DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ix
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ xi
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 5
1.1 Giới thiệu về chất diệt cỏ 2,4-D và 2,4,5-T 5
1.1.1 Lịch sử sử dụng và độc tính 5
1.1.2 Đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lý và hóa học của 2,4-D và 2,4,5-T 6
1.1.3 Nguồn ô nhiễm và hiện trạng ô nhiễm 2,4-D và 2,4,5-T ở Việt Nam 7
1.1.4 Một số biện pháp xử lý nguồn ô nhiễm chất diệt cỏ sử dụng trong
chiến tranh tại Việt Nam
9
1.1.5 Tình hình nghiên cứu sự hấp phụ 2,4-D và 2,4,5-T trong môi trường
nước trên vật liệu cacbon
10
1.2 Vật liệu ống nano cacbon và đặc điểm hấp phụ các hợp chất hữu cơ 11
1.2.1 Khái quát chung về vật liệu nano cacbon 11
1.2.2 Cấu trúc của vật liệu CNTs 13
1.2.3 Hóa học bề mặt của vật liệu CNTs 17
1.2.4 Đặc điểm hấp phụ các hợp chất hữu cơ trên vật liệu CNTs 19
1.2.5 Phương pháp điều chế vật liệu CNTs 24
1.3 Cơ sở lý thuyết hấp phụ liên quan đến luận án 35
1.3.1 Khái niệm và phân loại hấp phụ 35
1.3.2 Phương trình đẳng nhiệt hấp phụ 36
1.3.3 Động học hấp phụ 38
1.3.4 Điều kiện nhiệt động học và động học 41
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43
2.1 Đối tượng nghiên cứu 43
2.2 Hóa chất và thiết bị 43iv
2.2.1 Hóa chất 43
2.2.2 Thiết bị 43
2.3 Phương pháp nghiên cứu 44
2.3.1 Xây dựng quy trình tinh chế CNT-TH 44
2.3.2 Khảo sát điều kiện hoạt hóa CNT-TC 45
2.3.3 Khảo sát quá trình hấp phụ 46
2.3.4 Phương pháp xác định nồng độ 2,4-D và 2,4,5-T trên HPLC 49
2.3.5 Các phương pháp phân tích thành phần và cấu trúc vật liệu 51
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 56
3.1 Nghiên cứu tinh chế vật liệu ống nano cacbon 56
3.1.1 Đặc trưng cấu trúc và thành phần tạp chất của CNT-TH 56
3.1.2 Xây dựng quy trình tinh chế CNT-TH 60
3.1.3 Đặc trưng hóa lý và độ tinh khiết của CNT-TC 68
3.2 Nghiên cứu hoạt hóa vật liệu ống nano cacbon 73
3.2.1 Các điều kiện hoạt hóa CNT-TC 73
3.2.2 Đặc trưng hóa lý của CNT-HKi 78
3.3 Nghiên cứu nhiệt động học hấp phụ 2,4-D và 2,4,5-T trên vật liệu ống
nano cacbon
84
3.3.1 Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ 2,4-D trên CNT-TC
và CNT-HKi
84
3.3.2 Nghiên cứu thiết lập mô hình đẳng nhiệt hấp phụ 2,4-D trên CNT-TC
và CNT-HKi
88
3.3.3 Xác định các thông số nhiệt động học hấp phụ 2,4-D trên CNT-TC và
CNT-HKi
94
3.3.4 Nghiên cứu khả năng hấp phụ 2,4,5-T của CNT-HK5 và so sánh với
2,4-D
98
3.3.5 Tổng hợp kết quả nghiên cứu nhiệt động học hấp phụ 10
3.4 Nghiên cứu động học hấp phụ 2,4-D và 2,4,5-T trên vật liệu ống nano
cacbon
104v
3.4.1 Ảnh hưởng của thời gian tiếp xúc đến dung lượng hấp phụ 2,4-D trên
CNT-TC và CNT-HKi
105
3.4.2 Nghiên cứu thiết lập động học hấp phụ 2,4-D trên CNT-TC và
CNT-HKi
106
3.4.3 Ảnh hưởng của nhiệt độ và năng lượng hoạt hóa của quá trình hấp
phụ 2,4-D trên CNT-TC và CNT-HKi
113
3.4.4 Nghiên cứu động học hấp phụ 2,4,5-T trên CNT-HK5 và so sánh
với 2,4-D
115
3.4.5 Tổng hợp kết quả nghiên cứu động học hấp phụ 11
KẾT LUẬN 120
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 122
TÀI LIỆU THAM KHẢO 123
PHỤ LỤCvi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
195 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 440 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu sự hấp phụ 2,4-D VÀ 2,4,5-T trong môi trường nước bằng vật liệu ống Nano Cacbon (CNTs), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành phần của tạp chất kim loại và các nguyên tố khác trong CNT-TH được
xác định bằng phổ EDX ở hình 3.6.
Hình 3.6: Giản đồ EDX của CNT-TH
Bảng 3.1: Thành phần nguyên tố trong mẫu CNT-TH theo EDX
Nguyên tố C O Al Si Fe ƩKL ƩNT
Phần trăm khối lượng 81,80 7,98 4,76 3,98 1,48 10,22 100,00
Phần trăm nguyên tử 88,98 6,51 2,31 1,85 0,35 4,51 100,00
Trong đó ƩKL, ƩNT l lần lượt là tổng phần trăm kim loại và nguyên tố trong mẫu.
Kết quả cho thấy, CNT-TH có 5 nguyên tố chính là C, O, Al, Si và Fe. Thành
phần của các nguyên tố này được xác định ở bảng 3.1 gồm có: 4,76 % Al; 3,98 % Si;
1,48 % Fe; 7,98 % oxi và 81,80 % cacbon. Thành phần oxi trong CNT-TH có thể do
sự có mặt của các hợp chất hữu cơ vòng thơm, nhóm chức của CNTs và oxi có trong
chất nền của xúc tác tổng hợp CNT-TH. Trong 81,80 % thành phần cacbon có khoảng
60
6,37 % cacbon vô định hình và cacbon trong hợp chất hữu cơ (kết quả TGA), lượng
còn lại là thành phần cacbon của CNTs khoảng 75,43 %.
Như vậy có thể nhận định độ tinh khiết của CNT-TH khoảng 75,43 %.
Tóm lại:
CNT-TH là vật liệu MWCNTs có hệ mao quản trung bình, diện tích bề mặt
riêng BET là 170 m2/g, thể tích mao quản trung bình là 0,897 cm3/g và đường kính
mao quản trung bình là 21,113 nm.
CNT-TH được tổng hợp trong nước có chứa nhiều tạp chất hữu cơ vòng thơm,
cacbon vô định hình, Al, Si và Fe. Đặc biệt các hạt xúc tác kim loại bị bọc và nằm
khít chặt trong lõi ống. Độ tinh khiết của CNT-TH khoảng 75,43 %.
3.1.2 Xây dựng quy trình tinh chế CNT-TH
3.1.2.1 Xử lý tạp chất hữu cơ
Các tạp chất hữu cơ vòng thơm của CNT-TH được xử lý bằng kỹ thuật chiết
soxhlet với dung môi toluen, thời gian chiết được khảo sát ở 6; 12; 24 và 48 h. Các
mẫu thí nghiệm được ký hiệu như trong bảng 3.2. Sắc đồ GC-MS của các dịch chiết
ở tín hiệu cao nhất tại 25,1 phút được trình bày trên hình 3.7.
Bảng 3.2: Các mẫu chiết soxhlet
Ký hiệu mẫu C1 C2 C3 C4
Thời gian chiết (h) 6 12 24 48
Hình 3.7: So sánh sắc đồ GC-MS của pic 25,1 phút theo thời gian chiết CNT-TH
61
Hình 3.7 cho thấy, khi tăng thời gian chiết từ 6 đến 24 h, lượng tạp chất
được chiết ra khỏi CNT-TH tăng đáng kể. Vì trong quá trình chiết soxhlet thời
gian chiết sẽ tỷ lệ thuận với số bậc chiết, số bậc chiết càng nhiều thì hiệu suất chiết
càng tăng, tức lượng tạp chất càng được đưa ra khỏi vật liệu đến kiệt. Nếu tiếp tục
tăng thời gian chiết lên 48 h, thì tín hiệu của pic tại 25,1 phút không tăng nữa mà
được quan sát thấy giảm, có thể do tạp chất đã bị phân hủy bởi nhiệt hoặc bị lôi
cuốn theo dung môi bay hơi trong quá trình chiết kéo dài.
Hình 3.8: Sắc đồ GC-MS của dịch chiết lần 2 mẫu rắn C3
Mặt khác, phần rắn của mẫu C3 được chiết lại với toluen thêm một lần nữa,
kết quả phân tích GC -MS của dịch chiết thu được ở hình 3.8 không còn quan sát
thấy sự có mặt của các tạp chất hữu cơ.
Như vậy, thời gian chiết soxhlet CNT-TH bằng toluen thích hợp là 24 h để
xử lý được các tạp chất hữu cơ.
3.1.2.2 Xử lý kim loại
Lựa chọn kỹ thuật xử lý kim loại
Kim loại Al và Si là thành phần của chất nền để phân tán các hạt xúc tác Fe sử
dụng trong quá trình tổng hợp CNT-TH, chúng có thể được xử lý bằng các axit phù
hợp như: Al có thể được xử lý bằng axit HNO3 hoặc HCl; Si có thể được xử lý bằng
axit HF. Khó khăn nhất là xử lý các hạt Fe đã bị “nhốt” chặt trong lõi ống CNTs, mà
vẫn giữ nguyên cấu trúc ống và không làm giảm khả năng hấp phụ 2,4-D của CNTs.
62
Mặc dù, Fe có thể được xử lý dễ dàng bằng các axit mạnh như HNO3, H2SO4 và HCl.
Vì thế, các kỹ thuật xử lý Fe được khảo sát như trình bày ở bảng 3.3.
Bảng 3.3: Các mẫu xử lý Fe
TT Ký hiệu Kỹ thuật
1 KL1 Oxi hóa trong không khí
2 KL2 Oxi hóa trong pha lỏng với HNO3
3 KL3 Xử lý với axit HCl
4 KL4 Oxi hóa trong không khí và xử lý với axit HCl
5 KL5 Oxi hóa trong không khí và xử lý với axit HCl 2 lần
Việc đánh giá và lựa chọn kỹ thuật phù hợp dựa trên hiệu suất xử lý Fe và khả
năng hấp phụ 2,4-D của các mẫu KLi được trình bày ở bảng 3.4.
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của kỹ thuật xử lý Fe đến hiệu suất xử lý Fe
và khẳ năng hấp phụ 2,4-D của KLi (C₀ = 52,2 mg/L)
TT Mẫu Hàm lượng Fe (%) HFe (%) HHP, 2,4-D (%)
1 CNT-TH 1,44 - 64,39
2 CNT-TQ 0,55 - 69,56
3 KL1 1,43 0,69 70,13
4 KL2 0,06 95,83 60,63
5 KL3 1,11 22,92 69,05
6 KL4 0,19 86,81 73,56
7 KL5 0,08 94,42 80,16
Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy, mẫu KL2 có hàm lượng Fe nhỏ nhất đạt 0,06 %,
chứng tỏ sử dụng HNO3 cho hiệu suất xử lý Fe cao nhất đạt 95,83 %. Bởi vì, HNO3
là axit có tính chất oxi hóa mạnh đã cắt các ống CNT-TH thành các đoạn ngắn như
quan sát trên hình 3.9a, tạo điều kiện cho các hạt Fe bị “nhốt” tiếp xúc, phản ứng và
hòa tan trong HNO3. Tuy nhiên, hiệu suất hấp phụ 2,4-D của KL2 là 60,63 % thấp
hơn CNT-TH được xác định là 64,39 %. Như vậy, không thể sử dụng HNO3 để tinh
chế CNT-TH.
63
Hình 3.9: Ảnh SEM của mẫu KL2 (a) và KL4 (b)
Hai mẫu KL1 và KL3 có hàm lượng Fe lớn nhất lần lượt là 1,43 và 1,11 %,
tương ứng với hiệu suất xử lý Fe bằng kỹ thuật oxi hóa trong không khí là 0,69 % và
xử lý bằng HCl là 22,92 %. Chứng tỏ có khoảng 77 % tạp chất Fe bị “nhốt” trong lõi
ống CNT-TH. Kết quả cho thấy, kỹ thuật oxi hóa trong không khí và xử lý với axit
HCl không cho hiệu quả xử lý Fe cao. Nhưng hiệu suất hấp phụ 2,4-D của KL1 và
KL2 vẫn cao hơn CNT-TH, lần lượt đạt 70,13 % và 69,05 %.
Tuy nhiên, CNT-TH sau khi được oxi hóa trong không khí, tiếp tục xử lý với
HCl (mẫu KL4), hiệu xuất xử lý Fe lên đến 86,81 %, khả năng hấp phụ 2,4-D của
KL4 đạt 73,56 % cao hơn so với CNT-TQ (69,56 %). Đặc biệt là các ống CNTs không
bị cắt ngắn như quan sát ở hình 3.9b. Hơn nữa, nếu quá trình oxi hóa trong không khí
và xử lý với HCl được lặp lại thêm một lần nữa (KL5), thì hiệu suất xử lý Fe tăng đến
94,42 % và hiệu suất hấp phụ 2,4-D của mẫu KL5 đạt 80,16 %. Như vậy, kỹ thuật
oxi hóa trong không khí đã có vai trò mở đầu ống CNTs, oxi hóa Fe thành Fe2O3 và
tạo khoảng trống trong ống CNTs do tỷ trọng của Fe2O3 là 5,24 g/cm3 nhỏ hơn của
Fe là 7,87 g/cm3. Vì thế dung dịch HCl dễ dàng đi vào sâu trong lõi ống CNTs, phản
ứng với Fe2O3 sinh ra FeCl3 tan trong dung dịch [41]. Do đó, kỹ thuật được lựa chọn
để xử lý Fe là kết hợp hai kỹ thuật oxi hóa trong không khí và xử lý với axit HCl.
Như vậy, các kỹ thuật xử lý kim loại Fe, Al và Si được lựa chọn là: oxi hóa
trong không khí; xử lý với axit HCl và xử lý với axit HF. Giai đoạn xử lý kim loại
cần được tiến hành lặp lại 2 lần để đạt được hiệu quả cao nhất. Đặc biệt là quá trình
xử lý kim loại có kèm theo giai đoạn oxi hóa trong không khí cũng có tác dụng loại
(a) (b)
64
bỏ cacbon vô định hình. Vì thế mà các điều kiện về nhiệt độ và thời gian oxi hóa
trong không khí rất cần được khảo sát để lựa chọn điều kiện tinh chế phù hợp.
Lựa chọn điều kiện oxi hóa trong không khí
Nhiệt độ oxi hóa trong không khí
Để lựa chọn nhiệt độ oxi hóa trong không khí cho quá trình tinh chế CNT-TH,
5 thí nghiệm được tiến hành ở nhiệt độ oxi hóa trong không khí lần 1 được thay đổi
lần lượt là 360 ˚C; 400 ˚C; 420 ˚C; 440 ˚C và 460 ˚C, tương ứng với các mẫu TC1;
TC2; TC3; TC4 và TC5.
Hình 3.10: Ảnh hưởng của nhiệt độ oxi hóa đến hiệu suất xử lý Fe,
hiệu suất tinh chế và khả năng hấp phụ 2,4-D của các mẫu TCi (C₀ = 52,2 mg/L)
Hình 3.10 cho thấy, khi tăng nhiệt độ oxi hóa trong không khí lần 1 từ 360 lên
440 ˚C, thì hiệu suất xử lý Fe tăng từ 83,93 lên 94,42 % và khả năng hấp phụ 2,4-D
của TCi tăng từ 74,87 lên 83,25 %, nhưng hiệu suất tinh chế lại giảm từ 73,63 xuống
54,98 % (so sánh TC1; TC2; TC3 và TC4). Nếu tăng nhiệt độ oxi hóa lên 460 ˚C,
hiệu suất xử lý Fe và khả năng hấp phụ 2,4-D của TCi không tăng nhiều nữa, nhưng
hiệu suất tinh chế giảm mạnh xuống còn 30,46 % (so sánh TC4 và TC5). Do đó, nhiệt
độ 440 ˚C là thích hợp cho quá trình oxi hóa trong không khí để tinh chế CNT-TH.
Thời gian oxi hóa trong không khí
Để lựa chọn thời gian oxi hóa trong không khí lần 1 cho quá trình tinh chế
CNT-TH, các thí nghiệm được tiến hành với các thời gian oxi hóa trong không khí
lần 1 được thay đổi lần lượt là 1; 2; 3; 4 và 5 h, tương ứng với các mẫu TC6; TC7;
TC8; TC9 và TC10.
TC5TC3 TC4TC2TC1
0.00%
20.00%
40.00%
60.00%
80.00%
100.00%
340 360 380 400 420 440 460 480
Nhiệt độ (˚C)
Hiệu suất xử lý Fe Hiệu suất hấp phụ Hiệu suất tinh chế
65
Hình 3.11: Ảnh hưởng của thời gian oxi hóa lần 1 đến hiệu suất xử lý Fe,
hiệu suất tinh chế và khả năng hấp phụ 2,4-D của các mẫu TCi (C₀ = 52,2 mg/L)
Hình 3.11 cho thấy, khi tăng thời gian oxi hóa lần 1 từ 1 lên 4 h đã làm tăng
hiệu suất xử lý Fe từ 80,51 lên 94,42 % và hiệu suất hấp phụ 2,4-D của TCi tăng từ
76,90 lên 83,25 %, hiệu suất tinh chế giảm từ 69,59 xuống 53,00 % (so sánh TC6;
TC7; TC8 và TC9). Nếu tiếp tục tăng thời gian oxi hóa trên 4 h thì hiệu suất xử lý Fe
tăng không đáng kể, nhưng hiệu suất hấp phụ 2,4-D của TCi và hiệu suất tinh chế đều
giảm (so sánh TC9 và TC10). Như vậy, thời gian oxi hóa lần 1 thích hợp được lựa
chọn là 4 h.
Tương tự, thời gian oxi hóa trong không khí lần 2 cũng được khảo sát ở 0; 20;
40; 60 và 90 phút, tương ứng với các mẫu TC11; TC12; TC13 và TC14.
Hình 3.12: Ảnh hưởng của thời gian oxi hóa lần 2 đến hiệu suất xử lý Fe,
hiệu suất tinh chế và khả năng hấp phụ 2,4-D của các mẫu TCi (C₀ = 52,2 mg/L)
TC8 TC10TC7 TC9TC6
40.00%
60.00%
80.00%
100.00%
0 1 2 3 4 5 6
Thời gian (h)
Hiệu suất xử lý Fe Hiệu suất hấp phụ Hiệu suất tinh chế
TC13TC12 TC15TC11 TC14
40.00%
60.00%
80.00%
100.00%
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
Thời gian (phút)
Hiệu suất xử lý Fe Hiệu suất hấp phụ Hiệu suất tinh chế
66
Từ hình 3.12 cho thấy, khi tăng thời gian oxi hóa trong không khí lần 2 từ 0
đến 40 phút, hiệu suất xử lý Fe tăng từ 87,30 lên 94,42 % và hiệu suất hấp phụ 2,4-D
của TCi tăng từ 80,36 lên 83,25 %, nhưng hiệu suất tinh chế giảm từ 71,92 xuống
54,98 % (so sánh TC11; TC12; TC13 và TC14). Nếu tiếp tục tăng thời gian oxi hóa
từ 40 đến 90 phút, hiệu suất xử lý Fe và hiệu suất hấp phụ 2,4-D của TCi không có
sự thay đổi đáng kể, nhưng hiệu suất tinh chế giảm (so sánh TC13 và TC15). Do đó,
thời gian oxi hóa 40 phút trong không khí lần 2 là thích hợp cho quá trình tinh chế
CNT-TH.
3.1.2.3 Xử lý nhóm chức oxi
Quá trình oxi hóa trong không khí tuy xảy ra “êm dịu” hơn quá trình oxi hóa
trong pha lỏng, những sẽ tạo thêm các nhóm chức oxi trên bề mặt CNTs. Sự có mặt
của nhóm chức oxi làm giảm độ tinh khiết của CNTs. Mặt khác, khả năng hấp phụ
2,4-D có thể giảm nếu hàm lượng nhóm chức oxi trên CNTs từ 3,84 ÷ 22,8 % [72].
Vì thế, nhóm chức oxi trên CNTs cần được xử lý bằng kỹ thuật thường được sử dụng
là luyện CNTs tại 900 ˚C trong môi trường khí trơ.
Thời gian luyện các mẫu sau khi được xử lý tạp chất hữu cơ và kim loại tại
900 ˚C trong môi trường khí N2 được khảo sát ở 0; 0,5; 1; 2; 3h, tương ứng với các
mẫu TC16; TC17; TC18; TC19 và TC20.
Hình 3.13: Ảnh hưởng của thời gian luyện đến hiệu suất tinh chế
và khả năng hấp phụ 2,4-D của các mẫu TCi (C₀ = 52,2 mg/L)
TC16 TC18TC17 TC19
40.00%
60.00%
80.00%
100.00%
0 1 2 3 4
Thời gian (h)
Hiệu suất hấp phụ Hiệu suất tinh chế
TC20
67
Hình 3.13 cho thấy, khi thời gian luyện là 1 h hiệu suất hấp phụ 2,4-D của TCi
tăng từ 80,16 lên 83,25 % (so sánh TC16 với TC18). Nhưng nếu tiếp tục tăng thời
gian luyện sẽ làm khả năng hấp phụ 2,4-D của TCi và hiệu suất tinh chế giảm (so
sánh TC18 và TC20), đồng thời làm tiêu tốn thời gian và năng lượng cho quá trình
tinh chế. Như vậy thời gian luyện thích hợp ở 900 ˚C trong môi trường khí N2 là 1 h.
Tóm lại:
Từ kết quả nghiên cứu trên có thể đề xuất quy trình tinh chế CNT-TH thích
hợp như trình bày trong sơ đồ ở hình 3.14. Việc áp dụng quy trình tinh chế có thể loại
bỏ được các tạp chất: hữu cơ; cacbon vô định hình và kim loại, đồng thời làm tăng
khả năng hấp phụ 2,4-D từ 64,39 lên 83,24 %.
2 lần
Hình 3.14: Quy trình tinh chế CNT-TH
Sản phẩm CNTs tinh chế theo quy trình được ký hiệu là CNT-TC, được sử
dụng để nghiên cứu chế tạo vật liệu CNTs hoạt hóa và nghiên cứu sự hấp phụ 2,4-D.
CNT-TH
(mt = 2,5 g)
Chiết soxhlet với
toluen, 24 h
Lọc
Sấy tại 120 ˚C
Oxi hóa trong không khí
440 ˚C, 4 h (lần 2: 40 phút)
Xử lý với HCl 37 %,
tại 80 ˚C, 6 h
Xử lý với HF 30 %,
siêu âm
CNT-TC
(ms, g)
Luyện tại 900 ˚C,
1 h, N2
Lọc
Sấy tại 120 ˚C
68
3.1.3 Đặc trưng hóa lý và độ tinh khiết của CNT-TC
3.1.3.1 Đặc trưng hóa lý
Cấu trúc tinh thể của CNT-TC được đặc trưng bằng kết quả XRD và ảnh TEM
ở hình 3.15 và 3.16.
Hình 3.15: Giản đồ XRD của CNT-TH và CNT-TC
Hình 3.15 cho thấy, giản đồ XRD của CNT-TC có các pic nhiễu xạ tương tự
giản đồ XRD của CNT-TH. Nhưng cường độ pic tại góc 2θ = 25,9˚ của CNT-TC
mạnh và sắc nét hơn so với cường độ pic tại góc 2θ = 26,1˚ của CNT-TH, chứng tỏ
các tinh thể của CNT-TC sạch hơn so với của CNT-TH. Điều này được thể hiện rõ
qua ảnh TEM của CNT-TC.
Hình 3.16: Ảnh TEM của CNT-TC
Hình 3.16 cho thấy, các ống của CNT-TC có hình dạng sợi dài, lõi ống rỗng
và thông thoáng, đầu ống đã được mở, các hạt màu đen trong lõi và các chất màu đen
bao phủ quanh thành ống bị giảm đáng kể so với ảnh TEM của CNT-TH ở hình 3.2.
0
200
400
600
800
1000
20 30 40 50 60 70 80
C
ư
ờ
n
g
đ
ộ
t
ư
ơ
n
g
đ
ố
i
2 θ (độ)
CNT-TH
CNT-TC
25,9
43,0
44,7
54,4 77,8
0
,3
4
4
n
m
69
Như vậy, kết quả XRD và TEM cho thấy quá trình tinh chế không phá hủy cấu
trúc tinh thể MWCNTs mà chỉ làm tăng độ tinh khiết của CNT-TC. Tuy nhiên, quá
trình tinh chế đã mở đầu ống CNT-TH và xử lý được 94,42 % Fe (77 % Fe có trong
lõi ống), nên cấu trúc mao quản của CNT-TC sẽ có sự thay đổi đáng kể.
Hình 3.17 mô tả giản đồ BET của CNT-TH và CNT-TC.
Hình 3.17: Giản đồ BET của CNT-TH và CNT-TC
Hình 3.17 cho thấy, hình dạng đường đẳng nhiệt hấp phụ - khử hấp phụ N2 ở
77 K của CNT-TC tương tự của CNT-TH, đều thuộc phân loại V của IUPAC, đặc
trưng cho vật liệu mao quản trung bình và không chứa vi mao quản [7], [122]. Các
thông số diện tích bề mặt BET (SBET), thể tích mao quản (Vcum) và đường kính mao
quản (D) được xác định từ số liệu đẳng nhiệt hấp phụ - khử hấp phụ N2 ở 77 K. Kết
quả được trình bày trong bảng 3.5.
Bảng 3.5: Các thông số đặc trưng cho cấu trúc xốp của CNT-TH và CNT-TC
Vật liệu SBET (m2/g) Vcum (cm3/g) D (nm)
CNT-TH 170 0,897 21,113
CNT-TC 267 1,426 21,275
Bảng 3.5 cho thấy, quá trình tinh chế có vai trò làm tăng đáng kể diện tích bề
mặt riêng BET từ 170 lên 266 m2/g và thể tích mao quản từ 0,897 lên 1,426 cm3/g,
lần lượt trên mẫu CNT-TH và CNT-TC. Nhưng đường kính mao quản của CNT-TC
thay đổi không đáng kể so với CNT-TH, xấp xỉ bằng 21 nm. Sự tăng diện tích bề mặt
0
300
600
900
1200
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1
T
h
ể
tí
ch
h
ấp
p
h
ụ
(c
m
3
.g
-1
S
T
P
)
Áp suất tương đối (P/P₀)
CNT-TH
CNT-TC
70
BET và thể tích mao quản thể hiện sự thông thoáng của đường ống CNT-TC, thu
được từ việc xử lý Fe trong lõi ống.
Ngoài ra, các đặc trưng cấu trúc tinh thể và cấu trúc xốp, hóa học bề mặt của
CNT-TC cũng được xác định dựa trên kết quả đo IR ở hình 3.18.
Hình 3.18: Phổ IR của CNT-TH và CNT-TC
Hình 3.18 cho thấy, sau quá trình tinh chế, giản đồ IR của CNT-TC không còn
các pic sắc nhọn ở 2340; 1631; 1446; 1384; 1107 và 516 cm-1 như giản đồ IR của
CNT-TH. Trong đó, pic tại 2340 cm-1 đặc trưng cho dao động hóa trị của C=C=C;
pic tại 1631 cm-1 đặc trưng cho liên kết C=C của vòng thơm tương ứng với liên kết
cacbon có lai hóa sp2; pic tại 1446 cm-1 đặc trưng cho dao động biến dạng bất đối
xứng của nhóm CH3; pic tại 1384 cm-1 đặc trưng cho dao động biến dạng đối xứng
của nhóm CH3; pic tại 1107 cm-1 đặc trưng cho dao động của nhóm Si-O-Si và pic
516 cm-1 đặc trưng cho thành phần của Fe và Al trong CNT-TH [21]. Chứng tỏ quá
trình tinh chế đã xử lý các tạp chất hữu cơ và kim loại, làm sạch bề mặt của CNT-TC
và để lộ ra các pic đặc trưng trên phổ IR của CNT-TC.
Quan sát sắc đồ IR của CNT-TC có các pic đặc trưng tại 3437, 1635, 1550 và
1064 cm-1. Trong đó, pic tại 3437 cm-1 là dao động hóa trị của nhóm –OH do hơi ẩm;
pic tại 1635 cm-1 là dao động đặc trưng cho liên kết C=C của vòng thơm, tương ứng
với liên kết cacbon có lai hóa sp2 trong cấu trúc CNTs. Hai pic còn lại tại 1550 và
1064 cm-1, lần lượt đặc trưng cho dao động hóa trị của liên kết C=O và C-O-C [21].
0
0.01
0.02
0.03
0.04
0.05
5001000150020002500300035004000
Đ
ộ
h
ấp
t
h
ụ
q
u
an
g
(
A
b
s)
Tần số (cm-1)
CNT-TC CNT-TH
3402
2340
1631
1446
1384
1107
516
3437
1635
1550 1064
71
Như vậy, các pic tại 1550 và 1060 cm-1 là dấu hiệu cho thấy sự có mặt của các nhóm
chức oxi trên CNT-TC.
3.1.3.2 Độ tinh khiết của CNT-TC
Độ tinh khiết của CNT-TC được xác định dựa trên kết quả phân tích
TGA/DTA trong môi trường không khí và kết quả EDX.
Hình 3.19: Giản đồ TGA/DTA của CNT-TC trong môi trường không khí
Hình 3.19 là kết quả đo TGA/DTA của CNT-TC cho thấy, trong môi trường
không khí CNT-TC không bị mất khối lượng ở vùng nhiệt độ dưới 500 ˚C; vùng mất
khối lượng lớn nhất chiếm 99,91 % khối lượng của CNT-TC, xảy ra trong vùng từ
500 ÷ 700 ˚C do CNTs cháy phân hủy; sau 700 ÷ 900 ˚C hầu như không có thay đổi
khối lượng chiếm 0,09 %. Lượng cặn này là phù hợp với kết quả phân tích hàm lượng
Fe có trong mẫu CNT-TC là 0,08 % theo phương pháp AAS. Đặc biệt là điểm thay
đổi nhiệt lượng lớn nhất của CNT-TC là 640,2 ˚C cao hơn 44,8 ˚C so với CNT-TH.
Chứng tỏ vật liệu CNT-TC có độ tinh khiết và tính bền nhiệt cao hơn nhiều so với
CNT-TH.
Mặt khác, giản đồ EDX của CNT-TC ở hình 3.20a hầu như không còn xuất
hiện tín hiệu của các nguyên tố Al, Si và Fe như trên giản đồ EDX của CNT-TH ở
72
hình 3.6. Trên giản đồ EDX của CNT-TC chỉ có tín hiệu của hai nguyên tố chính là
C và O, có thành phần theo khối lượng ở bảng 3.6 lần lượt là 97,70 và 2,30 %. Sự có
mặt của O có thể là do sự xuất hiện của các nhóm chức oxi trên bề mặt CNT-TC như
đã chỉ ra từ kết quả IR ở mục 3.1.3.1. Mà kết quả TGA/DTA của CNT-TC đã cho
thấy, không có vùng mất khối lượng của cacbon vô định hình, vùng mất khối lượng
của CNTs cháy phân hủy là 91,91 %. Cho nên, hàm lượng C của CNTs trong mẫu
CNT-TC thấp nhất là 97,61 %. Vì thế, có thể nhận định độ tinh khiết của CNT-TC
khoảng 97,61 %.
Hình 3.20: Giản đồ EDX của CNT-TC (a), CNT-TQ (b)
Bảng 3.6: Thành phần nguyên tố trong mẫu CNT-TC và CNT-TQ
Nguyên tố C O Al Si Fe ƩKL ƩNT
CNT-TC
Phần trăm khối lượng 97,70 2,30 - - - - 100,00
Phần trăm nguyên tử 98,27 1,73 - - - - 100,00
CNT-TQ
Phần trăm khối lượng 96,51 2,53 0,37 - 0,59 0,96 100,00
Phần trăm nguyên tử 97,78 1,92 0,17 - 0,13 0,30 100,00
Trong đó, “-” là không xuất hiện tín hiệu píc trên giản đồ EDX; ƩKL là tổng
phần trăm kim loại trong mẫu và ƩNT là tổng phần trăm nguyên tố.
Đặc biệt là khi so sánh kết quả đo EDX của CNT-TC với CNT-TQ ở hình 3.20
và bảng 3.6 cho thấy, CNT-TQ có độ tinh khiết trên 97 % nhưng vẫn có tín hiệu của
(b) (a)
73
Al và Fe với thành phần theo khối lượng lần lượt là 0,37 và 0,59 %. Trong khi đó,
giản đồ EDX của CNT-TC không còn tín hiệu của các nguyên tố kim loại, đã chứng
tỏ CNT-TC có chất lượng thương phẩm tốt hơn CNT-TQ.
Tóm lại:
Quá trình tinh chế đã nâng độ tinh khiết của CNTs từ 75,43 lên 97,61 %, diện
tích bề mặt riêng BET tăng từ 170 lên 267 m2/g và thể tích mao quản tăng từ 0,897
lên 1,426 cm3/g. Các ống CNT-TC có đường kính khoảng từ 10 ÷ 30 nm và không bị
cắt ngắn, đầu ống được mở, có tính bền nhiệt cao.
Đặc biệt là CNT-TC có lượng cặn sau khi nung ở 900 ˚C chỉ chiếm 0,09 %, giá
trị này chỉ bằng 10 % so với lượng cặn được xác định từ sản phẩm tinh chế CNTs
theo quy trình trong tài liệu [35]. Điểm khác biệt quan trọng nhất giữa hai quy trình
tinh chế là nhiệt độ oxi hóa trong không khí. Trong tài liệu [40], nhiệt độ oxi hóa
trong không khí lần 1 là 400 ˚C, còn quy trình tinh chế trong luận án giá trị này là
440 ˚C. Mặc dù vậy nhưng hiệu suất tinh chế từ phương pháp tinh chế trong luận án
cũng cho giá trị cao hơn so với quy trình tinh chế trong tài liệu [40] được xác định
chỉ có 40 %. Ngoài ra, kỹ thuật xử lý các tạp chất hữu cơ, xử lý kim loại bằng HCl
đặc, nóng và axit HF trong quy trình tinh chế của luận án cũng có sự khác biệt so với
quy trình tinh chế trong tài liệu [40].
Như vậy, phương pháp tinh chế được thiết lập trong luận án rất thành công trong
việc xử lý các tạp chất hữu cơ vòng thơm, cacbon vô định hình và đặc biệt là kim loại
trong CNT-TH. Điểm quan trọng nhất của quy trình là lựa chọn được kỹ thuật xử lý
Fe và nhiệt độ oxi hóa thích hợp, không chỉ làm tăng độ tinh khiết mà còn làm tăng
khả năng hấp phụ 2,4-D trên CNT-TC.
3.2 NGHIÊN CỨU HOẠT HÓA VẬT LIỆU ỐNG NANO CACBON
3.2.1 Các điều kiện hoạt hóa CNT-TC
3.2.1.1 Tác nhân kiềm
Hình 3.21a mô tả khả năng hấp phụ 2,4-D của CNT-HK, CNT-HNa, CNT-TC
và AC dùng để so sánh.
74
Hình 3.21: Khả năng hấp phụ 2,4-D (a) và diện tích bề mặt (b)
của CNT-TC, CNT-HK, CNT-HNa và AC (C₀ = 52,2 mg/L)
Từ hình 3.21a cho thấy, khi sử dụng tác nhân KOH để hoạt hóa đã làm tăng
hiệu suất hấp phụ 2,4-D từ 83,25 lên 98,14 %, tương đương với hiệu suất hấp phụ
2,4-D của AC là 97,99 %. Mặc dù diện tích bề mặt riêng theo BET của CNT-HK chỉ
khoảng 1/3 của AC như chỉ ra trên hình 3.21b. Nếu sử dụng tác nhân hoạt hóa NaOH
thì hiệu suất hấp phụ 2,4-D chỉ tăng từ 83,25 lên 88,99 %. Điều này có thể là do sự
hoạt hóa bởi tác nhân KOH làm tăng diện tích bề mặt riêng của vật liệu hơn so với
dùng tác nhân NaOH, các giá trị này lần lượt là 540 và 378 m2/g cho mẫu CNT-HK
và CNT-HNa như quan sát trên hình 3.21b. Sự khác nhau về diện tích bề mặt riêng
có thể được giải thích như trong tài liệu tham khảo [105], dựa trên cơ sở sự khác nhau
về cơ chế hoạt hóa CNT-TC bằng KOH và NaOH như sau:
Với tác nhân KOH, phản ứng KOH và C bắt đầu xảy ra ở nhiệt độ 400 ˚C theo
phương trình phản ứng (3.1).
6KOH + 2C ⟺ 2K2CO3 + 2K + 3H2 (3.1)
Khi nhiệt độ lên trên 700 ˚C, phản ứng (3.1) kết thúc và bắt đầu xảy ra phản
ứng giữa sản phẩm K2CO3 với nguyên tử C theo phương trình phản ứng (3.2). Mặt
khác K2CO3 bị phân hủy sinh ra CO2 theo phản ứng (3.3), CO2 lại phản ứng với sản
phẩm K theo phương trình phản ứng (3.4).
K2CO3 + C ⟺ K2O + 2CO (3.2)
80
85
90
95
100
CNT-TC CNT-HK CNT-HNa AC
H
iệ
u
s
u
ất
h
ấp
p
h
ụ
(
%
)
Vật liệu
(a)
200
700
1200
1700
CNT-TC CNT-HK CNT-HNa AC
S
B
E
T
(m
2
/g
)
Vật liệu
(b)
75
K2CO3 ⟺ K2O + CO2 (3.3)
2K + CO2 ⟺K2O + CO (3.4)
Khi nhiệt độ tiếp tục tăng đến trên 800 ˚C, phản ứng (3.2), (3.3) và (3.4) kết
thúc. Khi đó K2O tiếp tục phản ứng với nguyên tử C theo phương trình (3.5).
K2O + C ⟺ 2K + CO (3.5)
Như vậy, quá trình hoạt hóa CNTs bằng KOH không chỉ chịu tác động của
KOH mà còn từ các chất sản phẩm phản ứng. Trong khi đó, nhiệt độ bắt đầu xảy ra
phản ứng (3.6) giữa NaOH và C ở 600 ˚C, đây là phản ứng hoạt hóa duy nhất ngay
cả khi nhiệt độ hoạt hóa tăng tới 800 ˚C.
6NaOH + 2C ⟺ 2Na2CO3 + 2Na + 3H2 (3.6)
Do đó, KOH được lựa chọn để hoạt hóa CNT-TC.
3.2.1.2 Tỷ lệ KOH/CNT-TC
Hình 3.22a biểu diễn ảnh hưởng của tỷ lệ KOH/CNT-TC đến khả năng hấp
phụ 2,4-D của HKi.
Hình 3.22: Ảnh hưởng của tỷ lệ KOH dùng để hoạt hóa CNT-TC đến khả năng hấp
phụ 2,4-D (a) và diện tích bề mặt (b) của HKi (C₀ = 52,2 mg/L)
Từ hình 3.22a cho thấy, hiệu suất hấp phụ 2,4-D của HKi tăng nhanh khi tỷ lệ
KOH/CNT-TC tăng từ 2/1 đến 3/1 và tăng không đáng kể nếu tiếp tục tăng tỷ lệ
KOH/CNT-TC từ 3/1 đến 7/1.
92
94
96
98
100
1 2 3 4 5 6 7 8
H
iệ
u
s
u
ất
h
ấp
p
h
ụ
(
%
)
Tỷ lệ KOH/CNT-TC
(a)
200
300
400
500
600
1 2 3 4 5 6 7 8
S
B
E
T
(m
2
/g
)
Tỷ lệ KOH/CNT-TC
(b)
HK2 HK3 HK5 HK7 HK2 HK3 HK5 HK7
76
Ngoài ra, đường cong trên hình 3.22b mô tả diện tích bề mặt riêng BET của
các mẫu HKi tăng mạnh từ 290 lên 540 m2/g khi tỷ lệ hoạt hóa tăng từ 2/1 tới 5/1,
sau đó tăng không đáng kể khi tỷ lệ KOH/CNT-TC tiếp tục tăng. Vì vậy, tỷ lệ 5/1 là
thích hợp cho quá trình hoạt hóa CNT-TC.
3.2.1.3 Nhiệt độ hoạt hóa
Hình 3.23 biểu diễn ảnh hưởng của nhiệt độ hoạt hóa CNT-TC đến khả năng
hấp phụ 2,4-D của HKi.
Hình 3.23: Ảnh hưởng của nhiệt độ hoạt hóa CNT-TC
đến khả năng hấp phụ 2,4-D của HKi (C₀ = 52,2 mg/L)
Từ hình 3.23 cho thấy, khi nhiệt độ tăng từ 600 đến 800 ˚C thì hiệu suất hấp
phụ 2,4-D của HKi tăng mạnh từ 94,08 lên 98,14 %, sau đó tăng nhẹ đến 98,34 %
nếu nhiệt độ tiếp tục tăng đến 900 ˚C. Tuy nhiên, rất khó lựa chọn được vật liệu chế
tạo ống thép bền ở 900 ˚C trong môi trường kiềm mạnh để sử dụng cho thí nghiệm,
cho nên 800 ˚C là nhiệt độ được lựa chọn để hoạt hóa CNT-TC.
3.2.1.4 Thời gian hoạt hóa
Hình 3.24 cho thấy mối quan hệ giữa hiệu suất hấp phụ 2,4-D trên HKi và thời
gian hoạt hóa vật liệu này. Hiệu suất hấp phụ 2,4-D được thấ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_su_hap_phu_24_d_va_245_t_trong_moi_truong_nuoc_ba.pdf