Luận án Nghiên cứu sử dụng Viễn thám (RS) và Hệ thống thông tin địa lý (GIS) để đánh giá xói mòn đất huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục các chữ viết tắt vi

Danh mục các bảng vii

Danh mục hình viii

Danh mục biểu đồ ix

MỞ ẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu đề tài 2

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

5 Những đóng góp mới của luận án 3

Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN Ề NGHIÊN CỨU 4

1.1 Cơ sở lý luận của đề tài 4

1.1.1 Cơ sở lý luận về vùng đất gò đồi 4

1.1.2 Cơ sở lý luận về xói mòn đất 7

1.2 Tình hình nghiên cứu xói mòn đất 32

1.2.1 Nghiên cứu xói mòn đất trên thế giới 32

1.2.2 Nghiên cứu xói mòn đất ở Việt Nam 35

1.3 Tình hình ứng dụng của viễn thám và GIS 40

1.3.1 Tình hình ứng dụng RS và GIS trên thế giới 40

1.3.2 Tình hình ứng dụng RS và GIS ở Việt Nam 42

Chƣơng 2 VẬT LI U, N I DUNG V PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 46

2.1 Vật liệu nghiên cứu 46iv

2.1.1 Dữ liệu phi không gian 46

2.1.2 Dữ liệu không gian 46

2.2 Nội dung nghiên cứu 47

2.2.1 Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của

huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ 47

2.2.2 Sử dụng viễn thám và GIS đánh giá xói mòn đất huyện Tam

Nông tỉnh Phú Thọ 47

2.2.3 Xây dựng mô hình thực nghiệm 47

2.2.4 Đề xuất một số mô hình chống xói mòn bảo vệ đất dốc huyện

Tam Nông tỉnh Phú Thọ 47

2.3 Phương pháp nghiên cứu 47

2.3.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu 47

2.3.2 Phương pháp đánh giá xói mòn đất 48

2.3.3 Phương pháp bố trí thực nghiệm 52

2.3.4 Phương pháp kiểm chứng 55

2.3.5 Phương pháp dự báo, đánh giá 55

Chƣơng 3 ẾT QUẢ NGHIÊN CỨU V THẢO LUẬN 56

3.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Tam Nông 56

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 56

3.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 64

3.1.3 Hiện trạng sử dụng đất 68

3.1.4 Đánh giá chung về những thuận lợi, khó khăn của huyện Tam Nông 70

3.2 Thành lập bản đồ xói mòn huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ 72

3.2.1 Chuẩn hoá cơ sở dữ liệu bản đồ 72

3.2.2 Bản đồ hệ số xói mòn do mưa (R) 73

3.2.3 Bản đồ hệ số kháng xói đất (K) 77

3.2.4 Bản đồ hệ số ảnh hưởng của địa hình đến xói mòn đất (LS) 79v

3.2.5 Bản đồ hệ số ảnh hưởng của lớp phủ thực vật đến xói mòn đất (C) 86

3.2.6 Bản đồ hệ số ảnh hưởng của biện pháp canh tác đến xói mòn

đất (P) 94

3.2.7 Xây dựng bản đồ xói mòn tiềm năng và bản đồ xói mòn đất 96

3.3 Xây dựng mô hình thực nghiệm 102

3.3.1 Bố trí thực nghiệm 102

3.3.2 Kết quả đo và tính toán xói mòn đất 103

3.4 Đề xuất một số mô hình chống xói mòn hiệu quả trên địa bàn

huyện Tam Nông 107

3.4.1 Mô hình canh tác chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày 108

3.4.2 Mô hình canh tác trồng cây ăn quả dài ngày trồng xen với các

loại cây ăn quả ngắn ngày – cây hoa màu 111

3.4.3 Mô hình nông lâm kết hợp 113

 ẾT LUẬN - IẾN NGHỊ 116

1 Kết luận 116

2 Kiến nghị 118

Danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến luận án 119

Tài liệu tham khảo 120

Phần phụ lục 131

pdf157 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 719 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu sử dụng Viễn thám (RS) và Hệ thống thông tin địa lý (GIS) để đánh giá xói mòn đất huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n đồ hệ số P từ bản đồ độ dốc. - Chồng xếp các bản đồ bằng GIS, xây dựng bản đồ xói mòn đất, bản đồ xói mòn tiềm năng đất phục vụ dự báo xói mòn đất huyện Tam Nông. - Thống kê, tính toán mức độ xói mòn của huyện. 2.2.3 Xây dựng mô hình thực nghiệm - Tính toán lượng đất mất hàng năm do xói mòn đất từ thực nghiệm. - So sánh kết quả thu được của mô hình thực nghiệm với kết quả tính toán lượng đất mất theo RS và GIS. 2.2.4 Đề xuất một số mô hình chống xói mòn bảo vệ đất dốc huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ 2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu 2.3.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu - Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp Thu thập các tài liệu bản đồ, số liệu thống kê, số liệu phân tích đất, các báo cáo, các dự án nhằm kế thừa những tư liệu đã có của địa phương. - Phương pháp điều tra thực địa, thu thập số liệu sơ cấp Quá trình điều tra thực địa được thực hiện dựa trên việc sử dụng hệ thống 48 định vị toàn cầu (GPS), xác định vị trí các loại lớp phủ thực vật đặc trưng, chụp ảnh, ghi chép thông tin mô tả loại hình sử dụng đất, quan sát xói mòn đất. 2.3.2 Phương pháp đánh giá xói mòn đất 2.3.2.1 Phương pháp ứng dụng mô hình RUSLE đánh giá xói mòn đất Trong nghiên cứu này, mô hình RUSLE được lựa chọn để đánh giá xói mòn đất huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ. Với cách tiếp cận hệ thống theo từng thông số ảnh hưởng đến xói mòn, mô hình RUSLE có thể được tính toán bằng GIS như hình 2.1. Hình 2.1: Sử dụng mô hình RUSLE tính toán xói mòn bằng GIS Phương pháp ứng dụng phương trình mất đất phổ dụng RUSLE: A=RKLSCP tính toán lượng đất mất do xói mòn do mưa. A - Lượng đất mất bình quân bị xói mòn trong năm (tấn/ha/năm) R - Hệ số xói mòn do mưa. K - Hệ số kháng xói của đất. LS – Hệ số ảnh hưởng của địa hình đến xói mòn đất. C - Hệ số ảnh hưởng của lớp phủ thực vật đến xói mòn đất. P - Hệ số ảnh hưởng của các biện pháp canh tác đến xói mòn đất. Bản đồ lượng mưa trung bình năm Bản đồ địa hình Ảnh viễn thám Bản đồ thổ nhưỡng Hệ số R Hệ số LS Hệ số K Hệ số C Hệ số P Bản đồ xói mòn tiềm năng Bản đồ xói mòn Cơ sở dữ liệu đầu vào Bản đồ thành phần xói mòn Bản đồ kết quả GIS Bản đồ độ dốc 49 Đối với mỗi hệ số xói mòn đất, có nhiều phương pháp tính toán khác nhau đã phân tích ở phần tổng quan. Vì vậy, việc lựa chọn phương pháp tính toán cho từng hệ số phù hợp với điều kiện cụ thể của địa bàn nghiên cứu là rất quan trọng, vì nó sẽ ảnh hưởng đến kết quả tính toán xói mòn đất. 2.3.2.2 Phương pháp xác định hệ số R Áp dụng phương trình tính R theo lượng mưa hàng năm do Nguyễn Trọng Hà (1996) [6] đề nghị áp dụng cho miền Bắc nước ta như sau: R = 0,548257P - 59,5 [2.1] Với R: Hệ số xói mòn mưa trung bình năm (J/m2) P: Lượng mưa trung bình hàng năm (mm/năm) 2.3.2.3 Phương pháp xác định hệ số K Áp dụng công thức tính hệ số kháng xói đất K của Wischmeier và Smith (1978) [91] như sau: 100K = 2,1.10-4M1,14(12-a) + 3,25(b-2) + 2,5(c-3) [2.2] Trong đó: K là hệ số kháng xói của đất, đơn vị là tấn/Mj.h/mm M: trọng lượng cấp hạt (trọng lượng theo đường kính cấp hạt). M được tính theo công thức: (%) M = (% limon + % cát mịn)x(100% - % sét) a: hàm lượng chất hữu cơ trong đất (%). b: hệ số loại kết cấu đất. c: hệ số tiêu thấm của đất . Trong đó: Kích thước các hạt của các nhóm đất như sau: Nhóm hạt sét (<0,002 mm), nhóm limon (0,002 – 0,05 mm), nhóm hạt cát (0,05 – 2 mm), nhóm cuội sỏi (>2 mm). Để thuận tiện cho việc tính toán hệ số K, Wischmeier và Smith (1978) [91] đã đưa ra toán đồ dựa vào công thức trên để tra hệ số K (Hình 2.2). 50 Hình 2.2: Bảng tr toán đồ hệ số củ Wischmeier và Smith (1978) [91] 2.3.2.4 Phương pháp xác định hệ số LS Phương pháp xác định hệ số LS được dựa trên công thức của Mitasova (1998) [80]. Phương trình có dạng: LS = (m+1) [A/a0] m [sin b/b0] n; trong đó: A: Diện tích đóng góp cho dòng chảy trên đơn vị chiều dài dòng chảy (m 2 ); b là độ dốc (độ); m, n là các thông số và a0 = 22,1 m là chiều dài tiêu chuẩn ô thực nghiệm; b0 = 0,09 = 9% = 5,16 0 là độ dốc tiêu chuẩn ô thực nghiệm trong phương trình USLE và giá trị n = 1,3; m = 0,6 được lấy từ thực nghiệm. Sau đó, tác giả cải biên công thức tính toán để phù hợp hơn với GIS. LS = (FlowAccumulation*cellsize/22,13) 0.6 * (Sin(Slope) * 0,01745/0,09) 1.3 * 1,6 Trong đó : - FlowAccumulation là dòng chảy tích luỹ được tích dựa vào hướng của dòng chảy (Flow Direction). 51 - Cellsize: Kích thước của các Pixel. - Slope: độ dốc tính bằng độ. 2.3.2.5 Phương pháp xác định hệ số C De Jong và các cộng sự (1994) [65] đã hiệu chỉnh NDVI để tính toán hệ số C như sau: C = 0,431 – 0,805*NDVI; [2.4] NDVI được tính theo công thức:   )( RNIR RNIR NDVI    ; trong đó: R là cường độ phản xạ của các đối tượng trên mặt đất đối với bước sóng đỏ (%); NIR là cường độ phản xạ của các đối tượng trên mặt đất đối với bước sóng cận hồng ngoại (%). 2.3.2.6 Phương pháp nội suy - Nội suy số liệu mưa bằng phương pháp nội suy theo khoảng cách có trọng số IDW (Inverse Distance Weighted) để thành lập bản đồ lượng mưa. - Nội suy bản đồ địa hình bằng phương pháp nội suy bề mặt Spline để thành lập mô hình số độ cao DEM. 2.3.2.7 Phương pháp xác định hệ số P Hệ số P được xác định từ bản đồ độ dốc, áp dụng theo bảng tính P của Wischmeier và Smith (1978) [91] (bảng 2.1). Bảng 2.1: Bảng tra hệ số P ộ dốc (%) Hệ số P Gi i hạn chiều dài sƣ n dốc (m) 1 – 2 0,6 122 3 - 5 0,5 91 6 - 8 0,5 61 9 - 12 0,6 37 13 - 16 0,7 24 17 - 20 0,8 18 21 - 25 0,9 15 52 2.3.2.8 Phương pháp chồng xếp bản đồ - Chồng xếp các bản đồ hệ số R, K, LS xây dựng bản đồ xói mòn tiềm năng đất bằng phần mềm ArcGIS. - Chồng xếp các bản đồ hệ số R, K, LS, C, P xây dựng bản đồ xói mòn đất bằng phần mềm ArcGIS. 2.3.2.9 Phương pháp chuyên gia, phương pháp tổng hợp Tham khảo ý kiến của các cán bộ đầu ngành, các cơ quan nghiên cứu để xây dựng các bản đồ hệ số xói mòn. Tổng hợp các kết quả điều tra nghiên cứu. 2.3.3 Phương pháp bố trí thực nghiệm 2.3.3.1 Bố trí thực nghiệm Thực nghiệm bố trí tại 3 xã, thị trấn là Dị Nậu (đại diện cho khu vực có địa hình gò đồi cao, tập trung), thị trấn Hưng Hóa (đại diện cho khu vực có địa hình gò đồi thấp, không có đất rừng) và xã Hương Nộn (đại diện cho khu vực gò đồi có độ cao trung bình). Xây dựng khu thực nghiệm gồm dụng cụ đo mưa và các ô thực nghiệm, hệ thống bể thu hứng gồm một bể chính và một bể phụ, mỗi ô thực nghiệm có diện tích 100 m2. Bể chính có thể tích 1,54 m3 (có kích thước các chiều dài x rộng x cao là 1,9 x 0,9 x 0,9 mét). Chiều cao bể tính đến hàng 15 ống thoát nước ra ngoài. Khi trời mưa to, bể chính đầy nước sẽ theo 15 ống phụ thoát ra ngoài, còn 01 ống (có chiều cao bằng chiều cao 15 ống) chảy sang bể phụ có thể tích 0,81 m 3 (kích thước các chiều dài x rộng x cao là 1 x 0,9 x 0,9 mét). Với cách thiết kế như thế, hệ thống 2 bể chính và phụ có thể xác định được thể tích nước tương đương với: (0,81 x 16) + 1,54=14,5 m3 nước. 53 Hình 2.3: Bể thực nghiệm hu vực nghiên cứu Nếu có một trận mưa to, liên tục 100 mm thì lượng nước ô thực nghiệm (giả thiết không tính lượng nước bị ngấm) chảy vào bể là: 0,1m x 100 m2=10 m3. Như vậy, hệ thống bể có thể chứa được lượng nước chảy vào bể nếu trận mưa liên tục không quá 145 mm. Thực tế theo dõi thực nghiệm ở địa bàn huyện Tam Nông trong 3 năm 2008, 2009, 2010 thấy rằng không có trận mưa to, liên tục nào đầy cả 2 bể chính, phụ. - Điểm thử nghiệm tại Hương Nộn được bố trí trên đất xám feralit kết von nông, loại đất trồng màu, độ dốc khu thực nghiệm là 80 – 150, độ dài sườn dốc là 30 m. Năm 2008, thực nghiệm trên 4 công thức, hai lần lặp lại như sau: Ô 1 Ô 2 Ô 3 Ô 4 Ô 5 Ô 6 Ô 7 Ô 8 CT1 Để đất tự nhiên, không trồng. CT2 Phủ thảm ngô, trồng ngô. CT3 Phủ thảm cọ, trồng ngô. CT4 Không phủ thảm, trồng ngô. Nhắc lại CT1 Nhắc lại CT3 Nhắc lại CT4 Nhắc lại CT2 - Năm 2009, 2010: Tiếp tục đo đếm lượng đất mất do xói mòn trên 2 loại cây trồng chính: cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày trên đất đồi huyện Tam Nông và bố trí thêm 2 mô hình thực nghiệm thành 3 mô hình thực nghiệm: 54 + Mô hình 1: Xã Hương Nộn gồm có 3 ô thực nghiệm: Ô 1 Ô 2 Ô 3 CT1: Trồng đậu tương CT2: Để đất tự nhiên, không trồng CT3: Trồng ngô + Mô hình 2: Xã Dị Nậu Điểm thử nghiệm tại xã Dị Nậu được bố trí trên đất xám feralit điển hình, với loại hình sử dụng đất trồng màu và cây công nghiệp lâu năm, độ dốc khu thực nghiệm là 80 – 150, độ dài sườn dốc là 30 m. Ô 1 Ô 2 Ô 3 CT1: Trồng lạc CT2: Trồng Sơn (4 năm tuổi) Nhắc lại CT2 + Mô hình 3: Thị trấn Hưng Hóa Điểm tại Thị trấn Hưng Hóa được bố trí trên đất xám feralit kết von sâu, độ dốc khu thực nghiệm là 80 – 150, độ dài sườn dốc là 30m. Ô 1 Ô 2 Ô 3 CT1: Trồng ngô CT2: Trồng đậu tương CT3: Trồng cây Cọc rào (1 năm tuổi) 2.3.3.2 Phương pháp đo đếm, phân tích mẫu Sau mỗi trận mưa, bằng thiết bị đo mưa để xác định lượng mưa, đo đếm lượng nước thu được ở bể chính và bể phụ. Khuấy đều hai bể chính và bể phụ, lấy mẫu nước theo tỷ lệ nước ở 2 bể, trộn đều 2 mẫu nước đó để lấy mẫu bình quân. Đem phân tích để xác định lượng cặn trong 100 ml nước. Từ kết quả phân tích và các kết quả đo đếm đất và nước trong bể qua các trận mưa trong năm sẽ cho ta kết quả là lượng đất bị xói mòn trong năm. 55 2.3.4 Phương pháp kiểm chứng So sánh, kiểm chứng kết quả đo đếm xói mòn đất từ thực nghiệm với kết quả tính toán xói mòn đất bằng mô hình RUSLE theo phương pháp RS và GIS. 2.3.5 Phương pháp dự báo, đánh giá Dự báo xói mòn đất, đánh giá hiệu quả các mô hình chống xói mòn đất triển khai trên địa bàn huyện Tam Nông. 56 Chƣơng 3 ẾT QUẢ NGHIÊN CỨU V THẢO LUẬN 3.1 hái quát điều iện tự nhiên, inh tế xã hội huyện T m Nông 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1 Vị trí địa lý Huyện Tam Nông nằm ở phía đông nam của tỉnh Phú Thọ, có tọa độ địa lý từ 210 13΄ đến 210 24΄ độ vĩ Bắc, 1050 09΄ đến 1050 21΄ độ kinh Đông. Trung tâm của huyện là thị trấn Hưng Hóa cách thành phố Việt Trì 30 km đường bộ theo quốc lộ 32A, 32C, quốc lộ 2. Địa giới hành chính của huyện: - Phía Bắc giáp thị xã Phú Thọ với ranh giới tự nhiên là sông Hồng. - Phía Nam giáp huyện Thanh Thủy và Thanh Sơn. - Phía Đông giáp huyện Lâm Thao với ranh giới là sông Hồng. - Phía Đông Nam giáp TP Hà Nội với ranh giới tự nhiên là sông Đà. - Phía Tây giáp huyện Thanh Ba với ranh giới tự nhiên là sông Hồng, giáp huyện Cẩm Khê và huyện Yên Lập. Huyện có vị trí khá thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội vì gần thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ; có hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ thuận tiện nối liền với các tỉnh miền núi phía Bắc và Thủ đô Hà Nội, là đầu mối giao thông quan trọng trong việc trung chuyển hàng hoá và nối liền hệ thống kinh tế giữa các tỉnh Trung du miền núi Bắc bộ với Thành phố Hà Nội. Huyện Tam Nông có diện tích tự nhiên 15.596,92 ha. Trung tâm huyện đặt tại Thị trấn Hưng Hoá. Toàn huyện có 20 đơn vị hành chính, trong đó có 19 xã và 1 thị trấn: Vực Trường, Hiền Quan, Hương Nha, Xuân Quang, Thanh Uyên, Tam Cường, Văn Lương, Tứ Mỹ, Phương Thịnh, Hùng Đô, Quang Húc, Tề Lễ, Cổ Tiết, Hương Nộn, Dị Nậu, Thọ Văn, Dậu Dương, Thượng Nông, Hồng Đà và thị trấn Hưng Hoá. 57 Hình 3.1: Vị trí đị lý huyện T m Nông 3.1.1.2 Đặc điểm địa hình Địa hình của huyện Tam Nông tương đối phức tạp, có núi, đồi, ruộng, đồng, sông, ngòi, hồ, đầmthể hiện những nét đặc trưng của một vùng bán sơn địa. Dạng địa hình của huyện Tam Nông là dốc, bậc thang, lòng chảo, hướng nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Nhìn chung địa hình, địa mạo của huyện chia làm 2 dạng chính: + Địa hình đồng bằng phù sa: đây là dải đất tương đối bằng phẳng được bồi đắp bởi sông Hồng, sông Đà, sông Bứa tập trung ở ven sông thuộc các xã: Hương Nha, Vực Trường, Hiền Quan, Thanh Uyên, Tam Cường, Hương Nộn, Hưng Hoá, Dậu Dương, Thượng Nông, Hồng Đà, Văn Lương, Hùng Đô và Tứ Mỹ. Độ dốc thường dưới 30, còn một phần là dải đất phù sa cổ có địa hình lượn sóng, độ dốc từ 3 - 80, độ cao thấp và trung bình. + Địa hình gò đồi: chủ yếu tập trung ở các xã: Dị Nậu, Thọ Văn, Phương Thịnh, Quang Húc, Xuân Quang, Cổ Tiết và Tề Lễ. Địa hình, địa mạo ở đây chủ yếu là gò đồi cao. 58 Địa hình này gây ra nhiều khó khăn hơn cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác. Vì thế ở đây các loại cây trồng thích hợp và có điều kiện phát triển hơn cả là các loại cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, ví dụ như cây chè, sơn, keo lá tràm, bạch đàn, xoài, vải, nhãn Đồng thời địa hình này cũng gây không ít khó khăn cho việc đi lại, vận chuyển và giao lưu hàng hóa của người dân. 3.1.1.3 Điều kiện khí hậu Khí hậu có những đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia thành hai mùa là mùa nóng và mùa lạnh. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Vào mùa nóng thường xảy ra mưa lớn, gây úng lụt cục bộ, mưa lốc xoáy, mùa lạnh thường xảy ra hạn hán. Diễn biến yếu tố lượng mưa 3 năm 2008, 2009, 2010 ba trạm khí tượng tỉnh Phú Thọ (bảng 3.1). Bảng 3.1: Yếu tố lượng mưa tỉnh Phú Thọ Năm 2008 2009 2010 Trạm Tháng Việt trì Minh Đài Phú Hộ Việt trì Minh Đài Phú Hộ Việt trì Minh Đài Phú Hộ Tháng 1 22,1 28,3 40,3 21,5 19,4 18,5 42,9 44,7 56,1 Tháng 2 32,3 35,6 36 8,6 6,3 12,7 9 16,6 13,9 Tháng 3 12,9 22,8 32,4 30,9 48,7 90,8 76,4 41,6 48,7 Tháng 4 68,4 118,6 90,1 125,0 132,7 114,4 53,7 77,3 73,7 Tháng 5 228,3 224,9 158,7 121,9 202 187,3 153,4 191,7 105,5 Tháng 6 164,2 370,8 107,2 278,1 119,1 179,9 84,6 84,9 106,3 Tháng 7 366,6 332,7 348,8 241,9 405,7 274 379,8 356,7 220,7 Tháng 8 307,5 300,7 149,3 154,8 281,2 92,6 433,7 429,6 389,7 Tháng 9 234,7 301,4 222 91,9 252,5 73,6 145,7 166,9 83,3 Tháng 10 325,1 353,1 234,4 53,7 76,8 48,2 59,8 159,2 44,5 Tháng 11 155,0 138,3 211,1 6,0 15,8 14,1 10,8 9,5 13 Tháng 12 5,8 13,3 12,7 4,0 6,6 3,7 25,1 61 40,1 Tổng 1922,9 2240,5 1643,0 1138,3 1566,8 1109,8 1474,9 1639,7 1195,5 Nguồn: Niên giám thống kê 2010 tỉnh Phú Thọ 59 Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nhiệt độ trung bình của các trạm đo khí tượng khá cao từ 23,40C đến 24,5°C, lượng mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 5, 6, 7, 8, 9, lượng mưa trung bình/năm của ba trạm đo trong 3 năm 2008, 2009, 2010 là 1547,9 mm. Với điều kiện khí hậu như vậy nhìn chung là tương đối thích hợp, thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp và đa dạng hóa cây trồng. Tuy nhiên, vào mùa mưa ở những vùng thấp trũng dễ gây nên tình trạng ngập úng, vùng đồi xảy ra hiện tượng xói mòn đất làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, làm giảm hiệu quả kinh tế sản xuất. 3.1.1.4 Thủy văn Theo báo cáo tổng kết phát triển kinh tế xã hội năm 2008 huyện Tam Nông [48], trên địa bàn huyện có 3 con sông chảy qua là sông Hồng, sông Đà và sông Bứa. + Sông Hồng chảy qua huyện từ xã Tứ Mỹ đến xã Hồng Đà, với chiều dài 34 km, chảy qua hầu hết các xã trên địa bàn huyện nên sông Hồng có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân; đồng thời cũng cung cấp một lượng phù sa mới cho đồng ruộng góp phần vào việc cải thiện độ phì đất. + Sông Đà chảy qua xã Hồng Đà có chiều dài khoảng 4,1 km, đây cũng chính là đoạn hợp lưu của sông Đà và sông Hồng. + Sông Bứa chảy qua địa phận huyện Tam Nông bắt đầu từ xã Tề Lễ đến xã Tứ Mỹ đổ ra sông Thao, có chiều dài 12 km, cũng góp phần tích cực vào việc tưới, tiêu và bồi đắp phù sa cho đồng ruộng. Tuy nhiên, do lòng sông hẹp và chảy qua địa hình đồi núi, độ dốc cao nên vào mùa mưa lũ lớn thường xảy ra. Nguồn nước ngầm khá phong phú có lưu lượng khoảng 30 lít/giây, nguồn nước này đang được khai thác dưới dạng giếng đào, giếng khoan. Nguồn nước mặt bao gồm rất nhiều các ao, hồ, kênh mương góp phần không 60 nhỏ trong việc phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, cây trồng vùng gò đồi hiện nay vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào nước trời, huyện đang xây dựng các dự án đầu tư hệ thống tưới chủ động vùng đồi vào giai đoạn 2015 - 2020. 3.1.1.5 Các nguồn tài nguyên a/ Tài nguyên đất Do đặc điểm vị trí là nơi tiếp giáp giữa miền núi và đồng bằng nên đất đồi của huyện Tam Nông tương đối phong phú và đa dạng, bao gồm một số loại đất chính [29] (Bảng 3.2). Bảng 3.2 Bảng phân loại đất đồi huyện Tam Nông STT Tên đất Việt N m Ký hiệu Tên đất FAO-UNESCO ý hiệu Tổng diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên Tổng diện tích tự nhiên 15.596,92 Diện tích hông điều tr Diện tích hông điều tr 9.614,95 Tổng diện tích đất đồi Tổng diện tích đất đồi 5.981,97 100,00 I ất Xám X Acrisols AC 5.902,14 98,67 1.1 ất xám Fer lit Xf Ferralic Acrisols ACf 5.336,33 89,21 1.1.1 Đất xám Feralit điển hình Xf-h Hapli Ferralic Acrisols ACf-h 1.673,59 27,98 1.1.2 Đất xám Feralit TPCG nhẹ Xf-a Areni Ferralic Acrisols ACf-a 881,77 14,74 1.1.3 Đất xám Feralit kết von nông Xf -fe1 Epi Ferri Ferralic Acrisols ACf-fe1 1.118,21 18,69 1.1.4 Đất xám Feralit kết von sâu Xf -fe2 Endo Ferri Ferralic Acrisols Acf-fe2 377,61 6,31 1.1.5 Đất xám Feralit đá lẫn nông Xf -đ1 Epi Lithi Ferralic Acrisols Acf-l1 280,46 4,69 1.1.6 Đất xám Feralit đá lẫn sâu Xf -đ2 Endo Lithi Ferralic Acrisols Acf-l2 1.004,69 16,80 1.2 ất xám ết von Xfe Ferric Acrisols ACfe 565,81 9,46 Đất xám kết von điển hình Xfe-h Hapli Ferric Acrisols Acfe-h 565,81 9,46 II ất tầng mỏng E Leptosols LP 79,83 1,33 2.1 ất tầng mỏng trơ sỏi đá E Lithic Leptosols LPl 18,35 0,31 Đất tầng mỏng trơ sỏi đá điển hình E-h Hapli Lithic Leptosols LPq-h 18,35 0,31 2.2 ất tầng mỏng ết von Efe Ferric Leptosols LPfe 61,48 1,03 Đất tầng mỏng kết von điển hình Efe-h Hapli Ferric Leptosols LPfe-h 61,48 1,03 Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Phú Thọ, 2006 [29] 61 Nhóm đất xám: Nhóm đất xám nằm trên vùng đồi có diện tích 5.902,14 ha, chiếm 98,67% diện tích đất đồi, phân bố ở độ dốc cấp II (5 - 15o), cấp III (15 - 25 o), cấp IV (>25o). Nhóm đất xám thuộc vùng đồi của huyện chia thành 2 đơn vị cấp II là đất xám feralit và đất xám kết von. Các đơn vị đất này có đặc điểm chung là đất có thành phần cơ giới nhẹ và trung bình, hàm lượng chất hữu cơ tổng số ở mức trung bình và nghèo, đạm, lân, kali tổng số ở mức trung bình thấp đến rất nghèo, dung tích hấp thu thấp. Nhóm đất này bị xói mòn mạnh và chỉ thuận lợi cho việc trồng cây dài ngày, đặc biệt ưu tiên phát triển cây sơn, chè, cây ăn quả, cây bản địa, các loại cây có khả năng bảo vệ, cải tạo đất cho hiệu quả kinh tế cao. Nhóm đất tầng mỏng: Diện tích là 79,83 ha, chiếm 1,33% diện tích đất điều tra và chiếm 0,51% diện tích tự nhiên; phân bố ở dạng địa hình đồi dốc thoải, có độ dốc 5 - 150, 15 - 250 tập trung ở các xã: Hiền Quan, Cổ Tiết, Thanh Uyên, Quang Húc, Tề Lễ. Nhóm đất này được phân thành 2 đơn vị đất cấp II là đất tầng mỏng trơ sỏi đá, đất tầng mỏng kết von. Nhóm đất này rất xấu do bị xói mòn, rửa trôi mạnh; tuy nhiên vẫn còn có khả năng cải tạo để đưa vào sản xuất nông lâm nghiệp nhưng với đầu tư ban đầu cao thì mới đem lại hiệu quả kinh tế. Trong tổng số 20 xã, thị trấn trên địa bàn huyện có hai xã Vực Trường và Hồng Đà không có đất gò đồi. Bảng phân loại đất đồi theo đơn vị hành chính huyện Tam Nông được thể hiện ở bảng 3.3. Bản đồ đất vùng gò đồi huyện Tam Nông (hình 3.2). 62 Bảng 3.3: Thống kê diện tích các loại đất đồi theo đơn vị hành chính huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ ĐVT: ha Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Phú Thọ, 2006 [29] Loại đất Ký hiệu Tổng diện tích Phân theo đơn vị hành chính Thị trấn Hƣng Hoá Xã Hiền Quan Xã Hƣơng Nha Xã Thanh Uyên Xã Xuân Quang Xã Tứ Mỹ Xã Văn Lƣơng Xã Hùng ô Xã Phƣơng Thịnh Xã Tam Cƣ ng Xã Cổ Tiết Xã Quang Húc Xã Hƣơng Nộn Xã Tề Lễ Xã Thọ Văn Xã Dị Nậu Xã Dậu Dƣơng Xã Thƣợng Nông Tổng diện tích đất đồi 5.981,97 85,46 108,16 97,60 280,08 298,97 255,12 364,92 42,20 589,81 1,64 597,97 201,27 179,25 1.011,76 1.008,82 749,57 20,26 89,11 ất xám X 5.902,14 85,46 93,62 95,28 252,88 298,97 255,12 364,92 42,20 589,81 1,64 579,62 193,02 179,25 1.002,59 1.008,82 749,57 20,26 89,11 ất xám fer lit Xf 5.336,33 85,46 81,98 52,49 252,88 298,97 58,04 364,92 42,20 428,11 1,64 427,02 193,02 179,25 1.002,59 1.008,82 749,57 20,26 89,11 Đất xám feralit điển hình Xf-h 1.673,59 52,49 257,02 42,82 257,59 20,60 43,94 1,07 701,07 296,99 Đất xám feralit TPCG nhẹ Xf-a 881,77 81,98 132,90 41,95 58,04 322,10 42,20 1,64 142,99 57,97 Đất xám feralit kết von nông Xf -fe1 1.118,21 68,53 251,21 65,66 179,25 464,45 89,11 Đất xám feralit kết von sâu Xf -fe2 377,61 85,46 14,01 6,99 25,45 225,44 20,26 Đất xám feralit đá lẫn nông Xf -đ1 280,46 51,45 210,37 15,03 3,61 Đất xám feralit đá lẫn sâu Xf -đ2 1.004,69 156,51 5,23 101,26 292,72 448,97 ất xám ết von Xfe 565,81 11,64 42,79 197,08 161,70 152,60 Đất xám kết von điển hình Xfe-h 565,81 11,64 42,79 197,08 161,70 152,60 ất tầng mỏng E 79,83 14,54 2,32 27,20 18,35 8,25 9,17 ất tầng mỏng trơ sỏi đá E 18,35 18,35 Đất tầng mỏng trơ sỏi đá điển hình E-h 18,35 18,35 ất tầng mỏng ết von Efe 61,48 14,54 2,32 27,20 8,25 9,17 Đất tầng mỏng kết von điển hình Efe-h 61,48 14,54 2,32 27,20 8,25 9,17 63 Hình 3 2: Bản đồ đất v ng gò đồi huyện T m Nông tỉnh Phú Thọ 64 b/ Tài nguyên r ng Tài nguyên rừng của huyện Tam Nông hiện nay đang được phục hồi và ngày càng phát triển. Theo số liệu thống kê đất đai năm 2008, tổng diện tích đất rừng là 3.615,63 ha chiếm 23,18% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Trong đó: Rừng trồng sản xuất 2.889,13 ha, chiếm 18,52%; rừng trồng phòng hộ 726,50 ha chiếm 4,66%. Ngoại trừ rừng tự nhiên, còn lại cây rừng chủ yếu là cây lâm nghiệp như bạch đàn, keo lá tràm (các loài cây bụi hầu như không còn); cây công nghiệp lâu năm như sơn, chè và cây ăn quả các loại như: vải, nhãn, xoài[48]. Tài nguyên rừng đã góp phần giữ nước đầu nguồn, hạn chế quá trình xô lũ, cải thiện cảnh quan môi trường và cung cấp các loại gỗ nguyên liệu cho công nghiệp và chất đốt cho nhân dân. 3.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 3.1.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế Trong vòng 5 năm trở lại đây, nền kinh tế của huyện Tam Nông đã có những bước tăng trưởng ổn định và ở mức trung bình khá so với tốc độ tăng trưởng của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2006 - 2010 huyện Tam Nông đạt 16,6%/ năm. Năm 2010 tổng giá trị sản xuất của toàn huyện đạt 659,821 tỷ đồng (theo giá cố định năm 1994). Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Tam Nông trong giai đoạn vừa qua rất hợp lý, theo đúng hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp dịch vụ. Năm 2010 trong cơ cấu kinh tế của huyện thì ngành nông nghiệp chiếm 36,6% tỷ trọng, ngành công nghiệp chiếm 31,4% tỷ trọng và ngành dịch vụ chiếm 32,0% tỷ trọng. + Sản xuất nông, lâm nghiệp: Diện tích đất sản xuất nông, lâm nghiệp của huyện Tam Nông ngày càng thu hẹp do chuyển mục đích sử dụng đất để mở rộng các khu dân cư, xây dựng các khu công nghiệp, xây dựng các công 65 trình cơ sở hạ tầng phục vụ cho nhu cầu phát triển xã hội. Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2010 đạt 183,109 tỷ đồng và tăng 5,95% so với năm 2009. Bảng 3.4: Quy mô và tốc độ tăng giá trị sản xuất 2006 - 2010 Chỉ tiêu VT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 BQ 2006 - 2010 (%) I Giá trị sản xuất (Giá C 1994) Tỷ đồng 356,012 392,850 434,129 499,662 659,821 16,68 Nông, lâm nghiệp Tỷ đồng 153,538 158,421 166,251 172,829 183,109 4,50 Công nghiệp, xây dựng Tỷ đồng 89,354 99,580 114,878 158,633 283,512 33,46 Dịch vụ Tỷ đồng 113,120 134,849 153,000 168,200 193,200 14,32 II. GTSX theo giá thực tế Tỷ đồng 623,176 725,052 951,103 1.102,879 1.845,533 III Thu nhập BQ đầu ngƣ i Triệu đồng 7,665 8,454 9,324 10,380 12,500 Nguồn: Niên giám Thống kê 2010 huyện Tam Nông + Sản xuất công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp huyện Tam Nông trong những năm gần đây tiếp tục tăng cao. Tổng giá trị sản xuất năm 2010 đạt 283,512 tỷ đồng, tăng 78,7% so với năm 2009. Tuy nhiên sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của huyện còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa có cơ sở sản xuất công nghiệp lớn, chủ yếu là sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Sản xuất công nghiệp chủ yếu là khai thác khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng. Hiện nay, đã hình thành được khu công nghiệp Trung Hà và khu công nghiệp Tam Nông, bước đầu đã thu hút được một số dự án đầu tư. Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng đã có được những bước tăng trưởng khá, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng chưa thực sự đảm bảo ổn định và bền vững, hiệu quả sản xuất thấp, giá trị gia tăng công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp chưa cao, cơ sở hạ tầng công nghiệp còn thiếu và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfqh_sddnn_la_tran_quoc_vinh_1404_2005417.pdf
Tài liệu liên quan