MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Giới thiệu về bệnh VDCĐ 3
1.1.1 Lịch sử bệnh và các thuật ngữ về VDCĐ 3
1.1.2 Một số đặc điểm dịch tễ của VDCĐ 4
1.1.3 Đặc điểm lâm sàng của VDCĐ 4
1.1.4 Chẩn đoán VDCĐ 8
1.1.5 Đánh giá mức độ của bệnh VDCĐ 10
1.1.6 Sinh bệnh học VDCĐ 11
1.1.7 Điều trị VDCĐ 17
1.2. Vai trò TCV và điều trị TCV trong VDCĐ 22
1.2.1. Vai trò TCV trong VDCĐ 22
1.2.2. Điều trị TCV trên bệnh nhân VDCĐ 29
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
2.1 Đối tượng nghiên cứu 36
2.1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán 36
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 37
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ 38
2.2 Vật liệu nghiên cứu 38
2.3 Phương pháp nghiên cứu 39
2.3.1. Cỡ mẫu 39
2.3.2. Các bước tiến hành 40
2.4 Xử lý số liệu 50
2.5 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 51
2.6 Đạo đức nghiên cứu 51
2.7 Hạn chế của đề tài 51
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 53
3.1 Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan đến VDCĐ 53
3.1.1 Đặc điểm lâm sàng 53
3.1.2 Các yếu tố liên quan đến VDCĐ 55
3.1.3 Liên quan giữa độ nặng với lâm sàng và các yếu tố liên quan 61
3.2 Tỉ lệ nhiễm TCV và gen mã hóa SKN của TCV trên thương tổn da bn VDCĐ 66
3.2.1 Kết quả phát hiện TCV giữa nhóm bệnh và nhóm đối chứng 66
3.2.2 Kết quả phát hiện các gen mã hóa SKN của TCV giữa nhóm bệnh và nhóm đối chứng 69
3.3 Hiệu quả điều trị VDCĐ người lớn giai đoạn bán cấp bằng uống cefuroxim kết hợp với bôi betamethasone dipropionate 0,05% 72
3.3.1 Đặc điểm của 2 nhóm tham gia điều trị 73
3.3.2 Kết quả điều trị của 2 nhóm 76
3.3.3 So sánh hiệu quả điều trị giữa 2 nhóm 78
3.3.4 Các tác dụng phụ của 2 phác đồ điều trị 81
Chương 4: BÀN LUẬN 82
4.1 Phương pháp nghiên cứu 82
4.2 Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan 82
4.2.1 Đặc điểm lâm sàng 82
4.2.2 Các yếu tố liên quan 88
4.2.3 Liên quan giữa mức độ nặng với các yếu tố liên quan 92
4.3. TCV và gen mã hóa SKN của TCV trên bệnh nhân VDCĐ 93 4.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 895
4.3.1 So sánh kết quả phát hiện TCV giữa nhóm bệnh và nhóm đối chứng 93
4.3.2 So sánh kết quả phát hiện gen mã hóa SKN của TCV giữa nhóm bệnh và nhóm chứng 96
4.4 Hiệu quả điều trị VDCĐ người lớn giai đoạn bán cấp bằng kháng sinh cefuroxim kết hợp với bôi betamethasone dipropionate 0,05% 98
4.4.1 Đặc điểm của 2 nhóm tham gia điều trị 98
4.4.2 Kết quả điều trị của từng phác đồ 99
4.4.3 So sánh hiệu quả điều trị giữa 2 phác đồ 101
4.4.4 Kết quả cấy TCV ở thời điểm ngày thứ 14 của 2 nhóm 107
KẾT LUẬN 109
KIẾN NGHỊ 111
160 trang |
Chia sẻ: thanhtam3 | Ngày: 30/01/2023 | Lượt xem: 480 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu siêu kháng nguyên của tụ cầu vàng và hiệu quả điều trị viêm da cơ địa bằng kháng sinh Cefuroxim, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rung bình; mức độ nặng là 28,12% và 27,34% bệnh nhân mức độ nhẹ.
Các yếu tố liên quan đến VDCĐ người lớn
3.1.2.1. Giới và tuổi
Bảng 3.3: Phân bố theo giới và tuổi
Giới và tuổi
N
%
Giới
- Nam
- Nữ
75
53
58,6
41,4
Tuổi
- 12 – 20
- 21 – 30
- 31 – 40
- 41 – 50
- > 50
27
38
34
17
12
21,09
29,69
26,56
13,28
9,37
Tổng
128
100
Nhận xét bảng 3.3
Tỉ lệ VDCĐ gặp ở nam 58,6% cao hơn nữ 41,4%.
Nhóm tuổi VDCĐ gặp nhiều từ 21-40 tuổi, chiếm 56,25%, trong đó tuổi nhỏ nhất là 13, lớn nhất là 78, tuổi trung bình 37,65 ± 14,09.
3.1.2.2. Trình độ học vấn và nghề nghiệp
Bảng 3.4: Phân bố theo học vấn và nghề nghiệp
Học vấn và nghề nghiệp
n
%
Học vấn
- Mù chữ - C1
- Cấp 2 – 3
- CĐ/ĐH/SĐH
6
67
55
4,69
52,34
42,97
Nghề
- HS/SV
- NVVP
- Công nhân
- Nông dân
- Tự do
28
45
10
27
18
21,87
35,16
7,81
21,09
14,06
Tổng
128
100
Nhận xét bảng 3.4
Số bệnh nhân VDCĐ có trình độ học vấn cấp 2-3 chiếm đa số 52,34%; CĐ/ĐH/SĐH là 42,97% ; chỉ 4,69% bệnh nhân có trình độ cấp 1 hoặc mù chữ.
Có 35,16% bệnh nhân VDCĐ là nhân viên văn phòng; 21,87% là học sinh hoặc sinh viên; 21,09% bệnh nhân là nông dân; 14,06% bệnh nhân làm nghề tự do và 7,81% bệnh nhân là công nhân.
3.1.2.3. Địa dư, dân tộc và tình trạng gia đình
Bảng 3.5: Phân bố theo địa dư, dân tộc và tình trạng gia đình
Địa dư, dân tộc và tình trạng gia đình
n
%
Địa dư
- Tp HCM
- Tỉnh khác
83
45
64,8
35,2
Dân tộc
- Kinh
- Khác
113
15
88,3
11,7
Tình trạng gia đình
- Độc thân
- Có gia đình
- Ly dị, ly thân, góa
34
81
13
26,56
63,28
10,16
Tổng
128
100
Nhận xét bảng 3.5
64,8% bệnh nhân VDCĐ sống tại Tp.HCM; 35,2% bệnh nhân sống ở tỉnh.
Dân tộc: Đa số bệnh nhân là dân tộc Kinh 88,3%; 11,7% bệnh nhân là các dân tộc khác.
Đa số bệnh nhân là có gia đình 63,28%; 26,56% bệnh nhân còn độc thân; 10,16% bệnh nhân là góa, ly dị hay li thân.
3.1.2.4. Tiền sử bản thân và gia đình bị các bệnh cơ địa
Bảng 3.6: Tỉ lệ tiền sử bản thân và gia định bị các bệnh cơ địa
Tiền sử
VDCĐ
n (%)
HPQ
n (%)
VMDU
n (%)
Bệnh nhân (n = 128)
125 (97,65)
63 (49,22)
68 (53,13)
Bố (n = 128)
75 (58,59)
23 (17,97)
32 (25)
Mẹ (n = 128)
27 (21,1)
19 (14,84)
12 (9,37)
Anh, chị, em (n = 83)
42 (50,60)
33 (39,76)
51 (61,44)
Con (n = 67)
29 (43,28)
17 (25,37)
15 (22,39)
Nhận xét bảng 3.6
Hầu hết bệnh nhân có tiền sử VDCĐ 97,65%; trong đó số người có tiền sử HPQ chiếm tỉ lệ cao 49,22% ; VMDU là 53,13%.
Tiền sử bố bị VDCĐ là 58,59%; HPQ là 17,97%; VMDU là 25%.
Tiền sử mẹ bị VDCĐ là 21,1%; HPQ là 14,84%; VMDU là 9,37%.
Tiền sử anh, chị em ruột bị VDCĐ là 50,60%; HPQ là 39,76%; VMDU là 61,44%.
Tiền sử con bị VDCĐ là 43,28%; HPQ là 25,37%; VMDU là 22,39%.
3.1.2.5. Yếu tố khởi phát VDCĐ
28,12
55,47
3,91
12,5
3,91
55,47
12,5
12,5
28,12
12,5
3,91
55,47
12,5
3,91
28,12
Biểu đồ 3.1 : Tỉ lệ các yếu tố khởi phát VDCĐ
Nhận xét biểu đồ 3.1
Trên nửa bệnh nhân 55,47% có yếu tố khởi phát bệnh do dị nguyên tiếp xúc, trong khi do dị ứng thức ăn là 28,12%. Dị nguyên từ không khí 12,5% chiếm tỉ lệ thấp hơn.
3,91% bệnh nhân không rỏ yếu tố khởi phát.
3.1.2.6 Tuổi khởi phát bệnh
13,28
35,16
51,56
35,16
Biểu đồ 3.2: Tỉ lệ các thời điểm phát của VDCĐ
Nhận xét biểu đồ 3.2
Khoảng nửa số bệnh nhân 51,56% VDCĐ phát bệnh < 2 tuổi. Tỉ lệ phát bệnh trong khoảng thời gian từ 2-12 tuổi là 35,16%.
Chỉ có 13,28% bệnh nhân phát bệnh sau 12 tuổi.
Liên quan giữa mức độ nặng với lâm sàng và một số yếu tố liên quan
Liên quan giữa mức độ nặng với giới tính
Bảng 3.7: Sự liên quan giữa mức độ nặng và giới tính
Nam
Nữ
Tổng
p
Nặng
22
14
36
> 0,05
Trung bình
36
21
57
Nhẹ
17
18
35
Tổng
75
53
128
Nhận xét bảng 3.7
Dùng bảng thống kê 2 x 2 ghép cặp không thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỉ lệ nam, nữ; giữa nhóm bệnh nặng, trung bình và nhẹ (p > 0,05).
3.1.3.2 Liên quan giữa mức độ nặng với tuổi trung bình
Bảng 3.8: Sự liên quan giữa mức độ nặng với tuổi trung bình
Nặng
Trung bình
Nhẹ
P
Tuổi TB
± ĐLC
34,86 ± 10,92
36,89 ± 14,90
41,77 ± 15,03
0,1
Nhận xét bảng 3.8
Tuổi trung bình của bệnh nhân nặng, trung bình, nhẹ lần lượt là 34,86 ± 10,92; 36,89 ± 14,90; 41,77 ± 15,03.
Không thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tuổi trung bình giữa 3 nhóm bệnh nhân nặng, trung bình, nhẹ (p = 0,1)
3.1.3.3. Liên quan giữa mức độ nặng với tiền sử bệnh nhân VDCĐ
Bảng 3.9: Liên quan giữa mức độ nặng với tiền sử bệnh nhân bị VDCĐ
Tiền sử VDCĐ
Không có tiền sử VDCĐ
Tổng
p
Nặng
34
2
36
> 0,05
Trung bình
57
0
57
Nhẹ
34
1
35
Tổng
125
3
128
Nhận xét bảng 3.9
Hầu hết bệnh nhân 97,65% đều có tiền sử VDCĐ.
Dùng bảng thống kê 2 x 2 ghép cặp không thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ tiền sử VDCĐ ở nhóm bệnh nhân nặng, trung bình và nhẹ (p > 0,05).
3.1.3.4. Liên quan giữa độ nặng với tiền sử BN bị HPQ
Bảng 3.10: Liên quan giữa mức độ nặng với tiền sử BN bị HPQ
Tiền sử HPQ
Không có tiền sử HPQ
Tổng
p
Nặng
22
14
36
> 0,05
Trung bình
25
32
57
Nhẹ
16
19
35
Tổng
63
65
128
Nhận xét bảng 3.10
61,11% số bệnh nhân VDCĐ mức độ nặng có tiền sử HPQ, trong khi mức độ trung bình là 43,86% và mức độ nhẹ là 45,71% .
Dùng bảng thống kê 2 x 2 ghép cặp cho thấy tiền sử HPQ ở nhóm bệnh nhân nặng cao hơn nhóm bệnh nhân trung bình và nhẹ, tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
3.1.3.5 Liên quan giữa mức độ nặng với tiền sử BN bị VMDU
Bảng 3.11: Liên quan giữa mức độ nặng với tiền sử BN bị VMDU
Tiền sử VMDU
Không có tiền sử VMDU
Tổng
p
Nặng
25
11
36
> 0,05
Trung bình
31
26
57
Nhẹ
12
23
35
Tổng
68
60
128
Nhận xét bảng 3.11
69,44% bệnh nhân nặng có tiền sử VMDU, trong khi 54,38% bệnh nhân trung bình và 34,28% bệnh nhân nhẹ có tiền sử VMDU
Dùng bảng thống kê 2 x 2 ghép cặp cho thấy tiền sử VMDU ở nhóm bệnh nhân nặng cao hơn nhóm bệnh nhân trung bình và ở nhóm bệnh nhân trung bình cao hơn nhóm bệnh nhân nhẹ, nhưng sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
3.1.3.6. Liên quan giữa mức độ nặng với dị nguyên tiếp xúc
Bảng 3.12: Liên quan giữa mức độ nặng với dị nguyên tiếp xúc
Có DN tiếp xúc
Không có DN tiếp xúc
Tổng
p
Nặng
27
9
36
< 0,05
Trung bình
29
28
57
Nhẹ
15
20
35
Tổng
71
57
128
Nhận xét bảng 3.12
75% bệnh nhân nặng có yếu tố khởi phát là dị nguyên tiếp xúc, trong khi 50,87% bệnh nhân trung bình và 42,86% bệnh nhân nhẹ có yếu tố khởi phát là dị nguyên này
Dùng bảng thống kê 2 x 2 ghép cặp cho thấy dị nguyên tiếp xúc ở nhóm bệnh nhân nặng cao hơn nhóm bệnh nhân trung bình có ý nghĩa thống kê với p = 0,03; RR = 1,47 KTC 95% (1,07-2,02) và cao hơn nhóm bệnh nhân nhẹ cũng có ý nghĩa thống kê với p = 0,01; RR = 1,75 KTC 95% (1,14-2,68).
3.1.3.7 Liên quan giữa mức độ nặng với tuổi khởi phát bệnh
Bảng 3.13: Liên quan giữa mức độ nặng với tuổi khởi phát bệnh
Khởi phát < 2 tuổi
Khởi phát ≥ 2 tuổi
Tổng
p
Nặng
26
10
36
p < 0,05
Trung bình
27
30
57
Nhẹ
13
22
35
Tổng
66
62
128
Nhận xét bảng 3.13
72,22 % bệnh nhân nặng có tuổi khởi phát < 2 tuổi, trong khi chỉ 47,37 % bệnh nhân trung bình và 37,14 % bệnh nhân nhẹ có tuổi khởi phát < 2 tuổi.
Dùng bảng thống kê 2 x 2 ghép cặp cho thấy tỉ lệ khởi phát < 2 tuổi ở nhóm bệnh nhân nặng cao hơn nhóm bệnh nhân trung bình có ý nghĩa thống kê với p = 0,03; RR = 1,52 KTC 95% (1,08-2,14) và cũng cao hơn nhóm bệnh nhân nhẹ có ý nghĩa thống kê p = 0,006; RR = 1,94 KTC 95% (1,31-2,13)
3.2. TỈ LỆ NHIẾM TCV VÀ GEN MÃ HÓA SKN CỦA TCV TRÊN THƯƠNG TỔN DA BN VDCĐ
3.2.1 Kết quả phát hiện TCV giữa nhóm bệnh và nhóm đối chứng
% Bệnh nhân
81,25
37,5
p < 0,001; RR = 2,17; KTC 95% (1,44 – 3,26)
Biểu đồ 3.3: So sánh kết quả cấy TCV ở nhóm bệnh và nhóm chứng
Nhận xét biểu đồ 3.3
Đa số bệnh nhân VDCĐ người lớn 81,25% có TCV (+) tại tổn thương da, trong khi tỉ lệ có TCV (+) tại vùng quanh lổ mũi ngoài ở người khỏe mạnh chỉ chiếm 37,5%.
Tỉ lệ TCV (+) trên tổn thương da bệnh nhân VDCĐ người lớn cao hơn vùng quanh lổ mũi ngoài của người khỏe mạnh có ý nghĩa thống kê với p < 0,001; RR = 2,17; KTC 95% (1,44-3,26).
Bảng 3.14: Sự liên quan giữa tỉ lệ TCV (+) với độ nặng của bệnh
Nuôi cấy
Độ nặng bệnh
Tổng
Nặng
n (%)
TB
n (%)
Nhẹ
n (%)
Cấy TCV (+)
35(97,22)
45(78,95)
24(68,57)
104
Cấy TCV (-)
1(2,78)
12(21,05)
11(31,43)
24
Tổng
36(100)
57(100)
35(100)
128
Nhận xét bảng 3.14
Hầu hết bệnh nhân VDCĐ nặng 97,22% có TCV (+), trong khi tỉ lệ này ở bệnh nhân mức độ trung bình là 78,95%, mức độ nhẹ là 68,57%
Dùng bảng thống kê 2 x 2 ghép cặp cho thấy tỉ lệ TCV (+) ở nhóm bệnh nhân nặng cao hơn ở nhóm bệnh nhân trung bình chưa có ý nghĩa thống kê với p = 0,01, RR = 5,69; KTC 95% (0,85-38,00), nhưng tỉ lệ TCV (+) ở nhóm bệnh nhân nặng cao hơn ở nhóm bệnh nhân nhẹ có ý nghĩa thống kê với p = 0,001, RR = 7,12 KTC 95% (1,08 – 47,04).
Bảng 3.15: Sự liên quan giữa tỉ lệ phát hiện TCV (+) với giai đoạn bệnh
Nuôi cấy
Các giai đoạn
Tổng
Cấp
n (%)
Bán cấp
n (%)
Mạn
n (%)
Cấy TCV (+)
12 (92,31)
78 (84,78)
14 (60,87)
104
Cấy TCV (-)
1 (7,69)
14 (15,22)
9 (39,13)
24
Tổng
13 (100)
92 (100)
23 (100)
128
Nhận xét bảng 3.15
Hầu hết bệnh nhân VDCĐ 92,31% giai đoạn cấp tính có TCV (+), trong khi có 84,78% bệnh nhân giai đoạn bán cấp và 60,87% bệnh nhân giai đoạn mạn tính có TCV (+)
Dùng bảng thống kê 2 x 2 ghép cặp cho thấy tỉ lệ TCV (+) ở giai đoạn cấp và bán cấp khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p = 0,69.
+ Tỉ lệ TCV (+) ở giai đoạn bán cấp cao hơn ở giai đoạn mạn tính không có ý nghĩa thống kê với p = 0,02, RR = 1,39 KTC 95% (0,99-1,95).
+ Tỉ lệ TCV (+) ở giai đoạn cấp + bán cấp cao hơn ở giai đoạn mạn tính có ý nghĩa thống kê với p = 0,015, RR = 1,38 KTC 95% (1,006-1,90).
3.2.2. Kết quả phát hiện các gen mã hóa SKN của TCV ở nhóm bệnh và nhóm chứng
% Bệnh nhân
57,69
6,67
57,69
6,67
p < 0,001; RR = 8,65 ; KTC 95% (1,29 – 57,9)
Biểu đồ 3.4: Tỉ lệ phát hiện các gen mã hóa SKN của TVC ở nhóm bệnh và nhóm chứng
Nhận xét biểu đồ 3.4
Tỉ lệ các chủng TCV có gen mã hóa SKN trên tổn thương bệnh nhân VDCĐ chiếm 57,69%, trong khi quanh lỗ mũi ngoài của người khỏe mạnh chỉ là 6,67%.
Tỉ lệ TCV mang gen mã hóa SKN trên tổn thương da bệnh nhân VDCĐ cao hơn tỉ lệ trên vùng da lành quanh lỗ mũi ngoài của người khỏe mạnh có ý nghĩa thống kê p = 0,0006; RR = 8,65; KTC 95% (1,29- 57,9).
Bảng 3.16: Tỉ lệ các loại gen mã hóa SKN của TCV ở nhóm bệnh và nhóm chứng
Các đoạn gen
Nhóm bệnh
n (%)
Nhóm đối chứng
n (%)
Gen mã hóa SKN A
1 (1,67)
0(0)
Gen mã hóa SKN B
47 (78,33)
1 (100)
Gen mã hóa SKN C
6 (10)
0(0)
Gen mã hóa SKN D
4 (6,67)
0(0)
Gen mã hóa SKN E
2 (3,33)
0(0)
Tổng
60 (100)
1 (100)
Nhận xét bảng 3.16: Hầu hết (78,33%) các gen mã hóa SKN của TCV trên tổn thương VDCĐ thuộc type B.
Bảng 3.17: Sự liên quan giữa tỉ lệ TCV mang gen mã hóa SKN với độ nặng của bệnh
PCR
Độ nặng bệnh
Tổng
Nặng
n (%)
TB
n (%)
Nhẹ
n (%)
Gen mã hóa
SKN (+)
25 (71,43)
24 (53,33)
11 (45,83)
60
Gen mã hóa
SKN (-)
10 (28,57)
21 (46,67)
13 (54,17)
44
Tổng số ca TCV (+)
35 (100)
45 (100)
24 (100)
104
Nhận xét bảng 3.17
Có 71,43% bệnh nhân VDCĐ nặng có TCV mang gen mã hóa SKN (+), trong khi chỉ 53,33% bệnh nhân trung bình và 45,83% bệnh nhân VDCĐ nhẹ có TCV mang gen mã hóa SKN (+)
Dùng bảng thống kê 2 x 2 ghép cặp cho thấy tỉ lệ TCV mang gen mã hóa SKN ở nhóm bệnh nhân nặng cao hơn nhóm bệnh nhẹ không có ý nghĩa thống kê với p = 0,04; RR = 1,58 KTC 95% (0,95-2,67).
Bảng 3.18: Sự liên quan giữa tỉ lệ TCV mang gen mã hóa SKN với giai đoạn của bệnh
PCR
Các giai đoạn
Tổng
Cấp
n (%)
Bán cấp
n (%)
Mạn
n (%)
Gen mã hóa
SKN (+)
9 (75)
43 (55,13)
8 (57,14)
60
Gen mã hóa
SKN (-)
3 (25)
35 (44,87)
6 (42,86)
44
Tổng số ca TCV (+)
12 (100)
78 (100)
14 (100)
104
Nhận xét bảng 3.18
Có 75% bệnh nhân giai đoạn cấp tính có TCV mang gen mã hóa SKN, trong khi tỉ lệ này ở giai đoạn bán cấp là 55,13% và mạn là 57,14%
Tuy nhiên dùng bảng thống kê 2 x 2 ghép cặp không thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với các tỉ lệ TCV mang gen mã hóa SKN ở các giai đoạn cấp, bán cấp và mạn tính khác p > 0,05.
3.3 HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ VDCĐ Ở NGƯỜI LỚN BẰNG UỐNG CEFUROXIM KẾT HỢP VỚI BÔI BETAMETHASONE DIPROPIONATE 0,05%.
Trong thời gian nghiên cứu, chọn được 74 bệnh nhân VDCĐ đủ tiêu chuẩn vào giai đoạn thử nghiệm lâm sàng. Chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm, mỗi nhóm 37 bệnh nhân. Tuy nhiên, trong thời gian theo dõi điều trị (2 tuần), nhóm 1 có 1 (2,7%) bệnh nhân và nhóm 2 có 5 (13,5%) bệnh nhân không tái khám. Vì vậy, kết quả nghiên cứu của giai đoạn này chỉ phân tích trên tổng số 68 bệnh nhân (nhóm 1 có 36 bệnh nhân, nhóm 2 có 32 bệnh nhân).
Đặc điểm của 2 nhóm tham gia điều trị
Bảng 3.19: So sánh đặc điểm của 2 nhóm tham gia điều trị
Đặc điểm
Nhóm 1
n (%)
Nhóm 2
n (%)
P
Giới
- Nam
- Nữ
17 (47,2)
19 (52,8)
12 (37,5)
20 (62,5)
0,57
Tuổi
- 12- 30
- 31-50
- > 50
13 (36,1)
20 (55,6)
3 (8,3)
9 (28,1)
15 (46,9)
8 (25)
> 0,05
Học vấn
- Mù chữ - Cấp 1
- Cấp 2 – 3
- CĐ/ĐH/SĐH
5 (13,9)
12 (33,3)
19 (52,8)
5 (15,6)
13 (40,6)
14 (43,8)
> 0,05
Nghề
- HS/SV
- NVVP
- Công nhân
- Nông dân
- Tự do
5 (13,9)
16 (44,4)
4 (11,1)
5 (13,9)
6 (16,7)
5 (15,6)
14 (43,8)
1 (3,1)
10 (31,3)
2 (6,3)
> 0,05
Nơi cư ngụ
- Tp HCM
- Tỉnh khác
25 (69,4)
11 (30,6)
22 (68,8)
10 (31,2)
0,84
Tổng
(100)
100)
Nhận xét bảng 3.19
Không thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về đặc điểm dịch tễ của 2 nhóm nghiên cứu với p > 0,05.
Bảng 3.20: So sánh triệu chứng ngứa của 2 nhóm trước điều trị
Ngứa
Nhóm 1
n (%)
Nhóm 2
n (%)
p
- Có
- Không
36 (100)
0
32 (100)
0
1
Mức độ ngứa (trên thang điểm 10) (TB ± ĐLC)
6,25 ± 1,63
6,09 ± 1,77
0,7
Tổng số
36
32
Nhận xét bảng 3.20
100% bệnh nhân VDCĐ tham gia điều trị có ngứa.
Mức độ ngứa trung bình của nhóm 1 là 6,25 ± 1,63; của nhóm 2 là 6,09 ± 1,77. Không thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ ngứa và mức độ ngứa giữa 2 nhóm nghiên cứu với p > 0,05.
Bảng 3.21: So sánh triệu chứng mất ngủ của 2 nhóm trước điều trị
Mất ngủ
Nhóm 1
n (%)
Nhóm 2
n (%)
p
Có
Không
19 (52,78)
17 (47,22)
20 (62,5)
12 (37,5)
0,57
Mức độ mất ngủ (trên thang điểm 10) (TB ± ĐLC)
1,86 ± 2,35
2,72 ± 1,87
0,1
Tổng số
36
32
Nhận xét bảng 3.21
Nhóm 1 có 52,78% bệnh nhân có triệu chứng mất ngủ, trong khi ở nhóm 2 là 62,5%
Mức độ mất ngủ trung bình của nhóm 1 là 1,86 ± 2,35; của nhóm 2 là 2,72 ± 1,87. Không thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ mất ngủ và mức độ mất ngủ trung bình giữa 2 nhóm với p > 0,05.
Bảng 3.22: So sánh mức độ nặng của bệnh ở 2 nhóm trước điều trị
Mức độ nặng của bệnh
Nhóm 1
n (%)
Nhóm 2
n (%)
p
SCORAD (TB ± ĐLC)
44,61 ± 8,34
43,03 ± 12,98
0,55
Độ nặng (SCORAD)
Nhẹ
TB
Nặng
5 (12,9)
19 (52,8)
12 (33,3)
7 (21,9)
15 (46,9)
10 (31,2)
> 0,05
Tổng
36
32
Nhận xét bảng 3.22
Nhóm 1: SCORAD nhỏ nhất là 24; lớn nhất là 60; trung bình là 44,61±8,34. Ở nhóm 1: nặng là 33,3%; trung bình là 52,8% và nhẹ là 12,9%.
Nhóm 2: SCORAD nhỏ nhất là 20; lớn nhất là 65; trung bình là 43,03±12,98. Ở nhóm 2: Nặng là 31,2%; trung bình là 46,9% và nhẹ là 21,9%.
Không thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ nặng, nhẹ và SCORAD trung bình giữa 2 nhóm với p > 0,05.
Kết quả điều trị của 2 nhóm
Bảng 3.23: Kết quả điều trị của nhóm 1
Nhóm 1
Trước điều trị
Ngày 7
Ngày 14
p
SCORAD
(TB ± ĐLC)
44,61 ± 8,34
26,69 ± 6,05
16,61 ± 3,85
p1 < 0,001
p2 < 0,001
C
(TB ± ĐLC)
8,11 ± 3,23
3,44 ± 1,98
1,55 ± 0,87
p1< 0,001
p2 < 0,001
B
(TB ± ĐLC)
9,80 ± 2,02
6,36 ± 2,93
3,61 ± 1,10
p1 < 0,001
p2 < 0,001
A
(TB ± ĐLC)
13,50 ± 5,22
13,19 ± 5,05
12,64 ± 4,90
p1 > 0,05
p2 > 0,05
Ghi chú:
C = Ngứa + mất ngủ
B = Tổng điểm của: Ban đỏ + sẩn/phù + tiết dịch/vảy tiết + sước da +lichen hóa + khô da.
A = Diện tích thương tổn
p1: So sánh giữa ngày thứ 7 với trước điều trị
p2: So sánh giữa ngày thứ 14 với trước điều trị
Nhận xét bảng 3.23:
- Sau điều trị 7 ngày: SCORAD trung bình, C trung bình, B trung bình ở nhóm 1 giảm hơn so với trước điều trị có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), A trung bình chưa giảm.
- Sau điều trị 14 ngày: SCORAD trung bình, C trung bình, B trung bình ở nhóm 1 tiếp tục giảm hơn so với trước điều trị có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), A trung bình giảm hơn so với trước điều trị nhưng chưa có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3.24: Kết quả điều trị của nhóm 2
Nhóm 2
Trước điều trị
Ngày 7
Ngày 14
p
SCORAD
(TB ± ĐLC)
43,03 ± 12,98
32,53 ± 9,31
23,41 ± 7,49
p1 < 0,001
p2 < 0,001
C
(TB ± ĐLC)
8,81 ± 3,35
4,75 ± 2,37
2,62 ± 1,36
p1< 0,001
p2 < 0,001
B
(TB ± ĐLC)
9,09 ± 2,99
7,15 ± 2,31
5,22 ± 1,91
p1 < 0,001
p2 < 0,001
A
(TB ± ĐLC)
11,72 ± 3,72
11,25 ± 3,29
11,20 ± 3,64
p1 > 0,05
p2> 0,05
Nhận xét bảng 3.24:
- Sau điều trị 7 ngày: SCORAD trung bình, C trung bình, B trung bình ở nhóm 2 giảm hơn so với trước điều trị có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), A trung bình chưa giảm.
- Sau điều trị 14 ngày: SCORAD trung bình, C trung bình, B trung bình ở nhóm 2 tiếp tục giảm hơn so với trước điều trị có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), A trung bình giảm hơn so với trước điều trị nhưng chưa có ý nghĩa thống kê.
3.3.3 So sánh hiệu quả điều trị giữa 2 nhóm
Bảng 3.25 So sánh hiệu quả điều trị giữa 2 nhóm dựa vào SCORAD TB
SCORAD TB
Nhóm 1
Nhóm 2
p
Trước điều trị
44,61 ± 8,34
43,03 ± 12,98
0,55
Sau điều trị 7 ngày
26,69 ± 6,05
32,53 ± 9,31
Sau điều trị 14 ngày
16,61 ± 3,85
23,41 ± 7,49
THAY ĐỔI SCORAD SO VỚI TRƯỚC ĐIỀU TRỊ
Ngày thứ 7
-17,92
-10,5
0,003
Ngày thứ 14
-28
-19,62
< 0,001
Nhận xét bảng 3.25
Trước điều trị: SCORAD trung bình ở nhóm 1 là 44,61 ± 8,34; nhóm 2 là 43,03 ± 12,98; không thấy sự khác biệt giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống kê với p = 0,55.
Sau điều trị 7 ngày: SCORAD trung bình ở nhóm 1 là 26,69 ± 6,05; nhóm 2 là 32,53 ± 9,31; SCORAD trung bình nhóm 1 giảm 17,92 và nhóm 2 giảm 10,05. SCORAD trung bình ở nhóm 1 giảm nhiều hơn nhóm 2 có ý nghĩa thống kê với p = 0,003.
Sau điều trị 14 ngày: SCORAD trung bình ở nhóm 1 là 16,61 ± 3,85; nhóm 2 là 23,41 ± 7,49; SCORAD trung bình của nhóm 1 giảm 28 và nhóm 2 giảm 19,62. SCORAD trung bình ở nhóm 1 giảm nhiều hơn nhóm 2 có ý nghĩa thống kê với p < 0,001
Bảng 3.26: So sánh hiệu quả điều trị giữa 2 nhóm dựa vào từng thành phần
trong thang điểm SCORAD
Triệu chứng lâm sàng
Nhóm 1
(TB ± ĐLC)
Nhóm 2
(TB ± ĐLC)
p
C = Ngứa + mất ngủ
Trước điều trị
Sau điều trị 7 ngày
Sau điều trị 14 ngày
8,11 ± 3,23
3,44 ± 1,98
1,55 ± 0,87
8,81 ± 3,35
4,75 ± 2,37
2,62 ± 1,36
0,38
0,016
0,0002
B = Tổng điểm của: Ban đỏ + sẩn/phù + tiết dịch/vảy tiết + sước da +lichen hóa + khô da
Trước điều trị
Sau điều trị 7 ngày
Sau điều trị 14 ngày
9,80 ± 2,02
6,36 ± 2,93
3,61 ± 1,10
9,09 ± 2,99
7,15 ± 2,31
5,22 ± 1,91
0,25
0,22
0,0001
A = Diện tích thương tổn
Trước điều trị
Sau điều trị 7 ngày
Sau điều trị 14 ngày
13,50 ± 5,22
13,19 ± 5,05
12,64 ± 4,90
11,72 ± 3,72
11,25 ± 3,29
11,20 ± 3,64
0,11
0,075
0,25
Nhận xét bảng 3.26
C = Ngứa + Mất ngủ
Trước điều trị: Điểm ngứa + mất ngủ trung bình của nhóm 1 là 8,11 ± 3,23; nhóm 2 là 8,81 ± 3,35. Không thấy sự khác biệt giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống kê với p = 0,38.
Sau điều trị 7 ngày: Điểm ngứa + mất ngủ trung bình của nhóm 1 là 3,44 ± 1,98; nhóm 2 là 4,75 ± 2,37. Nhóm 1 giảm nhiều hơn nhóm 2 có ý nghĩa thống kê với p = 0,016.
Sau điều trị 14 ngày: Điểm ngứa + mất ngủ trung bình của nhóm 1 là 1,55 ± 0,87; nhóm 2 là 2,62 ± 1,36. Nhóm 1 giảm nhiều hơn nhóm 2 có ý nghĩa thống kê với p = 0,0002.
B = Ban đỏ + sẩn/phù + tiết dịch/vảy tiết + sước da +lichen hóa + khô da
Trước điều trị: B trung bình của nhóm 1 là 9,80 ± 2,02; của nhóm 2 là 9,09 ± 2,99. Không thấy sự khác biệt giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống kê với p = 0,25.
Sau điều trị 7 ngày: B trung bình của nhóm 1 là 6,36 ± 2,93; nhóm 2 là 7,15 ± 2,31; B trung bình nhóm 1 giảm nhiều hơn nhóm 2 nhưng sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê với p = 0,22.
Sau điều trị 14 ngày: B trung bình của nhóm 1 là 3,61 ± 1,10; nhóm 2 là 5,22 ± 1,91; B trung bình nhóm 1 giảm nhiều hơn nhóm 2 có ý nghĩa thống kê với p = 0,0002.
A = Diện tích thương tổn
Trước điều trị: Diện tích thương tổn trung bình của nhóm 1 là 13,50 ± 5,22; nhóm 2 là 11,72 ± 3,72. Không thấy sự khác biệt giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống kê với p = 0,11
Sau điều trị 7 ngày: Diện tích thương tổn trung bình của nhóm 1 là 13,19 ± 5,05; nhóm 2 là 11,25 ± 3,29. Không thấy sự khác biệt giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống kê với p = 0,075
Sau điều trị 14 ngày: Diện tích thương tổn trung bình của nhóm 1 là 12,64 ± 4,90; nhóm 2 là 11, 20 ± 3,64. Không thấy sự khác biệt giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống kê với p = 0,25.
Bảng 3.27: Kết quả nuôi cấy TCV của 2 nhóm sau điều trị 14 ngày
TCV
Nhóm 1
Nhóm 2
p
Dương tính
3 (8,33%)
25 (78,12%)
p < 0,001.
KTC 95% (2,57-10,12)
Âm tính
33 (91,67%)
7 (21,88%)
Tổng
36 (100%)
32 (100%)
Nhận xét bảng 3.27
Sau điều trị 14 ngày: 91,7% bệnh nhân nhóm 1 có kết quả cấy TCV (-), trong khi tỉ lệ này ở nhóm 2 là 21,88%.
Tỉ lệ cấy TCV (-) ở nhóm 1 cao hơn nhóm 2 có ý nghĩa thống kê với p < 0,001 ; RR = 5,1; KTC 95% (2,57-10,12).
3.3.4. Các tác dụng phụ của 2 phác đồ điều trị: Trong thời gian theo dõi điều trị 2 tuần không ghi nhận được tác dụng phụ nào của thuốc ở cả 2 nhóm nghiên cứu.
Chương 4
BÀN LUẬN
. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này với kỳ vọng tìm ra vai trò của TCV trong cơ chế bệnh sinh của VDCĐ, từ đó khuyến cáo sử dụng kháng sinh kháng TCV trong điều trị VDCĐ nhằm giúp bệnh nhân mau lành bệnh, giảm tỉ lệ tái phát, giảm gánh nặng về mặt kinh tế cho gia đình và xã hội. Để đạt được kỳ vọng trên, thiết kế nghiên cứu phù hợp nhất là “Bệnh chứng ẩn trong đoàn hệ” (nested case – control). Thiết kế nghiên cứu này gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 là nghiên cứu bệnh chứng, chúng tôi tìm sự khác biệt giữa TCV và gen mã hóa SKN giữa nhóm bệnh và nhóm đối chứng. Giai đoạn 2 chúng tôi chia nhóm bệnh có kết quả cấy TCV (+) thành 2 nhóm ngẫu nhiên, một nhóm chúng tôi điều trị có dùng kháng sinh kháng TCV, nhóm còn lại không dùng kháng sinh để điều trị và theo dõi kết quả điều trị về mặt lâm sàng và vi khuẩn. Từ đó chúng tôi rút ra được vai trò của TCV trong cơ chế bệnh sinh VDCĐ và hiệu quả của việc dùng kháng sinh trong điều trị bệnh nhân VDCĐ.
. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Đặc điểm lâm sàng
4.2.1.1. Các triệu chứng lâm sàng
- Ngứa: Đây là triệu chứng cơ năng chính và cũng là một trong những tiêu chuẩn chính để chẩn đoán VDCĐ. Theo y văn, có khoảng 80-100% bệnh nhân VDCĐ có triệu chứng ngứa [30], [31]. Trong nghiên cứu của chúng tôi 100% bệnh nhân có ngứa. Nguyễn Thị Lai và cs [125] khi nghiên cứu trên 150 bệnh nhân VDCĐ người lớn cũng thấy 100% có ngứa. Kết quả này cũng phù hợp với Nguyễn Đức Điệp và cs [74], 100% bệnh nhân có ngứa.
Ngứa làm cho bệnh nhân gãi, chà xát dẫn đến xuất hiện các thương tổn thứ phát như nhiễm trùng, da dày, thâm nhiễm, các vết trày xướcNgứa còn làm cho bệnh nhân mất ngủ, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sốngtạo nên vòng xoắn bệnh lý làm cho bệnh ngày càng nặng thêm. Do đó, trong chiến lược điều trị VDCĐ chúng ta cần phải đặc biệt quan tâm đến triệu chứng ngứa của bệnh nhân.
- Mất ngủ: Giống như các bệnh mạn tính khác, VDCĐ ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần của bệnh nhân. Bệnh diễn tiến mạn tính, tái phát nhiều lần, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, làm cho bệnh nhân lo lắng, trầm cảm, mất ngủ. Theo nghiên cứu của chúng tôi, 75% bệnh nhân có mất ngủ. Theo Hà Nguyên Phương Anh và cs [34], 48,5% bệnh nhân VDCĐ bị mất ngủ. Theo Nguyễn Đức Điệp và cs [74], 27,4% bệnh nhân bị mất ngủ. Tỉ lệ mất ngủ của các nghiên cứu trên khác nhau có thể do là triệu chứng chủ quan của bệnh nhân, và triệu chứng này còn chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác ngoài VDCĐ.
- Khô da: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi, 78,91% bệnh nhân có biểu hiện khô da. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Lai và cs [125], 81,33% bệnh nhân có khô da, Nguyễn Đức Điệp và cs [74], 87,1% bệnh nhân có khô da. Theo số liệu của một số tác giả [126], [127], [128] thì tỉ lệ da khô chiếm khoảng 50 - 70% tổng số bệnh nhân VDCĐ. Nguyên nhân của khô da trên bệnh nhân VDCĐ là do sự giảm sản xuất filaggrin, giảm lượng ceramide và tăng sự mất nước qua da [49]. Da khô làm cho bệnh nhân dễ bị kích thích, ngứa và làm nặng thêm tình trạng VDCĐ. Do đó, bôi các chất dưỡng da, giữ ẩm đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị VDCĐ.
- Các triệu chứng khác: Ngoài thương tổn cơ bản của VDCĐ thì việc khám và phát hiện các triệu chứng lâm sàng khác là rất quan trọng, góp phần giúp cho chẩn đoán bệnh trong những trường hợp thương tổn cơ bản không điển hình, vì các triệu chứng này là các tiêu chuẩn phụ trong tiêu chuẩn chẩn đoán của Hanifin và Rajka [35].
+ Viêm da LBT- LBC: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có 57,81% bệnh nhân có viêm da LBT – LBC. Theo Nguyễn Đức Điệp và cs