Luận án Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp huyện Thạch Thất - Thành phố Hà Nội

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục các chữ viết tắt vii

Danh mục các bảng viii

Danh mục các hình x

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

4 Những đóng góp mới của luận án 3

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 Một số vấn đề lý luận về sử dụng đất nông nghiệp 4

1.1.1 Đất nông nghiệp và vai trò của đất nông nghiệp trong sự phát triển nền

sản xuất nông nghiệp 4

1.1.2 Sử dụng đất nông nghiệp bền vững và tiêu chí đánh giá hiệu quả của

các loại hình sử dụng đất ở trong và ngoài nước 7

1.2 Các yếu tố tác động đến sử dụng đất nông nghiệp bền vững 19

1.2.1 Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên 19

1.2.2 Nhóm các yếu tố kỹ thuật canh tác 19

1.2.3 Nhóm các yếu tố kinh tế tổ chức 20

1.2.4 Nhóm các yếu tố kinh tế - xã hội 21

1.3 Các nghiên cứu về đánh giá tiềm năng đất đai cho phát triển nông

nghiệp bền vững theo phương pháp đánh giá đất của FAO 23

1.3.1 Đánh giá đất theo FAO 23

1.3.2 Ứng dụng phương pháp đánh giá đất theo FAO các định tiềm năng đất

đai ở Việt Nam 26iv

1.4 Nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp bền vững ở Hà Nội 29

1.4.1 Nghiên cứu về sử dụng đất bền vững ở Hà Nội 29

1.4.2 Các mô hình sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả ở Hà Nội 31

1.4.3 Những tác động của đô thị hoá đối với sử dụng bền vững đất nông

nghiệp Hà Nội 32

1.5 Một số nhận xét về nghiên cứu tổng quan 33

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 35

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 35

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 35

2.2 Nội dung nghiên cứu 35

2.2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp 35

2.2.2 Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội 36

2.2.3 Đánh giá tính bền vững của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp

huyện Thạch Thất 36

2.2.4 Đánh giá tiềm năng đất đai với các loại hình sử dụng đất nông nghiệp

bền vững đã lựa chọn 36

2.2.5 Nghiên cứu một số mô hình sử dụng đất bền vững phục vụ đề xuất sử dụng 36

2.3 Phương pháp nghiên cứu 36

2.3.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 36

2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu 37

2.3.3 Phương pháp điều tra bổ sung và chỉnh lý bản đồ đất 37

2.3.4 Phương pháp lẫy mẫu đất tầng mặt và nước mặt 38

2.3.5 Phương pháp phân tích đất, nước 38

2.3.6 Đánh giá chất lượng đất và nước 39

2.3.7 Phương pháp đánh giá đất 39

2.3.8 Phương pháp đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất và các

kiểu sử dụng đất 39

2.3.9 Phương pháp đánh giá tính bền vững của các loại /kiểu sử dụng đất 42v

2.3.10 Phương pháp nghiên cứu mô hình 44

2.3.11 Phương pháp bản đồ 45

2.3.12 Phương xử lý số liệu 45

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 46

3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Thạch Thất 46

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 46

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 50

3.1.3 Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Thạch Thất 55

3.2 Hiện trạng sử dụng đất huyện Thạch Thất 56

3.2.1 Biến động sử dụng đất huyện Thạch Thất giai đoạn 2005-2012 56

3.2.2 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Thạch Thất năm 2012 58

3.2.3 Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Thạch Thất 60

3.3 Đánh giá tính bền vững của các loại hình sử dụng đất trên địa bàn

huyện Thạch Thất 79

3.3.1 Đánh giá tính bền vững của các kiểu sử dụng đất trên địa bàn 79

3.3.2 Lựa chọn các loại /kiểu sử dụng đất bền vững phục vụ đánh giá tiềm

năng sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Thạch Thất 79

3.4 Đánh giá tiềm năng đất đai với các loại hình sử dụng đất bền vững 82

3.4.1 Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 82

3.4.2 Đánh giá thích hợp đất đai với các loại hình sử dụng đất đã lựa chọn 100

3.5 Kết quả theo dõi một số mô hình sử dụng đất tại huyện Thạch Thất 105

3.5.1 Mô hình chuyên lúa (lúa xuân - lúa mùa) 105

3.5.2 Mô hình chuyên rau (cải bắp - cải xanh - dưa chuột) 108

3.5.3 Mô hình cây ăn quả - cây thanh long ruột đỏ 110

3.5.4 Mô hình chuyên trồng hoa (hoa hồng Đà lạt) 112

3.5.5 Mô hình chuyên nuôi trồng thủy sản (nuôi cá rô phi) 114

3.6 Định hướng sử dụng đất đến năm 2020 và các giải pháp nâng cao hiệu

quả sử dụng đất bền vững 116

3.6.1 Những quan điểm và định hướng sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020 116vi

3.6.2 Giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất 119

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 122

1 Kết luận 122

2 Kiến nghị 124

Danh mục công trình đã công bố có liên quan đến luận án 125

Tài liệu tham khảo 126

Phụ lục 132

pdf188 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 532 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp huyện Thạch Thất - Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động là LUT chuyên hoa và chuyên rau (bảng 3.8). Số công lao động sử dụng trên hai LUT này trong 1 năm lên tới 1.230-1.640 công. Các LUT lúa màu và nuôi trồng thủy sản sử dụng lao động ở mức trung bình đến cao (400-1.000 công/năm) duy chỉ có các LUT cây ăn quả, rừng trồng, sắn sử dụng ít lao động (<400 công/năm). Với một huyện nông nghiệp có trình độ lao động thấp và tỷ lệ lao động được đào tạo nghề thấp như Thạch Thất thì viêc giải quyết công ăn việc làm cho người nông dân trong tương lai gần vẫn đóng vai trò rất quan trọng chính vì vậy những LUT sử dụng nhiều công lao động và mang lại hiệu quả kinh tế cao rất cần được quan tâm và nhân rộng. Hầu hết các LUT có trên địa bàn đều mang lại giá trị ngày công từ trung bình đến rất cao (từ 90.000-375.000 đồng/công). Chỉ có các LUT trồng chè, trồng sắn và trồng rừng là mang lại giá trị ngày công thấp (dao động trong khoảng 41.000- 65.000 đồng/công). Những LUT này có giá trị ngày công thấp vì đây là những cây trồng chưa được đầu tư nhiều, trồng theo lối tận dụng đất đai và tranh thủ lao động là chính nên hiệu quả kinh tế thấp dẫn tới giá trị ngày công thấp. Kết quả đánh giá chung cho thấy từ các LUT hiện có trên địa bàn huyện Thạch Thất, ở tiểu vùng 1 chỉ có kiểu sử dụng đất 1 vụ lúa xuân có hiệu quả xã hội ở mức thấp. các kiểu sử dụng đất số 2, 3, 4, 9 mang lại hiệu quả xã hội ở mức trung bình. Kiểu sử dụng đất chuyên rau có hiệu quả xã hội ở mức rất cao, các kiểu sử dụng đất còn lại có hiệu quả xã hội ở mức cao. Ở tiểu vùng 2 có 4 kiểu sử dụng đất có hiệu quả xã hội ở mức thấp (số 1, 11, 14, 15), 3 kiểu sử dụng đất có hiệu quả ở mức trung bình (kiểu 2, 3, 6), 8 kiểu sử dụng đất có hiệu quả xã hội ở mức cao và rất cao. 68 Bảng 3.8. Hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất Công lao động GTNC Phân hạng Tiểu vùng 1 1. Chuyên lúa 1. Lúa xuân 230 102,0 T 2. Lúa xuân - lúa mùa 440 97,2 TB 2. Lúa - màu 3. Lúa xuân - lúa mùa - đậu tương 655 90,8 TB 4. Lúa xuân - lúa mùa - Khoai lang 550 128,2 TB 5. Lúa xuân - lúa mùa - rau đông 850 147,5 C 6. Lúa xuân - ngô - rau đông 920 138,0 C 7. Lạc xuân - lúa mùa - ngô đông 705 105,0 C 8. Ngô Xuân - lúa mùa - rau đông 900 136,5 C 3. Lúa - cá 9. Lúa - cá 628 120,8 TB 4. Chuyên rau màu 10. Ngô - đậu tương - rau các loại 905 132,8 C 11. Chuyên rau 1.230 166,5 RC 5. Cây ăn quả 12. Chanh 724 375,5 C 13. Thanh long 528 269,0 C 14. Quýt 480 160,7 C 6. NTTS 15. Chuyên Cá 635 254,1 C Tiểu vùng 2 1. Chuyên lúa 1. Lúa xuân 230 103,5 T 2. Lúa xuân - lúa mùa 440 93,0 TB 2. Lúa - màu 3. Lúa xuân - lúa mùa - đậu tương 655 90,8 TB 4. Lúa xuân - lúa mùa - rau đông 850 147,5 C 5. Lạc xuân - lúa mùa - rau đông 835 163,0 C 6. Lạc xuân - lúa mùa 425 125,0 TB 3. Lúa - cá 7. Lúa - cá 628 120,8 C 4. Chuyên hoa, màu 8. Chuyên hoa 1.640 139,7 C 9. Chuyên rau 1.230 166,5 RC 10. Lạc - đậu tương - rau các loại 840 158,7 C 11. Sắn 268 40,8 T 5. Cây lâu năm 12. Vải 520 159,5 C 13. Nhãn 585 251,6 C 14. Cây chè 730 61,6 T 6. Rừng các loại 15. Keo, bạch đàn 407 41,4 T 69 * Hiệu quả về môi trường Giữa sử dụng đất và môi trường có tác động qua lại một cách mật thiết. Sử dụng đất đúng không những có khả năng duy trì mà còn có khả năng cải thiện môi trường. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ xin đề cập đến một số chỉ tiêu ảnh hưởng đến môi trường đất hiện tại như mức độ duy trì và cải thiện độ phì đất, khả năng che phủ đất và năng suất sinh học của cây trồng. - Về mức độ duy trì và cải thiện độ phì đất Loại hình/kiểu sử dụng đất tác động rất lớn đến độ phì nhiêu của đất do tác động trực tiếp của cây trồng/vật nuôi đến đất (sử dụng dinh dưỡng từ đất/nước, che phủ đất, tàn dư sinh vật trả lại cho đất trong thời gian sinh trưởng,), đồng thời do tác động của con người đến cây trồng/vật nuôi qua việc bón phân, chăm sóc cây trồng/vật nuôi, Vì vậy độ phì nhiêu của đất hoặc chất lượng nước của ao nuôi có thể thay đổi do các loại hình/kiểu sử dụng đất khác nhau. Giá trị trung bình của một số chỉ tiêu độ phì nhiêu đất hoặc chất lượng nước của các loại hình sử dụng đất năm 2011 được thể hiện ở bảng 3.9. Nhìn chung, độ phì nhiêu đất của các kiểu sử dụng đất nghiên cứu khá ổn định hoặc có xu hướng tăng lên, đặc biệt sự tăng rõ rệt của nguyên tố P (bảng 3.9). Hàm lượng của P2O5 tổng số của các kiểu sử dụng đất tiểu vùng 1 dao động từ 0,21 đến 0,39% (trừ kiểu sử dụng đất lúa xuân, hàm lượng P2O5 tổng số chỉ đạt 0,18%), bằng hoặc cao hơn hàm lượng P2O5 tổng số của đất phù sa sông Hồng. Điều này chứng tỏ tác động rất lớn của việc bón phân lân hàng năm cho cây trồng cùng với sự cố định P khá lớn của đất. Ngoài P, hàm lượng N tổng số, K2O dễ tiêu của đất một số kiểu sử dụng đất cũng có xu hướng tăng lên. Các kiểu sử dụng đất lúa có hàm lượng N tổng số dao động từ 0,24 đến 0,28%, lớn hơn hàm lượng N tổng số của đất phù sa sông Hồng Giá trị CEC của đất biến động không nhiều giữa các kiểu sử dụng đất, trong khi hàm lượng chất hữu cơ (OM) và pHKCl có sự khác nhau khá rõ giữa các kiểu sử dụng đất. Hầu hết các đất chuyên lúa có hàm lượng OM xấp xỉ 4%, trong khi đất chuyên rau – màu và cây ăn quả giá trị của OM không vượt quá 3%. pHKCl của các kiểu sử dụng đất lúa, rau màu trong giới hạn trung tính ít chua, còn đối với các kiểu sử dụng đất cây lâu năm (cây ăn quả nằm ở mức chua. Bảng 3.9. Chất lượng đất của các loại hình sử dụng đất huyện Thạch Thất Loại/Kiểu sử dụng đất pHKCl Tổng số (%) Dễ tiêu (mg/100g đất) CEC (lđl/100g đất) Tổng số (mg/kg đất) OM N P2O5 K2O P2O5 K2O Cu Pb Zn Tiểu vùng 1 I. Chuyên lúa 1. Lúa xuân 5,30 4,15 0,25 0,18 1,93 12,75 10,65 10,80 25,67 19,37 76,96 2. Lúa xuân – lúa mùa 5,23 4,31 0,26 0,22 2,22 11,45 12,35 11,45 27,55 30,78 77,81 II. Lúa - màu 3. Lúa xuân – lúa mùa – đậu tương đông 5,36 2,31 0,24 0,21 2,04 15,62 11,40 11,00 28,63 13,07 71,17 4. Lúa xuân – lúa mùa – khoai lang đông 5,35 3,98 0,26 0,22 1,64 13,64 11,15 10,45 23,70 18,34 80,15 5. Lúa xuân – lúa mùa – rau đông 5,65 4,43 0,28 0,39 1,46 13,51 11,20 11,90 27,83 15,55 91,53 6. Lúa xuân – ngô – rau 5,45 2,49 0,25 0,27 1,71 14,26 11,25 11,15 26,72 15,65 80,95 7. Lạc xuân – lúa mùa – ngô đông 5,40 4,29 0,24 0,23 1,81 13,48 11,40 11,14 24.56 16,01 78,36 8. Ngô xuân – lúa mùa – rau đông 5,43 4,21 0,25 0,24 1,52 13,26 11,00 11,23 25,10 15,69 75,43 III. Lúa – cá 9. Lúa – cá 5,68 4,79 0,29 0,28 1,76 14,12 12,08 12,04 25,30 16,87 80.12 IV. Chuyên rau màu 10. Ngô – đậu tương – rau các loại 5,56 2,78 0,21 0,26 1,95 14,89 13,70 11,00 29,41 14,70 80,63 11. Chuyên rau 5,48 2,55 0,17 0,24 1,85 16,39 13,40 10,45 27,81 13,99 72,84 V. Cây lâu năm 12. Chanh 4,58 2,86 0,18 0,23 0,34 9,04 4,14 10,12 30,49 13,60 37,41 13. Thanh long 4,46 2,52 0,15 0,21 0,26 8,37 3,20 10,05 32,04 14,12 37,68 14. Quýt 4,61 2,71 0,17 0,22 0,31 8,88 4,05 10,24 31,18 16,22 36,47 VI. Nuôi trồng thuỷ sản 15. Chuyên cá Chất lượng nước ao nuôi (bảng 3.10) Tiểu vùng 2 I. Chuyên lúa 1. Lúa xuân 4,50 2,64 0,18 0,19 1,47 10,94 11,15 10,85 28,16 40,89 77,80 2. Lúa xuân – lúa mùa 4,85 2,88 0,20 0,18 1,56 11,06 6,45 10,60 13,55 10,81 86,95 II. Lúa - màu 69 71 Loại/Kiểu sử dụng đất pHKCl Tổng số (%) Dễ tiêu (mg/100g đất) CEC (lđl/100g đất) Tổng số (mg/kg đất) OM N P2O5 K2O P2O5 K2O Cu Pb Zn 3. Lúa xuân – lúa mùa – đậu tương đông 4,40 2,59 0,17 0,19 1,43 10,98 6,45 11,40 40,56 25,15 89,30 4. Lúa xuân – lúa mùa – rau đông 4,58 2,65 0,19 0,19 1,49 11,33 8,02 10,95 29,42 25,62 84,68 5. Lạc xuân – lúa mùa – rau đông 4,61 2,79 0,18 0,20 1,46 11,58 7,89 11,06 30,41 24,89 79,82 6. Lạc xuân – lúa mùa 4,74 2,55 0,16 0,19 1,44 11,10 8,01 11,04 29,58 24,44 78,64 III. Lúa – cá 7. Lúa – cá 4,92 2,95 0,19 0,18 1,39 11,42 7,68 11,26 28,40 25,41 80,02 IV. Chuyên hoa, rau, màu 8. Chuyên hoa 4,42 2,47 0,17 0,26 0,29 14,45 8,80 11,70 35,69 24,12 42,48 9. Chuyên rau 4,83 2,26 0,16 0,25 0,31 14,22 8,13 11,17 35,08 23,72 40,26 10. Lạc – đậu tương – rau các loại 4,61 2,34 0,16 0,24 0,33 13,92 7,84 10,97 38,08 21,72 48,26 11. Sắn 4,26 2,57 0,15 0,21 0,24 10,10 3,34 9,13 24,01 15,81 32,86 V. Cây lâu năm 12. Vải 4,52 2,69 0,14 0,22 0,36 8,56 4,00 10,36 31,27 15,04 33,28 13. Nhãn 4,66 2,78 0,13 0,23 0,31 8,64 3,96 10,44 30,38 14,93 35,66 14. Chè 4,44 3,03 0,16 0,27 0,30 8,17 4,20 10,25 30,64 14,82 35,14 VI. Rừng trồng 15. Keo, bạch đàn 4,46 3,21 0,19 0,09 0,24 8,87 3,54 9,25 30,64 14,82 35,14 Ghi chú: pHTB = - lg [H+]TB, TB: trung bình 70 72 Ở tiểu vùng 2, nhìn chung, hàm lượng chất hữu cơ, N , P2O5, K2O tổng số, trong đất của các kiểu sử dụng đất thấp hơn so với đất tiểu vùng 1, nhưng tác động của các loại sử dụng đất đến độ phì đất cũng giống như ở tiểu vùng 1. Xu hướng tăng lên của hàm lượng P2O5 ở tầng đất mặt. Hàm lượng P2O5 tổng số trong đất của hầu hết các kiểu sử dụng đất đều ≥ 0,18%, trừ đất rừng trồng (0,09%). Ngoài ra, khác với đất tiểu vùng 1, pHKCl của đất của các kiểu sử dụng đất tiểu vùng 2 đều ở mức độ chua. Bảng 3.10. Chất lượng nước ao nuôi cá (LUT chuyên cá – tiểu vùng 1) huyện Thạch Thất TT Chỉ tiêu Đơn vị Khoảng dao động TCVN 6773: 2000 QCVN 08: 2008/ BTNMT/A2 1 pH - 6,17 – 6,78 5,5 – 8,5 6 – 8,5 2 DO mg/l 5,05 – 5,36 - ≥ 5 3 BOD5 mg/l 5,50 – 6,39 - ≤ 6 4 COD mg/l 19,25 – 22,35 - ≤ 15 5 NH4+ mg/l 2,77 – 4,68 - ≤ 0,2 6 NO3- mg/l 0,32 – 1,07 - ≤ 5 7 PO43- mg/l 0,10 – 1,01 - ≤ 0,3 8 K+ g/l 0,05 – 0,26 - - 9 Na+ g/l 0,04 – 0,21 - - 10 Ca2+ g/l 0,01 – 0,07 - - 11 Mg2+ g/l 0,003 – 0,01 - - 12 SAR - 2,47 – 11,28 ≤ 18 - 13 Cu mg/l 0,13 – 0,18 - ≤ 0,2 14 Pb mg/l 0,06 – 0,17 ≤ 0,1 ≤ 0,02 15 Zn mg/l 0,07– 0,08 <1,0 ≤ 1,0 Ghi chú: QCVN 08: 2008/BTNMT/A2. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất chất lượng nước mặt. Cột A2: Dùng cho mục đích nuôi trồng thủy sản. 73 Đối với kiểu sử dụng đất chuyên cá (tiểu vùng1), số liệu bảng 3.10 chỉ ra rằng: việc nuôi cá đã làm ảnh hưởng đến chất lượng nước ao, hồ nuôi. Ngoài giá trị pH và hàm lượng oxy hoà tan (DO) vẫn nằm trong phạm vi cho phép, hàm lượng BOD5, COD, NH4+, NO3-, PO43- và một số kim loại nặng (Cu, Zn, Pb) đều vượt ngưỡng cho phép. Nước ao nuôi đã bị ô nhiễm. Theo tiêu chí mức độ duy trì và cải thiện độ phì nhiêu, các kiểu sử dụng đất được đánh giá (theo 2.3.8. Hiệu quả môi trường) như sau: Đối với tiểu vùng 1: Các kiểu sử dụng đất 2 đến 10 có xu hướng làm tăng độ phì nhiêu đất (đánh giá mức cao - C), kiểu sử dụng đất 1, 11, 12, 13, 14 có tác dụng ổn định độ phì đất (đánh giá mức trung bình – TB). Kiểu sử dụng đất 15 (chuyên cá) chất lượng nước đã bị suy giảm (đánh giá mức kém). Đối với tiểu vùng 2 các kiểu sử dụng đất có tác dụng ổn định độ phì nhiêu đất (đánh giá mức trung bình). - Về mức độ ô nhiễm đất/nước Trong phạm vi nghiên cứu này chúng tôi chỉ xem xét sự tích luỹ các kim loại nặng: Cu, Pb, Zn trong đất/nước của các kiểu sử dụng đất nghiên cứu. Sự tích luỹ của kim loại này trong đất có thể là kết quả của chính quá trình hình thành đất tự nhiên, nhưng một lượng không nhỏ của chúng trong đất liên quan đến tác động của con người trong đó có việc sử dụng phân bón, thức ăn cho cá và các hoá chất khác dùng trong nông nghiệp, cũng như ảnh hưởng của các chất thải từ các hoạt động phi nông nghiệp. Đất của các kiểu sử dụng đất nghiên cứu chưa bị ô nhiễm kim loại nặng, trừ đất của 02 kiểu sử dụng đất Lúa xuân – lúa mùa – đậu tương đông và Lạc – đậu tương – rau các loại của tiểu vùng 2 tuy chưa bị ô nhiễm Cu, nhưng hàm lượng của kim loại này tương ứng cũng đạt 40,06 và 38,08 mg/kg (80,12 và 76,16% ngưỡng giới hạn cho phép) (bảng 3.9). Đối với kiểu sử dụng đất Chuyên cá: tất cả các mẫu nước ao nuôi của kiểu sử dụng đất chuyên cá (tiểu vùng 1) đã bị ô nhiễm Pb. Hàm lượng Pb trong nước nghiên cứu dao động từ 0,06 đến 0,17 mg/l, cao gấp từ 3 đến 8,5 lần ngưỡng giới 74 hạn cho phép đối với nước nuôi trồng thuỷ sản (theo QCVN 08:2008/BTNMT) (bảng 3.10). Hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất theo tiêu chí mức độ ô nhiễm đất của các kiểu sử dụng đất được đánh giá như sau: kiểu sử dụng đất chuyên cá (tiểu vùng 1) đạt hiệu quả môi trường thấp; 02 kiểu sử dụng đất các kiểu sử dụng đất: Lúa xuân – lúa mùa – đậu tương đông và Lạc – đậu tương – rau các loại đạt hiệu quả môi trường cao; các kiểu sử dụng đất còn lại đạt hiệu quả môi trường rất cao (chưa bị ô nhiễm kim loại nặng). Mức độ duy trì độ phì nhiêu của đất còn được xác định trên cơ sở mức độ sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên đất. Việc sử dụng phân bón không cân đối, sử dụng quá nhiều phân vô cơ, hạn chế sử dụng phân hữu cơ là nguyên nhân làm chua đất, làm ô nhiễm NO3-, tăng sự tích tụ một số chất trong đất, giảm độ tơi xốp đấtriêng đối vơi LUT rừng trồng thì hiệu quả môi trường còn được đánh giá cao ở khả năng chống xói mòn đất do LUT này chủ yếu trồng trên đất dốc và rất dốc. Kết quả tổng hợp tình hình sử dụng phân bón cho các cây trồng chính và các LUT được thể hiện trong phụ lục 12. Dựa vào số liệu về lượng phân bón người dân sử dụng, so với lượng khuyến cáo đưa ra bởi cục Khuyến nông Hà nội ta thấy, đa phần người dân sử dụng phân hữu cơ ít hơn nhiều so với khuyến cáo. Lượng thiếu hụt đặc biệt cao ở các cây rau màu. Đa số người dân sử dụng ít phân kali hơn khuyến cáo, đặc biệt với cây Chè, hoa hồng, sắn và cà chua. Với cây ăn quả đa số người dân không bón phân chuồng mà dung phân hữu cơ vi sinh. Phân lân dùng dư với chè và su hào và khoai lang nhưng lại thiếu tới 70kg P2O5/ha với hoa hồng. Phân đạm chủ yếu bón dư, cao nhất là ở su haò dư tới 79,6 kgN/ha nhưng lại thiếu ở hoa hồng. Như vậy với cây hoa hồng người dân bón phân khoáng ít hơn nhiều so với khuyến cáo nhưng trên thực tế qua tìm hiểu người dân sử dụng bã đậu ủ với lân và vôi trong 3 tháng sau đó hòa nước tưới cho hoa. Theo kinh nghiệm của người dân tưới loại phân này cho hoa hồng và hoa cúc làm hoa bền hơn, ít sâu bệnh và bông to hơn. Với cây lúa và cây ăn quả lượng bón đúng như khuyến cáo. Như vậy với tình hình sử dụng phân bón như vậy về lâu dài đất nông nghiệp 75 huyện Thạch Thất sẽ bị suy kiệt chất hữu cơ, hàm lượng kali trong đất trồng chè, sắn, cà chua sẽ bị suy giảm trongkhi hàm lượng lân trong đất sẽ tăng. Qua khảo sát thực địa trên địa bàn huyện Thạch Thất, trên mỗi loại hình sử dụng đất sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khác nhau, cụ thể: + Trên đất chuyên lúa và lúa màu: Thuốc BVTV được dùng phổ biến là Valydacin, Fuji-one, Bump, Filia, Vithadan, Shepatin, Fimex, Bestox, Vibam, Sumithion, Actamee, Dipterex, Bassa, Actara. + Đất trồng cây ăn quả, đất trồng chè: các loại thuốc BVTV dùng phổ biến là Pyritox, Sherpa, Bitox, Watox, ltista, Myfatop, Champion, Kasuran + Đất trồng Lúa - Cá: Thuốc BVTV rất ít sử dụng. + Cây vụ đông (đậu tương, bí, ngô): Sử dụng Zineb, Daconil, Cormil, Anphatox, Kuraba, Valydaci. + Cây rừng: thuốc BVTV rất ít sử dụng. Trên địa bàn huyện Thạch Thất, mức độ thâm canh chưa cao, tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chưa tới mức lạm dụng, người dân sử dụng thuốc đúng theo khuyến cáo nên chưa có ảnh hưởng nhiều tới chất lượng môi trường cũng như không gây nguy cơ làm suy thoái môi trường. Như vậy có 3 kiểu sử dụng đất có khả năng làm suy giảm độ phì nhiêu của đất do sử dụng không cân đối phân vô cơ, thiếu trầm trọng phân hữu cơ và sử dụng nhiều thuốc BVTV là sắn, chè và hoa hồng. Các kiểu sử dụng đất 3 vụ có cây họ đậu có khả năng làm tăng độ phì đất. Các kiểu sử dụng đất còn lại có khả năng làm ổn định độ phì. - Về khả năng che phủ đất của các kiểu sử dụng đất: khả năng che phủ đất của các kiểu sử dụng đất được xác định bằng thời gian cây trồng tồn tại trên đồng ruộng, từ khi gieo cấy đến khi thu hoạch. Qua điều tra, đánh giá khả năng che phủ đất của các kiểu sử dụng đất huyện Thạch Thất thể hiện ở bảng 3.11: Qua bảng 3.11 cho thấy chỉ tiêu mức độ che phủ đất của các LUT là rất khác nhau. Chỉ có LUT lúa 1 vụ có mức độ che phủ ở mức thấp, LUT lúa cá có mức độ che phủ ở mức trung bình còn tất cả các LUT 2-3 vụ khác đều có mức độ che phủ ở mức ở mức cao đến rất cao. 76 Bảng 3.11 Khả năng che phủ của các kiểu sử dụng đất huyện Thạch Thất Loại sử dụng đất Kiểu sử dụng đất Mức cho điểm khả năng che phủ năm (%) của các kiểu sử dụng đất Tiểu vùng 1 Chuyên lúa 1. Lúa xuân 1 2. Lúa xuân – lúa mùa 3 Lúa - màu 3. Lúa xuân – lúa mùa – đậu tương đông 4 4. Lúa xuân – lúa mùa – khoai lang đông 4 5. Lúa xuân – lúa mùa – rau đông 4 6. Lúa xuân – ngô – rau 4 7. Lạc xuân – lúa mùa – ngô đông 4 8. Ngô xuân – lúa mùa – rau đông 4 Lúa – cá 9. Lúa – cá 2 Chuyên rau màu 10. Ngô – đậu tương – rau các loại 4 11. Chuyên rau 4 Cây lâu năm 12. Chanh 4 13. Thanh long 4 14. Quýt 4 Nuôi trồng thuỷ sản 15. Chuyên cá 3 Tiểu vùng 2 Chuyên lúa 1. Lúa xuân 1 2. Lúa xuân – lúa mùa 3 Lúa - màu 3. Lúa xuân – lúa mùa – đậu tương đông 4 4. Lúa xuân – lúa mùa – rau đông 4 5. Lạc xuân – lúa mùa – rau đông 4 6. Lạc xuân – lúa mùa 3 Lúa – cá 7. Lúa – cá 2 Chuyên hoa, rau, màu 8. Chuyên hoa 3 9. Chuyên rau 4 10. Lạc – đậu tương – rau các loại 4 11. Sắn 3 Cây lâu năm 12. Vải 4 13. Nhãn 4 14. Chè 4 Rừng trồng 15. Keo, bạch đàn 4 - Chỉ tiêu năng suất sinh học cho biết khả năng sản xuất của cây trồng trên đất. Năng suất sinh học lớn đồng nghĩa với việc nâng cao đường cacbon cơ sở, giảm lượng CO2, tăng cường lượng chất hữu cơ cho đất mặt. Theo kết quả phân hạng trong bảng 3.12 ta thấy tất cả các LUT 2 đến 3 vụ, LUT chanh và thanh long của 77 tiểu vùng 1, sắn của tiểu vùng 2 đều có năng suất sinh học ở mức cao đến rất cao. LUT 1 vụ luá xuân, LUT lạc xuân - lúa mùa và lúa - cá, chuyên cá và cây lâu năm của tiểu vùng 2 có năng suất sinh học đạt mức trung bình. Chỉ có LUT chuyên hoa (hoa hồng) có năng suất sinh học ở mức thấp. Bảng 3.12. Khả năng che phủ của các kiểu sử dụng đất huyện Thạch Thất Loại sử dụng đất Kiểu sử dụng đất Mức cho điểm năng suất sinh học của các kiểu sử dụng đất Tiểu vùng 1 Chuyên lúa 1. Lúa xuân 2 2. Lúa xuân – lúa mùa 3 Lúa - màu 3. Lúa xuân – lúa mùa – đậu tương đông 4 4. Lúa xuân – lúa mùa – khoai lang đông 4 5. Lúa xuân – lúa mùa – rau đông 4 6. Lúa xuân – ngô – rau 4 7. Lạc xuân – lúa mùa – ngô đông 4 8. Ngô xuân – lúa mùa – rau đông 4 Lúa – cá 9. Lúa – cá 2 Chuyên rau màu 10. Ngô – đậu tương – rau các loại 4 11. Chuyên rau 4 Cây lâu năm 12. Chanh 4 13. Thanh long 3 14. Quýt 2 Nuôi trồng thuỷ sản 15. Chuyên cá 2 Tiểu vùng 2 Chuyên lúa 1. Lúa xuân 2 2. Lúa xuân – lúa mùa 3 Lúa - màu 3. Lúa xuân – lúa mùa – đậu tương đông 4 4. Lúa xuân – lúa mùa – rau đông 4 5. Lạc xuân – lúa mùa – rau đông 4 6. Lạc xuân – lúa mùa 2 Lúa – cá 7. Lúa – cá 2 Chuyên hoa, rau, màu 8. Chuyên hoa 1 9. Chuyên rau 4 10. Lạc – đậu tương – rau các loại 4 11. Sắn 3 Cây lâu năm 12. Vải 2 13. Nhãn 2 14. Chè 2 Rừng trồng 15. Keo, bạch đàn 3 78 Đánh giá chung hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất trên cở sở tổng hợp mức độ của 3 tiêu chí: duy trì và cải thiện độ phì đất/chất lượng nước, mức độ ô nhiễm đất, khả năng che phủ đất được thể hiện ở bảng 3.13. Bảng 3.13. Hiệu quả về môi trường của các kiểu sử dụng đất huyện Thạch Thất Loại hình Kiểu sử dụng đất NSSH MĐCP DTĐP Đ/G chung sử dụng đất Tiểu vùng 1 1. Chuyên lúa 1. Lúa xuân TB T TB T 2. Lúa xuân - lúa mùa C C TB C 2. Lúa - màu 3. Lúa xuân - lúa mùa - đậu tương RC RC C RC 4. Lúa xuân - lúa mùa - Khoai lang RC RC TB C 5. Lúa xuân - lúa mùa - rau đông RC RC TB C 6. Lúa xuân - ngô - rau đông RC RC TB C 7. Lạc xuân - lúa mùa - ngô đông RC RC TB C 8. Ngô Xuân - lúa mùa - rau đông RC RC TB C 3. Lúa - cá 9. Lúa - cá TB TB TB T 4. Chuyên rau màu 10. Ngô - đậu tương - rau các loại RC RC C RC 11. Rau các loại RC RC TB C 5. Cây ăn quả 12. Chanh RC RC TB C 13. Thanh long RC RC TB C 14. Quýt TB RC TB TB 6. NTTS 15. Chuyên Cá TB TB TB Tiểu vùng 2 1. Chuyên lúa 1. Lúa xuân TB T TB T 2. Lúa xuân - lúa mùa C C TB C 2. Lúa - màu 3. Lúa xuân - lúa mùa - đậu tương RC RC C RC 4. Lúa xuân - lúa mùa - rau đông RC RC TB C 5. Lạc xuân - lúa mùa - rau đông RC RC TB C 6. Lạc xuân - lúa mùa TB C TB C 3. Lúa - cá 7. Lúa - cá TB TB C TB 4. Chuyên hoa, màu 8. Chuyên hoa T C T T 9. Chuyên rau RC RC TB C 10. Lạc - đậu tương - rau các loại RC RC C RC 11. Sắn C C T T 5. Cây lâu năm 12. Vải TB RC TB TB 13. Nhãn TB RC TB TB 14. Cây chè TB RC T T 6. Rừng các loại 15. Keo, bạch đàn C RC TB C 79 Như vậy, chỉ có kiểu sử dụng đất lúa xuân, lúa-cá, sắn, cây chè là cho hiệu quả môi trường thấp, còn lại tất cả các kiểu sử dụng đất đều cho hiệu quả môi trường từ trung bình, cao đến rất cao (bảng 3.13). 3.3. Đánh giá tính bền vững của các loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Thạch Thất 3.3.1 Đánh giá tính bền vững của các kiểu sử dụng đất trên địa bàn Để đánh giá tổng hợp tính bền vững của các LUT và các kiểu sử dụng đất chúng tôi đánh giá tổng hợp trên 8 chỉ tiêu của 3 tiêu chí về kinh tế, xã hội và môi trường bằng phương pháp cho điểm (cụ thể trình bày ở mục 2.3.9). Kết quả cụ thể được thể hiện ở bảng 3.14 và phụ lục 13. Kết quả đánh giá tính bền vững về môi trường của các kiểu sử dụng đất cho thấy: Ở tiểu vùng 1: Đa số các kiểu sử dụng có tính bền vững về môi trường ở mức cao và rất cao chỉ có kiểu sử dụng đất 2 lúa, 2 lúa- đậu tương và lúa cá có tính bền vững ở mức trung bình, duy nhất kiểu sử dụng đất trồng lúa 1 vụ có tính bền vững thấp. Kiểu sử dụng đất nuôi trồng thuỷ sản có tính bền vững cao là do phương thức nuôi cá là phương thức quảng canh là chính do đó chưa gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Ở tiểu vùng 2: có 3 kiểu sử dụng đất có tính bền vững rất cao là các kiểu sử dụng đất Lạc - đậu tương - rau các loại, Lạc xuân - lúa mùa - rau đông và chuyên rau. Có 4 kiểu sử dụng đất có tính bền vững cao là các kiểu sử dụng đất Lúa xuân - lúa mùa - rau đông, lúa - cá, chuyên hoa và nhãn. Có 5 kiểu sử dụng đất có tính bền vững trung bình là 2 lúa, 2 lúa - đậu tương, lạc xuân - lúa mùa, vải và rừng trồng. Có 3 kiểu sử dụng đất có tính bền vững thấp là 1 lúa, sắn, chè. Như vậy trong 15 kiểu sử dụng đất có thể nhận thấy chỉ có 2 kiểu sử dụng đất có hiệu quả thấp là lúa một vụ và sắn. Với kiểu sử dụng đất trồng sắn tuy mang lại hiệu quả kinh tế hiện thời cao nhưng hiệu quả này không bền vững vì người dân sử dụng đất theo lối tận thu, không đầu tư phân bón nên về lâu dài sẽ làm suy kiệt đất dẫn đến giảm năng suất. Kiểu sử dụng đất một vụ lúa nên chuyển đổi sang mô hình lúa cá hoặc đất chuyên nuôi trồng thủy sản. 80 Bảng 3.14. Đánh giá tính bền vững của các của các kiểu sử dụng đất huyện Thạch Thất Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất Số điểm Phân hạng Tiểu vùng 1 1. Chuyên lúa 1. Lúa xuân 15 T 2. Lúa xuân - lúa mùa 20 TB 2. Lúa - màu 3. Lúa xuân - lúa mùa - đậu tương 24 TB 4. Lúa xuân - lúa mùa - Khoai lang 26 C 5. Lúa xuân - lúa mùa - rau đông 30 C 6. Lúa xuân - ngô - rau đông 29 C 7. Lạc xuân - lúa mùa - ngô đông 27 C 8. Ngô xuân - lúa mùa - rau đông 29 C 3. Lúa - cá 9. Lúa - cá 23 TB 4. Chuyên rau màu 10. Ngô - đậu tương - rau các loại 31 RC 11. Chuyên rau 31 RC 5. Cây ăn quả 12. Chanh 31 RC 13. Thanh long 31 RC 14. Quýt 25 C 6. NTTS 15. Chuyên Cá 27 C Tiểu vùng 2 1. Chuyên lúa 1. Lúa xuân 16 T 2. Lúa xuân - lúa mùa 20 TB 2. Lúa - màu 3. Lúa xuân - lúa mùa - đậu tương 24 TB 4. Lúa xuân - lúa mùa - rau đông 30 C 5. Lạc xuân - lúa mùa - rau đông 31 RC 6. Lạc xuân - lúa mùa 22 TB 3. Lúa - cá 7. Lúa - cá 23 TB 4. Chuyên hoa, màu 8. Chuyên hoa 27 C 9. Chuyên rau 31 RC 10. Lạc - đậu tương - rau các loại 32 RC 11. Sắn 13 T 5. Cây lâu năm 12. Vải 24 TB 13. Nhãn 28 C 14. Cây chè 19 T 6. Rừng các loại 15. Keo, bạch đàn 20 TB 81 3.3.2. Lựa chọn các loại /kiểu sử dụng đất bền vững phục vụ đánh giá tiềm năng sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Thạch Thất Từ kết quả đánh giá tính bền vững của các loại hình sử dụng đất gắn với kiểu sử dụng đất và yêu cầu đảm bảo an ninh lương thực, nghiên cứu đã chọn lựa 6 loại hình sử dụng đất với 8 kiểu sử dụng đất có tính bền vững ở mức trung bình trở lên để đánh giá tiềm năng và thích hợp đất đai để đề xuất cho sản xuất. Các LUT và các kiểu sử dụng đất cụ thể được thể hiện trong bảng 3.15. Bảng 3.15. Các loại hình sử dụng đất và kiểu sử dụng đất được lựa chọn TT Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất 1 Chuyên lúa (LUT 1) 1. Lúa xuân - lúa mùa 2 Lúa màu (LUT 2) 2. Lúa xuân - lúa mùa - rau/màu 3. 2 Màu - 1 Lúa 3 Lúa cá (LUT 3) 4. Lúa - cá 4 Chuyên màu (LUT 4) 5. Chuyên rau màu 6. Chuyên trồng hoa 5 Cây lâu năm (LUT 5) 7. Cây thanh long ruột đỏ 6 Chuyên NTTS (LUT 6) 8. Chuyên nuôi cá Trong các lo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfqldd_la_nguyen_van_hung_8414_2005346.pdf
Tài liệu liên quan