MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Các ký hiệu và chữ viết tắt ix
Danh mục bảng x
Danh mục hình xii
đẶT VẤN đỀ 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu của đề tài 3
3 Ý nghĩa khoa học của đề tài 3
4 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 4
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
1.1 Những giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa của chó đã được
phát hiện 5
1.1.1 Họ giun đũa chó (Ascarididae Baird, 1853) 6
1.1.2 Họ giun móc (Ancylostomatidae Looss, 1905) 18
1.1.3 Giun tóc (Trichuris vulpis Froelich, 1789) 29
1.1.4 Giun thực quản (Spirocerca lupi Rudolphi, 1809) 31
1.2 Thuốc tẩy trừ giun tròn đường tiêu hóa của chó 36
1.3 Biện pháp phòng trừ bệnh 40
Chương 2 NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
2.1 địa điểm nghiên cứu 42
2.1.1 Vị trí địa lý khu vực Bắc Trung bộ 42
2.1.2 đất 43iv
2.1.3 Hệ thống sông ngòi 44
2.1.4 Khí hậu 44
2.1.5 Dân cư 45
2.1.6 Khu hệ động vật, thực vật 45
2.1.7 Tình hình chăn nuôi, thú y 46
2.2 Thời gian nghiên cứu 47
2.3 Nội dung nghiên cứu 47
2.3.1 Xác định thành phần loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa
của chó tại vùng nghiên cứu 47
2.3.2 Xác định tình trạng nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của chó
tại vùng nghiên cứu 47
2.3.3 Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của A. caninum 47
2.3.4 Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý do A. caninum gây ra
cho chó 48
2.3.5 Xác định hiệu lực tẩy trừ A. caninum của thuốc mebendazole
và pyrantel 48
2.4 Phương pháp nghiên cứu 48
2.4.1 Thiết kế nghiên cứu 48
2.4.2 Phương pháp xác định thành phần loài giun tròn ký sinh ở
đường tiêu hóa của chó nuôi tại vùng nghiên cứu 49
2.4.3 Phương pháp xác định tỷ lệ, cường độ nhiễm các loài giun
tròn đường tiêu hóa của chó 49
2.4.4 Phương pháp theo dõi sự phát triển của trứng và ấu trùng A.
caninum trong điều kiện phòng thí nghiệm 50
2.4.5 Phương pháp đo kích thước của trứng và ấu trùng A. caninum 51
2.4.6 Phương pháp gây nhiễm ấu trùng A. caninum giai đoạn L3
cho chó 51v
2.4.7 Phương pháp xác định triệu chứng lâm sàng của chó bị bệnh
do A. caninum trong thực địa và thực nghiệm 51
2.4.8 Phương pháp xác định bệnh tích đại thể của chó mắc bệnh do
A. caninum trong thực địa và thực nghiệm 51
2.4.9 Phương pháp xác định bệnh tích vi thể của chó mắc bệnh do
A. caninum trong thực địa và thực nghiệm 51
2.4.10 Phương pháp xác định một số chỉ tiêu huyết học của chó bị
bệnh do A. caninum trong thực nghiệm 52
2.4.11 Phương pháp xác định hiệu lực tẩy trừ A. caninum của thuốc
mebendazol và pyrantel 52
2.5. đối tượng, nguyên vật liệu nghiên cứu 52
2.5.1 đối tượng nghiên cứu 52
2.5.2 Nguyên, vật liệu nghiên cứu 52
2.5.3 Dụng cụ, hóa chất 52
2.6 Bố trí thí nghiệm 53
2.6.1 Thí nghiệm 1: xác định thành phần loài, tỷ lệ, cường độ
nhiễm giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa của chó 53
2.6.2 Thí nghiệm 2: nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của A.
caninum 54
2.6.3 Thí nghiệm 3: gây nhiễm ấu trùng dạng L3 của A. caninum
cho chó 55
2.5.4 Thí nghiệm 4: xác định triệu chứng lâm sàng, bệnh tích của
chó mắc bệnh A. caninum trong thực nghiệm 55
2.6.5 Thí nghiệm 5: xác định triệu chứng lâm sàng, bệnh tích của
chó mắc bệnh do A. caninum trong thực địa 56
2.6.6 Thí nghiệm 6: xác định một số chỉ tiêu huyết học của chó bị
bệnh do A. caninum trong thực nghiệm 57vi
2.6.7 Thí nghiệm 7: đánh giá hiệu lực tẩy trừ A. caninum của thuốc
mebendazole và pyrantel trong thực nghiệm. 57
2.6.8 Thí nghiệm 8: xác định hiệu lực tẩy trừ A. caninum của thuốc
mebendazol và pyrantel trong thực địa 58
2.7 Phương pháp xử lý số liệu 59
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 61
3.1 Thành phần giun tròn ký sinh đường tiêu hóa của chó nuôi tại
vùng nghiên cứu 61
3.2 Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của chó tại vùng nghiên cứu 64
3.2.1 Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hoá của chó tại vùng
nghiên cứu 64
3.2.2 Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hoá của chó theo địa hình 66
3.2.3 Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hoá của chó theo phương
thức chăn nuôi 69
3.2.4 Tỷ lệ, cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của chó nuôi
tại vùng nghiên cứu 71
3.2.5 Tỷ lệ, cường độ nhiễm các loài giun tròn đường tiêu hóa theo
lứa tuổi chó 78
3.3 Khảo sát một số đặc điểm dịch tễ học của A. caninum 84
3.3.1 Sức đề kháng của trứng A. caninum ở các môi trường có độ
pH khác nhau 83
3.3.2 Sức đề kháng của trứng A. caninum ở các môi trường hóa
chất khác nhau 85
3.4 Khảo sát một số đặc điểm sinh học của A. caninum 90
3.4.1 Hình thái và sự phát triển của trứng A. caninum 90
3.4.2 Sự phát triển của ấu trùng A.caninum ở điều kiện phòng thí
nghiệm 93vii
3.4.3 Thời gian phát triển của ấu trùng A. caninum ở điều kiện
phòng thí nghiệm 97
3.4.4 Giai đoạn từ ấu trùng gây nhiễm đến khi phát triển thành
giun trưởng thành có khả năng đẻ trứng của A. caninum qua
thực nghiệm 99
3.4.5 Thời gian hoàn thành vòng đời của A. caninum qua thực
nghiệm 100
3.5. Khảo sát một số đặc điểm bệnh lý do A. caninum gây ra ở chó 102
3.5.1. Triệu chứng lâm sàng của chó mắc bệnh do A. caninum trong
thực địa 102
3.5.2. Triệu chứng lâm sàng của chó mắc bệnh do A. caninum trong
thực nghiệm 104
3.5.3 Bệnh tích đại thể của chó mắc bệnh do A. caninum trong thực địa 105
3.5.4 Bệnh tích đại thể của chó mắc bệnh do A. caninum trong thực
nghiệm. 109
3.5.5. Bệnh tích vi thể ở ruột non của chó mắc bệnh do A. caninum
trong thực địa 110
3.5.6 Bệnh tích vi thể ở ruột non của chó mắc bệnh do A.caninum
trong thực nghiệm 113
3.6 Xác định một số chỉ tiêu huyết học của chó mắc bệnh do A.
caninum 116
3.6.1 Một số chỉ tiêu sinh lý hệ hồng cầu của chó mắc bệnh do A.
caninum trong thực nghiệm 116
3.6.2 Một số chỉ tiêu bạch cầu và công thức bạch cầu của máu chó
mắc bệnh do A.caninum trong thực nghiệm 119
3.7 Xác định hiệu lực của thuốc tẩy trừ A. caninum 122viii
3.7.1 Hiệu lực của mebendazole và pyrantel tẩy trừ A. caninum
trong thực nghiệm 122
3.7.2. Hiệu lực tẩy trừ A. caninum của mebendazole và pyrantel
trong thực địa 128
3.8 đề xuất biện pháp phòng trị bệnh 125
3.8.1 Diệt ký sinh trùng ở chó 126
3.8.2 Diệt ký sinh trùng ở môi trường bên ngoài 133
3.8.3 Phòng bệnh cho chó 129
KẾT LUẬN VÀ đỀ NGHỊ 130
1 Kết luận 130
2 đề nghị 132
CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN đẾN LUẬN ÁN 133
TÀI LIỆU THAM KHẢO 134
PHỤ LỤC 144
172 trang |
Chia sẻ: Lavie11 | Lượt xem: 613 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu sự biến động nhiễm giun tròn đường tiêu hoá của chó ở một số tỉnh Bắc Trung bộ và một số ñặc ñiểm sinh học của Ancylostoma caninum, bệnh lý học do chúng gây ra, biện pháp phòng trừ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
caninum trong th,c nghi;m
Thí nghiệm ñược chia thành 2 lô.
- Lô 1: chọn 10 chó ñã ñược gây nhiễm ấu trùng L3, kiểm tra phân có
cường ñộ nhiễm trứng A. caninum cao: từ 500 - 800 trứng/gam phân.
- Lô 2 là những chó khỏe mạnh, ñược xác ñịnh là không nhiễm giun,
sán và các bệnh truyền nhiễm khác.
Chó ở 2 lô thí nghiệm tương ñương nhau về ñộ tuổi, về giống.
- Lấy máu chó, xác ñịnh một số chỉ tiêu huyết học trên máy huyết học
tự ñộng CD - 3700.
Chỉ tiêu theo dõi:
+ Số lượng hồng cầu (RBC, triệu/mm3)
+ Hàm lượng huyết sắc tố (HGB, g%)
+ Tỷ khối huyết cầu (HCT, %)
+ Thể tích trung bình hồng cầu (MCV, µm3 )
+ Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCH, pg)
+ Nồng ñộ huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCHC, %)
+ Số lượng bạch cầu (WBC, nghìn/mm3) và công thức bạch cầu (%)
2.6.7 Thí nghi;m 7: ñánh giá hi;u l,c tWy trX A. caninum cOa
thu<c mebendazole và pyrantel trong th,c nghi;m.
58
Chọn 10 chó con khỏe mạnh, ñã ñược xác ñịnh không mắc các bệnh truyền
nhiễm, không nhiễm ký sinh trùng ñường tiêu hóa, chó khoảng 2 tháng tuổi.
Gây nhiễm ấu trùng L3 của A. caninum cho chó. Sau thời gian 15 - 19
ngày, xét nghiệm phân tìm trứng A. caninum. Chia 10 chó ñã gây nhiễm A.
caninum thành 2 lô thí nghiệm, mỗi lô 5 chó.
- Lô 1: dùng thuốc mebendazol, liều 30 mg/kg thể trọng/ngày, dùng
trong 3 buổi sáng liên tục trước khi cho chó ăn
- Lô 2: dùng thuốc pyrantel, liều 10mg/kg thể trọng, dùng trong 3 buổi
sáng liên tục trước khi cho chó ăn.
- Xác ñịnh khối lượng chó, liều lượng thuốc và ñường ñưa thuốc vào cơ
thể chó
- Tìm, ñếm xác giun thải ra theo phân sau khi dùng thuốc 18 - 24 giờ.
- Mổ khám chó, tìm giun móc trong ruột non của chó sau thời gian
dùng thuốc.
- Chỉ tiêu theo dõi:
+ Hiệu lực tẩy trừ A. caninum của mebendazol và pyrantel
+ Tỷ lệ sạch A. caninum của mebendazol và pyrantel
+ ðộ an toàn của mebendazol và pyrantel với chó
2.6.8 Thí nghi;m 8: xác ñ2nh hi;u l,c tWy trX A. caninum cOa
thu<c mebendazol và pyrantel trong th,c ñ2a
- Thí nghiệm ñược tiến hành trên thực ñịa, thuộc tỉnh Thanh Hóa, Nghệ
An và Hà Tĩnh.
- Mỗi ñịa ñiểm nghiên cứu, chọn 10 chó có ñộ tuổi 2 - 4 tháng tuổi bị
nhiễm A. caninum với cường ñộ nhiễm từ > 500 trứng/gam phân.
- Mỗi ñịa ñiểm nghiên cứu, 10 chó ñược chia 2 thành lô thí nghiệm.
+ Lô thí nghiệm 1: 5 chó ñược dùng thuốc mebendazol, liều
dùng 30mg/kg thể trọng/ngày, dùng trong 3 buổi sáng liên tục.
+ Lô thí nghiệm 2: 5 chó ñược dùng thuốc pyrantel, liều dùng
59
10mg/kg thể trọng.
- Xác ñịnh khối lượng chó, liều lượng thuốc và ñường ñưa thuốc vào cơ
thể chó.
- ðịnh lượng số trứng A. caninum trước khi cho chó dùng thuốc. Sau
khi cho chó dùng thuốc 7, 14 và 21 ngày lấy phân chó xét nghiệm phân và
ñịnh lượng số lượng trứng/ gam phân ñể xác ñịnh tỷ lệ hiệu lực và tỷ lệ sạch
giun của thuốc.
- Chỉ tiêu theo dõi:
+ Hiệu lực tẩy trừ A. caninum của mebendazol và pyrantel qua ñịnh
lượng trứng/ gram phân ở các ngày thứ 7, 14, ngày thứ 21 sau khi dùng thuốc.
+ Tỷ lệ sạch A. caninum của mebendazol và pyrantel
+ ðộ an toàn của mebendazol và pyrantel với chó
2.7 Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu ñược trong thực nghiệm ñược xử lý theo phương pháp
thống kê sinh vật (ðặng Vũ Bình, 1996) [3] với các tham số:
Số trung bình: X
Sai số của số trung bình: X ± mx
Tỷ lệ nhiễm, tỷ lệ hiệu lực của thuốc, tỷ lê sạch giun ñược tính bằng tỷ
lệ phần trăm (%). Cường ñộ nhiễm theo trị số min (nhỏ nhất) và max (lớn
nhất), số lượng trứng/ gam phân.
So sánh sự sai khác giữa 2 tỷ lệ theo phương pháp kiểm ñịnh bằng phần
mềm dịch tễ học thú y Epicalc 2000.
Tính hiệu lực của thuốc theo công thức:
- Gián tiếp qua xét nghiệm phân
Tỷ lệ hiệu lực (%) =
- Trực tiếp qua mổ khám
Số chó sạch trứng
x 100
Số chó ñược tẩy
60
Số giun tẩy ra
Tỷ lệ hiệu lực (%) = x 100
Tổng số giun ký sinh ở chó
Số chó tẩy sạch giun
Tỷ lệ sạch giun (%) = x 100
Tổng số chó ñược tẩy
61
Chương 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Thành phần giun tròn ký sinh ñường tiêu hóa của chó nuôi tại
vùng nghiên cứu
ðể xác ñịnh thành phần loài giun tròn ký sinh ñường tiêu hoá của chó
nuôi tại vùng nghiên cứu, chúng tôi mổ khám, thu thập giun tròn ñường tiêu
hóa của chó tại các ñịa ñiểm thuộc 3 tỉnh, thành phố Thanh Hoá, Nghệ An, Hà
Tĩnh. ðịnh loại giun tròn tại phòng thí nghiệm bộ môn Ký sinh trùng, khoa
Thú y, Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội. Kiểm tra kết quả ñịnh loại tại
phòng Ký sinh trùng Viện Sinh thái - Tài nguyên sinh vật.
Có 7 loài giun tròn ký sinh ñường tiêu hóa của chó ñược tìm thấy tại
vùng nghiên cứu, (bảng 3.1) ñó là Spirocerca lupi, Toxocara canis,
Toxascaris leonina, Ancylostoma caninum, Ancylostoma braziliense,
Uncinaria stenocephala và Trichuris vulpis.
Các loài giun tròn tìm thấy nêu trên ñều ký sinh ở ñường tiêu hóa của chó,
trong ñó T. canis, T. leonina, A. caninum, A. braziliense ký sinh ở ruột non. Loài
S. lupi ký sinh ở thực quản và dạ dày, T. vulpis ký sinh ở manh tràng.
Những loài giun tròn tìm thấy ở vùng nghiên cứu ñều thuộc lớp giun
tròn Nematoda, phân lớp Secernentea (Linstow, 1905) và ñều là những giun
tròn phổ biến ký sinh ở chó, ở ñộng vật ăn thịt, những loài giun này ñược tìm
thấy ở khắp nơi trên thế giới (theo Bowman, 1999) [68].
Ở tỉnh Thanh Hoá, chúng tôi phát hiện thấy 6 loài. Chưa phát hiện thấy loài
S. lupi.
Ở tỉnh Nghệ An, có 7 loài giun tròn nêu trên ñược phát hiện, trong ñó
lần ñầu tiên tìm thấy loài S. lupi.
62
Có 5 loài giun tròn ñường tiêu hoá của chó tỉnh Hà Tĩnh ñược phát hiện
tại các ñiểm nghiên cứu. Chưa tìm thấy loài giun tóc T. vulpis, loài A.
braziliense.
Bảng 3.1. Thành phần loài giun tròn ký sinh ñường tiêu hoá
của chó nuôi tại vùng nghiên cứu
Tỉnh
STT Tên giun tròn Nơi ký sinh Nghệ
An
Thanh
Hoá
Hà
Tĩnh
1
Spirocerca lupi
(Rudolphi, 1809)
Thực quản,
dạ dày
+ - +
2
Toxocara canis
(Werner, 1782)
Ruột non,
dạ dày
+ + +
3
Toxascaris leonina
(Linstow, 1902)
Ruột non,
dạ dày
+ + +
4
Ancylostoma caninum
(Ercolani, 1859)
Ruột non + + +
5
Ancylostoma braziliense
(Faria, 1910)
Ruột non + + -
6
Uncinaria stenocephala
(Brumpt, 1922)
Ruột non + + +
7
Trichuris vulpis (Froelich,
1789)
Manh tràng,
ruột già
+ + -
Trong những giun tròn ñường tiêu hóa của chó ñược tìm thấy ở vùng
nghiên cứu thì loài T. canis, T. leonina, A. caninum, A. braziliense là phổ biến
ở chó tại các ñịa ñiểm nghiên cứu, ñây cũng là những giun tròn gây tác hại
nhiều nhất cho chó. Theo Nguyễn Văn ðề và Phạm Văn Khuê, (2009) [7],
Phạm Văn Khuê, Phan Lục, (1996) [14], Phạm Sỹ Lăng (1990) [21], Phạm Sỹ
63
Lăng và cs, (2001) [25], Trịnh Văn Thịnh (1963) [42] thì ñây là các loài giun
tròn thường gặp ở chó, một vài loài trong số ñó có nguy cơ truyền lây và gây
bệnh cho người.
Nhiều công trình nghiên cứu ở nước ngoài cũng chỉ ra rằng, các loài
giun tròn nói trên rất thường gặp ký sinh ở chó. Nghiên cứu về thành phần các
loài giun, sán ký sinh ở chó nuôi tại miền Tây Pomerania, tác giả Agniezka
Tylkowska và cs, (2010) [57] cho biết, có 5 loài giun tròn ñường tiêu hóa
ñược phát hiện, ñó là U. stenocephala, T. canis, T. leonina, T. vupis và
Acylostoma spp, trong ñó T. canis thường gặp nhất và T.vulpis ít gặp nhất.
Một kết quả nghiên cứu khác của Kutdang và cs, (2010) [86] tại
Nigeria ñã chỉ ra rằng, chó bị nhiễm phổ biến với các loài giun tròn T. canis,
T. vulpis, A. caninum và S. lupi.
Ở Việt Nam, ðỗ Dương Thái, Trịnh Văn Thịnh, (1978) [39] tổng hợp
các công trình nghiên cứu trước ñây về giun tròn, ñã xác ñịnh T. canis, T.
leonina, A. caninum, A. braziliense. U. stenocephala, T. vulpis là các loài chủ
yếu ký sinh ở ñường tiêu hóa của chó.
Nghiên cứu của Phạm Sỹ Lăng và cs, (1993) [22], Phạm Văn Khuê và
cs, (1993) [13] ở khu vực phía Bắc, Lê Hữu Khương (2005) [17] ở thành phố
Hồ Chí Minh, Nguyễn Hữu Hưng và cs (2009) [12] ở Cần Thơ, ñã phát hiện 5
giống, loài giun tròn ký sinh ở ñường tiêu hoá của chó là S. lupi, T. canis, T.
leonina, Ancylostoma spp, T. vulpis.
So với nghiên cứu của các tác giả nói trên, nghiên cứu của chúng tôi
khá phù hợp, ñều xác ñịnh những loài T. canis, T. leonina, Ancylostoma
spp, T. vulpis là những loài giun phổ biến ở ñường tiêu hóa của chó.
Từ thực nghiệm cho thấy, thành phần loài giun tròn ký sinh ñường tiêu hoá
của chó trong vùng nghiên cứu khá phong phú, phân bố rộng ở cả 3 vùng ñịa hình:
miền núi, ñồng bằng và thành phố. Theo chúng tôi, tập quán nuôi chó tự do của
64
người dân, ñiều kiện khí hậu nóng, ẩm ở các ñiểm nghiên cứu là ñiều kiện thuận lợi
ñể cho trứng ký sinh trùng, bệnh ký sinh trùng tồn tại và phát triển (Trịnh Văn
Thịnh, 1967b) [45]. Vì vậy, thành phần giống, loài giun tròn ñường tiêu hóa của chó
vùng nghiên cứu là khá phong phú.
Trong các loài giun tròn ñường tiêu hóa của chó mà chúng tôi phát hiện ñược
ở vùng nghiên cứu thì loài S. lupi không phổ biến, lần ñầu tiên tìm thấy loài này ở
tỉnh Nghệ An, chưa phát hiện thấy ở tỉnh Thanh Hóa.
Do S. lupi có vòng phát triển gián tiếp qua vật chủ trung gian là côn trùng
cánh cứng ăn phân, các loài côn trùng này phát triển thuận lợi ở những vùng ñất
tơi xốp, nhiều thực vật sinh sống. Những vùng ñồng bằng và ñồng bằng chiêm
trũng có pH ñất và nước thấp, thường xuyên bị ngập úng có thể là những vùng
không thích hợp cho sự phát triển của các loài bọ cánh cứng, vật chủ trung gian
của S. lupi nên khả năng chó nhiễm S. lupi rất ít là phù hợp.
3.2 Tỷ lệ nhiễm giun tròn ñường tiêu hóa của chó tại vùng nghiên cứu
3.2.1 T^ l; nhiSm giun tròn ñưMng tiêu hoá cOa chó tPi vùng
nghiên cRu
Qua kiểm tra 369 mẫu phân và mổ khám 369 chó, chúng tôi thấy, ñàn
chó ở các ñịa ñiểm nghiên cứu ñều nhiễm giun tròn ñường tiêu hoá ở mức ñộ
nhiễm cao.
Bảng 3.2. Tỷ lệ nhiễm giun tròn ñường tiêu hoá
của chó tại vùng nghiên cứu
Qua mổ khám Qua kiểm tra phân
ðịa ñiểm Số con
kiểm tra
Số con
nhiễm
Tỷ lệ
nhiễm
(%)
Số con
kiểm tra
Số con
nhiễm
Tỷ lệ
nhiễm (%)
Nghệ An 123 87 70,70 123 88 71,50
Hà Tĩnh 123 88 71,50 123 87 70,70
Thanh Hoá 123 77 62,60 123 79 64,20
65
Chung 369 252 68,30 369 254 68,80
Kiểm tra qua mổ khám và xét nghiệm phân nhằm xác ñịnh tỷ lệ nhiễm
giun tròn ñường tiêu hóa của chó (bảng 3.2). Kết quả cho thấy: tỷ lệ nhiễm là
68,30 % khi mổ khám và 68,80% khi xét nghiệm phân. Với phương pháp mổ
khám, tỷ lệ nhiễm giun tròn ñường tiêu hóa của chó thấp nhất ở tỉnh Thanh
Hóa: 62,60%, cao nhất ở các tỉnh Hà Tĩnh: 71,50% và Nghệ An: 70,70%.
Phương pháp xét nghiệm phân cũng cho kết quả tương tự với mổ khám. Tỷ lệ
nhiễm giun tròn ñường tiêu hóa của chó thấp nhất là ở tỉnh Thanh Hóa:
64,20%, cao nhất ở tỉnh Nghệ An: 71,50% và Hà Tĩnh: 70,70%.
Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi nhận thấy, tỷ lệ chó nhiễm giun tròn
ñường tiêu hóa tại các tỉnh là không có sự sai khác. Sự không sai khác có ý
nghĩa thống kê (p > 0,05).
Tỷ lệ chó nhiễm giun tròn ñường tiêu hóa khá cao tại các ñịa ñiểm nghiên
cứu, theo chúng tôi, có thể do tập quán nuôi chó thả tự do hoặc bán thả rất phổ
biến tại vùng nghiên cứu, chó nuôi thả tự do nên bài tiết phân ra môi trường
xung quanh, làm môi trường luôn ô nhiễm bởi trứng của các loại ký sinh trùng.
Hơn nữa, theo Jordan và cs, (1993) [83] trong các bệnh do Ascarid, ñáng kể nhất
là sự ô nhiễm môi trường có thể tồn tại và tiếp tục tồn tại bởi khả năng sinh sản
cao, sự tồn tại lâu dài của trứng trong môi trường. Ngoài ra, việc phòng trừ bệnh
ký sinh trùng cho chó ở vùng nghiên cứu vẫn chưa ñược người dân ñịa phương
quan tâm ñúng mức, ñiều này ñã giải thích ñược tỷ lệ và cường ñộ nhiễm giun
tròn của chó tại vùng nghiên cứu vẫn ở mức cao.
Mặt khác, ñiều kiện thời tiết khí hậu nóng ẩm của các vùng nghiên cứu
(Trần Kim ðôn, 2001) [6], là ñiều kiện thuận lợi cho trứng của các loài giun tròn
phát triển vì vậy chó luôn bội nhiễm mầm bệnh, nên tỷ lệ chó nhiễm giun tròn
ñường tiêu hoá cao là phù hợp.
ðể thấy rõ hơn tỷ lệ nhiễm giun tròn ñường tiêu hoá của chó tại các ñịa
66
ñiểm nghiên cứu, chúng tôi minh họa qua ñồ thị ở hình 3.1.
Hình 3.1. Tỷ lệ nhiễm giun tròn ñường tiêu hóa
của chó tại vùng nghiên cứu
3.2.2 T^ l; nhiSm giun tròn ñưMng tiêu hoá cOa chó theo ñ2a hình
ða số các loài giun tròn ký sinh ñường tiêu hoá của chó có vòng ñời
phát triển trực tiếp, trứng ñược thải ra ngoài theo phân và phát triển thành
trứng hoặc ấu trùng cảm nhiễm. Thời gian tồn tại, phát triển của trứng thành
ấu trùng gây nhiễm phụ thuộc nhiều vào ñiều kiện như ñịa hình, nhiệt ñộ, ñộ
ẩm và ánh sáng của môi trường.
Các vùng có ñịa hình khác nhau, vùng núi, ñồng bằng hoặc môi trường
nuôi chó ở thành phố hay nông thôn có ảnh hưởng như thế nào ñến tỷ lệ
nhiễm giun tròn ñường tiêu hóa của chó?
ðiều tra tỷ lệ nhiễm giun tròn ñường tiêu hóa của chó ở các vùng có ñịa
hình khác nhau (bảng 3.3) cho phép khái quát ñược tình hình dịch tễ của các
bệnh do giun tròn ở chó nuôi tại một số ñịa ñiểm thuộc các tỉnh Thanh Hóa,
Nghệ An, Hà Tĩnh của khu vực Bắc Trung bộ. Từ ñó ñề xuất biện pháp
67
phòng, trừ thích hợp.
Bảng 3.3. Tỷ lệ nhiễm giun tròn ñường tiêu hoá của chó nuôi
tại các vùng có ñịa hình khác nhau
Qua mổ khám Qua xét nghiệm phân
Vùng ñịa
hình
Số con
kiểm
tra
Số con
nhiễm
Tỷ lệ
nhiễm
(%)
Số con
kiểm tra
Số con
nhiễm
Tỷ lệ
nhiễm
(%)
ðồng bằng 123 80 65,00 123 87 70,70
Miền núi 123 90 73,10 123 92 74,80
Thành phố 123 82 66,70 123 75 60,90
Chung 369 252 68,30 369 254 68,80
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ chó nhiễm giun tròn ñường tiêu hóa
ở ñịa hình ñồng bằng thuộc vùng nghiên cứu từ 65,00% qua mổ khám ñến
70,70% qua xét nghiệm phân. Ở ñịa hình miền núi, tỷ lệ chó nhiễm giun tròn
ñường tiêu hóa qua mổ khám là 73,10% và xét nghiệm phân là 74,80%. Ở
thành phố, tỷ lệ chó nhiễm thấp hơn so với vùng ñồng bằng và miền núi, tỷ lệ
nhiễm dao ñộng từ 66,70% qua mổ khám và 60,90% qua xét nghiệm phân.
Ở các vùng có ñịa hình khác nhau, tỷ lệ nhiễm giun tròn ñường tiêu hoá
của chó không có sự sai khác nhau, sự không sai khác có ý nghĩa thống kê (p
> 0,05).
Chúng tôi cho rằng, sở dĩ tỷ lệ nhiễm giun tròn ñường tiêu hoá của chó
ở các ñịa hình khác nhau là không khác nhau, có thể do trứng một số loài giun
tròn như T. canis, T. leonina có sức ñề kháng cao, có khả năng tồn tại lâu dài
ở môi trường. Còn giun móc A. caninum có khả năng sinh sản cao, với số
lượng trứng lớn từ 7000 - 28.000 trứng/ngày ñược thải ra ngoài theo phân
(Lefkaditis 2006) [90], làm môi trường nuôi chó luôn bị ô nhiễm bởi trứng
68
giun, nhất là nuôi chó thả rông. Mặt khác, ở các ñịa hình khác nhau nhưng
những trứng giun ở môi trường ñều chịu sự chi phối chung của các yếu tố thời
tiết, khí hậu của vùng Bắc Trung bộ nên sự phát triển nhanh, chậm của những
trứng giun ở môi trường thuộc các ñịa hình cũng có thể khác nhau nhưng
không rõ rệt (Trịnh Văn Thịnh, 1963, 1967b) [42], [45]. Có lẽ vì những lý do
trên nên tỷ lệ nhiễm giun tròn ñường tiêu hoá của chó ở các ñịa hình khác
nhau không khác nhau.
Hình 3.2. Tỷ lệ nhiễm giun tròn ñường tiêu hoá của chó
ở các vùng ñịa hình khác nhau
Nhiều nghiên cứu của các tác giả ở nước ngoài cho biết, ở nhiệt ñộ 28 -
30ºC sau 3 ngày trứng của giun ñũa, giun móc phát triển tới dạng ấu trùng
cảm nhiễm. Mặt khác, trứng của các loài giun tròn có sức ñề kháng khá cao
ñối với các yếu tố bất lợi của môi trường, trứng của giun ñũa T. canis có khả
năng tồn tại nhiều năm trong ñất, ñây chính là nguồn lây nhiễm thường xuyên
cho chó (Agniezka Tylkowska và cs, 2010) [57]. Nhận ñịnh của chúng tôi,
69
phù hợp với kết luận của các tác giả nêu trên.
3.2.3 T^ l; nhiSm giun tròn ñưMng tiêu hoá cOa chó theo phương
thRc chăn nuôi
Ở nước ta nói chung và vùng Bắc Trung bộ nói riêng, chăn nuôi chó ñã
thành tập quán với 2 phương thức: thả tự do và nhốt chuồng hoặc cũi. Tuy nhiên,
tuỳ theo ñiều kiện của gia ñình mà chó ñược nuôi nhốt hoặc thả rông. Những gia
ñình ở thành phố hoặc có ñiều kiện hơn thì chó ñược nuôi nhốt cẩn thận, còn
những gia ñình ở nông thôn thì chủ yếu chó ñược nuôi thả tự do, ñiều kiện chăm
sóc nuôi dưỡng kém. Vậy phương thức chăn nuôi có ảnh hưởng như thế nào ñến
tỷ lệ nhiễm giun tròn ñường tiêu hoá của chó? Chúng tôi ñã nghiên cứu tỷ lệ
nhiễm giun tròn ñường tiêu hoá của chó theo 2 phương thức chăn nuôi khác nhau.
Bảng 3.4. Tỷ lệ nhiễm giun tròn ñường tiêu hoá của chó
theo phương thức chăn nuôi
Mổ khám Xét nghiệm phân
Phương thức
chăn nuôi
Số con
kiểm tra
Số con
nhiễm
Tỷ lệ
nhiễm
(%)
Số con
kiểm
tra
Số con
nhiễm
Tỷ lệ
nhiễm
(%)
Thả rông 250 203 81,20a 254 210 82,60a
Nuôi nhốt 119 49 41,20b 115 44 38,20b
Chung 369 252 68,30 369 254 68,80
Ghi chú: những chữ cái khác nhau trong cùng một cột chỉ sự sai khác về tỷ lệ
nhiễm, sự sai khác có ý nghĩa thống kê
Qua mổ khám và xét nghiệm phân chó ở các phương thức chăn nuôi
khác nhau (bảng 3.4), chúng tôi nhận thấy, chó nuôi thả rông có tỷ lệ nhiễm
giun tròn ñường tiêu hoá cao: 81,20% khi mổ khám và 82,60% khi xét
nghiệm phân; trong khi ñó chó nuôi nhốt, tỷ lệ nhiễm thấp hơn: 41,20% khi
mổ khám và 38,20% khi xét nghiệm phân.
Kiểm ñịnh thống kê cho thấy, có sự khác nhau rõ rệt về tỷ lệ nhiễm
70
giun tròn ñường tiêu hoá của chó theo phương thức chăn nuôi. (p < 0,05).
Từ thực nghiệm cho thấy, phương thức chăn nuôi có ảnh hưởng rõ rệt tới
tỷ lệ nhiễm các loài giun tròn ñường tiêu hoá của chó. Theo chúng tôi, những
chó nuôi thả tự do hoặc bán thả, thường xuyên thải phân ra môi trường, làm cho
môi trường luôn bị ô nhiễm trứng của các loài ký sinh trùng, trong ñó có trứng
của giun tròn ñường tiêu hoá. Mặt khác, ña số trứng giun tròn có sức ñề kháng
cao với các yếu tố như nhiệt ñộ, ánh sángcủa môi trường, chúng có thể tồn tại
nhiều năm trong ñất, những nơi công cộng như công viên, sân chơi, những nơi
này tỷ lệ nhiễm trứng giun tròn luôn ở mức: 1 - 30% (Kutdang và cs, 2010) [86],
ñây chính là nguồn gây nhiễm tiềm tàng cho ñộng vật và người. Vì vậy, tỷ lệ
nhiễm các loài giun tròn ñường tiêu hoá của chó nuôi thả tự do luôn cao. Với chó
nuôi nhốt chuồng, nguồn phân luôn ñược quản lý và xử lý kịp thời, chuồng cũi
luôn ñược vệ sinh thường xuyên, nên môi trường nuôi nhốt chó sạch hơn, chó ít
có cơ hội nhiễm trứng và ấu trùng giun, vì thế tỷ lệ nhiễm thấp hơn.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhận xét của tác giả
Borecka, (2005) [66] khi cho rằng, các yếu tố môi trường có ảnh hưởng tới tỷ
lệ nhiễm giun ở chó, môi trường luôn bị ô nhiễm bởi trứng của các loài giun,
sán, các khu vực bị ô nhiễm nhất là sân chơi, công viên, lối ñi ở khu vực dân
cư. Nghiên cứu của tác giả ñã chỉ ra rằng: có 38-53% mẫu ñất ô nhiễm trứng
Toxocara spp trong các mẫu ñất từ những nơi công cộng và tư nhân trên toàn
thế giới. ðiều này ñã giải thích vì sao những chó lang thang có tỷ lệ nhiễm
giun tròn cao, dao ñộng từ 56,50% - 80,90%, cao hơn những chó ñược nuôi
trong các hộ gia ñình: 3,20%.
Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi kiến nghị người dân hạn chế nuôi chó
thả rông nhằm hạn chế sự ô nhiễm trứng giun ở môi trường, giảm tỷ lệ nhiễm
giun ở chó.
Tỷ lệ nhiễm giun tròn ở chó theo các phương thức chăn nuôi khác nhau
71
ñược thể hiện ở ñồ thị hình 3.3.
Hình 3.3. Tỷ lệ nhiễm giun tròn ñường tiêu hoá của chó
theo phương thức chăn nuôi
3.2.4 T^ l;, cưMng ñ8 nhiSm giun tròn ñưMng tiêu hóa cOa chó
nuôi tPi vùng nghiên cRu
3.2.2.1 Tỷ lệ, cường ñộ nhiễm các loài giun tròn ñường tiêu hóa của chó qua
mổ khám
Mổ khám toàn diện ñường tiêu hóa của 369 chó nhằm xác ñịnh thành
phần loài, tỷ lệ và cường ñộ nhiễm giun tròn ký sinh ở ñường tiêu hóa của chó
(bảng 3.5). Kết quả cho thấy: trong tổng số 369 chó ñược mổ khám, có 97 chó
nhiễm với T. canis, chiếm tỷ lệ 26,3%; 76 chó nhiễm T. leonina, chiếm tỷ lệ
20,6%; 205 chó nhiễm A. caninum, chiếm tỷ lệ cao nhất: 55,57%. ðặc biệt ở
các vùng nghiên cứu, tỷ lệ chó nhiễm A. caninum khá cao, dao ñộng từ 49,6%
(tỉnh Thanh Hóa) ñến 60,62% (ở tỉnh Hà Tĩnh). Tỷ lệ chó nhiễm S. lupi là
72
12,73 % và T. vulpis: 4,07%, ñây cũng là một tỷ lệ nhiễm thấp.
73
Bảng 3.5. Tỷ lệ, cường ñộ nhiễm các loài giun tròn ñường tiêu hóa của chó qua mổ khám
Thanh Hóa (n = 123) Nghệ An (n = 123) Hà Tĩnh (n = 123) ðịa ñiểm
Loài giun tròn
Số chó
nhiễm
(con)
Tỷ lệ
nhiễm
(%)
Cường
ñộ
(min -
max)
Số chó
nhiễm
(con)
Tỷ lệ
nhiễm
(%)
Cường
ñộ
(min -
max)
Số chó
nhiễm
(con)
Tỷ lệ
nhiễm
(%)
Cường
ñộ
(min -
max)
Tỷ lệ
nhiễm
(%)
Chung
Toxocara canis 24 19,50 1 - 11 30 24,40 1 - 12 43 35,00 1 - 7 26,30
T. leonina 10 8,10 1 - 9 30 24,40 1 - 12 36 29,30 2 - 10 20,60
A.caninum 61 49,60a 2 - 51 70 56,90a 10 - 54 74 60,20a 10 - 50 55,57
A. braziliense 38 30,80 1 - 20 29 23,60 2 - 27 0 0,00 0 18,31
U.stenocephala 36 29,30 2 - 20 34 27,60 1 - 14 31 25,20 17 - 80 27,37
Spirocerca lupi 0 0,00 0 24 19,50 2 – 5 21 18,70 1 - 11 12,73
Trichuiris vulpis 2 1,60 1 - 2 13 10,60 1 – 5 0 0,00 0 4,07
Chú thích: n là số chó ñược kiểm tra.
Những chữ cái giống nhau trong cùng một hàng chỉ sự không sai khác về tỷ lệ nhiễm (p > 0,05)
74
Các loài giun móc A. braziliense ñược phát hiện ở 67 chó thuộc 2 tỉnh Thanh
Hóa và Nghệ An, tỷ lệ nhiễm chung là: 18,10%, dao ñộng từ 23,6% ñến 30,8%,
cường ñộ nhiễm 1 – 27 giun/chó, có 101 chó nhiễm với U. stenocephala, chiếm tỷ
lệ : 27,40%, S. lupi: 12,70% và loài T. vupis có tỷ lệ nhiễm thấp nhất: 4,10%.
Loài A. caninum ñược tìm thấy ở chó nuôi tại cả 3 tỉnh, thành với tỷ lệ
nhiễm cao, dao ñộng trong khoảng 49,60% ở tỉnh Thanh Hóa ñến 60,20% ở
tỉnh Hà Tĩnh, cường ñộ nhiễm trung bình 10 - 50 giun/chó và không có sự sai
khác về tỷ lệ nhiễm loài giun này ở cả 3 tỉnh nghiên cứu, sự không sai khác có
ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Tỷ lệ nhiễm U. stenocephala dao ñộng từ 25,20% - 29,30%, cường ñộ
nhiễm khá cao: 80 giun/chó. ðây cũng là một trong 3 loài giun móc phổ biến
ký sinh ở chó và gây tác hại nhiều cho chó.
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs, (1993) [22], Phạm Văn Khuê và cs, (1993)
[13], các loài giun tròn ñường tiêu hóa của chó là rất phổ biến và ñều là tác nhân
gây hại cho chó. Trong ñó giun ñũa, giun móc có tỷ lệ nhiễm cao ở mọi lứa tuổi
của chó. Chó cảnh và chó nghiệp vụ bị nhiễm với tỷ lệ cao từ 60% - 80%.
Nghiên cứu ở Hà Nội, Ngô Huyền Thuý (1996) [52], cho biết, tỷ lệ
nhiễm giun móc ở chó rất cao: A. caninum là 81,65%, U. stenocephala:
73,07%. Tác giả cũng cho biết tình hình nhiễm giun không phụ thuộc vào tính
biệt của chó, nhưng lứa tuổi có ảnh hưởng ñến tỷ lệ nhiễm, chó nhỏ thì tỷ lệ
nhiễm giun móc cao hơn chó trưởng thành.
Mổ khám và kiểm tra ruột non 120 chó ở thành phố Mexico của
Mexico, Aguilar và cs, (2005) [59] cho biết, 102 chó bị nhiễm giun, sán, trong
ñó có 75 chó nhiễm A. caninum, chiếm tỷ lệ 62,5%.
Kết quả nghiên cứu của Agniezka Tylkowk và cs, (2010) [57] cũng chỉ
ra rằng, T. canis là giun tròn phổ biến nhất ở ñộng vật ăn thịt, tỷ lệ nhiễm T.
canis là 20,62%, T. leonina: 2.91%. Tác giả còn cho biết, loài giun này không
chỉ có ở Balan mà còn có ở nhiều nơi trên thế giới.
75
Như vậy, kết quả nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm giun tròn ñường tiêu hoá
của chó trong vùng nghiên cứu của chúng tôi khá phù hợp với các nghiên cứu
của các tác giả trong và ngoài nước.
ðồ thị ở hình 3.4. cho biết tỷ lệ nhiễm các loài giun tròn ñường tiêu hoá
của chó qua mổ khám.
Hình 3.4. Tỷ lệ nhiễm các loài giun tròn ñường tiêu hoá
của chó qua mổ khám
3.2.2.2 Tỷ lệ, cường ñộ nhiễm các loài giun tròn ñường tiêu hóa của chó qua
xét nghiệm phân
ðánh giá tỷ lệ, cường ñộ chó nhiễm giun tròn ñường tiêu hoá qua mổ
khám mới chỉ phản ánh ñược tình trạng nhiễm giun tròn ở tuổi chó trưởng
thành. Vì thế chúng tôi ñã xét nghiệm phân chó (bảng 3.6) nhằm xác ñịnh
thành phần giống, loài, tình trạng nhiễm giun tròn ñường tiêu hóa của chó
trong vùng nghiên cứu.
Tại Thanh Hóa, xét nghiệm 123 mẫu phân chó có 38 mẫu nhiễm T.
canis, tỷ lệ nhiễm là 30,90%, T. leonina nhiễm 15,40%. Họ giun móc
Ancylostomatidae có tỷ lệ nhiễm cao nhất: 57,70%.
76
Bảng 3.6. Tỷ lệ, cường ñộ nhiễm các loài giun tròn ñường tiêu hóa của chó
tại vùng nghiên cứu qua xét nghiệm phân
Thanh Hóa (n = 123) Nghệ An (n = 123) Hà Tĩnh (n = 123) ðịa ñiểm
Loài
giun tròn
Số con
nhiễm
Tỷ lệ
nhiễm
(%)
Cường ñộ
trứng/g
phân
Số
con
nhiễm
Tỷ lệ
nhiễm
(%)
Cường
ñộ
trứng/g
phân
Số con
nhiễm
Tỷ lệ
nhiễm
(%)
Cường
ñộ
trứng/g
phân
Tỷ lệ
nhiễm
chung
(%)
Toxocara canis 38 30,90 213 39 31,700 645 40 32,50 596 31,70
Toxascaris leonina 19 15,40 163 35 28,50 355 35 28,50 322 24,13
Ancylostomatidae 71 57,70 303 67 54,50 823 79 64,20 792 58,80
Spirocerca lupi 0 0,00 0 20 16,20 207 17 13,80 210 10,00
Trichuiris vulpis 3 2,40 123 10 8,10 227 0 0,00 0 3,50
Chú th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kstty_la_vo_thi_hai_le_5859_2005330.pdf