Luận án Nghiên cứu sự tham gia của cư dân nông thôn trong xây dựng nông thôn mới tại vùng đồng bằng Sông Hồng

LỜI CAM KẾT .i

MỤC LỤC . ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .vi

DANH MỤC BẢNG . vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ. vii

PHẦN MỞ ĐẦU . 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

SỰ THAM GIA CỦA CƯ DÂN NÔNG THÔN TRONG XÂY DỰNG NÔNG

THÔN MỚI . 6

1.1. Kết quả nghiên cứu về sự tham gia của người dân . 6

1.2. Kết quả nghiên cứu về sự tham gia của cư dân nông thôn trong xây dựng

nông thôn mới . 10

1.2.1. Về khái niệm và ý nghĩa xây dựng nông thôn mới . 10

1.2.2. Kết quả nghiên cứu về vai trò của cư dân nông thôn trong xây dựng nông

thôn mới . 11

1.2.3. Kết quả nghiên cứu về nội dung tham gia của cư dân nông thôn trong xây

dựng nông thôn mới . 14

1.2.4. Kết quả nghiên cứu về phương thức tham gia của cư dân nông thôn trong

xây dựng nông thôn mới . 17

1.2.5. Kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự tham gia của cư dân nông thôn

với kết quả xây dựng nông thôn mới . 18

1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cư dân nông thôn trong xây

dựng nông thôn mới . 18

1.3. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu .19

Tiểu kết chương 1 . 21

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỰ THAM GIA CỦA CƯ

DÂN NÔNG THÔN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI . 22

2.1. Lý thuyết vận dụng vào nghiên cứu . 22

2.1.1. Lý thuyết về sự tham gia . 22

2.1.2. Lý thuyết “các bên liên quan” . 28

pdf159 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 425 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu sự tham gia của cư dân nông thôn trong xây dựng nông thôn mới tại vùng đồng bằng Sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cận dễ nhất tại các xã nông thôn mới. Sau khi thu phiếu, tác giả thực hiện việc nhập dữ liệu và chạy thử Cronbach’s Alpha để đánh giá độ tin cậy, kiểm định EFA để kiểm tra mức độ thích hợp của dữ liệu thực tế (0,5 < KMO < 1), kiểm tra tương quan của các biến quan sát với nhân tố đại diện (Sig. < 0,05). Các biến đủ độ tin cậy và đáp ứng các tiêu chuẩn về tương quan của các biến quan sát với nhân tố đại diện được giữ ở bảng hỏi để tiến hành khảo sát chính thức. Như vậy, qua tổng quan các nghiên cứu trước kết hợp với nghiên cứu định tính và điều tra thử, tác giả nhận diện được 6 thang đo về sự tham gia với 24 biến quan sát và 01 thang đo biến phụ thuộc với 4 biến quan sát. - Chọn mẫu trong nghiên cứu định lượng Sau quá trình phỏng vấn trong nghiên cứu định tính để nghiên cứu về sự tham gia của cư dân nông thôn trong XDNTM vùng ĐBSH và khẳng định lại thang đo đã tổng quan từ nghiên cứu trước. Tác giả tiếp tục vận dụng công thức tính mẫu của Hair và cộng sự 1998 để đạt độ chính xác 95% là N = Z2(pq)/e2 = 1,962(0,5*0,5)/0.052 = 384 quan sát, trong đó: N: Cỡ mẫu Z: Độ lệch chuẩn với mức tin cậy cho phép (95%) p: Giá trị ước lượng thay đổi trong tổng thể (50%) q: 100 - p e: Sai số cho phép (5%) Tác giả áp dụng mẫu là 384 hộ gia đình để đảm bảo có thể suy diễn các chỉ số của mẫu thành chỉ số của tổng thể với độ tin cậy 95%. Có hai nhóm phương pháp chọn mẫu là xác suất và phi xác suất. Phương pháp chọn mẫu xác suất gồm: chọn ngẫu nhiên đơn giản, ngẫu nhiên có hệ thống, chọn theo tầng lớp, chọn theo cụm. Phương pháp chọn mẫu phi xác suất gồm: chọn mẫu thuận tiện, chọn mẫu 61 theo đánh giá chủ quan, chọn mẫu giới thiệu. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian và nguồn lực, tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện tức là chọn đối tượng có thể tiếp cận được ở các xã đại diện ở 4 tỉnh (Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nội, Quảng Ninh) trong vùng ĐBSH, khác với các xã đã phỏng vấn ở trên với mục đích là có được ý kiến của đối tượng trả lời phiếu khảo sát rộng và khác hơn các xã đã được phỏng vấn để xây dựng phiếu khảo sát. - Phương pháp thu thập và xử lý thông tin trong nghiên cứu định lượng Trên cơ sở danh sách các hộ và gợi ý của lãnh đạo xã, tác giả đã chọn chủ hộ trên 18 tuổi, hiểu tiếng việt và có thể dành thời gian để trả lời phiếu. Tác giả chọn kết hợp hình thức gửi phiếu điều tra tại nhà hẹn thời gian xin lại phiếu trả lời và hình thức gửi phiếu điều tra qua đường bưu điện tới tận nhà dân (kèm theo kinh phí gửi lại chuyển phát nhanh) để không làm mất nhiều thời gian của các hộ gia đình. Với cách thiết lập bảng hỏi tự điền nên thông tin thu được khá đầy đủ và tỷ lệ trả lời cao, đáp ứng được yêu cầu lấy 384 phiếu điều tra theo dự kiến. Từ những tài liệu và số liệu thu thập được luận án sử dụng phần mềm SPSS (phần mềm hỗ trợ xử lý và phân tích dữ liệu sơ cấp) để xử lý số liệu phục vụ cho việc phân tích. 3.2.3. Các phương pháp phân tích thông tin a. Phương pháp phân tích định tính Dữ liệu thu thập được từ các phỏng vấn được mã hóa thành các chủ đề, các khái niệm lặp lại nhiều lần đến khi bão hòa để khám phá và bổ sung biến quan sát phù hợp mô hình lý thuyết và điều kiện thực tế. Trên cơ sở tham khảo thang đo về sự tham gia của người dân trong các nghiên cứu trước kết hợp với việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính phỏng vấn sâu về thực trạng tham gia của cư dân nông thôn trong xây dựng nông thôn mới tại vùng đồng bằng sông Hồng, đề tài đưa ra một số đánh giá bổ sung về thang đo sự tham gia của cư dân nông thôn trong XDNTM. b. Phương pháp phân tích định lượng - Thống kê mô tả Thống kê mô tả được sử dụng để phân tích thực trạng tham gia của cư dân nông thôn trong xây dựng nông thôn mới tại vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn từ năm 2010 đến 30/7/2019. Phương pháp này sử dụng để mô tả, phân tích các dữ liệu thu thập dưới dạng bảng, biểu đồ nhằm khái quát về thực trạng thực trạng tham gia của cư dân nông thôn vùng ĐBSH nói chung và nhóm hộ tại 5 điểm xã điều tra nói riêng. 62 Trên cơ sở đó đưa ra các mục tiêu và đề xuất giải pháp phát huy sự tham gia của cư dân nông thôn trong XDNTM ở vùng ĐBSH. - Thống kê so sánh Thống kê so sánh được sử dụng để phân tích so sánh đánh giá sự tham gia giữa các cư dân nông thôn, cơ quan quản lý và giữa các vùng lãnh thổ nhằm làm rõ vai trò cũng như sự tác động ảnh hưởng của sự tham gia đến kết quả xây dựng nông thôn mới. - Kiểm định chất lượng của thang đo Mô hình khảo sát có 6 nhóm nhân tố độc lập đo sự tham gia của cư dân nông thôn với 24 biến quan sát, 01 nhân tố phụ thuộc đo kết quả xây dựng nông thôn mới với 4 biến quan sát. Phương pháp Cronbach Alpha được dùng để đánh giá độ tin cậy của thang đo, kết quả chạy Cronbach’s Alpha còn 7 thang đo đảm bảo chất lượng tốt với 28 biến đặc trưng (Phụ lục 1), trong đó: giá trị Cronbach’s Alpha của các biến đại diện đều lớn hơn 0,6 và nhỏ hơn 0,95 nên các câu hỏi của thang đo không có hiện tượng trùng lặp trong đo lường, chứng tỏ các thang đo này đều đảm bảo chất lượng tốt. - Phân tích nhân tố khám phá Qua phân tích kiểm định Cronbach’s Alpha, mô hình còn 7 thang đo bảo đảm chất lượng tốt với 28 biến đặc trưng được tóm tắt ở bảng 3.5: Bảng 3.5: Các biến đặc trưng và thang đo chất lượng tốt TT Thang đo Biến đặc trưng Cronbach’s Alpha của thang đo 1 TN TN1, TN2, TN3 0.748 2 YK YK1, YK2, YK3, YK4, YK5 0.767 3 VC VC1, VC2, VC3, VC4 0.642 4 GS GS1, GS2, GS3 0.670 5 SK SK1, SK2, SK3, SK4, SK5 0.602 6 MT MT1, MT2, MT3, MT4 0.655 7 KQ KQ1, KQ2, KQ3, KQ4 0.777 Nguồn: tính toán của tác giả trên SPSS Trên cơ sở kết quả kiểm định thang đo này, tác giả tiếp tục sử dụng SPSS thực hiện phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis )(EFA). Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha không có biến nào bị loại, mô hình còn 6 thang đo chất lượng với 24 biến đặc trưng được đưa vào kiểm định EFA để đo lường 63 cho 6 nhân tố. Tác giả đánh giá sự phù hợp của mô hình với số liệu thực tế thông qua kiểm định thước đo KMO. Lần chạy EFA thứ nhất, trị số phương sai trích là 70,5% và 8 nhân tố có Eigenvalue ≥ 1, KMO = 0,686 , Sig = 0,000 < 0,05 nên các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện. Tuy nhiên, tại bảng ma trận xoay trong lần chạy EFA thứ nhất có 3 biến quan sát là VC3, VC4, SK5 không đảm bảo tính phân biệt (đo lường ở 2 nhân tố và không đảm bảo mức chênh lệch hệ số tải từ 0,3 trở lên) nên phải loại 3 biến này (phụ lục 2). Lần chạy EFA thứ hai (sau khi đã loại 3 biến quan sát VC3, VC4, SK5), KMO = 0,680 (bảng 3.5), có 7 nhân tố được trích tại Eigenvalue là 1,071 và tổng phương sai trích là 69,536%. Như vậy, KMO thỏa mãn điều kiện 0,5< KMO < 1 tức là phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) là thích hợp cho dữ liệu thực tế và 69,536% thay đổi của các nhân tố được giải thích bởi các biến quan sát trong mô hình (phụ lục 3), Sig = 0,000 < 0,05 nên các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện (bảng 3.6). Bảng 3.6: Kiểm định KMO và Bartlett lần hai KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .680 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 2893.502 df 210 Sig. .000 Nguồn: tính toán của tác giả trên SPSS Như vậy, kết quả phân tích nhân tố khám phá cho thấy các quan sát trong 6 nhân tố ban đầu đã hội tụ lại trong 7 nhân tố và các biến đặc trưng đều có hệ số tải nhân tố trong khoảng 0,685 - 0,856 (Phụ lục 4) (thỏa mãn điều kiện giá trị lựa chọn cần lớn hơn 0.3 với quy mô mẫu > 350) (Đinh Phi Hổ, 2011). Các nhân tố sau không có sự xáo trộn, sắp xếp lại các quan sát nên vẫn giữ tên như trong mô hình ban đầu: Nhân tố 1 đặt tên là “Cư dân nông thôn đóng góp ý kiến trong xây dựng nông thôn mới” (YK) gồm 04 quan sát YK2, YK3, YK4, YK5. Nhân tố 2 đặt tên là “Cư dân nông thôn tham gia góp vật chất trong quá trình XDNTM” (VC) gồm 03 quan sát YK1, VC1, VC2. 64 Nhân tố 3 đặt tên là “Cư dân nông thôn tiếp nhận thông tin xây dựng nông thôn mới” (TN) gồm 03 quan sát TN1, TN2, TN3. Nhân tố 4 đặt tên là “Cư dân nông thôn tham gia cải thiện sinh kế” (SK) gồm 04 quan sát SK1, SK2, SK3, SK4. Nhân tố 5 đặt tên là “Cư dân nông thôn tham gia giám sát” (GS) gồm 03 quan sát GS1, GS2, GS3. Nhân tố 7 đặt tên là “Cư dân nông thôn tham gia hoạt động tạo cảnh quan, vệ sinh môi trường” (MT) gồm quan sát MT3, MT4. Riêng nhân tố 6 là nhân tố mới có 02 quan sát từ biến “Cư dân nông thôn tham gia hoạt động tạo cảnh quan, vệ sinh môi trường” trong tiêu chí môi trường trong XDNTM. Tác giả đặt tên cho nhân tố này là “an toàn trong sản xuất, chế biến nông sản; an toàn thực phẩm” (AT) gồm quan sát MT1, MT2. Qua kiểm định chất lượng thang đo và phân tích nhân tố khám phá, tác giả nhận diện có 7 thang đo đại diện cho sự tham gia của cư dân nông thôn và 1 thang đo đại diện cho kết quả xây dựng nông thôn mới với tổng thể 25 biến đặc trưng được tổng hợp ở bảng 3.7. Bảng 3.7: Mô hình điều chỉnh qua phân tích nhân tố khám phá lần 2 TT Thang đo Biến đặc trưng Giải thích thang đo 1 YK (F1) YK2, YK3, YK4, YK5 Đóng góp ý kiến trong xây dựng nông thôn mới 2 VC (F2) YK1, VC1, VC2 Đóng góp vật chất trong quá trình XDNTM 3 TN (F3) TN1, TN2, TN3 Tiếp nhận thông tin về xây dựng nông thôn mới 4 SK (F4) SK1, SK2, SK3, SK4 Tham gia cải thiện sinh kế trong XDNTM 5 GS (F5) GS1, GS2, GS3 Tham gia giám sát trong XDNTM 6 AT (F6) MT1, MT2 Thực hiện an toàn trong sản xuất, chế biến nông sản; an toàn thực phẩm 7 MT (F7) MT3, MT4 Tham gia hoạt động tạo cảnh quan, vệ sinh môi trường 8 KQ KQ1, KQ2, KQ3, KQ4 Kết quả xây dựng nông thôn mới 8 25 65 Kiểm định lại Cronbach’s Alpha của 7 nhân tố mới được kết quả lớn hơn 0,6 nên thang đo được đánh giá chất lượng tốt tức là các nhân tố mới đều đảm bảo độ tin cậy về thang đo (Phụ lục 5). Như vậy, kết quả phân tích nhân tố khám phá lần thứ hai, có 7 nhân tố đạt giá trị hội tụ và giá trị phân biệt với hệ số tải cao (trong khoảng 0,618 - 0,883) thỏa mãn điều kiện hệ số tải phải lớn hơn 0,5 (Phụ lục 4). - Phân tích hồi quy Để nhận diện mối quan hệ giữa sự tham gia của cư dân nông thôn với kết quả xây dựng nông thôn mới, mô hình tương quan tổng thể có dạng: KQ = f (F1, F2, F3, F4, F5, F6, F7) Trong đó KQ là biến phụ thuộc; F1, F2, F3, F4, F5, F6, F7: Biến độc lập Việc xem xét mối quan hệ giữa biến độc lập từ F1 đến F7 với biến phụ thuộc (kết quả xây dựng nông thôn mới), tác giả thực hiện bằng phương trình hồi quy tuyến tính: KQ = b0 + b1F1 + b2F2 + b3F3 + b4F4 + b5F5 + b6F6 + b7F7 + ei Trong đó, các biến đưa vào phân tích hồi quy được xác định bằng cách tính điểm nhân tố (Factor Scores). Đối với các biến độc lập, SPSS tính sẵn trong data view khi phân tích nhân tố khám phá lần 2 (sau khi đã loại các biến xấu), có kết quả trong giao diện data view như phụ lục 6, trong đó: FAC1_1 là F1, FAC2_1 là F2, FAC3_1 là F3, FAC4_1 là F4, FAC5_1 là F5, FAC6_1 là F6, FAC7_1 là F7 đã được tính theo cách tính điểm nhân tố. Đối với biến phụ thuộc KQ, tác giả cũng tính điểm theo cách tính điểm nhân tố và được kết quả biến phụ thuộc trong giao diện data view như phụ lục 7, trong đó: FAC1_2 là KQ đã được tính theo cách tính điểm nhân tố. Đặt tên lại cho các biến: FAC1_1, FAC2_1, FAC3_1, FAC4_1, FAC5_1, FAC6_1, FAC7_1 lần lượt là F1, F2, F3, F4, F5, F6, F7 và FAC1_2 là KQ. Thực hiện phân tích hồi quy đa biến trong SPSS để kiểm định mối quan hệ giữa sự tham gia của cư dân nông thôn với kết quả xây dựng nông thôn mới tại vùng ĐBSH. 66 Tiểu kết chương 3 Chương 3 tác giả trình bày được những nội dung sau: Thứ nhất, nghiên cứu được địa bàn về các mặt: điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng đồng bằng sông hồng ảnh hưởng đến sự tham gia của cư dân nông thôn. Thứ hai, mô tả thiết kế và các phương pháp nghiên cứu gồm: nghiên cứu định tính, thống kê mô tả, thống kê so sánh, nghiên cứu định lượng. Trong đó, nghiên cứu định tính để bổ sung thang đo về sự tham gia của cư dân nông thôn trong XDNTM vùng đồng bằng sông Hồng, các ý kiến cũng thống nhất sự tham gia của cư dân nông thôn trong XDNTM được thể hiện ở 6 nhân tố (sự tham gia). Đây là cơ sở để xây dựng bảng hỏi sơ bộ cho phương pháp nghiên cứu định lượng. Tiếp theo, tác giả đã thiết kế được bảng hỏi, điều tra thử và chỉnh sửa bảng hỏi để điều tra chính thức phục vụ cho nghiên cứu định lượng. Thứ ba, tác giả đã thực hiện phân tích mô hình dựa trên chương trình SPSS theo các bước: Bước 1: Kiểm định chất lượng của thang đo Bước 2: Phân tích nhân tố khám phá Bước 3: Phân tích hồi quy Những kết quả trên đã chứng minh “Sự tham gia của cư dân nông thôn trong quá trình xây dựng nông thôn mới tác động cùng chiều đến kết quả xây dựng nông thôn mới” và đây là căn cứ quan trọng để đề xuất những giải pháp để phát huy sự tham gia của cư dân nông thôn trong xây dựng NTM. 67 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG THAM GIA CỦA CƯ DÂN NÔNG THÔN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 4.1. Tình hình xây dựng nông thôn mới vùng ĐBSH 4.1.1. Khái quát chung Theo báo cáo của Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, tính đến 30/7/2019, vùng đồng bằng sông Hồng có 1.579/1889 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm tỷ lệ 83,59%) với bình quân tiêu chí là 18,28, đến nay có 90% số xã đạt 16-19 tiêu chí và không còn xã nào dưới 5 tiêu chí. Trên cơ sở 100% số xã của huyện đạt nông thôn mới và các tiêu chí quy định tại Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05/4/2016 về việc ban hành tiêu chí huyện nông thôn mới và quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, toàn vùng đã có 35 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm tỷ lệ 35,42%, đặc biệt tỉnh Nam Định có 10/10 huyện đều đã đạt chuẩn NTM). So với cả nước, đồng bằng sông Hồng là vùng có số xã và số huyện đạt nông thôn mới cao nhất, cũng là vùng có số tiêu chí bình quân đạt cao nhất. Mức độ đạt chuẩn NTM vùng đồng bằng sông Hồng cũng tăng lên đáng kể (hình 4.3, biểu đồ 4.2). Biểu đồ 4.1: So sánh tỉ lệ xã đạt chuẩn NTM của vùng ĐBSH và cả nước qua các năm (%) Bộ nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 2019 68 ĐVT: % Biểu đồ 4.2: So sánh mức độ đạt chuẩn NTM vùng ĐBSH Nguồn: Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương So sánh mức độ hoàn thành các tiêu chí, vùng ĐBSH hoàn thành cao hơn so với cả nước (Biểu đồ 4.3). 2010 2015 30/7/2019 4.7 12.96 15.67 6.2 14.58 18.28 Cả nước ĐBSH Biểu đồ 4.3: So sánh bình quân tiêu chí của vùng ĐBSH với cả nước Nguồn: Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương 2017, Bộ nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 2019 69 Sau 9 năm triển khai xây dựng NTM, đồng bằng sông Hồng là vùng có sự thay đổi nhiều về số tiêu chí đạt được, trong đó có hai tiêu chí cơ bản là tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 8,4% (năm 2010) xuống còn 2,6% (năm 2015); thu nhập tăng từ 15,8 triệu đồng (năm 2010) lên 28,1 triệu đồng (năm 2015), lên 43,34 triệu đồng/người/năm (2018) (Biểu đồ 4.4); cũng từ đó các tiêu chí khác cũng tăng lên đáng kể và sự tham gia tích cực của cư dân nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng trong thực hiện các tiêu chí nông thôn mới ngày càng chủ động và tự giác (Biểu đồ 4.5). Đồng thời qua quá trình tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới, chính quyền các cấp cũng nhận thức đúng đắn hơn về cách thức hỗ trợ và trao quyền khi cộng đồng dân cư biết sử dụng nguồn vốn đúng mục tiêu phát triển chung và đặc biệt hạn chế được tư tưởng ỷ nại, trông chờ vào bao cấp của Nhà nước, ngược lại chương trình còn giúp rèn luyện cán bộ và cư dân nông thôn về tính chủ động, sáng tạo tìm cách đi đúng để tự phát triển. Vì thế, dù đời sống dân cư vùng đồng bằng sông Hồng còn nhiều vất vả nhưng họ vẫn tự nguyện đóng góp cho XDNTM còn Nhà nước và các tổ chức chỉ là hỗ trợ, vật liệu dân làm ra được tiêu thụ, công lao động dân có được đóng góp, nên đã giảm tải được đầu tư công của Nhà nước cho các công trình phúc lợi công cộng ở nông thôn, cư dân nông thôn cũng tự hào vì đã góp sức làm ra các công trình công cộng của địa phương, sự gắn kết cộng đồng ở nông thôn được khơi dậy (phong trào tự quản ở nông thôn được phát huy). Thu nhập bình quân đầu người (Triệu đồng) Tỷ lệ hộ nghèo (%) 15.8 8.4 28.1 2.6 43.34 1.79 Thời điểm bắt đầu Thời điểm đạt chuẩn 2018 Biểu đồ 4.4: Kết quả thực hiện chỉ tiêu thu nhập và giảm nghèo của các xã ở vùng ĐBSH đạt chuẩn nông thôn mới đến năm 2018 Nguồn: Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương 2017, Bộ nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 2019 70 Đơn vị tính: Tỷ đồng Biểu đồ 4.5: Nguồn vốn huy động xây dựng nông thôn mới vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2010 - 2015 và giai đoạn 2016 - 7/2019 Nguồn: Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương 2017, Bộ nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 2019 Giai đoạn XDNTM 2016 - 2020, sự đóng góp của cư dân nông thôn đi vào chiều sâu hơn góp phần thực hiện những chỉ tiêu nâng cao của từng tiêu chí NTM, họ đã đóng góp thực hiện các tiêu chí gắn với cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, tích cực học các lớp đào tạo nghề, hướng dẫn kỹ thuật, công nghệ mới để nâng cao trình độ sản xuất và kiến thức thị trường. Việc đưa giống mới vào sản xuất theo hướng tăng diện tích sản xuất nông nghiệp an toàn, đạt tiêu chuẩn quốc tế đã được nông dân áp dụng phổ biến hơn (bảng 4.8). Bảng 4.8: Diện tích nông dân đưa giống mới vào sản xuất (ha) Loại cây trồng Diện tích Ghi chú Cây ngô 1.000.000 Cây sắn 570.000 Cây khoai tây 35.000 Cây cà phê 130.000 Cây điều 120.000 Cây chè 74.000 Cây ăn quả 113.660 Nguồn: Viện Khoa học Nông nghiệp VN - Trích trong Trịnh Khắc Quang, 2019) 71 4.1.2. Khái quát kết quả xây dựng nông thôn mới và sự tham gia của cư dân nông thôn tại các tỉnh khảo sát a. Tỉnh Thái Bình Thái Bình là tỉnh nằm bên bờ biển đông, thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, trước đây là vùng đất đai màu mỡ, địa hình, khí hậu thuận lợi, dân cư tập trung đông và rất sớm. Thời gian đầu của quá trình XDNTM, Thái Bình đã ban hành nhiều cơ chế chính sách nhằm khích lệ sự tham gia của chính cư dân nông thôn: ban đầu tỉnh có cơ chế hỗ trợ bằng tiền mặt cho dồn điền, đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng; xây dựng các công trình hạ tầng tập trung ở các xã điểm (Quyết định số 09/2011/QĐ-UBND Ban hành quy định một số cơ chế, chính sách hỗ trợ và quản lý đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng nông thôn mới tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2011-2015) sau đó thay đổi bằng cơ chế mới để khích lệ được sự tham gia chủ động, sáng tạo của cư dân nông thôn nên hiệu quả và bền vững hơn, đó là hỗ trợ xi măng trong trường hợp làm đường giao thông nội đồng trục chính, kênh cấp 1, đường giao thông trục thôn, đường nhánh cấp một của đường giao thông trục thôn và đường giao thông trục xã; khu thu gom xử lý rác thải; Trường Mầm non trung tâm; Trường Tiểu học; Trường Trung học cơ sở; Trạm Y tế xã; Chợ nông thôn; Đường giao thông trục xã; Nhà Văn hóa xã; Trụ sở xã; Sân bãi thể thao xã (Quyết định số 02/2013/QĐ-UBND ngày 07/02/2013 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định một số cơ chế, chính sách hỗ trợ và quản lý đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng nông thôn tỉnh Thái bình, giai đoạn 2011-2015 ban hành kèm theo Quyết định số 09/2011/QĐ-UBND ngày 16/8/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh). Để khuyến khích cư dân tham gia, tỉnh đã tiếp tục sửa đổi, bổ sung cơ chế hỗ trợ theo hướng đúng đối tượng, kịp thời, tăng tính tự chủ, tự quyết, tự quản và kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện công khai, minh bạch mức hỗ trợ, linh hoạt trong điều hành (Quyết định số 19/2013/QĐ-UBND ngày 0/11/2013 của UBND tỉnh Thái Bình về việc bổ sung một số nội dung của Quyết định số 02/2013/QĐ-UBND ngày 07/05/2013 của UBND tỉnh về việc sửa đổi , bổ sung một số điều quy định một số cơ chế chính sách hỗ trợ về quản lý đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng NTM tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2011-2015 ban hành kèm theo Quyết định số 09/2011/QĐ-UBND ngày 16/8/2011 của UBND tỉnh Thái Bình). Các cơ chế chú trọng hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng đồng ruộng đã giúp tỉnh Thái Bình hình thành được nhiều vùng sản xuất tập trung, tạo được các mô hình liên kết sản xuất. Đến nay, có trên 10.000 ha mỗi năm có liên kết sản xuất theo chuỗi. Việc vận dụng hợp lý các văn bản hướng dẫn của Trung ương để ban hành cơ chế, chính sách phù hợp với tình hình của địa phương đã giúp Thái Bình nhanh chóng 72 có số xã đạt chuẩn NTM ngay từ giai đoạn đầu của quá trình thực hiện: Đến tháng 11 năm 2018 có 200 xã đạt chuẩn NTM (chiếm 76,04%), số tiêu chí bình quân là 17,72 (tăng 12 tiêu chí/xã so với năm 2010), có 01 huyện đạt chuẩn NTM; năm 2018 có 128 xã triển khai được 185 cánh đồng lớn (với diện tích 15.312 ha); đến hết năm 2018, dân đóng góp 3.369,547 tỷ đồng (chiếm 19,03%) cho XDNTM, con em xa quê đóng góp 171,2 tỷ đồng (chiếm 0,97%) (Báo cáo 105 UBND tỉnh Thái Bình). Xã Thái Thượng, huyện Thái thụy, tỉnh Thái Bình là một xã ven biển, trước năm 2010, đời sống dân sinh khó khăn, hạ tầng kém phát triển, đồng ruộng chưa được quy hoạch, bờ vùng, bờ thửa nhiều, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún. Sau 6 năm triển khai XDNTM, với sự đồng thuận cao của nhân dân cùng sự quyết tâm của chính quyền xã, xã đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về NTM năm 2016, tại Quyết định số 1625/QĐ-UBND, ngày 22 tháng 6 năm 2017 của UBND tỉnh Thái Bình. Có được kết quả này, sự tham gia của cư dân nông thôn là rất lớn: họ đã đóng góp trên 18 tỷ đồng, tự nguyện hiến đất 18m2/sào cơ bản để mở rộng đường giao thông nội đồng. Toàn xã đã đóng góp 108.751m2 đất, đào đắp bờ vùng, bờ thửa 8.500m3 đất, xây dựng 1,7km mương cứng hoá, trên 2km đường giao thông nội đồng, lắp đặt 152 cống bi, xây dựng 16 cống đầu mối, chỉnh trang đồng ruộng, quy hoạch được 06 vùng sản xuất tập trung và trên 500 nghìn ngày công xây dựng hệ thống giao thông thuỷ lợi nội đồng; nông dân tích cực tham gia các lớp khuyến nông, khuyến ngư để chuyển đổi, cây trồng vật nuôi phù hợp, bước đầu xã có trên 30 hộ chuyển sang nuôi tôm công nghệ cao (nuôi được 4 vụ/năm), là địa phương có diện tích nuôi tôm công nghệ cao lớn nhất tỉnh Thái Bình, thu nhập bình quân đầu người năm 2019 đạt 52 triệu đồng/người/năm, Khác với xã Thái Thượng, xã Quốc Tuấn, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình không giáp biển nhưng có thể phát triển kinh tế theo hướng trồng trọt, nuôi trồng thủy sản nước ngọt, kết hợp với ngành nghề phụ, hệ thống tưới tiêu cơ bản là tự chảy và mùa mưa phải tiêu úng bằng động lực. Sau 5 năm triển khai XDNTM, với sự đồng thuận cao của nhân dân cùng sự quyết tâm của chính quyền xã, xã đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về NTM năm 2015. Nông dân đã tham gia tích cực vào việc dồn điền, đổi thửa hình thành vùng sản xuất tập trung và được chuyển giao khoa học công nghệ để ứng dụng trong sản xuất lúa, thủy sản, chăn nuôi,Trong quá trình XDNTM, số tiền đóng góp của cư dân nông thôn là 9,6 tỷ đồng hiến 385045 m2 đất cùng nhiều ngày công lao động; 100% cư dân nông thôn sử dụng nước đạt chuẩn; việc thu gom rác thải, nước thải được dân thực hiện nghiêm túc, không có hộ hoặc cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường, 73 b. Tỉnh Ninh Bình Ninh Bình là tỉnh ven biển nằm ở cực nam đồng bằng Bắc bộ; vùng đồng bằng thuận lợi với nông nghiệp; vùng núi thuận lợi với trồng rừng, cây công nghiệp, du lịch, sản xuất vật liệu; vùng biển phù hợp với khai thác, nuôi trồng thủy hải sản. Với địa hình không bằng phẳng, có nhiều núi đá vôi nên diện tích đất sản xuất nhỏ lẻ hoặc có vùng lại chiêm trũng nên ngoài cơ chế hỗ trợ xi măng phát triển hạ tầng nông thôn; Ninh Bình thực hiện cơ chế, chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp sớm hơn tỉnh Thái Bình. Các cơ chế tập trung vào quy hoạch, tăng cường quản lý giám sát, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với quy hoạch; chính sách chuyển đổi diện tích đất sản xuất chiêm trũng kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản; chính sách cho vùng lưu giữ giống, cá thương phẩm; chính sách sản xuất giống thủy sản tại địa phương, chính sách mở rộng diện tích cây ăn quả; chính sách phát triển kinh tế trang trại; chính sách liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ và chế biến nông sản; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao và phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất giống, tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu và quản lý chất lượng sản phẩm nâng cao giá trị gia tăng, Việc đa dạng hóa kinh tế nông thôn giúp Ninh Bình sớm đạt hiệu quả cao trong quá trình XDNTM (Đề án số 06/ĐA-UBND ngày 4/4/2012 của UBND tỉnh về việc xây dựng nông thôn mới tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020; Quyết định số 1111/QĐ-UBND của Ủy ban nhân tỉnh Ninh Bình ngày 26 tháng 12 năm 2014 phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2015-2020); tiếp theo, Ninh Bình có cơ chế khuyến khích xây dựng, phát triển vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_su_tham_gia_cua_cu_dan_nong_thon_trong_xa.pdf
Tài liệu liên quan