của 4 giống Đầu khỉ nghiên cứu 57
3.1.1.4. Kết quả phân tích một số thành phần dinh dưỡng trong nấmĐầu khỉ He1 59
3.1.2. Kết quả phân lập lại giống nấm Đầu khỉ 61
3.1.2.1. Ảnh hưởng của phương pháp phân lập đến sự mọc của hệ
sợi nấm Đầu khỉ 61
3.1.2.2. Xác định thời điểm phân lập 63
3.1.2.3. Kết quả nghiên cứu môi trường dinh dưỡng phân lập
giống nấm Đầu khỉ 65
a. Ảnh hưởng của nguồn cacbon đến sự sinh trưởng của hệ sợigiống gốc 65
b. Ảnh hưởng của nguồn nitơ đến sự sinh trưởng của hệ sợi 66
c. Ảnh hưởng của thành phần môi trường dinh dưỡng đến sự
sinh trưởng của sợi nấm 68
3.1.2.4. Xác định nhiệt độ thích hợp nuôi giống gốc nấm Đầu khỉ 70
3.2. Kết quả nghiên cứu xây dựng qui trình công nghệ nhân giống nấm
Đầu khỉ dạng dịch thể 73
3.2.1. Nhân giống nấm Đầu khỉ trung gian cấp 1 dạng dịch thể (dung tích200ml) 73
3.2.1.1. Kết quả nghiên cứu chế độ khử trùng môi trường dinh dưỡng 73
3.2.1.2. Kết quả nghiên cứu môi trường nhân giống nấm Đầu khỉ dạng
dịch thể trung gian cấp 1 74
3.2.1.3. Ảnh hưởng của pH môi trường dinh dưỡng dạng dịch thể đến 76
sự sinh trưởng của hệ sợi nấm Đầu khỉ trung gian cấp 1 dạng dịch thể
3.2.1.4. Kết quả xác định tỷ lệ giống cấy thích hợp khi cấy chuyển
sang môi trường dịch thể 76
3.2.1.5. Kết quả nghiên cứu nhiệt độ nuôi giống nấm Đầu khỉ trung gian
cấp 1 dạng dịch thể 77
3.2.1.6. Chế độ nuôi giống 77
a. Nghiên cứu chế độ nuôi giống trung gian cấp 1 trên máy lắc 80
b. Nghiên cứu các chế độ nuôi giống trên máy khuấy từ 81
3.2.1.7. Kết quả nghiên cứu đường cong sinh trưởng của giống nấm
Đầu khỉ trung gian cấp 1 dạng dịch thể 82
3.2.2. Nhân giống nấm Đầu khỉ trung gian cấp 2 dạng dịch thể (dung tích
2000ml – 5000ml) 85
3.2.2.1. Kết quả nghiên cứu chế độ khử trùng môi trường dinhdưỡng 85
3.2.2.2. Kết quả nghiên cứu thành phần môi trường nhân giống
trung gian cấp 2 nấm Đầu khỉ dạng dịch thể 86
3.2.2.3. Kết quả nghiên cứu tuổi giống trung gian cấp 1 dạng dịch
thể cấy chuyển sang giống trung gian cấp 2 87
3.2.2.4. Kết quả xác định tỷ lệ giống cấy thích hợp khi cấy chuyển
sang môi trường dịch thể 88
3.2.2.5. Kết quả nghiên cứu chế độ sục khí cho bình lên men dung
tích 2-5 lít 89
3.2.2.6. Kết quả nghiên cứu chế độ sục khí cho bình lên men dungtích 2-5 lít 90
3.2.2.7. Kết quả xây dựng đường cong sinh trưởng của giống
trung gian cấp 2 dạng dịch thể 92
3.2.3. Lên men nhân giống nấm Đầu khỉ dạng dịch thể qui mô 120 lít 95
3.2.3.1. Kết quả nghiên cứu thành phần môi trường nhân giống thể
tích 120 lit 95
3.2.3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện khử trùng
môi trường dinh dưỡng đến chất lượng môi trường dinh dưỡng 95
3.2.3.3. Kết quả nghiên cứu tuổi giống trung gian cấp 2 dạng dịch
thể cấy chuyển sang bình lên men nhân giống thể tích 120 lít 96
3.2.3.4. Kết quả nghiên cứu tỷ lệ giống cấy chuyển sang nồi lên
men thể tích 120 lít 97
3.2.3.5. Kết quả xây dựng đường cong sinh trưởng của nuôi trồng
dạng dịch thể, thể tích 120lit (nghiên cứu thời gian lên men) 98
3.3. Kết quả nghiên cứu xây dựng qui trình công nghệ nuôi trồng nấm
Đầu khỉ sử dụng giống dạng dịch thể. 104
3.3.1. Ảnh hưởng của độ ẩm cơ chất phối trộn đến khả năng nhiễm
bệnh trong môi trường nuôi cấy và sự sinh trưởng, phát triển của hệ
sợi nấm Đầu khỉ104
3.3.2. Ảnh hưởng của thành phần dinh dưỡng phối trộn và phương
pháp khử trùng đến sự sinh trưởng của hệ sợi nấm Đầu khỉ trong quá
trình nuôi trồng thu quả thể107
3.3.3. Ảnh hưởng của tỷ lệ giống cấy vào bịch nguyên liệu đến sự sinh
trưởng, phát triển của hệ sợi nấm Đầu khỉ 111
3.3.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng của hệ sợi nấm Đầu
khỉ trong nuôi trồng 113
3.3.5. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự hình thành và phát triển quả thể 114
3.3.6. Hiệu quả kinh tế mang lại khi áp dụng qui trình công nghệ nuôi
trồng nấm Đầu khỉ sử dụng giống dạng dịch thể 116
3.4. Kết quả tách chiết và thử hoạt tính sinh học của polysaccaride từ
nấm Đầu khỉ H. erinaceus 120
3.4.1. Nghiên cứu quy trình tách chiết 120
3.4.1.1. Lựa chọn hóa chất kiềm thích hợp 120
3.4.1.2. Nghiên cứu tối ưu hóa nồng độ dung dịch NaOH 120
3.4.2. Xác định hàm lượng polysaccharide trong quả thể nấm Đầu khỉ
He1 trong từng thời điểm nuôi 122
3.4.3. Kết quả kiểm tra hàm lượng polysaccharide trong quả thể nấm
Đầu khỉ khô mới thu hái và sau thời gian bảo quản 6 tháng 124
3.4.4. Kết quả thử hoạt tính của polysaccharide thu nhận được 125
3.4.4.1. Hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định (Antimicrobialassay) 125
3.4.4.2. Hoạt tính gây độc tế bào (Cytotoxicity assay) 126
3.4.4.3. Kết quả thử nghiệm hoạt tính ức chế hình thành khối u trên
thạch mềm của các phân đoạn polisaccarid 127
3.4.4.4. Kết quả thử nghiệm in vivo tính an toàn và hiệu lực của chế
phẩm polysaccharide tổng HT1 trên động vật thực nghiệm 128
a. Kết quả nghiên cứu an toàn của chế phẩm HT1 128
a1. Tác dụng của HT1 đối với trọng lượng cơ thể thỏ 129
a2. Tác dụng của HT1 trên điện tim của thỏ khi dùng chế
phẩm HT1 6 tuần 129
a3. Tác dụng của HT1 đến một số chỉ số huyết học trên
thỏ khi dùng HT1 6 tuần 131
a4. Tác dụng của HT1 đối với hoạt độ enzym SGOT,
SGPT của thỏ 133
a5. Tác dụng HT1 đối với hàm lượng Creatinin của thỏ 134
b. Kết quả nghiên cứu tác dụng bảo vệ phóng xạ của chế phẩmHT1134
c. Tác dụng của HT1 đối với quá trình tạo máu 135
Chương 4. KẾT LUẬN 138
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ TRONG PHẠM VI
LUẬN ÁN 141
TÀI LIỆU THAM KHẢO 142
Phụ lục 149
167 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 829 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu quy trình phân lập, nhân giống dạng dịch thể để nuôi trồng nấm Đầu khỉ (Hericium erinaceus (Bull.: Fr.) Pers.) và tách chiết một số polysaccharide có hoạt tính sinh họ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rên diện hẹp
3.1.1.1. Một số đặc trưng hình thái của 4 giống nấm Đầu khỉ nghiên cứu tuyển chọn
Các đặc điểm sinh trưởng, phát triển của giống gốc có mối liên quan chặt chẽ đến đặc
tính di truyền của giống. Việc nghiên cứu đặc trưng hình thái hệ sợi và quả thể nấm nhằm đánh
giá được ưu thế tính trạng bên ngoài của giống, làm cơ sở để đánh giá tính thích nghi của giống
với điều kiện khí hậu của khu vực nghiên cứu. Trong đó các chỉ tiêu về mầu sắc, hình thái quả
thể, đường kính quả thể... là những chỉ tiêu có ý nghĩa quan trọng trong công tác tuyển chọn
giống, là cơ sở cho việc phân loại cũng như tuyển chọn được nguồn giống cho năng suất, chất
lượng cao phù hợp với điều kiện canh tác của từng vùng sinh thái khác nhau.
Tiến hành nhân giống và nuôi trồng khảo nghiệm bốn chủng nấm Đầu khỉ được ký
hiệu He1, He2, He3, He4 được lưu giữ tại Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật – Viện
Di truyền Nông Nghiệp: Giống cấp 1 được nhân chuyển từ ống giống đang bảo quản lạnh
sang môi trường PGA, sau khi hệ sợi mọc kín ống thạch chọn những ống giống có hệ sợi
phát triển khỏe, không nhiễm bệnh để cấy chuyển sang môi trường thóc hạt (giống cấp 2).
Giống cấp 2 được dùng để cấy chuyển sang cơ chất nuôi trồng nấm; Quá trình nuôi trồng
khảo nghiệm được tiến hành trên công thức môi trường CTNT 1 trình bày trong bảng 2.5;
Nuôi sợi trong điều kiện nhiệt độ thích hợp 22 – 25oC và cho ra quả thể điều kiện nhiệt độ
16 – 20oC theo như điều kiện nuôi trồng nấm Đầu khỉ của các tác giả Nguyễn Lân Dũng
(2001), Nguyễn Hữu Đống, Đinh Xuân Linh (2000), Lê Xuân Thám (2004); Theo dõi đánh
giá một số đặc trưng hình thái hệ sợi nấm trên môi trường thạch PGA; đặc trưng hình thái
quả thể nấm khi trưởng thành. Kết quả được ghi nhận chi tiết trong bảng 3.1 dưới đây;
Bảng 3.1: Đặc trưng hình thái hệ sợi và quả thể của các giống nấm Đầu khỉ H. erinaceus
khảo nghiệm trên môi trường PGA và CTNT 1
STT Giống Đặc điểm hệ sợi nấm Đặc điểm quả thể
1
He1
Hệ sợi trên môi trường PGA khi non màu
trắng muốt đồng nhất, mật độ sợi dày. Khi
trưởng thành hệ sợi bện kết lại tạo các mụn
gai trên bề mặt môi trường nuôi cấy, khi già
chuyển màu vàng rồi vàng nâu.
Quả thể nấm có màu trắng muốt, cân đối, gồm
các múi thịt nấm ghép lại với nhau đường kính
quả thể 5-10 x 5-7cm, hình dạng giống như bộ
óc Khỉ. Trọng lượng trung bình đạt 150-170 g/
quả. Phần thịt nấm chắc, đặc.
2
He2
Hệ sợi trên môi trường PGA khi non màu
trắng muốt đồng nhất, mật độ sợi thưa, loang
lổ. Khi trưởng thành hệ sợi chuyển màu trắng
ngà, sợi nấm to, thô, phân nhánh dày, khi già
chuyển màu vàng nâu, sớm xuất hiện quả thể
trên môi trường nuôi cấy thuần khiết.
Quả thể nấm có màu trắng ngà, đường kính
quả thể 5 - 7 x 4-7cm. Tua gai dài; quả thể rất
xốp, nhẹ, trọng lượng trung bình đạt 90-100
g/quả.
3
He3
Hệ sợi trên môi trường PGA khi non màu
trắng, mật độ sợi phân bố không đều. Khi
trưởng thành hệ sợi chuyển màu trắng đậm,
xuất hiện mụn gai, hệ sợi sần sùi, xuất hiện
quả thể ngay khi sợi chưa ăn kín ống thạch.
Quả thể nấm có màu vàng nhạt, đường kính
quả thể 5-10 x 5-7cm. Quả thể rất xốp, nhẹ, tua
nấm dài, năng suất thấp. Trọng lượng trung
bình đạt 60-80g/ quả.
4
He4
Hệ sợi trên môi trường PGA khi non màu
trắng muốt đồng nhất, mật độ sợi dày. Khi
trưởng thành hệ sợi bện kết lại tạo các mụn
gai trên bề mặt môi trường nuôi cấy, khi già
chuyển màu vàng rồi vàng nâu.
Quả thể nấm có màu vàng lông gà non, gồm các
múi thịt nấm ghép lại với nhau đường kính quả
thể 7-10 x 4-7cm. Mỗi quả nấm tươi nặng trung
bình 100-140g. Phần thịt nấm mềm, xốp, tua
nấm ngắn.
CỒ THỊ THÙY VÂN LUẬN ÁN TIẾN SĨ
56
Quá trình nuôi trồng khảo nghiệm và đánh giá đặc trưng hình thái hệ sợi và quả thể
nấm cho thấy: bốn giống Đầu khỉ nghiên cứu đều có đặc điểm hình thái hệ sợi nấm trên
môi trường PGA tương tự nhau xong có sự khác biệt về mầu sắc hệ sợi, đặc biệt là có sự
chênh lệch về thời gian hình thành mầm quả thể trên môi trường thạch PGA; trong đó hai
giống He2 và He3 thấy có sự xuất hiện mầm quả thể trên môi trường thuần khiết sớm hơn
so với hai giống còn lại; đây là đặc điểm không có lợi của giống do trong quá trình nhân
giống các cấp nhà chọn giống không mong muốn sử dụng giống tạo quả thể trên môi
trường nhân giống các cấp. Quá trình tạo mầm quả thể sẽ làm suy yếu giống, giảm khả
năng nhân giống các cấp, giảm khả năng lưu giữ giống. Trong nghiên cứu của tác giả
Burkhard Kirchhoff (1996) khi nghiên cứu nuôi trồng 15 giống nấm nấm Đầu khỉ có
nguồn gốc khác nhau cũng ghi nhận sự hình thành mầm quả thể trên môi trường thạch
thuần khiết của một số giống nghiên cứu và điều này cũng gây bất lợi trong quá trình nhân
giống các cấp.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có sự khác biệt về đặc điểm hình thái quả thể
nấm giữa 4 giống Đầu khỉ nghiên cứu, trong đó sự khác biệt lớn nhất là mầu sắc quả thể,
độ phân thùy của quả thể, độ dài của tua nấm, độ chắc của quả thể nấm và trọng lượng
trung bình của quả thể nấm. Đường kính trung bình của quả thể cũng có thể hiện sự khác
biệt giữa bốn giống nghiên cứu nhưng không nhiều.
Như vậy kết quả ở bảng 3.1 cho thấy trong 4 giống Đầu khỉ nghiên cứu thì giống
Đầu khỉ ký hiệu He1 có ưu điểm vượt trội hơn so với 3 giống còn lại do có khả năng hình
thành quả thể đồng loạt, mầu sắc, hình thái quả thể đẹp, trọng lượng trung bình cao, đạt
150-170g/ quả; chất lượng đồng đều.
3.1.1.2. Thời gian sinh trưởng của 4 giống nấm Đầu khỉ khảo nghiệm.
Để tuyển chọn được giống nấm chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện sản xuất thì
tiêu chí về thời gian sinh trưởng và phát triển của hệ sợi, thời gian hình thành và phát triển
quả thể cũng là tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng giống vì tổng thời của một chu
kỳ sinh trưởng của nấm chính là tiêu chí chi phối kế hoạch sản xuất, số thời vụ nuôi trồng
trong 1 năm, khấu hao nhà xưởng, năng lượng... qua đó cũng ảnh hưởng ít nhiều tới chi phí
sản xuất.
Thời gian sinh trưởng của nấm có mối liên quan chặt chẽ với điều kiện nuôi trồng
và chế độ dinh dưỡng; Qua quá trình nuôi trồng khảo nghiệm, song song với việc đánh giá
các đặc trừng về hình thái của 4 chủng giống nghiên cứu, NCS cũng ghi nhận được các số
liệu về thời gian sinh trưởng, phát triển của 4 giống Đầu khỉ nghiên cứu; kết quả được trình
bầy ở bảng 3.2;
CỒ THỊ THÙY VÂN LUẬN ÁN TIẾN SĨ
57
Bảng 3.2: Thời gian sinh trưởng, phát triển của các giống nấm Đầu khỉ khảo nghiệm
(đơn vị tính: ngày)
Thời điểm
Giống
1 2 3 4 5 6
He1 14 - 16 29 - 32 5-7 13-15 14-15 56-62
He2 13 - 17 25 - 30 5 -7 11-15 10-15 46-60
He3 19 - 21 32 - 37 7 -10 13-18 15-20 63-75
He4 18 - 22 32- 37 8 -10 13-18 14-17 59-72
* Ghi chú
Thời điểm 1 Thời gian sợi mọc kín 50% bịch (ngày)
Thời điểm 2 Thời gian sợi mọc kín 100% bịch (ngày)
Thời điểm 3 Thời gian từ khi nới nút bông đến xuất hiện mầm quả thể (ngày)
Thời điểm 4 Thời gian từ khi nới nút bông đến thu hái đợt 1(ngày)
Thời điểm 5 Từ thu hái đợt 1 đến thu hái đợt 2 (ngày)
Thời điểm 6 Tổng thời gian từ khi cấy giống đến khi kết thúc thu hái quả thể (ngày)
Từ kết quả trong bảng 3.2 trên cho thấy thời gian sinh trưởng của 4 giống nấm Đầu
khỉ nghiên cứu trong cùng một điều kiện nuôi trồng có sự khác biệt, trong đó He2 có tổng
thời gian sinh trưởng ngắn nhất là 46 – 60 ngày, tiếp theo là He1 là 56 – 62 ngày, He4 là
59 - 72 ngày, He3 là 63 – 65 ngày.
Trong nghiên cứu của tác giả Burkhard Kirchhoff (1996) cũng ghi nhận sự khác
biệt về thời gian sinh trưởng của 15 giống Đầu khỉ nghiên cứu, trong đó sự chênh lên lớn
nhất là 8 ngày cho tổng chu kỳ nuôi trồng.
3.1.1.3. Đánh giá khả năng chống chịu đối với các loại sâu bệnh hại của 4 giống Đầu khỉ
nghiên cứu.
Từ thực tế sản xuất cho thấy nhiều giống nấm có các đặc điểm sinh trưởng tốt;
năng suất, chất lượng cao nhưng khả năng chống chịu sâu bệnh kém thì cũng rất khó được
chấp nhận để đưa vào sản xuất trên qui mô lớn; Việc điều tra đánh giá khả năng chống chịu
đối với các loại sâu bệnh hại chính của từng giống nấm Đầu khỉ là rất cần thiết và được
tiến hành song song với các chỉ tiêu đánh giá chất lượng, thời gian nuôi trồng trong suốt
quá trình khảo nghiệm.
Kết quả được trình bày ở bảng 3.3.
Bảng 3.3: Thành phần và mức độ sâu bệnh hại trên bốn giống nấm Đầu khỉ
Bệnh
Giống
Nhiễm mốc
xanh
Bệnh teo
quả
Bệnh thối
nhũn quả
Bệnh do côn
trùng
He1 + * + +
He2 +++ ** +++ +
He3 +++ ** ++ +
He4 ++ * + +
Ghi chú: - Không bị bệnh
+ Mức độ nhẹ: dưới 5% * Mức độ nhẹ: dưới 5%
++ Mức độ trung bình: 6 – 12% ** Mức độ trung bình: 10%
+++ Mức độ nặng: trên 20%
CỒ THỊ THÙY VÂN LUẬN ÁN TIẾN SĨ
58
Một số biểu hiện nhiễm bệnh phổ biến trong quá trình nuôi sợi và ra quả thể nấm Đầu
khỉ được thể hiện trong hình 3.1 dưới đây;
a. Nhiễm mốc xanh b. Nhiễm mốc vàng hoa cau c. Nhiễm sợi dại
d. Bệnh mốc xanh, teo quả e. Bệnh thối nhũn quả thể f. Bệnh do côn trùng
Hình 3.1: Một số sâu bệnh hại trên nấm Đầu khỉ trong giai đoạn ươm sợi và ra quả thể
Qua kết quả nghiên cứu, đánh giá một số thành phần sâu bệnh hại chính trên các
giống nấm Đầu khỉ nghiên cứu thấy có 4 loại sâu bệnh hại phổ biến: bệnh nhiễm mốc, phát
sinh chủ yếu khi nuôi sợi ở nhiệt độ cao kéo dài; Bệnh thối nhũn quả, xuất hiện khi độ ẩm
không khí cao và nhiệt độ tăng đột ngột; Bệnh teo quả, xuất hiện khi trong thời gian chăm
sóc ra quả thể có sự thay đổi nhiệt độ đột ngột kết hợp với độ ẩm không khí khô hanh kéo
dài; Bệnh do côn trùng (ruồi, nhện), xuất hiện khi điều kiện phòng nuôi quá tối, độ thông
thoáng trong phòng nuôi kém.
Kết quả khảo nghiệm cho thấy trong cùng một một điều kiện nuôi trồng thì giống
He1 có khả năng chống chịu với sâu bệnh hại tốt hơn so với các giống còn lại, xong trong
quá trình nuôi trồng vẫn cần đảm bảo các khâu khử trùng nguyên liệu cũng như vệ sinh
khu vực chăm sóc quả thể theo đúng kỹ thuật để hạn chế tối đa sự phát sinh bệnh.
Thông qua kết quả khảo nghiệm 4 giống nấm Đầu khỉ nhận thấy giống He1 so với
3 giống còn lại có các ưu điểm vượt trội hơn và rất phù hợp điều kiện nuôi trồng ở Việt
Nam thể hiện ở các đặc điểm sau:
+ Khả năng quả thể đồng loạt, thời điểm thu hoạch tập trung;
+ Hình thái quả thể cân đối, đồng đều, năng suất cao;
CỒ THỊ THÙY VÂN LUẬN ÁN TIẾN SĨ
59
+ Khả năng thích nghi với điều kiện nuôi trồng tự nhiên tốt;
+ Khả năng chống chịu bệnh cao;
Để khẳng định chất lượng nấm Đầu khỉ thương phẩm nuôi trồng từ giống He1, tiếp
tục tiến hành phân tích một số thành phần dinh dưỡng và axit amin trong quả thể nấm thu
được; Kết quả được trình bầy ở phần tiếp theo.
3.1.1.4. Kết quả phân tích một số thành phần dinh dưỡng trong nấm Đầu khỉ He1
Chủng nấm Đầu khỉ He1 được nuôi trồng trên nguồn cơ chất tổng hợp với thành
phần chính là mùn cưa, bông hạt, lõi ngô nghiền, có bổ sung thêm các phụ gia bao gồm
cám ngô, cám gạo, bột nhẹ; nuôi sợi và chăm sóc ra quả thể trong điều kiện thích hợp; thu
hái quả thể đúng độ tuổi; quả thể được sấy khô ở nhiệt độ 45-60oC đến trọng lượng không
đổi;
Mẫu nấm Đầu khỉ tươi vừa hái và mẫu nấm đã sấy khô được đem đi phân tích một
số thành phần dinh dưỡng chính, vitamin, axit amin tại Viện công nghệ thực phẩm; Kết
quả thu được ghi ở bảng 3.4 sau;
Bảng 3.4: Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng và vitamin cuả nấm Đầu khỉ He1
STT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Nấm tƣơi Nấm khô
tuyệt đối
1 Hàm lượng nước tổng số % 56,40 -
2 Hàm lượng vật chất khô % 43,60 -
3 Hàm lượng Nito tổng số % 0,86 1,97
4 Hàm lượng Chất béo tổng số % 2,19 5,02
5 Hàm lượng Hydratcacbon % 11,37 26,08
6 Hàm lượng Canxi (Ca) % 0,035 0,08
7 Hàm lượng Phospho (P) % 0,28 0,64
8 Hàm lượng Sắt (Fe) mg/kg 15,99 36,67
9 Hàm lượng Vitamin C mg/100g 8,05 18,46
10 Hàm lượng Vitamin A mg/100g 0,01 0,02
11 Hàm lượng Vitamin B1
mg/100g 0,30 0,69
Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng trong quả thể nấm Đầu khỉ He1 cho thấy
nấm có thành phần dinh dưỡng cân đối, với hàm lượng protein thô cao, chiếm 1,97% tổng
trọng lượng khô, hàm lượng chất béo thực vật chiếm 5,02%. Trong phân tích của tác giả
Mizuno, (1998) khi so sánh sản phẩm nấm Đầu khỉ ở Cát Lâm (Trung Quốc) và Nagano
(Nhật Bản) cho thấy hàm lượng protein thô của hai mẫu này lần lượt là 29,3 mg/100g nấm
khô và 27,67 mg/100g nấm khô; hàm lượng chất béo thô của hai mẫu lần lượt là 4,68 và
4,56 mg/100g nấm khô. Tác giả Khuất Hữu Trung, (2003) cũng đưa ra kết quả phân tích
thành phần dinh dưỡng trong quả thể nấm Đầu khỉ, trong đó hàm lượng protein thô là
19,94 mg/100g nấm khô, hàm lượng chất béo tổng số đạt 2,89 mg/100g nấm khô. Như vậy,
CỒ THỊ THÙY VÂN LUẬN ÁN TIẾN SĨ
60
hàm lượng protein và hàm lượng chất béo tổng số của quả thể nấm Đầu khỉ He1 tương
đương so với kết quả của các tác giả Khuất Hữu Trung và thấp hơn so với tác giả Mizuno
đã công bố trước đó.
Bên cạnh đó, trong kết quả phân tích mẫu nấm Đầu khỉ He1 cũng thể hiện rõ thành
phần một số vitamin và khoáng chất với hàm lượng cao, cân đối.
Song song với việc phân tích thành phần dinh dưỡng và vitamin cuả nấm Đầu
khỉ He1, NCS đã phân tích cả hàm lượng các axit amim trong quả thể nấm Đầu khỉ He1
để khẳng định chất lượng nấm Đầu khỉ được tuyển chọn, kết quả được trình bày trong
bảng 3.5;
Bảng 3.5: Kết quả phân tích thành phần axit amin cuả nấm Đầu khỉ He1
STT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Kết quả
1 Hàm lượng Aspartic acid mg/g 2,17
2 Hàm lượng Threonine mg/g 1,19
3 Hàm lượng Serine mg/g 0,72
4 Hàm lượng Glutamic acid mg/g 3,66
5 Hàm lượng Proline mg/g 1,02
6 Hàm lượng Glycine mg/g 0,98
7 Hàm lượng Alanine mg/g 1,54
8 Hàm lượng Valine mg/g 1,39
9 Hàm lượng Lysine mg/g 1,35
10 Hàm lượng Methionine mg/g 0,2
11 Hàm lượng Isoleucine mg/g 1,03
12 Hàm lượng Leucine mg/g 1,66
13 Hàm lượng Tyrosine mg/g 0,44
14 Hàm lượng Phenylalanine mg/g 0,78
15 Hàm lượng Histidine mg/g 0,98
16 Hàm lượng Agrinine mg/g 0,92
17 Hàm lượng Cystine mg/g 0,07
Kết quả phân tích cho thấy thành phần dinh dưỡng của nấm Đầu khỉ He1 có đầy
đủ các axit amim với hàm lượng khá cao, trong đó đặc biệt là hàm lượng Lysine, Leucine,
Isoleucine, Valine cao; Đây là những axit amin rất tốt đối với trẻ em, người cao tuổi mà cơ
thể không tự tổng hợp được; Thành phần và hàm lượng các axit amim trong nấm Đầu khỉ
He1 so với kết quả đã được một số tác giả công bố là tương đương nhau.
Như vậy, qua quá trình khảo nghiệm, phân tích đánh giá chất lượng 4 giống nấm
Đầu khỉ He1, He2, He3, He4, kết quả cho thấy giống He1 có hình thái quả thể đẹp, trọng
CỒ THỊ THÙY VÂN LUẬN ÁN TIẾN SĨ
61
lượng quả thể cao, khả năng chống chịu sâu bệnh hại tốt, thành phần dinh dưỡng cân đối;
NCS lựa chọn giống He1 để tiến hành các nghiên cứu tiếp theo.
3.1.2. Kết quả phân lập lại giống nấm Đầu khỉ.
Phân lập giống là khâu quan trọng trong quá trình sản xuất giống nấm vì chất lượng
giống gốc là một trong những yếu tố quyết định chất lượng các cấp giống tiếp theo, qua đó
góp phần quyết định năng suất nấm thương phẩm, vì thế việc tiến hành phân lập, thuần
hóa, sàng lọc và giám định giống trước khi đưa vào sản xuất là rất cần thiết để tạo nguồn
giống có chất lượng ổn định, chủ động trong việc sản suất giống phục vụ sản xuất.
3.1.2.1. Ảnh hưởng của phương pháp phân lập đến sự mọc của hệ sợi nấm Đầu khỉ
Trước khi tiến hành phân lập, thuần khiết lại chủng giống nấm Đầu khỉ, tiến hành
nuôi trồng khảo nghiệm các chủng giống, quan sát đặc điểm chủng nấm, đặc điểm bào tử
nấm dưới kính hiển vi điện tử (độ phóng đại 15000 lần). Để thu được bào tử của nấm Đầu
khỉ, tiến hành thu hái khi quả thể nấm đã chuyển sang giai đoạn trưởng thành 1-2 ngày; lúc
này quả thể bắt đầu xốp hơn, nhẹ hơn, tua gai dài và mảnh hơn. Hái quả thể, đưa vào đĩa
petri đã khử trùng, để trong box cấy vô trùng; sau khoảng 16 – 24 giờ sẽ thấy các vệt bào
tử rơi xuống đĩa, để nguyên bào tử trong đĩa đậy nắp lại đem đi chụp ảnh bào tử; Kết quả
được thể hiện trong hình 3.2 và 3.3 dưới đấy;
Hình 3.2: Bào tử chủng nấm Đầu khỉ He1 với mật độ dày đặc (độ phóng đại 15000 lần)
Hình 3.3: Bào tử chủng nấm Đầu khỉ He1dày đặc, đảm hình chuỳ mang 4 bào tử với các
mụn gai trên bề mặt (độ phóng đại 15000 lần)
CỒ THỊ THÙY VÂN LUẬN ÁN TIẾN SĨ
62
Chọn quả thể to, chắc, cân đối, không bị sâu bệnh; cắt bỏ gốc, sát trùng; tiến hành
bằng 2 phương pháp phân lâp như đã mô tả; Phân lập xong nuôi chúng trong cùng một
điều kiện thích hợp; Kết quả thu được trình bày ở bảng 3.6.
Bảng 3.6: Ảnh hưởng của phương pháp phân lập đến sự mọc của hệ sợi nấm Đầu khỉ
trên môi trường thuần khiết
Chỉ tiêu Nuôi cấy từ bào tử Nuôi cấy mô nấm
Thời gian nảy mầm 72 giờ 48 giờ
Tỷ lệ nhiễm (%) 48/100 17/100
Đặc điểm hệ sợi trên
môi trƣờng thạch
thuần khiết
- Hệ sợi mọc không đều, thô sợi,
sợi có xu hướng bông xù lên rồi
chùn lại.
- Sức sống yếu.
- Hệ sợi mọc đều, mảnh sợi,
không thấy xuất hiện mô sẹo.
- Hệ sợi phân nhánh đều.
- Sợi nấm mọc sát mặt thạch
- Sức sống khỏe, giống
không bị lẫn tạp sợi lạ.
a. Hệ sợi khi phân lập từ bào tử b. Hệ sợi khi phân lập từ mô nấm
Hình 3.4: Hệ sợi nấm Đầu khỉ được phân lập từ bào tử và mô nấm
Kết quả ở bảng 3.6 kết hợp với quan sát thực nghiệm cho thấy trong 2 phương pháp
phân lập thì nấm Đầu khỉ phù hợp với phương pháp nuôi cấy mô quả thể vì bằng phương
pháp nuôi cấy mô quả thể, hệ sợi nấm bung sợi nhanh hơn, sức sống khoẻ, tỷ lệ nhiễm
thấp hơn so với phương pháp nuôi cấy từ bào tử; Xong phương pháp phân lập từ mô nấm
lại có nhược điểm là không bảo toàn được các đặc tính di truyền của giống gốc qua nhiều
thế hệ nhân chuyển vì vậy để đảm bảo giống không bị thoái hóa, suy biến lựa chọn sử dụng
kết hợp cả hai phương pháp để phân lập lại giống:
+ Trong sản xuất, để đáp ứng nhu cầu gấp rút và số lượng lớn, chất lượng giống
đồng đều thì nên sử dụng phương pháp phân lập từ mô quả thể;
+ Song song với quá trình sản xuất, để đảm bảo lưu giữ được nguồn giống trong
thời gian dài mà không bị suy biến cần tiến hành phân lập giống từ bào tử để bảo quản ở
điều kiện lạnh sâu trong thời gian dài.
CỒ THỊ THÙY VÂN LUẬN ÁN TIẾN SĨ
63
Trong khuân khổ luận án, phương pháp phân lập từ mô quả thể nấm được lựa chọn
để tiếp tục tiến hành các thí nghiệm xây dựng qui trình phân lập lại giống gốc.
3.1.2.2. Xác định thời điểm phân lập
Lựa chọn đúng giai đoạn sinh trưởng của quả thể nấm để phân lập ảnh hưởng nhiều
đến chất lượng giống gốc, thể hiện qua các tiêu chí như khả năng bung sợi, tốc độ mọc sợi,
đặc điểm hệ sợi. Trong thí nghiệm này, sử dụng quả thể nấm ở 4 giai đoạn phát triển khác
nhau nhằm tìm được chính xác thời điểm tốt nhất để phân lập giống gốc từ mô quả thể, các
giai đoạn đó bao gồm:
+ Giai đoạn 1: Quả thể vừa nhú mầm trên bịch nguyên liệu nuôi trồng (sau 5 - 7
ngày kể từ khi rạch hoặc nới nút bông cho ra quả thê)
+ Giai đoạn 2: Quả thể nấm còn non (3 - 5 ngày kể từ khi xuất hiện mầm quả thể).
+ Giai đoạn 3: Quả thể nấm trưởng thành nhưng chưa phát sinh bào tử (7 - 9 ngày
kể từ khi xuất hiện mầm quả thể trên bịch nguyên liệu nuôi trồng).
+ Giai đoạn 4: Quả thể nấm chuyển sang giai đoạn già, phát sinh bào tử (11 - 13
ngày kể từ khi xuất hiện mầm quả thể trên bịch nguyên liệu nuôi trồng)
Quả thể nấm Đầu khỉ ở các giai đoạn phát triển khác nhau được thể hiện rõ hơn qua
hình 3.5 dưới đây;
a. Hình thành mầm quả thể b. Quả thể sau 2 ngày c. Quả thể sau 3 ngày
d. Quả thể sau 5 ngày e. Quả thể sau 7 ngày f. Quả thể sau 9 ngày (giai đoạn
trưởng thành đến tuổi thu hái)
Hình 3.5: Các giai đoạn phát triển của quả thể nấm Đầu khỉ tính từ khi xuất hiện
mầm quả thể trên bịch nguyên liệu nuôi trồng.
CỒ THỊ THÙY VÂN LUẬN ÁN TIẾN SĨ
64
Sau khi lựa chọn quả thể ở các giai đoạn phát triển khác nhau, tiến hành xử lý sơ bộ
quả thể nấm, lấy phần mô nấm ở các mẫu nấm cấy vào môi trường PGA, nuôi sợi ở diều
kiện thích hợp; theo dõi, đánh giá sự sinh trưởng của hệ sợi.
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của độ tuổi quả thể nấm đến chất lượng giống gốc
trình bày ở bảng 3.7.
Bảng 3.7: Ảnh hưởng của độ tuổi quả thể nấm sử dụng để phân lập đến
chất lượng giống gốc.
Chỉ tiêu Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 Giai đoạn 4
Tốc độ mọc sợi
(mm/ngày)
0 0 5,10 3,70
Đặc điểm sợi Mô nấm teo
dần, không
thấy sợi nấm
phát triển.
Mô nấm có
bung tạo hệ sợi
sau 3 ngày cấy
nhưng sợi nấm
phát triển kém,
mờ nhạt không
nhìn rõ hệ sợi.
- Hệ sợi dày,
mượt.
- Xuất hiện bào
tử phấn.
- Chậm xuất
hiện quả thể
trên bề mặt
thạch.
- Hệ sợi mờ,
mảnh, khô sợi;
- Không có bào tử
phấn;
- Xuất hiện quả
thể sớm trên bề
mặt thạch, quả thể
sinh trưởng nhanh
hơn hệ sợi.
a. Hệ sợi phân lập từ quả
thể đang ở giai đoạn 1,2
b. Hệ sợi phân lập từ quả thể
đang ở giai đoạn 3
c. Hệ sợi phân lập từ quả thể
đang ở giai đoạn 4
Hình 3.6: Sự sinh trưởng của hệ sợi nấm Đầu khỉ trên môi trường thuần khiết khi sử dụng
quả thể phân lập ở các giai đoạn phát triển khác nhau, thời gian nuôi sợi 10 ngày
Kết quả thí nghiệm cho thấy việc lựa chọn đúng thời điểm để phân lập hệ sợi từ quả
thể bằng phương pháp nuôi cấy mô có ảnh hưởng lớn đến chất lượng giống nấm; Tốc độ
sinh trưởng của giống nấm Đầu khỉ phân lập ở 4 giai đoạn quả thể phát triển khác nhau có
sự khác biệt rõ rệt, trong đó hệ sợi được phân lập từ quả thể trong giai đoạn 7- 9 ngày tuổi
có tốc độ sinh trưởng cao nhất. Khả năng bung sợi của mô quả thể nấm và đặc điểm hình
thái hệ sợi nấm phân lập từ quả thể ở các giai đoạn khác nhau rõ rệt; Ỏ giai đoạn 1, 2 hệ
sợi nấm không phát triển, mô nấm bị teo dần sau 3-4 ngày cấy; Ở giai đoạn 4 chất lượng
giống kém, sớm xuất hiện quả thể ngay trên môi trường nuôi cấy thuần khiết; Ở giai đoạn
CỒ THỊ THÙY VÂN LUẬN ÁN TIẾN SĨ
65
3 chất lượng giống tốt, chậm xuất hiện quả thể, thấy xuất hiện nhiều bào tử phấn trên bề
mặt thạch, đây là biểu hiện của giống Đầu khỉ có chất lượng cao.
Do vậy, NCS lựa chọn quả thể ở giai đoạn trưởng thành 7-9 ngày tuổi để phân lập
lại giống gốc.
3.1.2.3. Kết quả nghiên cứu môi trường dinh dưỡng phân lập giống nấm Đầu khỉ
a. Ảnh hưởng của nguồn cacbon đến sự sinh trưởng của hệ sợi giống gốc.
Nguồn cacbon mà nấm lớn nói chung và nấm Đầu khỉ nói riêng có thể sử dụng
được bao gồm rất nhiều loại như các loại đường, rượu, axít hữu cơ và các chất tan trong
nước của chúng, các lipit, các hydroxit và một số chất vô cơ có cacbon.
Trong thí nghiệm này, sử dụng môi trường MTĐC (môi trường Czapek) làm môi
trường nền sau đó thay đổi các loại đường khác nhau với hàm lượng 20g/l để lựa chọn loại
đường phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của hệ sợi giống gốc nấm Đầu khỉ; Tiến
hành cấy mô nấm vào các công thức môi trường, nuôi trong cùng một điều kiện, quan sát
ghi lại đặc điểm hệ sợi và tốc độ phát triển của hệ sợi trong suốt quá trình nuôi; Kết quả
được ghi nhận ở bảng 3.8;
Kết quả trong bảng 3.8 cho thấy khi không bổ sung đường vào MTĐC thì tốc độ
sinh trưởng của sợi nấm Đầu khỉ chỉ đạt 3,0 mm/ngày; Khi bổ sung các loại đường
Glucose, Fructose, Maltose, Saccarose thì tốc độ mọc của hệ sợi tăng đáng kể, tuỳ thuộc
vào loại đường bổ sung mà tốc độ sinh trưởng của hệ sợi tăng ở mức độ khác nhau; Trong
đó đường Glucose và Fructose cho tốc độ sinh trưởng của hệ sợi lớn nhất đạt 6,25 mm/
ngày, đồng thời đặc điểm hệ sợi tốt nhất, tiếp đến là Saccarose và Maltose. Khi bổ sung
Lactose vào môi trường MTĐC thì không có lợi cho sự phát triển của hệ sợi nấm Đầu khỉ,
hệ sợi không phát triển được và teo dần sau 3-5 ngày nuôi.
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của nguồn cacbon đối với sự sinh trưởng của hệ sợi nấm Đầu khỉ
TT
Môi trƣờng
Tốc độ mọc sợi
(mm/ngày)
Đặc điểm hệ sợi
1
MTĐC 3,0
Sợi rất mảnh, mờ gần như không nhìn rõ, sợi
nấm phát triển kém.
2 MTĐC +
Glucose
6,25
Hệ sợi nấm trắng mượt, đậm sợi, phát triển đều,
đầu sợi nấm phân nhánh như lông tơ.
3 MTĐC +
Fructose
6,25
Hệ sợi trắng mượt, đậm sợi, phát triển đều, đầu
sợi nấm phân nhánh như lông tơ.
4 MTĐC +
Maltose
4,75
Hệ sợi trắng, nhưng mờ, đậm không đều; tốc độ
phát triển trung bình.
5 MTĐC +
Lactose
0
Hệ sợi không phát triển, môi trường xung quanh
mô nấm chuyển mầu đen sau 3 ngày nuôi.
6 MTĐC +
Saccarose
4,92
Hệ sợi trắng đồng nhất, phát triển khá tốt.
CV% 3,2
LSD0,05 0,242
CỒ THỊ THÙY VÂN LUẬN ÁN TIẾN SĨ
66
Ảnh hưởng của nguồn cacbon đến sự sinh trưởng của hệ sợi nấm Đầu khỉ cũng
được tác giả Ahmed Imtiaj và cộng sự (2008) ghi nhận khi nghiên cứu sự mọc của hệ sợi
nấm Đầu khỉ trên các môi trường PDA, Czapek Dox, Hoppokins, Hennerberg, Lily, môi
trường cơ bản với thành phần 0,5gam MgSO4; 0,5 gam KH2PO4; 1 gam K2HPO4, có thay
đổi 10 nguồn cácbon khác nhau bao gồm: Dextrin, Fructose, Maltose, Glucose, Lactose,
Galactose, Sorbitol, Sucrose, Xylose, Mannose; Kết quả được ghi nhận là ngoài Lactose thì
các loại đường còn lại đều có ảnh hưởng tốt tới sự phát triển của hệ sợi nấm Đầu k
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tai lieu (60).pdf