Luận án Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn tỉnh Đồng Nai

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục chữ viết tắt vii

Danh mục bảng viii

Danh mục sơ đồ x

Danh mục hình xi

Danh mục hộp xii

Trích yếu luận án tiến sĩ xiii

Thesis abstract xv

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu của đề tài 3

1.3 Phạm vi nghiên cứu 3

1.4 Những đóng góp mới của đề tài 4

1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5

PHẦN 2 TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VẦ THỰC TIỄN VỀ SỰ THAM GIA

CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO

THÔNG NÔNG THÔN 6

2.1 Cơ sở lí luận về tham gia của cộng đồng trong phát triển cơ sở hạ tầng

giao thông nông thôn 6

2.1.1 Cộng đồng và sự tham gia của cộng đồng 6

2.1.2 Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn 10

2.1.3 Tham gia của cộng đồng trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn 14

2.1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng trong phát triển

cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn 25

2.2 Cơ sở thực tiễn về sự tham gia của cộng đồng trong phát triển cơ sở hạ

tầng giao thông nông thôn 29

2.2.1 Kinh nghiệm một số nước trên thế giới về tăng cường sự tham gia của

cộng đồng trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn 29iv

2.2.2 Kinh nghiệm một số địa phương ở Việt Nam về tăng cường sự tham gia

của cộng đồng trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn 33

2.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan 37

2.3.1 Các nghiên cứu về sự tham gia của cộng đồng trong phát triển cơ sở hạ

tầng, cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn trên thế giới 37

2.3.2 Các nghiên cứu về sự tham gia của cộng đồng trong phát triển cơ sở hạ

tầng giao thông nông thôn ở Việt Nam 39

PHẦN 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44

3.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai 44

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên tỉnh Đồng Nai 44

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai 45

3.2 Thời gian nghiên cứu 46

3.3 Đối tượng và pham vi nghiên cứu 46

3.3.1 Đối tượng nghiên cứu 46

3.3.2 Phạm vi nghiên cứu 47

3.4 Nội dung nghiên cứu 47

3.5 Phương pháp nghiên cứu 47

3.5.1 Khung phân tích 47

3.5.2 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu 49

3.5.3 Chọn điểm và cộng đồng nghiên cứu 51

3.5.4 Phương pháp thu thập và xử lý thông tin nghiên cứu 55

3.5.5 Phương pháp phân tích 57

3.5.6 Tiêu chí và hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 60

PHẦN 4 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA

CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO

THÔNG NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI 65

4.1 Thực trạng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn tỉnh Đồng Nai và nhu cầu

phát triển 65

4.1.1 Thực trạng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn tỉnh Đồng Nai 65

4.1.2 Nhu cầu tham gia của cộng đồng trong phát triển cơ sở hạ tầng giao

thông nông thôn 70

4.1.3 Phân cấp quản lý cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn của Đồng Nai 71v

4.2 Thực trạng tham gia của cộng đồng trong phát triển cơ sở hạ tầng giao

thông nông thôn tỉnh Đồng Nai 72

4.2.1 Nhận diện các mô hình tham gia của cộng đồng trong phát triển cơ sở hạ

tầng giao thông nông thôn ở Đồng Nai 72

4.2.2 Tham gia của cộng đồng trong xác định nhu cầu quy hoạch cơ sở hạ tầng

giao thông nông thôn 74

4.2.3 Tham gia của cộng đồng trong lập dự toán và chính sách tham gia phát

triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn 77

4.2.4 Tham gia của cộng đồng trong đóng góp nguồn lực vật chất của cộng

đồng cho phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn 80

4.2.5 Tham gia của cộng đồng trong quá trình thi công xây dựng cơ sở hạ tầng

giao thông nông thôn 96

4.2.6 Tham gia của cộng đồng trong giám sát và nghiệm thu cơ sở hạ tầng giao

thông nông thôn 98

4.2.7 Tham gia của cộng đồng trong quản lý và bảo dưỡng cơ sở hạ tầng giao

thông nông thôn 100

4.2.8 Tham gia của cộng đồng trong thụ hưởng và đánh giá hiệu quả cơ sở hạ

tầng giao thông nông thôn 102

4.2.9 Đánh giá của cộng đồng về vai trò tham gia phát triển cơ sở hạ tầng giao

thông nông thôn 104

4.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia của cộng đồng trong phát triển cơ

sở hạ tầng giao thông nông thôn tỉnh Đồng Nai 107

4.3.1 Ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến sự tham gia của cộng đồng

trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn 107

4.3.2 Ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến sự tham gia của cộng đồng trong

phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn 110

4.4 Giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong phát triển cơ sở

hạ tầng giao thông nông thôn tỉnh Đồng Nai 117

4.4.1 Quan điểm và căn cứ đề xuất giải pháp tăng cường tham gia của cộng

đồng trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn 117

4.4.2 Giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong phát triển cơ sở

hạ tầng giao thông nông thôn tỉnh Đồng Nai 124vi

PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 147

5.1 Kết luận 147

5.2 Kiến nghị 149

Danh mục các công trình đã công bố 151

Tài liệu tham khảo 152

Phụ lục 159

pdf211 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 448 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chức tham gia càng tốt thì kết quả đóng góp càng cao và ngược lại. Riêng việc đóng góp vật liệu và đất thì còn phụ thuộc vào điều kiện vốn có của cộng đồng và nhu cầu của DACT CSHT. Các hình thức đóng góp có thể được thay thế nhau qua chính sách tham gia. Như không có tiền thì góp công, hay góp vật liệu,; Vùng/địa phương có chính sách kêu gọi, tuyên truyền sự tham gia tốt thì kết quả tham gia sẽ cao và ngược lại. - Phân tích kết quả tham gia đóng góp vật chất theo loại cộng đồng Kết quả khảo sát sâu hơn ở Bảng 4.8 cho thấy, chỉ có 76,5% cộng đồng (tương ứng với 335/ 438 cá thể cộng đồng) được kêu gọi tham gia đóng góp các nguồn lực, trong đó CĐĐT cao nhất là 90,2% (37 cá thể), CĐCQ 89,4% (59 cá thể), CĐND 78,9% (213 cá thể) và CĐDN 42,6% (26) là thấp nhất, cho thấy chính sách sự tham gia là khá bất cập. Cụ thể hơn từng loại hình tham gia đóng góp (bảng 4.9). 85 Bảng 4.9. Kết quả cộng đồng đóng góp nguồn lực theo loại cộng đồng STT Các chỉ tiêu ĐVT CĐND CĐDN CĐĐT CĐCQ Tổng 1 Số CĐ khảo sát Cá thể 270 61 41 66 438 2 Số CĐ được kêu gọi Cá thể 213 26 37 59 335 Tỷ lệ số được kêu gọi % 78,9 42,6 90,2 89,4 76,5 3 Số CĐ tham gia Cá thể 224 61 32 59 376 Tỷ lệ so kêu gọi % 105,2 234,6 86,5 100,0 112,2 Số tiền góp Trđ 520,1 230,25 78,6 180 1009,0 Bình quân Trđ/cá thể 2,3 3,8 2,5 3,1 2,7 4 Số CĐ tham gia Cá thể 267 61 41 66 435 Tỷ lệ so kêu gọi % 125,4 234,6 110,8 111,9 129,9 Số ngày công Công 2316,5 569 357 621,5 3864,0 Bình quân Công/cá thể 8,7 9,3 8,7 9,4 8,9 5 Số CĐ tham gia Cá thể 173 31 22 56 282 Tỷ lệ so kêu gọi % 81,2 119,2 59,5 94,9 84,2 Giá trị vật liệu Tr.đồng 389 53,3 82,9 147,9 673,1 Bình quân Trđ/cá thể 2,2 1,7 3,8 2,6 2,4 6 Số CĐ tham gia Cá thể 177 43 32 55 307 Tỷ lệ so kêu gọi % 83,1 165,4 86,5 93,2 91,6 Góp đất m2 1565,7 408,7 344 635,4 2953,8 Bình quân m2/cá thể 8,8 9,5 10,8 11,6 9,6 Với góp tiền, thì có số CĐND tham gia là 244 cá thể, cao hơn cả số huy động (213 cá thể), góp được 520,1 triệu đồng; 61 CĐDN tham gia (26 doanh nghiệp được kêu gọi), góp 230,3 triệu đồng; 59 CĐCQ bằng 59 cán bộ được kêu gọi, góp 180 triệu đồng và duy nhất có 32 lượt CĐĐT tham gia, thấp hơn 37 cá thể được kêu gọi, góp 78,6 triệu đồng (bảng 4.8). Kết quả cho thấy với góp tiền, đối tượng tham gia quan trọng nhất là nhóm CĐND, với tổng giá trị đóng góp lớn do số cá thể tham gia đông và CĐDN, với giá trị tiền góp bình quân cao nhất (3,8 triệu đồng/ cá thể). Trong khi, CĐDN chưa thực sự được huy động tối đa khả năng tham gia vì khi được kêu gọi thì tất cả các cá thể của CĐDN đều có đóng góp, nhưng trên thực tế thì còn nhiều cá thể trong cộng đồng này chưa được huy động tham gia (bảng 4.9). Với góp lao động, có đến 435 cá thể tham gia góp 3864 ngày công trong đó: CĐND có 267 cá thể góp 2316,5 công; CĐCQ có 66 cá thể góp 621,5 công; 61 cá thể 86 trong CĐDN góp 569 công và 41 trong CĐĐT góp 357 công. Như vậy, CĐND là cộng đồng đóng góp lao động nhiều nhất với số lượng cá thể nhiều, nên việc huy động lao động cần tập trung vào loại cộng đồng này (bảng 4.9). Với góp vật liệu, số góp được qui đổi thành 673,1 triệu đồng. Trong đó, 173 (81,2%) cá thể CĐND góp vật liệu có giá trị tương đương 389 triệu đồng, 56 (94,9%) trong CĐCQ góp 147,9 triệu đồng; 22 (59,2%) cá thể của CĐĐT góp 82,9 triệu đồng và 31 (119,2%) của CĐDN góp 53,3 triệu đồng (bảng 4.8). Đóng góp vật liệu có kết quả khá tốt ở hai loại CĐDN và CĐCQ, nhưng với CĐDN và CĐĐT là còn hạn chế so với tiềm năng, chứng tỏ các địa phương chưa có chính sách hoặc chính sách tham gia cụ thể cho các loại cộng đồng nên kết quả tham gia không đồng đều và chưa tương xứng với khả năng của cộng đồng (bảng 4.9). Với góp đất, có 307 cá thể cộng đồng tham gia, bằng 91,6% số được khảo sát và thấp hơn số cả số được kêu gọi tham gia (335 người), đã góp được 2953,8 m2 đất, trong đó: CĐND góp 1565,7m2, CĐCQ góp 635,4m2, CĐDN góp 408,7m2 và CĐĐT góp 344m2. Trong đó, chỉ có CĐDN có số tham gia cao hơn số cộng đồng được kêu gọi, còn lại thấp hơn với mức đóng góp bình quân thấp nhất là 8,8m2/cá thể CĐND. Đây một lần nữa phụ thuộc vào chính sách tham gia và cộng tác tuyên truyền vận động. Ngoài ra, các cộng đồng có đất đều có đã tham gia, trong đó CĐND tham gia tốt nhất và phù hợp với ưu điểm và điều kiện của cộng đồng này là có số đông, ở ngay CSHT GTNT cần hiến đất,... (bảng 4.9). Tóm lại, phân tích việc huy động sự tham gia của các loại cộng đồng trong đóng góp vật chất cho phát triển CSHT GTNT cần lưu ý vấn đề quan trọng là, việc chuyển đổi linh hoạt giữa các hình thức tham gia của cộng đồng ở Đồng Nai chưa được quan tâm khuyến khích, đặc biệt CĐND và CĐDN là loại cộng đồng có thể tham gia tốt ở các loại hình đóng góp nguồn lực vất chất, nhưng kết quả và mức độ tham gia theo thống kê của địa phương và đánh giá của cộng đồng là còn hạn chế. Tham gia góp đất và vật liệu phụ thuộc vào điều kiện vốn có của cộng đồng tham gia, nhu cầu của DACT và chính sách tham gia đóng góp. - Phân tích kết quả tham gia đóng góp vật chất theo loại CSHT GTNT Đóng góp bằng tiền, cộng đồng có xu hướng đóng góp cho loại CSHT GTNT thiết thực và gần gũi nhất với CĐND. Đường ngõ hẻm được đóng góp nhiều nhất với 174 cá thể (40,4% của 431 cá thể tham gia), số đóng góp là 431,2 triệu đồng. 87 Đường liên xóm có 52 cá thể (bằng 12,1%) góp 282,6 triệu đồng. Đường liên thôn có 36 cá thể (8,4%), góp 182,6 triệu đồng. CSHT khác có 17 cá thể (3,9%) đóng góp 91,5 triệu đồng. Đường liên xã chỉ có 12 cá thể (2,8%) đóng góp chỉ 21,2 triệu đồng (bảng 4.10). Bảng 4.10. Phân tích kết quả cộng đồng góp tiền theo loại cơ sở hạ tầng STT Các chỉ tiêu CĐND (n=270) CĐDN (n=61) CĐĐT (n=41) CĐCQ (n=66) Tổng (n=438) 1 Số cá thể được yêu cầu 263 61 41 66 431 I Số cá thể tham gia 1 Đường liên xã 4 1 4 3 12 2 Đường liên thôn 18 8 1 9 36 3 Đường liên xóm 25 13 3 11 52 4 Đường ngõ hẻm 105 34 15 20 174 5 CSHT Khác 7 1 4 5 17 II Kết quả đóng góp (triệu đồng) 1 Đường liên xã 6,5 5,0 6,7 3,0 21,2 2 Đường liên thôn 97,7 32,5 12,5 39,9 182,6 3 Đường liên xóm 141,9 75,2 17,6 47,9 282,6 4 Đường ngõ hẻm 223,2 113,5 29,2 65,3 431,2 5 CSHT Khác 50,9 4,1 12,6 23,9 91,5 III Đóng góp bình quân (triệu đồng/ cá thể) 1 Đường liên xã 1,6 5,0 1,7 1,0 1,8 2 Đường liên thôn 5,4 4,1 12,5 4,4 5,1 3 Đường liên xóm 5,7 5,8 5,9 4,4 5,4 4 Đường ngõ hẻm 2,1 3,3 1,9 3,3 2,5 5 CSHT Khác 7,3 4,1 3,2 4,8 5,4 Mức đóng góp tiền của cộng đồng bình quân cao cho các loại CSHT đường liên thôn, liên xóm và CSHT khác và thấp hơn ở đường ngõ hẻm, là vì phần đông CĐND tập trung đóng góp tiền cho loại đường này nhưng giá trị đóng góp thấp. Điều này cũng cho thấy việc góp tiền phụ thuộc vào điều kiện kinh tế vùng, kinh tế hộ Đóng góp lao động, có 94,7% cá thể cộng đồng được yêu cầu góp lao động cho đường ngõ hẻm; 73,3% cho đường liên xóm; 62,9% cho đường liên thôn; 39,2% cho đường liên xã và 36% cho CSHT khác (bảng 4.11). 88 Bảng 4.11. Phân tích kết quả cộng đồng góp lao động theo loại cơ sở hạ tầng STT Các chỉ tiêu CĐND (n=270) CĐDN (n=61) CĐĐT (n=41) CĐCQ (n=66) Tổng (n=438) I Số cá thể được yêu cầu 263 61 41 66 431 II Số cá thể tham gia 1 Đường liên xã 97 12 25 35 169 2 Đường liên thôn 151 46 20 54 271 3 Đường liên xóm 199 21 38 58 316 4 Đường ngõ hẻm 254 61 38 55 408 5 CSHT Khác 87 12 21 35 155 II Kết quả đóng góp (ngày công) 1 Đường liên xã 302,5 86,0 46,0 115,0 549,5 2 Đường liên thôn 403,0 109,0 50,0 127,0 689,0 3 Đường liên xóm 646,0 151,0 103,0 138,5 1038,5 4 Đường ngõ hẻm 764,0 195,0 113,0 164,0 1236,0 5 CSHT Khác 201,0 28,0 45,0 77,0 351,0 III Đóng góp bình quân (ngày công/ cá thể) 1 Đường liên xã 3,1 7,2 1,8 3,3 3,3 2 Đường liên thôn 2,7 2,4 2,5 2,4 2,5 3 Đường liên xóm 3,2 7,2 2,7 2,4 3,3 4 Đường ngõ hẻm 3,0 3,2 3,0 3,0 3,0 5 CSHT Khác 2,3 2,3 2,1 2,2 2,3 Sự tham gia của loại CĐND vẫn chiếm tỷ trọng cao với mức đóng góp bình quân ở mức trung bình; kém CĐDN và cao hơn hay bằng CĐĐT, CĐCQ ở các loại CSHT GTNT. Đây là bất cập vì trong thực tế CĐĐT và CĐCQ thường đóng góp lao động cao hơn các loại cộng đồng khác. CĐDN có mức đóng góp cao nhất với các loại đường liên xóm và liên xã cho thấy CĐDN sử dụng loại này nhiều và cũng phù hợp với lợi ích của cộng đồng. Đây là lưu ý cho việc mở rộng hình thức “hợp tác công-tư” trong việc huy động sự tham gia của cộng dồng cho phát triển CSHT GTNT - Là hình thức tham gia chưa được các địa phương quan tâm. Tham gia góp vật liệu, có 74 cá thể (17,2%) được yêu cầu đóng góp vật liệu cho đường ngõ hẻm, trên thực tế CĐND vẫn là cộng đồng tham gia nhiều nhất, kế đến là đường liên xóm 34 cá thể (7,9%), liên xã 24 cá thể (5,6%), CSHT khác 12 cá thể (2,8%) và liên thôn 7 cá thể (1,6%) (bảng 4.12). 89 Mức đóng góp vật liệu bình quân cao nhất là đường liên thôn, trong đó đóng góp của CĐND là tốt nhất; đường ngõ hẻm có mức đóng góp bình quân là thấp nhất cho thấy việc áp dụng chính sách thay đổi các loại hình tham gia với đóng góp vật liệu là chưa có chủ trương, việc tham gia là mang tính tự phát. Bảng 4.12. Phân tích kết quả cộng đồng góp vật liệu theo loại cơ sở hạ tầng STT Các chỉ tiêu CĐND (n=270) CĐDN (n=61) CĐĐT (n=41) CĐCQ (n=66) Tổng (n=438) I Số cá thể được yêu cầu 263 61 41 66 431 II Số cá thể tham gia 1 Đường liên xã 14 1 1 8 24 2 Đường liên thôn 1 2 1 3 7 3 Đường liên xóm 17 1 5 11 34 4 Đường ngõ hẻm 49 3 12 10 74 5 CSHT Khác 5 3 1 3 12 III Kết quả đóng góp (triệu đồng) 1 Đường liên xã 91,6 6,1 25,1 37,7 160,5 2 Đường liên thôn 40,6 7,0 12,0 17,2 76,8 3 Đường liên xóm 98,6 15,4 18,7 42,3 174,9 4 Đường ngõ hẻm 139,5 16,4 24,1 28,4 208,4 5 CSHT Khác 18,8 6,5 3,0 22,3 50,6 IV Đóng góp bình quân (triệu đồng/ cá thể) 1 Đường liên xã 6,5 6,1 25,1 4,7 6,7 2 Đường liên thôn 40,6 3,5 12,0 5,7 11,0 3 Đường liên xóm 5,8 15,4 3,7 3,8 5,1 4 Đường ngõ hẻm 2,8 5,5 2,0 2,8 2,8 5 CSHT Khác 3,8 2,2 3,0 7,4 4,2 Tham gia góp đất, có 82 cá thể cộng đồng được yêu cầu tham gia (19%) đã góp đất cho đường ngõ hẻm, cao nhất là CĐND 49 cá thể, tiếp đến là đường liên xã 15,5% với 67 cá thể, CSHT khác 12,8% với 55 cá thể, liên xóm 9,5% với 41 cá thể và liên thôn 7,2% với 31 cá thể (bảng 4.13). Góp đất phụ thuộc vào nhu cầu mở rộng từng loại CSHT GTNT theo từng thời kỳ. Chính vì vậy đường liên thôn, liên xóm và liên xã hiện nay đang có nhu cầu góp đất cao nên mức góp cũng cao. Đóng góp đất ngoài thỏa thuận đền bù, 90 vận động hiến đất, còn phụ thuộc vào nhu cầu của DACT CSHT GTNT. Có những dự án mở đường chỉ cần người dân hai bên đường hiến đất tự nguyện là được chấp nhận, nhất là với ngõ hẻm, nhưng có những trường hợp phải cần chính sách đền bù mới được cộng đồng chấp thuận, đặc biệt các loại đất có giấy chứng nhận quyền sở hữu đất ở và quyền sở hữu tài sản trên đất. Bảng 4.13. Phân tích kết quả cộng đồng góp đất theo loại cơ sở hạ tầng STT Các chỉ tiêu CĐND (n=270) CĐDN (n=61) CĐĐT (n=41) CĐCQ (n=66) Tổng (n=438) I Số cá thể được yêu cầu 263 61 41 66 431 II Số cá thể tham gia 1 Đường liên xã 42 10 1 14 67 2 Đường liên thôn 17 4 4 6 31 3 Đường liên xóm 21 4 3 13 41 4 Đường ngõ hẻm 49 16 5 12 82 5 CSHT Khác 19 8 6 22 55 III Kết quả đóng góp (m2) 1 Đường liên xã 420,0 118,0 142,0 155,0 835,0 2 Đường liên thôn 353,0 139,0 77,5 106,5 676,0 3 Đường liên xóm 345,0 26,0 59,5 163,0 593,5 4 Đường ngõ hẻm 406,0 101,5 56,5 141,5 705,5 5 CSHT Khác 41,7 24,2 8,5 69,4 143,8 IV Đóng góp bình quân (m2/ cá thể) 1 Đường liên xã 10,0 11,8 142,0 11,1 12,5 2 Đường liên thôn 20,8 34,8 19,4 17,8 21,8 3 Đường liên xóm 16,4 6,5 19,8 12,5 14,5 4 Đường ngõ hẻm 8,3 6,3 11,3 11,8 8,6 5 CSHT Khác 2,2 3,0 1,4 3,2 2,6 Tóm lại, tham gia đóng góp vật chất cần cơ chế linh hoạt cho việc thay đổi các loại hình đóng góp và cũng có xu hướng ưu tiên các loại CSHT gắn liền nhất với nhu cầu của cộng đồng. Kết quả đóng góp ở các loại CSHT không đồng đều vì việc đóng góp chủ yếu phụ thuộc vào nhu cầu của từng loại CSHT, đường GTNT, từng DACT. Riêng hình thức đóng góp vật liệu thì còn phụ thuộc vào điều kiện tự có của cá thể cộng đồng (đất san lấp, cừ tràm,) hay tự mua để góp (đá, cát, sỏi, xi măng). 91 4.2.4.2. Phân tích mức độ tham gia của cộng đồng trong đóng góp hiện vật - Phân tích mức độ tham gia đóng góp hiện vật theo địa phương Với góp tiền, thì trong số 376 cá thể tham gia thì góp theo bàn bạc chiếm tỷ lệ cao nhất với 54,3% số cá thể và 51,4% số tiền; Tiếp theo là góp tự nguyện (44,9% cá thể và 48,2% số tiền); Góp theo yêu cầu hoặc bắt buộc là ít nhất (0,8% cá thể và 0,4% số tiền). Vùng 3 và 4 góp tự nguyện và bàn bạc là chủ yếu, vùng 1 và 2 góp theo bàn bạc và tự nguyện, một số theo yêu cầu (bắt buộc). Tính bình quân mỗi cá thể góp theo qui định là 1,4 triệu đồng, góp theo bàn bạc 2,4 triệu đồng và góp theo tự nguyện 2,6 triệu đồng (Phụ lục 12). Điều kiện kinh tế tốt thì đóng góp tiền tốt hơn, chính sách công khai minh bạch thì đóng góp tự nguyện hơn. Góp lao động, trong 435 cá thể tham gia thì đóng góp theo bàn bạc chiếm 56,3% số cá thể ứng với 57% số ngày công; tham gia tự nguyện 37,2% với 38,2% số ngày công, còn lại tham gia vì yêu cầu/ bắt buộc 6,4% với 4,9% số ngày công. Vùng 2 không có yêu cầu/ bắt buộc, vùng 3 và 4 có tỷ lệ tham gia theo yêu cầu/ bắt buộc là 23,1 và 10,1% cá thể với 14,9 và 12,2% số ngày công; Bình quân mỗi cá thể đóng góp lao động tự nguyện 9,1 ngày, theo bàn bạc 9 ngày và theo qui định là 6,7 ngày (Phụ lục 13). Sự đóng góp của các địa phương có sự khác nhau. Ví dụ, vùng 2 góp tự nguyện bình quân cá thể rất cao nhưng không góp theo qui định. Việc tham gia đóng góp lao động có thể là tự nguyện, bàn bạc hay qui định bắt buộc là phụ thuộc vào chính sách huy động cộng đồng tham gia. Góp vật liệu, có 282 cá thể (51,8% số cộng đồng được khảo sát) đóng góp tự nguyện với 57,4% giá trị hiện vật quy đổi thành tiền. Đa số cộng đồng đều tham gia trên tinh thần tự nguyện và bàn bạc, trong đó vùng 3, 4 và cán bộ tỉnh không phải bắt buộc mới tham gia, còn vùng 2 có 20,5% cá thể và 13,8% giá trị đóng góp là từ việc bắt buộc mới đóng góp. Những địa phương có nguồn vật liệu tại chỗ thường sẵn sàng tham gia tự nguyện và bàn bạc. Giá trị bình quân mà cộng đồng đóng góp vật liệu quy đổi thành tiền của một cá thể tham gia tự nguyện là 2,6 triệu đồng, bàn bạc 2,3 triệu đồng và qui định 1,2 triệu đồng. Trong đó, vùng 1 cao nhất với tự nguyện 5,7 triệu đồng/ cá thể, bàn bạc 4,9 triệu và qui định là 4 triệu (Phụ lục 14). 92 Như vậy các địa phương đã áp dụng tất cả các hình thức tham gia tự nguyện, bàn bạc và bắt buộc cho loại đóng góp này nhưng đóng góp tự nguyện luôn có kết quả cao. Đóng góp đất, vùng 1 và vùng 4 triển khai tốt công tác vận động và tuyên truyền góp đất, nên tỷ lệ tham gia tự nguyện cao nhất; vùng 1 là 82,6% cá thể tham gia hiến 84,5% diện tích đất mà cộng đồng đóng góp, vùng 4 với 72,8% cá thể và 72,7% diện tích đất. Tính bình quân trên cá thể thì đóng góp tự nguyện hiến đóng là 10,5m2, bàn bạc là 8,3m2 và qui định là 5,5m2. Trong đó Vùng 1 mức đóng góp tự nguyện và bàn bạc là cao nhất (15,5m2 và 11,9m2), kế đến là vùng 2, vùng 3 và vùng 4 đều có mức đóng góp cao (Phụ lục 15). Việc đóng góp đất phụ thuộc vào nhu cầu đất và điều kiện có thể đóng góp của các cá thể hai bên đường nên chủ yếu là xem xét sự tự nguyện, bắt buộc hoặc thỏa thuận theo các tình huống cụ thể. Tóm lại, mức độ tham gia đóng góp vật chất cho phát triển CSHT GTNT của cộng đồng là khá, nhưng một số địa phương vẫn có tỷ lệ tham gia yêu cầu/ bắt buộc cao như: Vùng 2 với loại hình góp vật liệu, góp đất và góp tiền; Vùng 3 và Vùng 4 với góp công. Mỗi loại hình đóng góp đều có mức độ tham gia khác nhau, đóng góp bằng tiền và lao động thì tham gia theo bàn bạc và tự nguyện có tỷ lệ cao. Ngoài yếu tố vùng, thì việc tham gia còn phụ thuộc vào chính sách huy động và công tác quản lí sự tham gia, tính công khai minh bạch và dễ chuyển đổi từ bàn bạc sang tự nguyện. Riêng đóng góp vật liệu và đất đai có mức độ tự nguyện cao nhưng lại phụ thuộc vào điều kiện của mỗi địa phương và khả năng tự có của các cá thể. - Phân tích mức độ tham gia đóng góp nguồn lực hiện vật theo loại cộng đồng Theo khảo sát, mức độ tham gia đóng góp của cộng đồng theo các loại hình đóng góp thì tham gia bàn bạc chiếm tỷ lệ cao. Điều này cho thấy khi kêu gọi, huy động sự tham gia, cộng đồng đều mong muốn bàn bạc trước khi đóng góp. Với vật liệu và đất thì đa số trong CĐĐT và CĐCQ góp tự nguyện còn CĐND và CĐDN vừa tự nguyện và bàn bạc vì hai loại này phụ thuộc vào khả năng của cộng đồng và nhu cầu của DACT CSHT GTNT (bảng 4.14). 93 Bảng 4.14. Mức độ tham gia đóng góp nguồn lực theo đối tượng tham gia và loại hình đóng góp STT Các chỉ tiêu CĐND CĐDN CĐĐT CĐCQ Tổng 1 Số cá thể khảo sát 270 61 41 66 438 2 Số cá thể được kêu gọi 213 26 37 59 335 3 Góp tiền (%tham gia/ kêu gọi) 105,2 234,6 86,5 100,0 28,1 Bắt buộc 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 Yêu cầu 0,9 0,0 0,0 1,7 0,8 Bàn bạc 58,0 45,9 62,5 44,1 54,3 Tự nguyện 41,1 54,1 37,5 54,2 44,9 4 Góp công (%thamgia/ kêu gọi) 125,4 234,6 110,8 111,9 32,5 Bắt buộc 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 Yêu cầu 7,9 0,0 17,1 0,0 6,4 Bàn bạc 61,8 49,2 56,1 40,9 56,3 Tự nguyện 30,3 50,8 26,8 59,1 37,2 5 Góp vật liệu (%tham gia/kêu gọi) 81,2 119,2 59,5 94,9 21,0 Bắt buộc 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 Yêu cầu 6,9 12,9 9,1 3,6 7,1 Bàn bạc 50,3 41,9 27,3 17,9 41,1 Tự nguyện 42,8 45,2 63,6 78,6 51,8 6 Góp đất (%tham gia/kêu gọi) 84,5 165,4 86,5 93,2 23,1 Bắt buộc 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 Yêu cầu 5,6 7,0 0,0 0,0 4,2 Bàn bạc 32,8 44,2 9,4 40,0 33,2 Tự nguyện 61,7 48,8 90,6 60,0 62,6 Mức độ tham gia của các loại cộng đồng trong phát triển CSHT GTNT tại Đồng Nai nhìn chung dựa trên cơ sở bàn bạc giữa cộng đồng và chính quyền. Việc tham gia mang tính tự nguyện nhưng sau khi đã bàn bạc thống nhất thì vẫn có đối tượng tham gia mang tính chất yêu cầu/ bắt buộc. Điều này cho thấy, công tác tuyên tuyền sự tham gia của cộng đồng ở địa phương còn hạn chế, chưa khuyến khích được cộng đồng tham gia tự nguyện. Mặt khác, tổng số cộng đồng tham gia đóng góp tiền và ngày công thực tế đều cao hơn số được kêu gọi (trừ CĐĐT với góp tiền) và riêng CĐDN đều tham gia cao hơn mức kỳ vọng ở tất cả các hình thức đóng góp, cho thấy công tác lập chính sách tham gia của địa phương là bất cập, dẫn đến không khai thác hết tiềm năng của cộng đồng. 94 - Phân tích mức độ tham gia đóng góp nguồn lực vật chất theo loại CSHT Với góp tiền, trong 1009 Triệu đồng mà cộng đồng đã đóng góp thì: Đóng góp theo qui định cho đường liên thôn chiếm tỷ lệ cao nhất với 55%, kế đến là các loại CSHT khác với 27%, đường liên xóm với 15%, đường ngõ hẻm với 3%; Đóng góp theo bàn bạc thì cao nhất là đường ngõ hẻm với 40%, liên xóm 29%, liên thôn 20%, CSHT khác 8% và đường liên xã 3%; Đóng góp tự nguyện thì đường ngõ hẻm đóng góp 44%, đường liên xóm 27%, đường liên thôn 18%, các CSHT khác 10% và đường liên xã 1% (hình 4.3). Điều này cho thấy, loại CSHT GTNT nào gắn liền với nhu cầu thiết thực của cộng đồng nhất thì tham gia tự nguyện góp tiền nhiều nhất. Hình 4.3. Mức độ tham gia đóng góp tiền theo loại cơ sở hạ tầng Với góp lao động, trong 3.864 ngày công mà cộng đồng đã tham gia thì góp theo qui định 14,4%, bàn bạc 35,2%, tự nguyện 50,4% và có sự phân hóa theo từng loại CSHT, cụ thể: Góp theo qui định thì đường liên xã cao nhất, kế đến đường liên thôn, ngõ hẻm, liên xóm và CSHT khác; Góp bàn bạc thì cao nhất là đường liên xóm, kế là liên thôn, liên xã, ngõ hẻm và các CSHT khác; Góp tự nguyện thì cao nhất là đường ngõ hẻm, đến đường liên xóm, đường liên thôn, CSHT khác và đường liên xã (hình 4.4). Mức độ góp lao động của cộng đồng cũng giống như góp tiền là phụ thuộc vào nhu cầu của cộng đồng, loại CSHT GTNT nào gần với cộng đồng nhất thì tham gia tự nguyện cao và ngược lại. Hình 4.4. Mức độ tham gia đóng góp lao động theo loại cơ sở hạ tầng 95 Với vật liệu, thì giá trị đóng góp theo qui định là 10,6%, bàn bạc 31,3%, tự nguyện 58,1%. Trong đó: Góp theo qui định cho đường liên thôn cao nhất với 58%, kế đến liên xã 23%, liên xóm 10%; ngõ hẻm 9%; Góp bàn bạc cho đường liên xã 35%, liên xóm 34%, ngõ hẻm 17%, liên thôn 10% và CSHT khác 4%; Góp tự nguyện cho đường ngõ hẻm 43%, liên xóm 22%, liên xã 19%, các CSHT khác 11% và liên thôn 5% (hình 4.5). Mức độ góp vật liệu của cộng đồng phụ thuộc vào khả năng tự có của cộng đồng và chính sách huy động tham gia linh hoạt. Việc đóng góp tự nguyện, bàn bạc hay bắt buộc là phụ thuộc vào điều kiện khả năng tham gia của cộng đồng và chính sách huy động linh hoạt. Tức là khả năng cộng đồng có thể tham gia đóng góp, nhưng không có chính sách chuyển đổi hình thức tham gia cho cộng đồng thì cộng đồng cũng không tham gia được. Hình 4.5. Mức độ tham gia đóng góp vật liệu theo loại cơ sở hạ tầng Với đất, thì số đất được đóng góp cho đường liên xã cao nhất 49,7% số cá thể; Đường ngõ hẻm 48,1%; Đường liên xóm 39,4%; Đường liên thôn 35,8% và CSHT khác 23,2% (hình 4.6). Mức độ góp đất ngoài nhu cầu DACT CSHT và khả năng tham gia của cộng đồng còn phụ thuộc vào thoả thuận đền bù, vận động hiến đất và quyết định của cộng đồng. Có trường hợp chỉ cần CĐND hiến đất tự nguyện nhưng có trường hợp cần chính sách đền bù mới chấp thuận, đặc biệt các loại đất có giấy chứng nhận quyền sở hữu đất ở và quyền sở hữu tài sản trên đất Hình 4.6. Mức độ tham gia đóng góp đất theo loại cơ sở hạ tầng 96 Nghiên cứu nội dung cộng đồng tham gia đóng góp nguồn lực vật chất cho phát triển CSHT GTNT ở Đồng Nai đã rút ra được một số kết luận sau: Đóng góp tự nguyện có xu hướng ưu tiên cho các loại CSHT gắn liền với nhu cầu cần thiết và quyền lợi của người dân nhất. Đóng góp theo bàn bạc có thể qui định linh hoạt theo thỏa thuận giữa CĐND và tổ chức về ưu tiên cho loại CSHT nào. Đóng góp theo qui định/ bắt buộc thường áp dụng linh hoạt giữa việc thỏa thuận đóng góp thay thế giữa lao động, tiền, vật liệu, hoặc điều chuyển nguồn lực từ các loại CSHT và hoặc DACT đã đăng ký tham gia nhưng chưa hoặc không sử dụng hết. Kết quả và mức độ tham gia đóng góp nguồn lực vật chất (tiền bạc, lao động, vật liệu và đất đai) cho phát triển CSHT GTNT ở Đồng Nai hiện nay là hạn chế so với khả năng và điều kiện vốn có của cộng đồng và khu vực địa phương, trong khi chính sách huy động cộng đồng tham gia với kế hoạch hàng năm của Tỉnh. Một trong những lí do là, địa phương chưa có chính sách cụ thể cho sự tham gia của từng loại cộng đồng, từng CSHT GTNT; kế hoạch tham gia chưa hợp lí với điều kiện và khả năng của từng vùng địa phương hay mỗi loại cộng đồng; Công tác tổ chức và quản lý sự tham gia chưa bài bản và khoa học, nên chưa theo dõi và đánh giá đầy đủ kết quả tham gia của cộng đồng theo từng loại hình đóng góp, đặc biệt là góp vật liệu và lao động, Công tác tập huấn, tuyên truyền, huy động sự tham gia chưa phù hợp, nên việc tham gia chưa đảm bảo hiệu quả giữa các loại cộng đồng với loại CSHT GTNT. 4.2.5. Tham gia của cộng đồng trong quá trình thi công xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn Trong giai đoạn thi công xây dựng thì cán bộ chính quyền (CĐCQ) thường đóng vai trò tổ chức, quản lý và giám sát xây dựng, với các DACT CSHT GTNT mà chính quyền được uỷ quyền làm chủ đầu tư. Cũng có trường hợp chính quyền cùng tổ chức đoàn thể và đại diện cộng đồng cùng bàn bạc với đơn vị chuyên môn kỹ thuật (đơn vị được thuê thi công xây dựng) và giám sát họ. Chính quyền cũng có thể chỉ làm công tác tổ chức, tập huấn, hỗ trợ pháp lí cho cộng đồng về tổ chức, chuyên môn trong trường hợp cộng đồng (CĐND, CĐDN và CĐĐT) tự tổ chức thi công xây dựng. Theo khảo sát thực tế nội dung thi công xây dựng CSHT GTNT ở Đồng Nai thì có 58,2% cá thể cộng đồng đã được chính quyền kêu gọi tham gia trực tiếp trong giai đoạn này, trong đó: Tham gia cao nhất là CĐDN đạt 68,9%, chủ yếu là cán 97 bộ có chuyên môn tham gia vận hành máy móc, thiết bị,; CĐCQ 62,1% đa số đóng vai trò là đại diện chủ đầu tư nên việc tham gia tập trung vào hoạt động quản lý, một số có chuyên môn thì trực tiếp chỉ đạo xây lắp, tổ chức và quản lý thi công,; CĐND 56,3% tham gia trực tiếp vào hoạt động hỗ trợ xây dựng, như: vận chuyển nguyên vật liệu, trộn bê tông,do không có chuyên môn, còn một số có chuyên môn thì tham gia trực tiếp cán bê tông, trải nhựa, và CĐĐT 48,8% cũng giống như CĐND và thường đóng vai trò tiên phong trong việc dẫn dắt CĐND và CĐDN (hình 4.7). Hình 4.7. Tham gia của cộng đồng trong quá trình thi công xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn Nội dung hoạt động thi công xây dựng dòi hỏi đối tượng tham gia phải có trình độ, khả năng và kinh nghiệm chuyên môn nhất định, như: trong khâu chỉ huy thi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftv_nghien_cuu_su_tham_gia_cua_cong_dong_trong_phat_trien_co_so_ha_tang_giao_thong_nong_thon_tinh_don.pdf
Tài liệu liên quan